Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÁP LUẬT vận CHUYỂN HÀNG hải QUỐC tế đề bài “phân tích nguồn pháp luật quốc tế trong vận chuyển hàng hải quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.15 KB, 17 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


BÀI TẬP NHĨM
MƠN: PHÁP LUẬT VẬN CHUYỂN HÀNG
HẢI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI:
“Phân tích nguồn pháp luật quốc tế trong vận chuyển hàng hải quốc
tế”
LỚP
NHÓM

: N04
: 03

Hà Nội, 2021

1

Tieu luan


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHĨM
Ngày : 08/09/2021
Nhóm: 03
Lớp: N04
Tổng số sinh viên của nhóm:
 Có mặt: …15…………………………………………………..
 Vắng mặt:…0…...Có lý do:………Khơng có lý do:………...


Nội dung: Phân tích tình huống về sở hữu trí tuệ
Tên bài tập: Bài tập nhóm
Đề bài: Phân tích nguồn pháp luật quốc tế trong vận chuyển hàng hải quốc tế.
Môn học: Pháp luật vận chuyển hàng hải quốc tế.
Xác định mức độ tham gia của sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm:

STT

MSSV

HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH
GIÁ CỦA
SV
A B

1
2
3
4

430528
430529
430531
430533

5

430552


6
7
8
9

430621
430628
430648
430649

10

430650

11
12
13

430661
430735
430737

14

430765

15

430822


Lê Trịnh Nguyên
Vũ Thị Minh Nguyệt
Hứa Thị Khánh Ly
Dương Hồng Trang
Trần Phan Cẩm
Nhung
Trịnh Thị Trang
Nguyễn Thanh Bình
Trần Thị Thảo
Nguyễn Thị Thùy
Linh
Hoàng Thị Minh
Tâm
Hoàng Thái Bảo
Võ Hồng Nhung
Nhâm Thị Huyền
Trang
Kittakone
Keosorlasirg
Lo Thị Nhi Quyền


















2

Tieu luan

C

SV

TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV
Điểm
(số)

Điểm
(chữ)

GV
(ký tên)


Kết quả điểm bài viết:

- Giáo viên chấm thứ nhất:…..
- Giáo viên chấm thứ hai:……
Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:….
Điểm kết luận cuối cùng
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2021
NHÓM TRƯỞNG
Thảo
Trần Thị Thảo

3

Tieu luan


MỤC LỤC:
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT:..........................................................................................................5
MỞ BÀI:.....................................................................................................................................................6
NỘI DUNG:................................................................................................................................................6
I. Khái quát chung về nguồn PLQT trong vận chuyển hàng hóa quốc tế..............................................6
1. Khái niệm nguồn PLQT.........................................................................................................................6
2. Vai trò của nguồn PLQT trong vận chuyển hàng hoá quốc tế........................................................7
II. Các loại nguồnPLQT trong vận chuyển hàng hoá quốc tế.................................................................7
1. ĐƯQT..................................................................................................................................................7
2. Tập quán hàng hải quốc tế...............................................................................................................10
3. Án lệ và một số nguồn bổ trợ khác..................................................................................................11
III. Mối quan hệ giữa nguồn PLQT với PLQG tại Việt Nam...............................................................12
1.PLQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của PLQG.....................................................12

2.PLQG ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và thực hiệnPLQT...........12
3.PLQT tạo điều kiện đảm bảo choPLQG trong quá trình thực hiện..............................................13
KẾT LUẬN:..............................................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................................14

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT:
PLQT
: Pháp luật quốc tế
PLQG
: Pháp luật quốc gia
ĐƯQT
: Điều ước quốc tế
TQQT
: Tập quán quốc tế
LHQ
: Liên hợp quốc
Công ước Hamburg năm 1978
: Công ước của Liên hợp quốc về
4

Tieu luan


chun chở hàng hóa bằng đường biển
Cơng ước Rotterdam năm 2009

năm 1978
: Công ước của Liên hợp quốc về hợp
đồng vận tải hàng hóa quốc tế tồn bộ
hành trình hoặc một phần bằng đường


Công ước Brussel năm 1924

biển năm 2009
: Công ước của Hội đồng hàng hải
quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển năm 1924

