Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 79 trang )

CƠNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG EVERICH BÌNH THUẬN

DỰ ÁN:

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI BÌNH AN
– TỈNH BÌNH THUẬN

MSCT: 18166.BAN

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

PHẦN I: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI

TẬP 1: THUYẾT MINH PHẦN NHÀ MÁY

Tháng 01 năm 2019


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 5

DỰ ÁN:

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI BÌNH AN
–TỈNH BÌNH THUẬN

MSCT: 18166.BAN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
PHẦN I: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
TẬP 1: THUYẾT MINH PHẦN NHÀ MÁY

Người lập hồ sơ



: Đàm Đình Cường

Chủ nhiệm thiết kế : Huỳnh Hữu Chính
TP. Thiết kế

: Đặng Việt Linh

TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng 01 năm 2019

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

Đồng Trinh Hồng


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật (TKKT) Nhà máy điện mặt trời Bình An được biên chế
như sau:
- PHẦN I: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy
Tập 2: Các bản vẽ phần nhà máy
Tập 3: Phụ lục tính tốn phần nhà máy
Tập 4: Tổ chức xây dựng phần nhà máy

Tập 5: Chỉ dẫn kỹ thuật phần nhà máy
- PHẦN II: TRẠM BIẾN ÁP 110kV VÀ ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI
Tập 1: Thuyết minh TBA 110kV và đường dây đấu nối
Tập 2: Các bản vẽ TBA 110kV và đường dây đấu nối
Tập 3: Phụ lục tính tốn TBA 110kV và đường dây đấu nối
Tập 4: Tổ chức xây dựng TBA 110kV và đường dây đấu nối
Tập 5: Chỉ dẫn kỹ thuật TBA 110kV và đường dây đấu nối
- PHẦN III: BÁO CÁO KHẢO SÁT
Tập này là Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy thuộc Phần I của hồ sơ.

Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy

1


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

MỤC LỤC
NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠ ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH ..............................................................1-1

1.1
1.2
1.3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TRÌNH ................................................ 1-1
CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN.................................................................................... 1-3
PHẠM VI ĐỀ ÁN ....................................................................................... 1-5


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN .............................................2-1

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH .............................................................................. 2-1
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT ............................................................................. 2-1
ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN ........................................................................... 2-3
ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG ......................................................................... 2-4
BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN......................................... 2-5

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU .............................................3-1

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ NHÀ MÁY ................................................ 3-1
CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ................................................................ 3-2
LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ........................................................................ 3-3
BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG VÀ BÓNG CHE ....................................... 3-10
THIẾT KẾ PHẦN ĐIỆN........................................................................... 3-13

HỆ THỐNG AN NINH BẢO VỆ NHÀ MÁY – CLOSED CIRCUIT
TELEVISION MONITORING SYSTEM (CCTV) ................................ 3-17
GIẢI PHÁP GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN NHÀ MÁY ........................ 3-17

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP PHẦN XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN ..............................4-1

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ: ........................................................................ 4-1
PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG ............................................. 4-5
SAN NỀN .................................................................................................... 4-5
GIẢI PHÁP HÀNG RÀO ........................................................................... 4-5
ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRONG NHÀ MÁY ......................................... 4-6
GIẢI PHÁP THỐT NƯỚC ...................................................................... 4-7
MĨNG VÀ GIÀN ĐỠ PANEL .................................................................. 4-7
HÀO CÁP ................................................................................................... 4-8
MÓNG TRẠM INVERTER ....................................................................... 4-8
NHÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ................................................................... 4-9
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC RỬA PIN ........................................................ 4-10

NỐI ĐẤT BẢO VỆ VÀ CHỐNG SÉT..................................................... 4-10

CHƯƠNG 5: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU ..........................................................5-1

5.1
5.2

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MODULE PV .................................................... 5-1
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TỦ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT (STRING

Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy

2


Nhà máy điện mặt trời Bình An

5.3
5.4
5.5

TKKT

COMBINER BOX) .................................................................................... 5-1
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRẠM HỢP BỘ INVERTER ........................... 5-2
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CÁP DC ............................................................. 5-4
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CÁP AC ............................................................. 5-5

CHƯƠNG 6: LIỆT KÊ THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU PHẦN NHÀ MÁY..........................6-1


6.1
6.2

LIỆT KÊ THIẾT BỊ PHẦN ĐIỆN .............................................................. 6-1
LIỆT KÊ THIẾT BỊ PHẦN XÂY DỰNG .................................................. 6-5

Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy

3


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TRÌNH

1.1.1 Địa điểm xây dựng dự án
Nhà máy điện mặt trời Bình An có cơng suất lắp đặt là 50MWp do Cơng ty TNHH
Năng lượng Everich Bình Thuận đầu tư, vị trí nhà máy (bao gồm cả phần TBA
22/110kV) thuộc xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tọa độ địa lý dự
án (11º18’28.34’’N, 108o25’31.26’’E), dự án cách thị trấn Phan Rí 25km về hướng
Đông Nam và cách thành phố Phan Thiết 75km về Tây Nam.
-

Phía Đơng
Phía Nam

Phía Tây
Phía Bắc

: Giáp đất sản xuất.
: Giáp đất sản xuất.
: Giáp đất sản xuất.
: Giáp đất sản xuất.

