Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quan điểm triết học mác lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong sự nghiệp đổi mới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-------------------TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI
Quan điểm triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương
pháp luận của quy luật này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Học kỳ: KH01
Năm học: 2021 – 2022
Hệ: Chính quy
Mã học phần: 2111POLI2001
Lớp học phần: 2111POLI200114
Sinh viên thực hiện: Trần Vũ Khang
Mã số sinh viên: 47.01.751.141

TP. HỒ CHÍ MINNH – 2022


1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ QUY LUẬT
CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI


1.1.

Nội dung của quy luật.....................................................................3

1.1.1. Khái niệm chất...................................................................................3
1.1.2. Khái niệm lượng................................................................................4
1.1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất......................................5
1.2.

Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................7

CHƯƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY VÀO TRONG CUỘC
SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vận dụng quan điểm này vào trong đời sống và học tập của bản thân
sinh viên....................................................................................................... 9
2.2. Vận dụng quan điểm này vào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.....................................................................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................16
\


2

MỞ ĐẦU
“Thời gian miễn phí, nhưng nó vơ giá. Bạn khơng thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể
sử dụng nó. Bạn khơng thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất
nó, bạn khơng bao giờ có thể lấy lại (Harvey MacKay). Quả thật, thời gian cứ tuần
hồn trơi đi nếu chúng ta khơng biết nắm bắt thì người bị bỏ lại sẽ là chúng ta. Do

đó, nếu chúng ta khơng nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của
các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”, và vận dụng nó vào
trong đời sống của chúng ta, ắt hẳn ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống. Bởi
vậy, sau khi được nghe Thầy Cơ giảng dạy trên lớp và nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã
nhận thức được quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại” có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét
các sự vật, hiện tượng; bởi vì nó giúp ta biết đánh giá chúng một cách đa chiều từ
nhiều khía cạnh, biết đâu là thời điểm chính xác để bắt đầu cơng việc, cần chuẩn bị
những gì để đạt được thành cơng dự định đưa ra, và cần làm gì đã khắc phục, sửa
chữa những thiếu xót của bản thân. Trong phạm vi của tiểu luận này, tơi xin được
trình bày những cơ sở lýlu ận chung về nội dung của quy luật chuyển hóa từ những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, trên cơ sở đó rút ra
ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này trong
cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay. Vì trình độ nhận thức, sự nghiên cứu và hiểu biết về vấn đề cịn giới hạn
nên tiểu luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự suy xét và
góp ý của quý Thầy Cô.


3

CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ QUY LUẬT
CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI (QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT).
Quan điểm triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật. Bên cạnh đó, nó cịn chỉ ra cách thức chung của sự
vận động và phát triển khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện
tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định.
1.1.


Nội dung của quy luật.

1.1.1. Khái niệm chất.
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác. Đặc
điểm cơ bản của chất là thể hiện tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng. Mỗi
sự vật, hiện tượng đều có q trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong
mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng; do đó, mỗi sự vật, hiện tượng khơng phải chỉ
có một chất mà có thể có nhiều chất. Chất có tính khách quan, được cấu thành bởi
các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Mà thuộc tính của sự vật,
hiện tượng chỉ bộc lộ ra khi nó nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng
khác, nên muốn xác định thuộc tính của sự vật hiện tượng cần phải đặt sự vật, hiện
tượng ấy trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ  mầm
non  nhi đồng  thiếu niên  thanh niên… mỗi giai đoạn đó là một chất.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực
khách quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất nằm ngồi
sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng khơng
phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Mỗi sự vật đều có 2 thuộc