5

Tieu luan


MỞ BÀI:
Vận chuyển hàng hải quốc tế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trên
toàn cầu. Ra đời từ rất lâu khoảng 5000 năm trước, từ lúc còn sơ khai cho đến ngày
nay ngành kinh tế “xương sống” này đã có sự hồn thiện và phát triển vượt bậc, mang
đến lợi thế về kinh tế vô cùng lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Song hành với từng
bước phát triển đó, pháp luật về vận chuyển hàng hải quốc tế cũng đã ra đời và có sự
thay đổi theo từng mốc thời gian nhất định nhằm điều chỉnh một cách có hiệu quả đến
quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trong pháp luật về vận
chuyển hàng hải quốc tế nói chung, nguồn PLQT là một trong những vấn đề quan
trọng điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển. Để đi sâu tìm hiểu, khai thác các khía cạnh liên quan đến nguồn
PLQT, nhóm em xin phép nhận đề bài sau làm bài tập nhóm: “Phân tích nguồn PLQT
trong vận chuyển hàng hóa quốc tế”.
NỘI DUNG:
I. Khái quát chung về nguồn PLQT trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.
1. Khái niệm nguồn PLQT.
Vận chuyển hàng hoá quốc tế là quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của tư pháp

quốc tế. Vì vậy, nguồn của tư pháp quốc tế chính là nguồn của pháp luật về vận
chuyển hàng hoá quốc tế1. Pháp luật vận chuyển hàng hố quốc tế gồm hai loại nguồn
đó là nguồn PLQT và nguồn PLQG. Trong đó, nguồn PLQT đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong giải quyết các vấn đề về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Nguồn PLQT là hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, các
quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận
xây dựng nên (bao gồm cả quy phạm án lệ); nguyên tắc, học thuyết, tư tưởng ... Nguồn
PLQT bao gồm nguồn cơ bản là ĐƯQT, TQQT và nguồn bổ trợ là án lệ, nguyên tắc

Nguồn của tư pháp quốc tế là các yếu tố trong đó chứa đựng cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế có
thể là quy phạm pháp luật (bao gồm cả quy phạm án lệ), nguyên tắc, tư tưởng, quan điểm v.v…
1

6

Tieu luan


chung của pháp luật, học thuyết, tư tưởng, quan điểm, nghị quyết của các tổ chức quốc
tế (soft law), v.v…
2. Vai trị của nguồn PLQT trong vận chuyển hàng hố quốc tế.
Nguồn PLQT giữ vai trò chủ đạo trong điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển. Nó chứa đựng cơ sở pháp lý có tính thuyết phục cao cho sự
xử sự của các bên, xác định được các tiêu chuẩn pháp lý chung từ đó trực tiếp điều
chỉnh các quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá
quốc tế, quan hệ bảo hiểm hàng hóa quốc tế.
Khơng chỉ vậy, nguồn PLQT còn cung cấp các căn cứ pháp lý minh bạch, rõ ràng,
cần thiết để giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa các bên trong vận
chuyển hàng hố quốc tế. Đóng vai trị quan trọng như vậy, nguồn PLQT thường được
ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột về pháp luật về cùng một vấn đề.

II. Các loại nguồn PLQT trong vận chuyển hàng hoá quốc tế.
1. ĐƯQT.
1.1 Khái niệm ĐƯQT.
Trong quan hệ vận chuyển hàng hoá quốc tế, ĐƯQT là nguồn luật cơ bản và quan
trọng nhất. Về định nghĩa, ĐƯQT trong vận chuyển hàng hoá quốc tế là thoả thuận
quốc tế giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế về các vấn đề liên
quan đến vận chuyển hàng hố quốc tế, trong đó việc ký kết, hiệu lực và chấm dứt
hiệu lực của nó được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Hiệu lực của ĐƯQT khơng phụ
thuộc vào việc nó được quy định trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn
kiện khác, không phụ thuộc vào cách gọi tên như công ước, hiệp ước, hiệp định, tuyên
bố, ...
Là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia thỏa thuận thống nhất thơng qua,
ĐƯQT có giá trị pháp lý bắt buộc, ràng buộc các chủ thể ký kết phải thực hiện.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda trong luật quốc tế buộc các quốc gia tham gia ký kết
tuân thủ các quy định trong ĐƯQT một cách tận tâm, thiện chí.
7

