Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.67 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ LOAN

STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ LOAN

STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học Trường học
Mã số: 8320401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Người hướng dẫn: TS LÝ THỊ MINH HẰNG



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Stress và cách ứng phó với stress của giáo
viên tại các trung tâm can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, những số liệu và kết quả
nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố.
Nếu những thông tin tôi cung cấp khơng chính xác, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Hà Nội, tháng 10/2020


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Lý Thị Minh Nguyệt đã tận tình
giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy và cho em những ý kiến góp ý quý báu và tạo
điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các giáo viên tại các Trung tâm Can thiệp sớm, ban giám
hiệu/ quản lý trung tâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và quý phụ huynh, đồng
nghiệp đã hợp tác, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn khơng tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy cơ,
bạn bè đồng nghiệp để để tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10/2020
Tác giả
Lê Thị Loan



MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chữ viết tắt
GV
CTS
GVCTS
RLPTK
TP.HCM
COPE
DASS 42
ĐTB
%

Chữ viết đầy đủ
Giáo viên

Can thiệp sớm
Giáo viên can thiệp sớm
Rối loạn phổ tự kỷ
Thành phố Hồ Chí Minh
Thang đo ứng phó rút gọn
Thang đo đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
Điểm trung bình
Tỉ lệ phần trăm


DANH MỤC BẢNG BIỂU


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 2/4 hàng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức
chứng tự kỷ (tuyên bố A/RES/62/139), mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường
sự quan tâm đến hội chứng này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO “Chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển
kéo dài suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một
rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu
ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia, không phân biệt giới tính, chủng
tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã
hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và khơng bằng lời nói, và có các hành vi, sở
thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp”.
Theo Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2018 số
người tự kỷ chiếm 1% dân số tồn thế giới. Cứ 59 trẻ thì có một trẻ được chẩn đoán mắc
chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Tỷ lệ bé trai mắc chứng tự kỷ cao gấp bốn lần so với
bé gái. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào về số lượng người
mắc tự kỷ. Nhưng theo ước tính của Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, cả nước ta có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và thực tế số lượng trẻ
được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng lên. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có
phương pháp điều trị nào có thể chữa lành hồn tồn rối loạn tự kỷ, chỉ có thể điều trị
bằng can thiệp hành vi và giáo dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc can thiệp sớm cho
trẻ dưới 36 tháng tuổi có thể cải thiện khả năng phát triển của trẻ tự kỷ. Việc phát hiện
sớm trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ là cơ hội vàng để trẻ có thể được điều trị sớm.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố đi đầu trong lĩnh vực can
thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Các trường chuyên biệt, các trung tâm can thiệp mọc lên khắp
nơi nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình và xã hội cho việc chăm sóc,
dạy và học của trẻ tự kỷ. Nhiều áp lực được đặt lên vai của gia đình, nhà trường và xã
hội, đặc biệt là giáo viên những người trực tiếp can thiệp, chăm sóc và giảng dạy các
em. Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đưa ra
ước tính khi phát biểu tại một sự kiện dành cho người tự kỷ rằng: “Có một triệu trẻ tự

1


kỷ thì có 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp”. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp,
theo ông, gồm bố mẹ và ông bà nội ngoại của trẻ. Nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến
một bộ phận đang hàng ngày trực tiếp dành thời gian hỗ trợ, can thiệp cho trẻ, thậm
chí tương đương thời gian cha mẹ bỏ ra cùng con mình - giáo viên can thiệp sớm cho
trẻ tự kỷ.
Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi giáo dục mầm non (từ 2 đến 5 tuổi)
ngoài việc phải có kiến thức, kỹ thuật chun mơn vững chắc, lành nghề, luôn cập nhật
phương pháp mới, để mang lại kết quả tốt nhất. Người giáo viên can thiệp sớm cho trẻ
tự kỷ cịn phải có lịng u nghề, yêu trẻ cùng sự kiên nhẫn hơn rất nhiều lần. Bởi đối
với trẻ tự kỷ ngồi khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội thì việc tiếp thu những điều
mới lại càng khó khăn hơn gấp bội. Khơng những thế có nhiều bậc phụ huynh do mặc
cảm nên khơng chịu thừa nhận tình trạng của con em mình, ln hy vọng một ngày
nào đó trẻ có thể “trở lại bình thường”. Hơn nữa, do nhận thức của xã hội về chứng tự

kỷ chưa cao, chưa có những chính sách hỗ trợ và bảo vệ cần thiết cho trẻ tự kỷ hịa
nhập cộng đồng, cũng như cơng tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, đời sống của giáo
viên can thiệp chưa được chú trọng… Tất cả những điều đó vơ hình chung trở thành
gánh nặng, áp lực vơ hình đè lên chính những người giáo viên. Đơi khi họ bị buộc phải
đơn độc chiến đấu trong chính cơng việc của mình.
Cịn nhiều nữa những lý do dẫn đến những áp lực, căng thẳng của giáo viên can
thiệp sớm cho trẻ tự kỷ nói riêng và giáo viên đặc biệt nói chung. Những áp lực, căng
thẳng này nếu không được giải tỏa kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về sau. Hàng
năm có vơ số những vụ bạo lực học đường, trong đó khơng ít những trường hợp mà
nạn nhân là trẻ tự kỷ. Đây đang là vấn đề nhức nhối của toàn ngành giáo dục, cũng
như giáo dục chuyên biệt nói riêng. Câu hỏi đặt ra là căng thẳng, áp lực của giáo viên
có ảnh hưởng gì đến những hiện tượng xã hội nêu trên? Và làm cách nào để có thể
khắc phục, hạn chế và phịng ngừa chúng?
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, đề tài stress của giáo viên trong lĩnh vực can
thiệp trẻ tự kỷ nói riêng và can thiệp trẻ gặp các vấn đề đặc biệt nói chung chưa có
nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều quan tâm đến
các đối tượng là trẻ em, cha mẹ mà bỏ quên một đối tượng khác là giáo viên can thiệp.