NM ĐMT BÌNH AN

Hình 1.1: Vị trí dự án trên bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-1


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Hình 1.2: Bản đồ ranh giới dự án
1.1.2 Quy mô dự án
Nhà máy điện mặt trời Bình An bao gồm các hạng mục sau:
-

Các tấm pin mặt trời (PV panel);

-


Hệ thống nghịch lưu trung tâm Inverter;

-

Hệ thống giá đỡ dàn pin mặt trời;

-

Các thiết bị kết nối lưới (MBA, thiết bị đóng cắt và các tủ bảng điện điều
khiển – giám sát);

-

Hệ thống giám sát;

-

Cáp đấu nối 22kV;

-

Nhà máy điện mặt trời được đấu nối với hệ thống điện quốc gia bằng cấp điện
áp 22kV thông qua máy biến áp nâng áp 22/110kV;

-

Trong khu vực dự án sẽ xây dựng nhà điều hành quản lý dự án sau khi dự án
đi vào hoạt động sẽ là nhà điều hành nhà máy và trạm biến áp 110kV;


-

Hệ thống đường giao thông gồm đường giao thông kết nối với hệ thống giao
thông hiện hữu và đường giao thông nội bộ phục vụ thi công và vận hành nhà
máy;

-

Hệ thống điện 22kV nội bộ kết nối các trạm nâng áp 22kV với trạm biến áp
110kV là hệ thống cáp ngầm, các thiết bị 22kV, Inverter chuyển đổi DC/AC
ghép chung máy biến áp 0,63/0,63/22KV được xây dựng lắp đặt trong nhà.

1.1.3 Phân loại cấp nhóm cơng trình
-

Nhóm dự án: Thuộc nhóm B;

-

Loại, cấp cơng trình: cơng trình Năng lượng - cấp I (>30MW)

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-2


Nhà máy điện mặt trời Bình An

1.2


TKKT

CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật “Nhà máy điện mặt trời Bình An” được lập dựa trên các cơ
sở sau:
-

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 16/06/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây
dựng;

-

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư;

-

Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn Luật Điện lực;

-

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày
20/11/2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

-

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam và các văn bản của chính phủ hƣớng dẫn Luật Đấu thầu;

-

Căn cứ Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng;

-

Căn cứ Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng
và bảo trì cơng trình xây dựng;

-

Căn cứ Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 qui định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phịng cháy và chữa cháy;

-

Căn cứ Thơng tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ
Xây dựng về phân cấp cơng trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản
lý hoạt động đầu tư xây dựng;

-

Quyết định số: 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập;

-


Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 về qui định hệ thống điện phân
phối;

-

Thông tư 42/2015/TT-BCT ngày 01/12/2015 về qui định đo đếm điện năng
trong hệ thống điện;

-

Quyết định số 1960/QĐ-BCT ngày 06 tháng 06 năm 2018 của Bộ Công
thương về việc "phê duyệt phê duyệt bổ sung danh mục Dự án Nhà máy điện
mặt trời Bình An (50MWp) vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh BÌnh
Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020";

-

Quyết định số 7288/QĐ-BCT, ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015 có xét tới năm 2020;

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-3


Nhà máy điện mặt trời Bình An


TKKT

-

Quyết định số 13978/QĐ-BCT, ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015 có xét tới năm 2020;

-

Quyết định số 4799/QĐ-BCT, ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương phê duyệt diều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011- 2015, có xét tới năm 2020;

-

Văn bản số 1907/UBND-ĐTQG ngày 15 tháng 5 năm 2018 về việc giải quyết
khó khăn liên quan đến quy hoạch xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời
trên địa bàn tỉnh;

-

Văn bản số 3125/EVN-KH-TTĐ ngày ngày 27 tháng 6 năm 2018 của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam về việc chấp thuận mua điện dự án nhà máy điện
mặt trời Bình An, tỉnh Bình Thuận;

-

Văn bản số 1794/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Ủy Ban nhân
dân tỉnh Bình Thuận về việc quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện mặt

trời Bình An;

-

Văn bản số 07/2018/EVNSPC-SOLAR.BINHAN ngày 27/7/2018 về việc
thỏa thuận đấu nối giữa Tổng Công ty điện lực miền Nam với Cơng ty TNHH
Eerich Bình Thuận;

-

Văn bản số 1597/ĐL-NLTT ngày 29/8/2018 của Cục Điện lực và Năng lượng
tái tạo về việc thông báo kết quả thấm định thiết kế cơ sở dự án Nhà máy điện
mặt trì Bình An, tỉnh Bình Thuận;

-

Văn bản thỏa thuận TKKT hạng mục SCADA và viễn thơng dự án NMĐ MT
Bình An giữa Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia với Cơng ty TNHH
Eerich Bình Thuận ngày 12/9/2018;

-

Văn bản số 3522/EPTC-KT&CNTT-KDBĐ ngày 12/9/2018 về việc thỏa
thuận TKKT hệ thống đo đếm điện năng và hệ thống thu thập số liệu đo đếm
dự án NMĐ MT Bình An giữa Cơng ty mua bán điện với Cơng ty TNHH
Eerich Bình Thuận;

-

Văn bản số 78/2018/ĐĐQG-TTRL ngày 17/9/2018 về việc thỏa thuận TKKT

hệ thống rơle bảo vệ và tự động dự án NMĐ MT Bình An giữa Trung tâm
điều độ Hệ thống điện Quốc gia với Cơng ty TNHH Eerich Bình Thuận;

-

Văn bản số 737/KTCTTL-QLN ngày 07/8/2018 của Công ty TNHH MTV
KTCT Thủy Lợi về việc “thỏa thuận cung cấp nước thô cho nhà máy điện
mặt trời Bình An”;

