Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 285 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH MAI

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH MAI

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
2. TS. Nguyễn Cẩm Nhung


HÀ NỘI - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
Luận án là trung thực, khách quan, được trích dẫn rõ ràng và đúng quy định. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài Luận án, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, khuyến khích, động viên từ các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện Luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó
Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, đưa ra những lời
khuyên và định hướng sâu sắc trong suốt quá trình tơi thực hiện Luận án. Tơi cũng
xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Cẩm Nhung, Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những
người đã luôn động viên, khuyến khích tơi hồn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thanh Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 9
1.1. Tổng quan chung về các nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn địa
điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI ..................................................................... 9
1.1.1. Cấp độ nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.1.2. Các trường phái lý thuyết chính được sử dụng ....................................... 10
1.1.3. Các nhóm nhân tố chính được phân tích và mức độ ảnh hưởng ............. 13
1.1.4. Mơ hình nghiên cứu được sử dụng .......................................................... 20
1.2. Các nghiên cứu nước ngồi phân tích ở cấp độ địa phương .................... 22
1.2.1. Các nhân tố được phân tích và mức độ ảnh hưởng ................................. 22
1.2.2. Mơ hình phân tích được sử dụng ............................................................. 27
1.3. Các nghiên cứu phân tích ở cấp độ tỉnh, thành phố tại Việt Nam .......... 29
1.3.1. Các nghiên cứu sử dụng mơ hình biến cơng cụ phi không gian ............. 29
1.3.2. Các nghiên cứu sử dụng mô hình biến cơng cụ khơng gian.................... 31
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP FDI.......... 35
2.1. Cơ sở lý luận về FDI và doanh nghiệp FDI ............................................... 35
2.1.1. Cơ sở lý luận về FDI ............................................................................... 35
2.1.2. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp FDI......................................................... 39
2.2. Cơ sở lý luận về việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI .. 44
2.2.1. Định nghĩa về việc lựa chọn địa điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ........ 44
2.2.2. Các tiếp cận lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa
điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI ................................................................... 45
2.3. Khung phân tích ........................................................................................... 56

2.3.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 57
2.3.2. Các nhân tố chung ở cấp quốc gia ........................................................... 58


2.3.3. Các nhân tố hút cấp tỉnh .......................................................................... 58
2.3.4. Động cơ của doanh nghiệp gắn với sự tương tác không gian ................. 65
2.3.5. Chính sách thu hút FDI cấp địa phương .................................................. 66
2.4. Kết luận chương 2 ........................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 70
3.1. Cách tiếp cận và thiết kế tổng thể nghiên cứu ........................................... 70
3.1.1. Cách tiếp cận ........................................................................................... 70
3.1.2. Thiết kế tổng thể nghiên cứu ................................................................... 71
3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 73
3.3. Phương pháp thu thập tài liệu - dữ liệu ..................................................... 74
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 75
3.4.1. Phân tích định tính................................................................................... 75
3.4.2. Phân tích định lượng ............................................................................... 76
3.5. Kết luận chương 3 ........................................................................................ 92
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM ................................................................................. 93
4.1. Tổng quan về thực trạng và kết quả hoạt động của khu vực DN FDI tại Việt
Nam ....................................................................................................................... 93
4.1.1. Thực trạng FDI ........................................................................................ 93
4.1.2. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ......................... 99
4.2. Thực trạng phân bố FDI và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI
theo địa phương ................................................................................................. 105
4.2.1. Thực trạng phân bố FDI theo vùng, địa phương ................................... 105
4.2.2. Kết hoạt động của doanh nghiệp FDI theo địa phương......................... 111
4.3. Kết luận chương 4 ...................................................................................... 117
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI VIỆC

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM
................................................................................................................................ 119
5.1. Mức độ hấp dẫn tổng thể của Việt Nam đối với doanh nghiệp FDI và các
nhân tố cấu thành.............................................................................................. 119


5.1.1. Mức độ hấp dẫn tổng thể ....................................................................... 119
5.1.2. Các nhân tố cấu thành ........................................................................... 126
5.2. Ảnh hưởng của các nhân tố hút cấp tỉnh ................................................. 139
5.2.1. Thống kê mô tả ...................................................................................... 139
5.2.2. Các thủ tục ước lượng ........................................................................... 142
5.2.3. Kết quả ước lượng ................................................................................. 144
5.3. Động cơ của doanh nghiệp FDI gắn với sự tương tác không gian......... 154
5.3.1. Động cơ theo chiều ngang “thuần nhất” ............................................... 154
5.3.2. Động cơ thương mại vùng ..................................................................... 155
5.3.3. Động cơ theo chiều dọc “thuần nhất” ................................................... 159
5.3.4. Động cơ theo chiều dọc phức ................................................................ 165
5.4. Chính sách thu hút FDI cấp địa phương ................................................. 168
5.4.1. Chủ trương, chính sách phân cấp quản lý đầu tư tại Việt Nam và ảnh
hưởng ............................................................................................................... 168
5.4.2. Chính sách quản lý, ưu đãi đầu tư cấp tỉnh và ảnh hưởng .................... 173
5.5. Kết luận chương 5 ...................................................................................... 181
CHƯƠNG 6. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VÀ HÀM Ý CHÍNH
SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI........................................ 183
6.1. Các kết quả nghiên cứu chính ................................................................... 183
6.1.1. Kết quả từ phân tích thực trạng phân bố FDI ở Việt Nam .................... 183
6.1.2. Kết quả từ phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn tổng
thể của Việt Nam ............................................................................................. 184
6.1.3. Kết quả từ mơ hình kinh tế lượng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
hút cấp tỉnh ...................................................................................................... 186

