Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

thực trạng nhiễm toxocara spp tại một số xã thuộc huyện an nhơn, tỉnh bình định và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm, 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.08 KB, 39 trang )

1
1. ÐẶT VẤN ÐỀ
Giun đũa chó có tên khoa học là Toxocara canis, đó là một loại ký sinh
trùng có hình dáng, kích thước giống giun đũa ở người, sống trong ruột chó,
trứng theo phân chó ra ngoài. Giun đũa mèo có tên khoa học là Toxocara cati.
Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là một bệnh do ấu trùng (AT) giun đũa
chó/mèo gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, không
phụ thuộc vào nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có
khả năng nhiễm và thậm chí tỷ lệ nhiễm cao.
Người bị nhiễm bệnh do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của
Toxocara spp nhiễm trong đất, nước, thức ăn do chất phóng uế bừa bãi của
những con chó bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển
đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa
kén nhưng không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Ngoài ra,
người có thể nhiễm do ăn thịt thú vật không nấu chín.
Các nghiên cứu cho thấy, những quần thể người có tỷ lệ huyết thanh
dương tính Toxocara spp cao thường ở những nơi có nhiều chó bị nhiễm
Toxocara spp. Môi trường bị ô nhiễm trứng nhiều, trẻ em có thói quen
nghịch đất. Ở nước ta, chó/mèo được nuôi không kiểm soát, thả rong, phân
chó gặp ở khắp nơi, số mẫu đất có nhiễm trứng giun đũa chó/mèo thay đổi
từ 5-26% tùy theo từng vùng sinh địa cảnh nên mọi người đều có nguy cơ
nuốt phải trứng của chúng.
Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng
có thể là do mầm bệnh được phát tán ra ngoài ngoại cảnh đồng thời người
dân đã có ý thức đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Đặc biệt ở khu
vực miền Trung-Tây Nguyên, bệnh do ấu trùng giun đũa chó/mèo đang trở
2
thành vấn đề lo lắng cho sức khỏe của người dân trong khu vực. Do đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm Toxocara spp tại một
số xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định và một số yếu tố ảnh
hưởng đến tình trạng nhiễm, 2011-2012” với 2 mục tiêu:


1. Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và ở
môi trường bằng kỹ thuật ELISA tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh
Bình Định (2011-2012).
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm ấu
trùng giun đũa chó ở người.
3
2. NỘI DUNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- 800 người dân (khoảng 200 hộ gia đình) từ5 tuổi trở lên thuộc 2 xã
Nhơn Hưng và Nhơn Phong, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Mẫu đất, phân chó được thu lượm tại các điểm nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: 2011-2012
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.1.3.2. Cách chọn mẫu
- Chọn mẫu nghiên cứu theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
- Kỹ thuật lấy mẫu:
+ Khung mẫu: Danh sách hộ gia đình của 2 xã (200 hộ).
+ Đơn vị lấy mẫu: Hộ gia đình.
+ Đơn vị quan sát: Các cá thể trong gia đình được chọn.
+ Kỹ thuật lấy mẫu: Kỹ thuật ngẫu nhiên hệ thống.
2.1.3.3. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo:
- Theo công thức tính cỡ mẫu cho một điều tra cắt ngang, số người
cần khảo sát cho một điểm nghiên cứu theo công thức dịch tễ học mô tả:
n = Z
2

(1-  /2) x pq = 1,96
2
x 0,2 x ( 1- 0,2 ) = 384
d
2
0,04
2
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn: Z = 1,96; α = 0,05
4
p = 0,2 (Theo kết quả điều tra của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-
Côn trùng Quy Nhơn năm 2009 tại Bình Định).
q = 1 - p = 0,8
p = 0,2
d = 0,04
Cỡ mẫu chúng tôi tính được là 384, chọn n ≈ 400 người cho mỗi
điểm nghiên cứu.
- Kỹ thuật xét nghiệm ELISA tìm kháng thể ấu trùng giun đũa
chó/mèo: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ Kit Toxocara ELISA
của Mỹ sản xuất, với độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88%. Một số hình ảnh của
bộ Kit do Mỹ sản xuất:
(Nguồn: www.rapidtest.com)
Hình 2.1. Hình ảnh bộ Kit Toxocara ELISA của Mỹ sản xuất
5
* Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP)của người dân
về phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo:
Sau khi tiến hành lấy máu xét nghiệm, chúng tôi tiến hành phỏng vấn
tất các đối tượng có xét nghiệm ELISA từ 15 tuổi trở lên và người bảo hộ
của những đối tượng dưới 15 tuổi về kiến thức, thái độ và thực hành đối với
bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo của người dân tại mỗi điểm nghiên cứu.
Những trường hợp đối tượng dưới 15 tuổi và người bảo hộ trong cùng một