-

Văn bản 2828/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án NM ĐMT
Bình An, cơng suất 50MWp tại xã Bình An, huyện Bắc Bình;

-

Văn bản 3073/QĐ-UBND ngày 8/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-4


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng NMĐMT Bình An;


1.3

-

Văn bản số 1845/UBND-KT ngày 19/9/2018 của UBND huyện Bắc Bình về
việc thống nhất chủ trương đầu tư nâng cấp cơng trình: Đường vào dự án nhà
máy ĐMT Bình An, xã Bình An;

-

Văn bản số 174/KH-UBND ngày 19/10/2018 của UBND huyện Bắc Bình về
kế hoạch thu hồi đất để thực hiện đầu tư xây dựng dự án NMĐMT BÌnh An
tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận;

-

Quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ của Tập đoàn điện lực Việt Nam
(Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) ngày 10/10/2003 về Quy cách kỹ thuật
của rơ le bảo vệ.

-

Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư dự án NMĐMT Bình An do Sở kế hoạch đầu
tư tỉnh Bình Thuận cấp cho cơng ty TNHH Năng lượng Everich Bình Thuận
vào ngày 08/10/2018;

-

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.


PHẠM VI ĐỀ ÁN

1.3.1 Phạm vi
Phạm vi đề án sẽ nghiên cứu trên diện tích khu vực của nhà máy Bình An rộng:
58,8 ha trên địa bàn xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Căn cứ vào diện tích đất sử dụng và các kết quả tính tốn tối ưu bằng các phần mềm
PVSYST, đề án tính tốn thiết kế với tổng cơng suất 42,5MW (50MWp).
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công này được thực hiện cho việc xây dựng hệ thống móng
& giá đỡ các tấm pin; lắp dựng giá đỡ và lắp đặt tấm pin; xây dựng hệ thống đường
giao thông nội bộ; xây dựng nhà quản lý điều hành dự án; xây dựng hệ thống điện
22kV kết nối các trạm Inverter với trạm biến áp nâng áp 22/110kV.
1.3.2 Các hạng mục chính
Hạng mục

Quy cách

Solar farm

330Wp/ Tấm PV

Trạm inverter hợp bộ

2x1250kW

Máy biến áp nâng áp

0,63/22kV – 2,5MVA

Cáp DC


Gồm các loại 1Cx4mm2;
1Cx70mm2; 1Cx95mm2;

Cáp ngầm nội bộ 22kV

Gồm các loại cáp 3x1Cx70mm2;
3x1Cx95mm2;

Hệ thống điện và điều khiển

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-5


Nhà máy điện mặt trời Bình An
Hạng mục

TKKT
Quy cách

Hệ thống SCADA nhà máy
Móng và giá đỡ các tấm PV

1.3.3 Sản lượng điện năng của nhà máy
-

Vị tri dự án có tổng bức xạ theo phương ngang GHI tại khu vực dự án:

5,27kWh/m2/ngày.
Sản lượng điện năm đầu (P50): 80641MWh/năm.
Hiệu suất nhà máy đạt 82,56%

Tâp 1: Thuyết minh chung phần nhà máy
Chương 1

1-6


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH

2.1

Khu vực dự án nằm về phía Bắc của tỉnh, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, có
cao độ dao dộng từ 34m đến 60m, bề mặt dạng lướt sóng nhẹ, bề mặt tự nhiên bị
chia cắt bởi ao chuôm, suối nhỏ, khe tụ thủy.
Thảm thực vật ở đây kém phát triển chủ yếu là các loại cây chịu được khô cằn, đất
trồng điều và cây ăn trái của dân địa phương.
Đo vẽ bản đồ địa hình chi tiết tỉ lệ 1:1000, khoảng cao đều 0.5m bao trùm toàn bộ
khu vực dự án.
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT

2.2
2.2.1


Khái quát về địa chất khu vực
Tham khảo bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Phan Thiết do Nguyễn
Đức Thắng làm chủ biên, cho thấy cấu tạo địa chất khu vực dự án được hình thành
từ hệ tầng La Ngà cụ thể như sau Hệ tầng La Ngà (J2ln).
Thành phần gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét, chiều dày khoảng 800m. Khu vực dự
án chủ yếu đá phiến sét xám đen, phân lớp mỏng xen bột kết xám sẫm.

2.2.2

Đặc điểm địa hình địa mạo
Căn cứ vào đặc điểm nguồn gốc hình thái nhận thấy khu vực nghiên cứu chủ yếu là
kiểu địa hình xâm thực bóc mịn phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà
(J2ln).
Bề mặt địa hình khơng bằng phẳng, có cao độ dao dộng từ 34m đến 60m.
Thảm thực vật ở đây kém phát triển chủ yếu là các loại cây chịu được khô cằn, và
đất trồng điều và cây ăn trái của dân địa phương.

2.2.3

Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước ngầm thường vận động, chứa trong các khe nứt của đá phong hóa Hệ tầng La
Ngà và dao động theo mùa. Nguồn nước ngầm và nước mặt có quan hệ khá chặt chẽ
với nhau.
Tại thời điểm khảo sát tháng 12 năm 2018 cho thấy mực nước ngầm nằm khá nông,
dao động trong khoảng độ sâu từ 4,0 đến > 5m so với cao trình mặt đất tự nhiên.

