Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại (LTM2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------------------------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ BÀI: Hoạt động xúc tiến thương mai

Thực hiện
Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Ngày sinh:
Mã lớp học phần: BSL2003 3
Giảng viên giảng dạy: TS. Hồ Ngọc Hiển
ThS. NCS Nguyễn Đăng Duy


Hà Nội – Năm 2022

Mục Lục
Lời mở đầu
Nội dung
Chương 1. Khái quát chung về xúc tiến thương mại
1. Khái quát về xúc tiến thương mại
1.1. Khái niệm về xúc tiến thương mại
1.2. Đặc điểm của xúc tiến thương mại
1.3. Vai trị của xúc tiến thương mại
2. Các hình thức xúc tiến thương mại
2.1. Khuyến mại
2.2. Quảng cáo thương mại
2.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
2.4. Hội chợ, triển lãm thương mại


Chương 2. Pháp luật về xúc tiến thương mại
1. Khái quát về pháp luật về xúc tiến thương mại Việt Nam
2. Các vấn đề pháp lý về quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, hội chợ triển lãm.
3. Những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam về xúc tiến thương mại
3.1. Quy định pháp luật về chủ thể xúc tiến thương mại
3.2. Qquy định pháp luật về cơ quan quan quản lí xúc tiến thương mại
3.3. Quy định pháp luật về dịch vụ xúc tiến thương mại
3.4. Quy định pháp luật về xử lí hành vi vi phạm xúc tiến thương mại
Kết luận
Danh sách tham khảo


Lời mở đầu
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hố
và cung ứng dịch vụ. Bằng các hình thức là khuyến mãi; quảng cáo; trưng bày giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội trợ triển lãm thương mại; xúc tiến thương mại đóng
một vai trò trong việc hỗ trợ hoạt động bán hàng của thương nhân, giúp cho việc
bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý, có
lợi thế cho thương nhân, từ đó giúp giảm chi phí và đạt doanh thu cao; tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường một cách bình đẳng,
hiệu quả với nguồn lực của mình.
Tuy nhiên hiện nay, có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh không tuân thủ các
quy định của pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Các vi phạm tiêu biểu như: khuyến mại gian dối, quảng cáo sai sự thật bằng cách
đưa các thông tin khơng trung thực, thiếu chính xác về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn
mác, chất lượng, tổ chức hội chợ, triển lãm sai phép, bán hàng hóa kém chất lượng
cho người tiêu dùng… Trước thực trạng đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật để điều chỉnh hoạt động này, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thương
mại và phát triển kinh tế.
Đã có nhiều thành tựu đạt được trong nỗ lực tăng cường quản lý và phát triển

kinh tế của Nhà nước. Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong các quy định pháp
luật lẫn thực thi pháp luật, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Với
mong muốn nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về xúc tiến
thương mại để tìm ra những bất cập cịn tồn, em đã chọn đề tài “Pháp luật xúc tiến
thương mại” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận kết thúc học phần của mình.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI
1. Khái quát về xúc tiến thương mại
Khái niệm về xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại (trade promotion) là một trong những hoạt động rất quan
trọng và cần thiết của quá trình kinh doanh của cơng ty. Theo cách hiểu chung nhất
thì xúc tiến thương mại là: "Bất kỳ nỗ lực nào từ phía người bán để thuyết phục
người mua chấp nhận thông tin của người bán và lưu trữ nó dưới hình thức có thể
phục hồi lại được".
Nhìn từ góc độ thương nhân, xúc tiến thương mại được hiểu là: “một lĩnh vực
hoạt động Marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng
chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó
với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp và triển khai năng động
chiến lược và chương trình Marketing-mix đã lựa chọn của thương nhân”.
Vai trị của xúc tiến thương mại
Đối với nền kinh tế: XTTM giúp phát triển, kích thích sản xuất thơng qua việc
quảng cáo giới thiêu sản phẩm, hàng hóa bằng cách đưa ra các chế độ ưu đãi
khuyến mại để thu hút khách hàng, so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với sự phát
triển, các tiến bộ về công nghệ, khoa học kỹ thuật tại các hội chợ, triển lãm thương
mại, so sánh khả năng đáp ứng các nhu cầu thị trường để mở rộng sản xuất, cải tiến
kỹ thuật công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn. Ngoài việc tạo ngân



