Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận cuối kỳ tìm hiểu về quần thể khu di tích lịch sử núi bà đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA NGOẠI NGỮ

MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT
NAM
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TÌM HIỂU VỀ QUẦN THỂ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ NÚI BÀ ĐEN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG

:

DẪN

NGUYỄN THỊ CHÂU
ANH

HỌ & TÊN SINH VIÊN

:

PHẠM KIM NHUNG

MSSV

:

2193859


MÃ MƠN HỌC

:

ANH110DV01

HỌC KỲ

:

2131

NIÊN KHĨA

:

2021-2022


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại Học Hoa Sen, Phòng
Khoa Ngoại Ngữ - Ngành Ngôn Ngũ Anh và các thầy cô giáo của
trường Đại Học Hoa Sen đã tạo điều kiên cho tôi học hỏi và nghiên
cứu trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Châu Anh là giảng viên đã tận tình hướng dẫn cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Dù đa có rất nhiều sự cố gắn để hoành thành bài tiểu luận cuối học
kỳ của mơn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Học Kỳ 2131 này chắc chắn
khơng thể tránh khỏi việc thiếu xót và hạn chế. Kinh mong nhận

được sự góp ý, cha sẽ và nhũng ý kiến đống góp quya báu của quý
thầy thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn và gửi đén quý thầy cô cùng các bạn lời chúc
sức khỏe, hạnh phúc, bình an và thanh cơng trong sự nghiệp

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2021
TÁC GIẢ
PHẠM KIM NHUNG


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tơi chọn đề tài “ TÌM HIỂU VỀ QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỮ NÚI
BÀ ĐEN” vì đê tài tơi cảm nhận được đây là một đề tài phong phú
giúp cho sinh viên bắt đâu tập cách thu thập tài liệu, nghiên cứu.
Nâng cao kỹ năng tìm kiếm thu thập và tổng hợp có chọn lọc về các
thơng tin hình ảnh. Từ đó tạo cho sinh viên nèn tảng vững chắc hỗ
trợ công việc sau này.
Núi Bà Đen làm đề tài luận văn bởi vì em nhận thấy được đây là một đề tài phong
phú giúp cho sinh viên bước đầu luyện tập nghiên cứu và dễ dàng tiếp cận với các đề
tài nghiên cứu. Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sưu tầm, tìm kiếm thu thập th thơng
tin và hình ảnh sau đó biết cách sắp xếp thơng tin, hình ảnh một cách hợp lý có chọn
lọc trong một bài báo cáo, tạo nền tảng vững chắc bước đầu hỗ trợ cho các nghiên cứu
cũng như giúp công việc trong tương lai của chúng ta trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
Núi Bà Đen (Tây Ninh) là địa danh được cho là có tiềm năng và lợi thế về du lịch rất
lớn kể cả về tự nhiên, văn hoá, con người nơi đây. Nhưng vì chưa được quan tâm và
phát triển đúng cách mà chúng ta vẫn chưa thấy được hiệu quả mà khu di tích này
mang lại. Nhiều nhận định cho rằng ngành du lịch Tây Ninh hiện nay “còn đơn sơ,
chưa bức phá vươn lên xứng tầm” và núi Bà Đen cũng là một trong số đó. Mặc dù đã
có một số tranh luận cũng như chính sách đầu tư phát triển du lịch đúng hướng nhưng

việc triển khai còn chưa thuận lợi nên vẫn chưa thu được kết quả cao, chưa khuyến
khích được người dân chung tay vào việc phát triển du lịch của tỉnh nha. Qua bài luận
văn này em muốn truyền tải thông tin đến mọi người để mỗi người một ít góp chút
cơng sức của mình cùng nhau xây dựng di tích núi Bà Đen ngày càng phát triển hơn,
thu hút lượng khách ngày càng nhiều và đưa ngành dịch vụ du lịch trở thành ngành
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 5


