Tải bản đầy đủ (.docx) (226 trang)

Quản lý vốn vay nước ngoài cho phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh lào cai la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 226 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÀNH LUÂN

QUẢN LÝ VỐN VAY NƯỚC NGOÀI
CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÀNH LUÂN

QUẢN LÝ VỐN VAY NƯỚC NGOÀI
CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9340410.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thanh Sơn
2. TS. Trần Quang Tuyến

HÀ NỘI - 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận án

Nguyễn Thành Luân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................................i
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về mối quan hệ giữa vốn
vay ODA và tăng trưởng kinh tế................................................................................6
1.1.1. Mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế cấp quốc gia...........................6
1.1.2. Mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương...........................10
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước về vốn vay ODA.................11
1.2.1. Vốn vay ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương.........................................11
1.2.2. Quản lý nhà nước về vốn vay ODA...............................................................13
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển sinh kế hộ gia đình...........16
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi..........................................................16
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước...........................................................21
1.4. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................23
1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................24
1.5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu....................................24

1.5.2. Phương pháp điền dã.....................................................................................25
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................25
Tiểu kết chương 1..................................................................................................28
CHUƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ODA CHO


PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH............................................................29
2.1. Sinh kế hộ gia đình...........................................................................................29
2.2. Sự cần thiết phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số..............................36
2.3. Tổng quan về vốn ODA....................................................................................43
2.3.1. Khái niệm và lịch sử hình thành....................................................................43
2.3.2. Đặc điểm của vốn ODA.................................................................................45
2.3.3. Phân loại vốn ODA........................................................................................46
2.3.4. Vai trò của vốn ODA.....................................................................................49
2.4. Quản lý nhà nước về vốn ODA........................................................................51
2.4.1. Khái niệm quản lý nhà nước về vốn ODA.....................................................52
2.4.2. Vai trò của quản lý nhà nước về vốn ODA....................................................52
2.4.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về vốn ODA...................................................55
2.4.4. Nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA.......................................................56
2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về vốn ODA............................61
2.5. Vai trò quản lý nhà nước về vốn ODA trong phát triển sinh kế hộ gia đình dân
tộc thiểu số..............................................................................................................62
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vốn ODA.............................65
2.6.1. Các chính sách và quy chế của nước viện trợ................................................65
2.6.2. Sự chỉ đạo và tham gia của các bên liên quan................................................65
2.6.3. Tình hình kinh tế và chính trị tại địa phương.................................................66
2.6.4. Chất lượng công tác xây dựng và chuẩn bị chương trình, dự án....................66
2.6.5. Năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý nhà nước về vốn ODA...................67
2.7. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia đình
dân tộc thiểu số........................................................................................................67



2.7.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vốn ODA từ một số quốc gia trên thế giới......67
2.7.2. Kinh nghiệm từ các tỉnh trong nước..............................................................72
2.7.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai..........................................................75
Tiểu kết chương 2..................................................................................................78
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ODA CHO
PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO
CAI......................................................................................................................... 79
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai..............................................................79
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội...............................................................................79
3.1.2. Tình hình phân bổ dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai...........................................82
3.2. Tình hình phát triển sinh kế hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào
Cai........................................................................................................................... 87
3.2.1. Thực trạng các loại hình sinh kế hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Lào Cai.............................................................................................................87
3.2.2. Thực trạng phát triển sinh kế hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Lào Cai.................................................................................................................... 91
3.3. Thực trạng các chương trình dự án sử dụng vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ
gia đình tại tỉnh Lào Cai..........................................................................................92
3.3.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo.........................................................................94
3.3.2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn..............................................95
3.3.3. Lĩnh vực nước sạch........................................................................................96
3.3.4. Lĩnh vực y tế..................................................................................................97
3.3.5. Lĩnh vực lao động việc làm...........................................................................99
3.3.6. Lĩnh vực giao thông vận tải.........................................................................100


3.3.7. Lĩnh vực cơng nghiệp..................................................................................100
3.3.8. Các chương trình dự án ODA khác..............................................................100