2


Vì những lý do kể trên, tơi lựa chọn đề tài “Stress và cách ứng phó với stress của
giáo viên tại các Trung tâm can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ stress, điều tra thực trạng các yếu tố gây ra stress và cách ứng
phó với stress của GV tại các trung tâm CTS cho trẻ RLPTK. Trên cơ sở đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm hạn chế các nguy cơ gây stress cho giáo viên, nâng cao chất
lượng đời sống tinh thần của GVCTS và chất lượng giáo dục tại các Trung tâm can
thiệp cho trẻ RLPTK.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Stress và cách ứng phó với stress của giáo viên can thiệp sớm cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
68 giáo viên, cán bộ lãnh đạo tại các Trung tâm can thiệp sớm cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hầu hết GVCTS cho trẻ RLPTK gặp phải stress ở mức độ khác nhau và
chưa có cách ứng phó phù hợp khiến hiệu quả can thiệp bị giảm sút. Có rất nhiều yếu
tố gây ra tình trạng này, bao gồm các yếu tố trong cơng việc cũng như trong cuộc sống.
Nếu được trang bị những kiến thức về stress và cải thiện môi trường làm việc thì
GVCTS cho trẻ RLPTK sẽ nâng cao khả năng ứng phó với stress.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu những vấn đề lý luận về stress và cách ứng phó với stress của giáo
viên can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
− Khảo sát thực trạng stress, các yếu tố gây ra stress và cách ứng phó với stress
của GVCTS cho trẻ RLPTK tại các Trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM.


Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với stress của

GVCTS cho trẻ RLPTK tại các Trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM.

3


6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu mức độ stress và cách ứng phó với stress của giáo viên

can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn TP.HCM.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu nên đề tài chỉ tập
trung khảo sát bao gồm:
− Điều tra bằng bảng hỏi: 68 GVCTS là những người trực tiếp tham gia thực
hiện can thiệp sớm cho trẻ RLPTK (gồm: cán bộ, giáo viên có chun mơn về chăm
sóc, giáo dục cho trẻ RLPTK; nhân viên y tế, phục hồi chức năng; cán bộ tâm lý; cán
bộ cộng đồng và gia đình)
− Phỏng vấn sâu: 5 GVCTS, 2 cán bộ lãnh đạo/quản lý
− Phân tích 2 trường hợp điển hình của 2 GVCTS có tính đại diện (trong số giáo
viên được khảo sát chính thức).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm nghiên cứu lý luận
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu
bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết nhằm mục đích xây
dựng cơ sở lí luận định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.
7.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Tiến hành thực hiện các hành động phân tích nhằm phát hiện ra logic, bản chất
của các xu hướng và quan điểm của từng trường phái và các vấn đề lí luận có liên quan
đến đề tài.
Từ đó, xác định những thơng tin cơ bản về các vấn đề liên quan đến đề tài, đồng
thời tiến hành phân tích tổng hợp thơng tin, xâu chuỗi các vấn đề lí thuyết để có được
tri thức lí luận tương đối đầy đủ, khái quát về các vấn đề nghiên cứu nhằm định hướng
chính xác cho cơng việc nghiên cứu của đề tài.
7.1.3. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Nhằm sắp xếp các tri thức về cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu thành hệ thống
theo logic chặt chẽ cho từng đơn vị kiến thức, tạo thành một hệ thống tri thức, xây

4



dựng cơ sở lí luận phản ánh tương đối đầy đủ về stress của giáo viên can thiệp sớm
cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại các Trung tâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dùng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu:
− Các thông tin cá nhân cần thiết cho nghiên cứu
− Các yếu tố ảnh hưởng đến GVCTS
− Cách ứng phó của giáo viên can thiệp sớm trước stress.
7.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng nhằm mục đích giúp GVCTS tự đánh
giá được các mức độ stress của mình.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm thu thập, bổ sung và làm rõ hơn thông tin về biểu hiện, mức độ stress của
giáo viên can thiệp sớm đã thu được trên khảo sát diện rộng.
Cách tiến hành: Gặp một số giáo viên can thiệp sớm, các nhà quản lý, lãnh đạo và
phụ huynh học sinh sau khi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để phỏng vấn và trò chuyện,
ghi chép thông tin về những vấn đề liên quan đến mục đích và nội dung phỏng vấn.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp chúng tơi có thêm những
thơng tin thực tế của GVCTS khi họ đối diện với stress. Đặc biệt, những biểu hiện về
mặt tâm lý và những ảnh hưởng của stress đến chất lượng cuộc sống, công việc của họ
ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, phương pháp này cịn giúp chúng tơi timg hiểu các yếu
tố gây ra stress cho GVCTS và cách họ ứng phó khi bị stress, qua đó có những biện
pháp can thiệp kịp thời.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
Nhằm xử lí các thơng tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên, đồng thời
kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Chúng tơi sử dụng
phần mềm SPSS để xử lí số liệu; sử dụng một số phép tính thống kê như: tần suất và tỉ lệ