gia đình thì chỉ phỏng vấn những người trên 15 tuổi.
* Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa chó trên chó tại cộng đồng qua xét
nghiệm phân:
Điều tra xét nghiệm phân chó để tìm trứng giun đũa chó; mỗi điểm
xét nghiệm 50 mẫu phân chó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ
thuật xét nghiệm phân chó tìm trứng theo phương pháp ly tâm lắng cặn với
Formalin ether.
* Xác định sự phát tán của trứng giun đũa chó ra ngoại cảnh:
Mỗi điểm xét nghiệm 100 mẫu đất để tìm trứng hoặc trứng có ấu
trùng giun đũa chó trong đất; mỗi mẫu đất khoảng 100 gam. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi xác định sự tồn tại của trứng giun đũa chó ở ngoại cảnh
bằng xét nghiệm đất Romanenko.
Mẫu đất được thu lượm từ các điểm nghiên cứu tại cộng đồng 2 xã
thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
* Phương pháp phân tích:
Xét nghiệm công thức máu (bằng máy huyết học 18 thông số
Celltac α, Nihon Koden + soi lam):
Số lượng bạch cầu bình thường: 4,0-9,0 x 10
3
/µl máu.
6
Xác định tỷ lệ bạch cầu ái toan (Eosinophil) bằng cách lấy máu giọt
mỏng, nhuộm giêm sa, soi lam và tính theo công thức:
% Eosinophil =
Sau khi đếm tỷ lệ bạch cầu ái toan trên giọt máu mỏng được nhuộm
Giêm sa, tiến hành quy đổi số lượng tuyệt đối dựa vào số lượng bạch cầu.
Tỷ lệ bạch cầu ái toan bình thường: 1-4%
Số lượng bạch cầu ái toan bình thường: 40-350/µl máu
Các mức độ tăng bạch cầu ái toan (Theo Franklin và CS., 1998):
+ Tăng nhẹ: từ 350-1.500/µl máu hay 4-7%.

+ Tăng trung bình: > 1.500-5.000/µl máu hay > 7-10%.
+ Tăng cao: > 5.000/µl máu hay > 10%.
2.1.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Kết quả xét nghiệm máu, phân, đất và phỏng vấn các đối tượng
nghiên cứu đều nhập vào mẫu thu thập số liệu.
2.1.3.5. Các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo trên người:
Tỷ lệ nhiễm (%)
- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên chó tại cộng đồng:
7
Tỷ lệ nhiễm (%)
- Kiến thức về đường lây bệnh giun đũa chó/mèo.
- Kiến thức về tác hại của bệnh giun đũa chó/mèo.
- Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo.
- Thái độ của người dân về sự nguy hại của bệnh giun đũa chó/mèo.
- Thực hành chung về khả năng phòng chống bệnh giun đũa chó/mèo.
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.2.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và ở môi trường
bằng kỹ thuật ELISA tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
(2011-2012)
2.2.1.1. Đặc điểm chung về địa điểm nghiên cứu và các
đối tượng nghiên cứu
* Về địa điểm nghiên cứu:
- Vị trí địa lý:
+ Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của
tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc-Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung
bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa
độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường
ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108

0
4'00
Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm
cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông
với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh)
8
thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình
Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây
Nguyên và vùng nam Lào.
+ An Nhơn là một huyện đồng bằng, phát triển theo hướng công
nghiệp và đô thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách
trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về hướng Tây Bắc. Về địa
giới hành chính: Phía Đông giáp huyện Tuy Phước, phía Tây giáp huyện
Tây Sơn và huyện Vân Canh, phía Nam giáp huyện Tuy Phước và huyện
Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Phù Cát. Trung tâm hành chính của
huyện đặt tại thị trấn Bình Định trước đây, là trung tâm giao lưu kinh tế-
văn hóa xã hội trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên theo định hướng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã An Nhơn
9
- Địa hình:
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông.
Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế
tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ
biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới
100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo,
các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài
cùng là cồn vát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn
đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:
+ Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận

sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện
An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây
Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông
suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70%
diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có
11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện
An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao 700-1000m. Các dãy núi chạy theo hướng
Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành
các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát
hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các
dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.
+ Vùng đồi: Tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía
đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ
cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các huyện
Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha).
+ Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu
thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa
10
hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con
sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi
cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng
chảo này khoảng 25–50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng
bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Kôn, còn lại là các
đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các
chân núi và ven biển.
+ Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy
hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng
và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi
cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát
từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển

còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm
Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng
Mới ; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề
Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và
biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định,
còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động.
- Sông ngòi, ao hồ:
+ Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn
phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn,
hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện
182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc
rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng
lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất
nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây
ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát
11
lũ kém. Trong tỉnh có bốn con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà
Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc hay Tam Quan. Ngoài các sông
đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có
nước chảy về mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện
cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn
khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá
nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới.
+ Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục
vụ mục đích tưới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn
tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ
Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và
Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ
Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh - An Nhơn); hồ
Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra Bình Định còn có một

đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề
Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn). Hệ thống hồ
đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi
trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc
phát triển cảng biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế
Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
hiện nay.
- Hành chính:
Huyện An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn
và 10 xã: Thị trấn Bình Định, xã Nhơn Hưng, xã Đập Đá, xã Nhơn Thành,
xã Nhơn Hòa, xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, xã Nhơn Hạnh, xã Nhơn Hậu,
xã Nhơn Mỹ, xã Nhơn Khánh, xã Nhơn Phúc, xã Nhơn Lộc, xã Nhơn Tân,
xã Nhơn Thọ.
12
* Về đối tượng nghiên cứu:
Bảng 2.1. Tuổi trung bình của nhóm các đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Số lượng người Tỷ lệ (%)
Tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu
5-(<15 tuổi) 158 19,8
X=37,63±1,37 tuổi
15-60 tuổi 480 60,0
> 60 tuổi 162 20,2
Cộng 800 100
Nhận xét: Qua kết quả bảng trên cho thấy: Nhóm đối tượng nghiên
cứu từ 5 đến dưới 15 tuổi có 158 người (19,8%), nhóm 15-60 tuổi có 480
người (60,0%), nhóm trên 60 tuổi có 162 người (20,2%). Tuổi trung bình
của nhóm các đối tượng nghiên cứu là 37,63±1,37 tuổi. Đối tượng nghiên
cứu có tuổi thấp nhất là 5 tuổi, cao nhất 70 tuổi.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các nhóm tuổi trong đối tượng nghiên cứu tại 2 xã

Nhận xét: Các đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhóm
15-60 tuổi (60,0%), nhóm từ 5 đến dưới 15 tuổi và nhóm trên 60 tuổi tương
đương nhau (19,8% & 20,2%).
Bảng 2.2. Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu theo giới
(n
1
= n
2
= 400)
Giới
Nhơn Phong Nhơn Hưng Chung
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Nam 128/400 32,0 115/400 28,75 243/800 30,4
Nữ 272/400 68,0 285/400 71,25 557/800 69,6
Cộng 400 100 400 100 800 100
Nhận xét: Do việc lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trong gia đình, nam
giới chủ yếu đi lao động ở xa nên nữ giới chiếm đại đa số trong nhóm
13
nghiên cứu: Nam có 243/800 người (30,4%), nữ có 557/800 người (69,6%).
Việc lựa chọn như vậy tương đương ở cả hai xã.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu theo giới chung tại 2 điểm

nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ chung theo giới của các đối tượng nghiên cứu tại 2
địa điểm: Nam (30,4%), nữ (69,6%).
2.2.1.2. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó tại
2 điểm nghiên cứu
Bảng 2.3. Tỷ lệ xét nghiệm ELISA (+) và tăng bạch cầu ái toan tại 2 xã

ELISA dương tính Tăng bạch cầu ái toan
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhơn Hưng 55/400 13,75 65/400 16,25
Nhơn Phong 71/400 17,75 77/400 19,25
Tổng (n=800) 126/800 15,75 142/800 17,75
Nhận xét: * Về tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính: xã Nhơn Hưng có
55/400 trường hợp xét nghiệm dương tính (13,75%), xã Nhơn Phong có 71/400
trường hợp xét nghiệm ELISA dương tính (17,75%), tại 2 điểm nghiên cứu có
126/800 trường hợp xét nghiệm ELISA dương tính, chiếm tỷ lệ 15,75%.
* Về tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan: xã Nhơn Hưng có 65/400 trường
hợp được xét nghiệm (16,25%), xã Nhơn Phong có 77/400 trường hợp xét
nghiệm (19,25%), tại 2 điểm nghiên cứu có 142/800 trường hợp có tăng
bạch cầu ái toan, chiếm tỷ lệ 17,75%.
Bảng 2.4. Mức độ huyết thanh dương tính đọc theo mật độ quang (OD)
Xã Số (+)
OD/Ngưỡng
1 - < 1,5 1,5 - < 2 ≥ 2
Nhơn Phong 71 46 20 5
Nhơn Hưng 55 45 7 3
Cộng 126 91 (72,2%) 27 (21,4%) 8 (6,4%)
14
Nhận xét: Mức độ huyết thanh dương tính chủ yếu ở mức thấp
(72,2%), mức OD/ngưỡng lớn hơn hoặc bằng 2 chỉ chiếm 6,4%.

