Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

92 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học ĐHQG TPHCM phổ thông năng khiếu (lần 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.75 KB, 9 trang )

92 Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - ĐHQG TPHCM Phổ thơng Năng
Khiếu (Lần 1) (File word có lời giải)
Câu 1: Khi phân hủy canxi cacbonat ở nhiệt độ khoảng 1000°C thì thu được sản phẩm gồm CO2 và chất
nào sau đây?
A. Ca.
B. CO.
C. Ca(HCO3)2.
D. CaO.
Câu 2: Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian
Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây
nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mơ tả như hình dưới:

Cơng thức phân tử của Epibatadine là
A. C11H13N3Cl.
B. C11H13N3Cl2.
C. C11H13NCl.
D. C11H13N2Cl.
Câu 3: Để bảo vệ các ống nước ngầm bằng thép theo phương pháp điện hóa. Người ta sử dụng kim loại
X làm vật hi sinh. Kim loại X có thể là
A. Ag.
B. Cu.
C. Ba.
D. Mg.
Câu 4: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có cơng thức
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. Phèn chua.
B. Vôi sống.
C. Muối ăn.
D. Thạch cao.
Câu 5: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2?
A. Ag.


B. Na.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 6: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch
HCl?
A. CH3COOH.
B. CH3NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. C2H5OH.
Câu 7: Etyl fomat có cơng thức hóa học là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5.
Câu 8: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch X 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 - 2 giọt dung dịch
CuSO4 2%. Lắc đều ống nghiệm thấy dung dịch chuyển sang màu tím. Chất X có thể là
A. glucozơ.
B. ala-gly.
C. lòng trắng trứng.
D. tinh bột.
Câu 9: Để điều chế 106,92 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít dung dịch HNO3
94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 48 lít.
B. 72 lít.
C. 80 lít.
D. 120 lít.
Câu 10: Ngun liệu chính dùng để sản xuất nhơm là:
A. quặng boxit.
B. quặng dolomit.
C. quặng manhetit.

D. quặng pirit.
Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. HNO3.
D. NaOH.
Câu 12: Cho 0,384 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 1,296
gam Ag. Kim loại R là
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 13: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 lỗng sinh ra khí H2?
A. Na.
B. Zn.
C. Al.
D. Cu.
Trang 1/4 – Mã đề 099


Câu 14: Chất X là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Cơng thức phân tử của
chất X có thể là
A. C2H4O2.
B. C6H12O6.
C. C12H22O11.
D. (C6H10O5)n.
Câu 15: Cho dãy các chất: vinyl clorua, etilen, buta-1,3-đien, glyxin, etylen glicol. Số chất trong dãy có
khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là
A. 1.
B. 3.

C. 4.
D. 2.
Câu 16: Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn
dung dịch của hai chất, thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là
A. NaHSO4 và Ba(OH)2.
B. H2SO4 và NaOH.
C. HCl và Na2CO3.
D. Na2CO3 và Ba(OH)2.
Câu 17: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng,Y là kim loại tác dụng được với dung
dịch HNO3 đặc nguội. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Cu, Fe.
B. Ag, Zn.
C. Mg, Ag.
D. Fe, Al.
Câu 18: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Có kết tủa trắng.
B. Khơng có hiện tượng gì.
C. Có bọt khí thốt ra.
D. Có kết tủa trắng và bọt khí thốt ra.
Câu 19: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(OH)3.
D. FeSO4.
Câu 20: Natri clorua được dùng để làm gia vị thức ăn, điều chế natri, xút, nước Gia-ven. Công thức của
natri clorua là
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. KCl.

Câu 21: Kim loại nào sau đây được lựa chọn làm vật liệu dẫn điện cao thế vì độ dẫn điện tốt và nhẹ?
A. Fe.
B. K.
C. Al.
D. Ag.
Câu 22: Trong các kim loại sau đây: Ag, Mg, Fe và Al. Kim loại có tính khử yếu nhất là
A. Al.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 23: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A. HCOOC2H3.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOH.
D. CH3COOH.
Câu 24: Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri
hiđrocacbonat là
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. K2CO3.
D. KHCO3.
Câu 25: Nước cứng là nước chứa nhiều ion
A. Na+ và Ag+.
B. Ca2+ và Mg2+.
C. Fe2+ và K+.
D. Na+ và Al3+.
Câu 26: Cơng thức nào sau đây có thể là cơng thức của chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C2H5COO)3C3H5.
C. (CH3COO)3C3H5.