%, trung bình cộng (mean), độ lệch chuẩn (Std), kiểm định T – test, hệ số tương quan
tuyến tính (Pearson), hệ số tương quan thứ hạng (Spearman),… để xử lí số liệu.

5


8.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về stress và cách ứng phó với stress của giáo
viên can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng stress và cách ứng phó với stress của
giáo viên can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại các Trung tâm trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN CAN THIỆP SỚM
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu dưới góc độ y sinh học
Từ hơn 4000 năm về trước, y học phương Đông đã bắt đầu đề cập đến những tác

động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khoẻ con người. Y học phương
Đông quan niệm về năng lượng và vật chất, phần khí và phần hình vốn dĩ chỉ là hai
dạng khác nhau của cùng một thể. Tụ lại thành hình, tán ra hố khí.
Trong cuốn “Hồng đế nội kinh tố vấn” - một trong bốn tác phẩm kinh điển được
coi là công trình lý luận hàng đầu của nền Y học Đơng phương có ghi "trăm bệnh đều
do nơi khí sinh ra" [33]. Những nghiên cứu về hệ quả stress của khoa học ngày nay
cũng cho thấy những căng thẳng tâm lý hoặc những cảm xúc nội tâm bị dồn nén lâu
ngày sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ giao cảm, làm tăng tiết các nội tiết tố stress, suy
giảm hệ miễn dịch, nên có thể gây ra rất nhiều bệnh tật khác nhau. Tâm bình khí hồ
và những ý niệm tích cực, lạc quan sẽ mang lại sức khoẻ. Ngược lại, những thán oán,
sầu khổ hoặc những tư tưởng bi quan tiêu cực sẽ dẩn đến bệnh tật [15].
Những nhà Yoga nổi tiếng của Ấn Độ ở các thời đại khác nhau đã xây dựng
những nền tảng hệ thống Yoga để luận giải về những rối loạn về tinh thần của con
người. Họ chỉ ra rằng các rối loạn này đều đến từ ba nguồn gốc: thiên nhiên, xã hội và
chính bản thân con người [5].
Tại phương Tây, năm 1956, thuật ngữ “stress” lần đầu tiên được Hans Selye đề
cập đến trong cuốn sách “The stress of life”. Thuật ngữ “stress” ngày càng được biết
đến rộng rãi cùng với ba thuật ngữ quan trọng khác là stress tích cực, stress trung tính
và có hại [53].
Trước đó, vào năm 1920 nhà sinh lý học người Mỹ - Walter Cannon đã phác họa
mô tả khoa học đầu tiên cách con vật và con người đáp ứng với mối nguy hiểm đến từ

7


bên ngồi. Ơng nhận thấy có một trình tự hoạt động được phát khởi trong các dây thần
kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị cơ chế chống lại và chiến đấu hoặc để bỏ
chạy [24, tr.403]. Kể từ đó khái niệm “chống hoặc chạy” (fight or flight) ra đời. Đây là
một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng
phó với những tác nhân gây đe dọa từ mơi trường bên ngồi.

Theo Selye, có nhiều loại tác nhân tạo ra stress khả dĩ làm phát khởi cùng một
phản ứng toàn thân hoặc đáp ứng chung của cơ thể. Hết thảy mọi tác nhân gây stress
đều địi hỏi sự thích ứng - duy trì tính tồn vẹn tổng thể và sự thoải mái bằng cách
phục hồi thế cân bằng, còn gọi là cân bằng nội tại. Selye mô tả đáp ứng tồn thân với
các tác nhân gây stress khơng đặc hiệu như vậy là hội chứng thích ứng chung - GAS
(Gerneral Adaptation Syndrome) (Selye, 1956) [24, tr. 404 - 405]. Các giai đoạn của
GAS được Seyle (1976) mô tả theo sơ đồ 1.1 dưới đây [dẫn theo 44, tr.28]:

Tác nhân
gây stress

Cảnh báo và
động viên

Phản kháng

Mệt mỏi

Đối phó và
kháng cự tác
nhân gây
stress

Thích ứng
với stress
và kháng
cự tác nhân
gây stress

Hậu quả tiêu

cực của stress
(chẳng hạn
như bệnh)
xảy ra khi
thích ứng
khơng thích
đáng.

Sơ đồ 1.1. Hội chứng thích nghi chung (GAS) (Selye, 1976)
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy những biểu hiện của stress sinh lý được
phản ánh trong những thay đổi của các chức năng tâm lý, vì các chức năng sinh lý là
cơ sở của các chức năng tâm lý. Đây là mối quan hệ tương quan lẫn nhau, tuy nhiên
không phải mọi biểu hiện tâm lý của stress đều tìm thấy những thay đổi sinh lý liên

8


quan như các cách mà các nhà y sinh học thường tập trung mơ tả.

