Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng ngành lao động thương binh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 205 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
--------------------------Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân

TÀI LIỆU
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Hà Nội, tháng12 năm 2015


TÀI LIỆU
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1905 QĐ/LĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Chỉ đạo chung:

TS. Phạm Trường Giang

Nhóm tác giả tham gia biên soạn
TS. Nguyễn Thị Vân (chủ biên)
TS. Nguyễn Hải Hữu
TS. Nguyễn Hữu Chí
TS. Nguyễn Khắc Hùng
TS. Nguyễn Tiến Dũng
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Ths. Vũ Khắc Sơn
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật


Ths. Hán Đình Hịe
Ths. Phạm Thị Hương
Ths. Trần Thị Mai Phương
Ths. Vũ Thị Hải Hòa
CN. Đỗ Đức Hiến
CV. Đỗ Thị Kim Huế
CN. Nguyễn Hữu Nội
CN. Nguyễn Thị Cẩm Vân
CN. Nguyễn Thị Thùy Trang
CN. Phạm Thị Thu Hằng

ii


LỜI NĨI ĐẦU
Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, trong đó nêu rõ: "Đặc biệt chú trọng phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo
nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ trung ương tới cơ sở". Nghị quyết Đại
hội XI tiếp tục khẳng định: “…đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện
tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Với mỗi tổ chức, tập thể, dù lớn hay nhỏ, người lãnh đạo là người giữ linh
hồn, truyền cảm hứng và dẫn dắt tổ chức đi lên. Tổng thống thứ 34 của nước Mỹ
Dwight D.Eisenhower đã từng nói: "Lãnh đạo là nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởng
tới tính tự giác hồn tất cơng việc của những người khác nhằm đạt mục tiêu chung".
Và như với nhiều môn nghệ thuật khác, chỉ một số ít người có tố chất bẩm sinh để
làm lãnh đạo, còn phần lớn những người lãnh đạo, quản lý đều phải trải qua một quá
trình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tích lũy những kỹ năng và kiến thức
vững chắc cho vai trị lãnh đạo của mình. Với cái nhìn của khoa học quản lý hiện đại,
lãnh đạo không đơn thuần chỉ là một chức vụ mà là một môn khoa học.

Nhằm trang bị cho các cán bộ lãnh đạo cấp phòng và quy hoạch lãnh đạo cấp
phòng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các kiến thức, kỹ năng cần thiết để
thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng
chức lao động - xã hội xây dựng Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng ban hành
kèm theo quyết định số 1245/Đ-BNV ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cuốn
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội đã được xây dựng dựa trên cơ sở: i) Cập nhật các
kiến thức, kỹ năng mới nhất dành cho lãnh đạo quản lý khu vực hành chính cơng; ii)
Cập nhật các nội dung, văn bản, và tình hình thực tế của ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội; iii) Các nội dung chuyên đề kiến thức và kỹ năng được biên soạn theo
hướng thực học - thực nghiệp. Theo đó, tài liệu bước đầu sẽ cung cấp kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng
và quy hoạch cấp phòng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tài liệu được biên soạn bởi tập thể các tác giả có am hiểu sâu về ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội, có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực đào tạo theo
hướng thực học - thực nghiệp và tâm huyết với việc đào tạo một đội ngũ lãnh đạo,
quản lý cấp phòng tinh nhuệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành.
Cụ thể, tài liệu do TS. Nguyễn Thị Vân chủ biên và các tác giả chịu trách nhiệm
chính trong việc biên soạn các chuyên đề gồm:
Chuyên đề 1, 3, 4, 5 và 6 do TS. Nguyễn Khắc Hùng và Ths.Nguyễn Tiến Dũng biên soạn
Chuyên đề 2 do TS. Nguyễn Hữu Chí và TS.Bùi Xuân Phái biên soạn
Chuyên đề 7 và 10 do TS. Nguyễn Thị Vân và Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh biên soạn
Chuyên đề 8 và 9 do TS. Nguyễn Hải Hữu biên soạn.
iii


Đây là cuốn tài liệu đầu tiên về kỹ năng lãnh đạo quản lý cho cán bộ cấp
phòng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Quá trình biên soạn tài liệu, vì vậy

khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức
lao động - xã hội và tập thể ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý và q độc giả để có thể hồn
thiện hơn cuốn tài liệu này, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực lãnh đạo cấp phòng cho các đơn vị thuộc ngành Lao động - Thương binh và
Xã hội từ trung ương tới địa phương.
Mọi ý kiến góp ý xin gửi về:
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội
Địa chỉ:Tầng 17, Nhà làm việc liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, lô D25, ngõ 8b, Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng
Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại:

(+84-4) 3556 5067

Fax:

(+84-4) 3556 6683

Email:


TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

iv


MỤC LỤC
Trang

Phần I: Kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo chung của cấp phòng .............................. 1
Chuyên đề 1: Lãnh đạo cấp phòng và vận dụng kiến thức, kỹ năng của lãnh đạo cấp phòng ... 1
Chuyên đề 2: Kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác ...................................... 15
Chuyên đề 3: Kiến thức, khả năng quản lý và lãnh đạo của cấp phòng ................................... 29
Chuyên đề 4: Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch cơng tác của lãnh đạo cấp phịng .. 61
Chuyên đề 5: Kỹ năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng ...................................................... 94
Chuyên đề 6: Kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự của lãnh đạo cấp phòng ...................... 112
Chuyên đề 7: Chuyên đề báo cáo: thực tiễn tại đơn vị về quản lý, lãnh đạo của cấp phòng và
kinh nghiệm quốc tế........................................................................................ 143
Phần II: Kiến thức và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội . 145
Chuyên đề 8: Quản lý cung ứng dịch vụ công về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội ... 145
Chuyên đề 9: Phân cấp quản lý cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực LĐTBXH ................ 169
Chuyên đề 10: Chuyên đề báo cáo thực tiễn cơng tác xã hội hóa trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội những năm qua và bài học kinh nghiệm ..................... 197
Phần III : Đi thực tế, tổng hợp, ôn tập và viết đề án/thu hoạch ....................................... 198
Mục 1: Yêu cầu, hướng dẫn đi thực tế ................................................................................... 199
Mục 2: Yêu cầu, hướng dẫn viết đề án/thu hoạch cuối khóa.................................................. 200

v


Phần I
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ
VÀ LÃNH ĐẠO CHUNG CỦA CẤP PHÒNG
Chuyên đề 1
LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG VÀ VẬN DỤNG
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
I. CẤP PHÒNG TRONG HỆ THỐNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
HIỆN NAY
1. Vị trí của cấp phịng
Trong bộ máy quản lý Nhà nước, phịng là tổ chức chun mơn, kỹ thuật,

nghiệp vụ của một cơ quan, đơn vị. Chức năng chung của cấp phòng là chuyển tải và
tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực tiếp và phản ánh những yêu cầu,
nguyện vọng, đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên. Trong quan hệ với
các chủ trương chính sách của Nhà nước, phịng là một cấp có chức năng: (1) Tham
mưu, tư vấn cho lãnh đạo; và (2) Chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, chính sách,
các quyết định quản lý của cấp trên. Vì vậy, nội dung cơng việc của phịng thường
liên quan đến các lĩnh vực có tính chun mơn, kỹ thuật và nghiệp vụ.
Cấp trên trực tiếp của phòng ở Trung ương là Cục, Vụ và các đơn vị tương
đương tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là
cấp Bộ).
Cấp trên trực tiếp của phòng ở địa phương là Sở, Ban, UBND cấp huyện của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Sơ đồ 1.1: Vị trí của cấp phòng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động,
thương binh và xã hội
CỤC, VỤ thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã
hội, Tổng cục Dạy nghề

PHÒNG

SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

Và tương
đương

PHÒNG

UBND CẤP HUYỆN


PHÒNG LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI

Cấp phòng trong cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
bao gồm:

