Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Ôn tap Mua xuan nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 23 trang )

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ LỚP 9E!



Chuyên đề Ngữ văn 9:
Ôn tập bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”-Thanh Hải


I. Củng cố kiến thức
1/ Tác giả
Thanh Hải (................ ) , tên khai sinh là ............ Quê
ông ở huyện Phong Điền, ..................... Ơng là một
trong những cây bút có cơng xây dựng nền văn
học .............. ở miền Nam từ những ngày đầu.
Phong cách thơ của Thanh Hải bình dị, trong sáng,
thiết tha, chân thành và sâu lắng. Thanh Hải có sở
trường về thơ ........ chữ. Sự nghiệp sáng tác thơ
của ơng gồm có: “Những đồng chí trung kiên”-1962,
“Huế mùa xn”-1970-1972, “Dấu võng Trường
Sơn”-1977, “Mưa xuân đất này”-1982, “Thơ tuyển”1982 ... Các bài thơ: “Mồ anh hoa nở”, “Cháu nhớ
Bác Hồ”, “........................”, ... là những bài thơ tiêu
biểu của hồn thơ xứ Huế- Thanh Hải.


I. Củng cố kiến thức
1/ Tác giả
Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá
Ngỗn. Q ơng ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên
Huế. Ông là một trong những cây bút có cơng xây
dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ


những ngày đầu. Phong cách thơ của Thanh Hải
bình dị, trong sáng, thiết tha, chân thành và sâu
lắng. Thanh Hải có sở trường về thơ năm chữ. Sự
nghiệp sáng tác thơ của ơng gồm có: “Những đồng
chí trung kiên”-1962, “Huế mùa xuân”-1970-1972,
“Dấu võng Trường Sơn”-1977, “Mưa xuân đất này”1982, “Thơ tuyển”-1982 ... Các bài thơ: “Mồ anh
hoa nở”, “Cháu nhớ Bác Hồ”, “Mùa xuân nho
nhỏ”, ... là những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ xứ
Huế- Thanh Hải.


Tiết
114,115

MÙA XUÂN NHO
Thanh
NHỎ
Hải


Số

Nh
ư

ng

ng

đẹ


rất

p

,v

ới
t

kh
i êm

ất

cả

sứ

c


ơi
nh
ườ
tr ẻ
ng

Góp
1 mù

và o
a xu
m
đất n ùa xuâ ân nhỏ
n lớ
n củ
chun ’c,cuộc
a
đời
g

h
Ta làm 1 càn
Lời ngợi ca quê
hương đất nước
trong điệu dân ca xứ
Huế

hoa


2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được nhà
thơ Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/1980, khi đất nước hịa bình
và đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc này tác giả đang
phải điều trị bệnh. Bài thơ được sáng tác không bao lâu trước khi
ơng qua đời. Bài thơ chính là lời nhắn gửi cuối cùng của ông với
cuộc đời.



b. Bố cục và mạch cảm xúc:
* Bố cục: Gồm 4 phần:
– Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên
– Khổ 2+3: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân của đất nước
– Khổ 4+5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ
– Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ
Huế.
* Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp
của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước,
cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện:
nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một
nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn
lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc
thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.


c. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
+“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà
thơ.
– Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh tuý,
đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.Mùa xuân hay chính là
sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi
người.
– Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá
nhân và cộng đồng.
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm
nhường.
– Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã nói lên ước nguyện, khát vọng
khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân
nho nhỏ”, nghĩa là ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến những gì tốt đẹp

nhất, tinh túy nhất để cuộc đời mỗi người sẽ là một “mùa xuân nho nhỏ” góp
phần làm nên mùa xn lớn cho đất nước. Đó cũng chính là chủ đề bài thơ.


d. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
– Nội dung: bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với
cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho
đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân
tộc.
– Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với
dân ca.
+ Hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo.
+Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa
xuân: từ mùa xuân đất trời đến mùa xuân đất nước và mùa xuân con người.
+ Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui, say
sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế
lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết
tha bộc bạch, tâm niệm.


Bài tập 1: Sau đây là bức tranh xuân xứ Huế mà nhà thơ Thanh Hải đã phác
họa nên trong bài “Mùa xn nho nhỏ”:
“ Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
a. Nêu nội dung khổ thơ trên?

b. Trong hai câu đầu của đoạn thơ trên, cách sắp xếp trật tự từ có gì đặc
biệt? Em hãy làm rõ hiệu quả nghệ thuật của cách sắp xếp đó?
c. Chương trình ngữ văn THCS cũng có những bài thơ sử dụng cách sắp
xếp trật tự từ tương tự. Em hãy ghi ra câu thơ khác cũng sử dụng cách
sắp xếp trật tự từ như trên và cho biết tên tác giả, tác phẩm?
d. Theo em, hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” trong khổ thơ trên được hiểu
theo những nghĩa nào? Qua đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
e. Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng từ 10-12 câu làm
rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được
khắc họa trong đoạn thơ trên. Đoạn văn sử dụng ít nhất một khởi ngữ và
phép nối để liên kết. (Xác định rõ).


