Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.13 KB, 118 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Trước sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các quy định của Nhà nước về sự cần thiết kiểm
toán báo cáo tài chính (BCTC) đối với doanh nghiệp và ý nghĩa quan trọng của báo cáo
kiểm toán thì việc ra đời các công ty kiểm toán là một điều tất yếu. Đã có cầu ắt sẽ phải
có cung. Không nằm ngoài vòng quy luật đó, các công ty kiểm toán độc lập tại Việt
Nam cũng ra đời và từng bước phát triển mạnh mẽ, trong những công ty đó có Công ty
TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC).
Trong thời gian thực tập tại AASC đã giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp
này và giúp em hiểu hơn việc vận dụng và so sánh giữa thực tế và lý thuyết Kiểm toán
khoản mục vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính. Hơn nữa hoàn thành chuyên đề
em cũng mong đóng góp vào sự hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận về kiểm toán khoản
mục vốn vay, công tác kiểm toán khoản mục vốn vay trong kiểm toán Báo cáo Tài
chính, áp dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế từ thực trạng hoạt động kiểm toán tại các
công ty kiểm toán tại Việt Nam nói chung và tại AASC nói riêng.
Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanh nghiệp
thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả mà vốn chủ sở
hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu hồi kịp thời. Như vậy
doanh nghiệp tạm thời vay, mượn, nợ của cá nhân hay tổ chức nào đó một khoản tiền
ngắn hạn hay dài hạn tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Việc phản ánh ghi chép, quản lý và sử
dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến của kiểm
toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.
Trong phạm vi hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp và tầm quan trọng của khoản mục như
đã nêu trên em xin chọn đề tài “Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản vay
trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế
toán và kiểm toán (AASC) thực hiện”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Phần II: Thực trạng kiểm toán khoản mục vốn vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính
tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).
Phần III: Kiến nghị hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán


Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
(AASC).
Có được cơ hội thực tập bổ ích này, đầu tiên Em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho chúng
em được tiếp xúc với thực tế công việc kiểm toán. Và để có thể hoàn thành tốt được
Chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô
giáo_ Th.s Nguyễn Thị Hồng Thuý, cùng các anh, chị đang công tác tại Công ty TNHH
Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC).
Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên Chuyên đề của Em
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến của cô về chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Chuẩn mực kế toán Việt Nam
2 . Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành đợt 3, 4, 5, 6, 7 .
3 . Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán: tài liệu văn phòng
kiểm toán 1.
4 . />actType=1&menuup=403000&TypeGrp=1&menuid=114130&menulink=114130&
m...
5 . />6 . />trong!.htm.
7 . GS.TS Nguyễn Quang Quynh , NXB Tài chính 1/2003: Giáo trình Lý thuyết kiểm
toán.
8 . Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, and Jeffery F. Jaffe.Corporate Finance.
Sixth Edition.
9 . Thư viện ĐH KTQD: phòng lưu trữ luận văn năm 2006, 2007.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CMKT Chuẩn mực kiểm toán
ISA International standards on auditing
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KSNB Kiểm soát nội bộ

KTV Kiểm toán viên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VSA Vietnamese standards on auditing
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VAS Vietnamese accounting standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.1Khái quát chung về các khoản vay.
Các khoản vay cũng như trái phiếu là phần bổ xung vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho
doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khác với trái phiếu là
phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là quan hệ
bình đẳng giữa các doanh ngiệp kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử dụng đúng
mục đích vay. Mặt khác, khoản vay lại có nhiều loại với điều kiện vay và lãi suất khác
nhau tuỳ theo mục đích vay. Vì vậy, ngoài những mục tiêu kiểm toán tài chính, kiểm
toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các quy định chung về vay và sử
dụng vốn.
Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng cho vay trước
khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, trắc
nghiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi
vay và hoàn trả cả gốc và lãi về tiền vay cũng như sử dụng vốn vay đúng mục đích đã
cam kết. Do đó hệ thống kiểm sóat nội bộ của đơn vị cần được quan tâm thường xuyên.
Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thể đảm bảo
bằng các cách sau:
- Đơn vị cầm cố, thế chấp bằng tài sản của mình.
- Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba.
- Có thể đảm bảo bằng chính tài sản hành thành từ vốn vay.
Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ thừ khâu phê chuẩn của người
có trắc nghiệm, qua ký kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để hoàn trả vốn