Bảng 2.5. Tỷ lệ người bị bệnh tại 2 điểm nghiên cứu

Nhóm người
Cộng Giá trị χ
2
Bị bệnh Không bị bệnh
Nhơn Phong 71 329 400
5,5Nhơn Hưng 55 345 400
Cộng 126 674 800
Nhận xét: Tiến hành xét nghiệm 800 người tại 2 điểm nghiên cứu
(mỗi điểm 400 người), có 126 người bị bệnh và 674 người không bị bệnh.
Xã Nhơn Phong có 71/400 người bị bệnh, xã Nhơn Hưng có 55/400 người
bị bệnh. Kết quả tính toán cho thấy χ
2
= 5,5 > 3,84 nên tỷ lệ người bị bệnh
ở 2 xã khác nhau có giá trị thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với
kết quả nghiên cứu của Hoàng Đình Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh là
20% [4]. Theo Paludo, tỷ lệ người bị bệnh là 28,8%, chủ yếu gặp trẻ em từ 7
tháng tới 5 tuổi (p=0,0016) [22]. Theo Cristiane M. colli, tỷ lệ nhiễm giun
đũa chó trên người là 51,6% [11]. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ huyết thanh dương
tính với kháng thể ấu trùng giun đũa chó ở người trưởng thành tại nông thôn
là 5% [14].
Theo Mario Lettieri Teixeira và cs (2008), nghiên cứu tại Brazil, cho
thấy trẻ em thường bị nhiễm bệnh giun đũa chó nhiều hơn người lớn, tỷ lệ
nhiễm chung là 28% [18].
Bảng 2.6. Tỷ lệ người bị bệnh tại 2 điểm nghiên cứu theo giới
Giới
Nhóm người
Cộng Giá trị χ

2
Bị bệnh Không bị bệnh
Nam 43 200 243 4,5
Nữ 83 474 557
15
Cộng 126 674 800
Nhận xét: Hai điểm nghiên cứu 126 người bị bệnh, trong đó có 43
nam, 83 nữ. Kết quả tính toán cho thấy χ
2
= 4,5 > 3,84 nên tỷ lệ người bị
bệnh ở 2 giới khác nhau có giá trị thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
2.2.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo các nhóm
tuổi
Bảng 2.7. Tỷ lệ bệnh nhân/người không bị bệnh
theo các nhóm tuổi tại cộng đồng
(n
1
= n
2
= 400)
Tuổi 5- (<15) 15-60 > 60 Tỷ lệ chung (%)
Nhơn
Phong
Bị bệnh 15 38 18 17,75
Không bị bệnh 80 189 60 82,25
Tỷ lệ bệnh/
Không bệnh (%)
18,75 20,1 30,0 21,58
Nhơn
Hưng

Bị bệnh 8 33 14 13,75
Không bị bệnh 56 219 70 86,25
Tỷ lệ bệnh/
Không bệnh (%)
14,28 15,0 20,0 15,94
Nhận xét: Tỷ lệ bị bệnh/không bị bệnh theo các nhóm tuổi tại cộng
đồng: Tại xã Nhơn Phong, tỷ lệ nhóm bị bệnh (17,75%), không bị bệnh
(82,25%), tỷ lệ bị bệnh/không bị bệnh (21,58%). Tại xã Nhơn Hưng, tỷ lệ bị
bệnh (13,75%), tỷ lệ không bị bệnh (86,25%), tỷ lệ bị bệnh/không bị bệnh
(15,94%).
Bảng 2.8. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng bị bệnh
Nhóm tuổi Số lượng người Tỷ lệ (%)
Tuổi trung bình
của bệnh nhân
5-(<15 tuổi) 23 18,25
X=39,46±3,47
tuổi
15-60 tuổi 71 56,34
> 60 tuổi 32 25,41
Cộng 126 100
16
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân từ 5 đến dưới 15 tuổi có 23 người
(18,25%), nhóm 15-60 tuổi có 71 người (56,34%), nhóm trên 60 tuổi có 32
người (25,41%). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 39,46±3,47 tuổi,
tuổi thấp nhất là 5 tuổi, tuổi cao nhất là 70 tuổi.
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ người bị bệnh theo các nhóm tuổi tại cộng đồng
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân bị bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi 15-60
tuổi (56,34%), nhóm 5-15 tuổi (18,25%), nhóm trên 60 tuổi (25,41%).
Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu khác,
nhưng theo Nguyễn Văn Chương và cộng sự không thấy có sự khác biệt về

