Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp 2 (LTM2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.89 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---0-0---

ĐỀ BÀI

PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
LỚP HỌC PHẦN: BSL2002 3
GIẢNG VIÊN: ThS.Nguyễn Đăng Duy, TS.Hồ Ngọc Hiển

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Mục lục


Lời mở đầu
Trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội
tồn tại khách quan. Nói vậy là bởi về mặt bản chất, doanh nghiệp giống như một thực
thể trong xã hội vậy, có đầy đủ các q trình hình thành, phát triển , lụi bại; và trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải liên tục cạnh tranh, liên tục
cố gắng giành lợi nhuận và bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả, không
thu được lợi nhuận để đáp ứng được những nghĩa vụ về tài chính thì sẽ bị đào thải.
Mặc dù Nhà nước và chính phủ ln tạo mọi điều kiện có thể, khuyến khích khởi
nghiệp, xây dựng, thành lập doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trong một mơi
trường an tồn, bình đẳng nhất, nhưng kinh doanh vốn là là mạo hiểm, rủi ro trong
kinh doanh là rất lớn nên nhiều doanh nghiệp trong kinh doanh đã mất đi khả năng


thanh toán, dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích với nhiều chủ thể.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong kinh doanh,
giải quyết các xung đột về lợi ích, tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản có cơ hội được phục hồi thì Nhà nước ta đã ban hành các quy
định pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Bài viết này sử dụng các phương pháp luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng , bên cạnh đó là các phương
pháp cụ thể mang tính truyền thống như: phân tích, so sánh, chứng minh, hệ thống
hố, thống kê, tổng hợp… nhằm mục đích nêu ra khái quát những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam về phá sản doanh nghiệp.

3


Phần nội dung
I. Khái quát pháp luật về phá sản doanh nghiệp
1. Thế nào là phá sản doanh nghiệp ?
Phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng tất yếu khách quan, xảy ra trong cơ
chế kinh tế thị trường. Một mặt nó gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc
phát triển sản xuất, ổn định đời sống, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Một mặt, phá sản cịn có những tác động tích cực đối với việc cơ cấu lại nền kinh tế,
loại bỏ bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm lành mạnh hóa mơi
trường kinh doanh.
Hiện tượng phá sản xuất hiện từ rất sớm. Lịch sử thế giới đã ghi nhận I-ta-li là
nước đã khai sinh ra đạo luật phá sản đầu tiên từ thời kỳ La Mã cổ đại. Đến thời kỳ
Trung cổ thì các quốc gia Châu Âu cũng đã ban hành luật phá sản. Lúc đầu thì luật
này chỉ được áp dụng vào lĩnh vực thương nghiệp, sau đó mới được mở rộng ra nhiều
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tượng phá sản cũng chính là nguyên
nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hình thành nên những tập đoàn kinh tế tư bản độc
quyền.

Để làm rõ khái niệm về phá sản thì khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 của Việt
Nam có quy định: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn và bị Tịa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Và theo như quy
định này thì điều kiện để một doanh nghiệp được coi là phá sản nếu như doanh nghiệp
đó mất khả năng thanh tốn, tức là khơng cịn khả năng để chi trả các khoản nợ đến
hạn thanh toán và phải do Tịa án có thẩm quyền tun bố phá sản theo các quy trình
thủ tục tố tụng, chứ doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.

4


2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
a) Khái niệm về pháp luật phá sản doanh nghiệp
Tình trạng khơng trả được nợ dễ làm phát sinh những mâu thuẫn giữa các chủ
nợ và doanh nghiệp. Điều này dễ sẽ tạo ra những vấn đề vơ cùng phức tạp cho xã hội,
địi hỏi pháp luật - công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội nhằm thiết lập
trật tự, kỷ cương xã hội, phải có những quy định cụ thể về phá sản doanh nghiệp.
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp chính là là cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến phá sản của doanh nghiệp, là cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giải quyết các vấn đề về phá sản.
Pháp luật về phá sản có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu
cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã1. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp đóng vai
trị là cơ sở pháp lý để xác định rõ thế nào là phá sản, các trình tự, thủ tục tố tụng về
phá sản.
b) Đặc điểm của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp đồng thời điều chỉnh hai nhóm quan hệ: 1.
Quan hệ tài sản giữa chủ nợ - con nợ và 2. Quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Nó vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật nội
dung, vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức khi mà nó vừa điều chỉnh

