Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN. VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ NÀY TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.08 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TOÁN - TIN HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI:
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ
PHỔ BIẾN. SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN LÝ NÀY TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH
VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 1 năm 2021

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.............................3
1. 1.

KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN..........................................................3

1. 2.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN...........................................3

1.2. 1. Tính khách quan....................................................................................3


1

1.2. 2. Tính phổ biến.........................................................................................4
1.2. 3. Tính đa dạng phong phú........................................................................4


1. 3.

Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN..........................................................4

1.3. 1. Quan điểm toàn diện.............................................................................4
1.3. 2. Quan điểm lịch sử, cụ thể......................................................................6
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN................6
2. 1.

TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẢN THÂN..........................................................6

2. 2.

TRONG HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN...............................................................8

2.2. 1. Xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toàn diện.............................8
2.2. 2. Vận dụng cho bản thân..........................................................................8
2. 3.

TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................9

2.3. 1. Quán triệt quan điểm toàn diện trong nhận thức và thực tiễn...............9
2.3. 2. Quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn:....................10
KẾT LUẬN............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12


2

MỞ ĐẦU

Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại
biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ
thuộc, khơng có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định
lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy
trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các
sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong
phú, song các hình thức liên hệ khác nhau khơng có khả năng chuyển hóa lẫn nhau.
Chẳng hạn, giới vơ cơ và giới hữu cơ khơng có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập,
không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành
xã hội, v.v..
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau. Đó là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cơ sở
của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của thế giới;
theo đó các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là dạng tồn tại khác
nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Từ sự đa dạng, phong phú và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống của mối
liên hệ phổ biến, nên em chọn đề tài “Quan điểm triết học mác - lênin về nguyên
lý mối liên hệ phổ biến. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới
ở việt nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình.


3

CHƯƠNG 1.
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. 1.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc , phụ

thuộc quy định lẫn nhau, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố cấu
thành nên sự vật, hiện tượng; giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; giữa sự vật, hiện
tượng với mơi trường, mà trong đó sự biến đổi của sự vật, hiện tượng này kéo theo
sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ như, giữa cung và cầu (hàng hố, dịch vụ) trên thị trường ln ln diễn
ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên q trình vận động, phát triển khơng
ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội khi phân tích về mối quan hệ biện
chứng giữa cung và cầu.
1. 2.
Các tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.2. 1.
Tính khách quan
Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật, hiện tượng.
Ngay cả các sự vật vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật
hay hiện tượng khác. Con người cũng chịu tác động các sự vật, hiện tượng khác và
yếu tố trong chính bản thân.
Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại
của vật chất, là 1 tất yếu khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan,
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi mơi trường thay
đổi thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với mơi trường. Mối liên hệ
đó khơng phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất.

1.2. 2.

Tính phổ biến


4


Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
Khơng có sự vật nào nằm ngồi mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các mặt: tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất thế giới.
Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi
chất với mơi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi
trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực
tiếp và gián tiếp.
1.2. 3.

Tính đa dạng phong phú

Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng
cũng đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại mối
liên hệ một cách cụ thể.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những cách phân loại sau:
chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ
yếu, trực tiếp và gián tiếp, tất nhiên và ngẫu nhiên. Sự phân loại này chỉ mang tính
tương đối vì mối liên hệ là một bộ phận, một mặt trong mối liên hệ phổ biến nói
chung.
Mối liên hệ diễn ra rất phức tạp trong đời sống xã hội, vì ở đó có sự tham gia
của con người có ý thức.
Ví dụ: các lồi cá, chim thú đều có liên hệ với nước, nhưng cá quan hệ với
nước khác với chim và thú.

1. 3.
Ý nghĩa của phương pháp luận
1.3. 1.
Quan điểm toàn diện
Cần phải tính đến tất cả các mặt, các mối liên hệ, kể cả các mắt khấu trung

gian trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định.


