Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn môt số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.46 KB, 14 trang )

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dạy học Thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo
dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những tri thức văn hố thể chất, sức khoẻ
và tri thức văn hoá khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố nước nhà.Cũng như giáo dục nói chung, thể dục thể thao xuất hiện cùng xã
hội loài người và phát triển theo các quy luật của xã hội loài người.
Từ xa xưa, khi săn bắt thú rừng hay chạy chốn sự tấn công của chúng, người
tiền sử đã biết phối hợp chạy với nhảy bằng một chân để vượt qua các hào, rãng
hoặc nhảy từ tảng đá này sang tảng đá kia,… đó chính là nhảy xa ở hình thức sơ
khai nhất bắt nguồn từ lao động. Sau này khi tư duy phát triển, con người nhận
thấy muốn săn bắt có hiệu quả, cần phải có sự tập luyện trước, từ đó hình thành
mơn thể thao nhảy xa. Ngày nay , nhảy xa trở thành môn thể thao hấp dẫn chinh
phục độ xa, có tác dụng rèn luyện sức mạnh, sức nhanh, sự khéo léo, linh hoạt rất
có hiệu quả.
Hiện nay có 3 kiểu nhảy xa khác nhau: Kiểu “ngồi”; kiểu “cắt kéo”; Kiểu “
ưỡn thân”. Trở lại với bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS, là bộ mơn nhằm
thúc đẩy sự phát triển hài hịa của cơ thể như: Tư thế ngay ngắn, cơ thể phát triển
cân đối, nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất,
rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lý các tố chất thể lực. Môn thể dục
là môn học hầu hết các học sinh rất hứng thú, say mê đặc biệt là các em có năng
khiếu về thể dục thể thao.
Thực tế mơn thể dục trong trường THCS bao gồm 280 tiết học thì trong đó
nhảy xa là 43 tiết. Trong chương trình mới – nhảy xa được dạy ở lớp 6 và 7 trong
nội dung bật nhảy, ở lớp 8 và 9 với nội dung nhảy xa kiểu “ngồi”.
Như vậy để có một nền thể thao phát triển tốt cả về chất và lượng người ta
cần phải thực hiện từ gốc, từ người tập và cụ thể là từ thế hệ trẻ Thanh, Thiếu niên
chủ nhân tương lai của đất nước. Từ rèn luyện nhảy xa cũng là rèn luyện cái gốc
của nền văn hóa thể dục thể thao tiên tiến. Giải quyết vấn đề này bằng “ Môt số

skkn




phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS”. Là tên Sáng
kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tơi tồn tâm, tồn ý nghiên cứu và bằng các biện
pháp chuyên môn cụ thể để Nhảy xa hay thể dục thể thao phải được rèn luyện cùng
với kỹ năng có ý nghĩa khoa học của bộ mơn giáo dục thể chất.
Vì vậy bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, cơ bản để giảng
dạy bộ môn giáo dục thể chất. Tôi quyết định nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm: “
Môt số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS”, với
mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, bài học
của học sinh sẽ phong phú và sinh động hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em hệ
thống các bài tập, động tác, trò chơi, phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa, giúp
cho nền tảng của văn hóa thể dục thể thao phát triển chắc chắn và tồn diện hơn
nói chung và học sinh trường THCS Phù Đổng nói riêng.
B. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Cùng với hoạt động giáo dục khác, Giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế
hệ trẻ phát triển tồn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể – Mỹ và Lao động, thực
hiện đúng mục tiêu đào tạo của các trường phổ thông.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ
năng nhảy xa cho học sinh bậc THCS”, nhằm tạo cho học sinh phương pháp tự
giác, tích cực, chủ động trong tập luyện thể dục thể thao. Nhằm hướng dẫn học
sinh phương pháp tập luyện “nhảy xa” bằng cách tạo cho các em hứng thú tập
luyện thể dục thể thao, hướng dẫn các em những động tác, bài tập, phương pháp
tập luyện nhảy xa.
C. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
Dùng các bài tập thể chất và những cách thức tập luyện khoa học để điều
khiển cơ thể phát triển tốt về thể chất và tinh thần, cụ thể là:
-Góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
-Cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và vệ sinh thân
thể.