6.1.4. Kết quả từ phân tích động cơ của doanh nghiệp FDI ............................ 188
6.1.5. Kết quả phân tích các chính sách thu hút FDI cấp địa phương ............. 190
6.2. Xu hướng vận động của dịng FDI tồn cầu và khu vực; bối cảnh mới và
cơ hội, thách thức đối với Việt Nam như một điểm đến đầu tư .................... 192
6.2.1. Xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và khu vực ....................... 192


6.2.2. Bối cảnh mới và ảnh hưởng tới dòng FDI vào Việt Nam ......................... 198
6.3. Một số hàm ý chính sách ........................................................................... 208
6.3.1. Các hàm ý chính sách cho Chính phủ nhằm tăng mức độ hấp dẫn tổng
thể của Việt Nam ............................................................................................. 209
6.3.2. Các hàm ý chính sách cho chính quyền địa phương nhằm phát triển nhân
tố hút cấp tỉnh phù hợp với động cơ doanh nghiệp FDI.................................. 213
6.4. Hạn chế của nghiên cứu và một số hướng nghiên cứu tiếp theo ........... 218
6.5. Kết luận chương 6 ...................................................................................... 220
KẾT LUẬN............................................................................................................ 221
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
................................................................................................................................ 223
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 224
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 249


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh

Tiếng Việt


1.

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

2.

ADB

Asia Development Bank

3.

APEC

Assia-Pacific Economic
Cooperation

4.

BĐKH

5.

BOT

6.


BQ

7.

BT

Build - Transfer

8.

BTO

Build - Transfer - Operated

9.

CLMV

Cambodia, Laos, Mynamar
and Vietnam

10.
11.
12.

CNTT
COVID-19 Virus corona 2019
CPI
Consumer Price Index

Corruption Perceptions
CPI
Index
CSHT
Comprehensive and
CTPPP
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
DN
DNNN
DNNN
EFI
Index of Economic Freedom

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Ngân hàng phát triển
châu Á
Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương
Biến đổi khí hậu


Build - Operate - Transfer

i

Hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao
Bình quân
Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh
Campuchia, Lào, Myanmar và
Việt Nam
Công nghệ thông tin
Bệnh vi-rút corona
Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số nhận thức tham nhũng
Cơ sở hạ tầng
Hiệp định Đối tác tồn diện
và tiến bộ xun Thái Bình
Dương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
Chỉ số tự do kinh tế


STT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

Tiếng Anh
Export Processing Zones
E-Government Development
Index
European Union
EU-Vietnam Free Trade
Agreement
Foreign Direct Investment
Foreign Investment Agency
Free Trade Agreement
Global Competitiveness
Index 4.0

20.

EPZs

21.

EGDI

22.

EU

23.

EVFTA

24.

25.
26.

FDI
FIA
FTA

27.

GCI 4.0

28.

GCI

Global Cybersecurity Index

29.

GII

Global Innovation Index

30.

GDP

31.

GRDP


32.

GSO

33.
34.
35.
36.

GVC
HDI
IMF
IPO

37.

IPRI

38.
39.
40.
41.
42.
43.

IZs
KCN
KH & ĐT
M&A

MNCs
MNEs

Gross Domestic Product
Gross Regional Domestic
Product
General Statistics Office of
Vietnam
Global Value Chain
Human Development Index
International Monetary Fund
Initial Public Offering
International Property Rights
Index
Industrial Zones

Mergers and Acquisitions
Multinational Companies
Multinational Enterprises

ii

Tiếng Việt
Khu chế xuất
Chỉ số Chính phủ điện tử
Liên minh châu ÂU
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục đầu tư nước ngoài

Hiệp định thương mại tự do
Chỉ số năng lực cạnh tranh
toàn cầu 4.0
Chỉ số an tồn thơng tin tồn
cầu
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn
cầu
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trêm địa bàn
Tổng cục Thống kê
Chuỗi giá trị toàn cầu
Chỉ số phát triển con người
Quỹ tiền tệ quốc tế
Phát hành công khai lần đầu
Chỉ số quyền tài sản quốc tế
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp
Kế hoạch và Đầu tư
Mua lại và sáp nhập
Công ty đa quốc gia
Doanh nghiệp đa quốc gia


STT Từ viết tắt
44.

