Tải bản đầy đủ (.doc) (272 trang)

huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 272 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN DŨNG
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ
MIỀN NÚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN DŨNG
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ
MIỀN NÚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Dương Văn Sao
2. TS. Trần Minh Yến
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Dũng
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ………………………………………………………… i


Mục lục………………………………………………………………… ii
Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………… iii
Danh mục các bảng, phụ lục……………………………………….… iiii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ………….……………………
Lời cảm ơn……………………………………………………………
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………
1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………
1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………………………………… 3
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới …………………………………… 3
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam …………………………………… 8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế ………… 8
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi vùng DTTS và MN ………… 10
3. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………… 16
4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu …………………………… 16
5. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………… 19
6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 20
7. Những đóng góp của luận án …………………………………………… 21
8. Nguồn tư liệu của luận án ……………………………………………… 22
9. Kết cấu của luận án …………………………………………………… 22
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ………………… 23
1.1. Lý luận về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội………………… 23
1.1.1. Đầu tư ……………………………………………………………… 23
1.1.2. Đầu tư phát triển …………………………………………………… 23
1.1.3. Một số lý thuyết đầu tư …………………………………………… 31
1.2. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội vùng ………………………… 35
1.2.1. Khái niệm vùng, vùng KT-XH, vùng dân tộc thiểu và miền núi 35
1.2.2. Phát triển kinh tế xã hội vùng ……………………………………… 37

1.2.3. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng …………………… 38
1.3. Lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng … 42
1.3.1. Một số khái niệm về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng… 42
1.3.2. Phân loại hình thức huy động vốn đầu tư …………………………… 43
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh huy động vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư
phát triển KT-XH vùng…………………………………………………… 47
1.3.4. Mối quan hệ giữa nguồn huy động vốn với đối tượng sử dụng vốn đầu tư
49
1.3.5. Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng
52
1.4. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của một số nước
60
1.4.1. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Hàn Quốc 60
1.4.2. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Trung Quốc 61
1.4.3. Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của một số nước ASEAN
62
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam
62
1.5. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát
triển vùng của một số quốc gia ………………………………………… 63
1.5.1. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng của một số quốc gia 63
1.5.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển vùng của một số quốc gia
64
1.5.3. Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát
triển vùng của các nước có thể vận dụng vào Việt Nam ………………… 68
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………… ……… 69
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TD VÀ MN PHÍA BẮC, TÂY NNGUYÊN …
70
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy

động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên
70
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến
huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc ……… 70
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy
động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên ……………… 76
2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và
MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 ………… …………… 84
2.2.1. Các chính sách có liên quan đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-
XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên ……………………………… 84
2.2.2. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH…………………… 86
2.2.2.1. Vốn đầu tư xã hội cho đầu tư phát triển KT-XH của cả nước và theo vùng 86
2.2.2.2. Huy động theo nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và
MN phía Bắc, Tây Nguyên………………………………… …………… 87
2.2.2.3. Huy động vốn đầu tư cho các ngành kinh tế …………………… 99
2.2.3. Các tác động của vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN
phía Bắc, Tây Nguyên…………………………………………….……… 101
2.3. Đánh giá chung ……………………………………………………… 105
2.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………… 105
2.3.2. Một số hạn chế……………………………………….……………… 107
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế…………………………………………… 110
2.4. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với huy động vốn
đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên …… 112
2.4.1. Bài học kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH Vùng 112
2.4.2. Những vấn đề đặt ra về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng
TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên ……………….………………. 114
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………… 116
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KT-XH
VÙNG TD và MN PHÍA BẮC, TÂY NGUYÊN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
118

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc,
Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020…………….…………………… 118
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN đến năm 2020
118
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020
120
3.2. Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN
phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020………………….…… 122
3.2.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía
Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020……………………………….………… 122
3.2.2. Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN
phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020……………………………………… 129
3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và
MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến 2020………………… 135
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát
triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020
135
3.3.2. Nhóm giải pháp xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn……………… 142
3.3.3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ……………………… 146
3.3.4. Nhóm giải pháp đổi mới quản lý điều hành KT-XH của các cấp
chính quyền vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên………… ………
148
Tiểu kết chương 3 155
Kết luận …………………………………………………………………… 156
Kiến nghị………………………………………………………………… 160
Danh mục công trình của tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu… 161
Phần danh mục tài liệu tham khảo ………………………….………… 162
Phụ lục của luận án………………………………………….……………
DANH MỤC BẢNG, PHỤ LỤC
Danh mục Bảng