1


- Cấp phòng trong cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Cấp phòng trong cơ cấu tổ chức của các Cục, Vụ, thuộc Tổng Cục dạy nghề.
Ở địa phương, cấp phòng trong cơ cấu tổ chức Ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội gồm: Các Phòng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện.
Sơ đồ 1.2: Cấp phòng trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH và XÃ HỘI

CÁC CỤC, VỤ

TỔNG CỤC DẠY
NGHỀ

CÁC CỤC, VỤ
Phòng
Phòng

Cần chú ý rằng, mặc dầu cùng là cấp phòng nhưng ở địa phương cấp phịng
trên thực tế có vị thế khác với cấp phịng thuộc bộ máy quản lý trung ương. Đó là vì

trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước nói chung, về mặt chun mơn, cấp trên trực
tiếp của cấp phịng ở địa phương có vị thế thấp hơn cấp trên trực tiếp của phòng thuộc
cơ quan trung ương.
2. Nhiệm vụ của cấp phòng trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhìn chung, cấp phịng thường có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
2.1. Dự thảo các dự án, đề án và các văn bản: Theo nhiệm vụ chun mơn của
mình và theo sự phân cơng của cấp trên trực tiếp, phịng có trách nhiệm dự thảo các
dự án, đề án, các văn bản pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý của cơ quan, đơn
vị để cấp trên xem xét, trình lên các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2


Sơ đồ 1.3: Nhiệm vụ của cấp phòng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

PHỊNG
Xây dựng và
hồn thành dự
thảo văn bản

Cục, Vụ thuộc Bộ
hay Tổng Cục
Trình

Trình lãnh đạo Bộ phê
duyệt theo thẩm
quyền hoặc tiếp tục
trình Chính phủ

Nhiệm vụ đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện chức năng tham

mưu chun mơn của cấp phịng rất rõ rệt, dù đó là ở trung ương hay ở địa phương.
2.2. Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn thực
hiện công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật.
2.3. Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan ban hành các quyết định, chỉ thị, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý của phòng.
2.4. Tổ chức thực hiện cơng tác chun mơn của phịng: Đơn đốc, hướng dẫn,
kiểm tra tình hình thực hiện lĩnh vực cơng tác do phòng quản lý. Nếu là phòng thuộc
cơ quan trung ương thì phạm vi tổ chức cơng tác chun mơn có thể diễn ra trên địa
bàn cả nước, nhiều khi mang tính liên ngành. Nhiệm vụ tác nghiệp thường gặp nhiều
ở các phịng thuộc cục, trong khi đó, các phịng thuộc vụ thì nhiệm vụ tham mưu là
chủ yếu.
2.5. Trực tiếp quản lý con người, cơ sở vật chất, tài chính được giao của phòng.
2.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo sự phân công của lãnh đạo
cơ quan, đơn vị.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
thuộc UBND cấp huyện được quy định tại Thơng tư 37/2015/TTLT-BNVBLĐTBXH, bao gồm:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc
lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã
hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ

3



sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ
giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các cơng trình ghi cơng liệt sĩ.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và
xã hội đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với các ngành, đồn thể xây dựng phong trào tồn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có cơng với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội.
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phịng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên
địa bàn.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực
hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phịng theo quy định
của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
Tóm lại, có thể nói phịng Lao động -Thương binh và Xã hộitheo hệ thống tổ
chức của cơ quan nhà nước ta hiện nay là một đơn vị chun mơn có quyền hạn xác
định và là một chủ thể biến đổi. Lãnh đạo một tổ chức có các tính chất như vậy muốn

có hiệu quả tất nhiên phải có những kỹ năng cần thiết.
II. VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG Q TRÌNH LÃNH
ĐẠO PHỊNG
1. Lãnh đạo cấp phòng với việc điều hành hoạt động của phòng
Về bản chất, lãnh đạo cấp phịng là người dẫn đầu nhóm làm việc, với tính
chất cơng việc là quản lý để thực hiện mục tiêu do cấp trên giao.
1.1. Xác định rõ mục tiêu của phịng
Việc này thường ít được quan tâm, nhưng trên thực tế lại là điều quan trọng
nhất. Có nhiều người quản lý phịng, nhất là ở các cơ quan trung ương, nhưng khơng
biết phải làm gì để định hướng cho các phịng hoạt động, thậm chí cũng khơng nắm
được hướng hoạt động chính của các phịng trong phạm vi mình quản lý là gì. Thơng
thường thì hướng đi của phịng do chính lãnh đạo cấp phịng đó vạch ra. Nhưng trong

4


trường hợp lãnh đạo cấp phịng bế tắc, gặp khó khăn trong hoạt động do nhiều lý do
chủ quan và khách quan khác nhau, thì quản lý cấp cao hơn, tức là người lãnh đạo
trực tiếp đối với phòng, như Cục trưởng, Vụ trưởng,… (ở Trung ương); Giám đốc Sở,
Ban cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện phải là người giúp các lãnh đạo cấp phòng
xác định rõ mục tiêu hoạt động. Chú ý rằng, hầu hết những trường hợp làm việc
khơng hiệu quả của các lãnh đạo cấp phịng đều có ngun nhân chính là do khơng có
hướng đi cụ thể cho phịng mình. Trong khi đó, lãnh đạo trực tiếp của họ cũng khơng
có sự giúp đỡ cần thiết nào để phịng tìm ra hướng hoạt động thiết thực.
1.2. Xác định rõ tiêu chí hoạt động của phịng
Quản lý cấp trên trực tiếp cũng cần phải định nghĩa thế nào là phịng hoạt động
"thành cơng" khi đã có mục tiêu được xác định. Tiêu chí nào có thể dựa vào đó mà
xem xét hiệu quả hoạt động của một phịng? Chẳng hạn, có thể là đạt 80% kế hoạch
hay hồn thành xuất sắc một cơng việc quan trọng nào đó trong mục tiêu chính, cịn
các mục tiêu cịn lại chỉ cần đạt kết quả như năm trước? Hay tất cả các mục tiêu đều

phải hoàn thành 100%? Tất cả phải được nêu rõ và trao đổi giữa lãnh đạo cơ quan
quản lý và lãnh đạo cấp phòng trực thuộc. Xác định rõ tiêu chí hoạt động "thành
cơng" khơng chỉ khích lệ lãnh đạo cấp phịng phấn đấu tổ chức cơng việc được giao
của phịng mà cịn là định hướng để cơng chức trong phịng phấn đấu.
1.3. Xác định rõ quan điểm đánh giá của cấp trên đối với lãnh đạo cấp phịng
Người lãnh đạo cấp trên, muốn khích lệ các lãnh đạo cấp phịng làm việc tốt
thì điều quan trọng là phải thống nhất quan điểm đánh giá của mình. Có nhiều cách
đánh giá đối với cấp dưới nói chung, đánh giá lãnh đạo cấp phịng nói riêng, nhưng
vấn đề là quan điểm đánh giá đã rõ ràng và phù hợp chưa? Đánh giá theo chức năng
tham mưu hay theo chức năng tác nghiệp? Đánh giá thông qua mục tiêu của phịng
được hồn thành đến đâu hay đánh giá dựa vào năng lực của lãnh đạo cấp phòng khi
thực hiện các mục tiêu đặc biệt, hoặc kết hợp tất cả các tiêu chí,... Tối kỵ là đánh giá
theo cảm tính, theo cảm tình cá nhân vì như thế sẽ làm thui chột động lực của lãnh
đạo cấp phòng khi điều hành công việc được giao.
1.4. Xây dựng hệ thống khuyến khích thích hợp, tạo điều kiện cho sự thăng
tiến của nhân viên trong phòng
Ở rất nhiều nước, hiện nay hình thức bổ nhiệm có thời hạn đang được áp dụng
và điều đó đã khích lệ các cơng chức cấp dưới như lãnh đạo cấp phòng phấn đấu để
khẳng định mình. Đó cũng là biện pháp mà chúng ta nên làm. Việc này có tác dụng
kích thích rất lớn và tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho công chức. Ngoài ra, hệ
thống kỷ luật cũng như đánh giá công chức phải gắn chặt chế tài với các hoạt động
khơng hiệu quả. Như thế tình trạng làm việc “vật vờ” có thể sẽ được khắc phục.
1.5. Khích lệ bằng tinh thần đối với chuyên viên của phòng
Bên cạnh khuyến khích bằng vật chất đối với các chuyên viên, việc khích lệ
bằng tinh thần là trách nhiệm quan trọng của lãnh đạo cấp phòng trong quản lý nhân
viên và hoạt động. Khích lệ thành cơng là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ
thuật làm việc với con người.
Một số hình thức khích lệ bằng tinh thần thường vận dụng ở cấp phòng bao gồm:

5



a) Biết khen ngợi và động viên kịp thời khi chun viên làm việc tích cực và
có kết quả. Trong hoạt động quản lý, lời khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ là liều thuốc
tinh thần đối với đội ngũ chuyên viên trong phịng.
b) Đánh giá khách quan, chính xác và cơng bằng về tư cách, năng lực và
thành tích cơng tác của chun viên trong phịng. Mục đích của việc đánh giá chính
xác này nhằm: (1) cho thấy những cải tiến cần có trong phân cơng, phân nhiệm hay
quy trình làm việc trong phòng; (2) chỉ ra được những yêu cầu về tiếp tục đào tạo, bồi
dưỡng năng lực làm việc của chuyên viên trong phòng.
c) Quan tâm tới đời sống và gia đình của các thành viên trong phịng, bao gồm
thăm hỏi, động viên nhau khi gia đình có việc vui, buồn, chia sẻ tình cảm chân thành
với nhau.
Làm tốt các hình thức khích lệ tinh thần nêu trên sẽ tạo được mơi trường làm
việc đồn kết, tin cậy và bầu khơng khí lành mạnh trong phịng. Mơi trường làm việc
tốt chính là cơ sở để các chuyên viên làm việc tích cực hơn, và gắn trách nhiệm cá
nhân với tập thể.
2. Kiến thức chuyên môn và các kiến thức cơ bản cần có của lãnh đạo cấp phịng
2.1. Kiến thức chun mơn - kỹ thuật
Như đã trình bày ở trên, phịng là một đơn vị chun mơn. Chính vì vậy, để
lãnh đạo phịng tốt khơng thể khơng có kiến thức chuyên môn liên quan đến nhiệm vụ
quản lý hay tác nghiệp của phòng. Mặc dù vậy, mức độ hiểu biết chun mơn của
lãnh đạo cấp phịng cũng tùy thuộc vào từng loại phịng. Ví dụ lãnh đạo phịng Tổ
chức nhân sự ở các cơ quan, đơn vị cần có kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân sự
như: Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá… Lãnh đạo phịng Tài vụ cần
có sự hiểu biết về tài chính - kế tốn, lãnh đạo phịng Lao động - Thương binh và Xã
hội một huyện thì phải am hiểu về công tác quản lý ngành này, v.v.
2.2. Kiến thức về khoa học quản lý
Tuy nhiên, kiến thức của một lãnh đạo cấp phịng cần thiết phải có sẽ không
chỉ là các chuyên môn nghiệp vụ hay kỹ năng nghề nghiệp mang tính kỹ thuật như

vừa nêu trên. Bởi lẽ lãnh đạo cấp phịng cịn phải làm cơng tác quản lý nên nhóm kiến
thức thứ hai hết sức quan trọng đối với họ, đó là các hiểu biết về khoa học quản lý mà
trước hết là lý thuyết và kỹ năng quản lý. Ví dụ, họ phải có kiến thức về xây dựng kế
hoạch chuyên môn và các loại kế hoạch liên quan đến phát triển tổ chức; kiến thức về
phương pháp thiết kế và phân công công việc; hiểu biết về lý thuyết và kỹ thuật triển
khai các công việc trong thực tế; về công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động
quản lý; đặc biệt là các phương pháp lãnh đạo thông thường trong quản lý như:
Phương pháp tình huống, phương pháp chức năng, phương pháp tiếp cận hệ thống…
sẽ rất cần thiết cho các lãnh đạo cấp phòng khi xem xét các vấn đề mà phòng phải
giải quyết theo các yêu cầu khác nhau. Ngoài ra, các phương pháp quản lý khác như
phương pháp tổ chức, phương pháp vận động thuyết phục, phương pháp hành
chính… cũng rất cần thiết cho hoạt động quản lý phòng. Chúng ta có thể xem trên
đây là hai nhóm kiến thức cần thiết cho một lãnh đạo cấp phòng và chúng ln ln
có tác động qua lại với nhau.
Có thể mơ tả mối quan hệ nêu trên qua sơ đồ sau đây:

6


Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa kiến thức chuyên mơn nghiệp vụ
và khoa học quản lý

LÃNH ĐẠO CẤP PHỊNG

Kiến thức
chuyên môn
nghiệp vụ

Kiến thức
về khoa học

quản lý

2.3. Các kiến thức cơ bản khác
- Loại kiến thức cơ bản trước hết mà lãnh đạo cấp phịng phải có đó là kiến
thức về chính trị, pháp luật, tâm lý, xã hội, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ,
bộ máy nhà nước và các thể chế trong hoạt động của nó.
- Tiếp theo là các kiến thức về môi trường hoạt động, về hội nhập, về sự phát
triển của khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của phịng.
Sẽ là một hạn chế rất khó có thể chấp nhận, nếu một lãnh đạo cấp phòng trong
thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay mà khơng có hiểu biết về khoa
học thơng tin và khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trong thực tế, dù chí ít
cũng là để đề xuất các dự án ứng dụng cho ngành mình quản lý.
2.4 Những kỹ năng cơ bản của lãnh đạo cấp phòng
- Các kỹ năng tư duy, nhận thức và phân tích bối cảnh;
- Các kỹ năng quan hệ, làm việc nhóm và phối hợp công tác;
- Các kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Các kỹ năng gây ảnh hưởng.
3.Phát triển năng lực tư duy và quan hệ con người
Vì là người đứng đầu một nhóm người làm việc trong một tổ chức, lãnh đạo
cấp phịng phải có kỹ năng làm việc với con người. Lãnh đạo cấp phịng phải là người
có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người khác trong tổ
chức của mình. Trong quá trình điều hành cơng việc, lãnh đạo cấp phịng phải ln
tính đến nhận thức và thái độ của những công chức thuộc phịng mình để dễ dàng
đồng cảm với họ và tập hợp họ.
3.1. Kỹ năng tư duy, nhận thức
Kỹ năng này thể hiện ở khả năng thấy được bức tranh khái quát, nhận ra được
những nhân tố chính trong mỗi hồn cảnh, bao gồm khả năng bao qt phịng mình
như một tổng thể và thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức mình ln phụ

7



thuộc lẫn nhau. Những thay đổi trong một nhóm bất kỳ nào của phòng đều ảnh hưởng
đến tất cả các nhóm khác.
Kỹ năng tư duy, nhận thức được tạo bởi những yếu tố cơ bản sau:
- Quan sát: Nhận biết một cách khách quan những điều đang diễn ra, hoặc
những sự việc diễn ra giữa các tình huống.
- Trí tuệ, tư duy: Nhận dạng, khai thác và sử dụng nhiều ý tưởng, tập quán
khác nhau, tư duy logic và sáng tạo mà không chịu ảnh hưởng thái quá của những
thiên vị và định kiến cá nhân; Có khả năng tư duy độc lập trong thực thi nhiệm vụ
một cách hiệu quả, đúng theo quy định và sáng tạo để phù hợp với thực tiễn.
- Tầm nhìn: Dự đốn những xu thế và hình dung những tương lai có thể xảy ra
và những ý nghĩa của chúng.
- Xây dựng mơ hình: Khái qt hóa và xây dựng các mơ hình lý thuyết và thực
tiễn nhằm mô tả những ý tưởng phức tạp theo những cách thức dễ hiểu và dễ sử dụng.
- Đơn giản hóa dữ liệu: Xem xét, phân tích, tổng hợp và rút ra những kết luận
từ các dữ liệu.
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng con người và kỹ năng tư duy, nhận thức đều
quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng cũng thay đổi tùy theo những
cấp trách nhiệm khác nhau. Khi nhà quản lý phát triển ngày càng cao hơn thì kiến
thức chun mơn có thể gần như khơng cịn quan trọng vì việc chun mơn đã có các
chun gia đề xuất phương án giải quyết và nhà quản lý có thể vẫn có khả năng làm
việc với hiệu xuất cao nếu như các kỹ năng con người và kỹ năng tư duy, nhận thức
phát triển cao.
3.2. Kỹ năng quan hệ con người
Kỹ năng quan hệ với những người khác hay kỹ năng con người thể hiện ở khả
năng làm việc với con người, khả năng hợp tác, động viên, tạo môi trường làm việc
cho tập thể và là một thành viên tích cực của tập thể.
Kỹ năng con người là khả năng của lãnh đạo phịng trong việc quản lý một
cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của phòng. Trong khi kỹ năng chuyên