MPI

45.
46.

47.
48.

MTKD
LPI

NĐ-CP

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh
Ministry of Planning and
Investment
Logistics Performance Index

49.

OECD

50.

OFDI

51.

PCI

52.

PPP


Organization for Economic
Cooperation and
Development
Outward Foreign Direct
Investment
Provincial Competitiveness
Index
Purchasing Power Parity

53.

PRA

Property Rights Alliances

54.

R&D

55.

RCEP

56.
57.
58.
59.

SEZs
SXKD

TSCĐ
UN

Research and Development
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Special Economics Zones

60.

UNCTAD

61.

UNIDO

62.
63.
64.

USD
WB
WEF

65.

WIPO

66.


WTO

United Nations
United Nations Conference
on Trade and Development
United Nationns Industrial
Development Organization
United States Dollars
World Bank
World Economic Forum
World Intellectual Property
Organization
World Trade Organization

iii

Tiếng Việt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Môi trường kinh doanh
Chỉ số hiệu quả logistics
Nghị định
Nghị định Chính phủ
Tổ chức Hợp tác và phát triển
Kinh tế
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh
Ngang giá sức mua
Liên minh quyền tài sản quốc
tế

Nghiên cứu và phát triển
Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn
diện khu vực
Khu kinh tế đặc biệt
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Liên Hiệp Quốc
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển
Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên Hiệp Quốc
Đô la Mỹ
Ngân hàng thế giới
Diễn đàn kinh tế thế giới
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới
Tổ chức Thương mại thế giới


DANH SÁCH CÁC BẢNG
STT
1
2

Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

3


Bảng 2.1

4

Bảng 2.2

5

Bảng 2.3

6

Bảng 2.4

7
8
9

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

10

Bảng 4.1

11

Bảng 4.2


12

Bảng 4.3

13

Bảng 4.4

14

Bảng 4.5

15

Bảng 4.6

16

Bảng 4.7

Nội dung
Đặc điểm dự đoán địa điểm FDI
Các nhân tố cụ thể được phân tích
Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường nước
ngồi và mơ hình OLI
Động cơ của cơng ty đa quốc gia trong việc đầu tư
ra nước ngồi
Tóm tắt dấu hiệu dự kiến của các hệ số ảnh hưởng
của “FDI vào các tỉnh lân cận” và “Quy mô thị
trường các tỉnh lân cận” theo hình thức FDI

Dấu hiệu dự kiến của các hệ số ảnh hưởng của
“FDI vào các tỉnh lân cận” và “Quy mô thị trường
các tỉnh lân cận” theo động cơ và mục tiêu
Bảng thiết kế nghiên cứu tổng thể của luận án
Các mơ hình kinh tế lượng không gian
Các biến số sử dụng trong nghiên cứu
FDI tại Việt Nam theo ngành lũy kế đến hết năm
2020
Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
SXKD tại thời điểm 31/12/2018 theo loại hình
doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả SXKD (%)
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của
DN năm 2018
Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động
Thu nhập bình quân một tháng của người lao
động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết
quả sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ số dự án và vốn FDI đăng ký tích luỹ theo
vùng (luỹ kế tới tháng 12/2020)

iv

Trang
13
19
47
55


56

66
71
78
93
96

99

102
102
104
104

108


STT

Bảng

17

Bảng 4.8

18

Bảng 4.9


19

Bảng 4.10

20

Bảng 4.11

21

Bảng 4.12

22

Bảng 4.13

23

Bảng 4.14

24

Bảng 5.1

25

Bảng 5.2

26


Bảng 5.3

27

Bảng 5.4

28
29

Bảng 5.5
Bảng 5.6

30

Bảng 5.7

31

Bảng 5.8

32

Bảng 5.9

33

Bảng 5.10

Nội dung
10 tỉnh, thành phố có chỉ số hiệu quả FDI trung

bình cao nhất (2015-2018)
Top 10 tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp đang
hoạt động có kết quả SXKD lớn nhất tại thời điểm
31/12/2018
Nguồn vốn của DN FDI đang hoạt động có kết
quả SXKD tại thời điểm 31/12/2018 tại các địa
phương
20 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng vốn trung bình
của doanh DN FDI cao nhất
Doanh thu thuần của doanh nghiệp FDI tại các địa
phương
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI tại
các địa phương
Lao động trong doanh nghiệp FDI tại các địa
phương
Xếp hạng mức độ hấp dẫn của Việt Nam theo một
số chỉ số quốc tế
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các
quốc gia khác tại Đông Nam Á (%)
Bảng so sánh mức lương tối thiểu tại các nước
trong khu vực 2020
Tỷ lệ so sánh NSLĐ của Việt Nam với các quốc
gia khác năm 2010 và 2020
Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình
Ma trận trọng số không gian
Kết quả kiểm định về tác động không gian của hệ
số Moran’s I
Kết quả ước lượng từ mơ hình SAR-REM và
SAR-REM mở rộng
Thống kê số liệu chéo giữa các biến phụ thuộc và

