ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP: ÁP DỤNG CHO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP: ÁP DỤNG CHO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... iv
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục hình vẽ ........................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 10
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP ....................................................................................... 10
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 10
1.1.1. Năng lực ....................................................................................... 10
1.1.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học ................................... 11
1.1.3. Năng lực làm việc ........................................................................ 15
1.1.4. Khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo ..................... 15
1.1.5. Đánh giá - Đánh giá năng lực....................................................... 16
1.1.6. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục .................................. 18
1.1.7. Nhân lực – Nguồn nhân lực ......................................................... 19
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của nguồn nhân lực sau
đào tạo ở Việt Nam ...................................................................................... 20
1.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ .................................................. 20
1.2.2. Khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo ..................... 22
1.2.3. Các tiêu chí về kỹ năng mềm ....................................................... 23
1.2.4. Phẩm chất nghề nghiệp ................................................................ 25
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 27
ỨNG DỤNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI............................................................... 27
2.1. Khát quát về Đại học Kinh tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội .................. 27
2.1.1. Mục tiêu chiến lƣợc của trƣờng Đại học Kinh tế ......................... 27
2.1.2. Hoạt động đào tạo tại trƣờng Đại học Kinh tế ............................. 29
2.2. Thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh
tế
............................................................................................................ 35
2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên sau đào tạo Đại học
Kinh tế ...................................................................................................... 35
2.2.2. Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau đào tạo Đại học
Kinh tế …………………………………………………………………..38
2.2.3. Các tiêu chí về kỹ năng mềm .......................................................... 44
2.2.4. Phẩm chất nghề nghiệp ................................................................ 47
2.3. Một số đánh giá về thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào
tạo Đại học Kinh tế ...................................................................................... 48
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 50
ĐỀ XUẤT CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ ............................................ 50
3.1. Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của SVTN trƣờng
ĐH Kinh tế ................................................................................................... 50
3.2. Một số đề xuất về việc áp dụng đánh giá năng lực làm việc của SVTN
tại Đại học Kinh tế ....................................................................................... 51
3.3. Một số giải pháp đề xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực làm việc
của sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội ... 52
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc ............................................................. 52
3.3.2. Giải pháp từ phía nhà trƣờng .......................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
2
ĐH
Đại học
3
GD
Giáo dục
4
GD-ĐT
Giáo dục – đào tạo
5
GS
Giáo sƣ
6
HN
Hà Nội
7
NNL
Nguồn nhân lực
8
Nxb CTQG
Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia
9
SVTN
Sinh viên tốt nghiệp
10
TP
Thành phố
11
ThS
Thạc sĩ
12
TS
Tiến sĩ
13
VHTT
Văn hóa thông tin
14
VN
Việt Nam
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Tên bảng
Thống kê mức thu nhập của sinh viên kinh tế sau một
năm tốt nghiệp
Bảng 2.2
Trang
38
Thống kê đánh giá chung của sinh viên tốt nghiệp về
mức độ phù hợp giữa công việc hiện tại với ngành
40
đào tạo
Bảng 2.3
Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN có
việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo
Bảng 2.4
Thống kê chi tiết các mức đáp ứng của SVTN K51 với
các tiêu chí trong mục tiêu đào tạo của chƣơng trình
ii
43
46
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
Hình 2.1 Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên tham gia
36
Hình 2.2 Tỷ lệ sinh viên đã thay đổi công việc
37
Hình 2.3 Thời gian thích ứng công việc của sinh viên sau ra trƣờng
41
iii
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt nhƣ hiện nay,
nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, là nguồn vốn quan trọng nhất của mỗi
quốc gia, nó quyết định thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Chính vì
thế, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là việc làm thúc đẩy cho nền
kinh tế - xã hội của quốc gia phát triển. Phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực
đặc biệt là khả năng đáp ứng công việc của nhân lực sau đào tạo đại học đang
là một vấn đề đƣợc các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm.