3.4. Thực trạng quản lý nhà nước vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia đình tại
tỉnh Lào Cai...........................................................................................................101
3.4.1. Thu hút vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số.........101
3.4.2. Xây dựng hệ thống pháp luật chính sách về quản lý nhà nước về vốn ODA......102
3.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn ODA..........................................104
3.4.4. Công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn ODA............................................107
3.5. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia
đình tại tỉnh Lào Cai..............................................................................................109
3.5.1. Kết quả đạt được của công tác quản lý nhà nước về vốn ODA....................109
3.5.2. Một số hạn chế của công tác quản lý nhà nước về vốn ODA.......................112
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN
ODA CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ 115
TỈNH LÀO CAI...................................................................................................115
4.1. Kết quả mẫu khảo sát......................................................................................115
4.1.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................115
4.1.2. Cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu......................................................116
4.1.3. Cơ cấu mẫu khảo sát....................................................................................118
4.1.4. Hiểu biết của đối tượng khảo sát về vốn ODA và các nguồn lực phát triển
sinh kế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số.................................................119
4.2. Kết quả kiểm định các khái niệm nghiên cứu.................................................120
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................120
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo........................................................123


4.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến..................................................................126
4.3.1. Kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn thang đo các nhân tố...........................126
4.3.2. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội........................127
4.3.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình.........................................................130
4.4. Đánh giá thực trạng các nguồn lực cho phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc
thiểu số tỉnh Lào Cai..............................................................................................131

4.4.1. Thực trạng Vốn con người...........................................................................132
4.4.2. Thực trạng Vốn kinh tế................................................................................133
4.4.3. Thực trạng Vốn tài nguyên..........................................................................135
4.4.4. Thực trạng Vốn xã hội.................................................................................137
4.5. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát triển sinh
kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai..........................................................140
4.5.1. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu của quản lý nhà nước về vốn ODA cho
phát triển sinh kế hộ gia đình DTTS tỉnh Lào Cai.................................................140
4.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về vốn ODA cho
phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiếu só tỉnh Lào Cai..................................145
Tiểu kết chương 4................................................................................................149
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ
HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030.....151
5.1. Dự báo xu hướng vốn vay nước ngoài tại tỉnh Lào Cai đến năm 2030...........151
5.2. Chủ trương nâng cao hiệu quả quản lý vốn vay nước ngoài cho phát triển sinh
kế hộ giai đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đến năm 2030.................................153
5.3. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia
đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.........................................................................154


5.3.1. Về Vốn kinh tế.............................................................................................154
5.3.2. Về Vốn thế chế............................................................................................155
5.3.3. Về Vốn con người........................................................................................156
5.3.4. Về Vốn xã hội..............................................................................................158
5.3.5. Về Vốn tài nguyên.......................................................................................159
5.4. Nhóm khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về vốn ODA tại tỉnh Lào Cai đến năm 2030.................................................159
5.4.1. Hoàn thiện định hướng thu hút vốn ODA tại tỉnh Lào Cai..........................159
5.4.2. Hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp lý đối với vốn ODA tại tỉnh Lào Cai....163

5.4.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vốn ODA tại tỉnh Lào
Cai......................................................................................................................... 163
5.4.4. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát vốn ODA........................................164
5.5. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................165
5.5.1. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................165
5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................166
Tiểu kết chương 5................................................................................................168
KẾT LUẬN..........................................................................................................169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................172


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu
ADB
CSHT
DFID
DTTS
GDP
GSO
IBRD
IDA
IMF
JBAV
JETRO
KCCI
KOTRA
MDGs
MIC

MPI
NSNN
OCR
ODA
OECD
OOF
PACCOM
TCPCPNN
TTKT
TW
UBND
UNCTAD
UNDP
USAID
VCCI
VPDF
WB
WGI
WTO

Giải thích thuật ngữ
Ngân hàng Phát triển châu Á
Cơ sở hạ tầng
Cơ quan phát triển quốc tế vương quốc Anh
Dân tộc thiểu số
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng cục thống kê Việt Nam
Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản
Văn phòng Xúc tiến thương mại Nhật Bản
Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Văn phịng Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc
Các mục tiêu Thiên niên kỷ
Nước có thu nhập trung bình
Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn vay thông thường
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Nguồn tài trợ chính thức khác
Ban điều phối viện trợ nhân dân
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Tăng trưởng kinh tế
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Liên hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
Chương trình phát triển Liên họp Quốc
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam thường niên
Ngân hàng Thế giới
Chỉ số quản trị cơng tồn cầu
Tổ chức thương mại thế giới

1


DANH MỤC BẢNG


STT
1
2

Bảng
Bảng 2.1:

