Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

75 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học THPT đông hà quảng trị (lần 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.07 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 1

THPT ĐƠNG HÀ

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 081

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. metyl axetat.
B. metyl propionat.
C. propyl axetat.
D. etyl axetat.
Câu 42: Xà phịng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Tristearin.
B. Metyl axetat.
C. Metyl fomat.
D. Benzyl axetat.
Câu 43: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Fe.


B. K.
C. Mg.
D. Al.
Câu 44: Thuỷ phân hồn tồn tinh bột trong mơi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Ancol etylic.
D. Fructozơ.
Câu 45: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polistiren.
B. Polipropilen.
C. Tinh bột.
D. Polietilen.
Câu 46: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. boxit.
B. đá vôi.
C. thạch cao sống.
D. thạch cao nung.
Câu 47: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm:
A. CH2.
B. NH2.
C. COOH.
D. CHO.
Câu 48: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. Na2SO4.
D. KCl.
Câu 49: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ.

B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 50: Dãy gồm các ion không cùng tồn tại đồng thời trong dung dịch là:
A. K+, Na+, CO32-, OH-.
B. K+, H+, NO3-, Cl-.
C. Mg2+, Na+, SO42-, Cl-.
D. Al3+, CH3COO-, Cl-, H+.
Câu 51: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là:
A. FeCl3.
B. MgCl2.
C. CuCl2.
D. FeCl2.
Câu 52: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch AlCl3 và FeCl2 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với
lượng dư dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa muối?
A. Fe(NO3)2 và Al(NO3)3.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3 và Al(NO3)3.
D. Fe(NO3)3 và KNO3.
Câu 53: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh
bột. Chất X là:
A. CO2.
B. N2.
C. O2.
D. H2.
Câu 54: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. etylamin.
B. glyxin.
C. axit glutamic.
D. alanin.

Câu 55: Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là:
A. Cu.
B. Al.
C. Ag.
D. Au.

Trang 1/4 – Mã đề 081


Câu 56: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung
dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y là
A. Cu, Fe.
B. Fe, Cu.
C. Mg, Ag.
D. Ag, Mg.
Câu 57: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu?
A. HNO3.
B. KCl.
C. NaNO3.
D. Na2CO3.
Câu 58: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al.
B. Mg.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 59: Xà phịng hóa hồn tồn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 5,2.
B. 3,4.
C. 3,2.

D. 4,8.
Câu 60: Hòa tan hết 2,04 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 lỗng, thu được 0,085 mol
H2. Kim loại R là:
A. Zn.
B. Ca.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 61: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. Na.
Câu 62: Cho 6,75 gam Al vào dung dịch H2SO4 (lỗng, dư). Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được
V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 8,40.
B. 2,24.
C. 5,60.
D. 3,36.
Câu 63: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là:
A. 11.
B. 12.
C. 6.
D. 10.
3+
Câu 64: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có thể khử được ion Fe trong dung dịch muối
Fe(NO3)3 thành kim loại sắt?
A. Cu.
B. K.
C. Zn.
D. Fe.

Câu 65: Biết rằng A tác dụng với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau pứng được chất rắn B, hỗn hợp
hơi C. Chưng cất C được D, D tráng bạc tạo sản phẩm E, E tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được B.
Công thức cấu tạo của A là:.
A. HCOOCH2CH=CH2.
B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH=CH-CH2.
D. HCOOCH=CH2.
Câu 66: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Polietilen được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng etilen.
C. Liên kết -CO-NH- của các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.
D. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Câu 67: Cho 4,5 gam anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu
được 64,8 gam Ag. Chất X là:
A. andehit axetic.
B. andehit acrylic.
C. anđehit oxalic.
D. anđehit fomic.
Câu 68: Cho m gam fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được
3,24 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 1,35.
B. 5,40.
C. 2,70.
D. 10,80.
Câu 69: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác
dụng với chất nào sau đây?
A. KI.
B. KMnO4.
C. CuS.
D. NaNO3.

