Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

71 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học chuyên lam sơn thanh hóa (lần 2) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.6 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT THANH HÓA

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 2

THPT CHUN LAM SƠN

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 077

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Glucozơ.
B. Natri clorua.
C. Etyl axetat.
D. Axit axetic.
Câu 42: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaAlO2.
B. Al.
C. Al2(SO4)3.
D. Al(OH)3.
Câu 43: Este nào sau đây có cơng thức phân tử C4H8O2?
A. Metyl axetat.


B. Etyl fomat.
C. Etyl axetat.
D. Metyl fomat.
Câu 44: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là:
A. 11.
B. 12.
C. 22.
D. 6.
Câu 45: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Anilin.
B. Etylamin.
C. Glyxin.
D. Axit axetic.
Câu 46: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4.
B. AgNO3.
C. HCl.
D. MgCl2.
Câu 47: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3 thu được kết tủa trắng.
B. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, thu được khỉ O2 ở catot.
C. Trong dung dịch, cation Cu2+ không oxi hóa được Ag.
D. Cho lá nhơm vào dung dịch HCl, thì nhơm bị ăn mịn điện hóa học.
Câu 48: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W.
B. Cu.
C. Pb.
D. Ag.
Câu 49: Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch chứa khí X khơng màu, gây ho. Khi khuếch tán vào
bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit”. Khí X là:

A. SO2.
B. N2.
C. O2.
D. O3.
Câu 50: Hợp chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong
NH3?
A. Glucozơ.
B. Etyl axetat.
C. Saccarozơ.
D. Axetilen.
Câu 51: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây hầu như không tác dụng với nước?
A. Zn.
B. K.
C. Na.
D. Na2O.
Câu 52: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho xenlulozơ vào dung dịch I2 thấy xuất hiện màu xanh tím.
B. Nicotin là một amin độc, có trong thuốc lá.
C. Trong y học, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
D. Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
Câu 53: Chất nào sau đây khơng được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Ca(OH)2.
B. NaOH.
C. Na2CO3.
D. NaCl.
Câu 54: Chất nào sau đây dễ bị nhiệt phân khi đun nóng?
A. NaOH.
B. NaCl.
C. Ca(HCO3)2.
D. BaSO4.

Câu 55: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
Trang 1/4 – Mã đề 077


A. Metylamin.
B. Metyl metacrylat.
C. Alanin.
D. Metan.
Câu 56: Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức phân tử
của X là:
A. C15H31COOH.
B. C15H31COONa.
C. C17H33COONa.
D. C17H35COONa.
Câu 57: Amin nào sau đây chứa nhân benzen trong phân tử?
A. Đimetylamin.
B. Trimetylamin.
C. Phenylamin.
D. Propylamin.
Câu 58: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)3.
B. FeSO4.
C. Fe(OH)2.
D. FeO.
Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 8,96 lít khí Cl2 (đktc) thu được 36,2
gam hỗn hợp hai muối clorua. Giá trị của m là:
A. 23,4.
B. 22,0.
C. 7,8.
D. 7,5.

Câu 60: Kim loại nào sau đây không phải kim loại kiềm?
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Li.
Câu 61: Hợp chất nào sau đây được dùng làm phân đạm?
A. KCl.
B. Ca3(PO4)2.
C. NH4NO3.
D. Ca(H2PO4)2.
Câu 62: Hợp chất FeS có tên gọi là gì?
A. Sắt (II) sunfua.
B. Sắt (III) sunfua.
C. Sắt (II) sunfat.
D. Sắt (III) sunfat.
Câu 63: Thành phần chính của quặng boxit (dùng điều chế nhơm trong cơng nghiệp) có cơng thức phân
tử là:
A. Al(OH)3.
B. NaAlO2.
C. AlCl3.
D. Al2O3.2H2O.
Câu 64: Xà phịng hóa hồn tồn 4,4 gam este X (C4H8O2) thu được muối Y và dưới 2,3 gam ancol Z.
Chất Y là muối của axit cacboxylic nào sau đây?
A. C3H7COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. C2H5COOH.
Câu 65: Dung dịch NaOH dư tác dụng với chất nào sau đây tạo ra kết tủa có màu trắng hơi xanh?
A. CuCl2.
B. FeSO4.

