BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
N¢NG CAO NHËN THøC CñA CéNG §åNG
VÒ CAN THIÖP SíM CHO TRÎ RèI LO¹N PHæ Tù Kû
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
N¢NG CAO NHËN THøC CñA CéNG §åNG
VÒ CAN THIÖP SíM CHO TRÎ RèI LO¹N PHæ Tù Kû
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ THU
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận
án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ
công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Nội dung, khách thể nghiên cứu ............................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn ................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
CỘNG ĐỒNG VỀ CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ
TỰ KỶ .............................................................................................................. 7
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................... 7
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 12
1.2. Một số vấn đề lý luận về Rối loạn phổ Tự kỷ ...................................... 13
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 13
1.2.2. Biểu hiện của trẻ RLPTK .............................................................. 14
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến RLPTK....................................................... 17
1.2.4. Tiêu chí chẩn đoán ........................................................................ 18
1.3. Can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ Tự kỷ .......................................... 20
1.3.1. Khái niệm CTS .............................................................................. 20
1.3.2 Các mô hình CTS cho trẻ RLPTK .................................................. 21
1.3.3. Ý nghĩa của CTS cho trẻ RLPTK .................................................. 22
1.3.4. Quy trình CTS cho trẻ RLPTK ...................................................... 23
1.3.5. Biện pháp CTS cho trẻ RLPTK ..................................................... 28
1.4. Nhận thức của cộng đồng về can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ
Tự kỷ ............................................................................................................... 29
1.4.1. Khái niệm ...................................................................................... 29
1.4.2. Biểu hiện nhận thức của cộng đồng về CTS cho trẻ RLPTK ........ 34
1.5. Biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về can thiệp sớm cho
trẻ Rối loạn phổ Tự kỷ .................................................................................. 35
1.5.1. Khái niệm ...................................................................................... 35
1.5.2. Các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng ............................ 36
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác nâng cao
nhận thức của cộng đồng ........................................................................ 37
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG QUẬN
NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ CAN THIỆP SỚM
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ....................................................................41
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng .................................................................................... 41
2.2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng ................................ 42
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 42
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 42
2.2.3. Khách thể khảo sát ........................................................................ 42
2.2.4. Thời gian khảo sát......................................................................... 44
2.2.5. Phương pháp khảo sát .................................................................. 44
2.3. Thực trạng nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK ...................................................... 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức của PH, GV, CBQL và CĐ về RLPTK ...... 44
2.3.2. Thực trạng nhận thức của PH, GV, CBQL và CĐ về CTS cho
trẻ RLPTK ............................................................................................... 45
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác nâng cao
nhận thức cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về
CTS cho trẻ RLPTK................................................................................. 52
2.3.4. Các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTS trẻ RLPTK ...... 57
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 60
2.4.1. Thành tựu ...................................................................................... 60
2.4.2. Tồn tại ........................................................................................... 60
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................... 61
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 62
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG
ĐỒNG QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ CAN
THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ .................................. 64
3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp.............................................................. 64
3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
công tác CTS cho trẻ RLPTK .................................................................. 64
3.1.2. Văn bản chỉ đạo của thành phố Hải Phòng, quận Ngô Quyền
về công tác CTS cho trẻ RLPTK ............................................................. 65
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 66
3.2.1. Tính hiệu quả, khả thi ................................................................... 66
3.2.2. Tính hệ thống ................................................................................ 66
3.2.3. Tính kế thừa và phát triển ............................................................. 66