trang
Bảng 2.1 Tổng vốn đầu tư xã hội theo ngành kinh tế vùng TD và MN
phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 99
Bảng 3.1 Phương án phát triển theo vùng TD và MN phía Bắc đến năm 2020 119
Bảng 3.2 Phương án phát triển theo vùng Tây Nguyên đến năm 2020 121
Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế vùng TD và MN phía
Bắc giai đoạn 2011-2020
122
Bảng 3.4 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế vùng Tây Nguyên giai
đoạn 2011-2020
126
Danh mục phụ lục
Phụ lục 01 Các chỉ tiêu tổng hợp KT-XH chủ yếu của cả nước giai đoạn 2001-
2010
2
Phụ lục 02
Vốn đầu tư phát triển KT-XH của cả nước giai đoạn 2001-2010
4
Phụ lục 03 Các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên
giai đoạn 2001-2010 11
Phụ lục 04 Vốn đầu tư xã hội theo nguồn, ngành vùng TD và MN phía Bắc, Tây
Nguyên giai đoạn 2001-2010 19
Phụ lục 05 Mối tương quan giữa đầu tư của cả nước và Vùng giai đoạn 2001-
2010
28
Phụ lục 06 Phương án phát triển KT-XH và dự báo vốn đầu tư vùng TD và MN
phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020
39

Phụ lục 07 Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020
47
Phụ lục 08 Các Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành
cho vùng DTTS và MN giai đoạn 2006-2012 51
Hình ảnh Một số hình ảnh minh họa
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Danh mục Trang
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế -xã hội vùng 42
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư với đối tượng sự
dụng vốn đầu tư
51
Sơ đồ 1.3 Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển
kinh tế xã hội vùng
52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Danh mục Trang
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2011-2020 130
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Danh mục Trang
Hình 2.1 Vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước giai đoạn 2001-2010 87
Hình 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư vùng TD và MN phía Bắc giai đoạn 2000-2010 88
Hình 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2010 89
Hình 2.4 Vốn ODA đầu tư vào vùng lãnh thổ giai đoạn 2006-2009 94
Hình 2.5 Vốn FDI đầu tư vào vùng lãnh thổ (1988 - 12/2009) 95
Hình 2.6 Vốn FDI được cấp giấy phép của cả nước và phân theo vùng 98
Hình 2.7 Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP vùng TD và MN phía Bắc,
vùng Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 2000-2010 101
Hình 2.8 Kim ngạch xuất khẩu vùng TD và MN phía Bắc giai đoạn
2000-2010

103
Hình 2.9 Kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2010 104
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ANQP An ninh quốc phòng
BQ Bình quân
Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ GD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
BTC Bộ Tài chính
CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
CS Cộng sự
CTCP Công ty cổ phần
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DTTS và MN Dân tộc thiểu số và miền núi
DNN & V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DTTS Dân tộc thiểu số
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH Đại học
ĐCS Đảng cộng sản
ĐCĐC Định canh, định cư
ghh Giá hiện hành
gss Giá so sánh
GTGT Thuế giá trị gia tăng
HH & DV Hàng hóa và dịch vụ
HTTC Hệ thống tài chính

HS Học sinh
HĐH Hiện đại hoá
KH Kế hoạch
KHH Kế hoạch hóa
KT - XH Kinh tế - xã hội
KCN Khu công nghiệp
MN Miền núi
NCKH Nghiên cứu khoa học
NK Nhập khẩu
N-L-TS Nông – Lâm – Thủy sản
Nxb Nhà xuất bản
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mai Nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
PL Phụ lục
QSDĐ Quyền sử dụng đất
SDD Suy dinh dưỡng
SXKD Sản xuất kinh doanh
Tp Thành phố
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTV Thị trường vốn
TTV Thị trường vốn
TCTK Tổng cục Thống kê
TCTD Tổ chức tín dụng
TS Tiến sỹ
TH Tiểu học
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
tr Trang

THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TW Trung ương
TD và MN Trung du và Miền núi
UBND Ủy ban nhân dân
UBDT Uỷ ban Dân tộc
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XK Xuất khẩu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ASEAN Association of southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BOT Built – operation – Transfer Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao
BT Built – Transfer Xây dựng – Chuyên giao
BTO Built – Transfer – Operation Xây dựng – Chuyên giao - Vận hành
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng cận
biên
LDCs
Less Developed Countries Nước đang phát triển
ODA
Official Development Assistance
Vốn viện trợ phát triển chính thức
ODF
Official Development Funding
Vốn tài trợ phát triển chính thức
PPP
Public Private Partner