biến cảng biển, sân bay quốc tế
Khối lượng hàng hóa vận chuyển thơng qua cảng
biển, cảng thủy nội địa và cảng hàng không

v

Trang
111

112

113

113
114
115
116
121
123
128
130
140
141
143
145
150
150


STT


Bảng

34

Bảng 5.11

35

Bảng 5.12

36

Bảng 5.13

37

Bảng 5.14

38

Bảng 5.15

39

Bảng 5.16

Nội dung
Top 10 thành phố có chỉ số hiệu quả FDI cao nhất
giai đoạn 2015-2019

Tỉ lệ xuất khẩu hàng hóa phân theo ngành kinh tế
(%)
Các thương vụ M&A lớn của nhà đầu tư nước
ngoài trong năm 2019-2020
Hiệu suất sử dụng lao động trong DN đang hoạt
động có kết quả SXKD theo loại hình doanh
nghiệp
Cung ứng nguyên liệu thô và trung gian cho các
DN FDI phân theo hình thức đầu tư và vùng kinh
tế trọng điểm năm 2016
Một số chỉ tiêu của chỉ số thành phần Mơi trường
kinh doanh bình đẳng thuộc PCI

vi

Trang
155
156
158

165

166

177


DANH SÁCH CÁC HÌNH
STT


Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Số lượng các nghiên cứu phân tích sự phân bố FDI ở
cấp độ vĩ mơ

10

2

Hình 2.1

Khung lý thuyết chung của luận án

57

3

Hình 2.2

Khung phân tích các nhân tố hút cấp tỉnh

60


4

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu của luận án

73

5

Hình 4.1

Tổng vốn đăng ký (triệu USD), vốn thực hiện (triệu
USD) và số dự án vào Việt Nam, giai đoạn 1991-2020

93

6

Hình 4.2

Chỉ số hiệu quả FDI của các nước ASEAN, 2010-2019

95

7

Hình 4.3


FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư, lũy kế đến tháng
12/2020

99

8

Hình 4.4

Cơ cấu ngành của doanh nghiệp FDI theo quy mơ vốn

100

9

Hình 4.5

Top 10 ngành có tổng doanh thu lớn nhất năm 2010 và
2018

101

10

Hình 4.6

Top 10 ngành sử dụng nhiều lao động nhất năm 2010 và
2018

103


11

Hình 4.7

FDI được cấp giấy phép tại Việt Nam theo vùng kinh tế

106

12

Hình 4.8

Dịng FDI vào các khu vực, giai đoạn 2010-2020

107

13

Hình 4.9

FDI vào các tỉnh, lũy kế đến hết năm 2020

110

14

Hình 4.10

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại

các doanh nghiệp FDI theo địa phương

117

15

Hình 5.1

Chỉ số nghiêm ngặt trong kiểm sốt COVID-19

122

16

Hình 5.2

So sánh xếp hạng chỉ số Môi trường kinh doanh của
Việt Nam so với một số nước ASEAN

124

17

Hình 5.3

Thứ hạng và điểm số chỉ số Đổi mới sáng tạo tồn cầu
của Việt Nam

125


18

Hình 5.4

So sánh điểm số trong chỉ số Quyền tài sản quốc tế của
Việt Nam và các nước trong ASEAN được xếp hạng

125

19

Hình 5.5

Các trụ cột năng lực cạnh tranh của Việt Nam

127

vii


STT

Hình

Nội dung

Trang

20


Hình 5.6

NSLĐ xã hội tại Việt Nam và tốc độ tăng NSLĐ theo
giá so sánh năm 2010 (2010 - 2020)

129

21

Hình 5.7

Tốc độ tăng NSLĐ giai đoạn 2011-2020 (%)

129

22

Hình 5.8

Các trụ cột năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thứ
hạng thấp hoặc rất thấp

131

23

Hình 5.9

Những nhân tố kìm hãm năng lực cạnh tranh 4.0 của
Việt Nam


131

24

Hình 5.10

Hệ thống đường giao thơng kết nối cơng nghiệp của
Việt Nam

132

25

Hình 5.11 Xếp hạng và điểm số cấu phần CSHT thuộc chỉ số GII

132

26

Hình 5.12 Các chỉ số thành phần của chỉ số CSHT - Việt Nam

133

27

Hình 5.13

So sánh xếp hạng chỉ số Hiệu quả logistics của Việt
Nam và một số nước


133

28

Hình 5.14

So sánh cấu phần CSHT thuộc chỉ số GII giữa Việt
Nam và một số nước ASEAN

134

29

Hình 5.15

Điểm số thành phần của chỉ số Tự do Kinh tế ở Việt
Nam (2019-2020)