4

tính là thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản. Nhưng thuộc tính của sự vật
chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia
thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính
tương đối. Tổng hợp các thuộc tính cơ bản ta được chất cơ bản và tổng hợp các
thuộc tính khơng cơ bản sẽ tạo nên chất khơng cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Chất của con người khác các động vật khác ở những thuộc tính cơ bản của
con người: có ngơn ngữ, có tư duy, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Tuy
nhiên, trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính của
con người về nhân dạng, về dấu vân tay,... mới trở thành thuộc tính cơ bản.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành
mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành. Trong hiện thực các sự
vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác. Bên cạnh
đó, mỗi thuộc tính lại được tạo thành từ các đặc trưng về chất của nó; do đó, mỗi
thuộc tính lại đóng vai trị là một chất của sự vật. Cuối cùng, sự phân biệt giữa
thuộc tính và chất cũng chỉ mang tính tương đối. Sự vật, hiện tượng có vơ vàn thuộc
tính nên sự vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất mà cịn có vơ vàn chất.
1.1.2. Khái niệm lượng.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật
ấy là nó. Bên cạnh đó, lượng của sự vật khơng phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con
người. Nó cịn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít
hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm
hay nhạt (vận tốc ánh sáng là ). Ngoài ra, lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu
tượng, khái qt, (Lịng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức – Xuân Quỳnh).
Lượng còn biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng lĩnh vực cơ bản


5

của đời sống xã hội) hoặc có những lượng cịn vạch ra yếu tố quy định bên ngoài
của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật).
Mỗi sự vật, hiện tượng có vơ vàn chất nên nó cũng có vơ vàn lượng. Sự vật, hiện
tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Sự phân biệt giữa chất
và lượng cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng mối quan hệ nhất định,

cái là lượng trong mối quan hệ này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác. (Xét
số 4 trong mối quan hệ phân biệt với các số nguyên dương khác thì nó được coi là
chất. Nhưng trong mối quan hệ số 4 có tổng số bằng 4 số 1 cộng lại, hay bằng 2 số 2
cộng lại thì khi ấy nó được coi là lượng).
1.1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
 Khái niệm độ.
Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi (tăng lên hoặc giảm đi) chưa gây nên
sự thay đổi căn bản về chất, sự vật vẫn là nó. Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại
trong một độ thích hợp. Khi lượng biến đổi vượt q giới hạn độ thì sự vật khơng
cịn là nó. Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại
lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn
đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá
vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật mới chuyển thành sự vật khác
Ví dụ 1: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng là từ 0 đến 100.
Ví dụ 2: Độ tuổi vị thành niên của con người là từ 10 đến 17 tuổi (theo WHO), và
độ tuổi thanh niên của con người là từ từ 18 đến 24 tuổi (theo WHO).
 Khái niệm điểm nút.
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Tập hợp những điểm nút gọi là đường
nút Điểm nút là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất


6

của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra
đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm
nút mới của sự vật đó, q trình này diễn ra liên tiếp trong sự vật và vì vậy sự vật
ln phát triển khi nó cịn tồn tại.
Ví dụ 1: 0 và 100 là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng thái

khí (bay hơi).
Ví dụ 2: Thời điểm chuyển giao giữa tuổi vị thành niên và tuổi thanh niên của
con người (theo WHO) là điểm nút.
 Khái niệm bước nhảy.
Sự giới hạn về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng
để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác do những
thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển
của sự vật, và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Trong thế giới
ln diễn ra q trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra
một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp
đến cao. Có nhiều hình thức bước nhảy như: bước nhảy dần dần và bước nhảy đột
biến, bước nhảy chậm và bước nhảy nhanh, bước nhảy cục bộ và bước nhảy tồn
bộ...)
Ví dụ 1: Sự chuyển giao giữa tuổi vị thành niên và tuổi thanh niên của con người
(theo WHO) là bước nhảy.
Ví dụ 2: Trong xã hội, lực lượng sản xuất phát triển (lượng đổi) dẫn đến mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời (chất cũ), kết quả là đấu tranh giai cấp mà đỉnh
cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mới tiến bộ
hơn ra đời (chất mới).


