Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Khảo sát tuân thủ dùng thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 83 trang )

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài (tiếng Việt) Khảo sát tuân thủ dùng thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng
trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Tên đề tài (tiếng Anh) Investigation of medication adherence and related factors
in patients with type 2 diabetes
Thời gian thực hiện

12 tháng

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
1.1.1. Tuân thủ dùng thuốc
1.1.1.1. Định nghĩa tuân thủ dùng thuốc
Tổ chức y tế thế giới (WHO, 2003) [19] đã đưa ra định nghĩa tuân thủ
(adherence) liệu pháp điều trị dài hạn (long-term therapy) là “mức độ hành vi của
bệnh nhân tuân theo một chế độ ăn, và/hoặc thay đổi lối sống tương ứng với các
khuyến nghị từ nhân viên y tế sau khi đã đồng thuận”.
Tuân thủ dùng thuốc là “mức độ bệnh nhân dùng thuốc như đã được bác sĩ
kê đơn”, có nghĩa là “dùng thuốc như được kê về liều dùng, thời gian dùng và tần
suất dùng trong khoảng thời gian được kê đơn” [82].
Mức độ tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân có bệnh cấp tính thường cao hơn
trên bệnh nhân có bệnh lý mạn tính. Sự kiên trì dùng thuốc ở bệnh nhân có bệnh
mạn tính thường giảm đáng kể sau khoảng 6 tháng đầu điều trị [82].
1.1.1.2. Vai trò của tuân thủ dùng thuốc
Đối với các bệnh mạn tính, tuân thủ là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị.
Tuân thủ kém đi đôi với giảm lợi ích lâm sàng, gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến
an toàn điều trị cho bệnh nhân [19]. Đái tháo đường là bệnh mạn tính địi hỏi bệnh
nhân phải thực hiện các hành vi tự chăm sóc phức tạp hàng ngày. Tuân thủ dùng
thuốc là một trong 7 hành vi tự chăm sóc thiết yếu để tự quản lý đái tháo đường
[84]. Các nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường đã ghi nhận mối liên quan




giữa tuân thủ dùng thuốc và các kết cục về sức khỏe và chi phí. Tuân thủ dùng
thuốc tốt liên quan chặt chẽ đến kiểm soát tốt đường huyết [28], [29], [88] và lipid
máu [28]. Tuân thủ dùng thuốc là yếu tố dự đoán độc lập chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân đái tháo đường [61]. Ngoài ra, tuân thủ dùng thuốc cịn liên quan
đến giảm chi phí y tế và giảm sử dụng các nguồn lực y tế [29], [60] do giảm nguy
cơ nhập viện và cấp cứu, giảm thời gian nằm viện, giảm nguy cơ gặp các biến
chứng cấp tính do đái tháo đường [41].
1.1.1.3. Các phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc
Tuân thủ dùng thuốc có thể được đánh giá bằng phương pháp tính tốn dữ
liệu hoặc thu thập dữ liệu. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, hiện
không phương pháp nào được coi là tiêu chuẩn vàng.
 Phương pháp tính tốn dữ liệu:
Cơ sở của phương pháp này là sử dụng các dữ liệu lĩnh thuốc sẵn có của bệnh
nhân như bệnh án, dữ liệu dược, dữ liệu thanh toán, dữ liệu bảo hiểm để tính tốn
các chỉ số về mức độ tuân thủ [46]. Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá
mức độ tuân thủ trong các nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường bao gồm tỷ
lệ sở hữu thuốc (MPR, medication possession ratio) và phần trăm ngày có thuốc
(PDC, percetage of days covered) [38]. Các phương pháp tính tốn dựa trên dữ
liệu có sẵn về thuốc có ưu điểm là khách quan, tin cậy, tiết kiệm chi phí [46]. Tuy
nhiên, các phương pháp này thường ước tính mức độ tuân thủ cao hơn thực tế
(overestimate) và không đem lại kết quả mong muốn ở những nơi nguồn lực hạn
chế như thiếu dữ liệu điện tử về thuốc kê đơn, những nơi cho phép mua thuốc kê
đơn không cần đơn [34].
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Các phương thường dùng bao gồm đếm thuốc (pill count), giám sát biến cố
thuốc (MEMS, medication event monitoring systems), giám sát thuốc (RTMM,
real-time medication monitoring), giám sát bằng xét nghiệm hóa sinh
(biochemical monitoring) và sử dụng bộ câu hỏi tự báo cáo (self-reported

questionnaire). Sử dụng bộ câu hỏi tự báo cáo là phương pháp đánh giá chủ quan
thông qua việc tự báo cáo của bệnh nhân. Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí


thấp, tuy nhiên có thể ước tính q cao (overestimate) mức độ tn thủ vì bệnh
nhân có thể báo cáo khơng thành thật. Tuy nhiên, phương pháp này có thể áp dụng
trong nhiều loại thiết kế nghiên cứu, cho phép đánh giá hành vi của bệnh nhân
liên quan đến kém tuân thủ và hỗ trợ xây dựng các can thiệp nhằm cải thiện tuân
thủ [46], và được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá tuân thủ cho nhiều thuốc
hay đa trị liệu [83].
Nhiều bộ câu hỏi đã được thẩm định để đánh giá tuân thủ dùng thuốc trên
bệnh nhân đái tháo đường, như thang tuân thủ dùng thuốc Morisky (MMAS,
Morisky Medication Adherence Scale) [72], các câu hỏi về tuân thủ dùng thuốc
trên thang đánh giá các hành vi tự chăm sóc bệnh đái tháo đường (SDSCA, The
Summary of Diabetes Self-care Activities) [96], thang báo cáo tuân thủ dùng
thuốc (MARS-5, The Medication Adherence Report Scale) [39], thang đánh giá
tuân thủ lĩnh thuốc và dùng thuốc (ARMS, The Adherence to Refills and
Medication Scale) [63].
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc
Không tuân thủ được coi là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc kém
kiểm soát bệnh đái tháo đường, do đó, xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ
là bước đầu tiên để thiết lập các can thiệp cải thiện tuân thủ. Tuân thủ là một vấn
đề đa chiều chịu tác động lẫn nhau của 5 nhóm yếu tố [4], [19], [56], [80], [90],
[91], [98]:
 Các yếu tố kinh tế và xã hội: Dân trí, nghề nghiệp, tơn giáo, sắc tộc, tình
trạng thu nhập, các hỗ trợ xã hội, nơi cư trú, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế.
 Các yếu tố liên quan đến hệ thống và đội ngũ chăm sóc sức khỏe: Mức độ
đồng chi trả, có bảo hiểm y tế, hệ thống phân phối và cấp phát thuốc, sự có sẵn
các hướng dẫn chuyên môn, khả năng tư vấn và giáo dục bệnh nhân, mối quan hệ
với bệnh nhân, kiến thức về tuân thủ điều trị.