Nọi dung
Chỉ số các nguồn lực cho phát triển sinh kế bền

Tran
g
33

vững cho hộ gia đình
Bảng 3.1:

Thống kê phân bố dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

83

tính đến hết năm 2019

3

Bảng 3.2:

Cơ cấu thu nhập từ trồng trọt


89

4

Bảng 3.3:

Cơ cấu thu nhập từ sinh kế chăn nuôi

89

Bảng 3.4:

Thực trạng phát triển sinh kế hộ gia đình của đồng

92

5
6
7

bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
Bảng 3.5:

Quy mô vốn ODA phân theo lĩnh vực đầu tư

109

Bảng 3.6:

Quy mô vốn ODA chi tiết theo từng huyện trong


110

vùng dự án

8

Bảng 3.7:

Tỷ suất đầu tư trung bình theo hộ gia đình

111

9

Bảng 4.1:

Cơ cấu mẫu khảo sát cán bộ và hộ gia đình

118

Bảng 4.2:

Tầm quan trọng của các nguồn lực cho phát triển

119

10

kinh tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số

tỉnh Lào Cai

11
12
13
14
15

Bảng 4.3:

Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố khám

120

phá EFA
Bảng 4.4:

Tổng phương sai được giải thích trong phân tích

121

EFA
Bảng 4.5:

Bảng tổng hợp kết quả ma trận xoay các nhân tố

122

Bảng 4.6:


Bảng tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha của các khái

123

niệm nghiên cứu
Bảng 4.7:

Kết quả kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn thang
đo các nguồn lực đến phát triển sinh kế hộ gia đình

2

126


STT

Bảng

Nọi dung

Tran
g

của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
16

Bảng 4.8:

Bảng kết quả hồi quy của mơ hình


128

17

Bảng 4.9:

Kết quả phân tích phương sai ANOVA

129

Bảng

Kết quả phân tích hồi quy đa biến

129

Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

131

Thống kê mô tả nhân tố Vốn con người

133

Thống kê mô tả nhân tố Vốn kinh tế

134

Thống kê mô tả nhân tố Vốn tài nguyên


136

Thống kê mô tả nhân tố Vốn xã hội

137

Thống kê mô tả nhân tố Vốn thể chế

139

Bảng

Thống kê đánh giá về định hướng và thu hút vốn

141

4.17:

ODA cho phát triển

Bảng

Thống kê đánh giá về xây dựng hệ thống pháp luật

4.18:

chính sách về quản lý nhà nước về vốn ODA

Bảng


Thống kê đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý nhà

4.19:

nước về vốn ODA

Bảng

Thống kê đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát sử

4.20:

dụng vốn ODA

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

4.10:
Bảng
4.11:

Bảng
4.12:
Bảng
4.13:
Bảng
4.14:
Bảng
4.15:
Bảng
4.16:

3

143
144
145


4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
1

Biểu đồ

Nội dung


Biểu đồ 3.1 Tổng vốn đầu tư và hoàn thành giải ngân vốn

Trang
94

ODA tỉnh Lào Cai

2

Biểu đồ 3.2 Phân loại vốn ODA theo lĩnh vực đầu tư

110

3

Biểu đồ 3.3 Phân bổ vốn ODA của các dự án theo từng huyện

111

Biểu đồ 3.4 Bảng so sánh tỷ lệ giảm nghèo trong và ngoài

112

4

vùng dự án

5



DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
1
2

Sơ đồ

Nội dung

Tran
g

Sơ đồ 1.1

Khung sinh kế hộ gia đình của DFID

18

Sơ đồ 1.2

Khung phân tích sinh kế bền vững người

19

nghèo IFAD (2015)
Sơ đồ 2.1

3


Mơ hình nghiên cứu nguồn lực phát tri ển sinh

32

kế bền vững cho người dân tộc thiểu sổ ở
Lào Cai

4

Bản đồ 3.1

Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Lào Cai

79

5

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức quản lý dự án ODA

104

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với các chính sách đổi mới, trong những năm qua các nguồn vốn vay
nước ngoài chảy vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn. Các nguồn tài chính