7

 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
Mỗi sự vật, hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và lượng. Hai
mặt đối lập không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho sự vận
động, biến đổi theo cách thức từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại. Từ đó, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay

thế; do bởi, lượng thì thường xun biến đổi, cịn chất tương đối ổn định. Tuy nhiên,
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay
tức khắc, mặc dù mọi sự thay đổi về lượng đều ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của
sự vật, hiện tượng. Vì vậy, sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó phải mâu
thuẫn với chất cũ. Lúc ấy, chất cũ bị kìm hãm, vượt q giới hạn của độ cũ thì nó sẽ
nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở ra một độ mới để mở đường cho
lượng phát triển. Điểm giới hạn vượt qua đó chính là điểm nút, còn sự thay đổi cản
bản về chất được gọi là bước nhảy. Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Quy luật này cịn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn
đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì
chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể
hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Phát biểu: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần
về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm
nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ,
chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng
mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự
vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác
động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển
không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng
Ví dụ : Khi ta ta tăng thời gian tự học, tìm hiểu và đọc bài trước ở nhà thì chất
lượng học tập, chất lượng hiểu bài của ta sẽ tăng khi đến lớp.


8

1.2.

Ý nghĩa phương pháp luận.


Trong cuộc sống, mỗi sự vật, hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập
chất và lượng. Chúng là hai mặt đối lập không tách rời nhau mà còn tác động qua
lại biện chứng làm cho sự vận động, biến đổi theo cách thức từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại; do đó, trong thực
tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
Ở các hoạt động thường ngày, những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những sự
thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại; do đó, cần coi trọng q
trình tích luỹ về lượng để làm thay đổi chất của sự vật khi có đầy đủ điều kiện chín
muồi. Đồng thời, phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng
của sự vật. Trong quá trình tác động về lượng để vượt qua giới hạn độ, tạo nên chất
mới, tránh bệnh chủ quan, duy ý trí, khi lượng chưa biến đổi đủ đến điểm nút mà đã
vội vàng thực hiện bước nhảy. Bên cạnh đó, sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi
chất khi lượng được tích luỹ đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cũng cần
khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ. Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng,
phong phú, do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp
với điều kiện cụ thể. Khi đã đến giới hạn độ, ta cần xác định, ủng hộ và tạo điều
kiện thực hiện bước nhảy một cách kịp thời. Đặc biệt trong đời sống xã hội, q
trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc
vào nhân tố chủ quan của con người. Ngoài ra, cần phải nâng cao tính tích cực chủ
động của các chủ thể để thúc đẩy q trình chuyển hố từ lượng đến chất một cách
hiệu quả nhất, cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật.
Ví dụ: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất vào việc thiết
lập một buổi họp mặt các bạn trung học phổ thông. Ta thấy, để tạo nên một buổi họp
mặt ý nghĩa và vui vẻ ta nên đề ra tính chất của buổi tiệc là để làm gì, biết được nên
đặt yếu tố vui chơi lên đầu hay là gặp gỡ lại những người bạn cũ là quan trọng hơn
để đẩy mạnh yếu tố đó. Tiếp đến, cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức
bữa tiệc, thời gian nào thì thầy cơ và bạn bè có thể đến tham dự đơng đủ mà không



9

vướng bận chuyện cá nhân. Tổ chức ở đâu sẽ thích hợp đối với tất cả thành viên lớp
học. Tránh tình trạng nóng vội mà suy nghĩ sơ sài, dẫn đến tổ chức bữa tiệc thì có
nhưng mất dần ý nghĩa. Bên cạnh đó, ta cần nhanh chóng bàn bạc với mọi người
trong lớp học để không bỏ lỡ những nơi gặp gỡ đang trong thời gian ưu đãi, thời
gian đặc biệt. Từ đó lên kế hoạch thật chính xác và nhanh chóng, tránh việc dẫn đến
trì trệ. Ngồi ra, khi thảo luận, bàn bạc cần nhận thức được đâu là mục đích của bữa
gặp gỡ mà đưa ra nhiều ý kiến thích hợp, và những biện pháp cụ thể để có một thời
gian họp mặt ý nghĩa.
CHƯƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY VÀO TRONG CUỘC
SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.