tỷ lệ nhiễm giữa trẻ em và người lớn. Theo Lê Trần Anh và cộng sự nghiên
cứu trên 47 bệnh nhân tại Bệnh viện 103, tuổi trung bình của nhóm nghiên
cứu là 32,66±13,86 tuổi, gặp chủ yếu ở tuổi 20-50 (74,47%). Trẻ em dưới
10 tuổi chỉ có 2 bệnh nhân (4,3%) [1]. Nhiều tác giả cho rằng, trẻ em có
nguy cơ nhiễm cao hơn người lớn, nguyên nhân là là do trẻ em thường hay
nghịch đất cát, mút tay, chơi đùa hoặc bồng bế chó/mèo nhưng kết quả
nghiên cứu của chúng tôi lại ngược lại, người lớn có tỷ lệ nhiễm cao hơn.
Tuy nhiên, việc lý giải của một số tác giả về vấn đề trẻ em có tỷ lệ nhiễm
cao hơn người lớn do thói quen bồng, bế chó/mèo có nhiều vấn đề chưa
thống nhất. Theo chu kỳ sinh học của giun đũa chó/mèo, khoảng từ ngày
tuổi thứ 11 đến ngày thứ 21, số giun trưởng thành tăng trong ruột non và
sau 3 tuần, trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con. Lúc này, chó mẹ có
thể nuốt phân chó con, nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ lại thải cơ
học một lượng lớn trứng trong phân. Khi tiếp xúc với không khí, với môi
trường ngoài, trứng phát triển đến AT giai đoạn 1, kế đó là AT giai đoạn 2
nằm trong vỏ trứng. Thời gian này mất khoảng 12 ngày hoặc hơn tùy điều
kiện môi sinh. Như vậy, để trứng của giun đũa chó/mèo lây truyền sang
17
người phải ở giai đoạn ấu trùng giai đoạn 2, tức là mất khoảng 12 ngày sau
khi phân chó/mèo được thải ra ngoài môi trường. Như vậy, việc lý giải trẻ
em có tỷ lệ nhiễm cao hơn người lớn phải chăng do các yếu tố như đất, cát,
phân chó…
Người được xem là vật chủ tình cờ của Toxocara canis và liên quan
đến chu kỳ của bệnh tiêu hóa phải trứng từ môi trường. Các trứng bị nhiễm
đào thải bởi chó đã được phân lập trong các sân vườn, công viên các nơi
vui chơi công cộng. Trứng Toxocara spp có thể tồn tại trong đất vài tháng
đến vài năm, lệ thuộc vào môi trường. Một điều đáng chú ý, Toxocara
canis nhiễm vào trong các vật chủ chó tại các vùng nhiệt đới và ôn đới trên
thế giới, ngoại trừ các vùng có vĩ độ bắc hơn 60
0

. Một yếu tố nguy cơ quan
trọng của bệnh giun đũa chó/mèo là thói quen ăn đất (geophagia) hay ăn
chất bẩn. Các trẻ em thường bị nhiễm bệnh vì chó con có tỷ lệ nhiễm
Toxocara spp cao hơn [7].
18
2.2.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó theo giới
Bảng 2.9. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới tại cộng đồng
(n
1
= n
2
= 400)

Nam bị bệnh
Nam không
bị bệnh
Nữ bị bệnh
Nữ không bị
bệnh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ

(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Nhơn Phong 26 6,5 102 25,5 45 11,25 227 56,75
Nhơn Hưng 17 4,25 98 24,5 38 9,5 247 61,75
Cộng 43 5,38 200 25,0 83 10,38 474 59,25
Nhận xét: Tỷ lệ nam bị bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn nữ (Nam: 5,38%;
nữ: 10,38%), trong đó:
- Xã Nhơn Phong: Nam bị bệnh (6,5%), nữ bị bệnh (11,25%).
- Xã Nhơn Hưng: Nam bị bệnh (4,25%), nữ bị bệnh (10,38%).
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhóm bệnh nhân bị bệnh theo giới
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân bị bệnh tại cộng đồng: Nam giới
có 43/126 người bị bệnh (34,13%), nữ giới có 83/126 người bị bệnh
(65,87%).
Trong nghiên cứu này, có sự khác biệt về tỷ lệ huyết thanh dương
tính với Toxocara spp giữa nam và nữ, nữ có tỷ lệ huyết thanh dương tính
cao gấp hai lần so với nam giới. Tuy nhiên, trong đối tượng nghiên cứu số
lượng nữ tham gia nghiên cứu cũng cao hơn gần gấp đôi so với nam giới
(Nam: 243 người, nữ: 557 người), do vậy sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê
Trần Anh tại Bệnh viện 103 cho thấy tỷ lệ nam bị bệnh là 44,68%, nữ bị
bệnh là 55,32%, tác giả đã lý giải về sự chênh lệch này là do mày đay mãn
tính chủ yếu ở nữ giới, theo một số tác giả khoảng 75% bệnh nhân mày đay
19
mãn tính là nữ giới [1]. Mặc dù cơ chế của sự khác biệt này là chưa rõ,
nhưng những bệnh nhân có cơ chế tự miễn thường gặp hơn ở phụ nữ.
Nghiên cứu của Humphreys, Hunter (1998) trên 390 bệnh nhân mày đay
thấy có 61% là phụ nữ; kết quả nghiên cứu của Chia-Kwung Fan và cs