2.2.4

Tính chất cơ lý đất đá


a. Phân chia các lớp địa chất cơng trình
Tổng hợp kết quả khảo sát ngồi thực địa, kết hợp kết quả thí nghiệm trong phòng,
mặt cắt địa chất khu vực từ trên xuống đến độ sâu khoảng 10m có các lớp địa chất
như sau:
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-1


Nhà máy điện mặt trời Bình An

-

-

-

TKKT

Lớp 1: Đới sườn tàn tích (edQ): Sét, á sét dăm sạn tảng, đất dăm sạn
màu nâu vàng, nâu sậm, đôi chổ gặp tảng đá phong hố sót, dăm sạn
tảng chiếm 30-80%. Lớp có chiều dày trung bình từ 0,5-1,4m, lớp phân
bố hầu hết khu trạm khu vực dự án.
Lớp 2: Đới phong hóa mạnh (IA2). Đá phiến sét xen bột kết bị phong
hoá nứt nẻ rất mạnh thành dăm cục đá gốc lẫn sét, màu xám đen, nâu
sẫm. Lớp có chiều dày trung bình từ 1,0-2,0m, lớp phân bố khu trạm
biến áp cánh đồng pin.
Lớp 3: Đới phong hóa trung bình (IB). Đá phiến sét xen bột kết màu

xám xanh, xám nâu, bị phong hoá nứt nẻ mạnh đến rất mạnh, các khe
nứt hở được lấp nhét bởi hạt sét và oxýt sắt, cường độ thỏi đá giảm đáng
kể, Ở các hố khoan khảo sát đến độ sâu 10,0m lớp chưa có dấu hiệu kết
thúc, lớp phân bố khu trạm biến áp cánh đồng pin.

b. Kiến nghị chỉ tiêu tính tốn
Từ kết quả thí nghiệm trong phịng, kết hợp cơng tác mơ tả hiện trường, tham khảo
chỉ tiêu kiến nghị của một số cơng trình có điều kiện địa chất tương tự, giá trị các
chỉ tiêu cơ lý tính tốn được kiến nghị như sau:
Bảng 2.2. Bảng kiến nghị tính tốn các chỉ tiêu cơ lý đất nền
Tên các chỉ tiêu
Độ ẩm tự nhiên
Khối lượng thể tích tự nhiên
Khối lượng thể tích bão hòa
Tỷ trọng
Hệ số rỗng tự nhiên
Độ sệt
Hệ số nén lún tự nhiên
Hệ số nén lún bão hịa
Lực dính kết tự nhiên
Lực dính kết bão hịa
Góc ma sát trong tự nhiên
Góc ma sát trong bão hịa
Mơ đun tổng BD nở hơng tự nhiên
Mô đun biến dạng của đất
Mô đun tổng BD nở hơng bão hịa
Sức chịu tải qui ước

W %
w (g/cm3)

bh (g/cm3)
 (g/cm3)
0 (%)
B
atn (cm2/kG)
abh (cm2/kG)
Ctn (kG/cm2)
Cbh (kG/cm2)
0tn(độ)
0hn(độ)
Etn (kG/cm2)
E(kG/cm2)
Ebh(kG/cm2)
R0 (kG/cm2)

Lớp 1
13,35
2,05
2,12
2,92
0,615
-0,440
0,018
0,021
0,305
0,301
24
20
226
192

1,98

Ghi chú: (*) các chỉ tiêu kiến nghị được lấy theo các cơng trình có điều kiện địa
chất tương tự.
Bảng 2.3. Bảng kiến nghị đặc trưng các chỉ tiêu cơ lý đá nền

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-2


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Cường độ
kháng nén
Tỷ trọng 
Lớp Tự nhiên Bão hồ
mẫu đá
(g/cm3)
(bão hịa)
w
w
(kG/cm2)
(g/cm3) (g/cm3)
Lớp 4**
2,1
2,2

2,8
Khối lượng thể tích

Lớp 5**

2.2.5

2,65

2,67

2,81

100

Chỉ tiêu của khối đá
theo mặt khe nứt
Lực dính
Góc ma sát
kết C
trong (0)
(kG/cm2)

Mơđun
biến dạng của
khối đá
E*103
(kG/cm2)
0,2


0,5

28

0,5

Động đất
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN 9386:2012 về thiết kế cơng trình chịu động đất,
thì cơng trình nằm trong khu vực huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận có phơng động
đất với đỉnh gia tốc nền a = 0,0222g, tương ứng với phông động đất cấp V theo
thang MSK-64

2.3

ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN
Hầu hết các sơng suối tỉnh Bình Thuận chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam rồi đổ
ra biển với mật độ trung bình 15km bờ biển có một cửa sơng. Riêng sông La Ngà,
phần nằm trong tỉnh chảy theo hướng từ Đông sang Tây và sau cùng nhập lưu với
sông Đồng Nai.
Đặc điểm nổi bật của sơng suối Bình Thuận là ngắn và dốc. Bình Thuận khơng có
sơng lớn chỉ có sơng vừa và sơng nhỏ. Tồn tỉnh có 34 sơng có diện tích lưu vực từ
100km2 trở lên trong đó có 3 sơng có diện tích lưu vực trên 1000km2. Hầu hết các
con sông đều là sông nội tỉnh, riêng sông La Ngà là sông bắt nguồn từ Lâm Đồng
chảy qua Bình Thuận và đổ vào sơng Đồng Nai.