mũi nhọn của Tây Ninh như vậy sẽ giúp đời sống của người dân Tây Ninh có thể ngày
càng thuận lợi, tốt đẹp hơn.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cưu đề tài này có thể giúp mọi người tìm ra những hạn chế cịn gặp
phải của những chính sách đầu tư, quy hoạch nhằm đưa ra hướng khắc phục cụ thể để
có những hướng phát triển tốt hơn cho du lịch Tây Ninh nói chung và di tích Núi Bà
Đen nói riêng.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về những tiềm năng sẵn có và thực trạng khai thác du lịch cùng
những hoạt động du lịch tại núi Bà Đen (Tây Ninh) qua đó tìm ra hướng phát triển tốt
hơn cho nơi đây.

4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
Trước đây cũng có một số tác giả viết về di tích Núi Bà Đen (Tây Ninh), ví dụ như:
“Tây Ninh xưa và nay” – tác giả Huỳnh Minh, nhà xuất bản Thanh Niên 1972, có
phần giới thiệu sâu sắc hơn nhưng chủ yếu vẫn là khái quát chung về Tây Ninh, núi Bà
Đen cũng được nhắc đến song vẫn còn khá mờ nhạt, chưa thể hiện rõ được tình hình
phát triển của di tích núi Bà Đen.

“Non nước Việt Nam” – người biên tập Vũ Thế Bình, nhà xuất bản tổng cục du
lịch, trung tâm cơng nghệ thông tin du lịch năm 2002, thiên về giới thiệu tổng quan địa
lý Tây Ninh.
“Việt Nam – Văn hoá du lịch” – soạn giả Trần Mạnh Thường, Nguyễn Minh Tiến
hiệu đính, nhà xuất bản Thơng Tấn.
“Cẩm nang hướng dẫn du lịch” – nhóm biên soạn Nguyễn Bích San, Nguyễn
Cường Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lương Chi Lan, nhà xuất bản văn hố thơng tin, cũng
đã nhắc đến du lịch Tây Ninh và núi Bà Đen, tuy nhiên vẫn chưa sâu sắc mà chỉ giới
thiệu một cách tổng quát.
Một số báo chí cũng nói về Tây Ninh và di tích Núi Bà Đen cũng như tình hình khai
thác du lịch tại khu di tích nhưng chỉ là một khía cạch nào đó như: hiện trạng khai thác
du lịch tại núi Bà Đen, một số khó khăn, một số quan điểm, một số ý kiến nhận định
về ngành du lịch nơi đây. Ngồi ra, có một số sinh viên thực tập tại Sở văn hoá – thể
thao – du lịch cũng đã có đề tài nghiên cứu và báo cáo về du lịch Tây Ninh và di tích
Núi Bà Đen, nhưng lần này có phần hồn chỉnh hơn và đi sâu vào vấn đề tình trạng
cần được cải thiện hiện nay của di tích Núi Bà Đen. Với đề tài luận văn của mình,

em đã có những nghiên cứu, tổng hợp nhiều nguồn tư liệu kể cả thông tin trên


sách báo, phương tiện truyền thông, internet,… và cả báo cáo từ thực tập của các
sinh viên và nguồn tài liệu của sở văn hoá – thể thao – du lịch để từ đó chọn lọc,
xử lý thơng tin, tìm ra nguồn tài liệu phù hợp để đưa ra một nghiên cứu sâu hơn
và hoàn chỉnh hơn.

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ TÂY NINH VÀ KHU DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÂY NINH