D. (C17H35COO)2C2H4.
Câu 27: Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; (113 <
ME < 225); MZ < MF < MT. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F được dùng để điều chế khí CO trong phịng thí nghiệm.
(b) 1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2.
(c) Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
(d) Có hai cơng thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(e) Trong phân từ Z và F đều khơng có liên kết pi.
(g) T là hợp chất đa chức.
Số phát biểu đúng là
Trang 2/4 – Mã đề 099


A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 28: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn
chức, MX < MY < MZ. Đốt cháy hết 32,24 gam E cần vừa đủ 1,41 mol O2, thu được H2O và 1,3 mol CO2.
Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 32,24 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 40,9 gam hỗn hợp F
gồm ba muối khan; và 0,27 mol hỗn hợp T gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Phần trăm
khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong F có giá trị gần nhất với
A. 46.
B. 43.
C. 13.
D. 10.

Câu 29: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl, thu được dung
dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 5,4) gam kết tủa. Biết trong X,
nguyên tố oxi chiếm 25% khối lượng. Giá trị của m là
A. 9.6.
B. 12,8.
C. 24,0.
D. 19,2.
Câu 30: Nung hỗn hợp T gồm 2,43 gam Al và m gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao trong điều kiện khơng có oxi.
Sau một thời gian, làm nguội thu được hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X
phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,352 lít H2 và dung dịch Y. Cơ cạn Y được 27,965 gam hỗn
hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 9,28.
B. 9,71.
C. 7,87.
D. 4,64.
Câu 31: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3.
(b) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.
(c) Cho a mol Fe(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng.
(d) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(e) Cho 2a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 32: Hỗn hợp khí A gồm H2 và hiđrocacbon X (CnH2n, mạch hở) có tỉ khối so với H2 là 5. Dẫn hỗn
hợp khí A qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B (gồm hai hiđrocacbon và H2)
có tỉ khối so với heli là 25/9. Biết m gam B phản ứng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác,
đốt cháy hoàn toàn m gam B, thu được 0,3 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Trong cơng thức phân tử, X có số

nguyên tử hiđro là
A. 8.
B. 2.
C. 6.
D. 4.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp Y gồm Gly, Ala, Val. Trộn a mol X
với b mol Y thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy Z cần dùng 1,05 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2
được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư, thấy khối lượng bình tăng 18 gam, đồng thời thu được 17,92 lít
hỗn hợp khí. Tỉ a : b là
A. 3 : 2.
B. 2 : 1.
C. 1 : 1.
D. 3 : 1.
Câu 34: Cho ba dung dịch chứa 3 chất tan tương ứng E, F, G thỏa mãn:
+ Nếu cho E tác dụng với F thì thu được hỗn hợp kết tủa X. Cho X vào dung dịch HNO3 lỗng dư, thấy
thốt ra khi khơng màu hóa nâu ngồi khơng khí, đồng thời thu được phần khơng tan Y.
+ Nếu F tác dụng với G thì thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
+ Nếu E tác dụng G thì thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy có khí khơng màu thoát ra.
Các chất E, F và G lần lượt là
A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.
B. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
C. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.
D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
Câu 35: Điện phân dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (diện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là
100%, bỏ qua sự hồ tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dịng điện khơng đổi
là 9,65A trong thời gian t giây. Sau điện phân thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí có tỉ
khối so với H2 là 16,39. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.
B. Giá trị của t là 3960.
C. Hai khí trong X là Cl2 và H2.

