Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HUỆ

PH¸P LUËT THUế BảO Vệ MÔI TRƯờNG
ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN N TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HUỆ

PH¸P LUËT THUế BảO Vệ MÔI TRƯờNG
ở VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Luật Kinh tế
Mã số: 9380101.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án bảo
đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất
hợp pháp nào từ các cơng trình nghiên cứu khác, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Huệ


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................9
1.1.
1.1.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đề tài ........................................9
Các cơng trình nghiên cứu lý luận về thuế bảo vệ môi trƣờng và pháp
luật thuế bảo vệ môi trƣờng ..........................................................................9

1.1.2.

Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực

hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ....................................16
Các cơng trình nghiên cứu về định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
và bảo đảm thực hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ............21

1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

Đánh giá các cơng trình nghiên cứu về đề tài .........................................25
Những kết quả nghiên cứu đƣợc tiếp thu, sử dụng trong luận án ...............25
Những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu sâu, cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án ................................................................................................27

1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.

Cơ sở lý thuyết, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và hƣớng tiếp cận
của luận án .................................................................................................28
Cơ sở lý thuyết ............................................................................................28
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................32
Hƣớng tiếp cận của luận án .........................................................................33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................34
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG VÀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ...........35
2.1.
Những vấn đề lý luận về thuế bảo vệ môi trƣờng ..................................35

2.1.1. Khái niệm thuế bảo vệ mơi trƣờng ..............................................................35
2.1.2. Vai trị của thuế bảo vệ môi trƣờng .............................................................47
2.2.
Những vấn đề lý luận về pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng .................52


2.2.1.

Khái niệm pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ..............................................52

2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

Nguyên tắc của pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ......................................55
Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng .......................61
Các yếu tố tác động đến pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ........................67

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................75
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................76
3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.

3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật thuế bảo vệ
môi trƣờng ở Việt Nam .............................................................................76
Thực trạng pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay ........78
Thực trạng các quy định về chủ thể nộp thuế, chủ thể chịu thuế, đối
tƣợng chịu thuế và đối tƣợng không chịu thuế BVMT ...............................78
Thực trạng các quy định về thuế suất và nguyên tắc, thẩm quyền điều
chỉnh thuế suất thuế bảo vệ môi trƣờng ......................................................87
Thực trạng các quy định về phƣơng thức và thời điểm tính thuế bảo vệ
mơi trƣờng ...................................................................................................93
Thực trạng các quy định về miễn, giảm, hoàn thuế bảo vệ môi trƣờng ......95
Thực trạng các quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ thuế bảo vệ
môi trƣờng ...................................................................................................96
Thực trạng các quy định về thủ tục thuế bảo vệ môi trƣờng.......................98
Thực tiễn thực hiện và nguyên nhân của những hạn chế trong
thực hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay ....102
Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam
hiện nay .....................................................................................................102
Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật thuế bảo vệ

môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay ..............................................................115
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................123
CHƢƠNG 4 : ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM........................................................................124
4.1.


Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật
thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ......................................................124


4.1.1.

Cần nhận thức thuế bảo vệ môi trƣờng là một công cụ kinh tế để bảo

4.1.2.
4.1.3.

vệ môi trƣờng ............................................................................................124
Bảo đảm nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền ...............................125
Bảo đảm mục tiêu tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững ....................125

4.1.4.

Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ trong xây dựng và thực hiện pháp
luật thuế bảo vệ môi trƣờng ......................................................................126

4.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật
thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam ......................................................127

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam .......127
Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở
Việt Nam ...................................................................................................140
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................148
4.2.1.

4.2.2.

KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1 PL


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

A. Tiếng Việt
1.

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

3.

BVMT


Bảo vệ môi trƣờng

4.

CCKT

Công cụ kinh tế

5.

Cục C54

Viện Khoa học Hình sự, Bộ Cơng an

6.

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

7.

E10

Nhiên liệu đƣợc pha trộn khoảng 10% thể tích cồn sinh học
Bio-ethanol

8.


E5

Nhiên liệu đƣợc pha trộn khoảng 5% thể tích cồn sinh học
Bio-ethanol

9.

KH&CN

Khoa học và Cơng nghệ

10.

NCS

Nghiên cứu sinh

11.

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

12.

PC46

Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Quản lý Kinh tế và
Chức vụ


13.

PTBV

Phát triển bền vững

14.

Thuế TNDN

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

15.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16.

UBTV

Ủy ban Thƣờng vụ
B. Tiếng Anh

17.

ADB

Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)


18.

AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN)

19.

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội Các quốc
gia Đông Nam Á)


20.

BPP

Benefit Pays Principle (Nguyên tắc ngƣời hƣởng thụ phải trả tiền)

21.

CAC

Command and Control (Cơng cụ mệnh lệnh và kiểm sốt)

22.

CIGG


Dự án “Hỗ trợ tăng cƣờng năng lực và đổi mới thể chế thực
hiện tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam”

23.

CO2

Carbon dioxide

24.

Công ƣớc HS

Harmonized System (Công ƣớc về “Hệ thống hài hồ trong
mơ tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá”)

25.

COP21

The 21st Conference of the Parties to the United Nations
Framework Convention on Climate Change (Hội nghị lần
thứ 21 các bên tham gia Công ƣớc khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu)

26.

ESA 95


European System of National and Regional Accounts 1995
(Hệ thống của Châu Âu về các báo cáo thu chi quốc gia và
khu vực)

27.

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

28.

EU ETS

EU Emissions Trading System (Hệ thống Thƣơng mại Khí
nhà kính Liên minh Châu Âu)

29.

EUR

Đồng tiền chung Châu Âu

30.

EUROSTAT

European Statistical Office (Cơ quan Thống kê Châu Âu)

31.


FTA

Free Trade Agreement (Hiệp định thƣơng mại tự do)

32.

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

33.

HCFC

Hydro-chloro-fluoro-carbon

34.

HM Treasury

Her Majesty's Treasury (Bộ Tài chính Kinh tế của Chính
phủ Anh)

35.

IEA

International Energy Agency (Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế)


36.

IFS

Institute for Fiscal Studies (Viện nghiên cứu Tài chính)

37.

IUCN

The International Union for Conservation of Nature
(Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)


38.

NO2

Nitơ dioxide

39.

Nox

Thuật ngữ dùng chung cho NO và NO2 (oxit nitơ và nitơ
dioxide)

40.

OECD


Organisation for Economic Co-operation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

41.

ONS

UK’s Office for National Statistics (Văn phòng Thống kê
Vƣơng quốc Anh)

42.

PINE

Policy Instruments for the Environment (Cơ sở dữ liệu về
các cơng cụ chính sách đối với môi trƣờng)

43.