các quan hệ tài sản giữa các bên, vừa điều chỉnh quy trình tố tụng về phá sản.
Quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quan hệ giữa chủ nợ và con nợ có bản
chất là quan hệ tài sản, được hình thành trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Mối quan hệ này chỉ phát sinh có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ các bên
có quyền nộp đơn và doanh nghiệp có vai trị là con nợ phải mất khả năng thanh tốn
1 Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – Tập 1”, NXB Tư pháp, 2019, Tr.446.
5


các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Tức là chỉ khi
kết thúc thời hạn đó thì mối quan hệ về tài giữa chủ nợ và con nợ trong phá sản mới
phát sinh và pháp luật phá sản mới điều chỉnh các quan hệ đó.
Chủ nợ được chia ra làm ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ khơng có bảo đảm
và chủ nợ có bảo đảm một phần , được quy định ở khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Phá sản
năm 2014; cịn con nợ là chính là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn,
khơng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn luật định. Pháp luật về
phá sản doanh nghiệp được sinh ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các chủ nợ - những người có nguy cơ bị mất đi số tài sản cho doanh nghiệp
vay. Đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp mất
khả năng chi trả các khoản nợ, tránh bị đòi nợ một cách trái pháp luật từ các chủ nợ.
Quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mối
quan hệ này phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Đương sự ở đây gồm chủ nợ, con nợ và những người có liên quan như người lao
động, cổ đông công ty cổ phần... (trong trường hợp họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản); và một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, cơ
quan thi hành án dân sự.
c) Vai trò của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp được sinh ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ một cơng cụ để địi nợ. Khi

doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản thì chủ nợ là người có nguy cơ mất hết tất cả
những khoản tín dụng, tài sản đã cung cấp cho doanh nghiệp đó. Tịa án trao cho chủ
nợ quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như tham gia vào quyết định của
Hội nghị nợ, và coi đó như một phương thức để chủ nợ có thể địi nợ của con nợ mà
khơng gây ra xung đột, mâu thuẫn hay những vấn đề phức tạp khác giữa chủ nợ và
6


con nợ. Việc bảo vệ lợi ích của chủ nợ cũng chính là đang bảo vệ và duy trì sự ổn định
của nền kinh tế vì khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể kéo theo
các doanh nghiệp có liên quan lâm vào tình trạng khốn khó, có thể tạo lên một chuỗi
dây chuyền domino dẫn đến sự suy sụp của nhiều doanh nghiệp khác.
Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các doanh nghiệp
trong tình trạng phá sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thương trường một cách
có trật tự. Trong kinh doanh, doanh nghiệp ln phải đối mặt với những cạnh tranh
và rủi ro, bất trắc, bất kể lúc nào cũng có thể dẫn đến suy thối và mất khả năng thanh
tốn nợ đến hạn. Khơng một doanh nghiệp nào lại muốn thua lỗ, nhưng trước tác
động của nền kinh tế thị trường, họ buộc không cịn cách nào khác nữa. Do đó mà bên
cạnh việc bảo vệ chủ nợ thì pháp luật cịn bảo vệ con nợ, tạo cơ chế và điều kiện cho
doanh nghiệp khơi phục và sản xuất kinh doanh của mình. Trong trường hợp, doanh
nghiệp khơng cịn khả năng khắc phục thì pháp luật về phá sản đã đưa ra cơ chế thanh
lý tài sản của doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Đây chính là những lựa chọn an
tồn cho doanh nghiệp, cũng là phương thức Nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp mạnh dạn đầu tư, khơng sợ thất bại, vì Nhà nước và pháp luật lúc nào cũng sát
cánh cùng với doanh nghiệp dù trong bất cứ bối cảnh nào.
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động. Việc phá sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và
lợi ích của những người lao động trong doanh nghiệp đó. Bằng các quy định của
mình, pháp luật về phá sản doanh nghiệp đã tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động
có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Việc một doanh nghiệp phá sản,

khơng thanh tốn được tiền cho người lao động có thể gây đến rất nhiều hệ lụy cho xã
hội, ảnh hưởng trực tiếp các mối quan hệ như gia đình, người thân, tiền thuê nhà, tiền
sinh hoạt,…