Tieu luan


ĐƯQT với vai trò nguồn của pháp luật vận chuyển hàng hải quốc tế được áp dụng
ở một quốc gia để điều chỉnh quan hệ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
trong những trường hợp: (i) Có ĐƯQT mà quốc gia là thành viên chứa đựng quy
phạm điều chỉnh trực tiếp quan hệ phát sinh; (ii) Quy phạm pháp luật xung đột trong
PLQG hoặc ĐƯQT mà quốc gia là thành viên dẫn chiếu tới; (iii) Điều khoản về luật
áp dụng trong hợp đồng quy định việc áp dụng ĐƯQT cụ thể; (iv) ĐƯQT được áp
dụng khi cơ quan (thường là trọng tài quốc tế) lựa chọn luật áp dụng cho tranh chấp là
ĐƯQT.
Hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới ở các mức độ và hình thức khác
nhau đều thừa nhận “cơng thức” áp dụng luật khi có sự khơng tương thích giữa quy

định của ĐƯQT và quy định của luật quốc gia về cùng một vấn đề - đó là áp dụng các
quy định của ĐƯQT2. Ví dụ: Liên bang Nga, Hà Lan, Ba Lan, Việt Nam, …Tuy
nhiên, việc áp dụng công thức này khơng giống nhau ở các nước.
1.2 Phân loại ĐƯQT.
ĐƯQT có thể được phân loại thành ĐƯQT đa phương và ĐƯQT song phương
(dựa trên tiêu chí số lượng các nước tham gia ĐƯQT). Trong ĐƯQT song phương
nhiều ĐƯQT tồn tại dưới dạng hiệp định hàng hải, được chia làm hai loại là hiệp định
chung và hiệp định đặc thù (chứa các điều khoản cụ thể như định nghĩa tàu, điều
khoản tự do ra vào, điều khoản vận chuyển hàng hóa, …). Trong ĐƯQT đa phương thì
có ĐƯQT đa phương được nhiều nước trên thế giới tham gia và ĐƯQT đa phương
khu vực chỉ dành cho một số nước trong một khu vực xác định.
1.3 Vai trò, ý nghĩa của ĐƯQT trong vận chuyển hàng hải quốc tế.
Thứ nhất, ĐƯQT về vận chuyển hàng hải quốc tế có vai trị như là công cụ pháp lý
hữu hiệu để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề vận chuyển hàng hóa quốc tế và
sự có mặt của ĐƯQT hạn chế việc áp dụng các quy phạm pháp luật nước ngoài. Là
văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng hầu hết các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
Ths. Nguyễn Thị Thuận, Pháp luật Việt Nam về sự khác nhau hoặc không phù hợp giữa quy định điều ước quốc tế
và quy định của luật quốc gia, Luật học số 6/2007, tr 64.
2

8

Tieu luan


được thỏa thuận của các quốc gia trên thế giới ở quy mơ tồn cầu, khu vực và song
phương, ĐƯQT như mực thước quy chuẩn để mọi chủ thể tham gia hoạt động hàng
hải tuân thủ.
Thứ hai, ĐƯQT về vận chuyển hàng hải quốc tế ra đời cịn góp phần hoàn thiện
PLQG theo hướng thu hẹp khoảng cách luật quốc gia và luật quốc tế. Việc xuất hiện

ngày càng nhiều ĐƯQT cho thấy nỗ lực to lớn của các quốc gia trong việc thống nhất
hóa luật nội dung của các nước nhằm làm đơn giản hóa và hài hịa hóa việc điều chỉnh
quan hệ vận chuyển hàng hải quốc tế, góp phần giao lưu dân sự, thương mại quốc tế
phát triển. Những nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong ĐƯQT nhìn chung có tính
thuyết phục cao xuất phát từ sự thống nhất, đồng quan điểm của đa số các quốc gia ký
kết. Sau khi ký kết tham gia ĐƯQT, các quốc gia thường có xu hướng nội luật hóa các
quy định của ĐƯQT vào PLQG.
1.4 Một số ĐƯQT về vân chuyển hàng hóa quốc tế điển hình.
Trong khn khổ LHQ, các ủy ban hay hiệp hội của LHQ, tổ chức tồn cầu này đã
thơng qua một số ĐƯQT tiêu biểu cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như
Cơng ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 hay Công ước Hamburg năm 1978, Công
ước Rotterdam năm 2009 v.v…là tiền đề quan trọng cho quan hệ hàng hải quốc tế.
Trong khuôn khổ Đại hội đồng hàng hải quốc tế, Công ước Brussel năm 1924 (Quy
tắc Hague) là ĐƯQT điển hình trong đó đã thống nhất những nguyên tắc về nghĩa vụ
và trách nhiệm của người chuyên chờ và người thuê chở. Quy tắc này có các điều
khoản về nội dung của vận đơn đường biển, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người
chuyên chở, căn cứ miễn trách nhiệm người chuyển chở, giới hạn trách nhiệm bồi
thường, …Sau này, với sự sửa đổi bổ sung của Quy tắc Visby, hai quy tắc này đã hợp
nhất thành một gọi chung là Quy tắc Hague-Visby.
Trong khuôn khổ Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), IMO đã ban hành rất nhiều
ĐƯQT (tính đến này là 44 ĐƯQT) mở đầu là Công ước về Tổ chức hàng hải Quốc tế
năm 1948 (sửa đổi 1991, 1993). Là một cơ quan chuyên môn của LHQ với 172 quốc
gia thành viên và ba thành viên liên kết, mục đích chính của IMO là phát triển và duy
trì một khuôn khổ pháp lý cho việc vận chuyển quốc tế và giải quyết các vấn đề về an
9