Mô hình hợp tác công tư
R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai
TFP Total Factor Productivity Năng xuất nhân tố tổng hợp
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Huy động
vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt
Nam giai đoạn 2010-2020”, Tôi xin chân thành cảm ơn:
Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Sao, Tiến sĩ Trần Minh Yến, những
người trực tiếp hướng dẫn, đóng góp các ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá
trình làm luận án.
Các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, các đồng chí Lãnh đạo cơ quan Ủy
ban Dân tộc, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Trường Cán bộ
dân tộc và Ủy ban Dân tộc đã tận tình giúp đỡ về mặt chuyên môn, các tư liệu
nghiên cứu, tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành chương
trình đào tạo nghiên cứu sinh và hoàn thành bản luận án này.
Viện Kinh tế Việt Nam, Khoa Kinh tế học, Học viện Khoa học xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo nghiên cứu sinh.
Gia đình, bạn bè và người thân đã khích lệ, động viên, hỗ trợ, tạo các
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Văn Dũng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 53 DTTS chiếm
khoảng 14,3% dân số cả nước, đồng bào cư trú chủ yếu ở 52 tỉnh, thành phố.
Địa bàn dân tộc, miền núi nước ta chiếm ¾ diện tích, là vùng có nhiều tiềm

năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa
khẩu và môi trường sinh thái của cả nước.
Trong thời kỳ kháng chiến, địa bàn vùng DTTS và MN là chỗ dựa vững
chắc, hậu phương lớn để xây dựng lực lượng cách mạng làm nên các chiến thắng
vẻ vang của dân tộc, đồng bào DTTS có truyền thống yêu nước, luôn tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong thời kỳ hiện nay, địa bàn vùng DTTS và MN chủ yếu nằm trải dọc
biên giới nối liền nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, là vùng
“phên dậu của tổ quốc”, là hàng rào vững chắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước ta, vì thế nó có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, KT-XH,
ANQP. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách đầu tư vào vùng DTTS và MN. Nhờ đó, đời sống vật chất
và tinh thần đồng bào các DTTS và MN nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đăc biệt
khó khăn đã có nhiều thay đổi và dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể;
hạ tầng KT-XH được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt nhiều
kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắc
văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển; ANQP, trật tự an toàn
xã hội được bảo đảm. Thành tựu trên đây đã thể hiện đường lối nhất quán và sự
quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và sự chung tay
góp sức của nhân dân cả nước đối với sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS và
MN.
2

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng DTTS và MN KT-
XH vẫn còn chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch còn lớn so với các vùng
khác trong cả nước, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
và cận nghèo cao, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên cao gấp 1,5 đến
2 lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước, mức hưởng thụ các tiến bộ xã hội và
mức sống của đồng bào DTTS ngày càng doãng xa so với mặt bằng chung của cả
nước; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực rất thấp, phần lớn người trong độ

tuổi lao động chưa được đào tạo, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở năng lực,
trình độ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới;
công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc còn hạn chế; kết cấu hạ
tầng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển; các thế lực thù địch luôn
lợi dụng, kích động, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tiềm ẩn nhiều
bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế nêu trên đó là: thiếu
vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên, vấn
đề này đang trở thành lực cản rất lớn cho phát triển KT-XH của Vùng. Với
mong muốn góp một phần công sức vào việc tìm ra một số giải pháp huy động
mọi nguồn vốn của nền kinh tế, trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, nhằm
tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH và tạo thêm thực lực cho kinh
tế Nhà nước, giúp Chính phủ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý, phân
bổ, điều tiết vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực, vùng theo định hướng chiến lược
và mục tiêu phát triển KT-XH đất nước nói chung, vùng DTTS và MN nói
riêng. Vấn đề nêu trên, không phải là trăn trở của riêng tôi, mà là mối quan tâm
chung của các nhà khoa học, quản lý, các cấp, các ngành từ TW đến địa
phương, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tối đa các nguồn
lực đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN nói chung, vùng TD và MN
3
phía Bắc, Tây Nguyên nói riêng, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của Vùng
phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu “Huy động vốn
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu “Huy động
vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020”, bởi vì, đây là hai vùng đặc trưng
nhất vùng DTTS và MN của Việt Nam để làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên
ngành quản lý kinh tế là phù hợp và rất cần thiết.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khi bàn về vốn, đầu tư, vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư nhiều nhà kinh
tế học đã giành nhiều công sức nghiên cứu và đi đến kết luận quan trọng. Xin
tóm tắt một số công trình nghiên cứu như sau:
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư, chính là phần tiết kiệm
hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản
xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này được các nhà kinh tế học
chứng minh:
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại
diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã khẳng định: “Tiết kiệm là
nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho
quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có
tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” [2].
Sang thể kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ
giữa các khu vực của nền KT-XH, về các vấn đề liên quan trực tiếp đến tích
lũy và huy động tích luỹ (huy động vốn) cho đầu tư phát triển; trong tác phẩm
“Tư bản”, theo C. Mác: tích luỹ là quy luật của tái sản xuất mở rộng. Để thực
4
hiện tái sản xuất mở rộng, cần tăng cường các yếu tố đầu vào, tức là phải thực
hiện đầu tư vốn.
Vậy, theo quan điểm của C. Mác, chúng ta thấy rằng: con đường cơ bản
và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực
hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực
cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản
xuất và tích lũy của nền kinh tế.
Nhà kinh tế học hiện đại John Maynard Keynes, trong tác phẩm nổi
tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, ông đã
chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển
vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra
của thu nhập so với tiêu dùng:

Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập - Tiêu dùng
Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm
Hay: (I) = (c) [53, tr. 104].
Đây là nghiên cứu quan trọng cho chúng ta biết rõ mối quan hệ giữa đầu
tư và tiết kiệm; vậy, muốn tăng nguồn vốn đầu tư chúng ta phải có chính sách
tiêu dùng và chính sách tiết kiệm phù hợp.
Trong những năm gần đây vùng DTTS và MN đang được các tổ chức
quốc tế quan tâm nghiên cứu tìm hiểu và hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo:
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã triển khai công trình nghiên cứu
Phân tích Xã hội Quốc gia dân tộc và phát triển ở Việt Nam [77] tập trung vào
vấn đề “Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam”, tìm ra nguyên nhân của tình trạng
liên tục nghèo ở các DTTS. Nghiên cứu kết luận: “có 6 “trụ cột” bất lợi cụ thể
giúp lý giải vì sao các DTTS vẫn nghèo hơn so với dân tộc Kinh cùng sinh
sống trên cùng địa bàn. Sáu nhân tố cơ bản này bao gồm: trình độ giáo dục
5
thấp hơn; tính di chuyển kém hơn; ít tiếp cận các dịch vụ tài chính hơn; ít đất
sản xuất hơn; tiếp cận thị trường thấp hơn; và lối suy nghĩ rập khuôn cũng như
các rào cản văn hoá khác”. Ở phương diện tiếp cận tín dụng và dịch vụ tài
chính đối với người DTTS nghiên cứu cho rằng: “tiếp cận tín dụng ở mức độ
và thời điểm thích hợp có thể giúp các hộ gia đình người DTTS tự thoát ra khỏi
cảnh nghèo với điều kiện có những lựa chọn đầu tư tốt và sử dụng đồng vốn
sáng suốt… Việc cấp tín dụng cho các vùng DTTS là rất cấp thiết bởi việc
thiếu tiếp cận nguồn tín dụng phù hợp có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng
phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và đầu tư vào các lĩnh vực
mới, như thương mại và dịch vụ, của người DTTS…”. Từ đó khuyến nghị
chính sách dịch vụ tài chính các nội dung chủ yếu: “Cần có những chính sách
tín dụng cụ thể hướng tới người DTTS như một nhóm người đặc biệt. Người
DTTS cần những lựa chọn đa dạng hơn trong tiếp cận tín dụng. Các hộ gia

đình cần có được tiếp cận linh hoạt tới nhiều nguồn tín dụng. Cần áp dụng luật
lệ trong hoạt động cho vay tư nhân và thế chấp để bảo vệ những người dễ bị
tổn thương” Nghiên cứu cho ta những gợi mở quan trọng là cần có chính
sách đặc thù về: giáo dục, đất sản xuất, dịch vụ tài chính, thị trường cho người
DTTS có điều kiện thuận lợi để phát triển và hội nhập chung với cộng đồng
các dân tộc, góp phần phát triển KT-XH vùng DTTS và MN ở Việt Nam.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009, Huy động và sử dụng vốn [76], do
Ngân hàng Thế giới thực hiện đã đánh giá một cách toàn diện toàn cảnh về huy
động và sử dụng vốn của Việt Nam giai đoạn 2001-2008, Phần I: nhu cầu và
tác động (nguồn vốn cho tăng trưởng, chuyển đổi và biến động), phần II: huy
động và sử dụng nguồn lực (thu nhập từ thuế, vốn nhà nước, cho vay chính
sách, tín dụng ngân hàng…) Phần III: chương trình cải cách chính sách, với
khuyến nghị: đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để huy
động vốn một cách hiệu quả; duy trì mức tăng trưởng Việt Nam cần kiên trì hội
nhập nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài cho đầu tư phát triển KT-
6
XH. Mặt khác, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là yếu tố quan trọng tác động đến
việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư. Nghiên cứu này là những gợi mở
quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách về huy động vốn và quản lý sử
dụng hiệu quả vốn đầu tư, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua
lại lẫn nhau, chúng ta không thể xem nhẹ công tác nào.
Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam (Chương trình phát triển Liên Hợp
quốc), phối hợp với Ủy ban Dân tộc Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương
trình 135 – II [16], Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng KT-XH
các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của Việt Nam, kết quả đầu tư của
Chương trình 135-II đạt được so với mục tiêu đặt ra, trong đó xây dựng cơ sở hạ
tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển KT-XH còn có khoảng cách so với mục
tiêu đặt ra, nguyên nhân chỉ ra rằng nhu cầu vốn cho đầu tư lớn, nhưng nguồn
vốn thì hạn hẹp. Vấn đề đặt ra là cần có chính sách huy động vốn thích hợp với
việc ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình cụ thể nhằm từng bước