Đáp án:
a. Nội dung khổ thơ trên là: cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
thiên nhiên.
b. Hai câu thơ đầu:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc”
Tác giả đã sử dụng cách sắp xếp trật tự từ :đảo ngữ (đảo trật
tự cú pháp). Động tự “mọc” được đảo lên đầu câu.
- Tác dụng: Cách sắp xếp trật tự từ này đã nhấn mạnh sự xuất
hiện bất ngờ, đầy thi vị của “bơng hoa tím biếc” giữa “dịng
sơng xanh”. từ đó lột tả vẻ đẹp, sức sống mùa xuân đang nảy
nở, bừng lên, trỗi dậy mãnh liệt. Nghệ thuật đảo ngữ còn diễn
tả cảm xúc ngạc nhiên, sự phát hiện đầy thú vị của tác giả
trước vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân đầy mới mẻ, sống động.


d. Hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” trong khổ thơ trên có thể hiểu câu thơ theo nhiều

cách khác nhau.
+ Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân rơi
xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc. (Nghĩa thực)
+ Theo mạch cảm xúc của tác giả, “giọt long lanh” cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác: giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện hót, vang động, lảnh lót
khắp khơng gian. Cách hiểu này có tác dụng hình tượng hóa vẻ đẹp của tiếng chim,
tiếng chim chiền chiện hót khơng tan lỗng trong khơng gian mà nó ngưng tụ lại thành
giọt trong vắt, long lanh, diệu kì. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính
giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại
long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tơi đưa tay tơi hứng”.
Cách hiểu này cịn nhấn mạnh sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn tác giả trước vẻ
đẹp mùa xuân. Nhà thơ như muốn đắm chìm, hịa nhập và đón nhận vẻ đẹp ấy bằng
mọi giác quan.
- Như vây, dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây
ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân nhưng cách hiểu thứ hai hay hơn.


Bài tập 1: Sau đây là bức tranh xuân xứ Huế mà nhà thơ Thanh Hải đã phác
họa nên trong bài “Mùa xn nho nhỏ”:
“ Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
a. Nêu nội dung khổ thơ trên?
b. Trong hai câu đầu của đoạn thơ trên, cách sắp xếp trật tự từ có gì đặc
biệt? Em hãy làm rõ hiệu quả nghệ thuật của cách sắp xếp đó?
c. Chương trình ngữ văn THCS cũng có những bài thơ sử dụng cách sắp
xếp trật tự từ tương tự. Em hãy ghi ra câu thơ khác cũng sử dụng cách

sắp xếp trật tự từ như trên và cho biết tên tác giả, tác phẩm?
d. Theo em, hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” trong khổ thơ trên được hiểu
theo những nghĩa nào? Qua đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
e. Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng từ 10-12 câu làm
rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được
khắc họa trong đoạn thơ trên. Đoạn văn sử dụng ít nhất một khởi ngữ và
phép nối để liên kết. (Xác định rõ).


e. Yêu cầu:
- Hình thức: một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng từ
10-12 câu.
- Nội dung: làm rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân
thiên nhiên xứ Huế được khắc họa trong đoạn thơ trên.
- Yêu cầu tiếng Việt: sử dụng khởi ngữ và phép liên kết: nối .
(Xác định rõ).


* Hãy hoàn thiện dàn ý:
* Chủ đề: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên xứ Huế
a. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời:
+ Thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
+ Trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót
chi… mà…”.
+ Phát huy mọi giác quan để đón nhận tín hiệu của mùa xn:
+ Động tác “đưa tay hứng” nói lên sự đón nhận, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp
mùa xuân.
b. Bức tranh mùa xn thiên nhiên:
+ Màu sắc: hài hồ của bơng hoa tím biếc và dịng sơng xanh mang nét đặc
trưng của xứ Huế.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
c. Nghệ thuật: đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng thơ thiết tha, trìu
mến. Hình ảnh, ngơn từ đẹp, bình dị, giàu giá trị biểu cảm.


e . Dàn ý đoạn văn:
-Bức tranh mùa xuân thiên nhiên:
+ Hình ảnh: dịng sơng, bơng hoa, bầu trời, con chim chiền chiện.
+ Màu sắc: hài hồ của bơng hoa tím biếc và dịng sơng xanh mang nét đặc
trưng của xứ Huế mộng mơ. Nghệ thuật: đảo ngữ nhấn mạnh vẻ đẹp sức
sống mùa xuân trỗi dậy mãnh liệt .
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện hót vang trời được cảm nhận bằng nghệ
thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời:
+ Thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
+ Trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót
chi… mà…”.
+ Phát huy mọi giác quan để đón nhận tín hiệu của mùa xn:
+ Động tác “đưa tay hứng” nói lên sự đón nhận, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp
mùa xuân.
- Đặc sắc nghệ thuật: Hình ảnh, ngơn từ đẹp, bình dị, giàu giá trị biểu cảm.
Giọng thơ thiết tha, trìu mến.
•Câu chủ đề: Đoạn thơ trên đã diễn tả sâu sắc cảm xúc của Thanh Hải
trước mùa xuân thiên nhiên xứ Huế.




Lưu ý: Khi viết mở đoạn cho đoạn văn quy nạp.
+ Không sử dụng các câu khái quát chủ đề như:

VD1: - Qua đoạn thơ trên, tác giả đã nói lên...........
VD2: - Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên được tác giả thể hiện rõ
nét trong đoạn thơ trên.
+ Nên mở đoạn bằng cách:
- Dẫn trực tiếp câu thơ đầu:
VD: Mở đầu bài thơ, Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sơng xanh...
tím biếc”.
- Phân tích hoặc bình ln câu thơ đầu:
VD: Vẻ đẹp mùa xuân được Thanh Hải phác họa tài tình: “Mọc
giữa dịng sơng xanh.... tím biếc.”
- Dẫn dắt từ hoàn cảnh tác giả để đi đến ý thơ đầu:
VD: Mặc dù đang bệnh nặng nhưng Thanh Hải vẫn mở rộng tâm
hồn để đón nhận vẻ đẹp mùa xuân: “Mọc giữa dịng sơng
xanh.... tím biếc”





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×