môn đề cập đến khả năng làm việc với "các đồ vật" (các chu trình hay các đối tượng
vật chất) thì kỹ năng con người đề cập đến khả năng làm việc với mọi người. Kỹ
năng con người phát triển cao là khi lãnh đạo cấp phòng nhận thức được những thái
độ và niềm tin của chính mình đối với các cá nhân khác hay đối với các nhóm; anh ta
có khả năng thấy được tính hữu ích và những hạn chế của các cảm giác này.
Bằng cách chấp nhận sự tồn tại của những quan điểm, những nhận thức và
những niềm tin khác với những quan điểm, nhận thức và niềm tin của mình, kỹ năng
con người cho phép lãnh đạo cấp phịng có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và
động cơ của những người khác trong tổ chức, hiểu được những cái mà cấp dưới mong
muốn và những việc cấp dưới không muốn làm; tạo cho người dưới quyền cảm thấy
tự do trong việc biểu lộ bản thân mà không sợ bị khiển trách hoặc chế nhạo, khuyến
khích họ tham gia vào việc lập kế hoạch và tiến hành những công việc có ảnh hưởng
trực tiếp đến họ.

8


Khả năng làm việc với những người khác phải trở thành một hoạt động tự
nhiên, liên tục, vì rằng nó địi hỏi tính nhạy cảm khơng chỉ ở thời điểm ra quyết định
mà còn cả trong hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân. Kỹ năng con người không
thể là "một thứ đơi khi thỉnh thoảng" mà nó phải được phát triển một cách tự nhiên và
vô thức, cũng như phải phù hợp, phô diễn trong những hành vi cá nhân. Nó phải trở
thành một bộ phận cấu thành của toàn bộ bản chất (nhân cách) của lãnh đạo cấp phịng.
Làm gì để phát triển kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng quản lý? Đó
chính là phát triển các yếu tố xúc cảm (EQ) trong mỗi lãnh đạo phòng.
Các cấp chịu trách nhiệm điều hành thấp hơn, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng con
người là yêu cầu có tính ngun tắc. Lên những cấp cao hơn, kỹ năng kỹ thuật trở nên
tương đối ít quan trọng hơn, trong khi cần thiết phải có kỹ năng nhận thức tăng lên
nhanh chóng. Chính vì vậy, lãnh đạo cấp thấp (cấp phịng) phải rèn chun mơn thật
vững và người có thẩm quyền khơng nên ln chuyển (nếu cần phải chuyển) họ tới

những vị trí mà cơng việc khơng phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo.
4. Kỹ năng triển khai các hoạt động của lãnh đạo cấp phịng
4.1. Lập chương trình kế hoạch cho cơng việc
Để triển khai cơng việc của phịng, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của lãnh đạo
cấp phòng là phải thiết lập các chương trình kế hoạch cơng tác cho phịng. Kế hoạch
là công cụ quan trọng hướng dẫn người quản lý sử dụng đúng đắn các nguồn lực của
phịng nhằm hồn thành các mục tiêu đề ra. Nó liên quan đến việc thiết lập các mục
tiêu phấn đấu chung của công chức, nhân viên trong phòng. Kế hoạch cũng là cơ sở
để phòng thiết lập các mối quan hệ cần thiết khi triển khai công việc, làm cơ sở cho
công tác kiểm tra về sau. Lập kế hoạch là hướng tới tương lai và hạn chế sự bất định
trong hoạt động của phịng. Có nhiều loại kế hoạch mà phịng cần thiết lập và mỗi
loại đều có những chức năng cụ thể như kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn, kế
hoạch của lãnh đạo, của nhân viên, kế hoạch các hoạt động chuyên đề, kế hoạch về
một công việc cụ thể. Điều cần quan tâm khi thiết lập chương trình, kế hoạch, không
phân biệt loại nào, là phải xác định trọng tâm rõ ràng cho mỗi chương trình, kế hoạch
và phải giải thích được sự lựa chọn đó một cách có căn cứ. Kế hoạch cần xây dựng
theo định hướng kết quả. Trong mỗi bản kế hoạch các mục tiêu đề ra đều phải được
giải trình cụ thể; Đồng thời phải thiết lập được sự cân bằng trong quá trình thực hiện
chương trình, kế hoạch cơng việc đã đề ra. Xây dựng kế hoạch tốt thì hoạt động của
lãnh đạo cấp phịng sẽ có nhiều thuận lợi trong các nhiệm vụ tiếp theo.
4.2. Thiết kế và phân công công việc
Phải gắn với yêu cầu về vị trí việc làm theo tinh thần Nghị định 36/2013/NĐCP của Chính phủ. Đây là quá trình dựa vào mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch mà xây
dựng các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Yêu cầu đặt ra cho nhiệm vụ thiết kế công việc:
- Công việc được thiết kế phù hợp với mục tiêu hoạt động của phòng và của cơ
quan mà phịng trực thuộc;
- Nội dung cơng việc phải rõ ràng, cụ thể để xác định trách nhiệm và thuận lợi
khi triển khai;

9



- Dự báo được khả năng tác động của công việc đối với sự phát triển chung
của tổ chức, và rộng lớn hơn, đối với đời sống xã hội;
- Tạo ra khả năng sáng tạo cho công chức khi giải quyết công việc;
- Tạo được khả năng hợp tác giữa các thành viên và với các đơn vị liên quan;
- Có khả năng kiểm tra việc thi hành cơng việc một cách thuận lợi.
Như vậy, thiết kế công việc là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với bất cứ nhà
quản lý nào, trong đó có các lãnh đạo cấp phịng đang được nói đến ở đây. Nhiệm vụ
này nếu khơng làm tốt thì hiệu quả điều hành hoạt động của phịng chắc chắn sẽ bị
ảnh hưởng.
Sau khi cơng việc được thiết kế một cách phù hợp, lãnh đạo phòng sẽ thực
hiện việc phân công cho các công chức đảm nhiệm triển khai cụ thể. Việc phân cơng
có thể căn cứ vào chun mơn, vào vị trí pháp lý, vào u cầu thời gian hồn thành
nhiệm vụ để bố trí nguồn lực cho hợp lý.
4.3. Triển khai công việc: Quá trình này thường bao gồm các bước sau:
a) Bước 1: Thực hiện việc phân tích cơng việc dự định triển khai.
Mục tiêu hướng tới của bước này là:
- Xác định thuận lợi và khó khăn đối với q trình hồn thành công việc;
- Xác định cách đánh giá kết quả công việc hợp lý (sẽ đánh giá như thế nào?
Tiêu chuẩn nào?);
- Lựa chọn công chức hợp lý và sắp xếp họ vào những vị trí cần thiết khi triển
khai cơng việc;
- Xác định nguồn lực tài chính và các nguồn lực cần thiết khác.
- Dự báo trước kết quả công việc để xác định yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng công
chức theo yêu cầu công việc.
b) Bước 2: Chọn và xây dựng quy trình, thủ tục triển khai.
Các nội dung cụ thể ở đây là:
- Về chọn và xây dựng quy trình triển khai cơng việc:
+ u cầu: Khoa học, hệ thống, có tính thực tế;

+ Nội dung:
* Mơ tả các bước giải quyết công việc;
* Xác định phương án giải quyết;
* Xác định các bước thực hiện cụ thể;
* Đề xuất cách kiểm tra cho mỗi bước và cho tồn bộ cơng việc.
- Về thủ tục:
+ u cầu: Đơn giản, rõ ràng, khoa học, phù hợp với công việc;
+ Chỉ rõ các loại thủ tục phải thực hiện (quan hệ, giấy tờ, chuyên môn...).