Tieu luan


tồn, mơi trường, vấn đề pháp lý, an ninh hàng hải và hiệu quả của vận chuyển quốc

tế.
2. Tập quán hàng hải quốc tế.
2.1 Khái niệm.
Bên cạnh ĐƯQT, TQQT cũng là nguồn cơ bản và xuất hiện chủ yếu trong hoạt
động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Tập quán hàng hải quốc tế là thói
quen hàng hải được lặp đi lặp lại nhiều lần, được nhiều nước cơng nhận và áp dụng
liên tục đến mức nó trở thành một quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo.
TQQT với vai trò là nguồn của tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng được áp dụng trong một số trường hợp
sau đây: (i) TQQT được các ĐƯQT có liên quan quy định; (ii) TQQT được áp dụng
khi được luật quốc gia quy định áp dụng; (iii) TQQT được áp dụng khi các bên trong
hợp đồng quốc tế có thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng TQQT; (iv) TQQT
được áp dụng khi cơ quan giải quyết tranh chấp (thường là trọng tài quốc tế) lựa chọn
luật áp dụng cho tranh chấp là TQQT.
2.2 Phân loại TQQT.
Tập quán hàng hải quốc tế gồm TQQT chung và TQQT vùng, khu vực. TQQT
chung là loại tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng ở rộng rãi mọi nơi trên
thế giới; còn TQQT vùng, khu vực là các tập quán được sử dụng ở từng khu vực, từng
nước, thậm chí từng cảng biển riêng biệt ở mỗi quốc gia.
2.3 Vai trò, ý nghĩa của TQQT trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Các TQQT thường khơng có giá trị pháp lý cao bằng ĐƯQT và luật quốc gia. Tuy
nhiên tập quán hàng hải quốc tế sẽ được áp dụng trong hợp đồng vận tải khi khơng có
quy định về luật áp dụng hoặc luật quy định không đầy đủ, khi đó các TQQT sẽ phát
huy vai trị là cơ sở để giải thích, bổ sung và hướng dẫn thực hiện pháp luật.
Vì TQQT khơng có tính chất bắt buộc nên chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng
quy định sử dụng trong hợp đồng thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc
nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia trong hợp đồng.
2.4 Một số tập quán hàng hải quốc tế tiêu biểu.
10


Tieu luan


a. TQQT chung.
Incoterms (International Commercial Terms) là bộ quy tắc điển hình quy định các
điều kiện thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành lần đầu
năm 1936, và bản mới nhất là phiên bản năm 2010. Incoterms quy định những điều
kiện thương mại thông dụng nhất trong mua bán hàng hóa quốc tế như FOB, CIF,
EXW, DAP, DAT v.v…nhằm giúp các bên trong mua bán hàng hóa quốc tế trong lĩnh
vực hàng hải có cách hiểu thống nhất về tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó
giảm bớt những tranh chấp có thể xảy ra.
Trong quan hệ bảo hiểm hàng hóa quốc tế, bộ quy tắc ICC (Institute Cargo Clauses)
và YAR (York - Antwerp Rules) là hai văn bản điển hình chứa đựng các TQQT điều
chỉnh vấn đề trên. ICC là bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hải quốc tế được ban hành bởi Hiệp hội bảo hiểm
London. Theo ICC, các điều kiện bảo hiểm gồm: ICC-A, ICC-B, ICC-C, chiến tranh,
đình cơng. Mỗi loại điều kiện này đều quy định những trường hợp được bảo hiểm bồi
thường do hàng hóa gặp rủi ro ở trên biển. Còn YAR là bộ quy tắc về tổn thất chung
được Hội đồng Hàng hải quốc tế ban hành. Từ khi YAR ra đời thì nó đã được xem là
tập quán hàng hải quốc tế về bảo hiểm hàng hóa xuất nhấp khẩu bằng đường biển
trọng tâm để giải quyết tổn thất chung. Ngày này, luật pháp nhiều nước không quy
định, quy định không đầy đủ hoặc quy định khác nhau về tổn thất chung trong khi đó
vẫn chưa có ĐƯQT chuyên biệt nào điều chỉnh nên YAR vẫn được xem là tập quán
hàng hải cốt lõi để giải quyết tổn thất chung.
b. TQQT khu vực.
Các thương nhân tại Khu vực Bắc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ, Canada, Mexico) rất ưa
chuộng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Hoa Kỳ 3 (như FOB của Bắc
Hoa Kỳ hoặc CIF của Bắc Hoa Kỳ v.v) trong buôn bán quốc tế. Nhìn chung các điều
kiện thương mại của khu vực này rất khác so với INCOTERMS 2010…
3. Án lệ và một số nguồn bổ trợ khác.