 Các yếu tố liên quan đến bệnh/tình trạng sức khỏe: Thời gian mắc bệnh,
mức độ nặng của bệnh, bệnh lý mắc kèm (thể chất và tâm thần)
 Các yếu tố liên quan đến liệu pháp điều trị: Thời gian điều trị, tần suất
dùng thuốc, số viên uống trong ngày, số thuốc khác nhau, thời điểm dùng thuốc,


gặp tác dụng phụ của thuốc.
 Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Các yếu tố thể chất như tuổi, giới,
đãng trí, khả năng nuốt viên thuốc, thị lực, thính lực; các yếu tố về tâm lý-xã hội
như kiến thức về thuốc và bệnh, năng lực tự chăm sóc, thái độ đối với việc điều
trị, nhận thức về bệnh, niềm tin tôn giáo, niềm tin vào thuốc, tiếp biến văn hóa,
năng lực sức khỏe, tự tin dùng thuốc, mức độ hài lòng với dịch vụ y tế và cản bộ
y tế.
1.1.1.5. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường
Không tuân thủ dùng thuốc là một thực trạng phổ biến và trở thành một trong
những rào cản của việc tối ưu hóa hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường
[95]. Một phân tích gộp ước tính mức độ tuân thủ dùng hạ đường huyết đường
uống trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ dùng
thuốc (adherence) với MPR <80% là 67,9%, tỷ lệ duy trì thuốc (persistence) là
56,2% và tỷ lệ ngừng thuốc (discontinuation) là 31,8% [53].
Thực trạng về tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường trong một
số nghiên cứu cơng bố trong vịng 5 năm trở lại đây được tóm tắt dưới bảng sau.
Các nghiên cứu sử dụng công cụ đánh giá tuân thủ khác nhau, và tỷ lệ bệnh nhân
tuân thủ được báo cáo giữa các nghiên cứu cũng khác nhau, nhưng đều cho thấy
mức độ tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường là chưa tối ưu.
Bảng 1.1. Tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu

Thiết kế/ cỡ mẫu Phương pháp


Kết quả

Lin 2017; Singapore

Cohort hồi cứu;

65 % tuân thủ

[68]
Aminde 2019;

PDC

N=2463
Cắt ngang; N=195 MCQ

Cameroon [27]
Abdullah 2019;

54,4% không tuân
thủ

Cắt ngang; N=232 MCQ

55,2% tuân thủ

Malaysia [22]
Ayele 2019; Ethiopia Cắt ngang; N=275 MMAS-8
[31]


70,5% tuân thủ


Nonogaki 2019;

Cắt ngang; N=773 MMAS-4

49,3% tuân thủ tốt

Cắt ngang; N=290 MMAS-8

45,5% tuân thủ tốt

Khảo sát online;

64,6% tuân thủ

Campuchia [81]
Waari 2018; Kenya
[99]
Dhippayom 2015;
Australia [43]

MMAS-8

N=543

Kang 2020; Lào [58] Cắt ngang; N=175 MMAS-8

10% tuân thủ tốt


Jaam 2018; Qatar

73% không tuân

Cắt ngang; N=260 ARMS-D

[55]
Huang 2020; Mỹ [7]

thủ
Cắt ngang; N=205 ARMS-D

43,4% tuân thủ tốt
(điểm =28)

Xu 2020; Trung
Quốc [100]

Cắt ngang;

MGL

N=1002

19,9% tuân thủ
kém

PDC = Phần trăm ngày có thuốc (Percetage of days covered); MCQ = Bộ câu hỏi The Medication
Compliance Questionnaire; MMAS-8 = Bộ câu hỏi Morisky 8; MMAS-4 = Bộ cau hỏi Morisky 4; ARMS-D = Bộ

câu hỏi ARMS cho thuốc đái tháo đường; MGL = Bộ câu hỏi Morisky-Green-Levine Medication Adherence Scale.

1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc
1.1.2.1. Tự tin vào khả năng tự chăm sóc và tự tin dùng thuốc
Tự tin vào khả năng tự chăm sóc (self-efficacy) là một trong những yếu tố
quyết định việc tuân thủ các hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân [65]. Một nghiên
cứu gần đây trên bệnh nhân đái tháo đường ở Lào [58] cũng cho thấy tự tin vào
khả năng tự chăm sóc là yếu tố quan trọng nhất giải thích sự thay đổi tuân thủ
dùng thuốc.
DMSES (Diabetes Management Self-Efficacy) [36] là công cụ tin cậy, được
sử dụng phổ biến để đánh giá sự tự tin vào khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân
đái tháo đường. Cơng cụ DMSES ban đầu gồm 20 câu nhằm đánh giá mức độ tự
tin của bệnh nhân khi thực hiện các hành vi tự chăm sóc như chọn thực phẩm phù
hợp, điều chỉnh mức đường huyết. Sau khi bộ công cụ được thẩm định trên bệnh
nhân ở Anh, DMSES được giản lược còn 15 câu [16]. DMSES đã được dịch và
áp dụng trên bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam [2].


Tự tin dùng thuốc (medication self-efficacy) là thuật ngữ để chỉ sự tự tin về
khả năng dùng thuốc của bệnh nhân - một trong các hành vi tự chăm sóc quan
trọng. Tự tin dùng thuốc cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định là yếu tố thúc
đẩy tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường [24], [52]. Tự tin dùng
thuốc cịn đóng vai trị trung gian (mediator) trong mối quan hệ giữa năng lực sức
khỏe (health literacy) và tuân thủ dùng thuốc [6].
Để đánh giá mức độ tự tin dùng thuốc trên bệnh nhân có bệnh lý mạn tính,
thang đo mức độ tự tin dùng thuốc đúng cách SEAMS (The Self-Efficacy for
Appropriate Medication Use Scale) [85] là phương pháp được sử dụng phổ biến.
SEAMS được xây dựng và thẩm định trên bệnh nhân có bệnh mạch vành cho thấy
độ tin cậy cao (Cronbach’s α = 0,89). SEAMS có thể phù hợp để sử dụng cho cả
bệnh nhân có trình độ dân trí thấp.

1.1.2.2. Niềm tin về thuốc
Niềm tin về thuốc của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến mong muốn dùng
thuốc của họ. Các niềm tin khác nhau của bệnh nhân về thuốc nói chung (ví dụ,
niềm tin thuốc là có hại, dùng thuốc là lạm dụng) và về thuốc đang sử dụng nói
riêng (ví dụ niềm tin về sự cần thiết của các thuốc đang dùng, lo lắng về tác dụng
phụ của chúng) có thể làm thay đổi tuân thủ dùng thuốc [5]. Càng tăng niềm tin
vào sự cần thiết của thuốc thì càng tăng tuân thủ, và ngược lại, càng lo lắng về
ảnh hưởng và sự bất tiện của thuốc thì tuân thủ càng kém [50], [51].
Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường cũng tìm thấy mối liên quan
giữa niềm tin về thuốc đang sử dụng và tuân thủ dùng thuốc. Khi bệnh nhân tin
rằng không cần dùng thuốc đái tháo đường khi đường huyết ổn định, lo lắng về
tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường, cảm giác khó dùng thuốc, thì đây là những
yếu tố dự đoán tuân thủ kém [71]. Bệnh nhân đái tháo đường thường có các bệnh
mắc kèm nên cần sử dụng thêm các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp và hạ lipid
máu. Khi niềm tin về sự cần thiết của các thuốc thuốc hạ huyết áp và thuốc hạ
lipid máu tăng lên thì việc tuân thủ các thuốc này cũng có xu hướng tăng lên [25].