Vận dụng quan điểm vào trong đời sống và học tập của bản thân sinh

viên.
“Một giây trơi qua cũng thành q khứ”. Do đó, hãy biết qn triệt những dự
định, tính tốn chu tồn, để có thể từng ngày từng bước trên con đường của mình
thật vững chãi. Và nếu đặt trên quan điểm triết học thì q trình tích lũy, chuẩn bị,
thu góp hành trang cho tương lai đó cũng khơng nằm ngồi quy luật lượng chất. Bởi
vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức, kỹ năng, hành trang
cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất.
Để khi ta gặp những sự kiện, những trắc trở, gian truân trong cuộc sống (hay là
những điểm nút trong cuộc đời chúng ta), ta sẽ có thể cứng cáp thực hiện bước
nhảy, vươn đến những thành công xa hơn ở tương lai.
Quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận
động và phát triển, một sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng là kết quả của
việc tích luỹ những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định. Và sự vận động và

phát triển vừa diễn ra một cách có tuần tự theo sự thay đổi của lượng, vừa có bước
nhảy đột phá từ sự biến đổi của chất. Do đó, trong cuộc sống, học tập của bản thân
sinh viên phương pháp luận này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đi đến


10

thành công ở tương lai. Theo lý luận, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng
cả hai mặt chất và lượng. Vậy vận dụng vào trong cuộc sống, học tập của bản thân
sinh viên thì hai mặt biện chứng này là gì? Quá trình học tập của mỗi học sinh là
một q trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng
nghỉ của bản thân mỗi sinh viên. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi sinh viên tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe các thầy cơ giảng dạy trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm
sách tham khảo,… thành quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài
kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức
cần thiết, ta sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, q trình học
tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc được
sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Sau khi thực hiện được bước nhảy trên,
chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó
thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự
chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ
thông. Do vậy, chúng ta cần phải từng bước tích luỹ kiến thức một cách chính xác,
đầy đủ, bởi vì nếu chúng ta chưa tính lũy đủ về lượng, thời gian chưa chín muồi mà
đã nơn nóng thực hiện bước nhảy, ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái khơng đột phá
được mình để bước sang chất mới, hay là đã đổi mới được chất của bản thân nhưng
chính chúng ta chỉ là những cá thể mang chất cũ mà thơi. Một ví dụ điển hình trong
cuộc sống và học tập đó chính là xuyên suốt quá trình học tập, bên cạnh những kiến
thức văn hóa ở trường lớp, ta cũng dần dần tiếp cận và học tập những kỹ năng mềm
như văn hóa ứng xử, hành vi an tồn khi tham gia giao thơng,... nếu chúng ta bỏ đi

giai đoạn tìm tịi, phấn đấu đến những bài học ở cuộc sống thì mai này khi ra
trường, bước đến một xã hội rộng hơn ta sẽ như đứng ở ngã ba đường, không biết
cách giao tiếp trị chuyện, khơng dễ dàng để học tập và đón nhận cái mới, ta chỉ mãi
chui rút trong vỏ bọc của chính bản thân mình. Bởi vì chúng ta cần phải chú ý khâu
tích lũy về lưỡng để khi đạt đủ giới hạn độ ta mới có thể vượt qua nút, thực hiện
bước nhảy mà đến chất mới.