này đã hỗ trợ Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập một cách toàn diện, với
tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm khoảng 7% trong suốt hai mươi năm vừa
qua. Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình vào
năm 2020 và mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 3.521 USD.Với mức
tăng trưởng trung bình trên 20%/năm, nên kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu, rộng trên khắp các lĩnh vực và mọi mặt của đờ sống. Nhờ đó Việt Nam đã
đạt trước thời hạn hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỉ (MDGs), đặc biệt tỷ lệ đói
nghèo giảm nhanh chóng (Trần Thọ Đạt, 2010).
Vốn ODA đóng vai trị quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt nam
trong suốt gần 30 năm qua. Trong gian đoạn 1993-2015, số vốn ODA đã giải ngân
được là 52,9 tỷ USD, tương đương 70,7% trên tổng số vốn ODA ký kết. ODA
chương trình dự án của địa phương có tới 92,2% là số vốn được chi dưới dạng cấp
phát, chỉ còn 7,8% là nguồn vốn được cho vay lại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013).
Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2015 quy định ngân sách địa phương xác lập
quyền thu hút và sử dụng ODA cùng nghĩa vụ trả nợ ODA của địa phương. Trong
khi đó, Việt Nam cịn tới 50 tỉnh khơng tự cân đối được ngân sách, điều này làm cho
nghĩa vụ đối ứng và trả nợ khi vay ODA của các địa phương ngày càng khó khăn.
Khi trở thành nhóm nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA cho Việt Nam
giảm đáng kể và hình thức tài trợ sẽ thay đổi, ODA khơng còn là nguồn vốn ưu đãi
mà sẽ là những khoản vay với lãi suất thương mại. Liệu rằng việc ODA có mang lại
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế địa phương hay lại mang lại gánh nặng nợ nần.
Quản lý nguồn vốn này như thế nào để đạt mục tiêu tiếp nhận vốn? Đây là vấn đề
đặt ra cả cho các nhà nghiên cứu và quản lí thực tiễn.
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên 6.357 km 2, gồm 07
huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Tồn tỉnh có 25 dân tộc anh em, dân số trên 67
1


vạn người, là một tỉnh cịn nhiều khó khăn trong cả nước. Trong những năm qua,
nhờ vào các nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát

triển hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội quan trọng đã góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, được người dân đồng tình ủng hộ. Các nguồn vốn
này đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của tồn tỉnh, tạo động lực lơn cho
phát triển địa phương. Mối quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Lào Cai và các tổ
chức quốc tế cũng được củng cố, tăng cường và mở rộng.
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy cơng tác quản lý đối với nguồn vốn ODA cịn
nhiều hạn chế, quy trình vận động tài trợ phức tạp, thời gian vận động tài trợ kéo
dài, trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên việc tiếp cận để lựa chọn nguồn
vốn tài trợ phù hợp gặp nhiều khó khăn. Các khoản ODA vốn vay từ các nhà tài trợ
song phương cũng thường đi kèm các điều kiện ràng buộc phức tạp trong khi năng
lực của cán bộ địa phương và khả năng cung ứng của địa phương khơng đáp ứng kịp
thời. Bên cạnh đó, thơng tin tiếp cận với các nhà tài trợ nước ngoài nhiều tiềm năng
cịn hạn chế, chủ yếu thơng qua kênh giới thiệu của các Bộ, ngành Trung ương (TW)
và Ủy ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngồi (cơ quan thường trực là
Ban điều phối viện trợ nhân dân - PACCOM). Phân bổ các nguồn vốn vay cũng chưa
có sự đồng đều chủ yếu tập trung tại một số địa bàn như Sa Pa, Mường Khương, Bắc
Hà, Si Ma Cai. Việc tổ chức các hoạt động tiếp xúc, vận động, kêu gọi các nguồn đầu
tư, tài trợ vào địa phương chưa được thường xuyên, cán bộ địa phương cũng chưa có
nhiều kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, xúc tiến vay vốn,
nguồn kinh phí riêng dành cho việc xúc tiến vay vốn cịn hạn chế. Cơ chế phối hợp
trong công tác xúc tiến vay vốn và quản lý thực hiện dự án chưa chặt chẽ.
Nhằm đẩy mạnh thu hút và phát huy hiệu quả của vốn ODA để phát triển
sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, cần có nghiên cứu
một cách hệ thống vai trị và phương thức quản lý nhà nước về nguồn vốn này.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài ”Quản lý vốn vay nước ngồi cho phát triển sinh
kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” làm luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế
của mình.
2