Trong Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản lần thứ VIII, đã nêu
rõ: “lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh chóng và bền vững” và “nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực
to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu
ra định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới là: “Định hình quy
mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu các cấp học,
ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Hiện nay, tuy nguồn nhân lực Việt Nam tăng cả về số lƣợng và chất
lƣợng trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề nhƣ kinh tế, xã hội, công nghệ
thông tin, giáo dục …, nhƣng so với các nƣớc cùng khu vực thì chất lƣợng
nguồn nhân lực sau đào tạo đại học Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và chƣa có uy tín trong giáo dục đại học
trên thế giới. Thực trạng rất rõ ràng đó là trong những năm qua, giáo dục đại
học không ngừng nỗ lực nâng cao chất lƣợng đào tạo nhƣng thực tế xã hội
cho thấy rất nhiều sinh viên ra trƣờng không xin đƣợc việc làm, số lƣợng sinh
1
viên ra trƣờng làm trái ngành nghề khá cao, các nhà tuyển dụng không tuyển
đƣợc lao động phù hợp với yêu cầu và số lƣợng đƣợc tuyển dụng vào làm ở
các doanh nghiệp thì hầu hết đều phải đi đào tạo lại để bắt đầu công việc.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay thì nhân lực ngành
kinh tế đóng một vai trò quan trọng vào bậc nhất trong việc phát triển kinh tế
- xã hội ở mỗi quốc gia. Do đó, việc khai thác tốt nguồn lực này nhằm mục
đích tạo điều kiện phát huy hết khả năng tiềm ẩn, năng lực của từng nhân lực
là vấn đề quan trọng cần quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, giảng viên,
sinh viên mà còn cả tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Hàn Quốc, Singapore, Mỹ ..., các cơ
sở đào tạo của họ đã áp dụng các biện pháp khác nhau để đào tạo gắn với nhu
cầu sử dụng nhân lực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động. Ở
Việt Nam, vấn đề này hiện đang đƣợc rất nhiều nhà khoa học, các cơ sở đào
tạo quan tâm và nghiên cứu. Nhƣ trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia
Hà Nội, mặc dù mới đƣợc thành lập từ năm 2007, nhƣng đã có sự phát triển
nhanh chóng trong những năm vừa qua. Trƣờng đã thực hiện những thay đổi
căn bản trên nhiều phƣơng diện khác nhau từ tổ chức, nhân lực đến nội dung
và phƣơng pháp giảng dạy với mục tiêu đƣa trƣờng thành một Trung tâm đào
tạo hiện đại có uy tín trong nƣớc cũng nhƣ trong khu vực.
Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng
lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học nhằm đƣa ra một số khuyến nghị
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt Nam đến năm 2020 là rất hữu ích.
2.
Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ở ngoài nƣớc
Ở ngoài nước, có một số nghiên cứu gần với nội dung nghiên cứu của
đề tài. Có thể kể đến những nghiên cứu:
2
Managing university-industry relations: A study of institutional
practices from 12 different countries, 2000 do Michaela Martin thực hiện.
Đây là tổng hợp kết quả nghiên cứu về các đổi mới quản lý trong lĩnh vực liên
kết giữa trƣờng đại học – ngành công nghiệp. Các nhà quản lý của 12 cơ sở
giáo dục ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh đƣợc đề nghị
tổng hợp các kinh nghiệm về quản lý các mặt chung, quản lý tài chính, nhân
sự và quản lý sở hữu trí tuệ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cùng với thực tế là
các quan hệ với các doanh nghiệp tăng lên thì các cơ sở giáo dục có xu hƣớng
áp dụng các cách quản lý chủ động và có tính phối hợp tốt hơn. Họ cũng đặt
ra các quy tắc và tiến trình/ thủ tục cần thiết để bảo vệ các hoạt động truyền
thống của các tổ chức giáo dục đại học khỏi những can thiệp thái quá từ bên
ngoài nhằm tận dụng tối đa các liên kết trƣờng học – ngành công nghiệp.