5

Trong vơ vàn các mối liên hệ đó, trước hết phải rút ra được đâu là mối liên hệ
cơ bản, chủ yếu. Để làm rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp
nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của bản thân chúng ta phải xem xét thấu
đáo và phân biệt từng mối liên hệ tránh xem xét giàn trải, liệt kê, cần phải đi từ tri
thức nhiều mặt, từ mối liên hệ của sự vật để khái quát và làm nổi bật lên cái cơ bản
nhất và quan trọng nhất của sự vật và hiện tượng đó. Song trong nhận thức và
hoạt động của chúng ta cần phải chú ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối
liên hệ ở những điều kiện xác định.
Chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải, chống lại chủ nghĩa chiết trung về
mối liên hệ. Thực chất của chủ nghĩa triết chung là sự kết hợp vô nguyên tắc các
mối liên hệ tạo nên một hình ảnh khơng đúng về sự vật. Do vậy, trong hoạt động
thực tiễn, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những
phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Ví dụ như để
thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Một mặt chúng ta phải biết phát huy nội lực, mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ
nhất là xu hướng tồn cầu hóa mang lại.
Chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều, chống lại thuật ngụy
biện. Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật hiện tượng trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật
và hiện tượng và trong tương tác qua lại giữa các sự vật đó đối với các sự vật khác
cần tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hoặc một vài
mối liên hệ đã vội vàng đi đến kết luận về bản chất của sự vật như Lênin từng nói:
“Để hiểu được sự vật cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các
mối liên hệ, quan hệ trực tiếp cũng như quan hệ gián tiếp của sự vật đó” trên cơ sở
đó mới nhận thức đúng về sự vật và hiện tượng.


1.3. 2.

Quan điểm lịch sử, cụ thể


6

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động và phát triển bao
giờ cũng diễn ra trong những hồn cảnh cụ thể, trong khơng gian và thời gian xác
định.
Điều kiện là không gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự
vật. Cùng là một sự vật nhưng ở những điều kiện hồn cảnh khác nhau sẽ có những
tính chất khác nhau.
Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hồn cảnh cụ thể,
trong khơng gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và phát triển đồng
thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hồn cảnh của mơi trường đối
với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự vật và đối với xu hướng vận động
và phát triển của nó.
Khi vận dụng một lý luận nào đó trong thực tiễn cần phải tính đến điều kiện cụ
thể của nơi vận dụng tránh bệnh giáo điều dập khuôn, máy móc, chung chung.
CHƯƠNG 2.
VẬN DỤNG Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2. 1.
Trong cuộc sống của bản thân
Quan điểm này giúp em xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem
xét đánh giá một cách toàn diện, mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự
của sự vật hiện tượng, khơng chỉ nhìn bề ngồi mà phán xét về phẩm chất, đạo đức
của người đó. Chúng em là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là khơng
quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng em đều có những ấn

tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần
gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính.
Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái với quan điểm tồn diện.Điều
có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm.
Ví dụ: Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói
nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy một
người ít nói , khơng hay cười thì cho là khó tính khơng muốn kết bạn. Qua một thời


7

gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính khơng tốt như
lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Cịn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ
bạn bè.
Vì thế, vẻ bề ngồi khơng nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt
lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hịa đồng, dễ gần. Vì vậy, muốn đánh giá 1
con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương
diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa người với người, cần phải biết ứng xử sao cho phù hợp
với từng con người. Em luôn cư xử lễ phép, tôn trọng đối với những người bề trên.
Cịn đối với bạn bè thì em ln tơn trọng, có thái độ thoải mái,tự nhiên .Khi nhìn
nhận một người thì khơng nên chỉ xét ở q khứ họ tốt hay xấu mà cần xem xết
trong quá trinh thay đổi của họ theo hướng tiến bộ hay thụt lùi.
Ví dụ như: Khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách khơng tốt hay vụ lợi khơng
nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan
tâm mọi người khơng như xưa , mình phải nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử
khác trước, giao tiếp, kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta
cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải
quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu

khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập hay khơng có thời
gian học. Nếu tìm được ngun nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải
quyết đúng đắn.