gốc và lãi vay tuỳ theo thưòi hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn.
Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng cho từng
khách hàng. Do đó, kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hàng và
thanh toán tiền hàng. Thông thường doanh nghiệp phải mở sổ phụ cho từng khách hàng
để theo dõi các khoản phải trả. Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán tiền hàng khi nhập đủ
hàng hoá. Do vậy, doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi nhận hàng trên cơ sở hoá đơn và
đơn đặt hàng. Để tăng cường kiểm soát nội bộ các loại nghiệp vụ: đặt hàng, nhận hàng,
lập và theo dõi các hồ sơ thanh toán và việc giải ngân phải được phân cách đầy đủ.
Việc thanh toán phải được thực hiện trên cơ sở hoá đơn của hàng bán, không căn cứ vào
bảng sao kê để tránh khả năng thanh toán trùng. Doanh nghiệp cần thanh toán đúng hạn
trong quan hệ trực tiếp đến các khoản chiết khấu lớn hơn lãi suất vay ngân hàng.
Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, có quy mô lớn và
hướng thanh toán nhiều lần. Do đó kiểm soát nội bộ cần quan tâm từ phê chuẩn và các
biện pháp khác đến kiểm tra định kỳ để đánh giá sự cần thiết và hiệu quả vốn vay, sử
dụng vốn vay và thanh toán (kể cả việc huy động các nguồn tài chính khác với đặc điểm
ưu đãi hơn về thanh toán). Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên
trước khi kiểm toán có thể yêu cầu doanh nghiệp lập “bảng kê vốn vay và lãi tính
dồn”
Vốn vay là một cấu thành của vốn doanh nghiệp. một doanh nghiệp sẽ hoạt động
hiệu quả hơn khi doanh ngiệp đó biết sử dụng vốn vay có hiệu quả và biết cân đối cơ
cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các ngồn cho vay để cắt giảm chi phí lãi
vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại
phổ biến nhất đối với các khoản vay là : vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời
hạn cho vay mà đơn vi cho vay hay đơn vị đi vay phân loại các khoản vay.
Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạn thanh toán
cả gốc và lãi vay trong thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một năm hay ngoài một chu kỳ
kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả.
Hình thức trả lãi tiền vay có thể trả lãi từng tháng, trả đầu kỳ hay trả lãi cuối kỳ vay

tuỳ theo hợp đồng vay.
1.2Mục tiêu kiểm toán các khoản vay.
Mục đích của kiểm toán bảng khai tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về độ tin
cậy của các thông tin về tính tuân thủ nguyên tắc. Đối với mỗi khoản mục, mỗi chu trình
đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Còn đối với các khoản vay mục đích chung
chính là đánh giá sự thay đổi số dư tài khoản liên quan, sự trung thực và phù hợp với
các nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Từ mục đích chung của kiểm toán có thể phát
triển thành mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù.
Mục tiêu kiểm toán chung đối với các khoản vay là đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ (KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về khoản
vay cùng với mức độ phù hợp của việc trình bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên
quan tới các khoản vay.
Các mục tiêu đặc thù đối với khoản vay gồm các mục tiêu sau:
Mục tiêu hiện hữu: Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt
động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều thực sự xảy
ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tình trạng
khai khống các khoản vay và chi phí lãi vay.
Mục tiêu đầy đủ (trọn vẹn): tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi
chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh nghiệp vô
tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồm cả số tiền gốc , lãi vay, thời
hạn trả lãi, trả nợ gốc khoản mục đó đã vi phạm mục tiêu này.
Mục tiêu tính giá: các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo đúng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận khoản vay còn đối với doanh
nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản
vay sử dụng tỷ giá hạch toán nhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá ngày
31/12. Ví dụ trong doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế, đối với khoản mục vay
ngắn hạn ngân hàng, khi ghi nhận khoản vay này, trong sổ cái tài khoản 311- Ngân hàng
A : hạch toán theo tỷ giá tại ngày ghi nhận, trong những lần thanh toán tiếp theo thì hạch
toán theo tỷ giá ngoại tệ tại ngày thanh toán. Việc ghi chép này, phải đảm bảo sử dụng
đúng tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm hạch toán.