BMQ (Beliefs about Medicines Questionnaire) [5] là công cụ phổ biến nhất
dùng để đánh giá niềm tin của bệnh nhân về thuốc. BMQ gồm 18 câu hỏi, chia
thành 2 phần lớn là niềm tin về thuốc nói chung (BMQ-Chung) và niềm tin về
thuốc bệnh nhân đang sử dụng (BMQ-Chuyên biệt). BMQ đã được thích ứng trên
bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp ở Việt Nam [76].
1.1.2.3. Năng lực sức khỏe và năng lực thuốc
Năng lực hiểu và vận dụng thông tin về sức khỏe (health literacy, sau đây
gọi tắt là năng lực sức khỏe) là “là mức độ mà mỗi cá nhân có thể thu nhận, xử lý,
hiểu và sử dụng thông tin cần thiết liên quan đến sức khỏe để đưa ra các quyết
định sáng suốt về sức khỏe” [35]. Năng lực sức khỏe có liên quan đến các yếu tố
ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc như giáo dục, nhận thức, kiến thức về bệnh
và thuốc, hỗ trợ xã hội và tự tin vào khả năng tự chăm sóc, vì vậy năng lực sức

khỏe có thể ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc. Nhiều tác giả cho thấy năng lực
sức khỏe không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên các hành vi tự chăm sóc trên bệnh
nhân đái tháo đường, bao gồm tn thủ dùng thuốc, mà cịn có tác động gián tiếp
lên các hành vi này thông qua điều hòa (moderator) các yếu tố khác như tự tin vào
khả năng tự chăm sóc, lo lắng về thuốc và nhận thức về mối đe dọa của bệnh [66],
[93].
HLS-SF12 là công cụ đánh giá năng lực sức khỏe ngắn gồm 12 câu, được
xây dựng dựa vào công cụ 47 câu của châu Âu (European Health Literacy
Questionnaire, HLS-EU-Q47). HLS-SF12 đã được thẩm định trên ở 6 nước châu
Á bao gồm Indonesia, Kazakhstan, Malaysia, Myanmar, Đài Loan và Việt Nam
[45].
Năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc (medication literacy, sau đây
gọi tắt là năng lực thuốc) - một khía cạnh của năng lực sức khỏe, là “mức độ mà
mỗi cá nhân có thể thu nhận, hiểu, truyền đạt, tính tốn và xử lý các thông tin cụ
thể về thuốc của họ để đưa ra các quyết định sáng suốt về thuốc và sức khỏe nhằm
sử dụng thuốc hiệu quả và an tồn, bất kể phương thức truyền tải thơng tin là gì
(ví dụ: bằng văn bản, bằng miệng và hình ảnh)” [12]. Ảnh hưởng của năng lực
thuốc lên tuân thủ dùng thuốc hiện được ít các nghiên cứu đề cập [92], [102]. Tuy


nhiên, các nghiên cứu này đều tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
năng lực thuốc và tuân thủ dùng thuốc. Bệnh nhân có bệnh lý mạch vành hoặc
tăng huyết áp có năng lực thuốc tốt thường có điểm tuân thủ dùng thuốc tối ưu
[92], [102]. Mối quan hệ giữa năng lực thuốc và tuân thủ dùng thuốc cần được
chứng minh trên các đối tượng bệnh nhân khác.
Một số công cụ đánh giá năng lực thuốc đã được xây dựng [87], [101], [103].
Công cụ MedLixRx SE của Sauceda và cộng sự [87] có thể dùng cho nhiều đối
tượng bệnh nhân và được sử dụng khá phổ biến. MLM (Medication Literacy
Measure) là một công cụ khác được xây dựng gần đây bao gồm 17 câu hỏi thuộc
4 vấn đề về từ vựng liên quan đến thuốc, nhãn thuốc OTC, quảng cáo thực phẩm

bổ sung và đơn kê [67], [101].
1.1.2.4. Kiến thức về bệnh
Kiến thức về bệnh đái tháo đường được coi là một trong những yếu tố quyết
định việc tuân thủ các hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường. Kiến
thức về bệnh cịn có mối liên quan chặt chẽ đến mức độ kiểm soát đường huyết.
Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy kiến thức về bệnh có
mối tương quan thuận với tuân thủ dùng thuốc và chất lượng cuộc sống [26], [54].
Có nhiều cơng cụ đã được sử dụng để đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo
đường, trong đó công cụ của Michigan (Diabetes Knowledge Test – DKT2) là
công cụ tin cậy và được dùng phổ biến. DKT2 [3] gồm 23 câu hỏi nhiều lựa chọn,
trong đó có 14 câu về kiến thức chung và 9 câu về kiến thức sử dụng insulin.
DKT2 đã được dịch ra tiếng Việt và áp dụng trên bệnh nhân đái tháo đường ở Việt
Nam [2]
1.1.2.5. Nhận thức về bệnh
Nhận thức của một người về bệnh của mình có thể bao gồm các phương diện
như nhận thức về ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống, thời gian kéo dài bệnh, khả
năng tự kiểm soát bệnh [37]. Một tổng quan hệ thống cho thấy nhiều nghiên cứu
đã ghi nhận mối liên quan giữa nhận thức về bệnh và tuân thủ dùng thuốc, trong
đó các nhận thức có thể làm tăng tuân thủ dùng thuốc là nhận thức về khả năng
kiểm soát bệnh và tự kiểm sốt bệnh, các nhận thức có thể làm giảm tn thủ dùng


thuốc là nhận thức về triệu chứng bệnh, nguyên nhân của bệnh, hậu quả của bệnh
[91]. Trên bệnh nhân đái tháo đường, nhận thức về bệnh đóng vai trị quyết định
tuân thủ dùng thuốc [30]. Các phương diện nhận thức về bệnh đái tháo đường, có
liên quan đến tuân thủ dùng thuốc bao gồm thời gian kéo dài bệnh, tự kiểm soát
bệnh, liệu pháp điều trị kiểm soát bệnh, mức độ hiểu biết về bệnh, và ảnh hưởng
của bệnh đến cảm xúc là những yếu tố dự đoán tuân thủ dùng thuốc [62].
B-IPQ (Brief-Illness Perceptions Questionnaire) [37] là công cụ tin cậy và
được dùng phổ biến để đánh giá nhận thức của bệnh nhân về bệnh của họ. B-IPQ

gồm 8 câu hỏi và đã được thích ứng trên bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp ở
Việt Nam [76].
1.1.2.6. Một số rối loạn tâm lý (lo âu, trầm cảm)
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm cao gấp 2 lần so
với người không bị bệnh. Nhiều yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân
đái tháo đường như việc kiểm soát đường huyết, kết quả điều trị dài hạn, sự quan
tâm của gia đinh, cảm giác không được các y bác sĩ quan tâm. Những bệnh nhân
bị trầm cảm thường kém tuân thủ dùng thuốc và các hành vi khác như chế độ ăn,
tập thể dục, và có xu hướng kiểm sốt đường huyết kém [47]. Mức độ triệu chứng
trầm cảm càng nặng thì càng có liên quan đến khơng tn thủ dùng thuốc [49].
Bên cạnh đó, trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường còn liên quan đến tăng nguy
cơ biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống, nguy cơ tàn tật và tử vong sớm [47].
GAD-7 (Generalized Axiety Disorder) là công cụ tự báo cáo ngắn gọn để
sàng lọc và đánh giá mức độ nặng của các trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu. GAD-7 gồm 7 câu về tần suất xuất hiện những dấu
hiệu liên quan đến lo âu [94]. PHQ-8 (Patient Health Questionnaire [64] là cơng
cụ để chẩn đốn sơ bộ trầm cảm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. PHQ-8 gồm 8
câu về tần suất xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến trầm cảm. Các công cụ
này đã được dịch và áp dụng trên người Việt Nam [44].