Trang 3/4 – Mã đề 099


D. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 15,95 gam so với dung dịch trước khi điện phân.
Câu 36: Ứng với cơng thức phân tử C7H16, có bao nhiêu đồng phân ankan có tên mạch chính là pentan?
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(b) Có thể sử dụng dung dịch HCl để rửa các ống nghiệm sau khi thí nghiệm với anilin.
(c) Cho triolein vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
(d) Tính bazơ của anilin yếu hơn so với metylamin.
(e) Phân tử Glu-Ala-Val có bốn nguyên tử oxi.
(f) Thủy phân khơng hồn tồn tinh bột, có thể thu được saccarozơ.
(g) Để pha rượu uống, có thể dùng metanol pha với nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 38: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung
dịch và lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Lấy 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và thêm vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4
lỗng. Đun nóng dung dịch khoảng 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ (và khuấy đều) tinh thể NaHCO3 vào ống nghiệm (2) đến khi khí
ngừng thốt ra.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hồn tồn.

Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thí nghiệm trên, ở bước 1, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sau bước 1, thu được kết tủa có màu đỏ đặc trưng.
(c) Ở bước 2 xảy ra phản ứng thủy phân saccarozơ.
(d) Sau bước 2, dung dịch có chứa 1 loại monosaccarit.
(e) Trong bước 3, cho NaHCO3 vào ống nghiệm (2) để thủy phân hoàn toàn saccarozơ.
(f) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm (2) có thể cho phản ứng tráng bạc.
(g) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 39: Hoà tan 17,44 gam hỗn hợp X gồm FeS, Cu2S và Fe(NO3)2 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm
6,422% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau các phản ứng thu được hỗn hợp khí
Y (gồm NO2 và SO2) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, sau phản ứng thu được 35,4 gam
kết tủa T gồm 3 chất. Lọc tách T rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 31,44 gam chất rắn E. Phần
trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27,5.
B. 24,5.
C. 32,5.
D. 18,2.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch
NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 4,6 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì
cần vừa đủ 4,425 mol O2, thu được 3,21 mol CO2 và 2,77 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
A. 8,40 gam.
B. 5,60 gam.
C. 64 gam.
D. 11,20 gam.


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
1D

2D

3D

4A

5A

6C

7D

8C

9C

10A

11D

12C

13D

14B

15D


16A

17C

18A

19D

20C

Trang 4/4 – Mã đề 099


21C

22D

23A

24B

25B

26A

27B

28D


29D

30A

31D

32C

33B

34D

35C

36D

37B

38D

39A

40B

Câu 2:
Epibatidine là C11H13N2Cl
Câu 3:
Kim loại hi sinh là cực âm phải có tính khử mạnh hơn Fe, nhưng khơng được quá mạnh (như Ba sẽ tác
dụng với các chất trong môi trường ngay) —> Dùng Mg.
Câu 8:

CuSO4 + NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4
Chất X tạo màu tím với Cu(OH)2 —> X có phản ứng màu biurê —> X là lòng trắng trứng (anbumin).
Câu 9:
n[C6H7O2(ONO2)3] = 0,36 kmol
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 —> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
—> nHNO3 = 0,36.3/60% = 1,8 kmol
—> mddHNO3 = 1,8.63/94,5% = 120 kg
—> VddHNO3 = 120/1,5 = 80 lít
Câu 12:
nAg = 0,012
R + 2AgNO3 —> R(NO3)2 + 2Ag
0,006…………….………………….0,012
—> MR = 0,384/0,006 = 64: R là Cu
Câu 15:
Có 2 chất có thể trùng ngưng là glyxin (tự trùng ngưng), etylen glicol (trùng ngưng cùng chất khác, như
HOOC-C6H4-COOH)
Câu 16:
X và Y có thể lần lượt là NaHSO4 và Ba(OH)2:
NaHSO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NaOH + H2O
Câu 17:
Hai kim loại X, Y lần lượt là Mg, Ag:
Mg + H2SO4 loãng —> MgSO4 + H2
Ag + 2HNO3 đặc nguội —> AgNO3 + NO2 + H2O
Câu 18:
Hiện tượng: Có kết tủa trắng
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 —> 2CaCO3 + 2H2O
Trang 5/4 – Mã đề 099


Câu 27:

(2)(3) —> X, Y là các muối
(1) —> E là este, mặt khác 113 < ME < 225 nên E là este 2 chức hoặc 3 chức
E có số C bằng số O —> E là C4H6O4 hoặc C6H8O6
E là HCOO-CH2-COO-CH3
hoặc HCOO-CH2-COO-CH2-COO-CH3
MZ < MF < MT nên:
X là HCOONa
Y là HO-CH2-COONa
Z là CH3OH
F là HCOOH
T là HO-CH2-COOH
(a) Đúng: HCOOH —> CO + H2O (H2SO4 đặc)
(b) Đúng: HO-CH2-COOH + 2Na —> NaOCH2COONa + H2
(c) Sai, CH3OH có nhiệt độ sơi thấp hơn C2H5OH vì phân tử khối nhỏ hơn.
(d) Đúng
(e) Sai, F có liên kết pi trong C=O
(f) Sai, T là chất tạp chức
Câu 28:
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 1,12
—> nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 0,9
nNaOH = nO(E)/2 = 0,45
Bảo toàn khối lượng —> mT = 9,34
—> MT = 34,59 —> T gồm CH3OH (0,22) và C2H5OH (0,05)
nOH trong muối = nNaOH – nT = 0,18 nên các este gồm:
ACOO-B-COO-CH3: 0,18 mol
RCOOCH3: 0,04 mol
R’COOC2H5: 0,05 mol
(Với R hoặc R’ trùng với A)
m muối = 0,18(A + 67) + 0,18(B + 84) + 0,04(R + 67) + 0,05(R’ + 67) = 40,9
—> 18A + 18B + 4R + 5R’ = 769

—> A = R’ = 15; B = 14; R = 43 là nghiệm duy nhất
Các muối gồm CH3COONa (0,23), HO-CH2-COONa (0,18), C3H7COONa (0,04)
—> %C3H7COONa = 10,76%
Trang 6/4 – Mã đề 099


Câu 29:
Đặt nO(X) = x, bảo tồn điện tích —> nOH- trong ↓ = 2x
—> m – 16x + 17.2x = m + 5,4 —> x = 0,3
—> m = 16x/25% = 19,2 gam
Câu 30:
nFe3O4 = x —> nH2O = 4x
Bảo toàn H —> nHCl phản ứng = 8x + 0,21
m muối = 2,43 + 56.3x + 35,5(8x + 0,21) = 27,965
—> x = 0,04 —> m = 9,28 gam
Câu 31:
(a) Bảo toàn electron —> 2nFe = nFe3+ + nAg+
—> Dung dịch thu được chỉ chứa Fe(NO3)2
(b) nKOH/nCO2 = 1,5 —> Tạo K2CO3, KHCO3
(c) Fe(OH)2 + H2SO4 —> FeSO4 + 2H2O
(d) KOH + Ca(HCO3)2 —> CaCO3↓ + KHCO3 + H2O
(e) nP/nNa = 4/3 —> Tạo NaH2PO4 và H3PO4 dư
Câu 32:
mA = mB = mC + mH = 5
—> nA = 0,5 và nB = 0,45
—> nH2 phản ứng = nA – nB = 0,05
B gồm CnH2n (0,05 mol, tính theo nBr2), CnH2n+2 (0,05 mol, tính theo nH2 phản ứng) và H2 dư (0,35)
mB = 0,05.14n + 0,05(14n + 2) + 0,35.2 = 5
—> n = 3
—> X có 6H

Câu 33:
X = ?CH2 + NH3
Y = ?CH2 + NH3 + CO2
Quy đổi Z thành CH2 (x), NH3 (y) và CO2 (z)
nO2 = 1,5x + 0,75y = 1,05
nH2O = x + 1,5y = 1
nCO2 + nN2 = x + 0,5y + z = 0,8
—> x = 0,55; y = 0,3; z = 0,1
—> b = z = 0,1 và a = y – z = 0,2
—> a : b = 2 : 1
Trang 7/4 – Mã đề 099