137

30

Hình 5.16

Thứ hạng chỉ số Đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài
sản (2014-2020)

138


31

Hình 5.17

Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc
và GRDP

148

32

Hình 5.18

Đánh giá của DN FDI về khả năng cung ứng đầu vào
của DN trong nước

152

33

Hình 5.19 Mối quan hệ giữa chỉ số PCI và lượng FDI vào một tỉnh

34

Hình 5.20

35

Hình 5.21 FDI đăng ký vào một số ngành dịch vụ (Triệu USD)


36

Hình 5.22

Trị giá xuất khẩu hàng hóa của khu vực DN FDI (Đơn
vị: %)
FDI đăng ký vào ngành Khai khoáng và Bất động sản
(Đơn vị: Triệu USD)

viii

154
156
157
160


STT

Hình

Nội dung

Trang

37

Hình 5.23

38


Hình 5.24 Mức lương tối thiểu tại Việt Nam 2010-2020

162

39

Hình 5.25 Chỉ số Cơ sở hạ tầng của các tỉnh năm 2020

163

40

Tỉ lệ mua các nguyên liệu và thành phân thơ đầu vào
Hình 5.26 của các cơng ty chế biến chế tạo Nhật Bản từ các doanh
nghiệp trong nước

167

41

Hình 5.27 Giá th đất khu cơng nghiệp năm 2020

178

42

Tỉ lệ lấp đầy bình qn tại các khu cơng nghiệp (bên
Hình 5.28 trái) và giá chào thuê các ở các khu cơng nghiệp năm
2020 (bên phải)


179

43

Hình 6.1

Dịng FDI: Thế giới và một số nhóm nước, 2010-2020

192

44

Hình 6.2

Tỉ lệ dịng FDI tồn cầu vào các nhóm nước giai đoạn
2010-2020 (%)

193

45

Hình 6.3

Dịng FDI theo khu vực, 2019 và 2020 (tỷ USD)

194

46


Hình 6.4

Dịng FDI vào khu vực ASEAN và với thế giới

196

47

Hình 6.5

FDI vào ASEAN theo nước nhận đầu tư (tỷ USD)

197

48

Hình 6.6

Bối cảnh mới và tác động đến FDI vào Việt Nam

205

49

Hình 6.7

Địa điểm ưa thích để dịch chuyển hoạt động sản xuất
khỏi Trung Quốc

206


50

Hình 6.8

Những thách thức chủ yếu đối với các công ty đã và
đang cân nhắc dịch chuyển khỏi Trung Quốc

207

Quy mơ lao động trung bình của DN FDI theo ngành
nghề 2019

ix

161


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Trong những thập kỷ vừa qua, sự thay đổi mạnh mẽ trong môi trường kinh tế
chính trị tồn cầu đã làm gia tăng nhanh chóng hoạt động của các doanh nghiệp đa
quốc gia (Multinational Enterprises - MNEs), trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment - FDI) được coi là một trong những hoạt động quan trọng
nhất. Trong nhiều vấn đề chính liên quan tới FDI, việc lựa chọn địa điểm đầu tư là
một vấn đề phức tạp, đa chiều và là một trong những quyết định chiến lược quan
trọng vì nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của MNEs ở nước ngoài, đồng thời tác
động tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia/vùng nhận đầu tư (Galan và cộng sự, 2007,
Li và Park, 2009; Wei, 1997). Nhiều học giả còn cho rằng quyết định lựa chọn địa
điểm phân tán FDI là một trong những quyết định quan trọng nhất của MNEs khi tiến

hành hoạt động đầu tư (Buckley và Casson, 2016; Nachum và Zaheer, 2005).
Về mặt lý luận, chủ đề này được nghiên cứu bởi nhiều phương pháp và cách
tiếp cận khác nhau nhằm trả lời một số câu hỏi chính là tại sao doanh nghiệp lại lựa
chọn phân bố FDI của họ ở nơi này không phải nơi khác? Đâu là những nhân tố tác
động tới sự phân bố đó? Mặc dù đã có nhiều cơng trình về vấn đề này nhưng vẫn cịn
nhiều khía cạnh chưa được giải quyết, nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ cũng như cịn có
những hạn chế về phương pháp và dữ liệu. Do bản chất phức tạp, đa chiều và tính
quan trọng của hiện tượng này mà trên thực tế khơng có một dòng lý thuyết và cách
tiếp cận đơn lẻ nào có thể giải thích tất cả các khía cạnh trong việc lựa chọn địa điểm
đầu tư của doanh nghiệp FDI (Seyf, 2001). Như được nhấn mạnh bởi Nielsen và cộng
sự (2017), cơ sở lý thuyết về chủ đề này thường phân mảnh, bao gồm những những
mặt nhỏ từ những trường phái khác nhau. Chính vì thế, chưa có sự đồng thuận về các
nhân tố cũng như ảnh hưởng của những nhân tố này đến sự lựa chọn địa điểm đầu tư
ở nước ngoài của doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện thêm các nghiên cứu về chủ
đề này với các phương pháp mới trong bối cảnh mới sẽ giúp tăng độ tin cậy của kết
quả nghiên cứu.
Ngoài ra, về cấp độ nghiên cứu, kết quả tổng quan cho thấy phần lớn các học
giả phân tích tại sao doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào quốc gia này mà không phải
quốc gia khác, tức là phân tích ở cấp độ vĩ mơ. Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu giải