-Hình thành thói quen vận động để rèn luyện thân thể, Tạo khơng khí vui
tươi, lành mạnh, rèn luyện đạo đức, ý chí, tinh thần đồn kết tập thể . Rèn luyện

skkn


cho học sinh ý thức Tự giác – Tích cực – Chủ động trong tập luyện thể dục thể
thao qua giờ Thể dục chính khóa, cũng như tập luyện hằng ngày nói chung và rèn
luyện kỹ năng Nhảy xa nói riêng.
D. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Đề tài không nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung; khơng đi sâu vào
phương pháp dạy học của bộ môn. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ giới hạn cụ thể
như tên của đề tài: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh
bậc THCS”.
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Điều tra, khảo sát thực trạng việc dạy và học bộ môn thể dục tại trường
THCS Phù Đổng.
2.Phỏng vấn các bạn đồng nghiệp (giáo viên thể dục) ở các trường bạn như:
Nguyễn Huệ,Kim Đồng…và học sinh trường THCS Phù Đổng.
3.Quan sát tình hình phát triển thể dục thể thao ở địa phương, nhà trường, và
quá trình tập luyện thể dục thể thao của học sinh ở trường cũng như ở nhà.
4.Phân tích các đối tượng học sinh, thực trạng môn học và tổng hợp các kỹ
năng chuyên môn.
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ KHOA HỌC:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong những
bước có quan hệ với nhau khi tiến hành cơng việc có mục đích nhất định”. Với
giáo dục thể chất, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho mỗi giờ lên lớp
tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ thuật,

động tác và loại trừ được khơng khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo cho giờ
học ln có một khơng khí vui tươi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho các em
học mà chơi, chơi mà học nhưng vẫn đạt kết quả cao. Nhằm phát huy được tính
Năng động – Sáng tạo – Tích cực – Chủ động của học sinh. Muốn đạt được kết quả
trên đòi hỏi người giáo viên phải có sự tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới

skkn


phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu lên lớp
nói riêng.
Với giáo dục thể chất: “ kỹ năng là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động
trong điều kiện người học phải tập chung chú ý cao độ vào từng động tác của bài
tập thể chất, hoặc là năng lực vận dụng bước đầu các tri thức vào thực tế luyện
tập”.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy xa
cho học sinh bậc THCS”. Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức
hoạt động để giúp học sinh chủ động tham gia các hoạt động, nhằm phát huy tính
Tích cực – Chủ động – Tự giác – Sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
môn Thể dục; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh. Qua đó ta thấy cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học thể dục là:
Giúp học sinh hướng tới việc học tập Chủ động - Tích cực - Quan trọng hơn học
sinh phải nhận thức được TDTT phải luyện tập thường xuyên. Rèn luyện thân thể
phải là một nhu cầu hứng thú và quan trọng là xây dựng nền nếp thể dục hằng ngày
thành thói quen trong đời sống, sinh hoạt...
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Phù Đổng là một trường thuộc xã Đại Hồng nằm ở phía tây huyện Đại LộcQuảng Nam. Trong đó trên 90% dân số sống bằng nghề nông và lâm nghiệp, 46%
dân số theo đạo thiên chúa ,trên 10% hộ nghèo. Vì vậy học sinh trong địa bàn xã

nói chung và học sinh trường THCS Phù Đổng nói riêng, thường là học ở trường
một buổi còn một ở nhà lao động phụ giúp gia đình như: Chăn thả trâu, Bị, làm
rẫy.…Khơng như học sinh Thị trấn, Thị xã, các em có điều kiện học tập cả hai
buổi hoặc chơi những môn thể thao hiện đại như: cầu lơng, bóng bàn…Nhưng qua
lao động lại là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các môn Điền kinh. Bởi các em có
khơng gian tự nhiên, địa hình tự nhiên…đó là điều kiện lý tưởng để tập luyện, rèn
luyện kỹ năng Nhảy xa cho học sinh.