3.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK ............................. 67
3.3.1. Tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết cho giáo viên về những
nội dung liên quan đến CTS cho trẻ RLPTK và những vấn đề mới
trong CTS cho trẻ .................................................................................... 67
3.3.2. Biên soạn và phát tài liệu cho cộng đồng ..................................... 68
3.3.3. Cải thiện và đầu tư vào công tác tuyên truyền, truyền thông ....... 70
3.3.4. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực về CTS ........... 71
3.3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................... 73
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK ............ 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79
PHỤ LỤC .....................................................................................................1PL
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ cái viết tắt
Tên Tiếng Việt
4
CBQL
Cán bộ quản lý
1
CTS
Can thiệp sớm
7
GD
Giáo dục
3
GV
Giáo viên
5
PH
Phụ huynh
2
RLPTK
Rối loạn Phổ tự kỷ
6
TK
Tự kỷ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Thông tin về khách thể khảo sát theo độ tuổi và trình độ .......... 43
Nhận thức của PH, GV, CBQL và CĐ về RLPTK .................... 44
Nhận thức của PH, GV, CBQL và CĐ về CTS trẻ RLPTK....... 46
Nhận định của PH, GV, CBQL và CĐ về mức độ đầy đủ
các thông tin về CTS trẻ RLPTK ............................................... 51
Bảng 2.5: Tương quan giữa Độ tuổi của khách thể khảo sát với nhận
thức đúng về CTS trẻ RLPTK .................................................... 53
Bảng 2.6: Tương quan giữa Trình độ chuyên môn của khách thể khảo
sát với nhận thức đúng về CTS trẻ RLPTK ............................... 54
Bảng 2.7: Tương quan giữa yếu tố “Đã được tập huấn về CTS trẻ
RLPTK” của khách thể khảo sát với nhận thức đúng về CTS
trẻ RLPTK .................................................................................. 54
Bảng 2.8: Tương quan giữa yếu tố “Thời gian dạy lớp có học sinh khuyết
tật” của giáo viên với nhận thức đúng về CTS trẻ RLPTK ............ 55
Bảng 2.9: Tương quan giữa yếu tố “Đã tham gia hoạt động truyền
thông về CTS trẻ RLPTK” của khách thể khảo sát với nhận
thức đúng về CTS trẻ RLPTK .................................................... 55
Bảng 2.10: Tương quan giữa yếu tố “Chủ động tìm kiếm thông tin về CTS
trẻ RLPTK” của khách thể khảo sát với nhận thức đúng về
CTS trẻ RLPTK ........................................................................... 56
Bảng 2.11: Nhận định của PH, GV, CBQL và CĐ về các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của cộng đồng về CTS
cho trẻ RLPTK............................................................................ 59
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 74
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.3:
Đánh giá của PH, GV, CBQL và CĐ về mức độ cần thiết
của các lực lượng can thiệp sớm ........................................... 47
Nhận thức của PH, GV, CBQL và CĐ về các hình thức
dịch vụ CTS trẻ RLPTK ........................................................ 48
Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết của CTS trẻ RLPTK..... 49
Biểu đồ 2.4:
Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của CTS trẻ RLPTK ...... 49
Biểu đồ 2.5:
Đánh giá của PH về mức độ cần thiết của CTS trẻ RLPTK ....... 49
Biểu đồ 2.6:
Đánh giá của CĐ về mức độ cần thiết của CTS trẻ RLPTK....... 49
Biểu đồ 2.7:
Thực trạng về việc tìm kiếm các thông tin của PH, GV,
CBQL và CĐ về CTS cho trẻ RLPTK và các nguồn tìm kiếm .... 52
Đánh giá về nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền
– Hải Phòng về công tác CTS cho trẻ RLPTK ..................... 57
Quy trình các giai đoạn trong Can thiệp sớm........................ 24
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về CTS trẻ RLPTK .... 57
Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao nhận thức
cộng đồng .............................................................................. 73
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.8:
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 3.1 :
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ
thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Hiện nay, RLPTK được
coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ RLPTK tăng lên nhanh chóng ở tất cả
các quốc gia trên thế giới, RLPTK có ở tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các
dân tộc và nền kinh tế – xã hội khác nhau. Ngày 27 tháng 3 năm 2014 trên
trang tin của Trung tâm phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC – Centers for
disease and prevention) chính thức công bố số liệu thống kê mới về RLPTK là
hiện cứ 68 trẻ có 1 trẻ được xác định với một rối loại phổ tự kỷ (ASD – Autism
Spectrum Dicorder); tỉ lệ trẻ trai (1 trong 42) mắc chứng tự kỷ cao gấp 5 lần so
với bé gái (1 trong 189). Khoảng 1 trong 6 trẻ em ở Mỹ có khuyết tật phát triển
tính từ năm 2006-2008, theo các mức độ từ trung bình như là khuyết tật về lời
nói và ngôn ngữ tới nghiêm trọng như là khuyết tật trí tuệ, bại não, và tự kỷ.
RLPTK được xếp vào danh mục 13 dạng khuyết tật và vấn đề RLPTK đã được
khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách y tế, tổng
thống Barack Obama kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa dành cho RLPTK và GĐ
các em, quyết định sẽ chi hàng tỉ đôla từ ngân sách liên bang cho các nghiên
cứu về nguyên nhân và phương pháp điều trị cho RLPTK.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ tự kỷ trong toàn
quốc. Tuy nhiên tỉ lệ tự kỷ tăng nhanh. Trong báo cáo khoa học tại hội thảo quốc
gia đầu tiên về tự kỷ vào tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Thị
Hoàng Yến chủ đề “Tình hình chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ
tự kỷ ở Việt Nam” chỉ ra rằng ở Việt Nam hiện nay “chưa có nghiên cứu nào về
tỉ lệ mắc RLPTK và tỉ lệ lưu hành bệnh RLPTK”. Một số nghiên cứu ở các bệnh
viện nhi đồng 1 chỉ ra tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ đang tăng nhanh.