1.1.2.7. Ảnh hưởng của bối cảnh COVID-19
Đại dịch COVID-19 có thể tác động trực tiếp lên tuân thủ dùng thuốc và/hoặc
gián tiếp thông qua tác động lên các yếu tố khác liên quan đến tuân thủ như khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc và tâm lý bệnh nhân.
 Ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thử thách chưa từng có đối với các hệ
thống y tế trên tồn thế giới. Các bệnh viện nhanh chóng phải tái cấu trúc lại các
dịch vụ để có thể đối phó với số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng lên. Điều này
khiến cho nhiều hệ thống y tế phải trì hoãn hoặc thu hẹp phạm vi các hoạt động

quản lý các bệnh không lây nhiễm như khám ngoại trú định kỳ, mổ phiên nhằm
giảm số bệnh nhân đến bệnh viện vì lí do khơng q cấp bách, từ đó giảm gánh
nặng y tế cho các bệnh viện và giảm nguy cơ lây nhiễm. Ở nhiều quốc gia cịn
xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế do nhiều người trong số họ đã bị nhiễm
COVID-19 [10]. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ngần ngại sử dụng các dịch vụ y tế
do lo ngại sự lây lan bệnh trong các cơ sở y tế, và cũng có thể do hiểu sai các
hướng dẫn của chính phủ rằng các dịch vụ y tế không được mở cho các đối tượng
không nhiễm COVID-19. Xu hướng này dẫn đến sự giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân
đến khám chữa bệnh ở bệnh viện [15].
Trong giai đoạn đại dịch chưa từng có này, việc cung ứng thuốc tồn cầu có
thể bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả của việc thiếu thuốc có thể sẽ thảm khốc và
kéo dài, chủ yếu do sự gián đoạn kinh tế tồn cầu với tốc độ và qui mơ chưa từng
có [32]. Theo một báo cáo ở Mỹ [89], tình trạng thiếu thuốc trong năm 2020 tăng
so với năm 2019 và tiếp tục tăng trước những làn sóng mới của đại dịch COVID19. Việc thiếu hụt thuốc càng tác động mạnh hơn đến việc điều trị các bệnh lý
không lây nhiễm, từ đó ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tử vong.
 Ảnh hưởng lên tâm lý bệnh nhân
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của tất cả
mọi người trên toàn thế giới. Nỗi lo lắng thường trực về sự vơ tình lây nhiễm
virus, sự căng thẳng vì bị nhốt trong nhà và khơng thể gặp người thân và họ hàng
đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của mọi người. Ngoài ra, những tin


tức đột ngột vầ gần như liên tục về các đợt bùng phát có thể khiến bất cứ ai cảm
thấy lo lắng [33]. Các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội sẽ dẫn đến giảm tiếp
xúc xã hội, làm tăng nguy cơ dẫn đến những rối loạn về sức khỏe tâm thần, như
sợ hãi, lo âu, trầm cảm [10].
Bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng có các rối loạn tâm lý như trầm cảm
(depression) và lo âu (anxiety), và những rối loạn này sẽ trở nên trầm trọng hơn
trong giai đoạn dịch bệnh. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến việc
kiểm soát đường huyết trong giai đoạn dịch bệnh [33]. Các biện pháp phong tỏa

làm tăng căng thẳng và lo âu, tăng cân và giảm luyện tập trên bệnh nhân đái tháo
đường [14]. Việc tăng căng thẳng có thể dẫn đến khó kiểm sốt đường huyết [70].
Nâng cao năng lực sức khỏe có thể là một cách để bảo vệ tâm lý, từ đó có
thể giúp cải thiện các hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân trong đại dịch [44], [74].
 Ảnh hưởng lên tuân thủ dùng thuốc
Tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có thể giảm trong
thời gian đại dịch COVID-19. Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ lĩnh thuốc hạ lipid
máu và các liệu pháp sinh học tăng lên trong thời gian phong tỏa toàn lãnh thổ ở
Italia [42]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy tn thủ dùng thuốc trên
bệnh nhân mạn tính khơng giảm hoặc được cải thiện. Nghiên cứu của Samargandy
và cs [86] ghi nhận thấy ở hầu hết bệnh nhân có bệnh lý tim mạch được nghiên
cứu, tuân thủ dùng thuốc không thay đổi hoặc tăng lên trong giai đoạn đại dịch.
Kaye và cộng sự [59] rà soát dữ liệu điện tử về việc sử dụng các thuốc hít của
bệnh nhân hen và COPD đã phát hiện sự tăng tuân thủ dùng các thuốc này trong
giai đoạn COVID-19. Trên bệnh nhân đái tháo đường típ 1 ở Ả rập Saudi [70],
việc phong tỏa hầu như không ảnh hưởng đến tuân thủ dùng insulin.
1.1.3. Các nghiên cứu trên bệnh nhân Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về tuân thủ dùng thuốc trong các bệnh lý lây
nhiễm như lao, HIV đã được cơng bố [57], [75], [97]. Trong khi đó, tn thủ dùng
thuốc trong các bệnh lý không lây nhiễm được đề cập rải rác trong một số công
bố quốc tế trên bệnh nhân tăng huyết áp [78], nhồi máu cơ tim [69], bệnh mạch
vành [77] và COPD [73], [79], rất ít nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường.


Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân có
bệnh mạn tính chưa tốt. Nguyen và cs [78] nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết
áp ở 4 huyện miền núi phía Bắc, sử dụng phương pháp đếm thuốc (pill count) với
ngưỡng tuân thủ ≥ 80%, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc là là 49,8%,
trong đó tuổi là yếu tố liên quan đến tuân thủ.
Luu và cộng sự [69] khảo sát tuân thủ dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu trên

bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành ở Viện Tim mạch Việt Nam
bằng bộ câu hỏi tự xây, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc ở
tháng thứ nhất cao, nhưng sau đó giảm dần theo thời gian. Những yếu tố liên quan
đến tuân thủ tốt trên đối tượng bệnh nhân này bao gồm thu nhập hàng tháng,
khoảng cách từ nhà đến bệnh viện, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám
đúng lịch hẹn. Nguyen và cộng sự [77] sử dụng bộ câu hỏi MMAS-8 để phỏng
vấn bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp trong một thử nghiệm RCT, kết quả là
77% bệnh nhân ở nhóm chứng tuân thủ tốt.
Trên bệnh nhân COPD, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt dùng các thuốc điều trị
COPD – đánh giá bằng MMAS-8 là 37,7% [79]. Ngo và cộng sự [73] phát hiện
50% bệnh nhân COPD tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai tuân thủ kém
việc sử dụng dụng cụ hít.
Thực trạng tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được
mơ tả trong một số ít cơng bố trong nước, cho thấy tuân thủ dùng thuốc trên đối
tượng bệnh nhân này cần phải được cải thiện. Nghiên cứu của Đỗ Hồng Thanh và
cs [20] đăng trên tạp chí Y học dự phịng 2017 tiến hành trên 822 bệnh nhân tại
bệnh viện Thanh Nhàn phát hiện tỷ lệ bệnh nhân quên thuốc là 12,9% (trong đó
55,7% trường hợp quên thuốc viên uống và 44,3% quên thuốc tiêm). Nghiên cứu
của Lê Thị Hương Giang và Hà Văn Như [8] đăng trên tạp chí Y học thực hành
năm 2013 trên 210 người bệnh Đái tháo đường típ 2 ngoại trú tại bệnh viện 198
phát hiện 21,9% không tuân thủ dùng thuốc. Yếu tố liên quan đến không tuân thủ
thuốc là không tự theo dõi đường huyết tại nhà và ở xa bệnh viện. Báo cáo của
Nguyễn Hồng Phát và cs [21] trong Hội nghị dược bệnh viện Hà Nội 2018 trên
282 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế


cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ kém là 31,9%. Các yếu tố liên quan đến tuân
thủ là trình độ học vấn, chế độ dùng thuốc, mức độ được nhắc nhở tuân thủ từ cán
bộ y tế, mức độ hài lòng về chất lượng y tế tại bệnh viện.
Như vậy, các nghiên cứu trong nước về tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân

mắc bệnh mạn tính nói chung và đái tháo đường nói riêng cho thấy tỷ lệ đáng kể
bệnh nhân chưa tuân thủ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan
đến tuân thủ, như các yếu tố về kinh tế-xã hội (thu nhập, trình độ học vấn), hệ
thống y tế (khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, mức độ hướng dẫn của nhân viên
y tế, mức độ hài lòng về dịch vụ y tế) và thuốc (chế độ dùng thuốc). Các yếu tố
tâm lý-xã hội của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc chưa được
các nghiên cứu phát hiện.
1.2. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu
Các bệnh không lây nhiễm, bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư
và COPD đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình, như Việt Nam. Đây là những quốc gia dễ chịu tổn thương trước tác
động của các bệnh lý này lên phát triển kinh tế xã hội, phát triển nhân lực và sức
khỏe cộng đồng [17], [40]. Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm ở nước ta
ước tính chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân [9].
Tháng 3 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia
phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn 2015-2025” trên quan
điểm rằng các bệnh lý này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng
và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước do số người mắc bệnh nhiều, gây tàn
tật và tử vong cao. Phòng chống các bệnh không lây nhiễm là trách nhiệm của các
cấp, các ngành và của mỗi người dân, trong đó ngành Y tế là nịng cốt. Một trong
6 nhóm giải pháp được đưa ra là nâng cao năng lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực phòng chống bệnh [13]. Đái tháo đường là một trong những
bệnh lý ưu tiên trong chiến lược này. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nước ta là 4,9%;
tử vong do đái tháo đường chiếm 3% tổng số trường hợp tử vong do mọi nguyên
nhân [18].


Giống như các bệnh mạn tính khác, việc điều trị đái tháo đường đòi hỏi bệnh
nhân phải tự đưa ra các quyết định và thực hiện các hành vi tự chăm sóc hàng
ngày. Tuân thủ dùng thuốc là một trong 7 hành vi tự chăm sóc thiết yếu của bệnh

nhân đái tháo đường để tự quản lý bệnh hiệu quả và thành công [84]. Tuy nhiên,
các nghiên cứu trên thế giới và một số ít nghiên cứu trong nước đều cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ dùng thuốc là đáng kể và là vấn đề
cấp bách cần được cải thiện.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ kém là bước đầu tiên để thiết
lập các can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ dùng thuốc. Rất nhiều yếu tố liên quan
đến tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân có bệnh lý mạn tính đã được xác định,
tuy nhiên, quan trọng hơn là cần phát hiện ra các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
được. Một số yếu tố thay đổi được liên quan đến bệnh nhân và có ý nghĩa hơn cả
trong dự đoán tuân thủ dùng thuốc như tự tin vào năng lực bản thân, nhận thức về
những rào cản và sự nhạy cảm của bệnh, niềm tin vào sự cần thiết của thuốc và lo
lắng về thuốc [48]. Trên bệnh nhân đái tháo đường, tự tin dùng thuốc là một trong
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc [58]. Bên cạnh
đó, niềm tin về sự cần thiết của thuốc có liên quan thuận cịn lo lắng về thuốc có
liên quan nghịch đến tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường [23],
[71]. Trong khi niềm tin về thuốc và tự tin dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng trực
tiếp thì năng lực sức khỏe có thể ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp lên tuân thủ
dùng thuốc [6], [11]. Năng lực thuốc cũng là một yếu tố liên quan đến tuân thủ
dùng thuốc [92], [102], song bằng chứng cho mối quan hệ này còn hạn chế và
chưa được xác minh trên bệnh nhân đái tháo đường. Những rối loạn tâm lý ở bệnh
nhân đái tháo đường như lo âu, trầm cảm cũng có khả năng ảnh hưởng đến hành
vi dùng thuốc của bệnh nhân, và mức độ ảnh hưởng có thể tăng lên trong giai đoạn
dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Một số nghiên cứu về tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân có bệnh mạn tính
như đái tháo đường ở Việt Nam, tuy cịn hạn chế, nhưng đã chỉ ra tuân thủ dùng
thuốc là yếu tố cần cải thiện trên đối tượng bệnh nhân này. Một số yếu tố liên
quan đến tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường đã được ghi nhận


như trình độ học vấn, chế độ dùng thuốc, mức độ nhắc nhở của cán bộ y tế về tuân

thủ, mức độ hài lòng về chất lượng y tế, việc tự theo dõi đường huyết tại nhà,
khoảng cách từ nhà đến bệnh viện. Trong các yếu tố này, một số có thể cải thiện
được thơng qua tư vấn và giáo dục bệnh nhân, tuy nhiên, để tăng cường tác động
lên tuân thủ dùng thuốc, cần lưu ý thêm đến vai trò của các yếu tố tâm lý-xã hội
thay đổi được trên bệnh nhân. Các yếu tố tâm lý-xã hội thay đổi được liên quan
đến bệnh nhân đã được khẳng định là có ý nghĩa hơn cả trong dự đốn tn thủ,
như tự tin dùng thuốc, niềm tin về thuốc, nhận thức về bệnh. Xác định những yếu
tố thay đổi được thuộc về bệnh nhân sẽ giúp cải tiến những biện pháp tư vấn và
giáo dục nhằm cải thiện chất lượng sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.
Các công cụ tự báo cáo nhằm đánh giá tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố tâm
lý-xã hội của bệnh nhân đã được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu và trong thực
hành lâm sàng ở nhiều nước trên thế giới. Đề tài được tiến hành cũng nhằm mục
đích áp dụng thử các bộ công cụ này trên bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam,
từ đó xác định được mức độ tin cậy và khả thi khi sử dụng những công cụ này
trên bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài có 4 nội dung được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Mục
tiêu của từng nội dung là:
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của năng lực thuốc và tự tin dùng thuốc
lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2
- Khảo sát thực trạng tuân thủ dùng thuốc, năng lực thuốc, tự tin dùng thuốc
trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
- Xác định ảnh hưởng của năng lực thuốc và tự tin dùng thuốc lên tuân thủ
dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của những rối loạn tâm lý (lo âu, trầm
cảm) và năng lực sức khỏe lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2
- Khảo sát sàng lọc rối loạn tâm lý (lo âu, trầm cảm) và năng lực sức khỏe
trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2