thúc đẩy KT-XH ngày càng phát triển; Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới,
Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 – II giai đoạn 2006 – 2008 [17],
trong nghiên cứu đã đề cập huy động nguồn lực tập trung đầu tư phát triển KT-
XH thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo cho những khu vực nghèo nhất,
nghĩa là các xã nghèo nhất ở huyện nghèo nhất (hiện nay có 85 huyện nghèo) và
các khuyến nghị: xây dựng các gói hỗ trợ phù hợp với các nhu cầu như: dự án
phát triển (SXKD, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực); các phương pháp
quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nước
trong việc quản lý, phân bổ, điều hành ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển
KT-XH vùng DTTS và MN.
Tổ chức Phát triển Quốc tế Anh (DFID) phối hợp với Viện Dân tộc, Ủy ban
Dân tộc với Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam [125], kết quả của nghiên
cứu là đánh giá các dự án đầu tư cho công tác ĐCĐC về (di dãn dân; đầu tư xây
7
dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư hỗ trợ sản xuất…) tại vùng DTTS và MN Việt Nam; bên
cạnh đó nghiên cứu còn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa ĐCĐC và Chương trình
135 do hai chương trình này được hợp nhất và lưu ý một số khó khăn và điểm yếu
trong chính sách và thực hiện ĐCĐC trong khuôn khổ Chương trình 135; đồng thời
đưa ra các khuyến nghị về cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư và ưu tiên đầu tư
cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền
thống và ổn định đời sống cho đồng bào DTTS.
Đối với học giả nghiên cứu nước ngoài, trong công trình nghiên cứu:
Phát triển dân tộc thiểu số ở Việt Nam: một khía cạnh kinh tế - xã hội, của
Baulch và cộng sự (2002), đã nêu các tác động chính sách đầu tư của Chính
phủ đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng DTTS và MN, với các
phát hiện trong nghiên cứu là các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nhưng sự
hưởng thụ chính sách của Nhà nước cũng có sự chênh lệch nhất định: Người
DTTS có ít vốn xã hội – giáo dục, y tế, và tiếp cận các dịch vụ xã hội – hơn so
với người kinh…sống trong một gia đình có chủ hộ thất học thì nguy cơ thiếu
ăn kinh niên gần như sẽ bị nhân lên gấp đôi [3]. Nghiên cứu đã gợi mở cho

chúng ta những thông tin bổ ích về công tác hoạch định chính sách, cũng như
tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ, cần chú ý đến yếu tố văn hóa của
từng dân tộc cũng như điều kiện KT-XH của từng vùng miền.
Từ nghiên cứu trên cho ta thấy:
Các vấn đề: Vốn, vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư, tiết kiệm, các nhân tố
xác định tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng, đây là vấn đề rất rộng, song bản thân
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau các nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra điều đó.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, đầu tư
nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư
quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn
nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc
8
gia đó có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
Nghiên cứu về vùng DTTS và MN đã cung cấp thông tin cho các nhà tài
trợ, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách thấy rõ thực trạng, khó
khăn quan tâm hỗ trợ nhằm tăng cường hội nhập xã hội cho người DTTS, đi
đôi với đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN ở Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế
Đi tìm lời giải cho bài toán tối ưu về huy động vốn đầu tư phát triển KT-
XH đang được đặt ra cấp bách cho nhiều nước đang phát triển nói chung và
Việt Nam nói riêng. Ở phạm vi nền kinh tế có thể chia ra các nhóm:
Các công trình nghiên cứu về đầu tư công: đây là vấn đề quan trọng trong
công cuộc tái cơ cấu đầu tư nằm trong chiến lược tái trúc nền kinh tế nước ta
hiện nay, đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [1],[39], [48], [58],
[62], [93], khi bàn về thực trạng đầu tư công các tác giả đều cho rằng: đầu tư dàn
trải, phân tán, lãng phí nguồn lực, hiệu quả thấp, cơ chế quản lý, điều tiết, phân
bổ nguồn lực đầu tư công nhiều bất cập…Đặt ra yêu cầu đổi mới tái cơ cấu đầu
tư công: (1) Tập trung đầu tư cho ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm có tính