1
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM: Số trẻ điều trị tự kỷ
trong bệnh viện tăng nhanh. Năm 2000 (2 trẻ), 2004 (170 trẻ), 2008 (324 trẻ).
Dự án chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật được phát hiện thì có tới 512 trẻ
khuyết tật phát triển, trẻ tự kỷ chiếm 10%.
Chúng ta có thể thấy, RLPTK ngày càng gia tăng cao ở thế giới cũng
như ở Việt Nam. Đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp ngành
và toàn xã hội.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ RLPTK nếu được can thiệp sớm
(CTS) sẽ có cơ hội cao để hòa nhập. Mong muốn lớn nhất của cha mẹ, thầy cô
dạy trẻ khuyết tật nói chung và trẻ RLPTK nói riêng là hòa nhập trong môi
trường xã hội và trẻ đến trường học.Để trẻ RLPTK hòa nhập trong môi trường
học chung cùng với các bạn phải vượt qua cả chặng đường dài với rất nhiều
khó khăn nhưng giúp trẻ tham gia vào nền giáo dục cùng một chương trình
học với các bạn quả là những thách thức không nhỏ đối với trẻ RLPTK.
CTS bao gồm toàn bộ các giai đoạn từ sàng lọc chuẩn đoán, phát hiện,
chuẩn đoán sớm, hướng dẫn cha mẹ và hướng dẫn trẻ khi trẻ bước vào môi
trường học tập. CTS là sự khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình can thiệp và
có ảnh hưởng mang tính quyết định, lâu dài tới sự phát triển và tương lai của
trẻ RLPTK, CTS là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của công tác giáo
dục hòa nhập. Hiệu quả của công tác phát hiện, CTS cho trẻ RLPTK phụ
thuộc vào nhận thức, thái độ và hành động của tất cả các lực lượng trong cộng
đồng xã hội.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố
Hải Phòng, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ RLPTK nói chung và công tác phát
hiện, CTS cho trẻ RLPTK ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng
xã hội. Các lực lượng xã hội đã từng bước nâng cao nhận thức về RLPTK và
có những đóng góp nhất định cho công tác phát hiện, CTS cho trẻ RLPTK.
2
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được còn hạn chế so với yêu cầu của xã hội
hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, sự hạn chế
về nhận thức của cộng đồng về trẻ rối loạn phổ tự kỷ và tầm quan trọng của
công công tác CTS cho trẻ RLPTK là một nguyên nhân cơ bản. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu lí luận, thực trạng và các biện pháp nâng cao nhận thức của
cộng đồng về CTS cho trẻ RLPTK là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đặc biệt, cho đến nay, ở Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu sâu sắc về
vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao nhận
thức của cộng đồng về Can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ Tự kỷ” để tiến
hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTS
cho trẻ RLPTK và khảo sát thực trạng nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn
nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về
CTS cho trẻ RLPTK.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
4. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về
CTS cho trẻ RLPTK hiện nay còn nhiều hạn chế. Nếu đánh giá một cách toàn
3
diện về thực trạng của vấn đề này, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang
tính khoa học và thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTS
cho trẻ RLPTK
Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
6. Nội dung, khách thể nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về lí luận, thực trạng và biện pháp nâng cao
nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho
trẻ RLPTK.
6.2. Về khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 59 cán bộ quản lí và 69 giáo viên, 50
phụ huynh, 44 người dân trên địa bản quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, lí luận liên quan, bao gồm:
- Lí luận có liên quan đến nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
- Các văn kiện, văn bản chỉ đạo công tác nâng cao nhận thức của cộng
đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
4
- Các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố.
7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sử
dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắp xếp phân loại
các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về
CTS cho trẻ RLPTK.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực
trạng nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải
Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài thực hiện phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về nhận thức,
nguyện vọng của các giáo viên, cán bộ quản lí, cán bộ các Ban, Ngành, đoàn
thể, phụ huynh trẻ... về thực trạng nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
Đồng thời bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập
được thông qua điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các hình thức biểu hiện của công tác nâng cao nhận thức của
cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
7.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn nhận thức của cộng đồng
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ưu
điểm cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng
cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về
CTS cho trẻ RLPTK.
5
7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm
Xin ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lí về mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
7.3. Các phương pháp xử lí thông tin
Thông tin được xử lí bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa
thông tin hợp lí để sử dụng các phần mềm tin học thực hiện thống kê toán
học, vẽ đồ thị và biểu đồ.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về nâng cao nhận thức của cộng đồng quận về
CTS cho trẻ RLPTK.