Điều tra theo dấu vết sinh viên cũng đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài nhƣ:
Cuộc điều tra 3000 cựu sinh viên do Trƣờng đại học Melbourne của Úc thực
hiện năm 1999; Cuộc điều tra 6000 cựu sinh viên do Trƣờng đại học
Michigan thực hiện năm 2001. Trong hai cuộc điều tra này, các nhà nghiên
cứu đã so sánh các chỉ tiêu về kỹ năng và kiến thức mà cựu sinh viên thấy cần
đƣợc đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ năng các trƣờng đại học đã đào tạo
cho sinh viên để đánh giá khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng thực tế các
sản phẩm đào tạo đại học.
Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần với nghiên cứu của đề tài là khảo
sát của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, của Viện Giáo dục
Hàn Quốc (KEDI) thực hiện năm 2003 và của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực
(NIAM) của Hà Lan đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Nội dung
của cuộc khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh giá cao ở
ngƣời lao động trong quá trình tuyển dụng.
3
2.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở trong nước, có một số đề tài và các công trình đã đƣợc nghiên cứu đã
đƣợc công bố liên quan đến vấn đế nghiên cứu nhƣ:
Đề tài của: GS Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con ngƣời trong sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia. Đề tài nghiên
cứu này bàn về vấn đề con ngƣời, mô hình mới về sử dụng nguồn nhân lực
con ngƣời, trí tuệ hóa lao động và đào tạo chuyên môn, tiếp cận mới đối với
chính sách việc làm, con ngƣời và môi trƣờng. Hay cuốn sách của TS Trần
Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế
giới và thực tiễn nƣớc ta. Cuốn sách đã khái quát những kinh nghiệm về phát
triển nguồn nhân lực của các nƣớc phát triển trên thế giới và tập trung nghiên
cứu lĩnh vực giáo dục – đào tạo – yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực.
Cuốn sách của Viện Phát Triển Giáo Dục (2002), Từ chiến lƣợc phát triển
giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực; cuốn sách đã tập hợp kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực
khoa học kinh tế - xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính
sách về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời để xuất một khung chính sách
phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong
chiến lƣợc phát triển giáo dục – đào tạo.
Đề tài “Cơ sở lý luận đo lƣờng và đánh giá mức độ đáp ứng với công
việc của sinh viên tốt nghiệp đại học qua ý kiến ngƣời sử dụng lao động” do
ThS. Ngô Thị Thanh Tùng đã đề cập đến mối quan hệ giữa đào tạo và sử
dụng ngƣời tốt nghiệp đại học; Nghiên cứu này tổng hợp các quan điểm của
ngƣời sử dụng lao động về chất lƣợng ngƣời tốt nghiệp đại học hiện nay
(quan điểm, các tiêu chí đánh giá).
4
Đề tài khoa học: “Nghiên cứu kinh nghiệm gắn kết đào tạo đại học với
nhu cầu nhân lực của một số nƣớc trên thế giới” của ThS. Đinh Thị Bích Loan
đã nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa giáo dục đại học và nhu cầu nhân
lực. Đề tài nghiên cứu này tổng hợp và phân tích các kinh nghiệm về giáo dục
đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực của một số nƣớc trên thế giới nhằm đƣa ra
một số đề xuất tăng cƣờng sự đáp ứng của đào tạo đại học với nhu cầu nhân
lực ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về nguồn nhân lực cũng thu hút đƣợc đông
đảo những học viên tham gia nghiên cứu ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ, nhƣ:
Báo cáo luận văn thạc sĩ: “Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển
của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển của
Trƣờng Đại học Hàng hải” của tác giả Đỗ Thị Thúy nghiên cứu về mức độ đáp
ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy đã tốt nghiệp thông qua trình độ
kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc mà sinh viên đã đƣợc trang bị khi
còn đi học trong trƣờng. Trên cơ sở đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo, công tác huấn luyện cho nguồn nhân lực đi biển của Trƣờng ĐH Hàng
hải, đảm bảo đƣa ra đƣợc những sản phẩm nguồn nhân lực hoàn thiện nhất đáp
ứng tốt các yêu cầu của công việc trên biển.