Bên cạnh ĐƯQT và TQQT, án lệ cũng được xem là nguồn quan trọng điều chỉnh
các quan hệ hàng hải quốc tế. Ở các nước theo truyền thống Common law như Anh,
Các điều kiện thương mại này được quy định cụ thể trong Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCCUniform Commercial Code).
3

11

Tieu luan


Mỹ …, mặc dù luật thành văn được áp dụng khi có xung đột nhưng án lệ vẫn giữ vai
trị đặc biệt quan trọng điều chỉnh pháp luật và được coi là nguồn chủ yếu của pháp
luật4. Nguyên tắc chung của án lệ là mọi quy tắc được đưa ra trong một phán quyết của
tịa án trước đó, đều có hiệu lực ràng buộc đối với tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới khi
xét xử một vụ việc tương tự5. Còn ở một số nước theo truyền thống Civil law, án lệ
cũng đang dần được tòa án sử dụng thường xuyên hơn dù rằng mức độ ảnh hưởng của
án lệ trong đời sống pháp luật ở mỗi nước có khác nhau.
Không chỉ vậy, một số loại nguồn bổ trợ khác như học thuyết, sách, tư tưởng, quan
điểm của các học giả nổi tiếng, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế (soft law), … về
pháp luât vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phán quyết
của tòa án. Thẩm phán thường tham khảo các lý thuyết nổi tiếng để giải quyết những
vấn đề thực tế còn đang gây tranh cãi hoặc chưa rõ ràng. Loại nguồn này chỉ có giá trị
tham khảo chứ khơng có hiệu lực bắt buộc.
III. Mối quan hệ giữa nguồn PLQT với PLQG tại Việt Nam.
1. PLQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của PLQG.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hàng hải. Hiện tại, Việt
Nam là thành viên của rất nhiều CƯQT về hàng hải quốc tế như CƯQT về Luật biển
năm 1982, các Công ước của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO (20 công ước), các Hiệp
định về vận tải đa phương thức trong khối ASEAN, …Khi tham gia các ĐƯQT này,

Việt Nam đã tiến hành nội luật hóa các quy định của ĐƯQT vào PLQG, góp phần làm
hồn thiện hơn các quy định pháp luật trong nước ở lĩnh vực hàng hải. Bộ luật hàng
hải của Việt Nam được ban hành lần đầu vào năm 1990, sau nhiều lần sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với các cam kết quốc tế Bộ luật hàng hải năm 2005, 2015 ra đời là
văn bản quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ về hàng hải quốc tế tại Việt Nam.

Tham khảo một số án lệ tại nguồn: />Michael Bogdan, Luật so sánh, Xưởng in Trung tâm học liệu – Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, tr80,121; Michel
Fromont (Nhà pháp luật Việt – Pháp), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006,
tr147.
4
5

12

Tieu luan


Có thể thấy, khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ xây dựng
hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước sao cho đảm bảo phù hợp với cam kết
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chính vì vậy, các nội dung tiến bộ của luật quốc tế
sẽ được truyền tải trong PLQG, từ đó giúp phát triển và hồn thiện PLQG.
2. PLQG ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và thực
hiện PLQT.
Trong quan hệ quốc tế, nhà nước đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây
dựng PLQT. Trong quá trình xây dựng PLQT, khi nước ta được tham gia vào quá
trình đàm phán, xây dựng luật thì ln cố gắng tận dụng mọi cơ hội để đưa ra quan
điểm, bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất trong mối tương quan với lợi ích của
quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, q trình xây dựng
PLQT phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Đồng thời, khi ta chấp nhận tham gia
ký kết một ĐƯQT thì chính những quy định trong đó ln phải đảm bảo đúng tinh

