Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 9 thách thức bạn phải chấp nhận nếu làm việc trong ngành IT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.85 KB, 4 trang )

9 thách thức bạn phải chấp nhận nếu làm việc trong
ngành IT

1. Ngành IT rất “hiếm” nữ
- Điều này thì ai đã và đang học CNTT thì đều biết cả rồi. Không riêng gì
trong ngành CNTT mà trong những ngành kĩ thuật thì số lượng nữ giới
cũng rất thấp. Tuy nhiên, so với các ngành như Cơ Khí, Điện tử thì tỉ lệ nữ
giới học CNTT cũng còn khá hơn một chút. Nhưng khi học xong và đi làm
thì tỉ lệ nữ giới làm lập trình lại càng giảm, đa số các bạn ấy làm Tester –
chuyên viên kiểm định phần mềm, cơ sử dữ liệu, …

2. Sức khỏe của bạn sẽ nhanh “xuống cấp”
Làm IT sẽ ít vận động mà phải ngồi nhiều, gây ra không ít bệnh tật như
thoái hóa cột sống, mỏi lưng, bụng phệ, trĩ…. Bạn phải suốt ngày dán mắt
vào màn hình máy tính nên đôi mắt của bạn sẽ càng ngày càng kém tinh
nhanh. Đa số người làm IT đều phải đeo hai cái “đít chai” đến 5, 6, 7 đi
ốp trước mắt vì bị cận thị. Gõ máy tính thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến
tim vì ở đầu ngón tay có các dây thần kinh nối liền đến tim; rê chuột
thường xuyên sẽ nhức mỏi và rồi thoái hóa cổ tay. Ngoài ra, những người
làm IT thường có thói quen làm việc, sinh hoạt ban đêm, điều này rất có
hại cho sức khỏe mà tiêu biểu là suy giảm trí nhớ, thần kinh không minh
mẫn, hay stress… Vì sức ép công việc nên việc ăn uống của họ cũng
không được điều độ, không đúng giờ giấc nên sẽ rất dễ mắc bệnh bao
tử….
3. Thỉnh thoảng bạn sẽ bị làm phiền bởi người quen
Ngày nay, máy tính xuất hiện ở khắp mọi nơi và số người “mù tin học”
cũng có không ít. Và đương nhiên trong số đó có cả những người thân
quen của bạn. Những người bạn bè, bà con, cô dì chú bác, bạn của cha
mẹ sẽ gọi điện nhờ bạn giúp khi họ không xem được cái đĩa mới mua,
máy tính khởi động chậm, không thấy webcam, không chat voice được,
không gõ được tiếng Việt, không biết đưa hình lên blog Kiểu hỗ trợ kĩ


thuật miễn phí này bạn nên cẩn thận vì nó sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại
và “lạm phát” vào quỹ thời gian của bạn không hề nhỏ đấy. Một số trường
hợp bạn sẽ được trả công nhưng bạn sẽ chẳng cần số tiền đó vì khi nhận
bạn cũng sẽ thấy ngại ngùng hoặc có nhận đi chăng nữa thì số tiền đó
cũng bù lại được số thời gian bạn phải chạy đi chạy lại. Vì vậy, bạn hãy
tập nói “không” một cách khéo léo ngay bây giờ đi nhé.
4. Bạn sẽ phải thường xuyên về trễ mà không được trả tiền
Đặc thù của ngành IT là công việc thường không thể tính chính xác bằng
giờ. Có nghĩa là không phải cứ 1 lượng thời gian nào đó thì sẽ làm xong
một công việc. Thường thì chúng ta sẽ phải ở lại thêm 1h, 2h để làm nốt
công việc của mình nếu bạn là người có trách nhiệm. Nhưng dù có trách
nhiệm hay không thì khi công việc chưa xong mà đã gần đến hạn chót thì
bạn vẫn phải ở lại để hoàn thành những gì còn dở dang, và tất nhiên
không có xu nào cho những giờ tăng ca triền miên đó cả. (Nhưng dù sao
thì bạn cũng có một mức lương khá hậu hĩnh rồi đó chứ).
5. Bạn sẽ thường xuyên bị stress
Khi làm việc trong một dự án lớn nhiều người, công việc sẽ theo trật tự rõ
ràng: bạn làm, tester kiểm tra, Project Manager (Quản lý dự án) “dí”, và khi
đến những ngày cuối cùng là lúc bạn làm việc nhiều nhất. Phải suy nghĩ
nhiều, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ cộng với căng thẳng khi làm việc sẽ khiến
nhiều người bị stress. Theo một số điều tra thì thủ phạm gây stress nhiều
nhất là email. Khi phải đọc khoảng 100 email một ngày thì người hiền lành
cũng trở nên gắt gỏng. Bởi vậy những người làm IT thường hay cáu gắt,
giận cá chém thớt đột xuất là vậy.
6. Lương bạn sẽ tăng rất chậm
Làm IT lương khởi điểm sẽ khá cao so với một số ngành nhưng tốc độ
tăng sẽ chậm và ít đột biến. Thường thì những người làm IT sẽ giải quyết
nhu cầu tăng lương bằng cách nhảy sang công ty khác. Cho nên những
bạn sinh viên mới ra trường nên tìm một công ty có lương khởi điểm khá
tốt vì thông thường chu kì tăng lương sẽ là từng năm và khi lạm phát 2