Trong luận văn thạc sĩ “Chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam: thực
trạng và giải pháp” của tác giả Doãn Thị Thanh Phƣơng đã nêu khát quát vai
trò và sự cần thiết để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển kinh
tế xã hội, phân tích thực trạng và đƣa ra một số giải pháp để phát triển NNL ở
VN trong thời gian tới…
Một số trƣờng cũng thực hiện các nghiên cứu khảo sát các sinh viên đã
tốt nghiệp nhƣ điều tra dấu vết do trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (2000); Khảo sát đánh giá tình hình sinh viên sau tốt nghiệp từ năm 2006
5
của Học viện Tài chính do Viện Kinh tế tài chính và học viện tài chính phối
hợp thực hiện; Đánh giá chất lƣợng đào tạo từ hƣớng tiếp cận cựu sinh viên
của trƣờng Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2002. Bên
cạnh đó, một số trƣờng cũng thực hiện lấy ý kiến của cựu sinh viên nhƣ
trƣờng Đại học Hàng Hải, trƣờng Đại học Nông – Lâm, trƣờng Cao đẳng Hoa
Sen TP Hồ Chí Minh, trƣờng Đại học Thƣơng Mại… Các nghiên cứu này
đƣợc thực hiện với đối tƣợng là cựu sinh viên để tìm hiểu sự thích ứng của
sinh viên với thị trƣờng lao động. Ngoài ra, các trƣờng còn thực hiện một số
cuộc khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp trƣờng Đại
học Kinh tế Quốc dân do trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2005;
Điều tra công giới về thị trƣờng việc làm và tình hình sử dụng cựu sinh viên
ngành ngông học trƣờng ĐH Nông nghiệp I Hà Nội do trƣờng ĐH Nông
nghiệp I Hà Nội thực hiện năm 2006 … Các nghiên cứu này đều lấy ý kiến
của các cơ sở sử dụng lao động về những sinh viên tốt nghiệp các ngành học
của trƣờng. Mục tiêu điều tra nhằm lấy thông tin về nhu cầu tuyển dụng sinh
viên các ngành trƣờng đào tạo.
Đây là những tài liệu hữu ích về đào tạo đại học và thị trƣờng lao động
mà đề tài đã tham khảo trong quá trình triển khai. Các tài liệu đó chủ yếu nói
đến vấn đề chất lƣợng nhân lực sau đào tạo đại học và sử dụng nhân lực sau
đào tạo đại học ở Việt Nam nhƣng chƣa chia ra từng giai đoạn cụ thể để
nghiên cứu sâu hơn để rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp đại học chính là sản phẩm của đào tạo đại
học. Chất lƣợng làm việc của sinh viên này trong các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan, xí nghiệp phản ánh rõ nét nhất chất lƣợng đào tạo của trƣờng đại
học. Vì thế, việc nghiên cứu đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm
việc của sinh viên tốt nghiệp: Áp dụng cho trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Quốc
Gia HN để đƣa ra một số khuyến nghị điều chỉnh phát triển chất lƣợng nguồn
6
nhân lực ở VN đến năm 2020 có giá trị thực tiễn trong bối cảnh kinh tế - xã
hội nhƣ hiện nay.
3.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
a.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá
năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học: áp dụng một số chỉ tiêu
đánh giá năng lực làm việc cho sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
b.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học và một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc.
Phân tích thực trạng năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp Đại học
Kinh tế năm 2010 thông qua một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc.
Đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt
nghiệp Đại học sau khi áp dụng đánh giá thử năng lực làm việc của sinh viên
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a.
Đối tƣợng
Một số tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của sinh viên hệ đại học đã
tốt nghiệp từ 1-2 năm tại ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội hiện đang làm
việc tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam.
b.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số tiêu chí đánh giá năng lực làm việc
và áp dụng đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học Kinh tế về trình độ đáp ứng
công việc: kỹ năng mềm (tiếng anh, tin học, giao tiếp hay thuyết trình, bày tỏ
ý kiến cá nhân), khả năng giải quyết các công việc thực tế ở doanh nghiệp họ
đang làm....