1.1.1 Vị trí địa lí

Nguồn :Bandohanhchinh.com

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Tây Ninh là cầu nối giữa
thành phố kinh Hồ Chí Minh và thủ đơ Phnơm Pênh, vương quốc Campuchia là một trong
những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ (Southern Key Economic Zone).
Vùng tế trọng điểm Nam bộ là khu vực phát triển kinh tế động lực Đông Nam Bộ gồm các
tỉnh và thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An và Tiền Giang thuộc Tây Nam Bộ). Tỉnh
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 7


có thành phố Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100km về phía Tây Bắc, có vị
trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc
Bài, cửa khẩu Xa Mát, cách biên giới Campuchia 40km về phía Tây Bắc. Tây Ninh giáp cao
nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,vừa mang đặc điểm của cao nguyên,
vừa mang sắc thái của đồng bằng.
Tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43" đến 106022’48’’
kinh độ Đơng. Diện tích : 4.041,4 Dân số tồn tỉnh Tây Ninh tính tới tháng 4/2019 đạt
1.169.165 người. Mật độ dân số 268 người/. Dân tộc: có đủ 29 dân tộc tính đến tháng 4/2019,
dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người,
người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như
Mường, Thái, Tày…
Về hành chính: tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8
huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 7 phường và 80 xã. (Bảng 1


Bảng 1.2: Khí hậu của tỉnh Tây Ninh (1953-2019)
Ngày
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6

Đêm

Lượng
mưa
13mm
11mm
24mm
104mm
203mm
265mm


Tháng

257mm


7
Tháng

234mm

8
Tháng

353mm

9
Tháng

314mm

10
Tháng

139mm

11
Tháng

48mm

12

Nguồn : />
Tây Ninh có khí hậu ơn hịa thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa

chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo
dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11. Đầu mùa khô đến giữa mùa thời tiết se
lạnh và khơ hanh ở phía bắc và trung tâm vào ban đêm thường dưới
C cuối mùa thời tiết nóng khơ lên đến C. Lượng mưa trung bình hàng
năm từ 1800-2200 mm. Mặt khác, Tây Ninh có địa hình cao được dãy
Trường Sơn chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão. Với lợi thế đó là những
điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt
là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi
gia súc. (Bảng 1.2)
Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng
có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng
bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 9


mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của
vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như: Vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam Bộ Việt
Nam, Núi Phụng: 435m, Núi Heo: 289m. - Vùng bán bình ngun
<50m lượn sóng yếu xen lẫn bưng bàu trũng ở các huyện phía Nam
như Gị Dầu,TX.Trảng Bàng. - Vùng gị đồi dưới 150m có đỉnh rộng
dốc thoải nối tiếp nhau phân bố tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng,Tân
Châu,Tân Biên và phía bắc Thành phố Tây Ninh. - Vùng địa hình
thung lũng bãi bồi dưới 2m tập trung dọc sơng Vàm Cỏ Đơng và phía
tây Huyện Bến Cầu. Nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng
hơn so với các tỉnh thuộc Đơng Nam Bộ khác,cao độ trung bình tồn
tỉnh khoảng 35m so với mực nước biển.


1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Tây Ninh
Quá trình khai phá và hình thành địa vực đơn vị hành chính của tỉnh Tây Ninh gắn
với q trình hình thành và phát triển của cư dân người Việt đến Tây Ninh, đó là thời
kì khẩn hoang, mở mang bờ cõi nước ta về phía nam của tổ quốc. Tây Ninh trước kia
vốn là một vùng đất thuộc vùng Thủy Chân Lạp, có tên là Romdum Ray, tức Chuồng
Voi vì nơi đây chỉ có rừng rậm với mn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ.
Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến
khai hoang thì vùng đất này mới trở nên trù phú. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi,
đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại
là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hịa, Vĩnh Thanh, Định Tường và
Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn
chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành (tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hòa
(trấn Biên Hòa cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long (trấn
Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc
Phiên An tỉnh thành. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia
Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2
huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa. Huyện Tân