Câu 70: Cacbohiđrat X là chất rắn, kết tinh khơng màu, ngọt, có chứa nhiều trong cây mía. Thủy phân X,
thu được 2 monosaccarit Y và Z. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để phân biệt Y với Z.
B. Y, Z là đồng phân của nhau.
Trang 2/4 – Mã đề 081


C. Phân tử khối của X bằng 342.
D. Hiđro hóa Y, Z cho cùng một sản phẩm.
Câu 71: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe2O3 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y.
Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được (m + 8,1) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên
tố oxi chiếm 25,741% về khối lượng. Giá trị của m là:
A. 28,0.
B. 12,0.
C. 31,5.
D. 29,6.
Câu 72: Có các phát biểu sau:
(1) NH2CH2CONHCH2CH2COOH có chứa 1 liên kết peptit trong phân tử.
(2) Etylamin, metylamin ở điều kiện thường đều là chất khí, có mùi khai, độc.
(3) Anilin làm xanh quỳ tím.
(4) Glu-Ala tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(5) Phân tử Gly-Val-Ala có 4 nguyên tử oxi.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 73: Đun nóng a gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hồn tồn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu
được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn

toàn. Giá trị của a là
A. 52,14.
B. 54,56.
C. 50,16.
D. 55,40.
Câu 74: Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C7H18O3N4) là muối amoni của
đipeptit. Cho 9,52 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 0,05 mol
một amin đa chức và m gam hỗn hợp Z gồm ba muối (trong đó có một muối của axit cacboxylic). Phần
trăm khối lượng của muối axit cacboxylic trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38,0.
B. 49,7.
C. 54,2.
D. 55,1.
Câu 75: Cho các phát biểu:
(a) Al tan được trong dung dịch NH3.
(b) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2 có khí thốt ra.
(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(d) Nhơm bị ăn mịn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4.
(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(f) Điện phân dung dịch NaCl tại điện cực catot xảy ra quá trình khử ion Na+.
(g) Cho a mol hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch chứa 3a mol HCl, phản ứng xảy ra hoàn
toàn, phần dung dịch thu được chứa hai chất tan.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 76: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, chưa no (một nối đôi C=C, MX < MY); Z là
ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm
X, Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau.

+ Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol nước
+ Phần 2 cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng
+ Phần 3 cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 6,66.
B. 6,80.
C. 5,04.
D. 5,18.
Câu 77: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc III) và hai ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15
mol E cần dùng 0,5 mol O2, thu được N2, CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung
dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 20,8 gam. Khối lượng của amin X trong 10,72 gam hỗn
hợp E là
Trang 3/4 – Mã đề 081


A. 3,54 gam.
B. 2,36 gam.
C. 4,72 gam.
D. 7,08 gam.
Câu 78: Hòa tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm (Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO), (trong đó oxi chiếm
8,75% về khối lượng) vào nước thu được 600 ml dung dịch Y và 1,568 lít khí H2 (đktc). Trộn 300 ml
dung dịch Y với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M thu được 400 ml dung dịch Z
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dung dịch Z có giá trị pH là.
A. 12.
B. 2.
C. 13.
D. 1.
Câu 79: Chất X (C9H8O4) là một loại thuốc cảm. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu
được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO và NaOH, thu được ankan đơn
giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T khơng

có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu sau về X, Y, Z và T:
(1) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3.
(2) Từ Y bằng một phản ứng có thể điều chế được axit axetic.
(3) Chất Z có cơng thức phân tử C7H4O4Na2.
(4) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (xúc tác H2SO4 đặc, t°).
(5) Chất X có 3 cấu tạo phù hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 80: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hồn tồn trong dung dịch chứa 3,1 mol
KHSO4 lỗng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối
sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngồi khơng khí. Biết tỉ
khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 15.
B. 20.
C. 25.
D. 30.

Trang 4/4 – Mã đề 081


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41B

42A

43B


44A

45C

46C

47C

48A

49D

50D

51A

52B

53A

54A

55C

56B

57D

58B


59B

60D

61C

62A

63B

64C

65B

66D

67D

68C

69A

70A

71A

72C

73A


74D

75C

76D

77C

78C

79C

80A

Câu 50:
Dãy gồm các ion không cùng tồn tại đồng thời trong dung dịch là Al3+, CH3COO-, Cl-, H+ vì:
CH3COO- + H+ —> CH3COOH
Câu 51:
Chất X là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH —> 3NaCl + Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Các chất còn lại tạo kết tủa Mg(OH)2 (trắng), Cu(OH)2 (xanh), Fe(OH)2 (trắng xanh).
Câu 52:
AlCl3 + KOH dư —> KAlO2 + KCl + H2O
FeCl2 + KOH dư —> Fe(OH)2 + KCl
X là Fe(OH)2. X với HNO3 loãng dư:
Fe(OH)2 + HNO3 —> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Dung dịch thu được chứa muối Fe(NO3)3.
Câu 56:
Hai kim loại X, Y lần lượt là Fe, Cu:

Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2
Cu + 2Fe(NO3)3 —> Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 57:
Dùng Na2CO3 để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu:
M2+ + CO32- —> MCO3 (M2+ là Mg2+, Ca2+)
Câu 59:
nHCOONa = nHCOOC2H5 = 0,05
—> mHCOONa = 3,4 gam
Câu 60:
Kim loại R hóa trị II nên nR = nH2 = 0,085
Trang 5/4 – Mã đề 081


—> MR = 2,04/0,085 = 24: R là Mg
Câu 62:
nAl = 0,25 —> nH2 = 1,5nAl = 0,375
—> V = 8,4 lít
Câu 64:
Zn dư khử được Fe3+ về Fe:
Zn dư + Fe3+ —> Zn2+ + Fe
Còn lại K khử H2O trước, Cu và Fe chỉ khử Fe3+ về Fe2+.
Câu 65:
D → E → B nên D và B cùng C —> là CH3COOCH=CH2.
B là CH3COONa; D là CH3CHO, E là CH3COONH4
Câu 66:
A. Sai, đipeptit khơng có phản ứng màu biure
B. Sai, PE tạo ra từ phản ứng trùng hợp CH2=CH2
C. Sai, liên kết peptit tạo ra giữa các đơn vị α-amino axit
D. Đúng
Câu 67:

nAg = 0,6
Nếu X không phải HCHO —> nX = nAg/2 = 0,3
—> MX = 4,5/0,3 = 15: Vô lý
Vậy X là HCHO (anđehit fomic)
Câu 68:
nAg = 0,03 —> nC6H12O6 = nAg/2 = 0,015
—> mC6H12O6 = 2,7 gam
Câu 69:
Fe3O4 + HCl —> FeCl3 + FeCl2 + H2O
Dung dịch X chứa Fe3+, Fe2+, H+, ClA. Không phản ứng
B. Fe2+ + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
C. Fe3+ + I- —> Fe2+ + I2
D. Fe2+ + H+ + MnO4- —> Fe3+ + Mn2+ + H2O
Câu 70:
Cacbohiđrat X là chất rắn, kết tinh khơng màu, ngọt, có chứa nhiều trong cây mía —> X là saccarozơ.
Trang 6/4 – Mã đề 081


Thủy phân X, thu được 2 monosaccarit Y và Z —> Y, Z là glucozơ và fructozơ.
—> A sai, Y và Z đều tráng gương nên không dùng AgNO3/NH3 phân biệt được.
Câu 71:
X gồm kim loại (a gam) và O (b mol)
—> nOH- = 2b
—> m↓ = a + 17.2b = a + 16b + 8,1
—> b = 0,45
—> mX = 16b/25,714% = 28 gam
Câu 72:
(1) Sai, khơng có liên kết peptit nào, do mắt xích thứ 2 khơng phải α-amino axit
(2) Đúng
(3) Sai, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu, khơng làm đổi màu quỳ tím.

(4) Sai, Glu-Ala + 3NaOH —> GluNa2 + AlaNa + 2H2O
(5) Đúng
Câu 73:
Y gồm các muối 16C nên X có 51C và các axit béo (gọi chung là A) có cùng 16C
Số C = nCO2/nE = 23,5 —> nX : nA = 3 : 11
Đặt nX = 3e —> nA = 11e
—> nNaOH = 3.3e + 11e = 0,2 —> e = 0,01
—> nH2O = 0,11 và nC3H5(OH)3 = 0,03
Muối gồm C15H31COONa (0,2) và H2 (-0,1)
—> m muối = 55,4
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + mH2O + mC3H5(OH)3
—> mE = 52,14
Câu 74:
E + KOH —> 2 muối của amino axit + 1 muối cacboxylat + Amin 2 chức nên:
X là (CH3COONH3)2C2H4 (x mol)
Y là Gly-Ala-NH3-C2H4-NH2 (y mol)
mE = 180x +206y = 9,52
nC2H4(NH2)2 = x + y = 0,05
—> x = 0,03; y = 0,02
Z gồm CH3COOK (0,06), GlyK (0,02), AlaK (0,02)
—> %CH3COOK = 55,06%
Trang 7/4 – Mã đề 081


