Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

82 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học chuyên hùng vương gia lai (lần 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.18 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT GIA LAI

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 1

CHUN HÙNG VƯƠNG

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 090

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Chất nào sau đây khơng phân li ra ion khi hịa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. HClO3.
C. C2H5OH.
D. Ba(OH)2.
Câu 42: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3.
B. CH3-CH(NH2) -CH3.
C. CH3-NH-CH3.
D. CH3-CH2NH2.
Câu 43: Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây?
A. I.


B. II.
C. I.
D. II.
Câu 44: Trong tự nhiên, khí X được tạo thành khi có sấm sét. Ở điều kiện thường, khí X phản ứng với
oxi trong khơng khí, tạo thành khí có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2.
B. CO2.
C. NO.
D. SO2.
Câu 45: Cho các polime: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-CH2-CHCl-)n. Công thức của monome
để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:
A. CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3, CH2=CHCl.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, CH2=CHCl.
C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH2=CH(CH3).
D. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, NH2-CH2-COOH.
Câu 46: Kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và
A. H2.
B. O2.
C. H2O.
D. Cl2.
Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các axit béo, no, tồn tại ở trạng thái rắn.
B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng.
C. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 48: Điện phân dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại?
A. CuSO4.
B. Al(NO3)3.
C. MgSO4.
D. KCl.

Câu 49: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3.
B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. Fe2O3.
Câu 50: Bậc của ancol có tên gọi pentan-3-ol là
A. bậc I.
B. bậc II.
C. bậc III.
D. không xác định được.
Câu 51: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại
thép chống gỉ, không gỉ… Kim loại X là
A. Fe.
B. Ag.
C. Cr.
D. W.
Câu 52: Chất nào sau đây tác dụng với sắt, tạo thành sắt (II) bromua?
A. Dung dịch HBr.
B. Dung dịch H2SO4.
Trang 1/4 – Mã đề 090


C. Dung dịch KNO3.
D. Br2.
Câu 53: Hợp chất X là chất rắn màu trắng, không tan trong nước và bền với nhiệt. Công thức X là
A. Al(NO3)3.
B. Al2O3.
C. NaAlO2.
D. Al(OH)3.
Câu 54: Este etyl axetat có cơng thức là

A. CH3CH2OH.
B. CH3COOH.
C. CH3COOC2H5.
D. CH3CHO.
Câu 55: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Metylamin.
B. Alanin.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Câu 56: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hồ tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân.
Câu 57: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?
A. K.
B. Na.
C. Ba.
D. Cu.
Câu 58: Nước cứng có tính cứng tạm thời chứa hợp chất nào sau đây?
A. CaCl2.
B. Ba(NO3)2.
C. Mg(HCO3)2.
D. MgSO4.
Câu 59: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 60: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp

A. Nhiệt luyện.
B. Thuỷ luyện.
C. Điện phân dung dịch.
D. Điện phân nóng chảy.
Câu 61: Ở điều kiện thích hợp, CH2=C(CH3)-COOCH3 tham gia phản ứng nào sau đây? (1) Tác dụng H2,
(2) Tác dụng dung dịch Br2, (3) Phản ứng trùng hợp, (4) Tác dụng dung dịch NaOH.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 62: Glucozơ khơng có tính chất nào sau đây?
A. Tính chất của nhóm anđehit.
B. Tính chất của poliancol.
C. Tham gia phản ứng thuỷ phân.
D. Lên men rạo ancol etylic.
Câu 63: Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl
dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9 gam X đến khối lượng
không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,65.
B. 7,45.
C. 6,25.
D. 3,45.
Câu 64: Khi thuỷ phân một lượng saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng
saccarozơ đã thủy phân là
A. 513,0 gam.
B. 288,0 gam.
C. 256,5 gam.
D. 270,0 gam.
Câu 65: Oxit kim loại không tác dụng với nước là
A. CaO.

B. BaO.
C. MgO.
D. K2O.
Câu 66: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(hexametylen ađipamit).
B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen.
D. poliacrilonitrin.
Câu 67: Nung hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al và m gam Fe2O3, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hỗn
hợp Y tác dụng vừa hết với V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 400.
B. 200.
C. 100.
D. 150.
Câu 68: X là một aminoaxit chứa một chức axit. Cho 0,1 mol X vào dung dịch chứa 0,25 mol NaOH. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,7 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là
A. Valin.
B. Axit glutamic.
C. Glyxin.
D. Alanin.
Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp P gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z
chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong P) thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,25 mol. Mặt
khác, m gam P phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam hai ancol hơn kém nhau 1
Trang 2/4 – Mã đề 090


nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2, thu được
CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong P là
A. 45,20%.
B. 50,40%.