đột phá và lan tỏa; (2) Đầu tư nhiều cho phúc lợi (giáo dục, y tế, nhà ở, an sinh
xã hội); (3) Hoàn thiện hệ thống luật pháp và đổi mới cơ chế quản lý công đầu tư
công đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán chiến lược phát triển
quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế; (4) Gắn trách nhiệm của lãnh đạo Bộ,
ngành, địa phương với các quyết định đầu tư và tăng cường giám sát quá trình
đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Về huy động vốn đầu tư phát triển: (1) Các nghiên cứu [12], [26], [38],
[56], [88], đều cho rằng: cần có chính sách tài chính theo từng kênh huy động
(NSNN, tín dụng, doanh nghiệp, dân cư, đầu tư FDI, ODA); (2) Về huy động
9
vốn doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư cho đầu tư phát triển [40], [61],
[67], [71], [119] với các câu hỏi đặt ra: huy động sức dân bằng cách nào? Phải
thấy rõ tiềm năng, phải thông qua nhiều kênh, cần có chính sách khơi thông
các kênh huy động vốn (từ phát hành trái phiếu thông qua thị trường chứng
khoán, mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua bảo hiểm nhân thọ, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất - sẽ tạo tiền đề để dân thế
chấp vay vốn…); (3) Đổi mới về chính sách huy động vốn cho đầu tư phát
triển [12], [60], [86], [100], [105], [127], hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi
trường hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo bình đẳng cho các nhà đầu tư, tăng cường
cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, cần thực hiện
chính sách tiết kiệm, chống lãng phí để tích luỹ vốn đầu tư phát triển, sử dụng
hiệu quả các công cụ vĩ mô (kế hoạch, lãi suất, tỷ giá…) nền kinh tế nhằm huy
động, quản lý, điều tiết, phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Về huy động nguồn vốn đầu tư vốn FDI, ODA là chủ đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm như: (1) Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút
nguồn vốn FDI [34],[66], cần tăng cường đầu cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống luật pháp đảm bảo thông
thoáng, minh bạch, đồng bộ nhất quán, theo thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh
thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (2) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
ngành lĩnh vực, vùng ưu tiên đầu tư [37], [129], hoàn thiện quy hoạch, kế

hoạch là cơ sở vận động thu hút vốn FDI, ODA phục vụ cho chiến lược phát
triển KT-XH đất nước; (3) có chính sách ưu tiên thu hút FDI từ các quốc gia có
trình độ công nghệ tiên tiến (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) [37], [66], [81], [91],
[104], từ chối dự án tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, thu hút các
công ty có vốn lớn, công nghệ hiện đại, đầu tư lâu dài ở Việt Nam, tạo nên
những đột phá về công nghệ, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển
đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.
10
Các công trình nêu trên đã đi sâu bàn luận kết quả, cơ chế huy động, sử
dụng, vai trò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển KT-XH cũng như đề xuất
các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả từng nguồn vốn trong phạm vi
nền kinh tế. Tuy nhiên đây là các công trình nghiên cứu từng nguồn vốn riêng
biệt nên chưa có điều kiện làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn vốn với nhau,
nguyên nhân của sự phân bổ vốn không đồng đều giữa các vùng, cũng như sự
tác động của các yếu tố (tự nhiên, KT-XH…) đến huy động các nguồn vốn đầu
tư phát triển KT-XH vùng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong phạm vi vùng DTTS và MN
Đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN đang thu hút sự quan tâm
của các nhà lãnh đạo, quản lý và sự tham gia nghiên cứu của không ít các nhà
khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn. Trên những phương
diện lý luận và thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm:
Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó
khăn vùng dân tộc và MN và tình hình thực hiện các chính sách dân tộc giai
đoạn 2006-2010 [10], đã phân tích huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng
DTTS và MN, nhiệm vụ và các giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển
KT-XH cho vùng DTTS và MN giai đoạn 2011-2015; Một số giải pháp thực
hiện có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng đối với đồng bào DTTS vùng đặc
biệt khó khăn [19], để khai thông nguồn vốn tín dụng đến với đồng bào DTTS
tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chính: xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường
kiểm tra giám sát, nâng cao năng lực cán bộ tín dụng, huy động vốn để mở