skkn


Điều kiện phục vụ môn thể dục ở trường THCS Phù Đổng lại có nhiều thuận
lợi về sân bãi. Nhà trường có sân thể dục riêng biệt, tách rời khu lớp học và tương
đối bằng phẳng, dài khoảng 75m, và rộng khoảng 35m. Là điều kiện tốt cho môn
thể dục và tập luyện thể dục thể thao…Đồng thời được sự quan tâm của BGH nhà
trường và chính quyền địa phương , phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
phát triển.
Hội khỏe Phù Đổng năm 2013 nhà trường chỉ có một học sinh tham gia ở
nội dung nhảy cao, là em Nguyễn Thị Nhung học sinh lớp 7/1 mặc dù không được
chuẩn bị lâu dài về chuyên môn nhưng em cũng đạt giải ba, năm 2015 Phòng giáo
dục tuyển chọn các học sinh trong huyện tham gia hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng
Nam duy nhất em Nguyễn Thành Đạt là tham gia mơn bóng đá.
Nhưng vấn đề là với tất cả đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà
trường, địa phương. Nền thể dục thể thao tiên tiến cần được thực hiện từ gốc, từ
điều kiện thực tế của học sinh, mà rèn luyện kỹ năng Nhảy xa cho học sinh THCS
nói chung và học sinh trường THCS Phù Đổng nói riêng.
B. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG THÀNH TÍCH MƠN NHẢY XA TẠI
TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG.
Năm học 2012 – 2013: Giỏi là 15%; Khá là 30%; Trung bình là 65%.


-

-Năm học 2013 – 2014: Giỏi là 17%; Khá là 34%; Trung bình là 49%.
-Năm học 2014– 2015: Giỏi là 20%; Khá là 40%; Trung bình là 40%.
-Năm học 2015 – 2016: Giỏi là 25%; Khá là 39%; Trung bình là 36%.
C. PHƯƠNG PHÁP – GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Thể dục thể thao là kết quả nhận thức của con người trong quá trình duy trì
và phát triển đời sống của chính mình.
Đầu tiên đơn giản là dùng các động tác, bài tập để rèn luyện có đủ thể lực
cho việc duy trì sự sống.
Sau đó các thế hệ có sự nối tiếp, kế thừa và sự nhận thức cao hơn đã truyền
thụ lại các kỹ năng, kỹ xảo vận động để có hiệu quả tốt hơn trước thực tiễn.

skkn


Trong quá trình lao động, các kinh nghiệm sống được lặp lại nhiều lần, con
người đã thấy rõ được sự cần thiết của các động tác, bài tập thể dục thể thao. Đó là
sự chuẩn bị thể lực cần thiết cho chính mình. Như vậy, Các bài tập thể dục thể thao
biểu hiện quan hệ của con người đối với tự nhiên và đối với chính bản thân mình,
trước hết là giữa con người với nhau. Nguyên nhân làm phát sinh giáo dục thể chất
là những nhu cầu cần truyền thụ và củng cố những kỹ năng lao động. Nhu cầu tự
nhiên về sự tập luyện của các cơ quan trong cơ thể để hoạt động tốt được coi là
tiền đề sinh vật học, là cơ sở tự nhiên của sự xuất hiện các bài tập thể dục thể thao.
Trong thực tiễn, các bài tập thể dục thể thao dùng trong giảng dạy và shuấn
luyện đựơc phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phân loại
phổ biến là phân thành các bài tập nhằm tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật
động tác (bài tập bổ trợ) và các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực: Sức
mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp. Với Nhảy xa cũng vậy.
* MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN ĐỂ GIẢNG DẠY VÀ HUẤN