PPP

Polluter Pays Principle (Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải
trả tiền)

44.

S02

Lƣu huỳnh điôxit/Anhiđrit sunfurơ


45.

SME

Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp nhỏ và vừa)

46.

USD

Đồng Đô la Mỹ

47.

VAT

Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng

48.

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phịng
Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam)

49.

WB


World Bank (Ngân hàng Thế giới)

50.

WECD

World Commission on Environment and Development
(Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do sự phát triển kinh tế thiếu bền vững nên Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc
gia trên thế giới đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trƣờng nghiêm
trọng nhƣ biến đổi khí hậu do sự nóng lên của Trái đất, suy thối, ơ nhiễm mơi
trƣờng, sự cố mơi trƣờng, ô nhiễm trắng do chất thải nhựa, thủng tầng ozon... Nhìn
từ góc độ kinh tế, những vấn đề mơi trƣờng này đã gây ra những ảnh hƣởng không
thể đo đếm đối với sức khỏe thể chất, tinh thần của ngƣời dân, với những thành quả
kinh tế mà con ngƣời đã mất nhiều công sức để xây dựng và với cả sự sống của
những sinh vật sống trong tự nhiên. Nhìn từ góc độ quyền con ngƣời thì rõ ràng
những vấn đề về môi trƣờng này đã gây ảnh hƣởng đến việc thụ hƣởng “quyền con
ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành” cũng nhƣ một số quyền con ngƣời
khác. Để kiểm soát, giảm thiểu những tác động này cũng nhƣ để bảo đảm quyền con
ngƣời, các quốc gia phải đều phải thực hiện rất nhiều kế hoạch, chiến lƣợc, phải sử
dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhƣ tăng cƣờng áp dụng khoa học – công nghệ;
đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục; xây dựng hành lang pháp lý hay áp dụng các công
cụ kinh tế (CCKT) để bảo vệ mơi trƣờng (BVMT). Trong số đó, các CCKT nói
chung và thuế mơi trƣờng nói riêng là nhóm giải pháp quan trọng đã và đang đƣợc
nhiều quốc gia cam kết, đẩy mạnh thực hiện dƣới những hình thức rất đa dạng nhƣ:
thuế CO2 ở Thụy Điển [185]; thuế với túi nhựa ở Ireland [184]; thuế với thuốc trừ

sâu ở Đan Mạch [171]; thuế năng lƣợng ở Hà Lan [178]…
Đối với Việt Nam, cơng cuộc “đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã
thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nhanh chóng đƣa Việt Nam từ một trong những
quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ
2002 đến 2018, hơn 45 triệu ngƣời đã thoát nghèo, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn
70% xuống còn dƣới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). GDP đầu ngƣời
tăng 2,5 lần, đạt trên 2.500 USD năm 2018” [138]. Những thành tựu to lớn trong
phát triển kinh tế mặc dù đã mang lại sự thay đổi lớn lao trong đời sống ngƣời dân,
nhƣng cũng kéo theo những vấn đề về môi trƣờng nghiêm trọng mà Việt Nam bắt
buộc phải giải quyết để có thể đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).
Từ thực tiễn đất nƣớc và trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, ngày
15/11/2010 Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật Thuế BVMT, bổ sung vào nhóm
thuế mơi trƣờng của Việt Nam một sắc thuế mới bên cạnh thuế tài nguyên. Sự ra

1


đời của Luật Thuế BVMT năm 2010 đã đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong việc đẩy
mạnh áp dụng CCKT để BVMT ở Việt Nam bởi “thuế BVMT là sự thể hiện sâu sắc
nguyên tắc: “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”” [60, tr.510] khi buộc ngƣời sử dụng
một số loại hàng hoá, sản phẩm gây tác động xấu tới môi trƣờng nhƣ xăng dầu, túi
ni lông, HCFC, than đá… phải trả tiền cho những “ngoại ứng tiêu cực” mà việc sử
dụng các hàng hóa, sản phẩm này tạo ra.
Tuy nhiên, xem xét dƣới cả góc độ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu để
tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật thuế
BVMT ở Việt Nam hiện nay là thực sự cần thiết. Lý do cụ thể nhƣ sau:
Dưới góc độ lý luận, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy, hiện nay thuật ngữ
thuế BVMT vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, chƣa thống nhất dẫn đến những
khó khăn trong q trình học tập, nghiên cứu về thuế BVMT và pháp luật thuế
BVMT. Bên cạnh đó, đến nay vẫn chƣa có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu

sâu về thuế BVMT và pháp luật thuế BVMT nên các vấn đề lý luận về thuế
BVMT (nhƣ định nghĩa, đặc điểm, vai trò…) và lý luận về pháp luật thuế BVMT
(nhƣ định nghĩa, đặc điểm, nội dung điều chỉnh, nguyên tắc và các yếu tố tác động
đến pháp luật thuế BVMT…) đều chƣa đƣợc nghiên cứu thấu đáo. Sự thiếu hụt về
khung lý luận ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT cũng nhƣ
ảnh hƣởng đến cơng tác nghiên cứu, hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng hệ
thống lý luận về thuế BVMT và pháp luật thuế BVMT làm cơ sở để đánh giá,
hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện
nay là rất cần thiết.
Dưới góc độ thực tiễn, mặc dù pháp luật thuế BVMT đã mang lại những kết
quả nhất định trong BVMT cũng nhƣ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc
(NSNN) trong giai đoạn từ 2012 đến nay, nhƣng thực tế cho thấy, nhiều quy định
pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam đã bộc lộ bất cập, một số quy định còn chƣa
thống nhất, chƣa rõ ràng, gây ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện pháp luật thuế
BVMT của các chủ thể. Bên cạnh đó, vì nhiều ngun nhân nên thực tiễn thực
hiện pháp luật thuế BVMT trong những năm qua cũng gặp phải những khó khăn,
vƣớng mắc, hạn chế nhất định khiến cho thuế BVMT chƣa thực sự phát huy đƣợc
vai trò là một CCKT trong quản lý và BVMT. Trƣớc thực tế đó, ngày 08/06/2017,
Quốc hội đã đƣa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế BVMT