Chương 2. Thực trạng nhận thức của cộng đồng quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
Chương 3. Biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng về CTS cho trẻ RLPTK.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
VỀ CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu liên quan đến nhận thức về CTS cho trẻ RLPTK đề cập
theo các hướng sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu nhận thức về các giai đoạn trong quy trình CTS
Trong nghiên cứu của Jean Marc Itard (1774 - 1838), ông đã tiếp nhận
cậu bé “hoang dã” tên là Victor với các biểu hiện như: không có khả năng
hiểu và biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng giao tiếp hoặc nhận thức, cách
ứng xử xa lạ với cuộc sống của xã hội loài người [7].
Năm 1943, Leo Kanner (Mỹ) đã mô tả 11 trẻ có những đặc điểm: khó
phát triển quan hệ xã hội với mọi người xung quanh, chậm phát triển ngôn
ngữ, giao tiếp và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói được, có
hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi học vẹt, bị ám ảnh
đối với sự trùng lặp mặc dù diện mạo bên ngoài vẫn bình thường [20].
Năm 1944, Hans Asperger (Đức) cũng mô tả những triệu chứng tương
tự trong nghiên cứu 4 trẻ: tương tác xã hội một cách không phù hợp, lặp đi lặp
lại một chủ đề như một thói quen, có vốn từ và vốn ngữ pháp tốt nhưng sử
dụng ngôn ngữ theo kiểu độc thoại, ít hoặc không giao tiếp hai chiều, phối
hợp vận động nghèo nàn, khả năng nằm trong khoảng từ trung bình đến rất
cao nhưng khó khăn nhất định ở 1 hoặc 2 lĩnh vực, thiếu hụt cảm giác.[20]
Như vậy, công trình khoa học của Leo Kanner và Hans Asperger có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, có vai trò đặt nền móng trong lịch sử giáo dục trẻ
RLPTK và là cơ sở tiền đề của nhiều công trình nghiên cứu ở trên thế giới.
7
Năm 1996, Lorna Wing đã sử dụng thuật ngữ “Autistic Spectrum” (phổ
tự kỷ), cho phép một khái niệm rộng hơn về RLPTK dựa trên bộ ba khiếm
khuyết. Jordan (1999) đã mô tả thuật ngữ này là một thuật ngữ phù hợp nhất
cho cách tiếp cận CTS trẻ RLPTK [28].
PA. Filipek, Robin, Fein, Baron và Green (2000) thuộc Viện Hàn lâm
Thần kinh học của Mỹ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của trẻ RLPTK là:
1)Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu hiệu vào khoảng 12 tháng;
2)Không biết nói từ đơn khi 16 tháng; 3)Không biết đáp lại khi gọi tên;
4)Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng; 5)Mất khả năng ngôn ngữ hoặc
xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào [24].
Richard L. Simpson và Paul Zionts (2002) cho rằng trẻ RLPTK có thể
phát hiện sớm qua những biểu hiện ở một số mặt sau: 1)Vấn đề thiết lập quan
hệ xã hội: 2)Vấn đề trong giao tiếp: 3)Kiểu hành vi, sở thích hay mối quan
tâm và hoạt động rập khuôn lặp lại [34].
Các nghiên cứu về phát hiện sớm trẻ RLPTK như: Simon Baron - Cohen
và các đồng nghiệp (1992), De Giacomo và Fombone (1998), Volkman, Stier
và cộng sự (1985), Filipek, Robin, Fein, Baron và Green (2000), Richard L.
Simpson và Paul Zionts (2002), Michelle Noterdaeme - Nickels (2010).
Chẩn đoán sẽ giúp cha mẹ trẻ hiểu rõ về mức độ của con mình, và có định
hướng trong việc đưa ra chiến lược CTS khi phối hợp cùng các chuyên gia.
Theo Howlin và Moore (1997), việc chẩn đoán có thể giúp cha mẹ có
định hướng rõ ràng hơn, chấm dứt sự thất vọng, hoang mang. R.Jordan và
S.Powell (1995) khẳng định: “Chẩn đoán chính xác sẽ giúp định hướng đúng
đắn về các chiến lược giáo dục và nhờ đó có được sự thành công trong CTS”.
Chẩn đoán đóng vai trò quan trọng để trẻ được tham gia vào các dịch vụ CTS
cho trẻ nhỏ hơn 3 tuổi và các chương trình mầm non đặc biệt. Khi trẻ đã được
chẩn đoán, trẻ cần được đánh giá chuyên sâu hơn để có thể xác định được
8
mức độ phát triển hiện tại và tiến hành can thiệp phù hợp với đặc điểm phát
triển của trẻ.