ĐMT Bình An

Hình 2.6: Bản đồ sơng suối tỉnh Bình Thuận
Mật độ lưới sơng trung bình 0,4km/km2, thấp hơn mật độ lưới sơng trung bình cả
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy

Chương 2

2-3


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

nước (0,5 - 1km/km2). Một số vùng có cấu tạo đặc biệt như sơng Dinh mật độ lưới
sông chỉ đạt 0,2km/km2. Mật độ lưới sơng lớn tập trung ở khu vực phía tây bắc và
tây nam của tỉnh Bình Thuận nơi có lượng mưa dồi dào, địa hình cao. Khu vực
đồng bằng ven biển là các sông suối nhỏ, mật độ sông suối thưa và độ dốc nhỏ.
Hình dạng sơng suối các sơng tỉnh Bình Thuận có hình cành cây, các phụ lưu phân
bố đối xứng với dịng sơng chính, riêng sơng Lũy các phụ lưu chủ yếu tập trung ở
bên trái lưu vực. Độ rộng sơng có xu hướng mở rộng về hạ lưu nhưng mức độ mở
rộng không nhiều, các sông đều có một cửa ra.
Chế độ thủy văn khu vực dự án
a) Phân mùa dịng chảy: Khu vực dự án khơng có sơng suối lớn, tuy nhiên với địa
hình có độ dốc nhỏ, vẫn có một vài khe tụ thủy và dịng chảy khe tụ thủy này chỉ có
khi có mưa lớn xảy ra trên khu vực. Chế độ thủy văn các khe tụ thủy này phân làm
2 mùa: Mùa lũ bắt đầu từ tháng VII-X, mùa kiệt bắt đầu từ XI-VI.
b) Tình hình ngập lụt: Khu vực dự án có địa hình cao, khơng có sơng suối chảy qua.
Kết quả khảo sát cho thấy khu vực dự án không chịu ảnh hưởng ngập lụt.
2.4

ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG
Nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới. Khí hậu tương
đối ơn hịa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương và có 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12

Dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên
50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm
có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Bình Thuận cao khoảng
26,7 °C. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình lớn hơn 5 kWh/m2
Nhà máy ĐMT Bình An nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa Đơng Nam Á, ngồi ra chế độ thời tiết và khí hậu vùng dự án cịn
mang đặc điểm của khí hậu miền duyên hải cực Nam Trung bộ với các đặc điểm
riêng như sau:
Đặc điểm chính của khí hậu Nam Trung bộ là tình trạng khơ hạn cao trong toàn bộ
chế độ mưa ẩm liên quan với vị trí che khuất của vùng này bởi vịng cung núi bao
bọc từ các phía Bắc, Tây và Nam. Về mùa đơng hướng gió thịnh hành là Đơng hoặc
Đơng Bắc, về mùa hạ hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam.
Lượng mưa năm phân bố không đồng đều theo khơng gian, năm có lượng mưa năm
ít nhất chỉ đạt 425 mm và năm có lượng mưa năm nhiều nhất là 1.276 mm. Trong
năm có 2 mùa rõ rệt: thông thường mùa mưa từ tháng 9 - 12, mùa khô từ tháng 1
đến tháng 8, độ dài ngắn của mùa tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng vùng.
Khu vực vùng dự án có độ ẩm khơng khí khá cao, trung bình dao động từ 64,4 83,3%.
Mùa mưa có độ ẩm cao hơn so với mùa khô (70-83,3% ). Độ ẩm tháng cao nhất đạt

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-4


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

đến 99% (tháng 9); Độ ẩm tháng thấp nhất chỉ còn 44% vào tháng 1.

Nhìn chung khu vực dự án có nên nhiệt độ không cao, nhiệt độ cao nhất ghi nhận
được là 31,70C. Biên độ ngày của nhiệt độ trung bình năm chênh lệch từ 8 - 110C.
Nhiệt độ ngày thấp nhất là tháng 1 (21,80C), tháng có nhiệt độ ngày lớn nhất là
tháng 7 (31,70C).
Khu vực dự án có 2 hướng gió chính ảnh hưởng đến khí hậu là: Gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây - Nam thổi từ tháng 5 đến
tháng 9.
Tốc độ gió trung bình năm biến đổi trong khoảng 8,66 đến 10,6 m/s. Tốc độ gió lớn
nhất vào tháng 9 là 18 m/s, xuất hiện trong bão và xốy lốc . Tốc độ gió nhỏ nhất 4
m/s vào tháng 3. Tốc độ gió trung bình nhiều năm lớn nhất vào tháng 2.
Từ số liệu quan trắc số giờ nắng Trạm Khí tượng Phan Rí từ năm 2011-2017 cho
thấy tổng số giờ nắng Max ngày trong năm ít thay đổi từ 11,7-11,9 giờ; tổng số giờ
nắng trong năm thay đổi từ 2848,7-3161,9 giờ; tổng số giờ nắng trung bình năm từ
năm 2012-2016 là 2992,9 giờ; tổng số giờ nắng Max tháng trong năm thay đổi từ
274,4-315,3 giờ; tổng số giờ nắng Min tháng trong năm thay đổi từ 104,4-213,8 giờ;
tổng số giờ nắng trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi từ 203,7-298,8 giờ.