C. CuSO4.
D. FeCl3.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Anilin là chất lỏng không màu, tan nhiều trong nước.
B. Metyl amin là chất khí, tan nhiều trong nước.
C. Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
D. Phân tử Gly-Ala-Val có bốn nguyên tử oxi.
Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,3 mol
H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thì có 0,3 mol AgNO3 phản
ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,80.
B. 41,70.
C. 23,85.
D. 44,10.
Câu 68: Giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C.
MacMillan “cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ bất đối xứng”, mở ra các ứng dụng trong việc xây
dựng phân tử. Trong đó Benjamin List đã sử dụng prolin làm xúc tác cho phản ứng cộng andol. Prolin có
cơng thức cấu tạo như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Prolin là hợp chất đa chức.
B. Một phân tử prolin có chứa 8 nguyên tử H.
C. Phân tử prolin chứa 17 nguyên tử của các nguyên tố.
D. Prolin có chứa một nhóm chức ancol.
Trang 2/4 – Mã đề 077


Câu 69: Trong phịng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X,
dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy khơng khí như hình vẽ sau:


Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CaC2, HCl, C2H2.
B. Fe, H2SO4, H2.
C. CaCO3, H2SO4, CO2.
D. Cu, H2SO4, SO2.
Câu 70: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện khơng có khơng khí. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung
dịch Y, chất rắn Z và 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 46,8 gam kết
tủa. Giá trị của m là:
A. 54,20.
B. 68,40.
C. 45,60.
D. 51,00.
Câu 71: Insulin là một hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một
phần insulin thu được thu được heptapeptit X mạch hở. Khi thủy phân khơng hồn tồn X thu được hỗn
hợp các peptit gồm: Ser-His-Leu; Val-Glu-Ala; His-Leu-Val; Gly-Ser-His. Vậy amino axit đầu N và
amino axit đầu C trong X lần lượt là:
A. Ala và Gly.
B. Gly và Val.
C. Gly và Ala.
D. His và Leu.
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn 18,54 gam amino axit X mạch hở (phân tử chứa một nhóm -NH2), thu được
N2, a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,15 mol X vào 1 lít dung dịch gồm KOH 0,4M và
Ba(OH)2 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, sau phản ứng hồn tồn cơ cạn thu
được 113,125 gam chất rắn khan. Giá trị tổng (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,35.
B. 1,55.
C. 1,65.
D. 1,50.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện.
(b) Glucozơ có phản ứng tráng bạc.
(c) Thành phần phân tử của protein ln có ngun tố nitơ.
(d) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(e) Xenlulozơ có nhiều trong gỗ và bơng nõn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 74: Hiđro hóa hồn tồn m gam triglixerit X (xúc tác Ni, t°), thu được (m + 0,8) gam triglixerit no
Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 15,5 mol O2, thu được CO2 và 10,2 mol H2O. Mặt khác,
thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH (dư) đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của a
là:
A. 177,2.
B. 186,8.
C. 178,0.
D. 187,6.
Câu 75: Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch X, Y, Z, T chứa trong các lọ riêng biệt, kêt quả được
ghi nhận ở bảng sau:
Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với dung dịch T