1


thích nguyên nhân FDI vào những nước lớn như Mỹ và Trung Quốc. Chưa có nhiều
nghiên cứu ở cấp độ địa phương, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và những nền kinh tế
đang phát triển. Số lượng các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít, với
nhiều hạn chế về khung lý thuyết, phương pháp và kết quả nghiên cứu. Chính vì thế,
rất cần có các nghiên cứu để bổ sung cho những thiếu sót trong chủ đề ở Việt Nam.
Thêm nữa, một trong những vấn đề phức tạp khi phân tích quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư là động cơ của các MNEs gắn với sự tương tác không gian giữa các

địa điểm. Một số học giả, chẳng hạn như Blonigen và cộng sự (2007), Baltagi và cộng
sự (2007), Gutiérrez‐Portilla và cộng sự (2020) hay Maza và cộng sự (2020), v.v. đã
chỉ ra rằng khi lựa chọn một địa phương để đầu tư, MNEs không chỉ xem xét các
nhân tố hút của địa phương đó, mà cịn của các địa phương lân cận - điều này phụ
thuộc vào động cơ đầu tư của họ. Khuynh hướng phân tích tương tác khơng gian gắn
với động cơ của doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng nhưng số lượng còn hạn chế,
đặc biệt là ở Việt Nam. Chính về thế, rất cần có những nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
phân tích khơng gian để xem xét các nhân tố một cách tổng thể, bao gồm cả những
nhân tố hút cấp địa phương và sự phù hợp của những nhân tố đó với động cơ và mục
tiêu đầu tư của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một lựa chọn thú vị để phân tích việc lựa chọn
địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI. Trong suốt hơn ba mươi năm qua kể từ khi
thi hành chính sách đổi mới, Việt Nam ln được coi là điểm đến hấp dẫn và là sự
lựa chọn của nhiều doanh nghiệp FDI. Tuy từng nằm trong tốp 15 nước hấp dẫn đầu
tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2010 đến 2012 (Kearney, 2015), nhưng kể từ năm
2014 đến nay, Việt Nam đã khơng cịn trong tốp 25 (Kearney, 2020). Trên thực tế,
các khung chính sách mở cửa đã trở nên q phổ biến và khơng cịn đủ sức hấp dẫn
nhà đầu tư nước ngồi. Vì vậy, chính phủ cần chú trọng hơn đến lợi thế của các địa
phương để thu hút FDI vào các vùng và khu vực kinh tế trọng điểm.
Đối với các địa phương, vì nguồn vốn FDI đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển kinh tế xã hội nên các tỉnh/ thành phố đều rất chủ động trong hoạt động
quảng bá và thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế phân bố FDI và
chính sách thu hút FDI ở Việt Nam, thấy có hai vấn đề lớn đặt ra.
Thứ nhất, hiện nay doanh nghiệp FDI có xu hướng chỉ lựa chọn đầu tư vào
một số tỉnh và thành phố nhất định, trong khi một số địa phương khác lại không thu

2


hút được dịng vốn từ nước ngồi - xu hướng này khơng thay đổi nhiều qua thời gian.