10


Sơ đồ 1.5: Thiết kế và triển khai một công việc của lãnh đạo cấp phịng
Thuận lợi,
khó khăn

Kế hoạch
Thiết kế công việc

Cách thức
đánh giá

Phân công thực hiện

Yêu cầu
thực hiện

Lựa chọn quy trình, thủ tục

Các nguồn

lực

Triển khai cụ thể
Điều chỉnh

Dự báo kết
quả

Nguồn: Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính, 2013.
c) Bước 3: Triển khai giải quyết cơng việc.
Trong q trình triển khai công việc, sự linh hoạt của lãnh đạo cấp phịng là rất
quan trọng. Tính cứng nhắc rất có thể làm hỏng công việc. Tuy nhiên, việc triển khai
công việc vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là:
- Mệnh lệnh triển khai phải thống nhất, thực tế, được truyền đạt kịp thời và
chính xác cho những người thực hiện. Nếu mệnh lệnh điều hành của lãnh đạo cấp
phòng được cấp dưới hiểu một cách đầy đủ, chính xác thì chắc chắn chúng sẽ mất ít
thời gian để hồn thành hơn so với các mệnh lệnh chỉ được truyền đạt qua loa, sơ sài;
- Thực hiện sự phối hợp để huy động tiềm lực chung của đơn vị;
- Phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích trong khn khổ mục tiêu chung;
- Thực hiện chế độ uỷ quyền hợp lý;
- Tránh vi phạm thẩm quyền do luật định.
Để triển khai hiệu quả công việc cần chú ý bảo đảm các điều kiện dưới đây:
- Mục tiêu công việc được nhận thức rõ ràng;
- Mọi người nhất trí với mục tiêu đề ra;
- Mỗi cá nhân tham gia cơng việc đều có sự nỗ lực cần thiết;
- Lãnh đạo cấp phòng chỉ ra được “đường đi nước bước” rõ ràng;
- Kiểm sốt lộ trình chặt chẽ;
- Có sự phối hợp đồng bộ.

11



d) Bước 4: Điều chỉnh mục tiêu công việc.
Bước này chỉ diễn ra khi cơng việc triển khai gặp khó khăn và mục tiêu đặt ra
khơng có khả năng thực tế để hồn thành. Sau khi mục tiêu cơng việc bắt buộc phải
điều chỉnh, người lãnh đạo cấp phòng sẽ phải quay lại với nhiệm vụ phân tích cơng
việc và chọn lại quy trình, phân cơng lại cơng chức khi cần thiết.
4.4. Kiểm tra hoạt động của phòng
Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của phịng để bảo
đảm rằng những hoạt động đó là phù hợp với chương trình kế hoạch đã đề ra. Khi so
sánh việc thực hiện các nhiệm vụ với các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của
phịng, việc kiểm tra sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, những sai lệch cần chấn chỉnh
để thực hiệm mục tiêu chung của phịng. V. I. Lê Nin từng nói rằng, khơng kiểm tra
coi như khơng quản lý. Đây là q trình theo dõi việc triển khai công việc trong thực
tế được thực hiện song song với q trình triển khai cơng việc. Mục tiêu chính là làm
cho q trình tổ chức cơng việc được vận hành đúng hướng.
a) Nguyên tắc của việc kiểm tra
- Khách quan;
- Kịp thời;
- Hướng về việc để kiểm tra;
- Hướng tới tương lai;
- Trách nhiệm cụ thể.
b) Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc sử dụng ngân sách được giao cho công việc;
- Kiểm tra việc sử dụng và bố trí nhân lực cho cơng việc;
- Kiểm tra các thiết bị và phương tiện phục vụ cho triển khai cơng việc;
- Kiểm tra q trình giải quyết công việc theo kế hoạch đã thông qua.
Dĩ nhiên là muốn làm tốt nhiệm vụ này lãnh đạo cấp phòng cần có người (bộ
phận) giúp việc, thậm chí có thể thiết lập bộ máy khi cần thiết theo một cơ chế cho
phép.

Làm tốt nhiệm vụ kiểm tra là lãnh đạo cấp phòng đã thực hiện tốt một trong
những chức năng quan trọng của người điều hành. Đây cũng là thước đo kiểm chứng
khả năng điều hành tốt hay không của người lãnh đạo trong thực tế.
III. LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HĨA
CƠNG SỞ
1. Khái niệm văn hóa cơng sở
Điều hành tốt sẽ từng bước tạo được văn hóa tốt cho đơn vị mình. Trong hoạt
động của các công sở, các cơ quan và tổ chức nhà nước người ta gọi đây là văn hóa
cơng sở. Có nhiều ý kiến về định nghĩa văn hóa cơng sở nhưng trong tài liệu này, văn
hóa cơng sở được định nghĩa là: “Văn hố cơng sở là một hệ thống giá trị phản ảnh

12


sự đúng đắn, tính nhân bản, nét đẹp được hình thành trong q trình hoạt động của
cơng sở”.
2. Tầm quan trọng của văn hóa cơng sở
Văn hố cơng sở tạo nên niềm tin, thái độ của công chức, công chức làm việc
trong cơng sở. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều hành công sở và sự phát
triển bền vững của cơng sở. Xây dựng văn hóa phịng tức là xây dựng văn hóa cơng
sở của đơn vị cơ quan nói chung và ở đây vai trị của người lãnh đạo cấp phòng là rất
quan trọng.
3. Vai trò của lãnh đạo phòng trong xây dựng và thực hiện văn hóa cơng sở
Muốn xây dựng được một đơn vị có văn hóa riêng của mình người điều hành
phải thấu hiểu các biểu hiện của văn hóa trong đơn vị mình và rộng hơn là trong cơng
sở mà đơn vị mình là một thành viên. Những biểu hiện rất đa dạng và nhiều khi rất cụ
thể, gắn liền với các hành vi của từng thành viên trong cơng sở. Có thể liệt kê một số
biểu hiện cụ thể như sau:
- Mức độ tự giác và sự đồn kết trong cơng việc;
- Năng lực hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và của cả đơn vị;

- Cách thức chỉ huy của lãnh đạo cấp phòng;
- Phương tiện làm việc;
- Hiệu quả công việc đạt được trong thực tế khi thực hiện các mục tiêu chung;
- Quy chế làm việc và mức độ tuân thủ quy chế của công chức, nhân viên;
- Lề lối làm việc;
- Truyền thống của đơn vị;
- Thái độ trách nhiệm trước công việc chung;
- Mức độ của bầu khơng khí trong đơn vị;
- Các chuẩn mực để đánh giá công việc;
- Cách sử dụng tiềm lực của cơ quan, đơn vị;
- Cách giải quyết các xung đột nội bộ;
- Thái độ, cách ứng xử trong quan hệ với cơng dân v.v..
Như thế, có thể thấy rằng để xây dựng văn hóa cho đơn vị mình người quản lý
như lãnh đạo cấp phòng cần xử lý nhiều yếu tố khác nhau. Đó là một q trình địi
hỏi phải kiên trì, có thời gian tương xứng và sự nỗ lực chung của toàn đơn vị. Và tất
nhiên, trong q trình đó người lãnh đạo cấp phịng, hơn ai hết phải say mê với công
việc chung và phải rất sáng tạo, gắn bó với tổ chức của mình. Nhà văn Nguyễn
Quang Lập đã nói: “Nghề gì cũng vậy, nếu mình khơng ham thích thì đừng có gắng
rán sành ra mỡ”. Quản lý là một nghề, lại càng phải hiểu triết lý đó. Nếu làm được,
tức là xây dựng thành cơng văn hóa của đơn vị thì lợi ích của nó mang lại sẽ rất lớn
với một tác dụng lâu bền.