7
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Hồi cứu tƣ liệu: Tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu có liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu của đề tài
Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của một số các chuyên gia đầu
ngành về lĩnh vực giáo dục, nhân lực nhằm hiểu một cách chuyên sâu về vấn
đề chất lƣợng nguồn nhân lực các trở ngại đối với việc nâng cao chất lƣợng
đào tạo, trên cơ sở đó cùng thống nhất đƣa ra một số khuyến nghị điều chỉnh
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sau đào tạo ở VN.
Phƣơng pháp thống kê: Phân tích số liệu thống kê GD, liên kết với một
số chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Quy mô cuộc khảo sát thông qua 317
sinh viên tốt nghiệp cử nhân năm 2010 qua email, số điện thoại.
Bảng hỏi cùng tài liệu hƣớng dẫn trả lời đƣợc gửi đến một số cựu sinh
viên của trƣờng ĐH Kinh tế qua email và một số sinh viên đƣợc điều tra qua
điện thoại.
Bảng hỏi gồm phần lớn là các câu hỏi đóng, bảng hỏi có kết cấu nhƣ sau:
o
Phần 1: Các thông tin chung về sinh viên tốt nghiệp
o
Phần 2: Các thông tin về tình hình làm việc của sinh viên sau khi tốt
nghiệp. Các câu hỏi đƣợc đƣa ra trong phần này là những thông tin có liên
quan đến những khó khăn và thuận lợi của SVTN trong tìm kiếm việc làm và
những đánh giá về khả năng thích ứng với công việc đã lựa chọn.
o
Phần 3: Những nhận định của SVTN về chƣơng trình đào tạo đƣợc thụ
hƣởng tại trƣờng. Là các vấn đề có liên quan đến chƣơng trình đào tạo, phƣơng
pháp giảng dạy, cơ sở vật chất… và về khả năng chiếm lĩnh kiến thức sau khi
hoàn thành chƣơng trình học. Bên cạnh đó là những thông tin phản ảnh về những
khó khăn thuận lợi SVTN đã gặp trong quá trình học tập tại trƣờng.
8
6.
Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản nhƣ năng lực, năng lực làm
việc, đánh giá năng lực, nhân lực,…
Đề xuất một số tiêu chí để đánh giá năng lực làm việc của sinh viên
tốt nghiệp
Áp dụng tiêu chí cho trƣờng ĐH Kinh tế nhằm nâng cao chất lƣợng sản
phẩm giáo dục và năng lực làm việc của sinh viên.
7.
Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Một số cơ sở lý luận về đánh giá năng lực làm việc của sinh viên
tốt nghiệp
Chƣơng 2. Ứng dụng một số chỉ tiêu đánh giá cho Trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Chƣơng 3. Đề xuất chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt
nghiệp tại Đại học Kinh tế
9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
1.1.
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của
một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động hiệu quả cao.[26]
Khái niệm năng lực đƣợc biểu hiện dƣới nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn
lẻ của cá nhân, đƣợc hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng
cụ thể. Năng lực đƣợc đánh giá thông qua kết quả có thể quan sát đƣợc.
Theo John Erpenbeck (1998), “năng lực đƣợc xây dựng trên cơ sở tri
thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc nhƣ là khả năng, hình thành qua trải
nghiệm/ củng cố kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí”
Nhiều thập kỷ gần đây, năng lực đƣợc nhìn nhận dƣới tiếp cận tích hợp.
Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998) “năng lực là tổng hợp
những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng
của mọi hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt
trong lĩnh vực hoạt động ấy”. Còn nhà tâm lý học ngƣời Pháp – Denyse
Trembaly (2002) thì quan niệm rằng “năng lực là khả năng hành động, đạt
được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử
dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề
của cuộc sống”.
10
Năm 2002, Tổ chức các nƣớc kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện
một nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của ngƣời lao động trong thời
kỳ kinh tế tri thức. Nghiên cứu này xác định “năng lực là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức tạp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một
bổi cảnh cụ thể”.