1.1.1.2. Hướng nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học
Nếu như hướng nghiên cứu stress trên góc độ y sinh học đã được các nhà nghiên
cứu quan tâm từ rất sớm, thì mãi đến giữa thế kỷ XX stress dưới góc độ tâm lý học
mới được đề cập đến một cách mạnh mẽ. Khởi đầu cho hướng mới này chính là
S.Freud. Ơng cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu trưng của những xung
đột nội tâm bị đè nén, ức chế [23].
Trên cơ sở lý thuyết Phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lý và
cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trị quan trọng trong bảy bệnh thực thể. Luận
điểm về cơ chế bệnh tâm - thể của Alexander được nhiều người chú ý. Dunbar (1954)
cho rằng: những người cùng một loại bệnh thường có một kiểu nhân cách. Theo bà, có
8 loại bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác. Ví dụ như

viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, huyết áp cao, loạn nhịp tim…[16], [23], [27].
Vào năm 1977, bác sĩ Tâm thần học người Mỹ George Engel đã giới thiệu một
học thuyết chính trong y học, đó là mơ hình Tâm-sinh-xã hội (biopsychosocial). Mơ
hình này chính là sự liên kết bền chặt và tương tác qua lại giữa 3 yếu tố sinh học, tâm
lý và xã hội. Trong khi mơ hình y-sinh học truyền thống chỉ tập trung vào sinh lý bệnh
và các căn nguyên sinh học của bệnh thì mơ hình này đã tiếp cận được cả mối liên kết
giữa sinh học – tâm lý và xã hội [25], [45], [48].
Mike George (2017) trong tác phẩm “Khơi sáng tinh thần và giải tỏa stress” đã
gọi “stress” là căn bệnh của thế kỷ 20 và stress cũng trở thành bệnh dịch phát triển
mạnh mẽ trong thế kỷ 21 - một căn bệnh có khả năng giết người. Ông nhấn mạnh,
chính những quan niệm sai lầm của con người đã khiến stress ngày càng phát triển và
hiện diện khắp nơi trên thế giới. Và một trong những quan niệm mà ơng cho rằng sai
lầm chính là “Stress là một điều tự nhiên và tích cực trong cuộc sống hiện tại”. Ơng
khơng tán thành thuật ngữ “stress tích cực” - nó chỉ là một phép nghịch hợp, cách mà

9


người ta dùng trong diễn thuyết, vì thế ơng khẳng định stress luôn là một trạng thái
tiêu cực [26].
Khác với Mike George, Michael G.Aamodt - một giáo sư danh dự về tâm lý học
nghề nghiệp tại Đại học Radford, Mỹ lại cho rằng “stress không phải lúc nào cũng tệ”
[25, tr.216-217]. Ơng chia stress thành hai loại: stress có lợi (eustress) và stress có hại
(distress). Bên cạnh đó, ơng nhận định có sự khác biệt giữa các cá nhân về mức độ dễ
bị stress, hoặc khả năng chịu đựng những tác nhân gây stress. Điều này được chi phối
bởi các yếu tố như: tính cách, giới tính, sắc tộc hay chủng tộc và độ nhạy stress [13,
tr.218-219].
Dale Carnegie - diễn giả người Mỹ, tác giả cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống”
(1948) khẳng định: tác hại của những nỗi lo, sự căng thẳng nguy hiểm gấp 10.000 lần
so với bệnh đậu mùa, cứ 10 người sống ở Mỹ lại có 1 người bị suy nhược thần kinh do

lo lắng q mức. Từ đó, ơng đã đúc kết được 30 phương pháp quan trọng để đương
đầu với stress [4].
Có thể thấy, đặc điểm chung của hai hướng nghiên cứu này đều cho thấy stress là
một hiện tượng phổ biến trong xã hội loài người, các nghiên cứu đều cố gắng làm sáng
tỏ bản chất, cơ chế hoạt động và đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giúp con người
kiểm soát stress. Hai hướng nghiên cứu đã bổ sung những thiếu sót cho nhau, giúp cho
khoa học tâm lý ngày nay có cái nhìn đầy đủ và khái qt về stress.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về stress nói chung đã được các nhà khoa học
của nước ta thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tùy thuộc vào tính cấp bách
của từng giai đoạn phát triển của xã hội mà các nhà nghiên cứu tập trung ở các đối
tượng cụ thể khác nhau. Như nghiên cứu stress của các chiến sĩ trong quân đội trong
thời chiến; công nhân, người lao động khi hịa bình, bắt đầu tăng gia sản xuất; hay các
đối tượng là tầng lớp trí thức trong bối cảnh xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Từ thế kỷ XIII - XIV, danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm bất hủ “Nam dược thần
hiệu” đã đề cập “Thất tình là nguyên nhân bên trong của mọi bệnh, những cảm xúc
quá mức của nội tâm đã làm loạn huyết rối khí tạo điều kiện để 6 tác nhân bên ngoài