Có kết tủa xuất hiện

X hoặc Z

Tác dụng với dung dịch Y

Có khí CO2 thốt ra
Trang 3/4 – Mã đề 077


X hoặc T

Tác dụng với dung dịch Z

Có kết tủa xuất hiện

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Na2CO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2, BaCl2.
B. K2CO3, KHSO4, Ca(HCO3)2, Ca(OH)2.
C. Ba(OH)2, Ca(HCO3)2, KHSO4, Na2CO3.
D. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Na2CO3, Mg(HCO3)2.
Câu 76: Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca2+ hoặc Mg2+ trong 1,0 lít nước. Một
loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca2+, HCO3- và Cl-. Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng
vừa đủ 100 ml dung dịch chứa NaOH aM và Na3PO4 0,2M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+) và 6,1
gam kết tủa. Số đơn vị độ cứng có trong nước cứng đó là:
A. 6,0.
B. 15,0.
C. 10,0.
D. 12,0.
Câu 77: Hỗn hợp gồm Fe3O4, Mg và FeCO3. Hòa tan hết 43,20 gam X trong m gam dung dịch chứa HCl

10% và 0,14 mol HNO3, thu được (m + 35,84) gam dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (gồm CO2, 4a mol NO
và a mol N2) có tỉ khối so với He bằng 9,2. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được
dung dịch A; 271,12 gam kết tủa và 0,025 mol khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nồng độ
phần trăm của muối Fe (II) trong dung dịch Y là:
A. 5,74%.
B. 4,75%.
C. 4,88%.
D. 6,35%.
Câu 78: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp NaOH và Al2O3 (tỉ lệ mol 3 : 1 tương ứng) tan hết trong nước dư.
(b) Poli(hexametylen ađipamit) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mịn và khó tan hơn cao su thường.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, luôn thu được Fe.
(e) Hợp kim Zn-Cu để trong khơng khí ẩm có xảy ra ăn mịn điện hóa.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 79: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X hai este đơn chức, mạch hở E, F (ME < MF) trong 700
ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 ancol là đồng đẳng
liên tiếp và 41,6 gam chất rắn Z. Nung toàn bộ chất rắn Z với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hồn
tồn, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí T (đktc). Đun nóng hỗn hợp Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu
được H2O và hỗn hợp A gồm ancol dư, anken và 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,48 gam). Đốt cháy hết
A cần dùng vừa đủ 1,35 mol khí O2. Phần trăm khối lượng chất E trong hỗn hợp hai este ban đầu bằng:
A. 75,00%.
B. 63,67%.
C. 33,53%.
D. 66,47%.
Câu 80: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hịa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(2) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(3) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(4) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(5) Thí nghiệm trên có thể dùng để đều chế phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
(6) Có thể thay H2SO4 đặc bằng HNO3 đặc.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.

Trang 4/4 – Mã đề 077


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41B

42D

43C

44B

45B


46D

47C

48A

49A

50A

51A

52A

53D

54C

55B

56B

57C

58A

59C

60C


61C

62A

63D

64B

65B

66A

67B

68C

69D

70D

71C

72B

73D

74B

75B


76D

77A

78A

79D

80D

Câu 47:
A. Sai, BaCl2 không phản ứng với NaHCO3 ở điều kiện thường.
B. Sai, thu được O2 ở anot.
C. Đúng, Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên khơng thể oxi hóa Ag thành Ag+.
D. Sai, Al bị ăn mịn hóa học (do khơng có đủ 2 điện cực).
Câu 53:
NaCl khơng được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ví nó không kết tủa được Ca2+.
Câu 54:
Ca(HCO3)2 dễ bị nhiệt phân khi đun nóng:
Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O
Nếu nhiệt độ cao hơn thì CaCO3 —> CaO + CO2
Câu 56:
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
—> Muối X là C15H31COONa
Câu 59:
Bảo toàn khối lượng:
m kim loại = m muối – mCl2 = 7,8 gam
Câu 64:
nZ = nX = 0,05 —> MZ = 46: Z là C2H5OH
—> Y là CH3COONa, axit tương ứng là CH3COOH.