LUYỆN HỌC SINH NHẢY XA.
I. Các bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy đà.
1.Chạy đà trên đường chạy có đưa hông (vùng chậu - đùi) về trước lúc kết
thúc giai đoạn bay làm 5 - 6 lần.
2.Chạy qua phần đầu tiên của đà (đến vạch kiểm tra) bằng 6 bước chạy có
đàn tính làm 4 - 5 lần.
3.Chạy qua phần đầu tiên của đà trên đường dốc, phần thứ hai của đà (6
bước chạy) trên đường bằng làm 5 - 6 lần.
4.Chạy đà: a) Có trọng lượng phụ ở thắt lưng (2 - 3kg). Chạy 2 - 3 lần;
b) khơng có trọng lượng phụ, chạy 2 - 3 lần.
5.Chạy đà có tăng độ dài thêm 2 - 3 bước chạy, chạy 2 - 3 lần.
6.Chạy đà trên đường phủ thảm hay cỏ, chạy 2 - 3 lần.
7.Chạy đà bình thường có giậm nhảy lúc kết thúc, chạy 2 - 4 lần.
Chỉ dẫn phương pháp. Các bài tập để hoàn thiện đà cần được thực hiện
khơng có những căng thẳng thừa và có tính tốn đến việc giậm nhảy lúc kết thúc
đà.

skkn


II. Các bài tập để nắm vững kỹ thuật giậm nhảy.
1.TTCB: Đứng thẳng tạ địn có trọng lượng 10 - 20kg đặt trên vai. Gánh tại
đi bước dài, chú ý đưa hông về trước khi đặt chân giậm trên đất (20 - 30m). Cần
đặc biệt quan tâm đến việc “chuyển” nhanh và nhẹ vùng hông lên chân giậm, chân
lúc này cần phải hơi co lại. Thực hiện với nhịp trung bình.
2. TTCB: đứng thẳng, tạ có trọng lượng 10 - 20kg trên vai. Đi bộ làm động
tác duỗi chân và nâng chân lăng đang co ở khớp gối lên cao (20 - 30m). Cần làm
như là bị kéo căng chân giậm lên cao, đùi của chân lăng lúc kết thúc cần song song
với mặt đất. Thực hiện với nhịp trung bình.
3.TTCB: đứnh thẳng, tạ có trọng lượng 20 - 30kg đặt trên vai. Đi bộ 2 - 3

bước, đặt chân giậm lên bục cao (20 - 30cm) và giậm nhảy. Lúc này chân giậm
nhanh tróng duỗi thẳng đồng thời chân lăng nâng lên. Lặp lại trên mỗi chân 9 - 10
lần, có chú trọng đưa hơng ra trước. Thực hiện với nhịp nhanh.
4.TTCB: chân giậm ở trước, chân lăng ở sau. Chạy bật lên bằng chân giậm
và lần lượt vượt qua 5 rào, 5 - 6 lần. Chú ý giậm nhảy nhanh. Thân trên thẳng.
Thực hiện với nhịp nhanh.
5.TTCB: Cũng như trên. Chạy, bật lên bằng chân giậm, rơi xuống trên chân
lăng và chạy. Làm 10 - 12 lần với nhịp nhanh.
6.TTCB: Đứng trên chân giậm, chân lăng hơi gấp. Chạy đạp sau 6 - 8m và
thực hiện nhảy xa. Làm 8 - 10 lần với nhịp trung bình.
7.TTCB: Chân giậm trước, chân lăng sau, chạy 2 - 4 bước làm động tác
nhảy lộn xuôi, đứng dạy trên chân giậm và lăng chân kia. Làm 8 - 10 lần. Thực
hiện với nhịp chậm, trung bình và nhanh.
III. Các bài tập để nắm vững kỹ thuật động tác trong lúc bay.
1.TTCB: Chân giậm trước, chân lăng sau. Chạy 4 - 6 bước, giậm nhảy bước
bộ bay qua giới hạn giữa hai đường cách nhau từ 180 - 200cm, rơi xuốn đất trên
chân lăng và tiếp tục chạy. làm 10 - 15 lần. Thân trên giữ thẳng, thực hiện với nhịp
trung bình.
2.TTCB: Cũng như trên. Chạy 4 - 8 bước, giậm nhảy bước bộ vượt qua hai
rào đặt cách nhau 90 - 100cm (khoảng cách từ vị trí giậm đến rào đầu180 - 200cm)