7


Pháp luật phá sản doanh nghiệp sẽ góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế,
pháp luật về phá sản đưa ra khả năng cho sự so sánh giữa tổ chức lại và thanh lí doanh
nghiệp.
Pháp luật phá sản phần bảo vệ trật tự kỷ cương trong xã hội. Khi doanh nghiệp
bị phá sản thường sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa chủ nợ và
con nợ, và giữa các chủ nợ với nhau, tình trạng này dễ dẫn đến các hành động gây mất
an ninh xã hội, xâm phạm đến các khách thể mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, để bảo đảm
sự công bằng và khách quan, đảm bảo trật tự kỷ cương và an toàn của toàn bộ xã hội,
pháp luật đã quy định các trình tự, thủ tục nhất định.
II. Tố tụng phá sản
1. Bản chất và quy trình của tố tụng phá sản
Về mặt bản chất thì tình trạng phá sản của doanh nghiệp là tình trạng mâu
thuẫn về lợi ích giữa các chủ nợ với doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả, và quy
trình tố tụng phá sản chính là q trình giải quyết những mâu thuẫn lợi ích đấy, bảo
đảm quyền và lợi ích của các bên.
Để có thể giải quyết u cầu phá sản thì cần phải trải qua các quy trình, thủ tục
sau.:
Một là, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm: chủ nợ;
người lao động, cơng đồn cơ sở, cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập cơng đồn cơ sở; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác
xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ
tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ

sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh; cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên..
8


Điều này thì được quy định rõ tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có quyền và
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
“1. Chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn
mà doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.

6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
Hai là, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sau khi nhận được đơn yêu cầu
thủ tục phá sản, nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì tịa án thơng báo cho
người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung hoặc tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản trong trường hợp mà đơn thuộc các trường hợp được quy định tại điều 35 của
Luật Phá sản. Và việc trả lại đơn yêu cầu cần phải được nêu rõ lý do trả lại bằng văn
bản.
Tòa án sau khi xác nhận đơn khơng có vấn đề gì thì sẽ quyết định thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, và việc thụ lý phải được thông báo bằng văn bản cho
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ngồi ra thì trong một số trường hợp, tịa án có quyền tạm đình chỉ giải quyết
u cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài
sản.
Ba là, mở thủ tục phá sản. Sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản thì việc mở thủ tục phá sản sẽ mang ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết
phá sản của doanh nghiệp. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm
phán phải ra quyết định thành lập các tổ quản lý, thanh lý tài sản, làm nhiệm vụ quản

9


lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào trong tình trạng phá sản. Các chủ nợ của
doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản đều có quyền và nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho Tòa
án, để được pháp luật về phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Bốn là, hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ được triệu
tập trong thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thảo luận thông
qua phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hoặc kiến nghị về phương án phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá
sản.Nghị quyết của hội nghị chủ nợ sẽ quyết định tính “sống cịn” của doanh nghiệp
đang lâm vào tình trạng phá sản. Nó vừa có thể mở ra cơ hội cho doanh nghiệp được
tiếp tục kinh doanh, từ từ phục hồi; nhưng đồng thời cũng có quyền quyết định doanh
nghiệp đó sẽ bị tuyên bố là phá sản hay không, phải thanh lý tài sản để thực hiện các
nghĩa vụ tài chính hay khơng. Việc tiến hành hội nghị chủ nợ phải đảm bảo được có
số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ khơng có bảo đảm và phải có
sự tham gia của quản tài viên được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ sẽ được thơng qua nếu đáp ứng được có q nửa
tổng số chủ nợ khơng bảo đảm có mặt và phải đại diện cho 65% tổng số nợ biểu quyết
tán thành các quyết định.
Năm là, phục hồi hoạt động kinh doanh. Thủ tục này mở ra cho doanh nghiệp
lâm vào trình trạng phá sản cơ hội và điều kiện để tái tổ chức lại hoạt động kinh
doanh, tạo tiền đề cho doanh nghiệp vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Thẩm phán sẽ ra
quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần
thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ khơng có bảo đảm và
quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ. Tức là doanh nghiệp chỉ
có thể được phục hồi hoạt động kinh doanh khi và chỉ khi được sự chấp thuận của hội
10