2. 2.
Trong học tập của bản thân
2.2. 1. Xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toàn diện


8

Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da,
bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm,
học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với mn lồi,...
Em đã biết khiêm tốn, học hỏi ở mọi người và ln ln tìm tịi hay có những
thắc mắc để có thể nâng cao kiến thức cho bản thân mình.
Nhiều thứ em chưa biết hay muốn học, muốn tìm hiểu hay hiểu một cách sâu
sắc và kỹ càng, mà điều đó phải tốn nhiều thời gian, cơng sức. Vì vậy mà em phải
tạo cho mình tính kiên trì, kiên nhẫn.
Ví dụ như người trồng lúa: học biết các giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất
nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất,
khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế nào...
Học luôn đi đôi với hành, không thể tách rời nhau được nên trong học tập,
khơng chỉ có việc học mà em còn áp dụng những hiểu biết ấy vào trong thực tế để
có thể hiểu một cách tròn vẹn hơn. Người xưa vẫn dạy rằng: “Trăm hay không bằng
tay quen”.
Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách
vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ mơn khoa học. Cịn “hành”
nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống.
Và “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến

thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta khơng vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên
vơ ích.
2.2. 2.

Vận dụng cho bản thân

Vì thế, lúc đầu do em “học” mà ít thực hành nên đã khơng hiểu thấu đáo
những kiến thức hay thiếu kĩ năng dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự
hoang mang, chán nản. Sau đó em nhận thức được và đưa ra cho mình một kinh
nghiệm q là phải học cả lí thuyết lẫn thực hành.


9

Ví dụ: Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các
trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành
học nào trước mùa thi. Đa số các bạn học sinh không biết sử dụng những kiến thức
đã được học vào việc gì ngồi việc để... thi đỗ đại học.
Ngồi ra thì học tập thơi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn luyện cả về phẩm
chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có
đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Nhận thức được điều đó nên đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, đang
trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân
cách... cho nên em cần hồn thiện bản thân hơn nữa, rèn luyện phẩm chất, nâng cao
năng lực cho bản thân, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành
con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền
tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
2. 3.

Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay


2.3. 1.

Quán triệt quan điểm toàn diện trong nhận thức và thực tiễn

Công cuộc đổi mới ở nước ta tiến hành tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Trong lĩnh vực kinh tế: cần đổi mới mọi ngành, mọi khâu của hoạt động
kinh tế: đổi mới công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp...; đổi mới cơ chế quản lí
kinh tế;...
Trong lĩnh vực chính trị: cần phải đổi mới tư tưởng quan điểm chính trị
hệ thống luật pháp và các chính sách,...Đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị với ba
bộ phận cốt lõi là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; xác định các chức năng,
nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị, tránh sự chồng chéo giữa các
chức năng với nhau.
Trong lĩnh vực xã hội: đổi mới quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình...Trong
đó, giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; củng
cố liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân.


10

Trong lĩnh vực tinh thần: đổi mới toàn diện các mặt trong đời sống tinh
thần của xã hội như văn hóa, khoa học,...
Trong các lĩnh vực ấy, Đảng ta xác định lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây
dựng Đảng là then chốt. Nhà nước ta luôn thực hiên mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.3. 2.

Quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn


Đảng đã đề ra đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất.
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển nhanh.
Bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường an ninh, quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không theo cơng thức có sẵn mà được vận
dụng linh hoạt, mềm dẻo.


11

KẾT LUẬN
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, đa
dạng, do đó muốn nhận thức đúng và từ đó có phương pháp tác động có hiệu quả
vào mỗi sự vật phải có quan điểm tồn diện. Quan điểm tồn diện địi hỏi phải xem
xét đầy đủ các mối liên hệ của sự vật đó với các sự vật khác; liên hệ trực tiếp và cả
mối liên hệ gián tiếp; đồng thời xem xét các mối liên hệ giữa các yếu tố, thuộc tính
bên trong của sự vật. V.I. Lênin viết: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải
nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián
tiếp” của sự vật đó”.
Quan điểm tồn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể: phải nhận thức đầy đủ
các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời phải
nhận thức được không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của sự vật tồn tại và xuất
hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của sự vật.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, là cách xem xét từng mặt,
từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối liên hệ nhiều vẻ đa dạng của
sự vật.
Qua bài tiểu luận này, em phần nào hiểu rõ hơn về mối liên hệ phổ biến, nhờ

đó em vận dụng được vào cuộc sống hằng ngày của chính bản thân, mong rằng bạn
đọc có thể hiểu nó một cách đúng đắn và có thể vận dụng tốt vào bản thân.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SƠN, Đ. M., & NGUYÊN, T. T. TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.
2. MÁC-LÊNIN-PHẦN, I. HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC, 31.
3. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.



×