chữ số mà tăng lương dưới 15% cộng với trả lương bằng tiền Việt thì bạn
sẽ gặp khó khăn về tài chính rồi đấy. Tốt nhất nên tìm hiểu những anh chị
đi trước hoặc xác định mục tiêu của mình để tìm hướng đi khác vì làm lập
trình không thôi khó làm giàu lắm.
7. Thỉnh thoảng bạn sẽ phải làm những công việc không ưa thích
Bạn từng nghĩ mình sẽ áp dụng những kĩ thuật tiên tiến nhất của các ngôn
ngữ lập trình hiện đại, sẽ học hỏi những công nghệ mới nhất và làm việc
với những chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT nhưng
thường thì không phải như vậy. Ở những công ty càng lớn thì sẽ càng có
những dự án kì lạ kiểu như chuyển nguyên một chương trình từ Visual
Basic 6 sang C#, hoặc từ một ngôn ngữ rất cổ xưa sang C#. Tuy đòi hỏi
kiến thức lập trình trên 2 ngôn ngữ, khả năng đọc hiểu code (mã) nhưng
nói chung, công việc như vậy khá nhàm chán và có lẽ chẳng ai muốn theo
đuổi lâu dài. Đối vơí những dự án lớn thì chi phí cho công nghệ mới là một
trong những vấn đề quan tâm của khác hàng. Bạn muốn sử dụng SQL
2005 (chương trình quản lý dữ liệu) nhưng khách hàng sẽ nói “Không” vì
họ có bản quyền cho SQL 2000 rồi và không muốn bỏ tiền mua thứ mới.
Bạn muốn sử dụng ASP.NET để làm website cho khách hàng nhưng họ
cho rằng PHP sẽ rẻ hơn, tiến bộ hơn Nói chung khách hàng là thượng
đế và chúng ta phải nghe theo.
8. Khi nhảy việc cũng không đơn giản, có khi phải bắt đầu lại từ đầu
Lương bạn hiện không cao trong khi lương của bạn bè đã gấp 2 mình. Đề
nghị xếp tăng lương thì sao, liệu ông ta có chịu tăng cho mình gấp rưỡi
không chứ đừng nói gấp 2? Tại sao không nhảy việc khi vừa có thể có
lương cao hơn lại có thể học hỏi nhiều cái mới và làm quen với nhiều con
người mới nhỉ? Nhưng khi nhảy việc là lúc bạn phải chấp nhận làm lại từ
đầu. Có thể bạn có nhiều kinh nghiệm từ công ty cũ nhưng sang môi
trường mới, bạn sẽ không có đất để dụng võ. Và khi chưa biết gì hết thì
bạn sẽ là một “ma mới” và chấp nhận làm lại từ con số 0. Vì vậy, nếu tìm
được một công việc mới lương gấp rưỡi trở lên thì hãy nhảy, còn không

thì ở lại cho yên ổn và chờ thời cơ.
9. Rất khó để tự kinh doanh riêng về IT
Tỉ lệ thất bại cao của các công ty IT mới thành lập đã nói lên điều này. Nếu
bạn làm IT khi muốn mở một công ty làm phần mềm thì rất khó. Một trong
những khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh. Bạn sẽ khó mà kiếm được một
dự án từ những khách hàng lớn khi công ty của bạn chưa hề có tên tuổi
hoặc không có công ty mẹ đỡ đầu. Nếu chấp nhận làm dự án nhỏ thì có
vô khối công ty đã làm như vậy. Những công ty may mắn sống sót nhờ
vào dạng những dự án nhỏ này họ có thể thực hiện website trong vòng
một tuần nhờ tái sử dụng những cái đã có từ dự án cũ và chúng ta sẽ khó
mà cạnh tranh nổi khi kinh nghiệm tổ chức và kinh doanh là con số 0. Giỏi
lập trình không có nghĩa là giỏi quản lý và càng không có nghĩa là giỏi kinh
doanh nên làm công ty về IT không hề đơn giản. Và khi không có một dự
án nào trong khi phải nuôi đội quân cỡ 5 người, cộng với trả tiền điện, tiền
mặt bằng trong vòng 3 tháng là bạn phải nghĩ đến chuyện giải tán.

×