skkn


làm 8 - 10 lần. Thân trên giữ thẳng, hông đưa về trước. Thực hiện với nhịp trung
bình.
3.TTCB: Cũng như trên. Chạy 6 - 8 bước thực hiện nhảy xa theo nhịp
đếm. Đếm 1: bay ra trong tư thế bước bộ; đếm 2: đưa hông về trước và hơi hạ gối
chân lăng xuống; đếm 3: roi xuống đất trên 2 chân.Làm 8 - 10 lần. Chuyển hông
đều, song không ngửa vai ra sau. Thân trên giữ thẳng. Thực hiện với nhịp trung

bình.
4.TTCB: Đứng một chân trước một chân sau, hai tay nắm dây leo ở mức
ngang đầu. Làm đọng tác giậm nhảy bằng chân giậm và tiếp tục chuyển hông đến
sát dây. Theo mức độ chuyển động đu đưa của dây, thực hiện các “bước bộ dài trên
không”. Làm 8 - 10 lần. Chú ý chuyển hông đúng lúc về trước. Thực hiện với nhịp
chậm, trung bình với biên độ lớn...

5.TTCB: Cũng như trên. Chạy 4 - 6 bước giậm nhảy trên cầu bậtvà
thực hiện động tác trên không kiểu “cắt kéo”. Việc thay đổi vị trí của 2 chân
được bắt đầu từ động tác của đùi và xoay hông. Làm 4 - 6 lần. Thực hiện với
nhịp trung bình và nhanh.
* Chỉ dẫn phương pháp: Khi thực hiện các bài tập cần chú ý thực hiện
bước đầu tích cực và với biên độ rộng. Muốn vậy cần đưa hông về trước và
không hạ đùi chân lăng xuống. Không thay đổi vị trí của hai chân một cách tự
do. Lúc này cần đặc biệt chú ý đến việc giữ thăng bằng.

IV. Bài tập để nắm vững kỹ thuật rơi xuống đất.
1.TTCB: Treo người trên vòng treo, cách trước 1m đặt một rào cao (100cm)
hay xà ngang để nhảy cao. Làm động tác đu đưa dưới vòng treo, khi đu về sau co
gối sát ngực; khi đu ra trước duỗi thẳng 2 chân về trước và chuyển qua rào. Bàn
chân ở tư thế ”bàn quốc”. Làm 10 - 12 lần. Thực hiện với nhịp chậm, trung bình.
2.TTCB: Cầm sào đứng cạnh mét hố nhay. Làm động tác chống sào xuống
đất, giậm nhảy bằng 2 chân, sau đó lăng hai chân duỗi thẳng về trước và chạm đất
bằng 2 gót chân. Sau khi sào chuyển qua phương thẳng đứng thì lăng 2 chân về
trước. Làm 8 - 10 lần. Thực hiện với nhịp trung bình và nhanh.

skkn


3.TTCB: Chân giậm ở trước, chân lăng ở sau và chạm đất bằng mũi chân,

chạy 4 - 6 bước làm động tác nhảy xa có chú ý đến việc lăng 2 chân thẳng về trước
và rơi xuống đất bằng mông. Bàn chân gấp ở tư thế “bàn quốc”. Làm 6 - 8 lần.
Thực hiện với nhịp trung bình và nhanh.
Nhảy xa là một trong những hoạt động hết sức cơ bản và cần thiết đối với cuộc
sống con người. để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ, ngay từ thời xa xưa người ta
đã, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất quan trọng. Vì vậy,
phần nhảy xa trong chương trình Thể dục THCS là nội dung lằm trong phần cứng
- phần dạy học bắt buộc. Hiện nay nhảy xa có 3 kiểu nhảy xa khác nhau: “Ngồi”,
“Cắt kéo” và “Ưỡn thân”. Nhảy xa kiểu “Ngồi” đễ học nhất, phù hợp với học sinh
THCS đặc biệt là các lớp 8, 9.