nghị chủ nợ và xây dựng được một phương án phục hồi một cách chi tiết về huy động
vốn, tổ chức lại bộ máy,…. Trong quá trình phục hồi kinh doanh, quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát sẽ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã. Trong trường hợp nhận thấy doanh nghiệp có thể phục hồi kinh
doanh, có có khả năng thanh tốn các khoản nợ thì Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ
việc tuyên bố phá sản, doanh nghiệp đó sẽ khơng cịn được coi là mất khả năng thanh
toán nữa, và phải thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn tài chính như bình thường.
Sáu là, trong trường hợp mà hội nghị chủ nợ không đồng ý thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh hoặc là việc thực hiện phục hồi kinh doanh không thành công,
vẫn mất khả năng thanh tốn thì Tịa án sẽ tun bố doanh nghiệp phá sản. Sau khi
Tòa án tuyên bố quyết định phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật, và thực hiện việc bán và
thanh lý tài sản nhằm mục đích thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
2. Vai trị và chức năng nhiệm vụ của tòa án, hội nghị chủ nợ và quản tài viên
trong tố tụng phá sản
Tòa án giữ vị trí trung tâm, đóng vai trị quyết định trong mọi giai đoạn của tố
tụng phá sản, là cơ quan ra quyết định cuối cùng đối với doanh nghiệp. Tòa án là cơ
quan bảo đảm việc thực thi đúng pháp luật của các chủ thể trong tố tụng phá sản. Tòa
án là nơi tiếp nhận đơn yêu cầu phá sản và ra quyết định cho việc áp dụng một trong
hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Là cơ
quan bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia.
Quản tài viên: đây là chủ thể đặc biệt được Tịa án chỉ định trong Luật Phá sản
2014 có chức năng quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn,báo cáo về tình trạng tài sản,
công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
11



Quản tài viên ở đây là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản giám sát doanh
nghiệp bị mất khả năng thanh tốn trong q trình giải quyết phá sản .Quản tài viên
còn đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã
khơng có người đại diện theo pháp luật.
Hội nghị chủ nợ là nơi thể hiện ý chí tập thể của các chủ nợ để quyết định các
vấn đề mang tính “sống còn” của doanh nghiệp, hợp tác xã đang đứng trước nguy cơ
phá sản. Từ sự biểu quyết theo đa số thì nghị quyết của hội nghị chủ nợ sẽ quyết định
việc doanh nghiệp sẽ đi tới phá sản, thanh lý tài sản hay sẽ cho doanh nghiệp cơ hội
để áp dụng thủ tục phục hồi và từ đó có khả năng thốt khỏi tình trạng mất khả năng
thanh tốn, trở lại hoạt động kinh doanh bình thường.
III. Bất cập về pháp luật phá sản doanh nghiệp

Một số các quy định của Luật Phá sản 2014 với Luật Thi hành án dân sự 2008
( sửa đổi, bổ sung 2014) vẫn chưa có sự thống nhất. Cịn tồn tại nhiều quy định mâu
thuẫn, chồng chéo nhau, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án. Ví dụ như trong khi
Luật Phá sản 2014 quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết
định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết
định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản 2. Còn
Luật thi hành án dân sự lại quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được quyết định của Tịa án giải quyết phá sản thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án
dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành
viên tổ chức thi hành ( theo khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa
đổi, bổ sung năm 2014). Như vậy, quy định của hai văn bản luật này về thời hạn để cơ
quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá
2 Khoản 1 điều 120 Luật Phá sản 2014.
12


sản là khơng thống nhất với nhau, từ đó gây ra những khó khăn cho cơ quan Thi hành

án dân sự trong việc ban hành quyết định thi hành án, đồng thời có thể làm phát sinh
các khiếu nại liên quan đến việc tuân thủ quy định về thời hạn ra quyết định thi hành
án.

13


Phần kết luận

Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế
giới, Các doanh nghiệp, hợp tác xã ở nước ta hoạt động trong môi trường kinh doanh
ngày càng cạnh tranh khốc liệt, vấn đề phá sản đang đặt ra cho nền kinh tế những
thách thức lớn, việc doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mang tính tất yếu khách quan.
Luật Phá sản từ khi được ban hành đến giờ đã có những đóng góp vơ cùng quan
trọng, đó là cơ sở pháp lý để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các
doanh nghiệp, hợp tác xã không đủ khả năng thanh toán nợ với chủ nợ, người lao
động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Pháp luật về phá sản chính là cơng cụ
bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp, tránh cũng như là
giảm thiểu những hậu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội có thể gây ra trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật về phá sản phải khơng ngừng hồn thiện và
phát triển để đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của nền
kinh tế thị trường.
Trên đây là những quan điểm, ý kiến của bản thân, có giá trị đóng góp về pháp
luật phá sản doanh nghiệp. Do cịn thiếu sót về mặt kinh nghiệm cũng như là kiến
thức, nên cịn có nhiều chỗ sai sót, em mong nhận được thêm nhiều ý kiến để hoàn
thiện hơn cho bài nghiên cứu và hơn hết là trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về
pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc Hội, Luật Phá sản 2014, Hà Nội.
2. Quốc Hội, Luật thi hành án dân sự 2008, Hà Nội.

3. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – Tập 1, NXB Tư pháp, 2019.
14


4. Giáo trình Luật Thương mại – Tập 2, NXB Cơng an Nhân dân, 2008.
5. Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2015.

15



×