rộng đối tượng cho vay; Một số vấn đề về chính sách phát triển KT-XH vùng
dân tộc và MN, theo quan điểm phát triển bền vững [20], theo hướng đầu tư
phát triển hài hòa 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, là vấn đề trọng tâm huy
động nguồn vốn cho đầu tư phát triển; Về chính sách phát triển giáo dục và
đào tạo ở vùng dân tộc và MN [24], cho rằng cần huy động các nguồn lực đầu
tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, tăng cường, nâng cao chất lượng đội
11
ngũ giáo viên cho giáo dục phổ thông làm tiền đề nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của vùng DTTS và MN; Về chính
sách tài chính, tín dụng đối với việc phát triển KT-XH vùng DTTS [27], tác giả
đưa ra ý kiến: do xuất phát điểm KT - XH thấp nên chính sách huy động cần
tính toán để có cơ cấu hợp lý giữa việc huy động nguồn lực tại chỗ và hỗ trợ
bên ngoài, cần có chính sách thu hút đầu tư bên ngoài phù hợp với đặc thù
vùng DTTS, có chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, tín dụng, đất đai cho các
thành phần kinh tế đầu tư vào vùng DTTS và MN; Phát triển KT-XH ở vùng
DTTS số Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết
TW 7 khoá IX về công tác dân tộc [32], cho rằng cần ưu tiên huy động nguồn
vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp sản xuất, nguồn lực con người, hỗ
trợ phát triển sản xuất; Định canh, định cư - thực trạng và những vấn đề đặt ra
[44], tác giả đã đánh giá thực trạng của công tác ĐCĐC và vấn đề đặt ra cho
công tác huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất
nhằm hạn chế hiện tượng du canh du cư của đồng bào DTTS; Cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển KT-XH vùng DTTS trong thời kỳ hội nhập [49], đã
phân tích cơ hội, cũng như khó khăn đối với sự phát triển KT-XH vùng DTTS,
đồng thời đưa ra một số giải pháp: huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư các
dự án phát triển KT–XH và giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH, khuyến khích thu hút vốn đầu tư FDI vào vùng
DTTS và MN; Phát triển bền vững vùng DTTS và MN Việt Nam [50], công
trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về lý luận, thực tiễn phát triển bền
vững vùng DTTS và MN, đồng thời đã nêu ra định hướng chiến lược phát triển

bền vững theo hướng huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư “xây dựng nền kinh tế
xanh”, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, với các vấn đề xã hội ưu tiên
đầu tư chương trình xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục giảm dần chênh lệch về
mức sống, chất lượng cuộc sống giữa các dân tộc, giữa các vùng; Một số kiến
nghị qua điều tra cơ bản về quan lý quy hoạch phát triển KT-XH vùng trung
12
du miền núi Bắc bộ [52] tác giả đã tập trung làm rõ bất cập, hạn chế của công
tác quy hoạch dẫn đến phá vỡ quy hoạch và lãng phí nguồn lực; về định hướng
trong thời gian tới: tăng cường, nâng cao chất lượng quy hoạch coi trọng yếu tố
đặc thù vùng DTTS và MN và đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chiến
lược huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển KT-XH; Vấn đề phát triển
nguồn nhân lực các DTTS trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay [54], cho rằng: xuất phát từ chiến lược phát triển KT-XH của
các tỉnh vùng DTTS và MN từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
DTTS với bước đi thích hợp và ưu tiên huy động nguồn vốn cho đầu tư con
người cả về thể chất và tri thức nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH và xu hướng hội nhập hiện nay; Một số suy nghĩ về vốn đầu tư
phát triển vùng dân tộc và MN [55], cho rằng: cần phải xây dựng hệ thống cơ
chế chính sách toàn diện, đồng bộ về thuế, giá thuê đất, phát triển hạ tầng…
nhằm tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào
vùng DTTS và MN; Chính sách đầu tư phát triển KT-XH Tây Nguyên [64],
nêu vấn đề: hướng ưu tiên huy động vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng giao
thông, các công trình phúc lợi xã hội, các chương trình an sinh xã hội, đầu tư
trồng và chăm sóc rừng… Vốn FDI khuyến khích đầu tư vào du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở
vùng đồng bào DTTS và MN [65], đánh giá vai trò của du lịch vào nỗ lực xoá
đói giảm nghèo, với các giảp pháp: khuyến khích các DNN & V, sự tham gia
của cộng đồng DTTS đầu tư tiền vốn vào phát triển du lịch gắn bảo tồn bản sắc
văn hóa các DTTS; Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc MN Tây Bắc -
những suy nghĩ bước đầu [75], cho rằng nguồn lực phát triển của Tây Bắc là