C. 62,10%.
D. 42,65%.
Câu 70: Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hồn tồn
phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được
4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) trong dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác
dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 22,96.
B. 25,12.
C. 26,20.
D. 28,36.
Câu 71: Hợp chất hữu cơ X có khối lượng mol phân tử là 144 gam/mol, có thành phần khối lượng các
nguyên tố như sau: C chiếm 50,00%; O chiếm 44,44% còn lại là H. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung
dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete.
Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai
sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có cơng thức phân tử C4H4O4Na2.
(b) Từ Z không thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(c) Chất T có đồng phân hình học.
(d) Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1:2.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 72: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 triglixerit thu được hỗn hợp gồm glixerol, axit
oleic và axit linoleic trong đó có a mol glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 362,7
gam H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 4,625a mol brom. Giá trị của m là
A. 348,6.
B. 312,8.

C. 364,2.
D. 352,3.
Câu 73: Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp A một
thời gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn B và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X (khơng có oxi dư). Tồn bộ B
hịa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Z
gồm 2 khí (khơng có khí SO2) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 34,66 gam kết
tủa. Lấy kết tủa nung ngồi khơng khí đến khối lượng khơng đổi thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng
tỉ khối của Z so với X bằng 86/105. Cho các nhận định sau:
(a) Số mol của FeCO3 có trong A là 0,08 mol.
(b) Phần trăm khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong A là 12,5%.
(c) Phần trăm khối lượng Cu2S trong A là 31,25%.
(d) Khối lượng hỗn hợp rắn B là 9,98 gam.
(e) Phần trăm số mol FeCO3 tham gia phản ứng đốt cháy là 50%.
Số nhận định sai là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 2x mol Ba(OH)2 vào dung dịch 2,5x mol H3PO4.
(b) Đun nóng nước cứng tồn phần.
(c) Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Sục khí SO2 dư vào dung dịch KMnO4.
(e) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 75: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

(1) X1 + H2O → X2 + Y + Z (điện phân có màng ngăn)
Trang 3/4 – Mã đề 090


(2) CO2 + X2 → X3
(3) CO2 + 2X2 → X4 + H2O
(4) X3 + X5 → T + X2 + H2O
(5) 2X3 + X5 → T + X4 + 2H2O
Hai chất X2, X5 lần lượt là:
A. Na2CO3, BaCl2.
B. NaOH, Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2.
D. NaOH, Ba(OH)2.
Câu 76: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđro với xúc tác Ni trong bình kín (chỉ xảy
ra phản ứng cộng H2), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với X là 514/225. Đốt cháy
hết Y, thu được 0,6 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, Y phản ứng tối đa với 0,05 mol brom trong dung
dịch. Giá trị gần nhất của a là
A. 0,9.
B. 0,8.
C. 0,7.
D. 0,6.
Câu 77: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm m1 gam Fe(NO3)2 và m2 gam Al(NO3)3 trong bình kín khơng
chứa oxi, thu được hỗn hợp khí X. Thêm 112 ml khí O2 (đktc) vào X, rồi hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp vào
H2O thu được 3,5 lít dung dịch có pH = 1,7 và khơng có khí thốt ra. Giá trị m1 và m2 lần lượt là:
A. 4,5 và 6,39.
B. 2,700 và 3,195.
C. 3,60 và 2,130.
D. 1,80 và 0,260.
Câu 78: Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỉ lệ số mol Fe và Cu là 18,6 : 1) tác dụng với dung
dịch chứa 0,352 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến

hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 2,4125A trong thời gian t giây thấy
khối lượng catot tăng 0,16 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là
A. 2920.
B. 200.
C. 3920.
D. 2000.
Câu 79: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các este khi tham gia phản ứng xà phịng hóa đều thu được muối và ancol.
(b) Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch axit, đun nóng tạo thành glucozơ và fructozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ đều tạo kết tủa Ag khi đun nóng nhẹ với dung dịch AgNO3/NH3.
(d) Aminoaxit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và
nhóm cacboxyl (COOH).
(e) Khơng thể phân biệt tripeptit (Ala-Gly-Val) và lịng trắng trứng bằng phản ứng màu với Cu(OH)2.
(g) PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, glicogen đều có cấu trúc mạch khơng nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 80: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc)
theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm
CHO.
Số nhận định đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Trang 4/4 – Mã đề 090