Câu 65:
Dung dịch NaOH dư tác dụng với FeSO4 tạo ra kết tủa Fe(OH)2 có màu trắng hơi xanh:
FeSO4 + 2NaOH —> Fe(OH)2 + Na2SO4
Các chất còn lại tạo kết tủa Cu(OH)2 (xanh), Fe(OH)3 (nâu đỏ).
Câu 66:
A. Sai, anilin là chất lỏng khơng màu, ít tan trong nước.
Trang 5/4 – Mã đề 077


B. Đúng
C. Đúng: alanin (không đổi màu), lysin (xanh), axit glutamic (hồng).
D. Đúng, Gly-Ala-Val là C10H19N3O4
Câu 67:
Số H = 2nH2O/nX = 0,6/x
Số -C≡CH = nAgNO3/nX = 0,3/x
—> X có số H gấp 2 lần số -C≡CH, kết hợp 40 < MX < 70 —> X là CH≡C-CH2-C≡CH
Kết tủa là CAg≡C-CH2-C≡CAg (0,15 mol)
—> m↓ = 41,70 gam
Câu 68:
A. Sai, prolin là hợp chất tạp chức (một nhóm chức amin bậc 2 (-NH-) và 1 nhóm chức axit (-COOH))
B. Sai, 1 phân tử prolin có 9H
C. Đúng, prolin là C5H9NO2 có tổng 17 nguyên tử.
D. Sai
Câu 69:
Z làm mất màu KMnO4 nên Z là SO2
Y đặc tạo ra Z và làm khô Z —> Y là H2SO4
Cu + H2SO4 đặc —> CuSO4 + SO2 + H2O
SO2 + KMnO4 + H2O —> K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Câu 70:
nH2 = 0,3 —> nAl dư = 0,2

nAl(OH)3 = 0,6 —> nAl ban đầu = 0,6 —> nAl phản ứng = 0,4
—> nFe3O4 = 0,15
—> m = mAl ban đầu + mFe3O4 = 51 gam
Câu 71:
X có 7 mắt xích, tạo bởi 7 amino axit (Gly, Ala, Val, Glu, Ser, His, Leu) nên mỗi mắt xích chỉ xuất hiện 1
lần duy nhất.
Sản phẩm Ser-His-Leu và His-Leu-Val —> X có đoạn Ser-His-Leu-Val
Sản phẩm có Val-Glu-Ala —> X có đoạn Ser-His-Leu-Val-Glu-Ala
Sản phẩm có Gly-Ser-His —> X là
Gly-Ser-His-Leu-Val-Glu-Ala - Đầu N là Gly và đầu C là Ala
Câu 72:
nH2O > nCO2 và X có 1NH2 —> X có 1COOH
nKOH = 0,4; nBa(OH)2 = 0,3
Trang 6/4 – Mã đề 077


—> Chất rắn khan gồm KCl (0,4), BaCl2 (0,3) và XHCl (0,15)
m rắn = 0,4.74,5 + 0,3.208 + 0,15(MX + 36,5) = 113,125
—> MX = 103: C4H9NO2
Trong phản ứng đốt cháy: nX = 0,18 —> nCO2 = 0,72 và nH2O = 0,81
—> nCO2 + nH2O = 1,53
Câu 73:
(a) Đúng
(b) Đúng, glucozơ chứa -CHO nên có tráng bạc
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng
Câu 74:
nH2 = (mY – mX)/2 = 0,4
Quy đổi X thành (HCOO)3C3H5 (x), CH2 (y) và H2 (-0,4)

nO2 = 5x + 1,5y – 0,4.0,5 = 15,5
nH2O = 4x + y – 0,4 = 10,2
—> x = 0,2; y = 9,8
Muối gồm HCOOK (3x), CH2 (y) và H2 (-0,4)
—> m muối = 186,8 gam
Câu 75:
X + T → Có kết tủa xuất hiện nên loại D.
X hoặc Z + Y → Có khí CO2 thốt ra nên loại C (X + Y khơng tạo khí)
X hoặc T + Z → Có kết tủa xuất hiện nên loại A (T và Z không phản ứng điều kiện thường)
—> Chọn B.
Câu 76:
nNa3PO4 = 0,02 —> nCa3(PO4)2 = 0,01
—> nCaCO3 = (6,1 – mCa3(PO4)2)/100 = 0,03
Bảo tồn Ca —> nCa2+ = 0,06
—> 1 lít nước chứa 0,06/10 = 0,006 mol = 6 mmol
Số đơn vị độ cứng = 6/0,5 = 12
Câu 77:
Bảo toàn khối lượng —> mZ = 7,36
Đặt nCO2 = b —> 30.4a + 28a + 44b = 7,36
nZ = 4a + a + b = 7,36/(9,2.4)
Trang 7/4 – Mã đề 077