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản vay
được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Xem xét các khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không?
Mục tiêu phân loại và trình bày Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các
chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến
vay, nợ có nghĩa rằng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản vay được trình
bày vào tài khoản thích hợp. Đôi khi, các nghiệp vay được ghi nhận cho Ngân hàng A
thì lại hoạch toán sang Ngân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn thành khoản
vay dài hạn đã vi phạm mục tiêu này.
Mục tiêu đúng kỳ: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép vào
sổ sách. Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay có
được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quy định hay không? Nếu việc ghi
chép không đúng kỳ gây ảnh hưởng đến số dư trong kỳ cũng như các kỳ liên quan.
Tính chính xác cơ học: Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi
phải trả được hạch toán và tính toán một cách chính xác. Việc tính toán, ghi sổ và
chuyển số chính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ các khoản vay được ghi chép chính xác,
hợp lý và đầy đủ.
1.3 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán
cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận
của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường
được tiến hành theo quy trình gồm 3 bước sau và đây cũng là quy trình kiểm toán áp
dụng cho kiểm toán các khoản vay và các khoản mục khác trong kiểm toán BCTC.
Sơ đồ 1.1: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán
BCTC.
Giai đoạn 1: Lập kế
hoạch và thiết kế
phương pháp kiểm
toán.
Giai đoạn 2: thực

hiện kế hoạch kiểm
toán.
Giai đoạn 3: hoàn
thành kiểm toán và
công bố BCKT.
Thu thâp thông tin cơ sở
Thực hiện thủ tục phân tích cho khoản vay
Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro KTkiểmtáon
Lập kế hoạch toàn diện và soạn thảo chương trình
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thực hiện thủ tục kiểm soát
Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán đối với các khoản
vay.
• Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán
nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán các khoản vay. Mà còn
là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và
đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm
toán các khoản vay có hiệu quả và chất lượng.
KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải
được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của
công tác kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo công
tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phâm bổ cho khoản mục. Kế hoạch
kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm
toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán khoản mục này.
Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục vay:
- Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý

kiến xác đáng về các kết luận đối với khoản mục vay. Từ đó giảm thiểu các sai
sót đối với khoản mục này.
- Phối hợp hiệu quả với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến hành cuộc
kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý được phân
bổ cho khoản mục này.
- Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công
việc kiểm toán khoản mục vay đang được thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu
quả kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán khoản vay cũng gồm ba (3) bộ phận:
Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được
thực hiện có hiệu quả Giám đốc kiểm toán và các kiểm toán viên cao cấp thường lập
chiến lược kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: Kế hoạch chiến
lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của
cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi
trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương
pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm
toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc
kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Chương trình kiểm toán các khoản vay Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý
kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán khoản mục này và là phương tiện ghi chép
theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục. Chương trình kiểm toán chỉ
dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho khoản mục này.
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm
toán cụ thể gồm 6 bước công việc như sau:
Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán cho khoản mục vay
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán các khoản
vay
Thu thập hông tin cơ sở các khoản vay

Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản
vay
Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán khoản
vay
Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ và
đánh giá rủi ro kiểm soát đối với vay
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn
thảo chương trình kiểm toán
Bng 1.1: B ng mụ t k hoch chin lc
Kế hoạch chiến lợc
Khỏch hng:
Nm ti chớnh:
Ngi lp: Ngy:
Ngi duyt: Ngy:
Cỏc ch dn v yờu cu
- K hoch chin lc c lp cho cỏc cuc kim toỏn ln v qui mụ, tớnh cht phc
tp, a bn rng hoc kim toỏn bỏo cỏo ti chớnh nhiu nm;
- K hoch chin lc do ngi ph trỏch cuc kim toỏn lp v c Giỏm c Cụng ty
(Phú Giỏm c c y quyn hoc Giỏm c Chi nhỏnh) phờ duyt;
- Nhúm kim toỏn phi tuõn th cỏc quy nh ca cụng ty v phng hng m Giỏm
c (Phú Giỏm c c y quyn hoc Giỏm c Chi nhỏnh) ó duyt trong k hoch
chin lc;
- Trong quỏ trỡnh lp k hoch kim toỏn tng th v thc hin kim toỏn nu phỏt hin
nhng vn khỏc bit vi nhn nh ban u ca Ban Giỏm c thỡ phi bỏo cỏo kp
thi cho Ban Giỏm c cú nhng iu chnh phự hp.
Đặc điểm khách hàng:
(qui mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán nhiều năm).
Nội dung và các bớc công việc của kế hoạch chiến lợc:
1/ Tỡnh hỡnh kinh doanh ca khỏch hng (tng hp thụng tin v lnh vc hot ng, loi
hỡnh doanh nghip, hỡnh thc s hu, cụng ngh sn xut, t chc b mỏy qun lý v