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41C

42C

43A

44C

45B

46A

47C

48A

49B


50B

51C

52A

53B

54C

55B

56D

57D

58C

59D

60D

61A

62C

63A

64C


65C

66A

67B

68C

69D

70D

71D

72D

73D

74C

75D

76B

77C

78A

79C


80C

Câu 61:
Ở điều kiện thích hợp, CH2=C(CH3)-COOCH3 tham gia cả 4 phản ứng:
(1) CH2=C(CH3)-COOCH3 + H2 —> CH3-CH(CH3)-COOCH3
(2) CH2=C(CH3)-COOCH3 + Br2 —> CH2Br-CBr(CH3)-COOCH3
(3) CH2=C(CH3)-COOCH3 —> (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
(4) CH2=C(CH3)-COOCH3 + NaOH —> CH2=C(CH3)-COONa + CH3OH
Câu 62:
Glucozơ là monosaccarit nên không tham gia phản ứng thuỷ phân.
Câu 63:
nR2CO3 = nNaHCO3 = nCO2/2 = 0,1
—> 0,1(2R + 60) + 0,1.84 = 18
—> R = 18 —> NH4+
Trong 9 gam thì mỗi chất cịn 0,05 mol
(NH4)2CO3 —> 2NH3 + CO2 + H2O
2NaHCO3 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
Chất rắn chỉ còn lại Na2CO3 (0,05 mol)
—> mNa2CO3 = 2,65
Câu 64:
C12H22O11 + H2O —> C6H12O6 + C6H12O6
x……..……x……………..x…………….x
—> 180x + 180x = 270 —> x = 0,75
—> mC12H22O11 = 270 – 18x = 256,5
Câu 67:
nKAlO2 = nAl = 0,2 —> VddKOH = 200 ml
Câu 68:
nH2O = nX = 0,1, bảo toàn khối lượng:
Trang 5/4 – Mã đề 090



0,1MX + 0,25.40 = 15,7 + 0,1.18
—> MX = 75: X là glyxin
Câu 69:
nNa2CO3 = 0,35 —> nNaOH = 0,7 —> nO(T) = 1,4
Bảo toàn O cho phản ứng đốt T —> nCO2 = 0,35
Bảo toàn C —> nC(T) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7
—> nC = nNa
—> T gồm HCOONa (a) và (COONa)2 (b)
nC = a + 2b = 0,7
nH = a = 2nH2O = 0,4
—> b = 0,15
Bảo toàn khối lượng —> mP = 41,5
Đốt P —> nCO2 = u và nH2O = v
—> u – v = 0,25
và 12u + 2v + 1,4.16 = 41,5
—> u = 1,4 và v = 1,15
nC(ancol) = u – nC(T) = 0,7
nH(ancol) = 2v + nNaOH – nH(T) = 2,6
nO(ancol) = nNaOH = 0,7
Dễ thấy nC = nO nên ancol có số C bằng số -OH.
Mặt khác, do nH(ancol) > 3nC(ancol) nên ancol chứa CH3OH
—> Ancol gồm CH3OH (0,5) và C2H4(OH)2 (0,1)
Từ số mol muối và ancol ta có P chứa:
(HCOO)2C2H4: 0,1 (⇐ Tính từ nC2H4(OH)2)
HCOOCH3: 0,2 (⇐ Tính từ bảo tồn HCOONa)
(COOCH3)2: 0,15 (⇐ Tính từ n(COONa)2)
—> %(COOCH3)2 = 42,65%
Câu 70:
Mỗi phần nặng 4,72 gam gồm Fe (a), FeO (b) và Fe2O3 (c)

—> 56a + 72b + 160c = 4,72
Phần 1: nFe sản phẩm = a + b + 2c = 0,07
Phần 2: nFe = a = (4,96 – 4,72)/(64 – 56)
—> a = 0,03; b = 0,02; c = 0,01
Phần 3:
Trang 6/4 – Mã đề 090


nAgCl = nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,16
nAg = nFe2+ = a + b = 0,05
—> m↓ = 28,36

Câu 71:
Số C = 144.50%/12 = 6
Số O = 144.44,44%/16 = 4
—> X là C6H8O4
Tách H2O của Z tạo (CH3)2O nên Z là CH3OH —> X là C2H2(COOCH3)2
Y là C2H2(COONa)2
T là C2H2(COOH)2
T + HBr —> 2 sản phẩm nên T có cấu tạo:
HOOC-C(=CH2)-COOH
(a) Sai, Y là C4H2O4Na2
(b) Sai, CH3OH + CO —> CH3COOH
(c) Sai, T khơng có đồng phân hình học
(d) Sai, nX : nH2 = 1 : 1
Câu 72:
nX = nC3H5(OH)3 = a
—> k = nBr2/nX + 3 = 7,625
Số C của X = n = 18.3 + 3 = 57
X có dạng: CnH2n+2-2kO6