(2010) có 90 trường hợp bị bệnh (33 nam, 57 nữ) [16]. Kết quả nghiên cứu
của Sviben M và cộng sự (2009), không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm
Toxocara spp giữa nam và nữ (nam: 32,1%; nữ: 29,7%) [136]; Damian
MM và cộng sự (2007), tỷ lệ mắc bệnh của nam (47,0%), nữ (53,0%); Liao
CW và cộng sự (2010), tỷ lệ mắc bệnh của nam (46,9%), nữ (41,8%) [11].
Theo Luca M và cộng sự, nhóm 3-7 tuổi (46,9%), nam giới (53,5%), khu
vực nông thôn (54,3%), khu vực thành thị (45,6%) [17]. M. Demirci và cs
(2010), trẻ em nam bị nhiễm bệnh cao hơn so với trẻ em nữ (41,97% so với
20,94%) [19]. Theo Mohammad Taghi Rahimi và cs (2013), nam bị bệnh
(60,0%), nữ bị bệnh (40,0%) [20].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự về
tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp tại một số điểm
của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi (2011), tỷ lệ huyết thanh dương tính
với Toxocara spp tại 2 xã Điện An và Duy Trinh, tỉnh Quảng Nam và 2 xã
Nghĩa Trung và Đức Phong, tỉnh Quảng Ngãi không có sự khác biệt nhiễm
ấu trùng giun đũa chó/mèo giữa nam và nữ, tỷ lệ huyết thanh dương tính
của nam (6,52-16,67%), nữ (5,84-16,44%) [2].
2.2.1.5. Phân bố bệnh nhân theo gới và trình độ học vấn
Bảng 2.10. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ở 2 xã nghiên cứu
(n=126)

Cán bộ, công chức
Làm ruộng, buôn bán,
công nhân, học sinh
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhơn Phong 7 5,5 64 50,8
20
Nhơn Hưng 8 6,3 47 37,4
Cộng 15 11,8 111 88,2
Nhận xét: Bệnh nhân trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng

tôi ở cả 2 xã chủ yếu gặp ở những người làm ruộng, buôn bán, công nhân,
học sinh có 111/126 bệnh nhân (88,2%), tỷ lệ cán bộ, công chức bị bệnh
chiếm tỷ lệ thấp có 15/126 bệnh nhân (11,8%).
Bảng 2.11. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn
(n=126)

Trình độ sau đại học, đại
học, cao đẳng
Trình độ từ trung cấp
trở xuống
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhơn Phong 8 6,3 63 50,0
Nhơn Hưng 9 7,1 46 36,6
Cộng 17 13,4 109 86,6
Nhận xét: Bệnh nhân bị bệnh trong nhóm đối tượng nghiên cứu chủ
yếu ở nhóm có trình độ từ trung cấp trở xuống có 109/126 bệnh nhân (86,6%),
nhóm có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ thấp có 17/126
bệnh nhân (13,4%), đặc biệt ở cả 2 xã có 2 bệnh nhân có trình độ sau đại học.
Bệnh gặp ở cả học sinh, sinh viên và người có trình độ cao đẳng, đại
học. Bệnh phân bố tương đối đồng đều ở các nhóm ngành, nghề. Tuy
nhiên, thấy tỷ lệ gặp nhiều ở nông dân (36,17%), học sinh-sinh viên
(27,66%) so với các nhóm ngành, nghề khác (Bộ đội, Công an, công nhân,
cán bộ văn phòng, buôn bán…), gặp ở cả người có trình độ phổ thông cơ sở
đến người có trình độ cao đẳng, đại học. Sự phân bố này phản ánh sự kết
hợp tỷ lệ mắc của nhiễm Toxocara spp và mày đay mãn tính. Tình trạng
nhiễm Toxocara spp thường liên quan tới tình trạng kinh tế, xã hội, nơi
sinh sống (nông thôn hay thành thị), những nghề hay tiếp xúc với đất như
nông dân sẽ có tỷ lệ nhiễm cao hơn nhưng tỷ lệ hiện mắc mày đay không
21
khác biệt giữa trình độ học vấn, chủng tộc, nghề nghiệp hay thu nhập. Tỷ lệ