—> a = 0,02; b = 0,1
Y + AgNO3 dư —> Khí NO nên Y chứa H+ dư và khơng chứa NO3-.
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,02
Đặt nMg = x; nFe3O4 = y, nHCl = z
mX = 24x + 232y + 0,1.116 = 43,2 (1)
nH+ = z + 0,14 = 4(4.0,02 + 0,025) + 12.0,02 + 10.0,02 + 2(4y + 0,1) (2)
Bảo toàn electron: 2x + y + 0,1 = 3(4.0,02 + 0,025) + 10.0,02 + 8.0,02 + nAg

—> nAg = 2x + y – 0,575
—> m↓ = 143,5z + 108(2x + y – 0,575) = 271,12 (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,35; y = 0,1; z = 1,72
Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO (khi thêm AgNO3) + nAg = 0,3
m = 36,5z/10% = 627,8
—> C%FeCl2 = 0,3.127/(m + 35,84) = 5,74%
Câu 78:
(a) Đúng: 2NaOH + Al2O3 —> 2NaAlO2 + H2O (NaOH còn dư)
(b) Sai, điều chế bằng trùng ngưng hỗn hợp HOOC-(CH2)4-COOH và NH2-(CH2)6-NH2.
(c) Đúng
(d) Sai, không thu được Fe do: Mg + FeCl3 dư —> MgCl2 + FeCl2
(e) Đúng, do có đủ điều kiện ăn mịn điện hóa (cặp điện cực Zn-Cu tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc mơi
trường điện li là khơng khí ẩm).
Câu 79:
Ancol tách H2O tạo anken nên đều no, đơn chức, mạch hở.
M ete = 81 và hai ancol đồng đẳng liên tiếp —> C2H5OH (a) và C3H7OH (b)
Đốt ancol tốn O2 giống như đốt A nên:
nO2 = 3a + 4,5b = 1,35 (1)
nNaOH = 0,7; nT = 0,3 nên có 2 trường hợp:
TH1: Z gồm muối (0,3 mol) và NaOH dư (0,4 mol)
—> a + b = 0,3 (2)
(1)(2) —> Vô nghiệm, loại.
TH2: Z gồm muối (0,4 mol) và NaOH dư (0,3 mol)
—> a + b = 0,4 (3)
(1)(3) —> a = 0,3; b = 0,1
Muối gồm ACOONa (0,3) và BCOONa (0,1)
—> mZ = 0,3(A + 67) + 0,1(B + 67) + 0,3.40 = 41,6
—> 3A + B = 28 —> A = 1, B = 25 là nghiệm duy nhất.
E là HCOOC2H5 (0,3 mol)
Trang 8/4 – Mã đề 077



F là CH≡C-COOC3H7 (0,1 mol)
—> %E = 66,47%
Câu 80:
(1) Đúng, H2SO4 đặc làm chất xúc tác và chất hút nước làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(2) Sai, dung dịch NaCl có tỉ khối lớn làm tăng sự chênh lệch tỉ khối phần dung dịch so với este, giúp este
nổi lên nhanh hơn.
(3) Đúng, phản ứng thuận nghịch nên các chất tham gia đều cịn dư
(4) Đúng, este khơng tan, nhẹ hơn và nổi lên trên
(5) Sai, C6H5OH không phản ứng với CH3COOH
(6) Sai, HNO3 đặc khơng có khả năng xúc tác.

Trang 9/4 – Mã đề 077



×