2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Luận án góp phần hồn thiện và phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về vốn
ODA thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở phân tích số liệu tại địa bàn cụ
thể là tỉnh Lào Cai.
Xuất phát từ đó, Luận án có những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
 Phân tích nội hàm quản lý nhà nước đối với thu hút và sử dụng vốn ODA ở
quy mơ cấp tỉnh, số liệu phân tích cụ thể được thực hiện tại tỉnh Lào Cai. Chủ thể
quản lý là cơ quan quản lý nhà nước các cấp (từ cấp tỉnh đến cấp huyện).
 Xem xét hiệu quả quản lý nhà nước vốn ODA thông qua việc đánh giá tác
động của vốn ODA tới phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
Đối tượng phân tích là đối tượng thụ hưởng lợi ích từ các chương trình dự án (các
hộ gia đình dân tộc thiểu số).
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về vốn ODA cho
phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về quản lý nhà nước vốn
ODA trên góc độ chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước.
 Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát triển sinh kế hộ gia đình, phát
triển sinh kế bền vững. Xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác động của vốn ODA
đến phát triển sinh kế hộ gia đình (trên góc độ hộ gia đình là người thụ hưởng lợi
ích từ các dự án ODA).
 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước vốn ODA trên địa bản tỉnh Lào Cai.
 Vận dụng khung lý thuyết để đánh giá tác động vốn ODA đến phát triển
sinh kế hộ của nhóm đối tượng thụ hưởng cụ thể là các hộ gia đình dân tộc thiểu số
trên địa bản tỉnh Lào Cai.
 Đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện hoạt động quản lý nhà nước về
vốn ODA cho phát triển sinh kế cho hộ gia đình dân tốc thiểu số tỉnh Lào Cai.

3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý nhà nước về vốn ODA.
Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt nội dung: Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu là quản lý nhà
nước phần vốn ODA trong các nguồn vốn vay nước ngoài cho phát triển sinh kế hộ
gia đình.
 Về mặt khơng gian: Luận án tập trung nghiên cứu các chương trình/ dự án
sử dụng vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
 Về mặt thời gian: Luận án kết hợp sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp từ
năm 2010 đến nay và dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà
quản lý và đối tượng thụ hưởng trong năm 2020. Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp
chính sách cho giai đoạn từ nay đến năm 2030.
4. Đóng góp mới của luận án
Luận án với đề tài “Quản lý vốn vay nước ngoài cho phát triển sinh kế hộ
gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” có một số đóng góp mới có ý nghĩa về mặt
khoa học và thực tiễn, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà
nước về ODA. Nếu hoạt động quản lý nhà nước này đạt được tính hiệu lực và hiệu
quả thực thi các chương trình, dự án tại các vùng DTTS tỉnh Lào Cai, sinh kế các hộ
dân tộc thiểu số được cải thiện, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống. Đóng góp cụ thể của luận án là:
 Phân tích và chỉ ra kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai trong việc đẩy nhanh tốc
độ giải ngân ODA, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vốn ODA phù hợp từ đó phát
huy hiệu quả vốn ODA đến phát triển kinh tế địa phương nói chung và cải thiện
sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số nói riêng.
 Thơng qua mơ hình kinh tế lượng, luận án đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nguồn lực đến phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn tài nguyên khơng có tác động đến thay đổi sinh kế

hộ gia đình dân tộc thiểu số; vốn xã hội có tác động âm đến phát triển sinh kế hộ gia
4


đình; cuối cùng, vốn kinh tế là nguồn lực tác động lớn nhất đến sự cải thiện sinh kế
hộ gia đình dân tộc thiểu số hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, luận án được kết cấu gồm năm chương chính:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát triển sinh
kế hộ gia đình.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát triển sinh kế
hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
Chương 4: Đánh giá tác động của quản lý nhà nước về vốn ODA cho phát
triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.
Chương 5: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà
nước về vốn ODA cho phát triển sinh kế hộ gia đình dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
đến năm 2030.