11

Tuy nhiên, lại có những lúc chính bản thân đã quá nóng vội khi lượng chưa biến
đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bước nhảy, hay là khi lượng đã căng tràn
quá giới hạn độ nhưng ta cứ mãi trì trệ, khơng chịu thực hiện bước nhảy. Chúng ta
sinh ra ai cũng có điểm chung là phải sống và làm việc, cịn thành cơng đến như nào
là do sự nỗ lực, cố gắng, do sự rèn luyện mà nên. Bởi thế, việc phải tự học tập, tìm
kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi bản thân khi cịn là 1 sinh viên trên giảng đường
Đại học là điều quan trọng và cần thiết. Điển hình là chúng ta khơng nên q nóng
vội, gấp gáp để mải mê những công việc làm thêm ở đời sống sinh viên mà xao
nhãn đi thời gian mài dũa kiến thức để tích cóp cho bộ nhớ của mình. Khi sinh viên
biết tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ động hơn trong
cơng việc của mình. Cùng là một công việc học tập, một người học với thái độ hời
hợt, bị ép buộc và một người học với thái độ hăng say, tự học thì cũng sẽ cho ra hai
kết quả khác nhau. Ấy vậy mà trái ngược với một số bộ phận các bạn sinh viên luôn
năng nổ, nhiệt huyết vạch ra kế hoạch và định hướng cho tương lai của mình thì lại
có một nhóm các bạn sinh viên cứ mãi dậm chân tại chỗ, khơng biết con đường phía
trước của mình rồi sẽ về đâu. Quả thật đôi lúc chúng ta đã như vậy! Hãy tưởng
tượng việc học và cuộc đời chúng ta mãi cứ “nằm há miệng chờ sung” mà khơng có
một hoạch định rõ ràng nào nó cũng giống như một đoàn tàu xe lửa đang chạy bon
bon trên đường ray, nếu một ngày nào đó ta vơ tình trật đường ray nhưng lại khơng
có một dự định nào cho bản thân mình thì thật là vơ định biết nhường nào. Vì vậy,

trong những khoảnh khắc đời sống ta cần xác định được đâu là giây phút quyết định
(nút) của đời mình để có thể áp dụng được những thành quả, cơng lao mình đã học
hỏi, dành dùm (lượng) mà bước đến một giai đoạn tốt hơn của cuộc đời (thực hiện
bước nhảy để đến một chất cao hơn). Còn trong quá trình học tập, song hành với
việc chuẩn bị hành trang, kiến thức cho các kỳ thi (nút) ta không được đợi nước đến
chân mới nhảy, nhưng phải học tập và nỗ lực ln ln, bởi qua đó ta có thể bức
phá bản thân, biết được mình giỏi ở khía cạnh nào mà khai thác nó. Ta phải ln sẵn
sàng tạo mọi điều kiện cho những cuộc hành trình mới ở tương lai được khai mở.
Bên cạnh đó, trong đời sống xã hội và học tập ta cần nhận thức đúng và vận dụng


12

một cách phù hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã hội của
sự vật, hiện tượng. Tùy vào từng điều kiện lịch sự cụ thể mà có thể nhấn mạnh chất
tự nhiên hay chất xã hội lên hàng đầu. Ví dụ nếu mơn học cần ta hiểu cặn kẽ các
nguyên lý thì ta cần xem trước giáo trình và lên lớp nghe giảng, về đến nhà ta sẽ
luyện tập lại các bài tập; chứ không thể nào bài học cần ta hiểu nhưng ta lại học
thuộc lầu lầu được. Vì thế, bên cạnh việc học và hoạt động trong cuộc sống thường
nhật ra, ta cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể, tức là sẵn sàng
trang bị mọi hành trang cho việc học và việc làm, cần có những biện pháp cụ thể để
thay đổi chất của sự vật và thúc đẩy q trình chuyển hố qua những giai đoạn trong
cuộc sống, chuyển bước từ những ngày tháng sinh viên đến một xã hội rộng mở
hơn, nhiều khó khăn và thử thách, cũng như là một cơ hội cho ta được bộc phá bản
thân để đi đến những chất mới hơn, cao hơn (từ lượng đến chất một cách hiệu quả
nhất). Do vậy, ta hãy vận dụng tốt nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng
giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vào trong việc
học tập rèn luyện và đời sống của sinh viên trường Đại học hiện nay. Cuộc đời là
một chuỗi ngày biến động với muôn kiểu màu sắc khác nhau, có ngày thì thật tươi
xanh nhưng có ngày chưa bắt đầu ta đã thay có một chút ảm đạm. Ai dám chắc rằng

cuộc đời mình ln là một tấm thảm trải đầy hoa hồng? Mỗi ngày dài cuộc đời đều
ném vào ta quả chanh đầy chua chát; do đó, nếu ta khơng muốn dừng lại chỉ cịn
cách bước tiếp con đường phía trước cịn dang dở. Và nếu ta quán triệt được quy
luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại; từ đó vận dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập của bản
thân, ắt hẳn ta sẽ phần nào trao lại “hương thơm ngào ngạt” của chanh vào cuộc đời.
2.2.