nhiễm Toxocara spp ở nông thôn cao hơn thành thị (4,4% so với 1,6%) [1].
Tuy nhiên, theo Hoàng Đình Đông sự khác biệt về số lượng nhiễm
và không nhiễm ở các nhóm trình độ học vấn là không có ý nghĩa [4].
2.2.1.6. Sự phát tán của trứng giun đũa chó ngoại cảnh
Bảng 2.12. Tỷ lệ nuôi chó ở các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu
Xã Số hộ điều tra Số hộ nuôi chó Tỷ lệ (%) P
Nhơn Phong 100 56 56,0
< 0,05
Nhơn Hưng 100 30 30,0
Cộng 200 86 43,0
Nhận xét: Xã Nhơn Phong có tỷ lệ các hộ nuôi chó nhiều (56,0%),
xã Nhơn Hưng có tỷ lệ các hộ nuôi chó ít hơn (30,0%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 2.13. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm điều tra
Xã Hộ nuôi chó
Số mẫu đất
xét nghiệm
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
p/OR
Nhơn
Phong
Nuôi chó 56 24 42,9 < 0,05
OR=2,9
Không nuôi 44 9 20,5
Nhơn
Hưng
Nuôi chó 30 12 40,0 < 0,01

OR=7,1
Không nuôi 70 6 8,6
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại 2 xã Nhơn Phong
và Nhơn Hưng có sự khác biệt (p<0,05): Tại những hộ nuôi chó từ 40,0-
42,9%, tại những hộ không nuôi chó từ 8,6-20,5%. Nguy cơ các mẫu đất bị
nhiễm trứng giun đũa chó ở những hộ nuôi chó cao gấp từ 2,9-7,1 lần ở
những hộ không nuôi chó (p<0,05 và p<0,01).
22
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của
Jakub Gawor và cộng sự (2008), tỷ lệ đất bị nhiễm trứng giun Toxocara
spp là 25,0% [13], [15]. Kết quả nghiên cứu của Zarnowska H và cộng sự
(2008) tai Iran cho thấy: Tỷ lệ đất bị nhiễm trứng Toxocara spp ở các vùng
ngoại ô và nông thôn cao hơn (30,9% & 24,6%), trong khi ở vùng thành thị
thấp hơn (10,3%) [24]; Figueiredo SD và cộng sự (2005), tỷ lệ nhiễm trứng
Toxocara spp trong đất ở nông thôn cao hơn ở thành thị (54,3% so với
45,6%) [12].
23
Bảng 2.14. Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại các điểm điều tra
Xã Hộ nuôi chó
Số mẫu đất
xét nghiệm
Số mẫu
(+)
Số trứng trung
bình/mẫu
(100g/mẫu)
Nhơn Phong
Nuôi chó 56 24 7,3
Không nuôi 44 9 2,1
Nhơn Hưng

Nuôi chó 30 12 5,6
Không nuôi 70 6 0,9
Cộng 200 51 5,2
Nhận xét: Mật độ nhiễm trứng giun đũa chó chung tại 2 xã là 5,2
trứng/100 gam đất, trong đó tại các hộ nuôi chó từ 5,6-7,3 trứng/100 gam
đất, tại các hộ không nuôi chó từ 0,9-2,1 trứng/100 gam đất.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn và CS (2013): Mật độ nhiễm
trứng giun Toxocara spp tại 2 điểm Quảng Ngãi từ 1,5-4,1 trứng/ 100 gam
đất, tại Đắc Lắc từ 4,9-7,2 trứng/ 100 gam đất [9]. So với kết quả nghiên
cứu của S. Dubna (2007) tại Cộng hòa Séc, mật độ nhiễmtrứng giun ở đất
là 6,2 trứng/100 gam đất [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
họp với kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn (2012) tại Bình Định và Gia
Lai, mật độ nhiễm trứng từ 0,8-7,3 trứng/100 gam đất [10].
Bảng 2.15. Liên quan giữa nhiễm ấu trùng giun đũa
chó ở người và nuôi chó
Xã Hộ nuôi chó Nhiễm
Không
nhiễm
p/OR
Nhơn Phong
Nuôi chó 48 168 < 0,05
OR=1,9
Không nuôi 23 61
Nhơn Hưng
Nuôi chó 29 97 < 0,01
OR=2,8
Không nuôi 26 248
Nhận xét: Có sự khác biệt giữa nuôi chó và nhiễm ấu trùng giun đũa
chó tại các điểm nghiên cứu (p<0,05 và p<0,01). Nguy cơ nhiễm ấu trùng
24