Hình 2.5. Biểu đồ tổng số giờ nắng trung bình tháng trạm Phan Rí (2011 – 2017)
2.5

BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI KHU VỰC DỰ ÁN

2.5.1 Tiềm năng năng lượng mặt trời tỉnh Bình Thuận
Nằm ở khu vực Dun hải Nam Trung bộ, Bình Thuận có diện tích hơn 7.000km2
(bao gồm cả các đảo). Khí hậu nhiệt đới tương đối ơn hịa với hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm,
trong đó tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 ­ 11, lượng mưa chiếm trên 50% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại là mùa nắng, với tổng số giờ nắng trung bình
lên tới trên 2.500 giờ/năm.
Số liệu khí tượng được mua tại trạm khí tượng Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, với
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy

Chương 2

2-5


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

chuỗi số liệu từ năm 2078 đến nay phục vụ nghiên cứu tiềm năng điện mặt trời lý
thuyết, được tổng hợp như sau:
2.5.1.1 Nắng
Tổng số giờ nắng năm ở Bình Thuận khá cao, dao động từ xấp xỉ 2700- 2755 giờ,
trung bình hàng tháng có 174 -297 giờ nắng. Tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao
nhất 284- 297 giờ, đây là thời kỳ hoạt động mạnh của lưỡi Áp cao cận nhiệt đới, chi
phối thời tiết ít mây, nắng nhiều. Tháng 9 là tháng có tổng số giờ nắng thấp nhất
183-193 giờ, đây là thời kỳ mùa mưa lũ chính vụ ở tỉnh Bình Thuận. Mùa khơ số
giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình thời kỳ này dao động từ 210 - 297 giờ (riêng
Phú Quý tháng 12 đạt 174 giờ).

Bảng 3.2: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Tháng
I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Trạm
Phan
251 257 284 278 240 220 207 204 193 203 211 208 2755
Thiết
Mỗi ngày ở tỉnh Bình Thuận trung bình có khoảng 7,4-7,6 giờ nắng, trong đó mùa
khơ dao động từ 6,1- 9,6 giờ; mùa mưa trung bình có 6- 8,3 giờ.

Bảng 3.3: Số giờ nắng trong ngày tỉnh Bình Thuận (giờ)
Tháng
I

II


III

IV

V

VI

8.1

9.1

9.2

9.3 7.8 7.3

VII VIII

IX

6.7

6.4 6.5

XI

XII

Năm


7.0

6.7

7.6

X

Trạm
Phan Thiết

6.6

Số ngày khơng có nắng ở Bình Thuận rất ít, tổng số ngày khơng nắng dao động
trong khoảng 13,6 - 21,3 ngày, trong đó từ tháng 1 - 4 số ngày khơng có nắng thấp
hơn 1 ngày/ tháng; từ tháng 5 - 12 là từ 1 - 4 ngày/tháng.

Bảng 3.4 : Số ngày không có nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Tháng

I

II

III

IV

V


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

0.6

0.1

0.2

0.0

0.8

1.3

1.1


1.6

1.7

2.1

2.3

2.2

13.9

Trạm
Phan Thiết

a) Lượng bức xạ tổng cộng (Kcal/cm 2)
Bức xạ tổng cộng là giá trị tổng hợp của bức xạ trực tiếp và khuyếch tán. Hằng
năm, ở Bình Thuận trị số này có thể đạt tới 140 - 150 kcal/cm2/năm; đạt cực đại vào
khoảng tháng III - IV (16 - 18 kcal/cm2/tháng), gắn liền với thời kỳ độ cao mặt trời
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-6


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT


lên cao, thời tiết ít mây, bầu trời trong sáng.

Bảng 3.5: Bức xạ tổng tộng thực tế tại Phan Thiết (Kcal/cm2 )
Tháng
Trạm
Phan
Thiết

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

11,1 14,2 16,4 18,3 12,8 11,3 10,3 11,9

IX

X


XI XII

9,8 9,5 9,5

9,8

Năm
144,9

Nguồn tài liệu: Đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận
b) Cán cân bức xạ tháng và năm (Kcal/cm2):
Là hiệu số giữa bức xạ thu vào và bức xạ chi ra.

Bảng 3.6: Cán cân bức xạ tháng năm tại Phan Thiết (Kcal/cm2 )
Tháng

I

II

III

IV

Trạm
Phan
Thiết

6,3


8,7

10,7 12,5

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm

8,6

7,3

6,6

6,2

5,9


5,6

5,5

91,7

7,8

Nguồn tài liệu: Đặc điểm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận
* Nhận xét:
Số giờ nắng trung bình năm tại trạm khí tượng Phan Thiết từ 2.375 giờ đến 3.047
giờ. Như vậy số giờ nắng trung bình tại Bình Thuận cao hơn số giờ nắng trung bình
của khu vực miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào), số giờ nắng của khu vực (số giờ nắng
trung bình năm khu vực từ 2.000 đến 2.600 giờ).
Lượng bức xạ tổng cộng thực tế hàng năm là 144,9 Kcal/cm2, và của trung bình
ngày là 0,397Kcal/cm2 tương đương với 4,62 kWh/m2.ngày.
Qua các số liệu trên cho thấy ở tỉnh Bình Thuận, năng lượng mặt trời là rất tốt và
phân bố điều hòa trong suốt cả năm. Thời gian có nắng để sản suất điện hầu như có
quanh năm, số ngày nắng trung bình và tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung
bình đều cao hơn mức trung bình của khu vực. Ngồi ra điều kiện khí hậu thuận lợi
do ít chịu ảnh hưởng của gió bão nên là điều kiện khá lý tưởng cho việc xây dựng
các nhà máy điện năng lượng mặt trời.
2.5.1.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình khu vực này dao động trong khoảng 26,5 – 26,9oC. Trong năm
chỉ có 2 tháng từ tháng 4 đến tháng 5 có nhiệt độ trung bình từ 28,2 - 28,6oC, các
tháng cịn lại chủ yếu dưới 28oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình của tiểu vùng này là
18,4oC, thường xảy ra vào tháng 1; nhiệt độ tối cao trung bình từ 34,2 – 35,5oC, xảy
ra vào tháng 5.