2


vào Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Bộ Tài chính đã đƣợc phân
cơng chủ trì soạn thảo dự án luật này, tuy nhiên, sau quá trình xây dựng, thẩm
định và lấy ý kiến, Quốc hội nhận thấy dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế BVMT vẫn cần “có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện”[147]
nên đã quyết định đƣa dự án luật này ra khỏi Chƣơng trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2019. Bên cạnh đó, Luật BVMT năm 2020 (đƣợc Quốc hội thông qua

ngày 17/11/2020) đã lần đầu tiên khẳng định vai trò là một CCKT của thuế
BVMT. Điều này giúp hình thành quan điểm thống nhất về vai trị của thuế
BVMT ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, định hƣớng cho q trình sửa
đổi, hồn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam trong thời
gian tới. Do đó, từ góc độ thực tiễn, việc nghiên cứu pháp luật thuế BVMT sẽ góp
phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT
nói riêng và pháp luật BVMT ở Việt Nam nói chung.
Vì những lí do trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Pháp luật thuế bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hƣớng đến mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Từ đó, đƣa ra những định hƣớng và đề xuất
giải pháp để hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật thuế BVMT ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án cần giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngồi nƣớc để xác định các vấn đề
cần nghiên cứu trong luận án; nêu và phân tích những cơ sở lý thuyết đƣợc sử dụng
để nghiên cứu luận án, đƣa ra các câu hỏi, các giả thuyết nghiên cứu cũng nhƣ
hƣớng tiếp cận của luận án;
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thuế BVMT nhƣ định nghĩa, đặc điểm và
vai trò của thuế BVMT; lý luận về pháp luật thuế BVMT, bao gồm định nghĩa, đặc
điểm, nội dung điều chỉnh, nguyên tắc và các yếu tố tác động đến pháp luật thuế
BVMT để xây dựng đƣợc khung lý luận về pháp luật thuế BVMT;
- Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam;

3



- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật thuế BVMT, từ đó nêu những ƣu
điểm và hạn chế của các quy định pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam,
chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót, đồng thời phân tích
những ngun nhân của tình trạng này;
- Đƣa ra những định hƣớng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo
đảm thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án hƣớng đến nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận về thuế BVMT và pháp luật thuế BVMT;
- Quy định pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay;
- Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của Luật
Thuế BVMT năm 2010, các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng nhƣ các văn bản của
các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức có nội dung liên quan đến pháp luật thuế BVMT ở
Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay nên luận
án cũng nghiên cứu một số quy định có liên quan đến thuế BVMT tại các văn bản
quy phạm pháp luật khác nhƣ Luật NSNN, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu... Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu là Luật Thuế BVMT năm 2010
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về pháp luật thuế BVMT ở Việt
Nam, nhƣng do hạn chế về khả năng tiếp cận nên những đánh giá về thực tiễn thực
hiện pháp luật thuế BVMT sẽ đƣợc minh chứng thơng qua số liệu điển hình của một
số tỉnh thành nhƣ Lạng Sơn, Hải Phòng, Hƣng Yên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu về pháp luật thuế BVMT từ năm
2010 đến nay, tuy nhiên, do đến ngày 01/01/2012 Luật Thuế BVMT năm 2010 mới
bắt đầu có hiệu lực nên các số liệu đƣợc sử dụng để minh chứng cho nội dung về

thực tiễn thực hiện pháp luật lấy mốc bắt đầu từ 2012 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, NCS sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê, kết

4


hợp sử dụng một số phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ phỏng vấn sâu, quan sát,
thu thập, xử lý và phân tích số liệu sơ cấp, thứ cấp. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án, giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu và chứng
minh cho các giả thuyết nghiên cứu, giúp tác giả đƣa ra những kết luận khoa học
của luận án.
Thứ hai, phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là một trong những
phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng, đƣợc sử dụng ở nhiều nội dung của luận án,
nhƣ nội dung về đặc điểm của thuế BVMT (để chỉ ra sự khác biệt giữa thuế BVMT
với các loại thuế và phí khác); so sánh đóng góp của thuế BVMT đối với NSNN
qua các năm; so sánh thay đổi mức thuế BVMT qua các thời kì; so sánh nội dung
một số văn bản quy phạm pháp luật; so sánh pháp luật thuế BVMT của Việt Nam
với pháp luật thuế BVMT một số nƣớc khác, từ đó chỉ ra những quy định hợp lý và
bất cập của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp lịch sử: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở Chƣơng 2,
trong các nội dung về lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật thuế BVMT ở
Việt Nam; đánh giá hiệu quả của thuế BVMT ở các giai đoạn khác nhau trong quá
trình thực hiện ở Việt Nam.
Thứ tư, phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu
trong Chƣơng 3 để làm sáng tỏ hơn những nhận định về thực trạng pháp luật, thực
tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay với các vấn đề nhƣ số
lƣợng văn bản quy phạm pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay; các loại hàng

hóa sản phẩm thân thiện với mơi trƣờng có thể thay thế cho các sản phẩm thuộc đối
tƣợng chịu thuế BVMT; số thu thuế BVMT qua các năm; các cơng văn trả lời của
Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan về thuế BVMT…
Thứ năm, phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc NCS sử dụng để thu thập các thông
tin liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT tại Chƣơng 3 của luận
án. Có hai nhóm đối tƣợng phỏng vấn: cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc
có liên quan đến thuế BVMT nhƣ Chi cục thuế, Cục/chi cục Hải quan và ngƣời nộp
thuế BVMT nhƣ cán bộ của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Phương pháp quan sát: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đƣa ra những
đánh giá, nhận xét về thực trạng thực hiện pháp luật thuế BVMT tại Chƣơng 3 của
luận án. Trong quá trình thực hiện luận án NCS đã đến một số chợ, siêu thị và một
5


số cửa hàng kinh doanh xăng dầu để quan sát hành vi của ngƣời tiêu dùng đối với
một số hàng hóa, sản phẩm thuộc đối tƣợng chịu thuế BVMT và các sản phẩm/dịch
vụ thay thế.
- Thu thập, xử lý, phân tích số liệu sơ cấp/thứ cấp: Để có minh chứng cho
những nhận định đƣợc đƣa ra trong luận án, NCS đã kết hợp tìm kiếm và phân tích
một số tài liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan nhƣ tờ khai hải quan, tờ khai thuế của
một số đơn vị, báo cáo tổng thu thuế BVMT qua các năm của một số địa phƣơng, số
liệu thống kê, báo cáo của Bộ Tài chính, Chính phủ, cùng những thơng tin từ các
website đáng tin cậy, sách, báo tạp chí và các nguồn khác.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của Chƣơng 2 luận án góp phần làm sâu sắc
hơn những vấn đề lý luận về thuế BVMT và pháp luật thuế BVMT. Đặc biệt, tại mục
2.1.1, NCS đã đƣa ra các định nghĩa mới: CCKT, thuế môi trƣờng và thuế BVMT,
thể hiện các sắc thuế môi trƣờng dƣới dạng biểu đồ để thấy đƣợc sự khác biệt của
thuế môi trƣờng và thuế BVMT. Tại mục 2.2.4 NCS đã phân tích đƣợc tác động của