dồi dào (đất, rừng, nguồn thuỷ năng v.v…) đây là tiềm năng rất lớn cần được
“vốn hoá” để phục vụ cho phát triển của Tây Bắc và cả nước, với tiềm năng
này tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Điều tra, đánh
giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng DTTS phía Bắc [79], nghiên cứu
13
đề xuất: mỗi tỉnh cần có các chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với đặc thù
của từng tỉnh. Đối với các hộ nghèo đồng bào DTTS cần tạo ra nhiều kênh huy
động (NSNN, các DN, các tổ chức KT-XH và các gia đình khá, giàu) cả về vật
chất, tài chính, nhân lực để giúp đỡ lâu dài, giải quyết được nhiều lĩnh vực
khác nhau như kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống; Cơ hội và thách thức
đối với vùng DTTS khi Việt Nam gia nhập WTO – phân tầng xã hội ở vùng
DTTS ở nước ta [82], kiến nghị nên chuyển hướng việc huy động vốn đầu tư
xây dựng nhiều KCN, khu chế xuất, các trung tâm thương mại, các khu đô thị
mới lên vùng trung du và MN, có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách phát
triển; Quan điểm về bố trí NSNN thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước [92], cho rằng: bố trí nguồn lực tài chính trên cơ sở có sự phối hợp
giữa các nguồn lực: trong nước và nước ngoài, ngân sách TW, ngân sách địa
phương, tín dụng ưu đãi Nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn công trái, trái
phiếu Chính phủ, vốn của DN thuộc các thành phần kinh tế và đóng góp của
các tổ chức, cá nhân, nhân dân trong vùng. Trong các nguồn vốn trên, nguồn
vốn của NSNN giữ vai trò chủ đạo, trong phân bổ NSNN cần ưu tiên tập trung
có trọng tâm, trọng điểm, có tác động chi phối, tránh hiện tượng đầu tư dàn
trải, nhằm khai thác triệt để các lợi thế, đặc thù của từng vùng DTTS và MN
cho phát triển kT-XH; Tình hình thực hiện các mục tiêu giảm nghèo ở vùng
dân tộc và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn CNH, HĐH [97], cho rằng: tập
trung huy động nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ cho các vùng nghèo trọng điểm
như: Tây Bắc, Tây Nguyên, các nhóm DTTS rất ít người để thiết lập cơ sở vật
chất, kỹ thuật cơ bản nhằm phát triển sản xuất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
hơn trong đời sống nhân dân, xoá được đói, tiến tới giảm nghèo, góp phần ổn
định chính trị, xã hội; Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

[103], đưa ra vấn đề: phải thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung
hoàn chỉnh những chính sách phát triển KT-XH, đồng thời nghiên cứu ban
hành chính sách mới đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng DTTS và MN. Huy
14
động các nguồn vốn ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo
vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện công khai hoá chính sách, chương trình, dự
án, vốn đầu tư để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực
hiện; Chương trình 135 - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm trong công tác dân
tộc [114], bài học đặt ra là: huy động mọi nguồn lực của xã hội: ngân sách TW,
địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các DN, các tổ chức
quốc tế, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các cơ quan đoàn thể (Mặt trận,
Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên ), lực lượng vũ trang, và sự đóng góp của
đồng bào DTTS bằng các hình thức tham gia lao động xây dựng, khai thác vật
liệu sẵn có ở địa phương (cát, đá, sỏi, gỗ ) và huy động nhân dân tự giải
phóng mặt bằng, tự xử lý tài sản, hoa màu, đất đai, không chờ vốn đền bù của
Nhà nước; Báo cáo đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc
và MN [132], cần có chiến lược dài hạn huy động và tập trung nguồn lực đầu tư
cho những vùng nghèo, vùng khó khăn nhất, trọng tâm là đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, tăng cường đội ngũ cán bộ DTTS, tạo động lực phát triển KT-
XH, hỗ trợ giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng
DTTS và MN với các vùng khác của đất nước.
Qua tổng quan các nghiên cứu về đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS
và MN, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, những công trình trên đã tiếp cận, nghiên cứu vấn đề vốn và
các nguồn lực khác đầu tư cho phát triển KT-XH vùng DTTS và MN vùng sâu,
vùng xa đặc biệt khó khăn ở nhiều mức độ khác nhau và đã gợi mở ra những
hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Xong cho đến nay chưa có một công trình
nào tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010 -
2020”, với cách tiếp cận lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu về “Huy động vốn đầu

tư phát triển kinh tế- xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
của Việt Nam đến năm 2020”.

×