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy

Chương 2

2-7


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Bảng 3.7: Đặc trưng nhiệt độ khơng khí tại trạm khí tượng Phan Thiết
Đặc trưng

Các tháng, năm
XII

Năm

25,0 25,5 27,0 28,4 28,7 27,9 27,3 27,2 27,1 27,1 26,8 25,8

27,0

34,5 35,2
35 37,2 38,7 37,5 35,3
16,4 17,3 18,3 21,7 22,7 21,8 21,6

38,7
16,4

I
Ttb oC

Tmax oC
Tmin oC

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

36,1 35,5 34,7 34,3 34,1
22,3 21,7 20,3 18,2 17,8

30
29
28


Tokk (oC)

27
26
25
24
23
22
21

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X


XI

XII

tháng

2.5.1.3 Gió
Theo trung bình nhiều năm gió mùa Tây nam bắt đầu ảnh hưởng tới tỉnh Bình
Thuận từ tháng 5, nhưng có năm sớm hơn ảnh hưởng từ cuối tháng 4. Hướng gió
thịnh hành khu vực dự án
- Từ tháng V – X ( gió mùa mùa hạ )
- Từ tháng XI – IV (gió mùa mùa đơng)

: W, SW (Tây, Tây Nam)
: E, NE (Đơng, Đơng Bắc)

Theo thống kê thì gió tại khu vực dự án do ảnh hưởng của địa hình, mặt đệm nên
gió thịnh hành hướng Đơng, chiếm tần suất chỉ khoảng 11,6 - 37,3%.
Bảng 3.8: Hướng gió thịnh hành và tần suất xuất hiện trong tháng
Tháng

I

II

III

IV

V


VI

Hướng

E

E

E

E

W

W

VII VIII
W

Tần suất (%) 35,2 37,2 34,0 21,2 15,9 37,5 40,4

W
44,7

IX

X

XI


XII

W

E

E

E

31,0 12,0 21,5 26,7

Do ảnh hưởng của địa hình nên tốc độ gió mặt đất tại Bình Thuận có sự phân hóa rõ
rệt theo khơng gian. Khu vực phía Đơng bắc tỉnh (huyện Tuy Phong, Tuy Phong ) là
nơi có tốc độ gió lớn nhất (>3 m/s), sau đó tốc độ gió giảm dần từ Đơng sang Tây,
khu vực phía Tây tỉnh tiếp giáp với cao nguyên Bảo Lộc là nơi có tốc độ gió trung
bình nhỏ nhất. Tại khu vực huyện Tuy Phong, tốc độ gió trung bình khoảng 3,2 m/s.

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-8


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Bảng 3.9: Tốc độ gió trung bình tháng, năm trạm khí tượng Phan Thiết

Trạm

Tốc độ gió trung bình tháng, năm (m/s)
I

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

Phan Thiết 3,9 3,9 3,9 3,3 2,8 3,0 3,0

3,3

X

XI XII Năm

2,6 2,4 3,0 3,2

3,2

2.5.2 Tiềm năng bức xạ mặt trời tại khu vực dự án
Tổng bức xạ theo phương ngang hằng năm (GHI) là thông số cơ bản nhất cần xem
xét khi đánh giá tiềm năng mặt trời khu vực dự án. GHI càng cao, năng suất phát

điện tính trên 1 kWp công suất lắp đặt sẽ càng lớn.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Bình An, tỉnh Bình Thuận được xây dựng tại huyện
Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
2.5.2.1 Cơ sở tính tốn:
Phần mềm Meteonorm là phần mềm tính tốn chun dụng của hãng
METEOTEST, Thụy Sỹ được các viện nghiên cứu, các tổ chức cho vay vốn và các
hội thảo báo cáo khoa học uy tín trên thế giới đánh giá là có độ chính xác cao phục
vụ lập dự án điện mặt trời.
Số liệu này được tổng hợp và nội suy từ các trạm đo bức xạ trên thế giới kết hợp với
số liệu bức xạ đo của vệ tinh.
2.5.2.2 Vị trí tính tốn
Theo hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 3o, KTT 108o15’, báo cáo tính tốn tại vị trí có
tọa độ sau:( 11,31oN; 108,43oE )
Sơ đồ vị trí điểm tính tốn xem hình dưới đây:
Pre- Determined Taxable Icome

Hình 2.3: Vị trí dự án
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-9


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Kết quả tính tốn từ mơ hình Meteonorm xem bảng sau
Bảng 3.10: Bức xạ tổng cộng thực tế trung bình tháng và năm (KWh/m2)
Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

GHI 160,8 164.5 177.9 167.8 179.1 177.1 175.6 171.9 147.6 145.1 134.0 122.8

Năm
1924.3


200
180
160

GHI (KWh/m2)

140
120
100
80
60
40
20
0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Tháng

Hình 3.4: Bức xạ tổng cộng thực tế trung bình tháng
Bảng 3.11: Bức xạ khuyếch tán trung bình tháng và năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

72,2
DHI
61,18 60,49 78,19 71,48 86,75 77,61 84,05 73,16 73,76
60,00 64,49 863,
2
1
(KWh/m )
36
100
90
80

ĐHI (KWh/m2)