Tính đến hết năm 2020, doanh nghiệp FDI đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố của
Việt Nam nhưng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ và đồng Bằng sông Hồng, trong
đó TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội và một số địa phương lân cận như Bà Rịa
-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Hà Tĩnh lại thu hút một lượng
lớn vốn đầu tư. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng sự chênh lệch trong
phân bố FDI là một trong những lý do quan trọng dẫn đến khoảng cách phát triển lớn
giữa các vùng miền, địa phương tại Việt Nam (Le, 2007; Nguyễn Mại, 2018;
UNCTAD, 2008). Những tỉnh/thành phố thu hút được lượng lớn FDI thì thường có
trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn. Ngược lại, những tỉnh nghèo nhất của
Việt Nam thường thu hút được một lượng rất nhỏ FDI.
Thứ hai, vì tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế địa phương
nên các tỉnh/ thành phố đang cạnh tranh ngầm trong thu hút FDI và tạo ra một cuộc
cạnh tranh xuống đáy (Nguyên Đức, 2018). Các tỉnh liên tục hạ điều kiện cấp phép
và đưa ra các ưu đãi để thu hút doanh nghiệp FDI nhanh nhất. Tuy nhiên, chính sách
ưu đãi khơng phải là nhân tố duy nhất tạo nên sức hấp dẫn của một địa phương. Việc
liên tiếp đưa ra các ưu đãi có thể đem lại hệ luỵ là những nhà đầu tư, nhất là những
nhà đầu tư lớn, có mục tiêu dài hạn sẽ cảm thấy khơng tin tưởng. Ngồi ra, mối quan
hệ hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư cịn hạn chế. Tình
trạng cục bộ địa phương trong thu hút đầu tư còn khá phổ biến, gây nên mâu thuẫn
giữa các địa phương lân cận trong xây dựng và thực thi chính sách. Điều này cho thấy
chính quyền các địa phương vẫn chưa hiểu được đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp.
Để giải quyết được những hạn chế trên, việc hiểu được nguyên nhân vì sao các
doanh nghiệp nước ngồi lại có xu hướng lựa chọn đầu tư tại một số địa phương là
rất quan trọng. Đây sẽ là cơ sở để các nhà quản lý của Việt Nam lập và thực thi những
chính sách phù hợp để thu hút FDI phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu có
nhiều biến động như hiện nay.
Vì những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”. Tác giả sẽ cố gắng khỏa lấp một phần

khoảng trống nghiên cứu, và làm giàu thêm tri thức trong lĩnh vực này, cũng như đưa

3


ra những hàm ý dựa trên bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
để lập và thực thi những chính sách thu hút FDI phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới và trong nước có nhiều biến động như hiện nay.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính luận án là xác định và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư (theo tỉnh, thành phố) của doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam, từ đó đưa ra những hàm ý cho chính phủ để hoạch định những chính sách phù
hợp nhằm thu hút FDI trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới và trong nước.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, luận án sẽ lần lượt giải quyết các mục
tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới
việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI theo tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng phân bố FDI ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn địa điểm đầu
tư của doanh nghiệp FDI theo tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Thứ tư, đưa ra các hàm ý cho Nhà nước và chính quyền địa phương để hoạch
định chính sách thu hút FDI phù hợp trong bối cảnh mới của thế giới và trong nước.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án này “Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc
lựa chọn địa điểm đầu tư (theo tỉnh, thành phố) của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?”.
Để trả lời được câu hỏi chính này, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nhỏ như sau:

-

Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp
FDI trong phạm vi một quốc gia?

-

Thực trạng phân bố FDI ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

-

Ảnh hưởng của các nhân tố tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp
FDI theo tỉnh, thành phố ở Việt Nam như thế nào?

-

Nhà nước cần có những chính sách gì để chủ động thú hút FDI trong bối cảnh
mới của nền kinh tế thế giới và Việt Nam?

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận án này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu chính là các nhân tố
ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian
-


Số liệu về thực trạng phân bố đầu tư của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong
vòng 10 năm trở lại đây: từ 2010 -2020.

-

Số liệu ước lượng cho mơ hình kinh tế lượng đánh giá tác động của các nhân
tố cấp tỉnh từ 2015-2019. Năm 2015 là mốc quan trọng đối với hoạt động FDI
tại Việt Nam - đây là thời điểm sau khi Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thực
thi, là luật chung cho mọi thành phần kinh tế, chính thức về mặt pháp lý không
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, giữa các doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm mà sự phân cấp
trong quản lý hoạt động FDI cho chính quyền cấp tỉnh gia tăng mạnh mẽ gắn
với đầu tư.

3.2.2. Phạm vi không gian
-

FDI của tất cả các nước vào 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (được đo bằng
tổng FDI đăng ký vào các tỉnh, thành phố).

3.2.3. Phạm vi nội dung
-

Tác giả lựa chọn phân tích “doanh nghiệp FDI” là “toàn bộ” các doanh nghiệp
FDI ở Việt Nam, thể hiện bằng tổng giá trị FDI đăng ký tại các tỉnh thành chứ
không phải là từng doanh nghiệp FDI “riêng lẻ”.

-

Khi phân tích “việc lựa chọn địa điểm đầu tư”, tác giả chỉ phân tích kết quả

của việc lựa chọn - khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư tại một khu vực địa
lý thì sẽ đến số lượng/giá trị FDI cao tại khu vực đó. Trên thực tế, việc lựa
chọn địa điểm đầu tư là một quá trình (Nielsen và cộng sự, 2017). Tuy nhiên,
do hạn chế về khả năng tiếp cận những người tham gia vào quá trình này nên
tác giả chỉ phân tích kết quả lựa chọn.Wacker (2016) đã chỉ ra rằng số liệu
FDI tích lũy hay dịng FDI có thể dùng để đại diện cho kết quả lựa chọn về địa
điểm đầu tư của MNEs. Những số liệu này cũng thường được sử dụng trong
các nghiên cứu trước đây về chủ đề này.