—> nH2O = a(n + 1 – k) = 20,15
—> a = 0,4
—> mX = a(14n + 98 – 2k) = 352,3
Câu 73:
Đặt a, b, c là số mol FeS2, Cu2S, FeCO3 trong A
—> 120a + 160b + 116c = 20,48 (1)
A chứa Fe (a + c), S (2a + b), Cu (2b), O (c) và CO2 (c).
nH2O = (34,66 – 29,98)/18 = 0,26
—> 1,5(a + c) + 2b = 0,26 (2)
80.(2) – (1) —> c = 0,08
nX = nCO2 + nSO2 = 0,1
nZ = nNO2 + nCO2 = 0,6
MZ/MX = 86/105 —> mZ/mX = 172/35
Trang 7/4 – Mã đề 090


Đặt u, v là số mol CO2 thoát ra lần trước và lần sau —> u + v = 0,08
mZ/mX = [44v + 46(0,6 – v)] / [44u + 64(0,1 – u)] = 172/35
—> u = 0,04 và v = 0,04 —> nSO2 = 0,06
m↓ = 107(a + c) + 98.2b + 233(2a + b – 0,06) = 34,66 (3)
Giải hệ (1)(2)(3) —> a = b = 0,04
(a) Đúng
(b) Sai
nS = 2a + b = 0,12 —> %S = 18,75%
(c) Đúng
(d) Sai: mB = mA + mO2 – mX = 14,88 + mO2 > 9,98
(e) Đúng: %FeCO3 bị đốt cháy = u/0,08 = 50%
Câu 74:
(a) nP/nBa = 1,25 —> Tạo BaH2PO4 (kết tủa) và Ba(H2PO4)2
(b) M2+ + 2HCO3- —> MCO3 + CO2 + H2O

(c) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 —> Ba(AlO2)2 + BaSO4 + H2O
(d) SO2 + H2O + KMnO4 —> K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
(e) FeCl3 + Ba(OH)2 —> BaCl2 +Fe(OH)3
Câu 75:
X1: NaCl
X2: NaOH
Y, Z là Cl2, H2.
X3 là NaHCO3; X4 là Na2CO3
X5 là Ba(OH)2; T là BaCO3
Câu 76:
nX/nY = MY/MX = 514/225
nX = a —> nY = 225a/514
nY = (nH2O + nBr2) – nCO2
⇔ 225a/514 = 0,9 + 0,05 – 0,6 —> a ≈ 0,8
Câu 77:
pH = 1,7 —> [H+] = 0,02 —> nHNO3 = nH+ = 0,07
nO2 = 0,005, bảo toàn electron —> nFe(NO3)2 = 0,005.4 = 0,02
Bảo toàn N —> nAl(NO3)3 = 0,01
—> m1 = 3,6 gam và m2 = 2,13 gam
Câu 78:
nCu = 0,005 và nFe = 0,093
Trang 8/4 – Mã đề 090


nHNO3 = 0,352 = 4nNO —> nNO = 0,088
Dung dịch Y chứa Fe3+ (a), Fe2+ (b) và Cu2+ (0,005)
—> nFe = a + b = 0,093
ne = 3a + 2b + 0,005.2 = 0,088.3
—> a = 0,068 và b = 0,025
Catot tăng 0,16 gam —> Chỉ có Cu (0,0025 mol)

—> ne = nFe3+ + 2nCu = 0,073
ne = It/F —> t = 2920 giây
Câu 79:
(a) Sai, ví dụ CH3COOC6H5 khơng thu được ancol…
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng, cả 2 chất đều có phản ứng màu biurê
(g) Sai, glycogen có phân nhánh.
Câu 80:
(a) Đúng
(b) Đúng, tạo CH2OH-(CHOH)4-COONH4
(c) Đúng
(d) Sai, hiện tượng chỉ giống nhau khi thay glucozơ bằng fructozơ. Còn saccarozơ khơng tráng gương.
(e) Sai, thí nghiệm tráng gương chỉ chứng minh được glucozơ có nhóm chức anđehit.

Trang 9/4 – Mã đề 090



×