sách từ việc bán hàng, XTTM cịn giúp tạo mơi trường đầu tư; tạo mối liên kết
giữa các doanh nghiệp; bệ phóng cho xuất khẩu…
Đối với doanh nghiệp: Hoạt động XTTM với nhiều hình thức tạo nhiều thuận
lợi cho DN. Hoạt động khuyến mại và quảng cáo có vai trị marketing, giúp cho
DN giới thiệu hàng hóa, nâng cao thương hiệu, khả năng canh tranh. Với hoạt động
về Hội chợ Triển lãm, doanh nghiệp có thêm cơ hội tìm kiếm, gặp gỡ đối tác, bán
hàng…

2. Các hình thức xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại bao gồm các hình thức sau:
Khuyến mại: Khuyến mại là hành vi xúc tiến thương mại bán hàng, cung ứng
dịch vụ thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất định. Cách
thức khuyến mại cũng rất đa dạng, khách hàng có thể được giảm giá, được nhận
quà tặng, phần thưởng hay phiếu mua hàng có ưu đãi, được tặng thêm hàng hóa khi
mua lượng hàng nhất định, … Khuyến mại có ý nghĩa giới thiệu một sảm phẩm
mới hoặc đã được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, tăng thị phần của doanh nghiệp
trên thị trường.
Quảng cáo thương mại: Quảng cáo là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ
thương mại của thương nhân thông qua các phương tiện quảng cáo như phương
tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm, bảng, biển, pa - nơ, áp phích, … Quảng cáo
có ý nghĩa thơng tin đến khách hàng về chủng loại, tính năng, tác dụng, giá cả…
của hàng hóa, dịch vụ để từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ của
khách hàng.
Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
vụ là hoạt động dùng hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu tới khách


hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Hình thức này có ý nghĩa giới thiệu
những thơng tin về hàng hóa đến khách hàng; trưng bày, giới thiệu hàng hóa mang

bản chất của hoạt động quảng cáo, song pháp luật Việt Nam lại quy định đây là
một hình thức xúc tiến thương mại độc lập.
Hội chợ, triển lãm thương mại: Hội trợ thương mại là hoạt động được tiến
hành tại một thời gian và địa điểm nhất định. Trong đó nhà kinh doanh được trưng
bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, bán hàng, thiết lập giao dịch. Triển
lãm thương mại là hoạt động được thực hiện thơng qua việc trưng bày hàng hóa, tài
liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo về hàng hóa với khách hàng.

Chương 2: Pháp luật về xúc tiến thương mại
1. Khái quát về pháp luật về xúc tiến thương mại Việt Nam
Pháp luật về XTTM là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và tham
gia hoạt động XTTM của thương nhân.
Hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay được điều chỉnh bởi hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh, bao gồm:
a. Các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại :
- Luật Thương mại,
- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thương
mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng;


- Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động
xúc tiến thương mại.
- Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động khuyến mại.
- Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/7/2007 của Bộ
Thương mại, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về hoạt động khuyến mại và hội
chợ, triển lãm thương mại…

b. Các văn bản về các lĩnh vực khác nhưng có nội dung liên quan đến một số
hoạt động XTTM như Luật Cạnh tranh, Luật Viễn thơng, Luật Bưu chính, Luật
Dược,… và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản này.
Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực xúc tiến thương mại là Luật
Thương mại được ban hành năm 2005, là văn bản quy định tương đối đầy đủ các
hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động
XTTM được điều chỉnh thông qua các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
mại. Mỗi hoạt động cụ thể lại được điều chỉnh bởi các quy định khác nhau nhưng
đều tựu chung trên một số khía cạnh chủ yếu như nội dung, hình thức, đối tượng
tham gia thực hiện, các hành vi nghiêm cấm, cách thức thực hiện,… Ngoài ra, một
số quy định về khuyến mại đối với hàng hố viễn thơng chun dùng, thơng tin di
động, khuyến mại trong sản xuất kinh doanh thuốc lá, rượu, xổ số, bảo hiểm,… và
một số quy định về quảng cáo trong y tế, nơng nghiệp, báo chí,… được nằm rải rác
tại một số văn bản chuyên ngành khác nhau.
2. Các vấn đề pháp lý về quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, hội chợ triển
lãm.
2.1. Khuyến mại


Nội dung cơ bản của hoạt động khuyến mại được quy định tại Mục 1, Chương
IV Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP. Hiện nay, Nghị
định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về hoạt động khuyến mại.