Ninh, lỵ sở kiêm phủ thành nằm ở thôn Khang Ninh (nay thuộc thị xã Tây Ninh), phía
Bắc giáp Cao Miên (qua núi Chiêng), phía Đơng giáp giáp huyện Bình Long phủ Tân
Bình, phía Nam giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình và huyện Quang Hóa cùng phủ
Tây Ninh, phía Tây giáp huyện huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường và giáp nước Cao
Miên. Huyện Tân Ninh, được đặt ra năm Minh Mạng thứ 17 (1836), theo Đại Nam
nhất là quản lý 2 tổng (nhưng có lẽ là 3 tổng), là tổng Hàm Ninh Thượng và tổng Kiếm
Hoa với 24 làng xã. Phần đất huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là
địa phận phía Bắc của tỉnh Tây Ninh ngày nay (tức năm 2011) (thành phố Tây Ninh,
huyện Tân Biên, huyện Châu Thành,...), và có thể bao gồm cả một phần đất phía Bắc
của tỉnh Svay Rieng (khúc giữa tỉnh Svay Rieng) Campuchia, vì mơ tả trên theo Đại
Nam nhất thống chí: Tân Ninh cịn tiếp giáp với cả huyện Kiến Hưng phủ Kiến An

tỉnh Định Tường nhà Nguyễn, vốn chỉ nằm bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây, cách địa
bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay (phần từng là đất huyện Tân Ninh) qua địa bàn tỉnh Svay
Rieng. Năm 1890, sau khi lập Liên bang Đông Dương, người Pháp trích một phần đất
hạt Tây Ninh (hạt Tây Ninh nguyên là toàn bộ phủ Tây Ninh) là phần đất dọc theo rạch
Ngã Bát cho Campuchia thuộc Pháp, trong đó có lẽ gồm cả phần đất tỉnh Svay Rieng
(tức tỉnh Soài Riêng) đề cập đến ở trên. Các bản đồ của người Pháp thể hiện xứ Nam
Kỳ thuộc Pháp, vẽ với kỹ thuật Tây phương khá chính xác, vào các năm 1872 và 1886
(trước khi thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887) đều thể hiện "vùng lồi" Svay
Rieng thuộc đất Nam Kỳ (Cochinchine). Huyện Quang Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân
Ninh cùng phủ Tây Ninh, phía Đơng giáp huyện Tân Ninh, phía Nam giáp huyên Tân
Ninh và huyện Cửu An phủ Tân An, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh
Định Tường nhà Nguyễn. Lỵ sở trước đặt ở thôn Cẩm Giang sau chuyển sang thôn
Long Giang, quản lý 4 tổng Hàm Ninh Hạ (Ham Ninh Ha tong), Mộc Hóa (Moc Hoa
tong), Giải Hóa (Giải Hoa tong), Mỹ Ninh (Mi Nin tong)) với 32 làng xã. Đất huyện
Quang Hóa phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phân các huyện phía Nam tỉnh
Tây Ninh (như Bến Cầu, Gị Dầu, Trảng Bàng,...), các huyện Đơng Bắc tỉnh Long An
(như Đức Huệ, Hậu Nghĩa, Mộc Hóa,...) và phần phía Nam của tỉnh Svay Rieng
Campuchia.

PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 11


Thời kì Pháp thuộc và kháng chiến chống Pháp (giữa thế kỉ XIX đến năm 1954).
Năm 1858 Pháp xâm lược nước ta. Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh,
việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây
Ninh. Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều
lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có
10 tổng, 50 làng. Năm 1868 hai đoàn quân này được thay bằng 2 ti thành chính . Trụ