- Xác định ảnh hưởng của những rối loạn tâm lý (lo âu, trầm cảm) qua sàng
lọc và năng lực sức khỏe lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường
típ 2.
Nội dung 3 : Khảo sát ảnh hưởng của kiến thức về đái tháo đường và tự
tin vào khả năng tự chăm sóc lên tuân thủ dùng trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2
- Khảo sát thực trạng tuân thủ dùng thuốc, kiến thức về bệnh đái tháo đường
và tự tin vào khả năng tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
- Xác định ảnh hưởng của kiến thức về bệnh đái tháo đường và tự tin vào
khả năng tự chăm sóc lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân.
Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của nhận thức về bệnh, niềm tin về
thuốc lên tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp trên bệnh nhân
đái tháo đường típ 2 mắc kèm tăng huyết áp
- Khảo sát nhận thức về bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, niềm tin về
thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp, và tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và
hạ tăng huyết áp trên bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 mắc kèm tăng huyết áp.
- Xác định ảnh hưởng của nhận thức về bệnh và niềm tin về thuốc lên tuân
thủ dùng thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp trên bệnh nhân mắc đái tháo đường
típ 2 mắc kèm tăng huyết áp
Trường hợp không thể tiếp cận bệnh nhân để phỏng vấn trực tiếp, nhóm
nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn bệnh nhân qua điện thoại nội dung Khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng lên tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, với mục tiêu:
- Khảo sát tuân thủ dùng thuốc và các hành vi tự chăm sóc khác của bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 trong giai đoạn COVID-19 bao gồm: tuân thủ chế độ
ăn lành mạnh, tập thể dục, tự theo dõi đường huyết.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng lên tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết
trong giai đoạnh dịch bệnh COVID-19.



3. Nội dung nghiên cứu
4 nội dung đầu tiên dự kiến được thực hiện qua phương pháp phỏng vấn bệnh
nhân trực tiếp. Trường hợp không tiếp cận được bệnh nhân do bối cảnh COVID19, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện phỏng vấn qua điện thoại.
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của năng lực thuốc và tự tin dùng thuốc lên tuân thủ
dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
- Mô tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
bệnh lý, đặc điểm liên quan đến COVID-19, đặc điểm cận lâm sàng, đặc điểm về
thuốc đang sử dụng theo đơn.
- Xác định độ tin cậy nội tại (hệ số Cronbach’s α và hệ số tương quan biếntổng của từng câu hỏi) của các bộ công cụ đánh giá tuân thủ dùng thuốc MARS5, tự tin dùng thuốc SEAMS và năng lực thuốc MLM.
- Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc, tự tin dùng thuốc và năng lực thuốc
- Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc và mức độ ảnh hưởng
của tự tin dùng thuốc và năng lực thuốc đến tuân thủ dùng thuốc.
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của những rối loạn tâm lý (lo âu, trầm cảm) và năng
lực sức khỏe lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
- Mơ tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
bệnh lý, đặc điểm liên quan đến COVID-19, đặc điểm cận lâm sàng, đặc điểm về
thuốc đang sử dụng theo đơn.
- Xác định độ tin cậy nội tại (hệ số Cronbach’s α và hệ số tương quan biếntổng của từng câu hỏi) của các bộ công cụ đánh giá mức độ lo âu GAD-7, trầm
cảm PHQ-8 và năng lực sức khỏe HLS-SF12.
- Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc, mức độ rối loạn tâm lý (lo âu, trầm
cảm) qua sàng lọc và năng lực sức khỏe.
- Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc và mức độ ảnh hưởng
của lo âu, trầm cảm và năng lực sức khỏe đến tuân thủ dùng thuốc.
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của kiến thức về bệnh đái tháo đường và tự tin vào
khả năng tự chăm sóc lên tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường


típ 2.
- Mơ tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm

bệnh lý, đặc điểm liên quan đến COVID-19, đặc điểm cận lâm sàng, đặc điểm về
thuốc đang sử dụng theo đơn.
- Xác định độ tin cậy nội tại (hệ số Cronbach’s α và hệ số tương quan biếntổng của từng câu hỏi) của các bộ công cụ đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo
đường DKT2 và tự tin vào khả năng tự chăm sóc DMSES.
- Mơ tả thực trạng tn thủ dùng thuốc, kiến thức về bệnh đái tháo đường và
tự tin vào khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân.
- Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và
mức độ ảnh hưởng của kiến thức về bệnh đái tháo đường và tự tin vào khả năng
tự chăm sóc đến tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết.
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhận thức về bệnh, niềm tin về thuốc lên tuân thủ
dùng thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường típ
2 kèm tăng huyết áp.
- Mơ tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
bệnh lý, đặc điểm liên quan đến COVID-19, đặc điểm cận lâm sàng, đặc điểm về
thuốc đang sử dụng theo đơn.
- Xác định độ tin cậy nội tại (hệ số Cronbach’s α và hệ số tương quan biếntổng của từng câu hỏi) của các bộ công cụ đánh giá niềm tin về thuốc BMQ và
nhận thức về bệnh B-IPQ.
- Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp, niềm
tin về thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp, nhận thức về bệnh đái tháo đường và
tăng huyết áp.
- Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và
hạ huyết áp, mức độ ảnh hưởng của niềm tin về thuốc và nhận thức về bệnh đến
tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp.
3.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết
trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 (qua điện thoại)
- Mô tả đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm


bệnh lý, đặc điểm liên quan đến COVID-19, đặc điểm cận lâm sàng, đặc điểm về
thuốc đang sử dụng theo đơn.

- Mô tả thực trạng tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết và các hành vi tự
chăm sóc khác: tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, tự theo dõi đường huyết
tại nhà trong giai đoạn COVID-19
- Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được chẩn đốn đái tháo đường típ 2
ngoại trú thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ như sau:
 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối với Nội dung 1, 2, 3 và nội dung thực hiện qua điện thoại, tiêu chuẩn
lựa chọn là bệnh nhân được chẩn đốn đái tháo đường típ 2, tuổi từ 18 trở lên và
đang sử dụng ít nhất 1 thuốc hạ đường huyết theo đơn.
- Đối với Nội dung 4, tiêu chuẩn lựa chọn là bệnh nhân được chẩn đoán đái
tháo đường típ 2 và tăng huyết áp, tuổi từ 18 trở lên và đang sử dụng ít nhất 1
thuốc hạ đường huyết và 1 thuốc hạ huyết áp theo đơn.
 Tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn loại trừ cho cả 4 nội dung là những bệnh nhân:
- Phụ nữ có thai và cho con bú;
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu;
- Có vấn đề sức khỏe tâm thần, khơng thể giao tiếp được.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tại thời điểm tái khám, mỗi bệnh nhân được
tuyển chọn vào nghiên cứu sẽ được phỏng vấn qua bộ câu hỏi cấu trúc. Trường
hợp không thể tiếp cận bệnh nhân để phỏng vấn trực tiếp do bối cảnh của dịch
COVID-19, nghiên cứu viên sẽ gọi điện để phỏng vấn bệnh nhân.
Ngoài ra, nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin về cận lâm sàng và đơn thuốc
của bệnh nhân dựa vào bệnh án điện tử, bệnh án giấy hoặc sổ y bạ của bệnh nhân.