các yếu tố chính trị, kinh tế, tài khóa, xã hội và hội nhập tới pháp luật thuế BVMT.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu tại mục 3.2 đã làm rõ hơn những ƣu điểm và hạn
chế của các quy định pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam hiện nay. Điểm khác biệt so
với các cơng trình nghiên cứu khác là trong mỗi nhận định, NCS đều đƣa ra những
minh chứng, lập luận, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề chứ không chỉ dừng ở việc đƣa
ra nhận định chung chung. Trong đó, có một số đóng góp mới: chỉ ra sự thiếu thống
nhất trong quy định về đối tƣợng chịu thuế BVMT hiện nay; chỉ ra hạn chế của việc
thiếu quy định về chủ thể chịu thuế BVMT; phân tích hạn chế của các quy định về
đối tƣợng chịu thuế là xăng dầu, nguyên tắc điều chỉnh thuế suất, quản lý, sử dụng
tiền thu từ thuế BVMT và thủ tục hoàn thuế BVMT; sự thiếu nhất quán trong quy
định về đối tƣợng không chịu thuế BVMT.
Thứ ba, khi nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật thuế BVMT ở
Việt Nam giai đoạn từ 2012 đến nay, luận án đã có đƣợc một số điểm mới:
Nhiều chủ thể nộp thuế BVMT gặp khó khăn khi xác định hàng hóa, sản phẩm
của mình có thuộc đối tƣợng chịu thuế BVMT hay khơng; việc thu thuế với
nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật gần nhƣ không thực hiện đƣợc; việc điều
chỉnh thuế suất chƣa hƣớng đến mục tiêu BVMT và thiếu tính kế hoạch; việc
thực hiện quy định về thời điểm tính thuế BVMNT đối với hàng hóa nhập khẩu

6


(trừ xăng dầu để bán) đã tạo ra áp lực tài chính, thiệt thịi cho nhiều doanh
nghiệp; việc quản lý, sử dụng tiền thu từ thuế BVMT còn những điểm chƣa rõ
ràng; tình trạng bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật thuế BVMT vẫn còn diễn ra.
Đặc biệt tại mục 3.3.2 NCS đã chỉ ra đƣợc hai nguyên nhân mới của những hạn
chế trong thực hiện pháp luật thuế BVMT tại Việt Nam: nhận thức của cơ quan
quản lý nhà nƣớc về pháp luật thuế BVMT chƣa đầy đủ và sản phẩm/dịch vụ
thay thế chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chí tiêu dùng của ngƣời dân (một số đối tƣợng
chịu thuế BVMT khơng có sản phẩm thay thế, giá thành cao, khó tiếp cận, chất

lƣợng chƣa bảo đảm).
Thứ tư, tại mục 4.2.1, NCS đề xuất một số giải pháp mới để sửa đổi, bổ
sung các quy định còn chƣa phù hợp của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam nhƣ:
bổ sung vào Luật Thuế BVMT quy định về chủ thể chịu thuế BVMT, quy định
về phƣơng thức tính thuế với các đối tƣợng chịu thuế ở dạng hỗn hợp; đƣa các
loại thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi đối tƣợng chịu thuế BVMT và thay thế bằng
một số loại hàng hóa khác (pin, bóng đèn huỳnh quang, nƣớc uống đóng chai);
bổ sung và điều chỉnh quy định về quản lý, sử dụng tiền thu từ thuế BVMT theo
hƣớng không đƣa chung vào NSNN nhƣ các sắc thuế khác mà chuyển vào các
quỹ BVMT để chi dùng cho hoạt động BVMT tƣơng ứng; điều chỉnh tên gọi và
ban hành nghị định hƣớng dẫn thi hành mới để cụ thể hóa các hàng hóa thuộc đối
tƣợng chịu thuế BVMT nhằm bảo đảm sự tƣơng thích với danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó NCS đã đề xuất mơ hình của bảng quy định danh
mục cụ thể đối tƣợng chịu thuế BVMT tại trang 132; ban hành quy định giới hạn
độ dày của túi ni lông; sửa đổi quy định về nguyên tắc điều chỉnh thuế suất trong
đó bổ sung giới hạn mức tăng thuế mỗi lần và thời hạn tối thiểu để nghị quyết
điều chỉnh tăng thuế suất có hiệu lực…
Thứ năm, tại mục 4.2.2 NCS đã đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Trong đó có nhóm giải
pháp để thay đổi nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về pháp luật thuế
BVMT, đặc biệt đề cao vai trò của Bộ TN&MT trong việc xây dựng và tổ chức thực
hiện pháp luật thuế BVMT để bảo đảm đúng tính chất là CCKT trong quản lý và
BVMT. Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
các hàng hóa, dịch vụ thay thế cho các hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế BVMT
cũng đƣợc NCS đƣa ra nhƣ: sửa đổi Chƣơng 7 và Phụ lục 3 Nghị định số

7


19/2015/NĐ-CP; các hoạt động nhằm khẳng định chất lƣợng và hiệu quả BVMT

của các sản phẩm thay thế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu và
tƣơng đối toàn diện về pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu luận
án góp phần bổ sung, phát triển khung lý luận về pháp luật thuế BVMT.
Về mặt thực tiễn, luận án đã đƣa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở
khoa học và thực tiễn về thực trạng pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thực hiện pháp
luật thuế BVMT ở Việt Nam, đặc biệt là những điểm hạn chế, yếu kém, nên đây
sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, có giá trị tham khảo cho cơng tác
nghiên cứu, giảng dạy về thuế, pháp luật BVMT nói chung và pháp luật thuế
BVMT nói riêng. Đặc biệt những đánh giá, kiến nghị và giải pháp đƣợc đƣa ra
trong luận án sẽ là nguồn tƣ liệu tham khảo có giá trị trong q trình xây dựng,
hồn thiện pháp luật cũng nhƣ tổ chức thực hiện pháp luật thuế BVMT và pháp
luật BVMT ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án đƣợc kết cấu thành 4 Chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến
luận án;
Chương 2. Những vấn đề lý luận về thuế bảo vệ môi trƣờng và pháp luật
thuế bảo vệ môi trƣờng;
Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật thuế bảo vệ
môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay;
Chương 4. Định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện
pháp luật thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam.