V. Những biện pháp kỹ thuật thường dùng để dạy học kỹ thuật
nhảy xa kiểu ngồi ở trường THCS:
TT

TÊN BIỆN PHÁP

MỤC ĐÍCH

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Chạy tự do giậm Xác định chận giậm Chân nào giậm nhiều
1

nhảy nhiều lần

nhảy.

thì lấy đó làm chân
giậm.


Một bước giậm nhảy.

Xây dựng cảm giác phối Chân giậm thẳng, đùi
hợp giữa chân giậm, chân lăng vng góc

2

chân lăng và đánh tay với thân người, tay
trong giậm nhảy.
Đi 3 bước giậm nhảy

3

đánh đúng.

Bước đầu làm quen với Phối hợp tốt gữa đi và
việc đi bộ thực hiện giậm nhảy.
giậm nhảy.

Chạy 3 bước giậm Nâng cao kỹ thuật giậm Bước chạy tự nhiên,
4

nhảy

nhảy.

giậm

nhảy


mạnh,

đúng kỹ thuật.
5

Chạy 4 bước giậm Nâng cao kỹ thuật 4 Chạy có nhịp điệu,
nhảy

bước

cuối

skkn

với

giậm giậm nhảy có hiệu


nhảy.

lực.

Chạy đà giậm nhảy Hoàn thiện và nâng cao Tốc độ chạy đà tăng
bước bộ (đà ngắn, kỹ thuật chạy đà giậm dần, giậm nhảy mạnh,
6

trung bình, dài).


nhảy.

giữ đúng tư thế bước
bộ trên không.

Làm mẫu kết hợp với GV cần thể hiện được kỹ Giáo viên làm mẫu
phân tích kỹ thuật thuật trên khơng nhảy xa chính xác, nêu u
7

trên không nhảy xa kiểu ngồi.

cầu rõ ràng.

Kiểu ngồi.
Đà ngắn thực hiện kỹ Bước đầu làm quen với Thu
8

thuật trên không.

gọn

hai

cân

kỹ thuật trên không kiểu thành tư thế ngồi xổm
ngồi.

trên không trước khi
chạm hố cát.


Nhảy bật tại chỗ với Tập nâng cao chân trước Cẳng chân với xa.
9

cẳng chân ra xa chạm khi chậm hố cát.
hố cát.
Hoàn chỉnh kỹ thuật Nâng cao dần độ khó.

10 nhảy xa kiểu ngồi với

độ

nhanh,

đà trung bình và dài.
11

Tốc

chạy
giậm

đà
nhảy

chính xác.

Hướng dẫn về luật thi Giới thiệu những điều Thực hiện theo luật
đấu nhả xa.


luật cơ bản nhất.

thi đấu.

Làm quen với tổ chức Làm quen với ti đấu, Cảm giác tập luyện
12 trọng tài và luật thi kiểm tra.

như thi đấu.

đấu.
13 Kiểm tra, đánh giá.

Đánh giá kỹ thuật và Thể hiện đúng kỹ
thành tích

thuật nhảy xa kiểu
ngồi, đạt thành tích

skkn


cao nhất của mình.

PHẦN III KẾT LUẬN:
A. HIỆU QUẢ - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Cùng với vui chơi giải trí, thể dục thể thao là một nhu cầu mang tính tự
nhiên của trẻ em. Có thể nói vui chơi, tập luyện thể dục thể thao cũng cần thiết như
ăn, uống, ngủ, học tập…trong cuộc sống hằng ngày của các em. Như vậy với trách
nhiệm của một giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục chúng ta phải làm thế nào và
bằng những công việc cụ thể tạo cho các em không những ham mê tập luyện thể