Hầu hết RLPTK được phát hiện khi trẻ khoảng 3 tuổi song thường
không được chẩn đoán cho đến tuổi mẫu giáo hoặc tiểu học. Gần đây, có một
số nghiên cứu khẳng định việc chẩn đoán RLPTK chủ yếu ở lứa tuổi 4 tuổi .
Đó là các nghiên cứu của C. Lord (1995), C. Lord và S. Risi (2000), E.
Fombone và cộng sự (2001).
C. Lord (1995) cho rằng: “Chẩn đoán RLPTK được chú ý ở trẻ 2 tuổi
hoặc nhỏ hơn”. C. Lord và S. Risi (2000) nhấn mạnh: “Xác định tiêu chí chẩn
đoán RLPTK ở trẻ nhỏ là một nhiệm vụ khó khăn, vì ở thời kỳ này trẻ tăng
trưởng, thay đổi liên tục và những hành vi điển hình có ở trẻ lớn nhưng ít phổ
biến ở trẻ nhỏ”. E. Fombonne và cộng sự (2001) cho thấy, 20 đến 40% trẻ
RLPTK được chẩn đoán lúc 2 tuổi. U. Frith và các đồng nghiệp (1993) đã
điều tra 173 cha mẹ trẻ và kết quả có 46% trẻ được chẩn đoán từ 3 - 5 tuổi.
Các công cụ chẩn đoán RLPTK bao gồm: chẩn đoán RLPTK qua phỏng
vấn có điều chỉnh (Autism Diagnostic Interview - Revised - ADI - R); chẩn đoán
RLPTK qua quan sát (Autism Diagnostic Observation Schedule - ADOS); chẩn
đoán lâm sàng RLPTK theo sổ tay thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần
(Diagnostic Statistical Manual of Mental Disorders, DSM - IV/V); Thang chẩn
đoán mức độ RLPTK ở trẻ em (The Childhood Autism Rating Scale - CARS);
Các tiêu chí chẩn đoán RLPTK đầy đủ theo ICD 10 (WHO 1992).
Chẩn đoán trẻ RLPTK là cơ sở để đánh giá phát triển cho trẻ. Từ đó,
chuyên gia sẽ tư vấn cho cha mẹ trẻ các chương trình, dịch vụ CTS phù hợp với
trẻ RLPTK. Các công cụ trên đều có mức độ đáng tin cậy, song chủ yếu được
dành cho những bác sĩ, chuyên gia được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.
Đánh giá phát triển nhằm xác định khả năng của trẻ so với mức phát
triển bình thường, những nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của trẻ RLPTK. Sau
9
khi được đánh giá phát triển, xác định trẻ có cần dịch vụ CTS hay không, các
chuyên gia sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và tiến hành CTS trẻ.
Đánh giá phát triển cho trẻ được rất nhiều nhà tâm lý học thế giới quan
tâm bao gồm các tác giả: Wechsler (1949 và 1960), Bayley (1969), Franken Burg và đồng nghiệp (1967)...
Các thang đo để đánh giá các kĩ năng của trẻ RLPTK trong những năm
đầu: thang đo Bayley - III (Bayle, 2005); Thang đo Mullen về khả năng học
tập sớm (Mullen, 1995); Thang đánh giá và trị liệu cá nhân PEP - R/III
(Schopler, Lasing, Reicler and Marcus, 2005). Các thang đo dựa trên báo cáo
của cha mẹ trẻ bao gồm: Thang đo hành vi thích ứng Vineland - II (Sparrow,
Cicchett và Balla, 2005) và Bộ đánh giá và Can thiệp sự phát triển giao tiếp
của MacArthur - Bates - hiệu chỉnh lần 2 (2007).