Trong nghiên cứu này, năng lực đƣợc quan niệm là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình.
Nói cách khác năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị đƣợc cá nhân thể
hiện qua các hoạt động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân ngƣời ta hay
dùng các động từ chỉ hành động nhƣ: hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử
dụng, xây dựng, vận hành… Muốn đánh giá năng lực cá nhân phải xem xét
chúng trong hoạt động. Năng lực của ngƣời lao động đáp ứng với yêu cầu của
công việc là sự tổng hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đƣợc tích
lũy trong quá trình học tập tại trƣờng đại học và trong thời gian làm việc thực
tế đƣợc biểu hiện qua mức độ hoàn thành công việc của họ.
1.1.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học là những năng lực mà cá
nhân ngƣời tốt nghiệp đại học có đƣợc sau khi hoàn thành chƣơng trình giáo
dục đào tạo đại học. Nhƣ đã đề cập ở khái niệm năng lực, năng lực của ngƣời
tốt nghiệp đại học cũng là một năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành tố và
có nhiều quan điểm khác nhau về những thành tố cấu thành năng lực của
ngƣời tốt nghiệp đại học.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục:
Trong giới nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau về
các thành tố của năng lực mà ngƣời tốt nghiệp đại học phải có. Tuy nhiên, về
cơ bản, năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học bao gồm 4 thành tố (trích theo
11
Lê Đức Ngọc, 2006): 1/ Khối lƣợng, nội dung và trình độ kiến thức đƣợc đào
tạo; 2/ Năng lực vận hành (kỹ năng kỹ xảo thực hành) đƣợc đào tạo; 3/ Năng
lực nhận thức và năng lực tƣ duy đƣợc đào tạo; 4/ Năng lực xã hội (phẩm chất
nhân văn) đƣợc đào tạo. Đây là những thành tố cơ bản mà từ đó mội nhà
nghiên cứu lại chia nhỏ hơn thành các kỹ năng hoặc các cấp độ năng lực đo
đếm đƣợc.
Chẳng hạn, chất lƣợng đào tạo đại học đƣợc phân loại theo năng lực,
với các mức nhƣ sau [11]:
Kỹ năng, kỹ sảo: Bắt chƣớc Thao tácChuẩn hóaPhối
hợpTự động hóa.
Năng lực nhận thức: BiếtHiểuVận dụngPhân tíchTổng
hợpĐánh giáChuyển giao Sáng tạo
Năng lực tƣ duy: Tƣ duy logic Tƣ duy trừu tƣợng Tƣ duy
phê phán Tƣ duy sáng tạo
Phẩm chất nhân văn: Khả năng hợp tác Khả năng thuyết phục
Khả năng quản lý
Một cách phân chia khác về năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học là
căn cứ vào mục tiêu của giáo dục đại học toàn diện, theo đó, năng lực của
ngƣời tốt nghiệp đại học bao gồm bốn nội dung: 1/Phẩm chất công dân, lý
tƣởng và kỹ năng sống; 2/Tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học)
và khả năng thƣờng xuyên cập nhận kiến thức; 3/Khả năng giao tiếp, hợp tác,
năng lực thích ứng với những thay đổi; 4/Khả năng thực hành, tổ chức và thực
hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo ra việc làm có ích cho bản
thân và ngƣời khác (trích theo Bùi Mạnh Nhị, 2004).
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng ngƣời tốt nghiệp đại học có ba
năng lực nổi trội và đánh giá ba năng lực này là có thể đánh giá đƣợc mức độ
12
thành công trong công việc của họ: 1/Có khả năng tìm đƣợc việc làm, tạo
đƣợc việc làm trong một thị trƣờng lao động đầy biến động; 2/Có khả năng tự
học, tự đào tạo, thƣờng xuyên cập nhận kiến thức của mình và 3/ Có khả năng
chuyển đổi ngành nghề, chiếm lĩnh đƣợc những trình độ chuyên môn mới, đó
chính là yếu tố của năng lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng. [1]
Gần với quan điểm này nhất là quan điểm về tiêu chí đánh giá chất
lƣợng đào tạo đại học, theo đó, đối với từng ngành đào tạo, ngƣời tốt nghiệp
phải có năng lực sau: 1/ Phẩm chất xã hội – nghề nghiệp (đạo đức, ý thức,
trách nhiệm và uy tín …); 2/ Các chỉ số về sức khỏe, tâm lý, sinh học; 3/
Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn; 4/ Năng lực hành nghề (cơ bản và
thực tiễn); 5/Khả năng thích ứng với thị trƣờng lao động; 6/ Năng lực nghiên
cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp (Trần Khánh Đức, 2004).