5


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài về mối quan hệ giữa
vốn vay ODA và tăng trưởng kinh tế
ODA (viết đầy đủ tiếng Anh là Official Development Assistance) là nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức do các Chính phủ và tổ chức nước ngồi tài trợ cho
các nước đang phát triển và kém phát triển bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn

lại và các khoản vay với các điều kiện ưu đãi.
Các cơng trình nghiên cứu về ODA được thực hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau nhưng thường tập trung vào hai nội dung chính là (i) đánh giá vai trò và tầm
quan trọng của vốn vay ODA đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và (ii) vai
trò và hiệu quả quản lý nhà nước về vốn vay ODA.
1.1.1. Mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế cấp quốc gia
Vốn là một nguồn lực cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của một
quốc gia. Vốn ODA cũng là một bộ phận của vốn trong nền kinh tế và do đó có thể
đóng góp tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, do hiệu quả sử dụng ODA
của các địa phương, quốc gia khác nhau nên ODA có tác động khác nhau đến các
nền kinh tế là khác nhau.
Quan điểm sớm nhất về tác động của ODA được tác giả Schumpeter đưa ra
năm 1954. Ông lập luận rằng ODA chỉ dẫn đến tăng trưởng khi kết họp với việc
chuyển giao tinh thần kinh doanh và kỹ năng mới, qua đó tăng cường sự hấp thụ năng
lực của nền kinh tế nơi tiếp nhận ODA. Bởi đối với nước nhận ODA có mơi trường
và chính sách hợp lý, có năng lực thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA thì
ODA sẽ đóng vai trị tích cực tới tăng trưởng kinh tế của nước nhận ODA. Nhưng
nếu các nước nhận ODA có nền quản trị nhà nước yếu kém, tham nhũng, thì việc sử
dụng ODA tràn lan, kém hiệu quả - chẳng hạn ở các nước Châu Phi và Mỹ La Tinh
có thể gây gánh nặng trả nợ và cản trở tăng trưởng (Selaya, Sunesen, 2012).
Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ của ODA với tăng trưởng
kinh tế là khá đa dạng và cho kết quả khác biệt đối với những quốc gia và khu vực.
6


Quan điểm thứ nhất đề cập đến sự tác động một chiều của ODA tới tăng
trưởng kinh tế của quốc gia. Quan điểm này được đại đa số các nghiêu cứu ủng hộ.
Về mặt lý thuyết, ODA là một bộ phận của vốn và vốn quyết định tới tăng trưởng
kinh tế trong bất cứ mơ hình tăng trưởng nào. Các nghiên cứu có kết quả thực
nghiệm theo hướng này đều khẳng định ODA đóng vai trị quan trọng và dẫn tới

tăng trưởng và giảm nghèo ở các quốc gia. Mối quan hệ này được khẳng định thống
nhất trong nhiều nghiên cứu của các tác giả từ năm Papenek (1972); Levy (1988);
Addison và cộng sự (2005); Hamid Ali (2013) và Jones (2015).
Kết quả này có thể luận giải thơng quan các mơ hình “hai khoảng cách”
(Two-Gap Model) và mơ hình “ba khoảng cách” (Three-Gap-Model), vốn ODA sẽ
bổ sung cho phần tiết kiệm thấp ở trong nước đồng thời cải thiện cán cân ngoại hối
của quốc gia. Các mơ hình này nhấn mạnh thêm vai trò của ODA với cải thiện cán
cân ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa (Chenery, H.M., Strout, H.M.,
1966), (Bacha, E. L., 1990).
Những nghiên cứu khác theo hướng này tiến hành phân tích sâu hơn tác động
vốn ODA dẫn tới tăng trưởng và chỉ ra rằng ảnh hưởng của vốn ODA còn phụ thuộc
vào những điều kiện cụ thể như vấn đề chính sách của chính phủ trong nghiên cứu
của Hadjimichael và cộng sự (1995). Nhóm tác giả này thực hiện nghiên cứu 41
quốc gia nhận ODA trong giai đoạn 1986-1992 ở khu vực Cận Sahara, Châu Phi và
chỉ ra ảnh hưởng của chính sách mà chính phủ đưa ra tới hiệu quả tiếp nhận vốn
ODA và tiếp đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế (Hadjimichael, M.T. et al., 1995).
Khía cạnh nghiên cứu khác được đề cập tới là vấn đề thể chế và quản trị nhà nước
trong quá trình nhận và sử dụng ODA. Thể chế càng minh bạch ODA càng thúc đẩy
tăng trưởng và ngược lại (Burnside, C., Dollar, D., 1997), (Burnside, C., Dollar, D.,
2000), (Ram, R., 2004).
Nghiên cứu của hai tác giả Selaya và Sunesen công bố năm 2012 đã chỉ ra
rằng ODA là điều kiện cần thiết để các quốc gia này tăng trưởng kinh tế. Kết luận
này được rút ra khi nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về ODA và tăng
trưởng kinh tế tại 99 quốc gia sử dụng ODA trong thời gian 1970-2001 (Selaya,
Sunesen, 2012).
7