sở được đặt tại Trảng Bàng và thị xã Tây Ninh hiện nay.
Năm 1876 thực dân Pháp chia Nam Bộ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Bát Xát,
Vĩnh Long, Tây Ninh nằm trong khu vực Sài Gịn. Năm 1890 chính phủ thực dân chia
hai khu vực Sài Gòn, Gia Định thành 4 tỉnh mới: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An và Tây
Ninh .
Ngày 1/1/1900 Tây Ninh mới chính thức là một tỉnh của miền Đơng Nam Bộ với 2
quận và 10 tổng. Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định
8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ
nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập
thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp
định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do Võ Văn
Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính.Năm 1957, tỉnh Tây Ninh
chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng. Năm 1959, quận
Châu Thành chia thành 2 quận Phước Ninh và Phú Khương; quận Gò Dầu Hạ chia
thành 2 quận Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Năm 1961, quận Trảng Bàng đổi tên thành
quận Phú Đức. Năm 1963, quận Phú Đức được giao cho tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên
cũ là Trảng Bàng. Từ đó đến năm 1975, tỉnh Tây Ninh có 4 quận: quận Phước Ninh có
15 xã ( nay thuộc huyện Châu Thành và một phần huyện Tân Biên), quận Phú Khương
có 11 xã (nay tương ứng với thành phố Tây Ninh, các huyện Hòa Thành, Tân Châu và
một phần các huyện Tân Biên, Dương Minh Châu), quận Hiếu Thiện có 15 xã (nay
tương ứng với một phần các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng và tồn bộ huyện Bến Cầu),
quận Khiêm Hanh có 5 xã (nay tương ứng với một phần các huyện Gò Dầu, Trảng
Bàng, Dương Minh Châu).


Tây Ninh vẫn thuộc phần lãnh thổ của tỉnh Gia Định. Song, do tỉnh Gia Định thời
bấy giờ rất rộng lớn, bao gồm cả vùng đất Tây Ninh, Tân Bình, Chợ Lớn, Tân An và
Gị Cơng nên đến thời kì Pháp thuộc, vùng Trảng Bàng trở thành ranh giới phân chia
hai tỉnh Tân An và Tây Ninh. Tỉnh Tây Ninh gồm hai vùng đất chính là Tây Ninh và
Gị Dầu. Điểm đặc biệt của vùng đất Tây Ninh là có vô số cây bàng lác, là loại cây

chuyên dùng làm bao xách hay làm đệm. Còn Gò Dầu là vùng đất cao có vơ số cây
dầu mà người dân dùng để đốt làm đèn.
Ngày nay, Tây Ninh đã trở thành một tỉnh có vị trí quan trọng vì nằm ngay trên
trục giao thông nối liền hai nước Việt Nam và Camphuchia, thuận lợi cho các hoạt
động giao lưu kinh tế, văn hóa và du lịch phát triển.
Sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thành công, cùng với thắng lợi chung của cả nước, quân dân Tây Ninh cũng đã
giành được chính quyền vào đêm 25/8/1945. Nhưng sau đó khơng bao lâu thực dân
Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 tại
Suối Sâu (huyện Trảng Bàng) đã vang lên những tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến
lâu dài chống Pháp và chống Mĩ trên đất Tây Ninh .
Sau năm 1975, tỉnh Tây Ninh có thị xã Tây Ninh và 7 huyện: Bến Cầu, Châu
Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng.
Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đổi tên huyện Phú Khương thành huyện Hòa Thành.
Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách một phần các huyện Tân Biên và Dương Minh
Châu để thành lập huyện Tân Châu.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 135/NQ-CP thành
lập thành phố Tây Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tây Ninh.
Tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố và 8 huyện như ngày nay là: thành phố Tây Ninh, huyện
Tân Biên, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu, huyện Châu Thành, huyện Hòa
Thành, huyện Bến Cầu, huyện Gò Dầu, huyện Trảng Bàng .

1.2 GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 13


1.2.1 Tổng quan núi Bà Đen
Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà

Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Theo
Gia Định thành thơng chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa
phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện
tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện
Bà. Nơi đây là điểm đến vừa mang tính chất du lịch tự nhiên vừa mang tính chất nhân
văn:thể hiện qua địa hình đồi núi kết hợp cảnh quan hùng vĩ và tơn giáo mang tính tâm
linh (du lịch hồi hương). Đây còn là một quần thể di tích lịch sử-văn hóa và danh
thắng nổi tiếng với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn
giáo đã tô điểm cho núi một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với
thiên nhiên.