8


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về thuế bảo vệ môi trường và
pháp luật thuế bảo vệ mơi trường
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu lý luận về thuế BVMT
Nghiên cứu về khái niệm thuế BVMT
Bàn về thuế BVMT, trong sách chuyên khảo “Thuế môi trường”, Bùi
Đƣờng Nghiêu (chủ biên) (2006) cho rằng, dù sắc thuế này có nhiều tên gọi khác
nhau nhƣng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của nó cũng khơng đổi, trong đó mục
tiêu chính là khuyến khích giảm lƣợng chất ô nhiễm ra môi trƣờng, tăng thu cho
ngân sách và “nội hóa chi phí ngoại ứng” [59, tr.63-64]. Bên cạnh đó, tác giả đã
chỉ ra đƣợc năm lí do thúc đẩy các quốc gia ban hành luật thuế chống ô nhiễm môi
trƣờng [59, tr.63-68].
Trong Chƣơng 1 đề tài “Định hướng hồn thiện chính sách thuế bảo vệ mơi
trường giai đoạn 2016 – 2020” do Đinh Nam Thắng làm chủ nhiệm (2016), nhóm
nghiên cứu nhận định “thuế về mơi trƣờng là CCKT dựa vào thị trƣờng và là một
trong những phƣơng thức hiệu quả kích thích đầu tƣ xanh” [73, tr.22]. Đặc biệt, tại
trang 24, nhóm nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm thuế BVMT theo cách hiểu tại Việt
Nam dƣới hai góc độ: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp và phân tích thuật ngữ
“thuế BVMT” của Luật Thuế BVMT năm 2010, đồng thời chỉ ra ba đặc điểm và vai
trị của sắc thuế này dƣới các khía cạnh mơi trƣờng, kinh tế - xã hội và thu NSNN.
Luận án “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013) đã đƣa ra định nghĩa về
thuế BVMT của nhà kinh tế học Arthur C.Pigou, phân tích những đặc trƣng cơ bản
của thuế BVMT và những ƣu điểm, hạn chế của thuế BVMT [41, tr.72-74]. Cùng
góc độ tiếp cận, giáo trình “Kinh tế mơi trường” do Vũ Quang Thọ làm chủ biên
(2010) đã đƣa ra những giải thích cơ bản [75, tr.137] và chỉ ra những điểm hạn chế
của thuế Pigou [75, tr.142-144] dƣới góc nhìn của kinh tế học. Quan điểm về thuế
môi trƣờng/thuế Pigou này cũng đƣợc Trung tâm Khoa học Lập pháp, Viện Nghiên

cứu Lập pháp (2017) đƣa ra trong chuyên đề “Pháp luật về thuế bảo vệ môi trường
đối với lĩnh vực xăng dầu: Thực trạng và giải pháp” [86]. Tuy nhiên, nghiên cứu
9


này có trích dẫn thêm cách giải thích thuật ngữ thuế BVMT của Cơ quan Thống kê
Châu Âu (EUROSTAT) và quy định của Việt Nam hiện nay.
Trong tài liệu “Các cơng cụ chính sách về mơi trường của OECD” [190],
các tác giả đã giải thích khái niệm “các sắc thuế liên quan đến môi trƣờng” và nêu
ra các căn cứ tính thuế gồm: sản phẩm năng lƣợng; thiết bị vận tải và dịch vụ vận
tải; ô nhiễm, bao gồm cả lƣợng khí thải đƣợc đo hoặc ƣớc tính đối với khơng khí và
nƣớc, các chất tạo bọt, một số nguồn ô nhiễm nƣớc không chính xác, quản lý chất
thải và tiếng ồn; tài nguyên thiên nhiên, nhƣ quản lý nƣớc, đất, rừng, đa dạng sinh
học, khai thác mỏ, khai thác đá, trữ lƣợng động vật hoang dã và cá.
Trong bài viết “Thuế môi trường ở nước Anh: Thuế biến đổi khí hậu và hoạch
định chính sách” đăng trên Denning Law Journal số phát hành đặc biệt 28/2015 [162],
các tác giả John McEldowney và David Salter đã trích dẫn một số định nghĩa thuế
môi trƣờng đƣợc đƣa ra bởi các cơ quan, tổ chức khác nhau nhƣ Liên minh Chính
phủ 2012-2015 (Coalition Government); OECD và Cơ quan Thống kê Châu Âu
(Eurostat); Văn phòng quốc gia Anh (UK’s Office for National); Bộ Tài chính (HM
Treasury) và Viện nghiên cứu Tài chính (Institute for Fiscal Studies-IFS). Những
định nghĩa này cũng đƣợc đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu khác nhƣ: báo
cáo “Cải cách thuế bảo vệ môi trườngở châu Âu: cơ hội cho tương lai” do Học viện
Chính sách Mơi trƣờng Châu Âu thực hiện năm 2014 [160] và bài viết “Tiếp cận
khái niệm thuế mơi trường” đăng trên tạp chí Luật học số 7/2017 của tác giả Đặng
Kim Phƣơng [63, tr.61]. Tuy nhiên, ngồi phân tích các định nghĩa này, tác giả Đặng
Kim Phƣơng cũng đƣa ra định nghĩa riêng về thuế BVMT đồng thời chỉ ra vai trò và
các điểm đặc thù của thuế môi trƣờng. Đặc điểm của thuế BVMT cũng đƣợc nhóm
tác giả thực hiện giáo trình “Luật thuế ở Việt Nam” của Đại học Luật Hà Nội (2016)
do Phạm Thị Giang Thu chủ biên phân tích tại trang 354 [90, tr.354].

Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường” đăng trên website
của Bộ Tƣ pháp (www.moj.gov.vn) ngày 12/10/2017 [119] đã khẳng định thuế môi
trƣờng là một trong những CCKT quan trọng trong lĩnh vực môi trƣờng và đƣa ra
khái niệm thuế môi trƣờng dƣới góc độ khoa học pháp lý và theo quy định của Luật
Thuế BVMT năm 2010. Từ đó, phân tích điểm khác biệt giữa thuế BVMT với phí
BVMT, đặc thù của thuế môi trƣờng so với các khoản thuế khác và vai trị, ý nghĩa
của thuế mơi trƣờng. Đồng quan điểm, tác giả Đỗ Nam Thắng (2011) trong sách
chuyên khảo “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: kinh nghiệm quốc tế
và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”, đã chỉ ra có nhiều loại CCKT trong quản lý mơi
trƣờng và phân tích đặc điểm của ba loại thuế/phí liên quan đến mơi trƣờng cơ bản:

10


thuế/phí đánh vào nguồn phát thải; thuế/phí mơi trƣờng gián tiếp và các loại
thuế/phí khác có tác động đến mơi trƣờng [74, tr.19-20].
Bài viết “Một số vấn đề về việc ban hành Luật thuế môi trường ở Việt Nam”
của Trần Vũ Hải (2009) đƣợc thực hiện giai đoạn trƣớc khi Luật Thuế BVMT năm
2010 đƣợc ban hành đã đƣa ra hai cách tiếp cận khác nhau về khái niệm thuế môi
trƣờng: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp [43, tr.24] và chỉ ra một số ƣu điểm và
khuyết điểm của thuế môi trƣờng. Cùng đƣợc thực hiện trong giai đoạn này, bài viết
“Định hướng xây dựng chính sách thuế mơi trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Liên và Lê Xuân Trƣờng đã đƣa ra những lý do để giải thích cho sự cần thiết
xây dựng chính sách thuế môi trƣờng ở Việt Nam [56, tr.17] và bốn nguyên tắc để
thiết lập thuế môi trƣờng. Đặc biệt, bài viết “Thuế, phí mơi trường trên thế giới và
một số định hướng cho Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Mạnh
Kiên, Đỗ Gioan Hảo đã khẳng định “việc định nghĩa, phân biệt và phân loại thuế,
phí mơi trƣờng cũng chƣa có sự thống nhất trên phạm vi quốc tế” [71, tr.45] nên
“thay vì cố gắng đƣa ra một định nghĩa chính thức về thuế mơi trƣờng, ngƣời ta có
khuynh hƣớng tập trung vào những căn cứ tính thuế có liên quan đặc biệt tới mơi

trƣờng và coi nhƣ những loại thuế có căn cứ tính thuế nhƣ vậy đều là thuế mơi
trƣờng” [71, tr.45]. Bên cạnh đó, các tác giả cũng trích dẫn định nghĩa thuế mơi
trƣờng của EUROSTAT, một số căn cứ tính thuế tiêu biểu để xác định loại thuế nào
đó có phải là thuế mơi trƣờng hay khơng và bảy lợi ích của thuế, phí môi trƣờng so
với các công cụ khác.
Nghiên cứu về vai trò của thuế BVMT
Trong cuốn sách “Thuế, đổi mới và mơi trường” do OECD xuất bản năm
2010, nhóm nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa thuế, đổi mới và mơi trƣờng
(tại mục 1.3) từ đó cho thấy vai trị quan trọng của các sắc thuế mơi trƣờng đối với
sự đổi mới cơng nghệ, với BVMT và giải thích tại sao các sắc thuế lại đóng vai trị
trung tâm trong các chính sách về mơi trƣờng (tại Chƣơng 5). Tuy nhiên, tác giả
cũng khẳng định để giải quyết những thách thức về mơi trƣờng tồn cầu có thể
khơng đạt đƣợc bằng duy nhất thuế liên quan đến môi trƣờng [188, pp.27-28].
Trong sách chuyên khảo “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Nam Thắng
(2011) đã chỉ ra những ƣu điểm của các CCKT so với các công cụ CAC trong việc
định hƣớng giảm thiểu ơ nhiễm, đồng thời chỉ ra những khó khăn khi áp dụng
thuế/phí BVMT [74, tr.66-69]. Vai trị của thuế BVMT cũng đƣợc phản ánh trong
các bài viết “Hỗ trợ tăng trưởng xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt

11


Nam” của tác giả Trần Thị Vân Anh và Phạm Văn Nghĩa (2015) [2, tr.37]; bài viết
“Thuế môi trường: Lợi ích và những vấn đề đặt ra” của tác giả Minh Việt (2008)
[103, tr.10]; bài viết “Bảo vệ môi trường tốt hơn thơng qua chính sách thuế”, tác
giả Hồng Lâm [134].
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu lý luận về pháp luật thuế BVMT
Nghiên cứu về khái niệm pháp luật thuế BVMT
Liên quan đến nhóm nội dung này, qua khảo cứu NCS nhận thấy các cơng

trình nghiên cứu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phân tích lí do/vai trò hoặc đƣa ra
những minh chứng cho sự cần thiết của pháp luật thuế BVMT, chứ chƣa có cơng
trình nào phân tích về định nghĩa, đặc điểm của pháp luật thuế BVMT. Theo đó, có
nhiều lí do đƣợc đƣa ra để khẳng định sự cần thiết của pháp luật thuế BVMT nhƣ:
Tại mục 1.4.2.2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng chính sách thuế bảo vệ mơi trường ở Việt Nam” do Bùi Đƣờng
Nghiêu làm chủ nhiệm (2004) đã phân tích sáu lý do thúc đẩy các quốc gia ban
hành luật thuế chống ô nhiễm môi trƣờng gồm: i) Giúp thực hiện nguyên tắc “ngƣời
gây ô nhiễm phải trả”; ii) Khuyến khích, kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu
dùng theo hƣớng BVMT [58, tr.45]; iii) Giảm thiểu chi phí quản lý ô nhiễm; iv)
Thúc đẩy cải cách, đổi mới công nghệ; v) Tăng thu cho ngân sách, giảm thiểu các
hiệu ứng tiêu cực của hệ thống thuế thu nhập hiện hành; iv) Phát huy đƣợc khía cạnh
sinh thái học của thuế, thúc đẩy công cuộc cải cách thuế xanh. Cùng đề cập đến vấn
đề này, nhƣng trong cuốn sách “Pháp luật thuế, lý luận, lịch sử, thực trạng và so
sánh”, tác giả Nguyễn Thị Lan Hƣơng đã chỉ ra hai ý nghĩa khác của việc ban hành
Luật Thuế BVMT gồm: i) “Luật Thuế BVMT là cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi của
các chủ thể sử dụng các loại hàng hóa có hại cho mơi trƣờng thơng qua quy định về
nghĩa vụ nộp thuế” [51, tr.237]; ii) Luật Thuế BVMT là cơ sở pháp lý tạo nguồn thu
cho ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng để chi cho nhiệm vụ quản lý và BVMT.
Cùng đề cập đến vấn đề này, trong bài viết “Luật Thuế môi trường - giải
pháp quản lý và bảo vệ môi trường”, tác giả Nguyễn Quang Tuấn và Lê Thị Thảo
(2008) đƣa ra hai lý do cho sự cần thiết ban hành Luật Thuế BVMT ở Việt Nam
gồm: i) “Thuế BVMT đang đƣợc đề cập ở q nhiều văn bản nhƣng khơng mang tính
hệ thống và khơng thể hiện đƣợc vai trị tích cực của chính sách thuế trong vấn đề
BVMT cũng nhƣ tác động đến trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng trong việc
BVMT” [94]; ii) Luật BVMT năm 2005, tại Điều 112 có quy định về nộp thuế mơi
trƣờng nhƣng trên thực tế chƣa có cơ sở nào để thực hiện. Trong khi đó, tác giả Đinh
Hùng trong bài viết “Luật Thuế bảo vệ môi trường cần thiết phải sửa đổi?” [50] lại