4.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: 12 tháng.
- Địa điểm: một số bệnh viện có quản lý bệnh nhân đái tháo đường típ 2
ngoại trú và chấp thuận tiến hành nghiên cứu, dự kiến bao gồm:
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn;
Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An;
Bệnh viện Đa khoa Ba Vì;
Trung tâm y tế Quế Võ;
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh;
Bệnh viện ĐK Tư nhân Hùng Vương;
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình;
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh;
Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng.
Mỗi nội dung nghiên cứu được thực hiện tại ít nhất 1 bệnh viện. Mỗi bệnh
viện có thể triển khai một hoặc nhiều nội dung nghiên cứu.
Các bệnh viện dự kiến triển khai sẽ được xin xác nhận phối hợp thực hiện đề
tài. Vì tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể làm q trình thu thập số liệu tại các
bệnh viện bị gián đoạn hoặc khơng thực hiện được, do đó, kết quả của đề tài sẽ
được báo cáo dựa vào số liệu thực tế thu thập được.
4.2.3. Phương pháp lấy mẫu
 Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu thuận tiện
 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước tính theo số lượng biến độc lập dự kiến được
sử dụng để xác định mối liên quan đến kết cục chính (tuân thủ dùng thuốc). Mỗi
biến độc lập nên tương ứng ít nhất 10 đối tượng nghiên cứu, do đó, cỡ mẫu ước
tính cho mỗi nội dung nghiên cứu như sau:
- Nội dung 1: Số biến độc lập dự kiến là 25. Cỡ mẫu dự kiến là 250
- Nội dung 2: Số biến độc lập dự kiến là 25. Cỡ mẫu dự kiến là 250
- Nội dung 3: Số biến độc lập dự kiến là 25. Cỡ mẫu dự kiến là 250
- Nội dung 4: Số biến độc lập dự kiến là 25. Cỡ mẫu dự kiến là 250
- Trường hợp phỏng vấn qua điện thoại: Số biến độc lập dự kiến là 25. Cỡ



mẫu dự kiến là 250.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể làm quá trình thu thập số liệu tại các
bệnh viện bị gián đoạn hoặc không thực hiện được, do đó, kết quả của từng nội
dung sẽ được báo cáo dựa vào số lượng bệnh nhân thực tế thu thập đủ thông tin.
 Lựa chọn bệnh nhân:
Trường hợp phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp: dựa vào thông tin của bệnh nhân
trên bệnh án, sổ y bạ hoặc đơn thuốc (khi bệnh đến khám hoặc lĩnh thuốc), bệnh
nhân sẽ được sàng lọc theo tiêu chuẩn lựa chọn. Những bệnh nhân thỏa mãn tiêu
chuẩn lựa chọn sẽ được mời tham gia nghiên cứu.
Trường hợp phỏng vấn bệnh nhân qua điện thoại: bệnh nhân được sàng lọc
theo tiêu chuẩn lựa chọn dựa vào thông tin bệnh nhân được lưu trên hệ thống quản
lý của bệnh viện. Số điện thoại của những bệnh nhân được lựa chọn được trích
xuất từ hệ thống quản lý này. Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được
gọi điện mời tham gia nghiên cứu.
4.3. Qui trình nghiên cứu:
4.3.1. Chuẩn bị các công cụ đánh giá
Các công cụ sử dụng bao gồm: công cụ đánh giá tuân thủ MARS-5, tự tin
dùng thuốc SEAMS, năng lực thuốc MLM, lo âu GAD-7, trầm cảm PHQ-8, năng
lực sức khỏe HLS-FS12, kiến thức về đái tháo đường DKT2, tự tin vào khả năng
tự chăm sóc DMSES, niềm tin về thuốc BMQ, nhận thức về bệnh B-IPQ. Nhóm
nghiên cứu phải xin phép tác giả gốc của các bộ công cụ này trước khi sử dụng
trong nghiên cứu.
Các bộ cơng cụ đã có sẵn bản tiếng Việt là: GAD-7, PHQ-8, HLS-FS12,
DKT2, DMSES, BMQ và B-IPQ. Các bộ MARS-5, SEAMS và MLM được dịch
từ bản tiếng Anh sang tiếng Việt theo qui trình sau: dịch xuôi Anh-Việt, dịch
ngược Việt-Anh, xin ý kiến chuyên gia và tác giả về bản dịch, thử trên 5 bệnh
nhân về mức độ dễ hiểu rồi chỉnh sửa và hoàn thiện bản dịch.
4.3.2. Xây dựng phiếu thu thập thông tin cho từng nội dung nghiên cứu

4.3.2.1. Phiếu thu thập thông tin cho nội dung 1 (Phụ lục 1)
Phiếu được tích hợp các câu hỏi về:


 Thông tin về nhân khẩu học
- Tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo
- Cân nặng, chiều cao.
- Nơi ở (thành thị, nơng thơn, miền núi)
- Tình trạng hơn nhân (độc thân, kết hôn, li dị, li thân, vợ/chồng đã mất)
- Học vấn (dưới phổ thông, phổ thông, đại học/cao đẳng/trung cấp)
- Tình trạng việc làm (đi làm, tự sản xuất kinh doanh, nghỉ hưu, khơng có
việc làm)
- Thu nhập hàng tháng, tình trạng thu nhập so với trước thời kì COVID (tăng,
giảm, giữ ngun)
- Bảo hiểm y tế (khơng có, bảo hiểm chi trả tồn bộ chi phí khám chữa bệnh,
bảo hiểm chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh)
 Đặc điểm bệnh lý và dùng thuốc
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường
- Các bệnh lý mắc kèm
- Các biến chứng bệnh đái tháo đường
- Được kê đơn insulin
- Tự dùng thêm các thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị ngoài đơn
 Đặc điểm liên quan đến COVID-19
- 1 câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của tình trạng COVID-19 đến cảm xúc
(căng thẳng, sợ hãi, lo âu, trầm cảm). Mức độ ảnh hưởng được tính trên thang từ
0 đến 10; 0 là không ảnh hưởng chút nào; 10 là cực kỳ ảnh hưởng.
- 1 câu hỏi về ảnh hưởng của COVID đến việc tái khám và lĩnh thuốc.
 Công cụ đánh giá tuân thủ dùng thuốc
- Dùng công cụ MARS-5 (Medication Adherence Report Scale) [39] để
đánh giá tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết mà bệnh nhân đang sử dụng. MARS5 gồm 5 câu về tần suất quên thuốc, thay đổi liều thuốc, bỏ lỡ 1 liều, ngừng thuốc

một thời gian, dùng thuốc ít hơn so với đơn kê, được đánh giá theo thang Likert5 (không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn ln).
- 2 câu hỏi về tình trạng hết thuốc: “Trong vịng 3 tháng trước, Ơng/Bà có