1.2.2 Vị trí địa lí
Núi Bà Đen nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11km, cách biên giới Việt
Nam-Campuchia 52km. Ngọn núi cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và
cao nhất Đông N2am Bộ. Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu,
hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa
khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập
những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa,
hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ
hàng năm.Ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam, xứng danh "Đệ nhất thiên sơn", là
biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Núi Bà Đen được mệnh danh là “nóc
nhà” Đơng Nam Bộ.Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì
ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du
khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một
vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió. (Ảnh 1 phụ lục )

1.2.3 Điều kiện tự nhiên


Đặc điểm địa hình :Bà Đen là một khối núi trên bề mặt đồng bằng lượn sóng

nghiêng thoải ở giữa khoảng sông Vàm Cỏ Đông và Rạch Sang tới thượng lưu sơng
Sài Gịn. Địa hình đồng bằng xung quanh núi Bà Đen tương đối đơn điệu, tuy nhiên
cũng có một số ô trũng đầm lầy tự nhiên và các máng trũng. Khối núi Bà Đen có dạng
đẳng thức, dạng chóp nón với đỉnh cao nhất là 963,5m. Các khối núi có sườn dốc >.

Cấu trúc địa chất: Núi Bà Đen nằm trong dãy hoạt động kiến tạo cách đứt gãy Bà
Rịa-Tây Ninh không xa và chịu ảnh hưởng của đứt gãy này.

Thảm thực vật: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, thảm thực vật
trong khu vực thuộc về hai dạng chính:rừng rậm thường xanh và rừng rậm nữa rụng lá
rất có ý nghĩa cho mục đích bảo tồn, phòng hộ và du lịch sinh thái, bao phủ bởi các
loại cây gỗ thường xanh thuộc về các loại thực vật thuộc hệ thực vật MalaysiaIndonesia và một số phần khu vực núi có độ cao trên 600m, là khu vực phân bố của
các loại thực vật thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa với các loại cây quý
hiếm có giá trị kinh tế cao như: Dáng Hương, Trắc, Cẩm Lai, Gỏ Mỏ, Mun. Tuy nhiên
ngày nay do sự tác động mạnh mẽ của con người cho các mục đích sử dụng khác nhau,
thảm thực vật cũng biến động nhanh chóng. Hầu hết các diện tích trong khu vực từ độ
cao 300m trở xuống đều thuộc về các kiểu thảm thực vật canh tác phục vụ cho mục
đích sử dụng đất khác nhau. Những kiểu thảm thực vật tự nhiên cịn sót lại của núi Bà
Đen cũng bị tác động ít nhiều do khai thác, chặt phá.

Tài nguyên khí hậu: Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, chế độ bức xạ của
vùng núi Bà Đen Tây Ninh rất dồi dào,trung bình hằng năm có tới hơn 2700 giờ nắng,
tạo nên nhiều ngày thời tiết đẹp tạnh ráo, thuận lợi cho các hoạt động tham quan du
lịch ngoài trời, đi dã ngoại, nghiên cứu tự nhiên, cắm trại, leo núi, tham quan phong
cảnh truyền thống lịch sử của vùng cũng như thuận lợi cho sức khỏe của con người.
Vùng núi Bà Đen, Tây Ninh có nhiệt độ trung bình năm là , tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất trong năm là tháng 4 với . Lượng mưa trung bình nhiều năm đạt từ
1600mm đến 2000mm và số ngày mưa trong năm là khoảng 140 ngày, so với những
vùng lân cận, vùng nghiên cứu vào loại từ ít mưa đến mưa vừa. Mưa phân mùa rõ rệt.
PHẠM KIM NHUNG 2193859


pg. 15


Mùa mưa kéo dài 6 đến 7 tháng, lượng mưa của mùa mưa nhiều chiếm tỉ trọng tới chín
mươi phần trăm tổng lượng mưa năm.

1.2.4 Tài nguyên du lịch nhân văn
Truyền thuyết núi Bà Đen
Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù
Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.
Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một
vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng
Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Trong làng có chàng
trai Lê Sĩ Triệt, mồ cơi cha mẹ, văn hay võ giỏi. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng
chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xơng ra
đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng
cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tịng qn đánh Tây Sơn. Lý
Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Giữ lòng trung trinh, nàng Hương
nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng
cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng Hương xuất hiện trong hình dáng một
người phụ nữ đen đúa? Vị sư bèn đi tìm thi thể nàng đem về mai táng. Vì vậy, vị sư
gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lịng tơn kính.
Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng:
Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có hai
người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên
thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh,
đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng
Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn
thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ

vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp
nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng
Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.