thần của pháp luật Việt Nam, dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của
quốc gia mình. Chính vì vậy, PLQG thể hiện sự định hướng đến quá trình xây dựng
LQT. PLQG là đảm bảo pháp lý quan trọng để các quy phạm quốc tế được thực hiện
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Bằng nhiều cách khác nhau, các quy phạm PLQT về
vận chuyển hàng hải quốc tế sẽ được chuyển hóa thành quy phạm PLQG và có hiệu
lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
3. PLQT tạo điều kiện đảm bảo cho PLQG trong q trình thực hiện.
Hiện nay, có nhiều vấn đề đã vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của quốc gia,
những vấn đề mà quốc gia khơng có quy định, trở thành vấn đề toàn cầu, tự bản thân
mỗi quốc gia khơng thể giải quyết được mà cần có sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, các
ĐƯQT về hàng hải quốc tế hay tập quán hàng hải quốc tế sẽ là cơ sở để quốc gia giải
quyết các vấn đề đó. Chẳng hạn, nguồn TQQT được pháp luật hàng hải Việt Nam quy
định áp dụng trong một số trường hợp liên quan đến giải quyết tranh chấp, vận đơn
đường biển hay giải quyết tổn thất chung 6. Đây là những trường hợp mà PLQG không

6

Xem thêm Điều 5, Điều 163, Điều 292 Bộ luật Hàng hải năm 2015.

13

Tieu luan


có quy định hoặc quy định khơng rõ ràng, việc cho phép áp dụng TQQT sẽ là điều
kiện để đảm bảo cho việc thực hiện các quy phạm tương ứng của PLQG.
KẾT LUẬN:
Thơng qua những phân tích trên có thể thấy rằng, nguồn PLQT đóng vai trị rất
lớn trong điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nguồn PLQG có mối
quan hệ chặt chẽ với nguồn luật quốc tế, có vai trị khơng hề nhỏ trong điều chỉnh

quan hệ hàng hải; đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn PLQT cũng chính là đẩy mạnh
phát triển PLQG. Chính vì thế, bản thân pháp luật hàng hải Việt Nam phải thúc đẩy
hơn nữa hoạt động ký kết ĐƯQT, áp dụng các nguồn của PLQT một cách linh hoạt, để
từ đó điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ phát sinh, tiến tới hội nhập kinh tế,
tư do hóa thương mại – xu hướng toàn cầu.

14

Tieu luan


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
* Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
2. Công ước Hamburg năm 1978.
3. Công ước Rotterdam năm 2009.
4. Công ước Brussel năm 1924.
5. Quy tắc Incoterms 2010.
6. Quy tắc ICC.
7. Quy tắc YAR.
* Giáo trình:
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, 2019, Hà Nội, NXB Tư
pháp.
* Tạp chí, luận văn, luận án:
1. PGS.TS Nguyễn Vũ Hoàng – TS Hà Việt Hưng, “Một số vấn đề về giải quyết tranh
chấp hàng hải quốc tế”, Tạp chí Luật học, số 9, năm 2011, tr 21.
1. Ths. Nguyễn Thị Thuận, “Pháp luật Việt Nam về sự khác nhau hoặc không phù hợp
giữa quy định điều ước quốc tế và quy định của luật quốc gia”, Luật học số 6/2007, tr
64.
3. Michael Bogdan, Luật so sánh, Xưởng in Trung tâm học liệu – Đại học Sư phạm Hà

Nội, 2002, tr80,121; Michel Fromont (Nhà pháp luật Việt – Pháp), Các hệ thống pháp
luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr147.
4. Lưu Hương Ly, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật Việt Nam về bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển”, luận văn, Hà Nội,
2006, trang 21-22

15

Tieu luan


5. Đặng Trường Giang, “Nghiên cứu về xử lý tranh chấp có tổn thất chung trong hoạt
động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kĩ thuậ”t, Trường Đại học
Giao thơng vận tải Tp Hồ Chí Minh, 2014, tr 9.
* Báo, trang thông tin điện tử:
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Tìm hiểu quy tắc sử dụng INCOTERMS”, truy
cập tại: />2. Đỗ Minh Tuấn, Các điều kiện thương mại theo Bộ luật thương mại thống nhất của
Hoa Kỳ. Truy cập tại: />%E1%BB%81u-ki%E1%BB%87n-.

16

Tieu luan


17

Tieu luan




×