dục thể thao mà còn biết “cách chơi” như thế nào và tập luyện như thế nào để đạt
được thành tích cao nhất về thể dục thể thao và đảm bảo được sức khỏe nhằm đạt
được mục đích cao nhất về giáo dục thể chất.
Trong khi triển khai chuyên đề này, tôi thấy học sinh học bộ môn thể dục rất
hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng
ngày. Tôi cũng thực sự bất ngờ trước nhu cầu tập luyện thể thao hằng ngày của các
em, mỗi tiết lên lớp lại được các em hỏi về các bài tập mới, mỗi tiết nhảy xa trong
giờ thể dục chính khóa là thêm một lần tơi thấy được sự tiến bộ của các em về kỹ
thuật và thành tích.
Cụ thể về thành tích và chất lượng môn Nhảy xa khi áp dụng Sáng kiến kinh
nghiệm này trong năm học 2015 – 2016 như sau:
- Học sinh đạt mức giỏi là:

25%

- Học sinh đạt mức khá là:

39%

- Học sinh đạt mức TB là:

36%

B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

 Khi áp sáng kiến kinh nghiệm vào trong giảng dạy tơi đã rút cho mình
một số kinh nghiệm sau.
-Để tổ chức tập luyện Thể dục có hiệu quả, hồn thành tốt nhiệm vụ dạy học
của mình người giáo viên cần phải nắm được các hình thức tổ chức tập luyện,


skkn


phương pháp dạy học thể dục thể thao. Phải nắm được nội dung theo chương trình
quy định; các tiết học và mỗi tiết học GV phải dự kiến trước được các tình huống
có thể sảy ra, đội hình cần thiết để dạy học và tổ chức tập luyện hết và đủ nội dung
cần tập. Trong mỗi tiết học GV phải ln làm chủ để sử lí kịp thời mọi tình huống
trên sân.
-Khi soạn bài cụ thể là làm công tác chuẩn bị để thực hiện bài dạy đừng bao
giờ quên phần bồi dưỡng, rèn luyện cho các em khả năng điều khiển chỉ huy để
phụ giúp, thay GV điều khiển lớp khi cần thiết.
-Tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao nâng cao khả năng thực hành
của bản thân và điều quan trọng là phải luôn yêu ngành, u nghề và coi đó là cuộc
sống của mình, mà luôn sống tốt cũng là luôn dạy tốt hơn.
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng nhảy
xa cho học sinh bậc THCS”. Trình bầy hệ thống các bài tập chuyên môn dùng
trong giảng dạy và huấn luyện học sinh nhảy xa, cùng những chỉ dẫn cụ thể khi
luyện tập. Hy vọng Sáng kiến kinh nghiệm sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người
viết cũng như các bạn đồng nghiệp quan tâm. Trong quá trình biên soạn, nghiên
cứu mặc dù rất cố gắng nhưng chắc khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong được sự đóng góp xây dựng ý kiến của các bạn đồng nghiệp…

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đại Hồng ngày 15 tháng 3 năm 2017
Người viết

Nguyễn Đình Toản
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

skkn



TỔ LÝ-HÓA-SINH-TD

BAN GIÁM HIỆU

TỔ TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG

.......................................................

.....................................................

.......................................................

.....................................................

.......................................................

.......................................................

......................................................

.....................................
.
PHỤ LỤC

DANH MỤC


TRANG

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

01 – 03

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

01 – 02

B. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

02

C. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

02

D. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

03
03

PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

03 – 12

A. CƠ SỞ KHOA HỌC


03 – 05

B. THỰC TRẠNG

05

C. PHƯƠNG PHÁP – GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

PHẦN III : KẾT LUẬN

05 – 12
13 – 14

A. HIỆU QUẢ - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

13
13 – 14

* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa Thể dục 6, 7, 8, 9.
2.Điền kinh và Thể dục (Nxb : TDTT)
3.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục ở trường THCS.

skkn


4.Những bài tập chuyên môn giảng dạy và huấn luyện Điền kinh.
5.Bồi dưỡng thường xuyên môn Thể dục.


skkn



×