Vận dụng quan điểm vào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Thời gian thắm thoát đến nay đã là thế kỷ 21, và với quá trình đất nước Việt Nam
đang trên đà phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa từng ngày, kết hợp hội nhập
với thị trường quốc tế, là thế hệ trẻ ta cần biết áp dụng kiến thức đã học nơi nhà
trường để tìm ra phương pháp thích hợp với bản thân mà góp phần vào cơng cuộc


13

đổi mới đất nước. Quán triệt quan điểm triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển
hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, chúng
ta có thể rút ra những phương thức phù hợp như sau: Ta cần nhận thức rõ đâu là giai
đoạn phát triển (lượng) - trong giai đoạn này ta cần bồi dưỡng năng lực, huy động
nhân tài, đề ra phương sách thích hợp,... để phát triển tiềm lực đất nước. Bên cạnh
đó, có thể tranh thủ giai đoạn này để củng cố bộ máy nhà nước, và khơng qn bảo
tồn văn hóa bởi vì văn hóa là cội nguồn của dân tộc chúng ta. Cùng với việc xác
định rõ đâu là giai đoạn phát triển tiềm lực đất nước là chúng ta cần nhận biết được
khi nào mình cần chuyển giao đất nước từ thời kỳ đang phát triển thành phát triển
(chất); từ việc nắm rõ hai mặt chất và lượng đó, ta góp phần chung tay phát triển đất
nước, giúp sự nghiệp đổi mới thêm vững vàng hơn. Với tốc độ phát triển hiện nay
của khoa học công nghệ, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị cho mình khơng chỉ

kiến thức văn hóa ở trường nhưng còn là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
như: nghệ thuật giao tiếp, văn hóa ứng xử, cách xử lý tình huống, những phương
thức cơ bản khi sử dụng máy tính,... và khơng ngừng tìm tịi học hỏi để khai phá
bản thân; có như thế, mỗi chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình và góp phần vào
xây dựng đổi mới đất nước, bởi vì cơ hội và thành công chỉ đến với những ai biết
tin vào bản thân mình, tự học tập và rèn luyện với nó một cách nghiêm túc và trung
thực. Góp phần vào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức Nhà
nước, cơ quan chức năng cần đề ra các kế sách hợp lý, nên phát triển những mục
đích và dự định cho tương lai để người dân trong cả nước cùng nhau thi đua và phát
triển đất nước, tránh tình trạng mãi đi theo lối mịn, khơng phát huy được tính sáng
tạo, tinh thần đồn kết và lao động của nhân dân ta. Ngày nay, mặc dù khoa học
cơng nghệ đã phát triển thịnh hành nhưng cịn nhiều người chưa có cơ hội được biết
đến. Có thể là do điều kiện kinh tế, các người dân ở nơi vùng sâu vùng xa, hay thậm
chí là họ thật sự không biết đến sự hiện diện của internet; do đó, chúng ta hãy tạo
điều kiện cho nhiều người hơn được biết đến, cùng nhau cập nhật tin tức một cách
nhanh chóng hơn, từ đó người dân có thể lên trên mạng xã hội tự mình tìm tịi
nghiên cứu, nâng cao trình độ nhận thức và tư duy. Mỗi ngày chúng ta dành một