13


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày vị trí và vai trị của lãnh đạo cấp phịng nói chung và tại cơ
quan/đơn vị nói riêng trong Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội?
2.Phân tích chức năng, nhiệm vụ của bản thân với tư cách là lãnh đạo cấp
phòng thuộc Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội?

3.Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về vận dụng kiến thức và kỹ năng quản lý và
lãnh đạo tại cấp phòng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Business Egde (2007). Thiết lập và sử dụng quyền lực để quản lý hiệu quả
hơn. Nhà xuất bản Trẻ (sách dịch).
2. Harold Koontz, Cyril O”Donnell, Heinz Weihrich (1993). Những vấn đề
cốt yếu của quản lý. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Hội đồng Anh (1998). Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.
4. Luật Cơng chức, cơng chức năm 2008.
5. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
6. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003.
7. Luật Viên chức năm 2010.
8. Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên
chế cơng chức.
9. Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị
trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
10.Nguyễn Văn Thâm (2003). Tổ chức điều hành hoạt động của các cơng sở.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
11.Noriyuki Sasaki (2012). Nhà quản lý tài năng. Nhà xuất bản Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh.
12.Peter F. Drucker và Jim Collins (2010). Năm câu hỏi quan trọng nhất đối
với mọi tổ chức. Nhà xuất bản Trẻ.
13.Tracy B. (2006). Để hiệu quả trong công việc. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Trẻ.
14.Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính (2013). Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh
đạo cấp phòng. Hà Nội.

14



Chuyên đề 2
KỸ NĂNG CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG CÔNG TÁC
I. CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CƠNG TÁC CỦA
LÃNH ĐẠO CẤP PHỊNG
1. Mục đích cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác
Đời sống xã hội ln có sự biến động, đặc biệt trong xã hội hiện đại. Pháp luật
ra đời đề điều chỉnh các quan hệ xã hội nên nó cũng ln phải có sự thích ứng cần
thiết để đáp ứng u cầu của sự thay đổi đó. Việc cập nhật pháp luật vì vậy cũng phải
được tiến hành thường xuyên với các mục đích:
- Thứ nhất, mục đích chung là để các chủ thể cũng như đối tượng điều chỉnh
của pháp luật kịp thời nắm bắt các chính sách pháp luật để có sự thích ứng cần thiết,
qua đó nhận thức các đồi hỏi của nhà nước, của đời sống xã hội nói chung, đồng thời
nâng cao nhận thức về yêu cầu của công tác, làm chuyển biến nhận thức cũng như
thái độ đối với việc thực hiện pháp luật;
- Thứ hai, mục đích cụ thể và trực tiếp là để các cán bộ, cơng chức của ngành
có thể áp dụng các quy định mới của pháp luật, đặc biệt những quy định của pháp luật
trong lĩnh vực chuyên môn của ngành vào cơng việc chun mơn trực tiếp, vừa để ra
sốt lại các quy định trước để có sự điều chỉnh kịp thời trong lĩnh vực mình. Tùy theo
từng chủ thể và đối tượng cần điều chỉnh cụ thể mà việc cập nhật các quy định mới
của pháp luật sẽ có những mục tiêu riêng.
2. Xác định một số luật và văn bản pháp luật mới liên quan tới công tác
của lãnh đạo cấp phòng
Trong thời gian gần đây, hoạt động xây dựng và ban hành mới các văn bản
quy phạm pháp luật diễn ra rất tích cực, trên rất nhiều phương diện, đặc biệt trong đó
có thể kể đến sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 với rất nhiều thay đổi về tư duy pháp
lý, về vai trò của pháp luật, về đòi hỏi việc thực hiện pháp luật trên thực tế gắn với
việc đề cao quyền con người và bảo đảm quyền con người. Trong lĩnh vực lao động,

chính sách với người có cơng với cách mạng và xã hội hiện nay, các văn bản pháp
luật được ban hành rất phong phú, vừa để sửa đổi, vừa để bỏ sung vừa để hướng dẫn
chi tiết các văn bản pháp luật quan trọng mà Quốc hội ban hành. Ví dụ: Bộ luật Lao
động (sửa đổi) đã được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có
hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tặng 19
điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa
ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn. Ngồi
ra cịn có các văn bản quan trọng cần được cập nhật để áp dụng chủ yếu (Xem phụ
lục 2.1).
Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được cập nhật bao gồm các loại văn
bản: Luật (hoặc nghị quyết) do Quốc hội ban hành, các nghị định do Chính phủ ban
hành. Các thông tư của Bộ Lao động, thương binh và xã hội và các Thông tư liên tịch
đi kèm với các văn bản trên để hướng dẫn hoặc quy định chi tiết được xác định theo
các văn bản nói trên. Hiện nay ở Việt Nam, trong các Luật hoặc Nghị định thường có

15


các quy định chung chưa quy định chi tiết hoặc cách áp dung trưc tiếp, do vậy trong
các điều khoản chung đó thường trao cho các chủ thể có thẩm quyền (như Chính phủ,
Tịa án nhân dân tối cao… trong phạm vị thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn hoặc
quy định chi tiết…) để tổ chức thực hiện luật hoặc nghị định… Đây chính là gợi ý
định hướng để cập nhật các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do vậy, trong chuyên đề
này chủ yếu định hướng cập nhật văn bản do Quốc hội và Chính phủ ban hành.
Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, các văn bản này tập trung ở 3
lĩnh vực là: Công ăn việc làm, chính sách đối với người có cơng và các vấn đề về an
sinh xã hội. Thông thường, các cơ quan quản lý thường tập hợp hóa văn bản theo
từng nhóm nội dung này cho thuận lợi trong việc tra cứu hay viện dẫn khi áp dụng
trong thực tế.
II. NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU KHI CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Nguyên tắc là những tư tưởng hay quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong tổ
chức, hoạt động của quá trình nào đó nhằm đảm bảo cho q trình đó diễn ra một
cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả để thỏa mãn những yêu cầu nhất định. Nguyên tắc
cập nhật và áp dụng pháp luật là các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với quá trình
các chủ thể pháp luật tiếp cận, tìm hiểu và áp dụng pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo
cho việc nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật đúng đắn, thống nhất và có hiệu
quả, đáp ứng được yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Giống như các
hoạt động quản lý nhà nước nói chung ở các bộ hay ngành khác, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng phải sử dụng pháp luật để điều hành và quản lý các đối
tượng của mình nhưng chỉ trong phạm vi ba lĩnh vực nêu trên. Tùy theo yêu cầu cơng
việc mà các trưởng phịng cấp vụ thuộc Bộ, phịng ở cấp sở và phịng ở cấp huyện lại
có những hướng cập nhật khác nhau, trong đó, cấp phịng thuộc vụ thường phải cập
nhật văn bản theo một lĩnh vực chun mơn sâu, trong khi phịng ở các hun lại phải
cập nhật đa lĩnh vực. Tuy nhiên, dù ở oại hình cấp phịng nào thì việc cập nhật văn
bản quy phạm pháp luật cũng vẫn phải thuân theo các nguyên tắc chung cơ bản sau:
1.Nguyên tắc cập nhật pháp luật
a. Nguyên tắc thường xuyên
Cuộc sống không bao giờ dừng lại và điều đó cũng có nghĩa là các quan hệ xã
hội cũng luôn vận động, phát triển. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng
tầng và nó chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội. Nói cách khác thì pháp
luật chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật là công cụ chủ yếu và quan
trọng nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội hiện đại thì khi các quan hệ xã hội
thay đổi thì pháp luật cũng thay đổi theo. Nguyên tắc thường xuyên khi cập nhật và
áp dụng pháp luật là quan điểm chỉ đạo đối với các hoạt động này với nội dung là các
chủ thể sử dụng và các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật ln phải tự đặt
mình vào q trình điều chỉnh của pháp luật, thường trực tiếp nhận pháp luật để thực
hiện pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là các chủ thể và đối tượng này cũng luôn phải
vận động cùng các quá trình xã hội và sự thay đổi của pháp luật và các chủ thể cũng
như đối tượng này sẽ chuyển các quy định pháp luật vào đời sống, chứng tỏ sự hiện
diện của pháp luật và sức mạnh của pháp luật trong đời sống xã hội cùng với nhà
nước.