5


-

Giữa các nhân tố hút và đẩy ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của
doanh nghiệp FDI, tác giả chỉ phân tích các nhân tố hút hay các nhân tố tạo
nên sức hấp dẫn của một địa phương đối với nhà đầu tư. Tác giả khơng phân
tích các nhân tố đẩy do hiện nay Việt Nam nhận đầu tư của doanh nghiệp đến
từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ nên việc nghiên cứu các nhân tố đẩy là khó
thực hiện và những hàm ý đưa ra cho các quốc gia đó là khơng cần thiết.
Tác giả sẽ làm rõ hơn về sự lựa chọn phạm vi nội dung nghiên cứu trong

Chương 2 - Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu
tư của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả tổng quan cho thấy mặc dù số lượng các cơng trình phân tích các nhân
tố tác động quyết định lựa chọn phân bố vốn đầu tư nước ngoài là rất lớn, tuy nhiên
vẫn còn khoảng trống tri thức để tiếp tục tìm hiểu. Nghiên cứu này sẽ góp phần khoả
lấp một phần khoảng trống tri thức đó. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu được tiến hành ở cấp độ địa phương. Kết quả tổng quan
tài liệu chỉ ra rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích tại sao doanh nghiệp
lựa chọn đầu tư vào một quốc gia mà đánh giá q thấp tính khơng đồng nhất giữa
các địa phương trong cùng một quốc gia.
Thứ hai, luận án một trong số ít các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích
khơng gian để xem xét các nhân tố một cách tổng thể, bao gồm cả những nhân tố hút
cấp địa phương và sự phù hợp của những nhân tố đó với động cơ và mục tiêu đầu tư
của doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, luận án đã xây dựng được khung phân tích đa chiều để nhận diện các
nhân tố tác động tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam,
dựa trên sự tích hợp của 4 dịng lý thuyết, gồm có: (1) Lý thuyết chiết trung; (2) Cách
tiếp cận thể chế cấp địa phương; (3) Lý thuyết địa lý kinh tế về hiệu quả kinh tế do
quần tụ; và (4) Lý thuyết về động cơ của các công ty đa quốc gia gắn với sự tương
tác không gian. Khung phân tích đã chỉ ra 04 nhóm nhân tố: (i) Các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hấp dẫn tổng thể của Việt Nam; (ii) Các nhân tố hút cấp tỉnh; và
(iii) Động cơ của doanh nghiệp và (iv) Các chính sách ưu đãi cấp địa phương.

6


Thứ tư, luận án đã phân tích được thực trạng thu hút và phân bố đầu tư của
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam từ nhiều khía cạnh và chỉ tiêu khác nhau. Đồng thời,
luận án cũng phân tích được kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Thứ năm, luận án đã phân tích cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố ở các cấp độ
khác nhau tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, trong
khi các nghiên cứu trước đây thường chỉ phân tích ở một cấp độ. Ở cấp độ quốc gia,
người viết đã phân tích được mức độ hấp dẫn tổng thể của Việt Nam và những nhân
tố cấu thành. Ở cấp tỉnh, nghiên cứu đã lượng hoá ảnh hưởng của các nhóm nhân tố
(Quy mơ thị trường, Lao động, Cơ sở hạ tầng, Hiệu quả quần tụ doanh nghiệp và Chất
lượng thể chế và chính sách) dựa trên mơ hình tự tương quan khơng gian (SAR) và

mơ hình SAR mở rộng. Đặc biệt, dựa trên dấu hiệu của biến tương tác khơng gian
trong mơ hình SAR và SAR mở rộng, tác giả đã phân tích được hình thức FDI và
động cơ/mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp. Từ cách tiếp cận thể chế cấp địa phương,
luận án đã phân tích và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong chiến lược, chính sách
ưu đãi, xúc tiến và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI.
Thứ sáu, luận án phân tích được bối cảnh mới ảnh hưởng tới dịng FDI vào
Việt Nam; từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách để lập và
thực thi những chính sách thu hút FDI phù hợp trong bối cảnh mới của nền kinh tế
thế giới và trong nước.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thơng tin hữu ích cho các cơ quan
quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương về những nhân tố ảnh hưởng tới
việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các DN FDI ở Việt Nam; từ đó các đối tượng này
có thể đưa ra chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút FDI trong bối cảnh mới của nền
kinh tế thế giới và Việt Nam; từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
của đất nước như đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị,
hình vẽ và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm 6 chương như sau:
-

Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

-

Chương 2. Cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa
điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI

7



-

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4. Thực trạng phân bố đầu tư của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

-

Chương 5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới việc lựa chọn địa điểm
đầu tư của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

-

Chương 6. Các kết quả nghiên cứu chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
trong bối cảnh mới

8


×