14

chút thời gian để học, dần sẽ thành một thói quen – như tính cách chúng ta vậy. Và
từ đó nó sẽ quyết định cuộc sống của mỗi chúng ta. Việc duy trì là khơng hề dễ dàng
nhưng nếu chúng ta kiên cường phát triển thói quen ấy, ắt hẳn sẽ có được thành
cơng. Bên cạnh việc chóng lại bệnh bảo thủ trì trệ trong cơng tác phát triển đất nước
ngày nay đó là chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, khi thời gian chưa chín muồi
nhưng chúng ta đã hấp tấp nóng vội để chuyển tiếp sang giai đoạn khác, khi chưa
trang bị cho mình đủ các kiến thức và kỹ năng cho đời sống nhưng lại lo tìm tịi học
hỏi cái khác, làm những việc cao siêu phức tạp hơn. Vì thế, nếu ta muốn tiếp thu
được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong cơng việc của mình, chúng ta phải học

dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn
đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực. Nhớ lời Bác Hồ dạy: “Non sơng Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần
lớn ở cơng học tập của các em”. Là những thế hệ mai sau của đất nước chúng ta hãy
chăm chỉ rèn luyện và mãi dũa tri thức cũng như hoàn thiện nhân cách, biết nhận
thức đúng và vận dụng một cách phù hợp khi giai quyết mối quan hệ giữa chất tự
nhiên và chất xã hội trong cơng cuộc góp phần xây dựng đổi mới đất nước, luôn
khám phá bản thân để đưa ra các giải pháp phù hợp với từng người, từng tổ chức
phát triển đất nước để đất nước chúng ta ngày càng đổi mới, ngày càng phát triển,
nhân dân sống ấm no hạnh phúc. Chúng ta hãy ghi nhớ lời Bác dạy và trân quý
những lời ấy như động lực và kim chỉ nam cho quá trình tự rèn luyện và phấn đấu
đổi mới đất nước: “ Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước. Bác cháu ta hãy cùng
nhau giữ lấy nước”.


15

KẾT LUẬN
Thông qua bài học trên lớp, nghiên cứu và tìm tịi thêm về đề tài: “Quan điểm
triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến
những thay đổi về chất và ngược lại”, tôi đã rút ra được kết luận cho chính bản thân
mình: mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau; các tiến trình để chuyển giao từ trạng thái thấp lên trạng thái cao cần chuẩn bị
thật tốt lượng chất cần, nếu chưa đủ lượng mà đã nhanh chóng thực hiện bước nhảy
sẽ dẫn đến không vượt ra khỏi ranh giới của độ, nếu được thì sẽ sang chất mới
nhưng bản thân mình vẫn chưa đạt được giá trị của chất mới yêu cầu. Áp dụng vào
cuộc sống và quá trình học tập, cũng như công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, là
thế hệ tiếp nối cha anh, tôi đã biết cách làm thế nào để quán triệt được tư tưởng này,
nên vận dụng ra sao để có thể tự trau dồi cho bản thân mình một cách tối ưu. Trong

cuộc sống này, mọi sự việc diễn ra đều có ý nghĩa và lý do của nó. Mỗi sự kiện
trong cuộc sống khơng phải tự nhiên xảy đến, nhưng nó đã bắt nguồn từ lâu, đã trải
qua một giai đoạn tích lũy đúng về mặt lượng, đạt đến điểm nút mới thực hiện bước
nhảy để bắt đầu một chất mới. Do đó, khi có một biến cố xuất hiện trong cuộc đời,
ta không nên lo lắng, vội vã mà cần suy xét thấu đáo và chuẩn bị thật tốt cho tương
lai, bởi lẽ chất cũng sẽ tác động trở lại lượng. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do
của nó, nếu ta khơng nhận ra được q trình tích lũy về lượng làm cho chất mới
xuất hiện thì ta khơng thể nào điều chỉnh được nó, nhưng ta phải sống làm sao cho
thật tốt ở hiện tại để chất được tác động trở lại lượng và tương lai ắt hẳn chúng ta sẽ
có một viễn cảnh tươi đẹp.


16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin.
[2]. Chuyên đề Triết Học, NXB ĐHSP TP.HCM, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khá
(Chủ biên), ThS. Nguyễn Huỳnh Bích Phương.
[3]. Cơng cụ tìm kiếm: Google.



×