70
60
50
40
30
20

10
0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII
Tháng

Hình 3.5: Bức xạ khuyếch tán trung bình tháng
Theo số liệu quan trắc số giờ nắng Trạm Khí tượng Phan Rí từ năm 2011-2017 cho
thấy tổng số giờ nắng Max ngày trong năm ít thay đổi từ 11,7-11,9 giờ; tổng số giờ

nắng trong năm thay đổi từ 2848,7-3161,9 giờ; tổng số giờ nắng trung bình năm từ
năm 2012-2016 là 2992,9 giờ; tổng số giờ nắng Max tháng trong năm thay đổi từ
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-10


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

274,4-315,3 giờ; tổng số giờ nắng Min tháng trong năm thay đổi từ 104,4-213,8 giờ;
tổng số giờ nắng trung bình giữa các tháng trong năm thay đổi từ 203,7-298,8 giờ.
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp tổng số giờ nắng trong năm từ năm 2011-2017 tại Trạm Khí
tượng Phan Rí
2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017


Trung
bình
tháng

1

×

233,2

265

257,9

272,1

305,2

194,4

254,6

2

×

259,7

265,3


287

279,7

291,9

230,7

269,1

3

×

261,4

314

314,8

315,3

313

274,4

298,8

4


×

289,2

275,8

284,6

296,2

301,9

274,4

287,0

5

×

275,3

276,7

305,5

288,2

265,2


250,9

277,0

6

225,2

236

178

209,3

235,4

222,3

261,6

224,0

7

213,9

245,5

210,1


181,9

213,8

262,3

207,7

219,3

8

274,4

278

216,1

249,6

285,7

262

246,4

258,9

9


183,3

158,4

186,5

239,7

239,9

230,9

249,9

212,7

10

224,8

250,1

233,8

228,5

242,4

169,2


159,3

215,4

11

234,1

249,6

194,9

251,2

230,6

229,7

×

231,7

12

173,1

263,6

232,5


185,9

262,6

104,4

×

203,7

Tổng năm 1528,8

3000

2848,7 2995,9 3161,9

2958

2349,7

Max năm

274,4

289,2

314

314,8


315,3

313

274,4

Min năm

173,1

158,4

178

181,9

213,8

104,4

159,3

Năm
tháng

×: Chưa có số liệu

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2


2-11


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

Hình 3.6: Biểu đồ tổng số giờ nắng trung bình tháng trạm Phan Rí (2011 – 2017)

Hình 3.7: Biều đồ tổng số giờ nắng trạm Phan Rí (2012 – 2017)
Theo số liệu tính tốn đánh giá khu vực dự án có tiềm năng năng lượng mặt trời lý
thuyết cao, cường độ bức xạ tổng cộng thực tế năm đạt 1924.3 kWh/m2 (5.27
kWh/m2.ngày).
2.5.2.3 Kết luận:
Qua các phân tích về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận: số giờ nắng trung
bình năm từ 2527, lượng mưa trung bình 1166mm, số ngày mưa khoảng 108
ngày/năm và GHI trung bình tại khu vực dự án là 5,27 KWh/m2.ngày, đây là khu
vực có giá trị về tiềm năng năng lượng mặt trời.
Với kết quả từ nguồn dữ liệu Meteonorm, đề án đề xuất sử dụng số liệu khí tượng
điển hình năm xác suất P50 (TMY P50) để tính tốn mơ phỏng nhà máy. Trong kết
Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-12


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT


quả tính tốn của phần mềm PVsyst cũng sẽ cho kết quả sản lượng điện ứng với xác
suất P90 để so sánh.

Tâp 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 2

2-13


Nhà máy điện mặt trời Bình An

TKKT

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU
3.1

TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ NHÀ MÁY
Nhà máy điện mặt trời Bình An được thiết kế với công nghệ điện mặt trời quang năng,
các thành phần chính của nhà máy được mơ tả theo hình sau:

Hình 3-1: Mơ hình tổng quan nhà máy điện mặt trời
Các tấm PV sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều (DC) nhờ vào
hiệu ứng quang điện. Năng lượng điện một chiều này sẽ được biến đổi thành dịng điện
xoay chiều có cùng tần số với tần số lưới điện nhờ vào các bộ inverter. Lượng điện
năng trên sẽ được hòa với điện lưới nhờ các máy biến áp nâng áp và hệ thống truyền
tải điện.
Để phù hợp với công nghệ sản xuất và thi công trong nước Nhà máy điện mặt trời
Bình An sử dụng giải pháp lắp đặt tấm PV theo dạng cố định. Việc lắp đặt PV theo
dạng cố định còn để giảm chi phí thiết bị điều khiển và tiết kiệm diện tích sử dụng đất.
Các thành phần thiết kế chính của nhà máy điện mặt trời quang năng như sau:

-

Hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời (các tấm PV);

-

Hệ thống chuyển đổi điện DC thành AC (các bộ Inverter);

-

Hệ thống móng, khung đỡ các module PV;

-

Hệ thống dây cáp điện đấu nối;

-

Các máy biến áp nâng áp (trạm hợp bộ 22kV);

-

Đường dây truyền tải điện nhà máy.

Đối với hầu hết các nhà máy PV năng lượng mặt trời lớn, việc giảm chi phí điện năng
quy dẫn (LCOE) là tiêu chí thiết kế quan trọng nhất. Mọi khía cạnh của hệ thống điện
Tập 1: Thuyết minh phần nhà máy
Chương 3

3-1



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×