Câu 34:
Nếu cho E tác dụng với F thì thu được hỗn hợp kết tủa X —> Loại A (do A chỉ có 1 kết tủa là BaSO4)
Cho X vào dung dịch HNO3 lỗng dư, thấy thốt ra khí khơng màu hóa nâu ngồi khơng khí, đồng thời
thu được phần không tan Y —> Loại B, do Cu(OH)2 và BaSO4 tan một phần trong HNO3 nhưng khơng
tạo khí.
Nếu F tác dụng với G thì thấy khí thốt ra, đồng thời thu được kết tủa —> Chọn D (Khí NH3, kết tủa
BaCO3)
Câu 35:
TH1: Hai khí là Cl2 (0,002) và O2 (0,098)
ne = 2nCl2 + 4nO2 = 0,396 = It/F
—> t = 3960 (B đúng)
nCu = ne/2 = 0,198
m giảm = mCl2 + mO2 + mCu = 15,95 (D đúng)
Anot có O2 —> Có H+ tạo ra —> pH < 7 (A đúng)
—> C khơng đúng.
TH2: Hai khí là Cl2 và H2 (tự làm tương tự).
Câu 36:

Các ankan C7H16 có mạch chính 5C:
CH3-CH2-CH(C2H5)-CH2-CH3
CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH3
Câu 37:
(a) Sai, nhiều protein khơng tan như tóc, móng, sừng….
(b) Đúng, do tạo muối tan C6H5NH3Cl
(c) Sai, triolein không tan trong nước nên phân lớp
(d) Đúng
(e) Sai, Glu-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
(f) Sai, tinh bột không chứa gốc fructozơ nên không thể thu được saccarozơ
(g) Sai, không được uống metanol vì ancol này rất độc.
Câu 38:
+ Bước 1: Điều chế Cu(OH)2
CuSO4 + NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Bước 2: Thủy phân saccarozơ
Saccarozơ + H2O —> Glucozơ + fructozơ
Trang 8/4 – Mã đề 099


+ Bước 3: Trung hòa H2SO4 (làm xúc tác cho bước 2)
H2SO4 + NaHCO3 —> Na2SO4 + CO2 + H2O
+ Bước 4: Thử tính chất ancol đa chức của glucozơ và fructozơ.
(a) Sai, dùng Ba(OH)2 sẽ có thêm kết tủa BaSO4, kết tủa này không thể tan trong bước 4.
(b) Sai, sau bước 1 thu được kết tủa màu xanh
(c) Đúng
(d) Sai, dung dịch chứa 2 monosaccarit là glucozơ và fructozơ
(e) Sai, NaHCO3 để loại H2SO4.

(f) Đúng, glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(g) Đúng, glucozơ và fructozơ đều có tính chất của ancol đa chức: hịa tan Cu(OH)2 thành dung dịch xanh
lam
Câu 39:
Trong X: nN = 0,08 —> nFe(NO3)2 = 0,04
Đặt a, b là số mol FeS, Cu2S
mX = 88a + 160b + 0,04.180 = 17,44 (1)
nH2O = (35,4 – 31,44)/18 = 0,22 —> nOH-(↓) = 0,44
nOH-(↓) = 3(a + 0,04) +2.2b = 0,44 (2)
(1)(2) —> a = 0,08 và b = 0,02
Bảo toàn Fe —> nFe2O3 = 0,06
Bảo toàn Cu —> nCuO = 0,04
mE = 31,44 —> nBaSO4 = 0,08
—> nO(E) = 0,06.3 + 0,04 + 0,08.4 = 0,54
—> %O(E) = 27,48%
Câu 40:
nY = nC3H5(OH)3 = 0,05
nO = 6nY + 2nZ = 2nCO2 + nH2O – 2nO2
—> nZ = 0,02
Z là CxHyCOOH (0,02) và Y là (CxHyCOO)3C3H5 (0,05)
nC = 0,02(x + 1) + 0,05(3x + 6) = 3,21 —> x = 17
nH = 0,02(y + 1) + 0,05(3y + 5) = 2,77.2 —> y = 31
—> mZ = 5,60 gam

Trang 9/4 – Mã đề 099



×