thc tin hot ng ca n v) c bit lu ý n nhng ni dung ch yu nh: ng
lc cnh tranh, phõn tớch thỏi cc kinh doanh ca doanh nghip cng nh cỏc yu t v
sn phm, th trng tiờu th, giỏ c v cỏc hot ng h tr sau bỏn hng...
2/ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn
mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty;
3/ Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài
chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);
4/ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
5/ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;
6/ Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật,
kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng,
kỹ sư nông nghiệp...
7/ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;
8/ Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế
hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán
tổng thể và chương trình kiểm toán.
Bảng 1.2 : Bảng mô tả kế hoạch kiểm toán tổng thể
KÕ ho¹ch kiÓm to¸n tæng thÓ
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người lập: Ngày:
Người soát xét: Ngày:
Người duyệt: Ngày:
1 Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm
toán
- Khách hàng : Năm đầu Thường xuyên Năm thứ
- Trụ sở chính: ..................................................Chi nhánh: (số lượng, địa
điểm) .......................................
- Điện thoại: ..............................................
Fax:............................Email:...................................................

- Mã số
thuế: ..........................................................................................................................................
....
- Đơn vị thành viên ( được kiểm toán trong kế
hoạch)................................................................................
- Điện thoại: ..............................................
Fax:............................Email:...................................................
- Mã số
thuế: ..........................................................................................................................................
....
- Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh
doanh)...............................................
- Lĩnh vực hoạt động: (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn,...)
- Địa bàn hoạt động: (cả nước, có chi nhánh ở nước ngoài,...) ................................
- Tổng số vốn pháp định: ................................................ vốn đầu tư: ............................
- Tổng số vốn vay: ............................................................ Tài sản thuê tài
chính: ....................................
- Thời gian hoạt động: (từ ....... đến ....., hoặc không có thời
hạn) ............................................................
- Hội đồng quản trị...........................................................................................................
Tên thành viên chủ chốt .................................. Chức
vụ: ...............................................
- Ban Giám đốc: (số lượng thành viên, danh sách)
- Kế toán trưởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty, địa chỉ, liên hệ) .......................
- Công ty mẹ, đối tác: ...........................................................................................
- Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách
hàng: ............................................................................
- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: ...............................................................
- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của khách
hàng:...........................................

- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của khách hàng:
+ Yêu cầu môi trường ...............................................................................................
...................................................................................................................................
+ Thị trường và cạnh tranh ........................................................................................
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD:
+ Rủi ro kinh doanh ...................................................................................................
+ Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi. .................
+ ...
- Tình hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các
hoạt động nghiệp vụ):
+ Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới để
sản xuất ra sản phẩm. .............................................................................................
+ Thay đổi nhà cung cấp ...........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
+ Mở rộng hình thức bán hàng (chi nhánh bán hàng)... ............................................
+ ...
- Những thay đổi trong năm kiểm toán................................................
2 Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh
Yêu cầu về thời gian thực hiện.............................................................................
Yêu cầu về tiến độ thực hiện.........................................................................
Yêu cầu về báo cáo kiểm toán, thư quản lý .................................................................
3 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
Chế độ kế toán áp
dụng...............................................................................................................................
Chuẩn mực kế toán áp dụng.......................................................................................
Chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kế toán trong việc lập báo cáo tài
chính........
Các thông tư, các qui định và chế độ phải tuân thủ..........................................................
Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài

chính...........
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính.
Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.
Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống
kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy và có hiệu quả:
Cao Trung bình Thấp
4 Đánh giá rủi ro
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Cao Trung bình Thấp
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Cao Trung bình Thấp
+ Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ:
5 Xác định mức độ trọng yếu
Chỉ tiêu chủ yếu để xác định mức độ trọng yếu là:
Năm nay Năm trước
1- Lợi nhuận trước thuế
2- Doanh thu
3- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
4- Nợ ngắn hạn
5- Tổng tài sản
Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu:
Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm
toán................................................................
Khả năng có những sai sót trọng yếu
Các sự kiện và nghiệp vụ phức tạp, các ước tính kế toán cần chú trọng...................
6 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục
- Kiểm tra chọn mẫu đối với
- Kiểm tra các khoản mục chủ yếu đối với.........................................................
.
- Kiểm tra toàn bộ 100% đối với

- Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán............................................
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin................................................................................
- Công việc kiểm toán nội bộ........................................................................................
7 Yêu cầu nhân sự
- Giám đốc ( Phó Giám đốc) phụ trách
- Trưởng phòng phụ trách ...........................................................................
- Trưởng nhóm kiểm toán ..................................................................................
- Kiểm toán viên 1 ( nêu rõ công việc làm) .............................................................
- Kiểm toán viên 2 ( nêu rõ công việc làm) ...............................................................
- Trợ lý kiểm toán 1 ( nêu rõ công việc làm) ............................................................
- Trợ lý kiểm toán 2 ( nêu rõ công việc làm)
8 Các vấn đề khác
- Kiểm toán sơ bộ;
- Kiểm kê hàng tồn kho;
- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;
- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;
9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể
Th

tự
Yếu tố hoặc
khoản mục
quan trọng
Rủi ro
tiềm
tàng
Rủi ro
kiểm
soát
Mức

trọng
yếu
Phương
pháp kiểm
toán
Thủ tục
kiểm
toán
Tham
chiếu
1
2
3
4 .......
Phân loại chung về khách hàng
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
Khác......
• Thu thập thông tin về các khoản vay:
Các thông tin về các khoản vay có thể thu thập từ nhiều nguồn khách nhau. Tuy
nhiên đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của
chúng:
- Thông tin xác nhận từ bên ngoài (CM 505):
Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp cho khoản mục vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toán của
khoản mục này. Để quyết định có sử dụng việc xác nhận từ bên ngoài hay không cần
xem xét: Mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng có thể
làm giảm rủi ro kiểm toán khoản mục xuống mức thấp có thể chấp nhận được từ những
bằng chứng kiểm toán này.
Mối quan hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát: Xác nhận từ bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi ro tiềm tàng và

rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Tuy nhiên khi mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát càng được đánh giá là cao thì việc sử dụng thủ tục xác nhận từ bên ngoài càng
có hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Sự tin cậy của bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do nhiều
yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận trực tiếp tới cá nhân, tổ chức cho
vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản cho vay.
Phải kiểm soát thủ tục lựa chọn đối tượng gửi yêu cầu xác nhận và tuỳ theo từng đối
tượng cho vay mà xác định hình thức gửi thư xác nhận đóng hay mở.
Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các các nhân tổ chức cho vay cần
thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
KTV cần phải xem xét tính chính xác và tin cậy của thông tin phản hồi và phải thực hiện
các thủ tục như gọi điện, đề nghị gửi bản gốc, fax, e-mail...
- Sử dụng tư liệu của KTV khác.
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.
- Sử dụng tư liệu của chuyên gia.
• Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay:
Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khoản mục này khi lập kế hoạch
kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về công tác kiểm toán các khoản vay.
Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng,
qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn
với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.
Gồm việc so sánh các thông tin về các khoản vay theo kỳ kinh doanh, từng đối
tượng cho vay, so sánh giữa thực tế các khoản chi phí lãi phải trả thực tế với kế hoạch,
dự tính; so sánh các khoản vay ngắn hạn dài hạn với nhau; so sánh giữa các thông tin về
các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác.
Mục đích phân tích các khoản vay: Được sử dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc
kiểm toán nhằm: giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
kiểm toán khác trong quy trình kiểm toán các khoản vay; như một thử nghiệm cơ bản;
và để kiểm tra toàn bộ báo cáo kiểm toán khoản mục này trong khâu soát xét cuối cùng
của cuộc kiểm toán.

Mức độ tin cậy của quy trình phân tích khoản mục vay: Kết quả của quy trình
phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: tính trọng yếu của tài khoản vay,các thủ tục kiểm toán
khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân
tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khoản mục này.
Điều tra các yếu tố bất thườngcủa khoản mục vay: Nếu kết quả phân tích khoản mục có
chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp.
• Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán các khoản vay.
Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng, KTV cần ước tính mức độ
sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh
giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm
vi các khảo sát kiểm toán. Từ việc ước lượng mức trọng yếu của BCTC, KTV tiến hành
phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Đối với khoản mục vay, KTV cần xác định giá trị của nó chiếm trong tổng giá trị
tài sản: nếu dưới 10% giá trị tài sản: không được coi là trọng yếu; từ 10% đến 15% giá
trị tài sản: có thể trọng yếu; trên 15%: chắc chắn trọng yếu.
Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ
BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng
yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc
thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục. Công việc
này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán.
Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau:
DAR = IR x CR x DR →
DRCR
DAR
DR
.
=
Trong đó: DAR: rủi ro kiểm toán.