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu nhận thức về dịch tễ học TK
Các nghiên cứu về dịch tễ học TK đã được tiến hành ở nhiều nước trên
thế giới. Trong 32 nghiên cứu được công bố từ năm 1966 đến 2001 đều khẳng
định trẻ nam bị TK nhiều hơn trẻ nữ, với tỉ lệ nam/nữ là 4,3/1, thậm chí có
quốc gia có tỉ lệ là 16/1. Tỉ lệ mắc tự kỉ trong các GĐ có một người tự kỉ là
4,5% đến 10% (Landar - 2006). Nhiều nghiên cứu khác cũng nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tỉ lệ mắc TK với các yếu tố khác như đẳng cấp xã hội, màu
da (Yeargin - Allsopp và cộng sự - 2003), tỉ lệ mắc động kinh kèm theo
(Collective - 2003), tỉ lệ mắc bại não và hội chứng Down, khiếm thính, khiếm
thị (Fombone - 2003), rối loạn nhiễm sắc thể 7q31 (Folstein và Mankoski 2000)... Các nghiên cứu dịch tễ học cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc TK cũng thay
đổi theo thời gian: 3,08/1.000 (2000) tăng lên thành 3.89/1.000 (2006)
(nghiên cứu của Baird và cộng sự) và chỉ sau một năm đã tăng lên thành
6,6/1.000 (2007) (nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh của Mỹ
- CDC). Các kết quả nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc tồn tại đối tượng trẻ
10
RLPTK là một thực tế đương nhiên, do vậy cần có các nghiên cứu về trẻ
RLPTK và những hướng CTS cho đối tượng trẻ này.
1.1.1.3. Hướng nghiên cứu nhận thức về CTS y tế GD
Các nghiên cứu đi theo hai hướng chính can thiệp y học và CTS phục
hồi chức năng. Can thiệp y học với các quan điểm đưa ra các biện pháp chữa
trị, tác động có liên quan đến thuốc, chế độ dinh dưỡng (cho trẻ ăn kiêng một
số thực phẩm chứa các chất gây hại cho hoạt động của hệ thần kinh), công
nghệ hóa - sinh (giải độc hoặc điều chỉnh những chất gây ảnh hưởng đến hệ
thần kinh)... Các biện pháp này xuất phát từ quan điểm xem RLPTK xuất phát
từ các nguyên nhân về thể chất.
CTS phục hồi chức năng cung cấp các dịch vụ tổng hợp với mục đích
phát huy tối đa tiềm năng phát triển ở trẻ, giúp trẻ có cuộc sống càng bình
thường càng tốt và trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng. CTS cho
RLPTK dựa trên quan điểm bù trừ (phát huy những điểm mạnh, khắc phục
những hạn chế), kết hợp giữa trị liệu và GD, bao gồm: Phân tích hành vi ứng
dụng (Applied Behavior Analysis - ABA) do Ivan Lovass khởi xướng; Trị
liệu và GD cho RLPTK và trẻ có khó khăn về giao tiếp (Treatment and
education of autism and related communication handicapped children TEACCH) do Eric Schopler và các cộng sự khởi xướng; Dựa trên sự phát
triển, sự khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (Development, Individual difference, relationship - based - DIR) do Greenspan khởi xướng; Hệ thống
giao tiếp bằng trao đổi tranh (Picture exchange communication system PECS) do Bondy và Frost nghiên cứu và phát triển... Hiện nay có hơn 10
phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong can thiệp cho RLPTK.
Ngoài ra, nghiên cứu về CTS trong GD được tiến hành trong các
nghiên cứu gắn với mô hình giáo dục hòa nhập ở các cấp học cho RLPTK,
trong đó gần nhất với CTS là giáo dục hòa nhập cấp mầm non. Trong các
11
nghiên cứu về giáo dục hòa nhập, tiền sử giáo dục - trong đó vấn đề CTS
được đặc biệt chú ý bởi CTS có ý nghĩa quan trọng và có tác động đến hiệu
quả và chất lượng của giáo dục hòa nhập tiếp sau đó của RLPTK.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, RLPTK chỉ mới thực sự được biết đến từ đầu thế kỉ XXI
và các nghiên cứu về RLPTK cũng chỉ mới được tiến hành trong một vài năm
gần đây. Do vậy mà các nghiên cứu về RLPTK, trong đó bao gồm các nghiên
cứu về CTS cho RLPTK vẫn còn mới mẻ.
Tuy nhiên, trong một số các công trình đã nghiên cứu hiện nay ở Việt
Nam có thể nhận thấy một số hướng nghiên cứu chính như sau:
Các nghiên cứu về CTS cho RLPTK ở Việt Nam cũng được tiến hành
trên cơ sở các khâu cơ bản như: sàng lọc - chẩn đoán - đánh giá - can thiệp.
Các nghiên cứu về phát hiện sớm trẻ RLPTK được đề cập như: Nguyễn
Thị Bích Hạnh (2007) trong cuốn sách “Tự kỷ - Phát hiện sớm và CTS”, đã nêu
ra những vấn đề cơ bản về phát hiện sớm và CTS nhưng chưa nêu ra cách làm
cụ thể từng nội dung [6]; Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2010) nghiên cứu sàng
lọc phát hiện sớm tự kỷ bằng M - CHAT - 23 ở trẻ em 18 - 24 tháng tuổi [5];
Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) trong cuốn “Tự kỷ và những vấn đề hiện đại”
đã giới thiệu M - CHAT là công cụ phát hiện sớm có độ đặc hiệu cao [19];
Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự (2013).