khi nào bị hết thuốc hạ đường huyết trước ngày tái khám khơng?”. Nếu bệnh nhân
trả lời có, sẽ hỏi tiếp “Ơng/Bà có tự mua thêm thuốc hạ đường huyết còn thiếu để
dùng hay là bỏ dùng thuốc vài ngày và đợi đến lịch khám tiếp theo để lĩnh/mua
thuốc?” [1].
 Công cụ đánh giá tự tin dùng thuốc
Dùng công cụ SEAMS [85] bao gồm 13 câu hỏi về mức độ tự tin dùng thuốc
đúng cách trong các hoàn cảnh khác nhau. Các phương án trả lời là “1-Không tự
tin”, “2-Hơi tự tin” và “3-Rất tự tin”. Tổng điểm dao động từ 13 đến 39 điểm,
điểm càng cao cho thấy bệnh nhân càng tự tin dùng thuốc đúng cách [85].
 Công cụ đánh giá năng lực thuốc
Sử dụng công cụ MLM (Medication Literacy Measure) [101], gồm 4 phần
với tổng số 17 câu hỏi. Phần 1 gồm 5 câu hỏi Đúng/Sai về từ vựng liên quan đến
thuốc. Các phần 2 – 4 là các câu hỏi nhiều lựa chọn về nhãn thuốc không kê đơn
(5 câu hỏi), quảng cáo thương mại về thực phẩm bổ sung (3 câu hỏi) và sử dụng
thuốc theo đơn (4 câu hỏi). Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, sai hoặc khơng
biết tính 0 điểm. Tổng điểm dao động từ 0 đến 17. Năng lực thuốc được phân loại
theo 2 mức độ: năng lực cao ( ≥13) điểm) và năng lực thấp (<13 điểm).
4.3.2.2. Phiếu thu thập thông tin cho nội dung 2 (Phụ lục 2)
Giữ nguyên các câu hỏi về nhân khẩu học, đặc điểm bệnh lý và dùng thuốc,
đặc điểm liên quan đến COVID, công cụ đánh giá tuân thủ dùng thuốc như nội
dung 1. Các cơng cụ sau được tích hợp thêm vào phiếu:
 Công cụ đánh giá mức độ lo âu
Sử dụng công cụ GAD-7, gồm 7 câu về tần suất xuất hiện những dấu hiệu
liên quan đến lo âu, mỗi câu có 4 phương án trả lời bao gồm 0-Khơng có ngày
nào; 1-Vài ngày; 2-Hơn phân nửa số ngày; 3-Hầu như mỗi ngày. Tổng điểm dao
động 0-21. Mức độ lo âu được phân loại theo tổng điểm như sau: nhẹ nhất: 0-4

điểm; nhẹ: 5-9 điểm; trung bình: 10-14 điểm; nặng: 15-21 điểm [94].
 Công cụ đánh giá mức độ trầm cảm
Sử dụng công cụ PHQ-8 (Patient Health Questionnaire) [64] gồm 8 câu về
tần suất xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến trầm cảm. Mỗi câu có 4 phương


án trả lời, bao gồm 0-Khơng có ngày nào; 1-Vài ngày; 2-Hơn một nửa số ngày;
3-Hầu như mỗi ngày. Tổng điểm từ 10 trở lên gợi ý bệnh nhân bị trầm cảm.
 Công cụ đánh giá năng lực sức khỏe
Sử dụng công cụ HLS-SF12 gồm 12 câu [45]. Mỗi câu có 4 lựa chọn dựa
theo thang Likert-4 (từ 1=rất khó đến 4=rất dễ). Chỉ số HL được tính theo cơng
thức: Chỉ số HL = (M-1)*50/3 trong đó M là điểm trung bình của thang HLSSF12. Chỉ số HL dao động từ 0 đến 50; chỉ số càng cao thì năng lực sức khỏe càng
tốt.
4.3.2.3. Phiếu thu thập thông tin cho nội dung 3 (Phụ lục 3)
Giữ nguyên các câu hỏi về nhân khẩu học, đặc điểm bệnh lý và dùng thuốc,
đặc điểm liên quan đến COVID, công cụ đánh giá tuân thủ dùng thuốc như nội
dung 1. Các công cụ sau được tích hợp thêm vào phiếu:
 Cơng cụ đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường
Sử dụng 14 câu hỏi kiến thức chung về bệnh đái tháo đường trong cơng cụ
DKT2 [3]. Mỗi câu hỏi có nhiều lựa chọn, bệnh nhân được yêu cầu lựa chọn 1
đáp án cho mỗi câu. Mỗi lựa chọn đúng được tính 1 điểm, tổng điểm dao động
trong khoảng 0-14. Điểm càng cao cho thấy kiến thức về bệnh đái tháo đường
càng tốt.
 Công cụ đánh giá tự tin vào khả năng tự chăm sóc
Sử dụng cơng cụ DMSES gồm 15 câu [16] hỏi về mức độ tự tin của bệnh
nhân khi thực hiện các hành vi tự chăm sóc. Mỗi câu được đánh giá theo thang
Likert-10, 0 là “khơng thể làm gì cả” và 10 là “chắc chắn có thể làm”. Tổng điểm
dao động trong khoảng 0-150, điểm càng cao cho thấy bệnh nhân càng tự tin vào
khả năng tự chăm sóc của mình.
4.3.2.4. Phiếu thu thập thơng tin cho nội dung 4 (Phụ lục 4)

Giữ nguyên các câu hỏi về nhân khẩu học, đặc điểm liên quan đến COVID19 như nội dung 1. Các cơng cụ sau được tích hợp thêm vào phiếu:
 Đặc điểm bệnh lý và dùng thuốc
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Các bệnh lý mắc kèm


- Các biến chứng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
- Được kê đơn insulin
- Tự dùng thêm các thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị ngoài đơn
 Công cụ đánh giá nhận thức về bệnh
Sử dụng bộ câu hỏi B-IPQ (Brief-Illness Perceptions Questionnaire) [37] để
đánh giá lần lượt nhận thức của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường và tăng huyết
áp. B-IPQ gồm 8 câu hỏi về nhận thức về bệnh theo các phương diện như ảnh
hưởng của bệnh đến cuộc sống, thời gian kéo dài bệnh, khả năng tự kiểm soát
bệnh, khả năng kiểm soát bệnh nhờ điều trị, các triệu chứng bệnh, mức độ lo lắng
về bệnh, mức độ hiểu về bệnh và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cảm xúc, được
đánh giá trên thang từ 0 đến 10.
 Công cụ đánh giá tuân thủ dùng thuốc
Dùng bộ câu hỏi MARS-5 (Medication Adherence Report Scale) [39] để lần
lượt đánh giá tuân thủ dùng thuốc của các thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp
mà bệnh nhân đang sử dụng.
- 2 câu hỏi về tình trạng hết thuốc: “Trong vịng 3 tháng trước, Ơng/Bà có
khi nào bị hết thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp trước ngày tái khám
không?”. Nếu bệnh nhân trả lời có, sẽ hỏi tiếp “Ơng/Bà có tự mua thêm thuốc hạ
đường huyết, thuốc hạ huyết áp còn thiếu để dùng hay là bỏ dùng thuốc vài ngày
và đợi đến lịch khám tiếp theo để lĩnh/mua thuốc?” [1].
 Công cụ đánh giá niềm tin về thuốc
Sử dụng 10 câu hỏi chuyên biệt về các thuốc được kê trong bộ BMQ (Belief
in Medication Questionnaire) [5] để đánh giá lần lượt niềm tin về các thuốc hạ
đường huyết và hạ huyết áp mà bệnh nhân được kê. BMQ-chuyên biệt gồm 5 câu

về sự cần thiết của thuốc được kê (Chuyên biệt-Cần thiết) và 5 câu về sự lo lắng
về các thuốc được kê đơn (Chuyên biệt-Lo lắng). Mỗi câu hỏi được trả lời theo
thang Likert-5, từ hồn tồn khơng đồng ý (1 điểm) đến hoàn toàn đồng ý (5
điểm). Tổng điểm Chuyên biệt-Cần thiết và Chuyên biệt-Lo lắng là 5-25, điểm
càng cao thì bệnh nhân càng tin là thuốc cần thiết hoặc càng lo lắng về thuốc đang
sử dụng.


×