IR: rủi ro cố hữu.
CR: rủi ro kiểm soát.
DR: rủi ro phát hiện.
Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các khoản vay là
đánh giá rủi ro kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho khoản
mục vay ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2
yếu tố:
Một là, Mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng như tin
tưởng vào số liệu
Hai là, Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm
toán được công bố. Nhất là các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Nếu số dư các khoản vay cao, các yếu tố khác không thay đổi thì khả
năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại.
Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro cố hữu. Rủi ro
cố hữu các khoản vay được hiểu là sự nghi ngờ một số dư các tài khoản vay trong một
nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra. Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành
nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro cố hữu phụ thuộc vào:
Một là, Bản chất kinh doanh của khách hàng. Rủi ro cố hữu có thể tăng lên tùy
thuộc đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo nên những khó khăn cho
kiểm toán hoặc những khoản không chắc chắn do đó có thể làm tăng những gian lận
hoặc những sai sót trên BCTC.
Hai là, Tính trung thực của ban giám đốc: Ban giám đốc không thể xem là hoàn
toàn trung thực trong mọi trường hợp. Khi ban giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặc một
số ít các cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các BCTC bị báo cáo sai nghiêm
trọng sẽ tăng lên rất cao.
Ba là, Kết quả các lần kiểm toán trước: Đối với tài khoản được phát hiện có sai
phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro cố hữu được xác định ở mức cao.
Bốn là, Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trong các
hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về các sai sót
của đơn vị khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro cố hữu cao hơn so với hợp đồng

kiểm toán gia hạn.
Năm là, Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: Các nghiệp vụ này có khả
năng bị vào số sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu
kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó. Đối với một doanh nghiệp thường xuyên
hợp tác với các tổ chức cho vay trong nước, khi hợp tác với nhà cho vay nước ngoài sẽ
gặp nhiều khó khăn do chưa nắm vững được cách hạch toán.
Sáu là, Các ước tính kế toán: Rủi ro cố hữu của các tài khoản vay phản ánh các
ước tính kế toán thường được đánh giá cao hơn.
Bảy là, Số lượng tiền của các số dư tài khoản các khoản vay : Các tài khoản có
số dư bằng tiền lớn thường được đánh giá là rủi ro cao hơn so với tài khoản có số dư
bằng tiền nhỏ.
Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả của việc đánh
giá rủi ro kiểm toán. Mối quan hệ giữa số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và
rủi ro kiểm toán được thể hiện qua Bảng 1.1:
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với số lượng bằng chứng kiểm toán .
Trường Rủi ro Rủi ro cố Rủi ro kiểm Rủi ro phát Số lượng
hợp kiểm toán hữu soát hiện
bằng chứng
cần thu thập
1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp
2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình
3 Thấp Cao Cao Thấp Cao
4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
• Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với
vay.
• Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần
thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự
kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.

Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích: Một là,
Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa
KTV cũng như hướng dẫn cho các KTV chưa có kinh nghiệm. Hai là, Chương trình
kiểm toán là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán
thông qua việc xác định các bước công việc nào còn phải thực hiện. Ba là, Chương trình
kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thông
thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên hoặc ký tắt lên chương
trình kiểm toán liền ngay với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.
Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với các khoản vay.
Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán khoản
mục vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán khoản mục này. Giai đoạn này
chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản
vốn vay và thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản đối với công tác
vay nợ hoặc khoản mục vốn vay trên BCTC. Đó là quá trình triển khai một cách chủ
động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác
thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Việc thực hiện các khoản vay và nợ cũng được tiến
hành theo các bước công việc đã vạch sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản
vay theo thời gian và trình tự đã quy định. Thực hiện kiểm toán các khoản vay cũng
được tiến hành theo 3 bước như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục kiểm soát.
KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán
và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng
có hệ thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro
kiểm soát đối với khách hàng đó là thấp và ngược lại.
Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thể
không chi để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc
xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.
Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4
bước cụ thể:

Thứ nhất, Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả
chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc.
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên bốn yếu tố
chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và
hệ thống kiểm toán nội bộ.
Thứ hai, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay.
Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã
được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thiết kế và vận
hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.
Đánh giá về rủi ro kiểm soát được tiến hành theo các bước sau:
Một là, Nhận diện các mục tiêu kiểm soát đối với các khoản vay như: Sự đồng
bộ của sổ sách kế toán liên quan đến vốn vay; việc đánh số thứ từ các hợp đồng vay với
các bên liên quan; phê duyệt các nghiệp vụ liên quan ví dụ như: phê duyệt chấp nhận

×