Các nghiên cứu về tác động vốn ODA ở các quốc gia Châu Phi (Jones (2013)
thực hiện tại các nước Tây Phi, Hamid Ali (2013) thực hiện tại Ai Cập, Albiman

(2016) thực hiện tại Tanzania) đều khẳng định mối quan hệ nhân quả một chiều giữa
vốn ODA đến với tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn (Jones, Y.M.,
2013), (Ali, H. Hamid, 2013), (Albiman, M., 2016).
Njangang và cộng sự (2018) sử dụng phương pháp phân tích định lượng và
dữ liệu mảng của 36 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1980-2016 đã chỉ ra tác động
của các nguồn vốn vay nước ngồi trong đó có vốn vay ODA trong phát triển kinh
tế. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của vốn vay ODA trong dài hạn, tuy
nhiên trong ngắn hạn lại không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Mức độ tác động
của các nguồn vốn cũng phụ thuộc vào mức bình quân thu nhập của các quốc gia
(Njangang, H. et al., 2018).
Quan điểm thứ hai lại đưa ra quan điểm trái ngược đó là khơng có mối quan
hệ nhân quả giữa vốn ODA và GDP. Hai nhóm tác giả là Easterly và cộng sự (2004)
và Boone (1995) đã nghiên cứu trong mẫu bao gồm 97 quốc gia đang phát triển
nhận ODA và đưa ra kết luận là khơng có mối liên hệ nhân quả giữa ODA và GDP
ở các nước nhận viện trợ. Thêm vào đó, tác giả Easterly cịn kết luận rằng vốn ODA
không làm tăng đầu tư ở đa số các nước tiếp nhận ODA (Boone, P., 1996), (Easterly,
et al., 2004). Theo Boon, vốn vay nước ngồi khơng thúc đẩy phát triển kinh tế vì
hai lý do (i) nghèo đói khơng phải là do tình trạng thiếu vốn ngắn hạn, và (ii) việc
các chính trị gia sửa đổi các chính sách và thủ tục khi họ nhận được nguồn vốn vay
nước ngồi dẫn đến sự khơng tối ưu. Gupta và cộng sự cũng chỉ ra tác động ODA
ngược chiều với tăng trưởng kinh tế (Gupta, K. L., Islam, M. A., 1983).
Tương tự như vậy, Dhakal và cộng sự (1996) nghiên cứu mối quan hệ nhân
quả giữa ODA và tăng trưởng kinh tế cho 4 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn
1960-1990 cũng khơng tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa ODA và tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia này. Kyophilavong (2014) sử dụng số liệu của Lào để kiểm định
mối quan hệ nhân quả này và khơng tìm thấy dẫn chứng ODA tác động tới tăng
trưởng và ngược lại.
8



Nguyên nhân mà các nghiên cứu chỉ ra là ODA khiến các chính phủ chưa
cần nỗ lực tăng thuế, tạo ra một nền văn hố phụ thuộc, bóp méo sự phân phối cơng
bằng của sự giàu có trong nước, thúc đẩy tham nhũng và khơng hiệu quả trong các
chính phủ ở các nước đang phát triển. Do vậy, ODA không tạo ra sự thay đổi đến
tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm thứ ba chỉ ra tác động tiêu cực của vốn vay ODA. Moyo &
Mafosu (2017) khi nghiên cứu về tác động của vốn vay ODA trong phát triển kinh
tế tại Zimbabwe trong giai đoạn 1965-2000 chỉ ra mặc dù nhận được nhiều viện trợ
nước ngoài nhưng đất nước này vẫn trong tình trạng kém phát triển và ngày càng bị
phụ thuộc vào các nguồn tài trợ. Farah và cộng sự (2017) khi nghiên cứu về tác
động của vốn vay ODA tại Ethiopia chỉ ra tương quan không đáng kể của viện trợ
đến tăng GDP, nhưng nền kinh tế đang bị phụ thuộc vào các nguồn vốn này thông
qua nghiên cứu tương quan giữa vốn vay ODA với FDI và tỷ lệ thất nghiệp.
Theo nghiên cứu của Atwood công bố năm 1996, chỉ một số ít các quốc gia
bắt đầu nhận được hỗ trợ của Mỹ trong những năm 1950 và 1960 đã vươn lên thốt
khỏi tình trạng phụ thuộc. Trong nhiều trường hợp, cái gọi là vốn vay nước ngoài đã
được chứng minh là có tác động tiêu cực, tài trợ cho những kẻ độc tài tàn bạo để họ
có thể xâm chiếm công dân của họ (Atwood, 1996). Bên cạnh đó, vốn vay nước
ngồi nước ngồi cịn tạo ra những mơ hình phát triển khơng hiệu quả. Bandow
(1995) đã chỉ ra, nguồn vốn từ Mỹ và các nước phương Tây hỗ trợ chính phủ ở
nhiều quốc gia mang tính không trung thực, tham nhũng và tập thể.
Mitra và cộng sự (2015) cũng sử dụng phương pháp tương tự cho 13 quốc
gia châu Á trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 1971-2010 đã chỉ ra tác động tiêu
cực của vốn vay ODA đối với thu nhập bình quân đầu người cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Nghiên cứu chỉ ra với 1% gia tăng vốn vay sẽ làm giảm 0.18% thu nhập
bình quân đầu người trong dài hạn. Một trong những lý do được tác giả chỉ ra có thể
do các khoản vay có điều kiện ràng buộc các quốc gia nhận viện trợ phải trả giá cao
cho hàng hóa từ các quốc gia viện trợ. Để thốt khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguồn
vốn này, nghiên cứu đề xuất chính sách tăng cường tiết kiệm và đầu tư nội địa cùng
với đó là mở rộng hội nhập quốc tế trong thương mại.