Nguyên tắc thực hiện khuyến mại
Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai,
minh bạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các
thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác. Thương nhân phải bảo đảm những điều
kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải
quyết các khiếu nại (nếu có) liên quan đến chương trình khuyến mại.

Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Việc thực hiện khuyến mại phải đảm bảo:
a) Không đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng khuyến mại là phải từ
bỏ, từ chối hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác;
b) Khơng có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa,
dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
Không được sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm
căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định
tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.
Ngoài ra, chỉ doanh nghiệp đăng ký bán hàng đa cấp được thực hiện các hoạt
động khuyến mại theo quy định của pháp luật nhưng phải tuân thủ quy định của
pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.


Các hình thức khuyến mại
+ Đưa hàng hố mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền; tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng
dịch vụ trước đó; kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sừ dụng dịch vụ; kèm phiếu dự
thưởng cho khách hàng để chọn người trao thưởng; kèm theo việc tham dự các
chương trinh mang tính may rủi;...
+ Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên để tặng thưởng cho khách
hàng căn cứ vào số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ hoặc cho khách hàng
tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục
đích khuyến mại.
+ Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại chấp thuận.

Hình thức khuyến mại bị cấm:

Tuỳ loại hàng hố, dịch vụ, mục đích và điều kiện thực tế của mình, thương
nhân được lựa chọn hình thức khuyến mại phù hợp. Song thương nhân không được
thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm như khuyến mại hoặc sử dụng
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; khuyến
mại thiếu trung thực; khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân; hứa tặng, thưởng nhưng không
thực hiên hoặc thực hiện không đúngũ
Để hoạt động khuyến mại đúng mục đích, tránh hiện tượng thương nhân lạm
dụng khuyến mại nhằm mục đích lừa đảo hoặc cạnh ttanh không lành mạnh,


thương nhân phải công khai thông tin về khuyến mại, đăng ký và sau khi kết thúc
hoạt động khuyến mại phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại.

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp được
thương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng
hàng hóa, dịch vụ đó.
Hàng hố, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ hợp được thương
nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng.
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy
định của Nghị định 81/2018/NĐ-CP cụ thể sau:
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại khơng bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa
thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu
thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh
doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục
của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơng lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm
lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy

định của pháp luật. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu,
xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu
thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh
doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa,
dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.


Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các
trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định
này.

Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
- Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại khơng được vượt q 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ 1 số trường hợp khuyến mại bằng
các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2
Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
- Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực
hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức
quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị
định này.
- Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại khơng trực tiếp sản xuất, nhập
khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị
được tính bằng giá thanh tốn của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng
hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng
để khuyến mại tại thời điểm cơng bố;
Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực
tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành
hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

- Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ,
ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại), kể cả chương trình, hoạt động xúc tiến thương


mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định, thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%.
- Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định gồm:
Chương trình do cơ quan nhà nước (trung ương và tỉnh) chủ trì tổ chức, trong
một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến
mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của
địa phương;
Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động,
gồm:
- Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;
- Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại
vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng
theo quy định của pháp luật lao động.

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại khơng được
vượt q 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần,
tháng, mùa khuyến mại) theo quy định thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá
cho: Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; Hàng
thực phẩm tươi sống; Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản,
giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.



Quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong hoạt động khuyến mại
Thương nhân có quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại,
hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng
được hưởng phù hợp quy định pháp luật; Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình; Tổ chức thực hiện các hình thức
khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này.
Thương nhân trong việc thực hiện khuyến mại có nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ
các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Thông báo công khai các nội
dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định; Thực hiện
đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng và một
số nghĩa vụ khác đối với một số hình thức khuyến mại quy định…

2.2. Quảng cáo thương mại
Nội dung cơ bản của hoạt động quảng cáo thương mại được quy định tại Mục
2, Chương IV Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP. Tuy
nhiên hiện nay, hoạt động quảng cáo/quảng cáo thương mại hiện nay được điều
chỉnh bởi Luật Quảng cáo 2012. Theo đó, Luật Quảng cáo quy định hoạt động
quảng cáo trên các khía cạnh cơ bản như nội dung, hình thức và phương tiện quảng
cáo; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo; hành vi cấm trong hoạt động
quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, quy
hoạch quảng cáo; các hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài, quản lý nhà nước
về quảng cáo.

Quy định chung về quảng cáo thương mại


Theo quy định Luật thương mại 2005 thì quyền quảng cáo thương mại thuộc về
thương nhân. Tại điều 103 thương nhân, chỉ nhánh của thương nhân Việt Nam và
chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam được
quyền tự mình quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hố, dịch vụ của mình hoặc

th tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại thực hiện. Riêng thương
nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại phải thuê tổ chức kinh doanh dịch
vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.

Hàng hoá, dịch vụ quảng cáo thương mại
Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh
doanh của thương nhân. Với tính chất là một quyền pháp lý của chủ thể kinh
doanh, quyền quảng cáo thương mại và quyền tự do kinh doanh có mối liên hệ mật
thiết với nhau, về nguyên tắc, thương nhân được quảng cáo để xúc tiến thương mại
đối với mọi hàng hoá, dịch vụ được quyền kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhằm
thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, luật pháp có những quy định
cấm đốn hoặc hạn chế quảng cáo đối với một số hàng hoá, dịch vụ. Thương nhân
bị cấm quảng cáo, hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hay hạn chế
kinh doanh. Một số loại hàng hố khơng bị cấm kinh doanh nhưng cũng có thể bị
cấm quảng cáo như: thuốc lá, rượu mạnh, các sản phẩm hàng hố chưa được phép
lưu thơng, dịch vụ thương mại chưa được phép thực hiện trên thị trường Việt Nam
ở thời điểm quảng cáo.
Đối với hàng hoá chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại Việt
Nam, thương nhân được quyền quảng cáo để tiếp cận, gia nhập thị trường, nếu
hàng hố đó khơng thuộc diện bị cấm lưu thông hoặc chưa được phép lưu thơng,
dịch vụ thương mại đó khơng thuộc diện bị cấm thực hiện hoặc chưa được phép
thực hiện tại thời điểm quảng cáo. Khi thực hiện quảng cáo, thương nhân phải đảm


bảo tính chính xác, trung thực của những thơng tin về hàng hoá, dịch vụ thương
mại: quy cách, chất lượng, giá cả, cơng dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,
phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành...

Sản phẩm quảng cáo thương mại
Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thơng tin bằng hình ảnh, hành

động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đụng nội
dung quảng cáo thương mạỉ. Sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng cả nội
dung và hình thóc quảng cáo thương mại.
Nội dung quảng cáo bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ (thương hiệu, loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tiện ích của
nó...) mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi
tới công chúng. Nội dung sản phẩm quảng cáo phải bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ,
đảm bảo lành mạnh, đúng và đầy đủ sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm quảng cáo chứa đựng thông tin so sánh trực
tiếp giữa hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo với hoạt động
kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ khác, (trừ trường hợp so sánh với hàng giả, hàng vi
phạm quyền sở hữu công nghiệp); các sản phẩm quảng cáo có hình ảnh, âm thanh,
cấu trúc... giống với sản phẩm quảng cáo của thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho
khách hàng; các sản phẩm quảng cáo nội dung không đúng sự thật, tự khẳng định
vị trí cao nhất mà khơng có bằng chứng hợp lệ bằng văn bản...
Hình thức quảng cáo được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, mầu
sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả năng
truyền đạt nội dung thơng tin quảng cáo tới cơng chúng. Hình thức quảng cáo phải


rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mĩ. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo phải
là tiếng Việt, trừ những trường hợp:
1) Từ ngữ đã được quốc tế hố, thương hiệu hoặc từ ngữ khơng thay thế được
bằng tiếng Việt;
2) Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngồi, chương trình phát thanh truyền hình
bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng cả
tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngồi thì phải viết theo
thứ tự: tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngồi, trong đó, tiếng dân tộc
thiểu số, tiếng nước ngồi khơng được to hơn khổ chữ tiếng Việt.