Tuy nhiên tính hệ thống của các khâu chưa cao, thể hiện rõ trong thực
tiễn công tác CTS cho RLPTK hiện nay.
Như vậy, việc CTS cho trẻ RLPTK đang ngày càng được quan tâm bởi
các lực lượng y tế, giáo dục, các chuyên gia trị liệu trong nước và ngoài nước,
cha mẹ trẻ có con RLPTK,… Tuy nhiên, vấn đề công tác xã hội cũng như
việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTS cho trẻ RLPTK vẫn chưa
được chú trọng nhiều, có rất ít tài liệu liên quan đến công tác xã hội về CTS
12
cho trẻ RLPTK dẫn đến vấn đề nâng cao nhận thức cộng đồng còn gặp nhiều
khó khăn. Điều này khẳng định tính cần thiết của đề tài đối với xã hội trong
việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTS cho trẻ RLPTK.
1.2. Một số vấn đề lý luận về Rối loạn phổ Tự kỷ
1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “RLPTK” (“Autistic Spectrum Disorders - ASDs”) ra đời
từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, người có quan điểm nổi bật là Lorna
Wing (1979)[17].
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về RLPTK, dưới đây là một số khái
niệm được sử dụng khá phổ biến:
Theo Từ điển bách khoa Columbia (năm 1996): “TK là khuyết tật phát
triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh làm ảnh hưởng dến chức năng
cơ bản của não bộ. TK được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam nhiều gấp 4 lần nữ.
Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi”[19].
Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về TK ở Mỹ, các chuyên gia đã
thống nhất đưa ra định nghĩa về TK như sau: “TK là một dạng rối loạn trong
nhóm rối loạn phát triển diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển
nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội”[11].
Theo Liên hiệp quốc (2008): “TK là dạng khuyết tật phát triển tồn tại
suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. TK là do rối loạn thần
kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ não. TK có thể xảy ra ở
bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế
- xã hội. Đặc điểm của TK là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao
tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính
hạn hẹp, lặp đi lặp lại”[19].
Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) khẳng định: TK là một dạng khuyết tật
13
phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác
xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại
“RLPTK” bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm như trên, song khác
nhau về phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo
thời gian. “RLPTK” được xem là tương đồng với “Rối loạn phát triển diện
rộng” với 5 dạng rối loạn chính theo DSM-IV. Tại phiên bản DSM-V,
“RLPTK” được thay cho tên gọi “Rối loạn phát triển diện rộng”. Cũng không
còn xu hướng phân chia các dạng “TK” mà thay vào đó là một tên gọi chung
và tiêu chí chẩn đoán chung cho “RLPTK”.
1.2.2. Biểu hiện của trẻ RLPTK
Những biểu hiện của hội chứng RLPTK rất đa dạng, phức tạp và
thường chỉ bộc lộ một cách rõ nét được 2 đến 3 tuổi.
Năm 1979, Wing và Gould đã ra mô hình ba khiếm khuyết để mô tả
những biểu hiện điển hình giúp nhận biết RLPTK. Mô hình đó như sau:
Mô hình ba khiếm khuyết về tương tác xã hội; khiếm khuyết về giao tiếp;
khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng, cứng nhắc, rập khuôn trong hành vi, sở
thích và hành động cũng là biểu hiện điển hình nhất của RLPTK [28].
Khiếm khuyết về tương tác xã hội: Trẻ mắc RLPTK thường gặp khó
khăn trong các mối quan hệ liên các nhân, quan hệ mang tính xã hội. Chúng
thường thích chơi một mình, tách rời khỏi những người xung quanh, tỏ ra
lãnh đạm không quan tâm đến người khác thậm chí cả những người thân
trong gia đình[28].
Trẻ không quan tâm đến việc kết bạn hoặc chơi với bạn. Thích hoạt
động một mình, hoặc nếu tham gia hoạt động chơi với các trẻ khác thì chỉ
xem chúng là người trợ giúp máy móc hoặc như công cụ chơi của mình. Ngay
cả với những trẻ em và người lớn mắc RLPTK phát triển tốt cũng không có
hay rất khó duy trì mối quan hệ bạn bè ngoài phạm vi gia đình và thường mắc
coi là kỳ cục trong quan hệ xã hội [28].
14
Trẻ mắc RLPTK thường không quan tâm đến việc chia sẻ niềm vui, sự
yêu, ghét hay những thành quả mà mình đạt được với người khác.