12



đƣa ra ba lý do khác gồm: i) Góp phần khuyến khích sản xuất, sử dụng sản phẩm,
hàng hóa thân thiện với môi trƣờng, hạn chế việc sản xuất, sử dụng hàng hóa gây
tác động xấu đến mơi trƣờng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững; ii) Động
viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu cho NSNN để giải quyết các
vấn đề môi trƣờng; iii) Thể hiện cam kết BVMT của Chính phủ Việt Nam trong các
điều ƣớc Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Những nội dung này cũng đƣợc thể
hiện trong một số bài viết khác nhƣ: “Bảo vệ môi trường bằng cơng cụ thuế, phí mơi
trường và hiệu quả của giải pháp hiện nay ở Việt Nam” của Đinh Trọng Khang
(2016) [52]; “Luật Thuế bảo vệ môi trường và dự báo một số tác động” của tác giả
Phan Thanh (2012) [72]…
Ở góc độ tiếp cận khác, Lƣơng Thị Bích Việt (2013) trong luận văn “Đánh
giá tác động của Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của
người dân nội thành Hà Nội”, tác giả đã phân tích đƣợc thực trạng sử dụng túi ni
lông ở Việt Nam hiện nay và những tác hại của túi ni lông đối với môi trƣờng và
sức khỏe của con ngƣời [102] qua đó để khẳng định túi ni lơng là một trong những
loại hàng hóa, sản phẩm cần thiết phải chịu thuế BVMT. Trong khi luận văn “Đánh
giá và dự báo ảnh hưởng của Luật Thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng
lượng tái tạo ở Việt Nam”, La Thị Cẩm Vân (2011), lại đƣa ra những minh chứng
cụ thể về sự cạn kiệt của các nguồn nhiên liệu hóa thạch đồng thời chỉ ra những tác
hại tới môi trƣờng do sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phân tích hiện trạng sử dụng
nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam, qua đó khẳng định vai trò “đánh dấu một bƣớc
ngoặt mới cho phát triển năng lƣợng tái tạo” của Luật Thuế BVMT [100].
Nghiên cứu về nguyên tắc của pháp luật thuế BVMT
Sách chuyên khảo “Thuế môi trường”, do Bùi Đƣờng Nghiêu (2006) làm
chủ biên đã phân tích năm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng luật thuế môi trƣờng
ở Việt Nam gồm: i) Mọi chủ thể có hành động gây ra ơ nhiễm, có chất gây ô
nhiễm thải vào môi trƣờng hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên làm mất cân
bằng sinh thái phải nộp thuế môi trƣờng; ii) Mức độ nộp thuế phải tỉ lệ thuận với

tổng lƣợng chất gây ô nhiễm, thải vào môi trƣờng hoặc mức độ ảnh hƣởng của các
hoạt động gây hại đến môi trƣờng; iii) Thực hiện nguyên tắc thận trọng, phòng
bệnh hơn chữa bệnh; iv) Giải quyết tốt nhất mối quan hệ trung ƣơng và địa
phƣơng trong thực hiện thuế mơi trƣờng; v) Có thể thiết kế chính sách hỗ trợ giảm
thuế theo hƣớng khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đầu tƣ, nghiên
cứu tìm ra các biện pháp giảm ô nhiễm [59, tr.205-207]. Những nguyên tắc này
cũng đƣợc tác giả thể hiện trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận

13


và thực tiễn xây dựng chính sách thuế bảo vệ mơi trường ở Việt Nam” do chính tác
giả làm chủ nhiệm (2004) [58, tr.131-132].
Trong văn bản “Góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật
thuế bảo vệ mơi trường”, Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) lại
chỉ ra ba nguyên tắc để xác định đối tƣợng chịu thuế và mức thuế BVMT gồm: i) Tác
động môi trƣờng của việc tiêu dùng, thải bỏ sản phẩm; ii) Khả năng tái sử dụng, tái
chế của sản phẩm đó; iii) Sự sẵn có của hàng hóa thay thế thân thiện với môi trƣờng
hơn. Đồng thời cho rằng khi xác định đối tƣợng và mức thuế BVMT,“các yếu tố khác
nhƣ bảo đảm nguồn thu ngân sách hay thực hiện các cam kết quốc tế khơng mang
tính bắt buộc cũng cần đƣợc cân nhắc, nhƣng không phải là trọng tâm” [62].
Cùng liên quan đến vấn đề này, Trần Vũ Hải (2009) đã đƣa ra năm nguyên
tắc cần tiếp cận khi xây dựng Luật thuế môi trƣờng trong bài viết “Một số vấn đề về
việc ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam, gồm: đảm bảo nguyên tắc “ngƣời
gây ô nhiễm phải trả” và “ngƣời đƣợc hƣởng lợi phải trả”; đảm bảo khuyến khích
việc BVMT; cần đảm bảo lộ trình thuế hợp lý, tránh gây “sốc” cho nền kinh tế; tách
bạch thuế môi trƣờng với thuế tài nguyên; thuế mơi trƣờng khơng thể thay thế hồn
tồn phí mơi trƣờng.
Nghiên cứu về nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế BVMT
Trong bài viết “Luật Thuế môi trường - giải pháp quản lý và bảo vệ môi

trường”, Nguyễn Quang Tuấn và Lê Thị Thảo (2008) [94] đã cho thấy có hai quan
điểm khác nhau về xây dựng thuế môi trƣờng ở Việt Nam vào thời điểm đó: Khơng
nên xây dựng Luật Thuế môi trƣờng riêng mà chỉ lồng ghép trong từng sắc thuế cụ
thể hoặc nên xây dựng một sắc thuế mơi trƣờng độc lập. Trong bài viết của mình
các tác giả đã thể hiện sự đồng ý với quan điểm thứ hai về việc cần thiết phải xây
dựng một sắc thuế môi trƣờng độc lập và đƣa ra đề xuất về mơ hình của luật thuế
mơi trƣờng với các nội dung: mục đích của thuế mơi trƣờng; đối tƣợng chịu thuế;
đối tƣợng đánh thuế; căn cứ tính thuế và thuế suất; đối tƣợng không thuộc diện chịu
thuế và đối tƣợng miễn, giảm. Cùng đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn này, bài viết
“Một số vấn đề về việc ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam” của Trần Vũ Hải
(2009) đã đƣa ra những nội dung cơ bản của luật thuế môi trƣờng nhƣ chủ thể, đối
tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế và ƣu đãi thuế [43].
Trong cuốn sách “Các sắc thuế liên quan đến môi trường ở OECD các
vấn đề và chiến lược” do OECD xuất bản (2001), các tác giả đã phân tích ba
nhóm vấn đề quan trọng liên quan đến thiết kế thuế, gồm: căn cứ tính thuế và
14