Phương tiện quảng cáo thương mại
- Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu
các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những
phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
+ Báo chí.
+ Trang thơng tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn
thông khác.
+ Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
+ Phương tiện giao thông.
+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hố,
thể thao.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.


+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
- Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo
hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị, văn hố của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà
nước, của công chúng,việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải tuân
thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và bảo đảm các yêu
cầu sau đây:
Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thơng tin, chương
trình hoạt động văn hố, thể thao, hội chợ, triển lãm;
Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan, mơi trường, trật tự an tồn giao thơng, an tồn xã hội;
Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện
thông tin đại chúng.

Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương

mại


Chủ thể quảng cáo thương mại

Người quảng cáo
Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng
hố, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo cho tổ chức, cá nhân có hàng hố, dịch vụ
đó (thương nhân).
Trong quảng cáo thương mại, người quảng cáo phải là thương nhân, hoặc chi
nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài được
phép hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân trên đây có quyền trực tiếp


quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá dịch vụ kinh doanh của mình hoặc
thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại.
Pháp luật cho phép thương nhân quảng cáo có quyền quyết định nội dung và
hình thức quảng cáo. Trong trường hợp thuê thương nhân khác quảng cáo cho
mình, người quảng cáo có nghĩa vụ cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo hoặc người phát hành quảng cáo những tài liệu cần thiết và chịu trách nhiệm về
tính trung thực, chính xác của các thơng tin trong tài liệu đó; phải bảo đảm chất
lượng sản phẩm, hàng hố, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo. Người quảng
cáo chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp
thực hiện quảng cáo trên các phương tiện và liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm
quảng cáo trong trường hợp thuê người khác.

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số
hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ
quảng cáo với người quảng cáo.

Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bắt buộc
phải là thương nhân, đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại,
hoặc dịch vụ quảng cáo. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có quyền quyết định
hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo và các quyền khác phù
hợp quy định, đặc biệt là quyền ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ
đại diện thương mại hoặc hợp đồng ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo với tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát
sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam.


Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ
pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quảng cáo, tuân thủ quy định của pháp luật
về quảng cáo và đặc biệt là phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình
thực hiện.



Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân

Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo
thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến cơng
chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người
tổ chức chương trình văn hố, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện
quảng cáo khác. Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát
hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo với người phát hành quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu
phí dịch vụ theo quy định của pháp luật, được kiểm ữa các tài liệu liên quan đến
điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cần quảng

cáo. Người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng
cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên
phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Người cho thuê phương tiện quảng cáo
Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện
quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng (người quảng


cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho mình và thu tiền từ việc cho thuê
phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, người cho
thuê phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý
của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của
phương tiện quảng cáo, thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa
điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết và liên đới chịu trách nhiệm ừong trường
hợp lắp, dựng cơng trình quảng cáo khơng đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa
được cấp giấy phép xây dựng.

Người tiếp nhận quảng cáo
Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thơng tín từ sản phẩm quảng cáo
thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện
quảng cáo mà là chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ hoạt động quảng cáo. Để
bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiếp nhận quảng cáo, pháp luật quy định cho
họ những quyền cơ bản, đó là: Được thơng tin trung thực về chất lượng, tính năng,
tác dụng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; được từ chối tiếp nhận quảng cáo; được
yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất
lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tô chức, cá
nhân đã quảng cáo; được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật; khi

tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về
hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ
chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài
liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.


Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm
quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thơng qua
hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự. Theo quy định của
pháp luật quảng cáo hiện hành, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được xem
như một phương tiện quảng cáo chứ không phải là một chủ thể tổ chức thực hiện
quảng cáo.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo
đúng hợp đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
hoặc người phát hành quảng cáo, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp
luật quảng cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Mục 3,
Chương IV Luật Thương mại năm 2005 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và hiện nay
là Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Chủ thể có quyền trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ
Chủ thể có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam gồm
thương nhân việt Nam và thương nhân nước ngoài. Cụ thể:
-Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hố,
dịch vụ; lựa chọn các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức



hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
để trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ của mình.
- Văn phịng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới
thiệu hàng hố, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới
thiệu tại trụ sở của Văn phịng đại diện đó. Trong trường hợp được thương nhân ủy
quyền, Văn phịng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh
dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.
- Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt nam
muốn trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam
thực hiện.
Như vậy, thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi
nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam có nhiều quyền lợi về trưng bày,
giới thiệu hàng hóa dịch vụ hơn so với văn phòng đại diện của thương nhân và
thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Các hình thức trưng, bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Theo quy định tại Điều 120 Luật Thương mại năm 2005, có hình thức trưng
bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ gồm:
– Mở phịng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
– Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại hoặc
trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hố, nghệ thuật.
– Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.


– Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật.

Khi tiến hành trưng bày hàng hóa dịch vụ thương nhân có thể sử dụng một
trong các hình thức trên hoặc kết hợp một trong số các hình thức đó với nhau để
tạo hiệu quả cho việc giới thiệu hàng hóa dịch vụ của mình.

Điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu
Điều kiện chung với hàng hóa dịch vụ trưng bày giới thiệu
Để được trưng bày, giới thiệu thì hàng hóa dịch vụ phải đáp ứng những điều
kiện sau:
– Hàng hóa dịch vụ trưng bày giới phải là những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh
hợp pháp trên thị trường.
– Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hố.
Điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu
Hàng hóa nhập khẩu vào việt Nam để trưng bày giới thiệu ngoài việc đáp ứng
những điều kiện chung trên còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
– Là hàng hoá được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
– Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi
kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập
khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập
khẩu;
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụ tại Việt Nam
thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.


Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, điều kiện để được trưng
bày giới thiệu sẽ khắt khe hơn so với hàng hóa trong nước.

Cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Điều 123 Luật thương mại năm 2005 quy định các trường hợp cấm tổ chức
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng

bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ: làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an
tồn xã hội, cảnh quan, mơi trường, sức khoẻ con người; trái với truyền thống lịch
sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; làm lộ bí mật nhà nước.
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá của thương nhân khác để so sánh với hàng hố
của mình, (trừ trường hợp so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ)
Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hố khơng đúng với hàng hố đang kinh doanh
về chất lượng, giá, cơng dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành và
các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm lừa dối khách hàng.

2.4. Hội chợ, triển lãm thương mại
Hoạt động hội trợ, triển lãm thương mại được quy định tại Mục 4, Chương IV
Luật Thương mại năm 2005 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Nghị định
81/2018/NĐ-C và mới nhất là Nghị định 23/2019/NĐ-CP quy định về hoạt động
triển lãm

Cách thức thực hiện hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
Các thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
Nam hoặc cũng có thể thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm.


Bán hàng hóa tại chỗ là một đặc trưng của hội chợ thương mại. Việc các
thương nhân bán hàng sản xuất trong nước tại các cuộc hội chợ trong nước diễn ra
như các hoạt động mua bán thông thường.
Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất tái nhập thì để tham gia hội chợ, việc mua
bán, tặng cho các hàng hóa trên mà khơng tái xuất hay tái nhập phải tuân thủ các
quy định về thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

Quy định về tổ chức hội trợ, triển lãm
Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải được đăng ký và phải
được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi trực
tiếp tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngồi về hàng
hố, dịch vụ mà mình kinh doanh phải tuân theo các quy định về xuất khẩu hàng
hoá.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm khi tổ chức cho thương
nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Thương
mại.
Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
ở nước ngoài.
Đối với Hội chợ, triển lãm được tổ chức ở nước ngồi thì các thương nhân kinh
doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác
tham gia sự kiện phải đăng ký với Bộ Công Thương.


×