10


đột nhấp vào cơ thể gây bệnh” [dẫn theo 14, tr.19].
GS. Tô Như Khuê (1925-2008) được biết đến là một trong những nhà khoa học
hàng đầu về lĩnh vực y học quân sự. Ông cũng là nhà khoa học đi đầu trong việc tiến
hành nghiên cứu về stress trong quân đội ở nước ta. Một số bài viết phải kể đến như:
“Tìm hiểu mệt mỏi trong chiến đấu căng thẳng và liên tục” (1971); “Điều tra về tình
hình mệt mỏi của các chiên sĩ lái xe ở chiến trường” (1973); “Sơ bộ nhận xét về vấn đề
stress cảm xúc trong lao động quân sự” (1974)… Sau năm 1975, ông cùng các cộng sự
của mình đã tiếp tục nghiên cứu về stress trên nhiều lĩnh vực để đóng góp cho cơng

cuộc xây dựng đất nước và con người, các nghiên cứu được công bố trong các đề tài
khoa học cấp nhà nước [27]. Có thể thấy trong các cơng trình nghiên cứu của mình,
ơng coi stress là một phản ứng khơng đặc hiệu xảy ra với hầu hết mọi người do các
yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình huống mà mọi người cảm nhận một
cách chủ quan là nó có thể gây ra bất lợi và rủi ro. Chính điều này gây ra các phản ứng
tiêu cực của con người chứ không phải là do bản thân các kích thích [18]. Gần đây
nhất, vào năm 2019, tác giả Tạ Quang Đàm với đề tài “Thực trạng stress của học viên
trường Sĩ quan Lục quân 1” [10] cũng đã bổ sung vào nền tảng cơ sở thực tiễn về thực
trạng stress của học viên trong môi trường quân đội.
Tác giả Đặng Phương Kiệt trong tác phẩm “Tâm lý và sức khỏe” (2000) của
mình đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực stress trong nghề nghiệp. Ông đi
sâu tìm hiểu các nguyên nhân, nguồn gốc gây nên stress nghề nghiệp và lần lượt trả lời
các câu hỏi: Vậy stress nghề nghiệp là gì?; Các triệu chứng của stress nghề nghiệp?.
Cuối cùng, ông đề xuất các chiến lược ứng phó với stress gồm ứng phó nhắm vào giải
quyết vấn đề và ứng phó nhằm điều hịa cảm xúc [24]. Các tác phẩm khác của ông như
“Stress và đời sống” (1998), “Tâm lý học và đời sống” (1994) cũng đã góp phần đáng
kể trong nghiên cứu về stress cả về lý luận và thực tiễn.
Các tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh Phúc đã tiếp
cận vấn đề stress dưới góc độ tâm lý y học trong “Tâm lý học y học“ (1998) [27]. Tác
phẩm nêu lên một cái nhìn khái quát về stress và chỉ rõ tác hại của stress bệnh lý đối
với sức khỏe của con người và các liệu pháp tâm lý để điều trị stress.
Năm 2001, trong luận án tiến sĩ của mình tác giả Nguyễn Thành Khải với đề tài

11


“Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý” [23], cho thấy một kết quả với nhiều biểu hiện
và nhiều mức độ stress khác nhau. Ông nghiên cứu trên 502 khách thể là cán bộ quản
lý và 88 khách thể đối chứng là giáo viên, chuyên viên. Phần lớn (99,41 %) cán bộ
quản lý bị stress, trong đó 15,94 % ở mức độ nặng (căng thẳng) và 83,47% ở mức độ

vừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy stress ở cán bộ quản lý đa số ở mức độ căng thẳng
và hậu quả của nó ngày càng nghiên trọng hơn. Luận án cũng chỉ ra nguyên nhân và đề
xuất một số biện pháp phòng ngừa và giảm stress tiêu cực nâng cao đời sống tinh thần
và hiệu quả lao động cho cán bộ quản lý.
Cùng với đó là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung trên cán bộ
quản lý giáo dục trường mầm non và phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy có tới 71,97 % cán bộ quản lý tự đánh giá mức độ stress của mình ở mức độ
vừa trở lên. Biểu hiện stress được khảo sát theo các tiêu chí khác nhau (giới tính,
tuổi tác, chức vụ, thâm niên quản lý…). Kết quả của nghiên cứu là nguồn tài liệu
trong việc nhận diện stress để kịp thời điều chỉnh cơng việc và tìm cách ứng phó
với stress ở cán bộ quản lý [7], [8].
Stress trong công việc của giáo viên cũng là một vấn đề nhận được sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Năm 2013, đề tài “ Stress trong công việc của giáo viên mầm
non hiện nay” của tác giả Lê Thị Hương đã cho thấy tình trạng căng thẳng, áp lực của
giáo viên mầm non khi làm việc đang ở mức báo động. Ngun nhân là do tính chất
cơng việc, thời gian làm việc (10h/ngày), tiền lương thấp, môi trường làm việc không
đảm bảo (tiếng ồn), vị thế của giáo viên mầm non chưa được coi trọng. Đã dẫn tới việc
giáo viên không muốn tiếp tục với nghề do những áp lực kéo dài. Trong khi đó những
biện pháp ứng phó lại chưa được áp dụng trong thực tế [14, tr.91].
Cùng năm 2016, hai đề tài “Stress ở giáo viên mầm non” [43] của tác giả Trịnh
Viết Then và “Sress của giáo viên trường mầm non tư thục” [30] của tác giả Phạm Thị
Phương được nghiên cứu. Cả hai đề tài đều xác định những khía cạnh stress ở giáo
viên mầm non như: mức độ stress; tác nhân gây stress; cách ứng phó với stress; những
trải nghiệm stress; hệ quả liên quan đến stress. Đồng thời, cũng chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ stress ở giáo viên mầm non.
Lĩnh vực stress nghề nghiệp cịn ghi nhận sự đóng góp về mặt lý luận và thực