16


Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và xã
hội, do có phạm vi điều chỉnh rất rộng lại có nhiều biến động nên việc quán triệt
nguyên tắc này cần đươc chú ý.
b. Nguyên tắc kịp thời
Nguyên tắc này cùng nguyên tắc thường xuyên giúp cho các chủ thể áp dụng
và đối tượng tiếp nhận và chịu sự điều chỉnh của pháp luật luôn vận động cùng sự vận
động của pháp luật cũng như yêu cầu của cuộc sống. Sự biến động của các quá trình
kinh tế - xã hội cũng như yếu tố thời đại luôn đặt con người vào các quá trình đó như
một yếu tố của chính nó. Pháp luật càng hiện đại thì nó càng trở nên hồn thiện trên
tất cả các phương diện nội dung, hình thức, nguồn, kỹ thuật. Các nguồn luật cung cấp
các căn cứ để áp dụng pháp luật cũng luôn được bổ sung. Xã hội càng hiện đại thì các
nguồn luật càng trở nên phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Việc tuân theo
nguyên tắc này chính là hoạt động của các chủ thể áp dụng và các đối tượng tiếp nhận
pháp luật phải linh hoạt, chủ động trong việc tìm tới các nguồn luật đó. Bản thân pháp
luật khơng tự nó đến với xã hội mà cần có người tiếp nhận và chuyển hóa nó thơng
qua các hoạt động cụ thể. Nhà cầm quyền nào cũng muốn đưa pháp luật vào cuộc
sống càng nhanh càng tốt để áp đặt ý chí của nhà nước, nhà cầm quyền. Từ nhà nước
cai trị chuyển dần sang nhà nước quản lý và nhà nước phục vụ, ngày nay nhà nước đã
tạo ra cơ sở pháp lý để các chủ thể biết giới hạn hành vi trong các xử sự của mình và
qua đó đảm bảo cho các chủ thể được tự do trong phạm vi mình có thể và nghĩa vụ
mình phải đáp ứng tương ứng với các quyền đó. Do vậy, những gì pháp luật quy định
sẽ làm cho các quyền của con người được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Việc
nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật vừa là một đòi hỏi vừa là một bảo đảm
cho pháp luật được thức hiện đúng, đồng thời cũng mang lại những lợi ích thiết thực
cho các chủ thể pháp luật cũng như đối tượng tiếp nhận nó. Sự kịp thời theo yêu cầu
của nguyên tắc này không chỉ nằm ở chỗ tiếp nhận các quy định mới mà nó cịn được

thể hiện ở việc loại trừ những yếu tố đã lỗi thời, hết hiệu lực để tránh việc áp dụng
pháp luật khơng cịn phù hợp cả về thực tế và về mặt pháp lý.
Đối tượng quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội rất phong phú và cũng rất phức tạp, có nhiều biến động nên pháp luật
trong lĩnh vực này cũng có nhiều văn bản thường xuyên được ban hành để kịp thời
điều chỉnh sự biến động đó. Do vậy, cũng có nhiều văn bản sẽ bị sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế. Việc cập nhật văn bản kịp thời có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo các
hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành đáp ứng được địi hỏi của cuộc sống, tránh
được tình trạng bỏ sót các căn cứ pháp lý mới khi viện dẫn để áp dụng.
c.Nguyên tắc đồng bộ
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung nên nó là một tổng thể có
sự thống nhất. Ưu thế của pháp luật nằm ở chỗ nó có phạm vi tác động rộng nhất, với
mọi đối tượng với sự bảo đảm của nhà nước. Điều đó làm cho pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội một cách trực tiếp và có hiệu quả. Nhưng điều đó chỉ thực sự xảy
ra khi các chủ thể sử dụng và các đối tượng tiếp nhận nó ý thức điều này một cách
tồn diện, thống nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi sự cập nhật pháp luật phải quan tâm
đến tất cả các quy định của pháp luật hiện hành. Trong Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành có một quy định nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm
pháp luật là nếu xảy ra sự mâu thuẫn giữa các văn bản khi quy định về một vấn đề thì

17


áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và khi các văn bản do cùng một chủ thể
ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng văn bản có hiệu lực mới nhất.
Nguyên tắc đồng bộ khi cập nhật và áp dụng pháp luật là quan điểm cụ thể hóa
nguyên tắc chung đó. Đối với ĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật là rất lớn, nguy cơ chồng
chéo, mâu thuẫn rất dễ xảy ra nên việc quán triệt nguyên tắc này càng trở nên cần
thiết. Tuân thủ nguyên tắc này là đòi hỏi bắt buộc đối với các chủ thể áp dụng cũng

như đối tượng tiếp nhận, qua đó giúp cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên
thống nhất. Nguyên tắc này cũng giúp cho việc rà soát để phát hiện sự chồng chéo,
mâu thuẫn giữa các quy định trong pháp luật để loại bỏ chúng và làm cho pháp luật
(ít nhất là trong từng lĩnh vực) trở nên thống nhất.
2.Nguyên tắc áp dụng pháp luật
a.Nguyên tắc pháp chế
Pháp chế là một đòi hỏi của xã hội dân chủ đối với mọi chủ thể pháp luật trong
việc tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách chính xác, nghiêm chỉnh,
đầy đủ và kịp thời, khơng có ngoại lệ hay biệt lệ vơ ngun tắc.
Ngun tắc pháp chế có các địi hỏi của nó là tính tối cao của Hiến pháp phải
được tơn trọng, pháp luật phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trong phạm vi
toàn xã hội, pháp luật hiện hành phải được thực hiện trên thực tế và việc thực hiện,
giám sát việc thực hiện pháp luật cũng như việc xử lý vi phạm pháp luật phải được
thực hiện một cách thường xun, tích cực, cơng bằng. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật,
các chủ thể có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật để thực
hiện theo yêu cầu “khi thi hành công vụ, các công chức, viên chức nhà nước chỉ được
làm và phải làm những gì pháp luật quy định”. Địi hỏi này giúp cho việc hạn chế và
đi đến loại bỏ trình trạng lạm qun, lộng quyền cũng như thói vơ trách nhiệm của
các chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật và cũng là để đáp ứng yêu cầu của nhà nước
pháp quyền khi nhà nước phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Trong các hoạt động quản lý nhà nước liên quan nhiều đến chính sách như
chính sách lao động, việc làm, chính sách với người có cơng, chính sách an sinh xã
hội rất dễ nảy sinh tình trạng “vận dụng linh hoạt” các quy định của pháp luật để tạo
ra những biệt lệ vô nguyên tắc như thực tế đã xảy ra. Điều đó làm cho pháp luật
khơng phát huy được vai trị của mình trong cuộc sống, làm giảm lòng tin của xã hội
đối với ngành.
b.Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi các chủ thể áp dụng pháp luật phải xuất phát từ
chính thực tế để tiến hành các hoạt động của mình, khơng được áp đặt ý chí chủ quan
của mình và suy diễn các tình huống thực tế vào các quá trình áp dụng pháp luật.

Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật phải xuất phát từ mục
đích của chính các quy định của pháp luật và các địi hỏi của chính đời sống xã hội
trên cơ sở nhân danh nhà nước chứ không thể nhân danh cá nhân để hoạt động. Các
chủ thể áp dụng pháp luật phải là người lấy mục tiêu phục vụ xã hội, phục vụ cơng
dân và phải “chí cơng, vơ tư” và phải thực sự trung thực trong các hoạt động của
mình.