thuế suất; cơ sở của thuế, sự liên kết và thơng báo trƣớc. Trong đó nhóm nghiên
cứu đã đƣa ra những lƣu ý, yêu cầu khi thiết kế từng quy định của pháp luật
thuế liên quan đến BVMT [187, pp.24-25].
Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật thuế BVMT
Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách thuế bảo vệ mơi trường
ở Việt Nam” do Bùi Đƣờng Nghiêu làm chủ nhiệm (2004), tại mục 1.4.2.2 đã chỉ ra
hai khó khăn lớn khi thực hiện thuế BVMT: cơ hội để giảm mức thuế đối với lao
động và tạo thêm việc làm mới là rất ít; nguồn thu từ thuế chống ô nhiễm môi trƣờng
về lâu dài có thể bị giảm dẫn đến việc các quốc gia phải quay trở lại sử dụng các loại
thuế thông thƣờng khác. Cũng liên quan đến vấn đề này, bài viết “Quản lý môi
trường bằng công cụ kinh tế - kinh nghiệm quốc tế” của Trần Thanh Lâm (2009) đã
chỉ ra những khó khăn về mặt kỹ thuật và chính trị khi áp dụng thuế, phí và lệ phí mơi

trƣờng ở Việt Nam [55]; bài viết “Thuế, phí mơi trường trên thế giới và một số định
hướng cho Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Mạnh Kiên, Đỗ Gioan Hảo
(2002) cũng chỉ ra năm nhóm rào cản trong sử dụng thuế, phí mơi trƣờng ở Việt
Nam, gồm: rào cản mang tính kinh tế, xã hội, tài khóa, chính trị và những rào cản
khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong bài viết “Thuế mơi trường: Lợi ích và những vấn đề
đặt ra” tác giả Minh Việt (2008) cũng phân tích những rào cản mang tính kinh tế - xã
hội, tài khóa, chính trị và những rào cản khác là nguyên nhân dẫn đến vai trị của thuế
mơi trƣờng cịn hạn chế và cịn nhiều khó khăn khi áp dụng [103, tr.11].
Tại mục 2.2 của báo cáo “Cải cách thuế bảo vệ môi trường ở châu Âu: cơ
hội cho tương lai” sau khi nghiên cứu kinh nghiệm tại các quốc gia Châu Âu nhóm
nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích một số yếu tố có khả năng tác động tới hiệu quả
của thuế/phí mơi trƣờng gồm: cấu trúc; mức thuế và phí; việc thực thi; việc sử dụng
khoản tiền thu đƣợc; các sắc thuế liên quan và những nhân tố bên ngồi [160].
Bài viết “Thuế mơi trường trong Liên minh châu Âu”, tác giả Manfred
Rosenstock (2014) đã chỉ ra những nguyên nhân khiến thuế môi trƣờng không đƣợc
sử dụng nhiều hơn gồm: gánh nặng thuế càng cao, sự phản đối sẽ càng tăng; những
tác động về phân phối và cạnh tranh. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra bốn giải pháp
đang đƣợc sử dụng để giải quyết những thách thức này. Đây là những thơng tin
quan trọng giúp tìm ra những giải pháp giúp thực hiện pháp luật thuế BVMT một
cách hiệu quả hơn [164]. Những rào cản về tính cạnh tranh và phân phối thu nhập
cũng đƣợc chỉ ra tại mục 1.7 trong cuốn sách “Các sắc thuế liên quan đến môi
trường ở OECD các vấn đề và chiến lược” của OECD (2001) [187].

15


1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn
thực hiện pháp luật thuế bảo vệ mơi trường ở Việt Nam
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật thuế BVMT
ở Việt Nam

Nghiên cứu về ưu điểm của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam. Qua khảo cứu,
chỉ có một số ít các nghiên cứu đề cập đến vấn đề này gồm:
Bài viết “Luật Thuế bảo vệ môi trường: Công cụ quan trọng góp phần bảo
vệ mơi trường, phát triển bền vững” của tác giả Lê Xuân Trƣờng (2010) đã đƣa ra
một số ƣu điểm của pháp luật thuế BVMT hiện hành: quy định căn cứ tính thuế đơn
giản, hợp lý; việc đánh thuế BVMT đối với các sản phẩm hiện nay và việc không
đƣa các chất gây ô nhiễm khác vào đối tƣợng chịu thuế là có cơ sở khoa học và thực
tiễn [93, tr.18]; quy định mức thuế suất theo hình thức thuế tuyệt đối giúp việc tính
thuế đơn giản, thuận tiện và cho phép ngăn ngừa khả năng gian lận thuế qua giá. Ƣu
điểm này cũng đƣợc tác giả Thanh Bình đề cập trong bài viết“Luật thuế bảo vệ mơi
trường, những tồn tại cần khắc phục”[114]. Nhƣng tác giả Thanh Bình cịn cho
rằng quy định thời điểm tính thuế BVMT đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi,
tặng cho hiện nay là phù hợp, đồng bộ với các sắc thuế gián thu khác nhƣ thuế giá
trị gia tăng, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt.
Về những hạn chế, bất cập của pháp luật thuế BVMT ở Việt Nam
Đề tài “Định hướng hồn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường giai đoạn
2016 - 2020” do Đinh Nam Thắng làm chủ nhiệm đã phân tích một số vƣớng mắc,
hạn chế trong quy định về đối tƣợng chịu thuế là xăng dầu, túi ni lông và dung dịch
HCFC; đối tƣợng không chịu thuế là xăng dầu đƣợc mua để xuất khẩu; thời điểm
tính thuế đối với xăng dầu sản xuất, nhập khẩu để bán; khung thuế suất và phƣơng
pháp tính thuế, đồng thời chỉ ra những vƣớng mắc trong quy định hƣớng dẫn về bao
bì đóng gói sẵn hàng hóa thuộc diện khơng chịu thuế, hóa đơn, chứng từ nộp thuế.
Trong sách chuyên khảo “Chính sách thuế và chi tiêu cơng cho bảo vệ mơi
trường” do Hồng Yến và Vƣơng Đức Hoàng Quân đồng chủ biên (2014) cũng chỉ
ra một số bất cập khác: cách tính thuế chƣa hợp lý [105]; chƣa làm rõ đƣợc sự khác
nhau cơ bản giữa thuế BVMT và phí BVMT; khơng có quy định về quản lý và sử
dụng tiền thu từ thuế môi trƣờng nhƣ thế nào? Những bất cập này cũng đồng nhất
với quan điểm của tác giả bài viết “Một số bất cập về chính sách thuế bảo vệ mơi
trường của Việt Nam” [85]. Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả bổ sung thêm
điểm bất cập trong quy định về việc đƣa hàng hóa xuất khẩu gây ơ nhiễm mơi

trƣờng vào đối tƣợng không chịu thuế.

16


×