Theo quan điểm của các trƣờng đại học:
Các trƣờng đại học có quan điểm gần với các nhà nghiên cứu giáo dục về
năng lực của ngƣời lao động tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, họ quan tâm nhiều
hơn đến các tiêu chí cụ thể để đo lƣờng khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế
công việc của ngƣời lao động. Các thành tố của năng lực theo quan điểm của
trƣờng đại học có vẻ ít hàn lâm hơn của các nhà nghiên cứu giáo dục.
Hiệp hội các trƣờng đại học trên thế giới có các tiêu chí rất rõ ràng để
đo lƣờng năng lực của ngƣời lao động tốt nghiệp đại học, bao gồm 9 tiêu chí
(Journal of Higher Education, 2008): 1/ Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong
mọi hoàn cành, chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2/ Có khả
năng thích ứng với công việc mới; 3/ Biết đặt những câu hỏi đúng; 4/ Có kỹ
năng làm việc theo nhóm; 5/ Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học
lớn; 6/ Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin; 7/ Biết kết luận, phân tích
13
đánh giá; 8/ Chấp nhận sự đa dạng; 9/Biết phát triển, chứ không đơn thuần là
chuyển giao; 10/ Biết vận dụng những tƣ tƣởng mới.
Trong khi đó, Hiệp hội các trƣờng đại học Châu Á lại có những tiêu chí
về năng lực khả tổng quát và toàn diện. Theo họ, sản phẩm đào tạo của các
trƣờng đại học phải có những năng lực sau (Lê Đức Ngọc, 2004): 1/Chỉ số
thông minh (IQ); 2/Chỉ số sáng tạo (CQ); 3/Chỉ số cảm xúc (EQ); 4/Chỉ số
đạo đức (MQ); 5/ Chỉ số say mê (PQ); 6/ Chỉ số số hóa (DQ) (chính là hiểu
biết và khả năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác);
7/ Chỉ số quốc tế hóa (InQ) (bao gồm hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hóa,
các nền văn minh thế giới, bản chất và xu thế toàn cầu hóa, khả năng giao lƣu,
hợp tác)
Các trƣờng đại học của Việt Nam chƣa có những tiêu chí chung về
năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, một số cuộc khảo sát do
các trƣờng đại học thực hiện với các cựu sinh viên có đề cập đến những năng
lực của họ. Chẳng hạn, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân trong cuộc khảo sát
thực hiện năm 2005 đã đề cập đến những tiêu chí sau của ngƣời sinh viên tốt
nghiệp từ trƣờng mình, bao gồm: 1/ Kiến thức cơ bản về chuyên môn; 2/ Khả
năng ra quyết định; 3/ Khả năng thích nghi; 4/ Khả năng làm việc độc lập; 5/
Khả năng làm việc theo nhóm; 6/ Khả năng sử dụng ngoại ngữ; 7/ Khả năng
sử dụng vi tính; 8/ Khả năng giao tiếp; 9/ Kỹ thuật lao động (Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2005.)