9


Lý do khiến ODA có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua
nhiều kênh như việc sử dụng ODA không hiệu quả, gây gánh nặng nợ nần, làm tăng
giá trị đồng nội tệ thực tế dẫn đến mất khả năng cạnh tranh, khuyến khích tham
nhũng và làm tổn hại tới sự phát triển thể chế (Fielding, 2007), ( Killick, 2007),
(Moss, 2006), (Moyo, 2009).
1.1.2. Mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế địa phương
Khi đề cập đến tăng trưởng kinh tế, người ta thường đề cập đến hai phạm vi
nghiên cứu là cấp độ quốc gia (một quốc gia hay nhiều quốc gia) và của địa phương
(vùng, bang, tỉnh/thành phố). Do việc phân cấp quản lý hành chính, kinh tế có khác
nhau nên u cầu khách quan của công tác quản lý kinh tế và hoạch định chính sách
vĩ mơ của Chính phủ các nước khác nhau. Mặc dù cịn những giới hạn về chính
sách, luật pháp, nhưng về cơ bản, các chỉ số đo lường, các biến số, cơ chế vận hành
của nền kinh tế đều có thể áp dụng để đánh giá mơ hình tăng trưởng kinh tế địa
phương. Thêm vào đó, mơ hình tăng trưởng ở địa phương cịn mang những đặc thù
riêng về lợi thế như các yếu tố sản xuất, chất lượng thể chế, quy mơ chi tiêu của chính
quyền, văn hóa, dân tộc, vùng miền. Địa phương cấp tỉnh là phạm vi nghiên cứu có
đầy đủ tính chất như là cấp độ nghiên cứu ở cấp quốc gia. Thậm trí, theo nghiên cứu
của Teboul cơng bố năm 2001, những nghiên cứu kiểm nghiệm tăng trưởng dựa trên
cấp địa phương thường cung cấp nhiều thông tin hơn (Teboul, 2001).
Đối với các nghiên cứu tăng trưởng địa phương, hàm sản xuất dạng CobbDouglas mở rộng thường được sử dụng để đánh giá vai trò của vốn, lao động và các
bộ phận cấu thành tới tăng trưởng kinh tế cấp địa phương (bang, vùng, tỉnh). Dreher
và Lohmann (2015) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng áp dụng cho
4514 đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm nghiên cứu tác động của ODA với tăng
trưởng kinh tế của 130 quốc gia trong giai đoạn 2000-2011. Kết quả chỉ ra rằng
khơng có mối tương quan giữa ODA và tăng trưởng kinh tế cấp quốc gia; còn tác
động của ODA với tăng trưởng cấp tỉnh mạnh hơn so với tác động của ODA với
tăng trưởng cấp vùng. Rajlakshmi (2013) chỉ ra tác động của ODA với tăng trưởng

của các địa phương của Malawi là không thống nhất. ODA của khu vực miền Nam
10


×