Câu 75:
(a) Sai, Al không tan trong NH3.
(b) Đúng, Fe2+ + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
(c) Sai, Na khử H2O trước, không khử được Cu2+
(d) Sai, Al chỉ bị ăn mịn hóa học, do khơng có điện cực thứ 2

(e) Đúng, thu được dung dịch chứa Fe(NO3)3 và AgNO3 dư
(f) Sai, catot xảy ra quá trình khử H2O tạo H2.
(g) Đúng, dung dịch chứa CuCl2, FeCl2
Cu + Fe3O4 + 8HCl —> CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
Câu 76:
Đốt phần 1 —> nH2O > nCO2 nên ancol phải no.
Khối lượng mỗi phần là 13,46 được quy đổi thành:
CnH2n-2O2: 0,05 mol (Tính theo nBr2 = 0,05)
CmH2m+2O3: a mol
H2O: -b mol
nCO2 = 0,05n + ma = 0,5
nH2O = 0,05(n – 1) + a(m + 1) – b = 0,53
mE = 0,05(14n + 30) + a(14m + 50) – 18b = 13,46
Giải hệ trên —> a = 0,11;b = 0,03
—> nCO2 = 0,05n + 0,11m = 0,5
—> 5n + 11m = 50
Do n > 3 và m ≥ 3 nên m = 3; n = 3,4 là nghiệm duy nhất.
nKOH = x và nNaOH = 3x —> x + 3x = 0,05 —> x = 0,0125
Muối gồm CnH2n-3O2- (0,05), K+ (x), Na+ (3x)
—> m muối = 5,18
Câu 77:
nCO2 = u và nH2O = v —> 44u + 18v = 20,8
Bảo toàn O —> 2u + v = 0,5.2
—> u = 0,35; v = 0,3
E gồm CxH2x+3N (a mol) và CyH2y-2 (b mol)
nE = a + b = 0,15
nCO2 – nH2O = 0,05 = -1,5a + b
—> a = 0,04; b = 0,11
nCO2 = 0,04x + 0,11y = 0,35
Trang 8/4 – Mã đề 081



—> 4x + 11y = 35
X là amin bậc 3 nên x ≥ 3; ankin có y > 2 —> x = 3, y = 23/11 là nghiệm duy nhất.
—> X là C3H9N
—> mE = 5,36 và mX = 2,36
Khi mE = 10,72 thì mX = 4,72
Câu 78:
nO = 12,8.8,75%/16 = 0,07; nH2 = 0,07
—> nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,28
Một nửa Y chứa nOH- = 0,14
nHCl = 0,04; nH2SO4 = 0,03 —> nH+ = 0,1
Sau trung hòa: nOH- dư = 0,14 – 0,1 = 0,04
—> [OH-] = 0,1 —> pH = 13
Câu 79:
Phân tử X có k = 6
X + ?NaOH —> Y + Z + 2H2O
Vôi tôi xút Y tạo CH4 —> Y là CH3COONa
Z + H2SO4 —> Hợp chất tạp chức, không tráng gương —> X có 1 vịng benzen, 1 este của phenol, 1 axit.
X là: CH3COO-C6H4-COOH
Z là NaO-C6H4-COONa
T là HO-C6H4-COOH
(1) Đúng
(2) Đúng, Y + HCl —> CH3COOH
(3) Sai, Z là C7H4O3Na2
(4) Đúng, T chứa OH phenol nên không phản ứng với axit nhưng chức COOH vẫn phản ứng este hóa với
CH3OH, tạo HO-C6H4-COO-CH3
(5) Sai, chỉ đồng phân ortho thỏa mãn dùng làm thuốc cảm.
Câu 80:
X {Fe3O4, Fe(NO3)2, Al} + {K+ = H+ = SO42- = 3,1 mol}

→ Y {Fe3+, Fe2+, Al3+, K+, NH4+, SO42-} + Z {NO: 0,05 & H2: 0,4} + H2O
Bảo toàn khối lượng → nH2O = 1,05 mol
Bảo toàn H → nNH4+ = 0,05
Bảo toàn N → nFe(NO3)2 = 0,05
Bảo toàn O → nFe3O4 = 0,2
—> mAl = 10,8 gam
—> %Al = 16,31%
Trang 9/4 – Mã đề 081



×