12



tiễn ở các ngành nghề khác của các tác giả như:
Báo cáo khoa học của các tác giả Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình và Nguyễn
Khắc Hải với đề tài “Điều tra stress nghề nghiệp của nhân viên y tế” năm 2005
[ Nguyễn Thu Hà].
Tác giả Đào Thị Duy Uyên với đề tài “Vấn đề stress của công nhân ở một số khu
chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” - Luận văn thạc sĩ
Tâm lý học năm 2010 [48].
Tác giả Nguyễn Trung Tần với đề tài “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm
thần Tiền Giang” - Luận văn thạc sĩ Tâm lý học năm 2012 [39].
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự với đề tài “Stress và các yếu tố liên
quan ở cơng ty giày da thuộc tỉnh Bình Dương” năm 2018 [9].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân với đề tài “Sự kiểm soát cảm xúc của sinh viên
các trường Đại học Cơng an nhân dân phía nam” - Luận án tiến sĩ Tâm lý học năm
2019 [49].
Nhìn nhận một cách tổng thể, các đề tài trong nước đã tập trung nghiên cứu stress
ở đủ mọi đối tượng, ngành nghề. Một số nghiên cứu trong nước về stress trong cơng
việc của giáo viên cho thấy, thực trạng stress có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc
sống và hiệu quả trong cơng việc của giáo viên nói chung. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về stress của GVCTS ở Việt Nam hầu như chưa có. Cịn rất nhiều các khía cạnh
khác nhau của stress ở GVCTS cần được làm rõ như: các mức độ stress, các yếu tố gây
ra stress, cách ứng phó với stress… của GVCTS. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài
“Stress và cách ứng phó với stress của GV tại các trung tâm CTS cho trẻ RLPTK” làm
đề tài nghiên cứu của mình. Hy vọng có thể góp phần bổ sung những lý luận khoa học,
những kết quả nghiên cứu thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu stress nói chung và stress
trong cơng việc của GVCTS nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm stress
Thuật ngữ stress lúc đầu được sử dụng trong vật lý học, để chỉ một sức nén mà
một loại vật liệu nào đó phải chịu đựng. Sau đó, năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng
thuật ngữ này trong sinh lý học, để chỉ các stress cảm xúc [27].


13


Theo nguyên ngữ tiếng Anh, stress có nghĩa là “sức mạnh, cưỡng chế, căng
thẳng buộc phải huy động các khả năng phịng vệ để đối phó với một tình huống đang
đe dọa”. Thuật ngữ stress trong thực tế chỉ một phản ứng không đặc hiệu của cơ thể
trước một xâm kích (agression) bất kể loại gì (chấn thương, độc tố, nhiễm trùng, cả
tâm lý nữa) vừa chỉ tác nhân xâm kích đó. Thuật ngữ này thơng dụng trong y học bắt
đầu từ các cơng trình của Seyle [24].
Khái niệm về stress vốn dĩ là một khái niệm đa bình diện (multilevel), nó bao
gồm những đáp ứng thuộc về cảm xúc, hành vi và sinh lý của cơ thể thông qua sự
tương giao với mơi trường. Do đó phải có một cái nhìn tổng hợp về khái niệm stress.
Như vậy, theo quan điểm hệ thống: Stress bao gồm việc đương sự nhận định một sự
kiện là có hại, đe dọa hoặc thách thức, và tiềm năng ứng phó của đương sự là không
đầy đủ hoặc không hiệu quả [28].
Trong tác phẩm “Tâm lý học căn bản” của mình Roberts Feldmen (2004) [32]
khẳng định: “Stress là bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động
phương hại đến các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật, hay tâm trạng lo âu
chẳng hạn”. Một dạng stress hiện hữu có khuynh hướng làm giảm sức đề kháng của
con người đối với dạng stress khác. Bị stress liên tục sẽ gây thay đổi tình trạng cân
bằng hormone trong cơ thể (theo Từ điển Y học).
Theo Stephen Palmer và Cary Copper (2006) thì định nghĩa rõ ràng và dễ hiểu
nhất về stress là: “Stress là khi áp lực vượt q khả năng đối phó”. Vì thế, stress khơng
chỉ là vấn đề áp lực khách quan như khi bạn phải cố gắng theo kịp thời hạn cơng việc,
mà cịn cả áp lực chủ quan về niềm tin vào khả năng đối phó của bản thân trước một
tình huống quan trọng hay đe dọa nào đó [36].
Trong khi Tim Hindle (2006) trong tác phẩm “Cẩm nang quản lý hiệu quả - Giải
tỏa stress” [37] thì cho rằng: “Stress là bất kỳ sự trở ngại nào làm ảnh hưởng đến tình
trạng thể chất và tinh thần lành mạnh của con người”. Stress xảy ra khi cơ thể phải

làm việc quá mức. Hậu quả của stress rất nguy hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội và
các cơ quan, tổ chức, những đối tượng của "stress công sở”.
Từ điển Y học Anh - Việt (2007) đã đưa ra khái niệm stress: “bất kỳ nhân tố nào
đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến các chức năng cơ thể như