18


c.Ngun tắc cơng bằng
Xã hội ngày càng phát triển thì các giá trị tiến bộ càng có điều kiện được thực
thi. Một trong những giá trị đó chính là cơng bằng. Pháp luật là một đại lượng để
đánh giá và đảm bảo cho các giá trị đó. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể đều được
đối xử như nhau trong những điều kiện giống nhau. Họ đều có quyền và nghĩa vụ
giống nhau, có cơ hội như nhau. Vì vậy, ngun tắc cơng bằng địi hỏi khi áp dụng
pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền khơng được phân biệt về bất cứ phương diện gì
giữa các đối tượng được hoặc bị áp dụng pháp luật, bất cứ chủ thể nào cũng được tạo
điều kiện tối đa để thực hiện các quyền cũng như có bảo đảm tốt nhất để họ thực hiện
nghĩa vụ của mình. Nguyên tắc này giúp cho xã hội nói chung và các đối tượng được
hoặc bị áp dụng pháp luật có niềm tin vào nhà nước, vào chế độ và vào chính các chủ
thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đảm trách có rất nhiều vấn đề “nhạy cảm” liên quan trực tiếp đến cuộc sống của rất
nhiều đối tượng khác nhau, trong đó chế độ chính sách liên quan đến cơm, áo, gạo,
tiền. Do vậy, việc đề cao nguyên tắc công bằng đảm bảo cho các đối tượng được thụ
hưởng chính sách một cách xứng đáng, khơng bỏ sót, khơng đươc để tình trạng bất
cơng, sao cho phương châm “người có cơng thì được thưởng” để động viên, khuyến
khích được người tích cực, người cần được giúp đỡ sẽ đươc hưởng thụ chính sách
nhân đạo tốt đẹp của chế độ xã hội mới từ những quy định của pháp luật đem lại.

3.Các yêu cầu khi cập nhật pháp luật
a.Nguồn thông tin pháp luật cập nhật phải tin cậy
Hiện nay, các phương tiện truyền thông phát triển đặc biệt nhanh với các
nguồn thông tin rất đa dạng, nhiều chiều nhưng chất lượng thơng tin cũng có sự
chênh lệch giữa các nguồn cung cấp. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có
quy định về việc bắt buộc các chủ thể phải công bố các văn bản quy phạm mà mình
đã ban hành trừ trường hợp phải bảo vệ bí mật nhà nước. Quy định này giúp cho việc
cơng khai ý chí của nhà nước, qua đó pháp luật được các chủ thể áp dụng cũng như
đối tượng điều chỉnh của pháp luật biết đến một cách thống nhất, chính xác. Do vậy,
khi cập nhật thơng tin về pháp luật, cần phải xác định các văn bản quy phạm nào thì
do ai có trách nhiệm cơng bố, cơng bố theo thể thức nào mà pháp luật đã quy định.
Hiện nay, các hình thức cơng bố văn bản quy phạm pháp luật chính thức được xác
định theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách cụ thể, trực tiếp. Các
văn bản quy phạm pháp luật không được công bố công khai - trừ trường hợp để bảo
vệ bí mật nhà nước - thì khơng có giá trị pháp lý. Do vậy, khi cập nhật pháp luật, các
chủ thể và đối tượng tiếp nhận phải dựa vào các quy định của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật để xác định nguồn chính thức. (xem Điều 78, Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008).
b. Bảo đảm tính hệ thống khi cập nhật pháp luật
Pháp luật là một thể thống nhất của các quy pham, các chế định pháp luật cũng
như ngành luật và được thể hiện ở những hình thức hay nguồn nhất định. Khi cập
nhật pháp luật, cần phải xem xét chúng trong một tổng thể có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Các bộ phận của pháp luật thường có sự gắn kết với nhau, khơng tách rời.
Thơng thường, khi có một văn bản quy phạm pháp luật mới, nhất là khi chúng có hiệu

19


lực pháp lý cao như luật hoặc pháp lệnh thì bao giờ cũng có các văn bản hướng dẫn
hoặc quy định chi tiết được ban hành kèm theo. Các văn bản này có thể được ban

hành cùng với văn bản được hướng dẫn nhưng thường được ban hành sau một thời
gian nhất định. Không những vậy, trong các quy định của văn bản được hướng dẫn
thường xác định các chủ thể có thẩm quyền quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành
ngay sau các điều khoản. Đó là những cơ sở để chủ thể áp dụng hoặc đối tượng cập
nhật cần biết để định hướng khi cập nhật các quy định của pháp luật. Ngoài ra cũng
cần chú ý khi quy định đến một vấn đề nào đó, văn bản hoặc quy định này có thể dẫn
chiếu đến văn bản hay quy định kia. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chủ trì chương trình
pháp điển văn bản quy phạm pháp luật, qua đó tập hợp tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật đang có hiêu lực theo những nhóm và trật tự nhất định, qua đó để rà soát sự
mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định hay giữa các văn bản quy phạm pháp luật
với nhau để loại bỏ. Khi chương trình pháp điển này được triển khai, điều kiện cập
nhật hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các quy phạm sẽ trở nên
thuận lợi hơn rất nhiều, đảm bảo được tính đồng bộ. Tuy nhiên, đây là hoạt động cực
kỳ phức tạp cần sự cộng tác của rất nhiều cơ quan chuyên mơn cũng như các chun
gia để tập hợp, rà sốt và xử lý trong thời gian tương đối dài. Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội tham gia với tư cách là một cơ quan chuyên môn vào quá trình pháp
điển văn bản này nên cũng có điều kiện để thực hiện các yêu cầu của cập nhật thông
tin một cách tốt nhất và cũng có điều kiện rà sốt lại các văn bản mà mình ban hành..
4. Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật
- Khi áp dụng pháp luật, việc tuân theo nguyên tắc pháp chế
Đây là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các chủ thể tiến hành áp dụng cũng
như các chủ thể thực hiện pháp luật nói chung. Như đã phân tích ở nguyên tắc pháp
chế nêu trên, việc áp dụng pháp luật phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu của pháp
chế, trong đó phải đảm bảo cho Hiến pháp có vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật.
Các hoạt động áp dụng pháp luật phải coi Hiến pháp là nguồn pháp luật quan trong
nhất. Không được áp dụng văn bản nào trái Hiến pháp, các quyết định áp dung pháp
luật được ban hành trái với đòi hỏi này đương nhiên là vô hiệu và phải hủy bỏ. Điều
này cũng được xác định tương tự khi áp dụng luật vì các văn bản luật là sự tiếp nối
của Hiến pháp khi quy định cụ thể các nguyên tắc hiến định. Nếu áp dụng pháp luật
theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc áp

dụng văn bản quy phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ tạo ra đươc tính thống nhất khi áp
dụng pháp luật.
- Trong quá trình viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật khi áp dụng pháp
luật, cần xác định được tính hợp pháp và hợp lý của các quy định Điều này đảm bảo
cho các quyết định áp dụng vừa phù hợp với pháp luật lại vừa có tính khả thi cao, vừa
khẳng đinh được tính nghiêm minh của pháp luật, vừa thể hiện tính phù hợp của pháp
luật gắn với tinh thần nhân đạo, nhân văn, cơng bằng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực
tế có những trường hợp các quy định của pháp luật không hợp lý cho nên chủ thể áp
dụng pháp luật không biết nên làm như thế nào, thậm chí cịn chống lại pháp luật
bằng cách đưa ra cách giải quyết trái với các ngun tắc chung của pháp luật. Khi đó,
tính thống nhất của pháp luật bị phá vỡ vì mỗi người khi thực hiện pháp luật đều tự
cho mình có quyền làm điều mình cho là hợp lý nên sẽ có sự rối loạn. Chính vì vậy,
việc thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật là hoàn toàn cần thiết. Nếu phát
hiện ra sự không hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật là thực sự rõ ràng thì chỉ có

20


×