Thiếu sự tiếp xúc bằng mắt, ít đáp lại lời nói của cha mẹ và những
người xung quanh.
Khiếm khuyết về giao tiếp: Trẻ TK thường chậm phát triển ngôn ngữ
diễn đạt, có trẻ không có khả năng nói. Việc hiểu ngôn ngữ với trẻ cũng gặp
nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà trẻ gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp với
người khác. Trẻ TK còn rất nhiều hạn chế trong việc hiểu và sử dụng các
công cụ phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện nét mặt, ngữ điệu, giọng nói
và lời nói của người khác đặc biệt là trong tình huống giao tiếp. Trẻ thường
không hiểu những điều người khác nói với chúng, đặc biệt là những câu nói
có cấu trúc phức tạp về ngôn từ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ TK
nói được có thể không sử dụng hoặc rất thụ động trong việc sử dụng ngôn ngữ
để giao tiếp. Giọng điệu của trẻ thường đứng và phẳng, không có độ nhấn hay
điểm dừng. Trẻ cũng khó khăn với các kỹ năng thông thường như: bắt đầu và
duy trì cuộc hội thoại, luân phiên, lắng nghe… Động cơ giao tiếp thấp cũng là
một biểu hiện điển hình của những trẻ mắc RLPTK. Động cơ giao tiếp nghèo
nàn, ít chia sẻ mà thường chỉ giao tiếp để thể hiện nhu cầu của bản thân.[28]
Khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng: trẻ RLPTK thường gặp nhiều
khó khăn trong phát triển hoạt động chơi và tưởng tượng. Nếu như ở độ tuổi
mẫu giáo, trẻ bình thường có nhiều hành động và thường thích chơi với đồ
vật, chơi đóng vai có chủ đề thì trẻ tự kỷ lại ngược lại, trẻ chơi với đồ vật một
cách rập khuôn kỳ quặc, chỉ quan tâm đến một vài chi tiết nhất định chứ
không hiểu chức năng của đồ vật. Trẻ thường không hiểu lời nói theo nghĩa
chuyển, nghĩa bóng. Cũng chính vì hạn chế này mà khi lớn lên người TK
thường thích hợp với những công việc đơn giản, ít phức tạp và tỉ mỉ [28].
Ngoài ba khiếm khuyết trên, người TK thường hay biểu hiện hành vi
15
rập khuôn, định hình trong hành vi, sở thích và các hoạt động, sợ hãi những
đồ vật vô hại. Biểu hiện rập khuôn có thể được thể hiện thông qua những
hành vi như: lắc lư thân mình, luôn khua tay trước mặt, bật ra những tiếng kêu
vô nghĩa, nháy mắt liên hồi, có nhiều trẻ có hành vi tự xâm hại bản thân hay
tấn công người khác rất nguy hiểm như: cấu véo, cắn tay, đập đầu vào tường,
xoay một vật,... lặp đi lặp lại trong thời gian dài [28].
Trẻ RLPTK thường có những sở thích và hành vi mang tính định hình.
Ví dụ không chịu mặc một số quần áo nhất định và không chấp nhận bất cứ
loại mới nào, chỉ ăn một số thức ăn,… Trẻ thường có những sở thích vô
nghĩa, thậm chí là có hại nhưng lại đem đến cho trẻ cảm giác an toàn (một số
trẻ thích được gõ nhẹ vào đầu…)
Trẻ thường có biểu hiện định hình trong các hoạt động và nếu đã nắm
được quy trình thực hiện một nhiệm vụ nào đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh mới.
Mỗi trẻ mắc RLPTK có những biểu hiện riêng và trên đây chỉ là những
biểu hiện thường thấy và cơ bản nhất giúp nhận dạng trẻ mắc RLPTK.
RLPTK là một khuyết tật suốt đời và thường bắt đầu trong tuổi ấu thơ.
Phần lớn các trẻ RLPTK bắt đầu thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của RLPTK
vào khoảng 2 - 3 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trẻ RLPTK cũng có biểu hiện mà cha
mẹ thấy là “khác với trẻ bình thường” ngay từ khi lọt lòng. Họ có những nhận
xét như: trẻ khó gần, tách biệt, ít để ý đến người khác.
Một số trẻ RLPTK dường như phát triển bình thường trong một số năm
đầu đời ngoại trừ sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ, sau đó những biểu
hiện RLPTK mới được thể hiện rõ nét. Trẻ mất đi những kỹ năng đã được học
như lời nói, hứng thú trong các mối quan hệ xã hội và dường như rời khỏi tầm
kiểm soát của cha mẹ.
Nói RLPTK là một khuyết tật suốt đời nhưng nếu được CTS, được
16