giun đũa chó ở những người trong hộ có nuôi chó cao gấp 1,9-2,8 lần ở những
người trong hộ không nuôi chó.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Bùi
Văn Tuấn và CS (2013): tỷ lệ hộ nuôi chó thả rông tại Quảng Ngãi từ 66,7-
86,21%; tại Đắc Lắc (89,97-95,53%) [9]. Tác giả Trần Thị Hồng nghiên
cứu tại xã An Phú, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nuôi chó
thả rông là 97% [5].
2.2.1.7. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó trên chó tại cộng đồng
Bảng 2.16. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó trên chó tại các điểm điều tra
Xã Số xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Giá trị p
Nhơn Phong 50 25 50,0
>0,05Nhơn Hưng 50 18 36,0
Cộng 100 43 43,0
Nhận xét: Qua xét nghiệm phân của 100 mẫu tại 2 điểm nghiên cứu,
tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó chung tại 2 điểm là 43,0%. Không có sự
khác biệt giữa tỷ lệ chó nhiễm với nuôi chó tại các điểm nghiên cứu.
2.2.1.8. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng theo kết quả nghiên
cứu
Bảng 2.17. Thống kê các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
(Đơn vị tính: người; n=126)

Mẩn,
ngứa
Nổi
mề
đay
Đau
mình
mẩy
Đau

bụng
Đau
đầu
Sốt
Rối loạn
tiêu hóa
Triệu
chứng
khác
Nhơn Phong 27 5 11 3 3 2 3 9
Nhơn Hưng 19 1 13 5 8 3 5 8
Cộng
Số lượng 47 6 24 8 11 5 8 17
Tỷ lệ (%) 37,3 4,8 19,1 6,3 8,7 3,9 6,4 13,5
25
Nhận xét: Trong 126 bệnh nhân bị bệnh được sàng lọc tại cộng
đồng: Có 47/126 người có triệu chứng ngứa (37,3%), 6/126 người có triệu
chứng nổi mề đay (4,8%), 24/126 người có đau mình mẩy (19,1%), 8/126
người có đau bụng (6,3%), 11/126 người có đau đầu (8,7%), 5/126 người
có sốt (3,9%), 8/126 người có rối loạn tiêu hóa (6,4%), 17/126 người có các
triệu chứng khác như đau nhức khớp, xương…(13,5%).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng lâm sàng hay
gặp nhất là mẩn, ngứa (36,5%), đau mình mẩy (19,0%), đau đầu (8,7%),
đau bụng, rối loạn tiêu hóa (6,3%), nổi mề đay (4,7%), sốt (3,9%).
Theo Trần Thị Hồng, bệnh Toxocara nội tạng có các triệu chứng lâm
sàng: Gan to (74,6%), sốt (69,3%), dấu hiệu về hô hấp (66,7%), dấu hiệu
về tiêu hóa (47,6%), mệt mỏi (44,8%), suy dinh dưỡng (44,2%), lách to
thường đi đôi với gan to (32,9%), ăn không ngon (31,1%), xanh xao
(26,2%), dấu hiệu về tim (11,1%), phù (11%) [5].
Ở trẻ em bị nhiễm giun đũa chó giai đoạn khởi phát, triệu chứng lâm

sàng: Đau đầu (72,9%), động kinh (16,3%), cử động bất thường (3,1%), rối
loạn hành vi (2,3%), yếu liệt (5,4%); giai đoạn toàn phát: Đau đầu (66,7%),
động kinh (16,3%), dấu hiệu ngoại tháp (3,1%), rối loạn tâm thần (2,3%),
viêm não (1,5%), hội chứng yếu liệt các chi (5,4%), hội chứng não-màng
não (3,9%), áp xe não (0,8%) [8]. Ngoài ra, bệnh động kinh còn liên quan
đến nhiễm giun đũa chó (1,74; 1,27-2,4; p=0,0006) [20], [21].
Bảng 2.18. Khảo sát kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân

Tăng
bạch cầu
Tăng bạch
cầu ái toan
ELISA
(+)
ELISA(+)/ Bạch
cầu ái toan
bình thường
Nhơn Phong 89 65 55 55/335
Nhơn Hưng 78 77 71 71/323

×