14


tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng thì đều gọi là stress”.
Dựa trên các quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài, các tác giả Việt Nam
cũng đã đóng góp vào khái niệm stress những ý kiến rất riêng.
Tác giả Vũ Dũng trong “Từ điển Tâm lý học” (2000) định nghĩa “Stress là căng
thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm khó có thể
chịu đựng hoặc vượt qua những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội” [6].
Các nhà tâm lý Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng:
“Stress là những cảm xúc nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay
trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc
trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [13].
Tác giả Tơ Như Kh cho rằng: “Stress tâm lý chính là những phản ứng không
đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong
các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro. Ở đây vai trị quyết định
khơng chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”.
Định nghĩa này đã nêu được vai trị của yếu tố nhận thức và thái độ của con người
trong stress [dẫn theo 30].
Tác giả Đặng Phương Kiệt thì cho rằng: “Stress là kiểu các phản ứng được một
cơ thể triển khai nhằm đáp ứng với các tác nhân gây stress, các điều kiện kích thích
địi hỏi khả năng huy động ứng phó”. Sự thay đổi và nhu cầu phải thích ứng với các
đòi hỏi là những nguyên nhân cơ bản của stress [24].
Từ những quan niệm kể trên của các nhà nghiên cứu về stress, có thể thấy hiện
nay có rất nhiều cách hiểu về khái niệm stress. Có người đứng dưới góc độ sinh lý học

để nhìn nhận stress như là một phản ứng sinh lý của cơ thể, cũng có người xem xét
trên bình diện tâm lý. Một số khác - thường là các nhà tâm lý, đề cập đến stress cả về
yếu tố sinh học và tâm lý.
Như vậy, theo quan điểm tiếp cận lý thuyết stress dưới góc độ tâm lý học, trong
phạm vi luận văn có thế hiểu: Stress là trạng thái căng thẳng về mặt tâm sinh lý của
con người, được biểu hiện ra bên ngoài bằng các phản ứng sinh lý của cơ thể, khi
chủ thể phản ứng lại các tác nhân từ bên ngoài hoặc bên trong vượt quá mức chịu
đựng của chủ thể.

15


1.2.2. Khái niệm can thiệp sớm
Theo tiến sĩ Huỳnh Thị Thu Hằng và cộng sự [17], can thiệp sớm là việc trợ giúp
nhằm vào tất cả các trẻ có nguy cơ hoặc đã bị khuyết tật. Việc trợ giúp này bao gồm
tồn bộ giai đoạn từ chẩn đốn trước khi sinh cho đến lúc trẻ đi học. Nó bao gồm tồn
bộ việc phát hiện và chẩn đốn sớm cho đến lúc hướng dẫn. Can thiệp sớm có liên
quan đến cả đứa trẻ lẫn cha mẹ, gia đình và một mạng lưới rộng lớn. Tuy nhiên, cho
tới nay, chúng ta vẫn chưa coi trọng việc chẩn đoán trước khi sinh là một bộ phận
không thể tách rời của can thiệp sớm, hậu quả tâm lý đối với cha mẹ cũng không thuộc
lĩnh vực này.
Như vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và
các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích
và huy động sự phát triển tối đa của trẻ , tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia
vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này.
Năm 2003, tác giả Trần Thị Lệ Thu [43] đã đưa ra khái niệm về can thiệp sớm
cho trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách khái quát và tương đối đầy đủ.
Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là sự hướng dẫn sớm (mang tính
giáo dục) cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đình trẻ. Sự hướng dẫn khơng chỉ chú
trọng đến trẻ, mà cịn chú trọng đến cả bố mẹ và gia đình của trẻ.

1.2.3. Khái niệm trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Trong “Phân loại bệnh quốc tế” (ICD - 10) [29] rối loạn phổ tự kỷ hay còn gọi là
“rối loạn phát triển lan tỏa” (F84) được mô tả đặc trưng bởi những bất thường về chất
lượng trong các mối tác động xã hội qua lại và phương thức giao tiếp, cũng như bởi
một số các thích thú và hoạt động thu hẹp định hình và lặp lại. Các bất thường về chất
lượng sống này hình thành một nét lan tỏa mà người ta tìm thấy trong hoạt động của
đối tượng ở trong mọi hoàn cảnh mặc dù ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đa số các
trường hợp, sự phát triển khơng bình thường ngay từ tuổi trẻ nhỏ và trừ một vài trường
hợp, các trạng thái bệnh lý này thấy rõ ngay trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.
1.2.4. Khái niệm stress của GVCTS cho trẻ RLPTK
Từ các khái niệm về stress, can thiệp sớm và trẻ RLPTK chúng tôi đưa ra khái
niệm stress của GVCTS cho trẻ RLPTK như sau:

16


“Stress của GVCTS cho trẻ RLPTK là trạng thái căng thẳng sinh lý và tâm lý
của GVCTS trong quá trình giáo dục/can thiệp và chăm sóc cho trẻ RLPTK trong
độ tuổi mầm non tại các trung tâm CTS”.
Stress trong công việc của GVCTS được nảy sinh trong những hoạt động từ việc
chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhìn chung, stress trong cơng việc của GVCTS có những
đặc điểm chung với giáo viên mầm non do có những nhiệm vụ cơng việc tương đồng.
Tuy nhiên, stress của GVCTS cũng có những đặc điểm khác biệt liên quan đến các yếu
tố nguyên nhân, biểu hiện stress và việc lựa chọn cách ứng phó.
Stress trong cơng việc của GVCTS bao gồm những biến đổi về sinh lý liên quan
đến sức khỏe thể chất và những biến đổi về tâm lý liên quan đến nhận thức, cảm xúc
và hành vi của GVCTS. Giáo viên có thể nhận thức được stress thơng qua những biểu
hiện về nhận thức, cảm xúc, hành vi của mình được bộc lộ khi có các yếu tố tác động
gây nên căng thẳng. Những hệ quả của stress ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chăm
sóc và giáo dục trẻ. Stress trong công việc của GVCTS biểu hiện ở những mức độ

khác nhau, từ thấp đến cao. Vì có sự khác biệt về môi trường làm việc, chất lượng đào
tạo, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ,… nên mức độ stress trong cơng việc của giáo viên
có sự khác nhau.
Mức độ stress của GVCTS mang tính chủ quan, nghĩa là mức độ stress của giáo
viên phụ thuộc nhiều vào khả năng ứng phó của họ khi xảy ra có những yếu tố tác
động gây nên stress. Việc tồn tại stress trong bất cứ ngành nghề nào hay trong công
việc của GVCTS là không tránh khỏi, tuy nhiên nếu cá nhân có khả năng ứng phó tốt
với stress sẽ hạn chế hệ quả tiêu cực do stress gây nên.
1.2.5. Khái niệm ứng phó với stress của GVCTS cho trẻ RLPTK
Trong tiếng Anh, khái niệm ứng phó (Cope) có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối
mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Ứng phó là hành động đáp lại nhanh nhạy, kịp thời,
trước những tình huống mới, bất ngờ” [52]. Theo Lazarus thì “Ứng phó là thường xuyên
thay đổi các cố gắng nhận thức và ứng xử nhằm xử lý các địi hỏi đặc biệt bên ngồi hoặc
bên trong được cho là đè nặng lên và vượt qua tài xoay sở của con người” [1].
Có rất nhiều đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra

17


các quan điểm khác nhau về khái niệm ứng phó như:
Theo Lazarus và Folkman ứng phó được định nghĩa là “Những cố gắng thay đổi
không ngừng về nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên
trong hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề
hoặc vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người” [21], [54].
Theo Corsini (1999) thì “Ứng phó là các nỗ lực về mặt nhận thức và hành vi thay
đổi thường xuyên để giải quyết các địi hỏi cấp bách từ bên ngồi hoặc bên trong hoặc
là cả hai”. Cũng theo Corsini (1999), “Hành vi ứng phó là hành vi tích cực, nỗ lực, cố
gắng hơn là hành động né tránh hay phòng vệ trong việc xử lý với các tình huống khó
khăn hoặc bị đe dọa” [55].

Snyder và Dinoff (1999) đã đưa ra một định nghĩa có sự tổng hợp nhiều quan
điểm trước đó: “Ứng phó là một phản ứng nhằm giảm bớt gánh nặng về thể chất,
tình cảm và tâm lí có liên quan đến các sự kiện cuộc sống căng thẳng và phức tạp
hàng ngày”. Theo Delongis và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về ứng phó với
stress, đã định nghĩa “Ứng phó là sự nỗ lực nhận thức và thực hiện các hành vi để
giải quyết vấn đề” [3].
Tác giả Đỗ Văn Đoạt (2013), đã chỉ ra 4 hướng nghiên cứu liên quan đến khái
niệm ứng phó:
(1) Hướng tiếp cận coi ứng phó như là sự phịng vệ cái tơi: Theo hướng này, ứng
phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm giảm căng thẳng
(Hans Seyle, 1977).
(2) Hướng tiếp cận coi ứng phó như là đặc điểm riêng biệt trong nhân cách của
cá nhân: Cách tiếp cận này xem ứng phó như là một khuynh hướng tương đối ổn định
của cá nhân nhằm đáp ứng lại các tình huống khó khăn theo một cách thức nhất định.
(3) Hướng tiếp cận tính đến những địi hỏi riêng biệt của các loại hồn cảnh cụ
thể: Khái niệm ứng phó được xem xét dưới góc độ này khơng liên quan đến q trình
phịng vệ cũng như đặc điểm riêng biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do
hoàn cảnh quyết định.
(4) Hướng tiếp cận coi ứng phó là mặt năng động của chủ thể: Nghiên cứu của
Lazarus và Folkman (1984) coi ứng phó là những nỗ lực của cá nhân, bao gồm cả

18


×