Trƣờng Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cụ thể hóa năng lực của
sinh viên sau khi tốt nghiệp thành 16 tiêu chí. Các tiêu chí này đƣợc sử dụng
trong cuộc điều tra qui mô nhỏ về cựu sinh viên chứ không phải tiêu chí
chính thức mà sinh viên của trƣờng cần phải đạt. Theo đó, sinh viên tốt
nghiệp trƣờng Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh có đƣợc những năng lực
14
sau (Trƣờng Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, 2005): 1/ Có lợi thế cạnh
tranh trong công việc; 2/ Nâng cao khả năng tự học; 3/Chịu áp lực công việc
cao; 4/ Tƣ duy độc lập, năng lực sáng tạo; 5/ Thích ứng với môi trƣờng mới;
6/ Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề; 7/ Kỹ năng chuyên môn
tốt; 8/ Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn; 9/ Kiến thức và kỹ năng
về quản lý/tổ chức công việc; 10/ Thăng tiến nhanh trong tƣơng lai; 11/ Làm
việc trong môi trƣờng đa văn hóa; 12/ Sử dụng tin học tốt; 13/ Tính chuyên
nghiệp; 14/ Làm việc nhóm; 15/ Sử dụng ngoại ngữ tốt và 16/ Kỹ năng giao
tiếp tốt.
1.1.3. Năng lực làm việc
Tài liệu của OCED đƣa ra rất nhiều định nghĩa về năng lực làm việc,
nhƣ: Theo Rycher (2004,tr. 7) “năng lực làm việc là khả năng đáp ứng các
yêu cầu hoặc tiến hành thành công một công việc. Năng lực này bao gồm khía
cạnh nhận thức và phi nhận thức”. Còn theo Winch và Foreman-Peck (2004,
tr. 4) “năng lực làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức,
giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh”.[20]
1.1.4. Khả năng đáp ứng công việc của NNL sau đào tạo
Theo từ điển tiếng Việt: “đáp ứng là đáp lại theo đúng nhƣ đòi hỏi, yêu cầu”
Trong nghiên cứu này, đáp ứng công việc đƣợc hiểu là đáp lại những
đòi hỏi, yêu cầu của công việc. Ngƣời có khả năng đáp ứng công việc là
những ngƣời có đủ năng lực để hoàn thành đƣợc các yêu cầu, đòi hỏi của
công việc. Chủ thể đáp ứng với công việc trong nghiên cứu này chính là
những ngƣời lao động có trình độ đại học, hay nói cách khác là sinh viên đã
tốt nghiệp đại học. Mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học
chính là mức độ hoàn thành các yêu cầu, đòi hỏi của công việc dựa trên năng
lực mà những sinh viên tốt nghiệp đại học tích lũy đƣợc.
15
1.1.5. Đánh giá - Đánh giá năng lực
Theo Nguyễn Hữu Châu (2008), “Đánh giá là căn cứ vào các số đó và
các tiêu chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để
nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng
chất lƣợng đào tạo. Đánh giá có thể định lƣợng vào các con số hoặc định tính
dựa vào các ý kiến và giá trị”
Theo J.M Deketele: “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của
một tập hợp các thông tin thu đƣợc với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của
mục tiêu đã xác định nhằm đƣa ra quyết định theo một mục đích nào đó”
Theo Khối Thịnh Vƣợng Anh (2003), “đánh giá năng lực không chỉ là
việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập. Nó bao hàm
việc đo lƣờng khả năng tiềm ẩn của học sinh và đo lƣờng việc sử dụng những
kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới “một
chuẩn” nào đó”
Hay theo Wolf (2001), “Đánh giá năng lực dựa trên việc miêu tả các
sản phẩn đầu ra cụ thể, rõ ràng tới mức giáo viên, học sinh và các bên liên
quan đều có thể hình dung tƣơng đối khách quan và chính xác về thành quả
của học sinh sau quá trình học tập. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra
tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản phẩm”
Đánh giá năng lực là đánh giá việc thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện
một hoạt động nào đó có kết quả thì bao giờ cũng có một quá trình bao gồm
từ nhận thức (cognitive) với sự tác động của tình cảm (affective) để lựa chọn
cách hành động sau đó tiến hành hành động (active) để có kết quả (product).
Bên cạnh đó thì trong các hoàn cảnh thực tế khác nhau, bằng kinh nghiệm và
khả năng riêng, cá nhân học sinh sẽ có những điều chỉnh hành động hợp lí.
16