Lễ hội Bà Đen
Mỗi năm, vào dịp đầu xuân, quần thể khu danh thắng, di tích núi Bà Ðen thu hút
hàng triệu lượt khách trong nước và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn
và dự lễ hội Xuân núi Bà. Lễ hội thường kéo dài suốt cả tháng Giêng âm lịch nhưng
chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng. Ngồi ra, cịn một lễ Vía vào ngày
mồng 6-5 âm lịch. Trước ngày chính lễ, những vị trụ trì Ðiện Bà tiến hành lễ "Mộc
Dục" (Tắm Thánh) vào lúc nửa đêm, tức llễ tắm Bà với ba lần khăn lau xông hương
sen, lài, sứ, quế... do các lễ sĩ dâng lên. Lễ sĩ là à những thiếu nữ được chia thành cặp
trong các bộ xiêm y đẹp lộng lẫy, chân bước nhẹ, nhịp nhàng "đăng đài" theo bộ "chữ
Tâm" trong tiếng nhạc lễ qua các làn điệu Xuân, Ðảo Nam Bộ. Lễ hội núi Bà Ðen
khơng chỉ là sự tự do tín ngưỡng, tơn giáo, mà cịn là sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc, đồng thời cũng là nơi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền thống của thế hệ trẻ,
bởi nơi đây cũng từng là căn cứ địa của huyện ủy Dương Minh Châu thời kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Và xa hơn nữa, núi Bà Ðen còn là biểu tượng của mảnh đất và
con người Tây Ninh trong công cuộc khai hoang, mở cõi và kháng chiến chống thực
dân Pháp giữ nước gắn với tên tuổi của Quan lớn Trà vong Huỳnh Công Giản, Tướng
quân Võ Văn Oai, Trương Quyền, v.v. (Ảnh 2 phụ lục)
Hiện nay, khu du lịch danh thắng và di tích núi Bà Ðen đã có đường ô tô được mở
rộng đưa khách lên lưng chừng núi. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đường nội bộ được
lát đá khang trang, các di tích thường xuyên được trùng tu tơn tạo và có nhiều cơng
trình mới đưa vào phục vụ du khách như hệ thống xe điện cáp treo và máng trượt lần
đầu có ở Việt Nam. Ðây là hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam đã được Công ty Du
lịch Tây Ninh đưa vào hoạt động phục vụ du khách vào năm 1998 với đoạn đường dài
1.225m, độ cao khoảng 600m trong thời gian 18 phút/lượt. Cơng trình đã được Trung
tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2006 là Hệ thống cáp treo đầu

tiên ở Việt Nam. Tất cả đã làm cho bộ mặt khu du lịch này ngày càng đổi mới và khởi
sắc hơn. Năm 2002, hệ thống máng trượt mùa hè với kinh phí đầu tư hơn 25 tỷ đồng
cũng được đưa vào phục vụ du khách nhằm giải quyết lượng khách tồn đọng ở hai nhà
ga cáp treo, đồng thời tạo thêm những sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút du khách
mỗi khi có dịp lên núi. Có thể nói, cùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 17


Ðốc (An Giang), lễ hội xuân núi Bà Ðen (Tây Ninh) là một trong những nét đặc trưng
của văn hóa dân gian Nam Bộ và là nơi trở về với cội nguồn, đời sống tâm linh, một
điểm du lịch sinh thái, du lịch truyền thống cách mạng của dân tộc.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI
BÀ ĐEN TÂY NINH
2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở NÚI BÀ ĐEN
Khu di tích lịch sử núi Bà Đen Tây Ninh đã được quy hoạch tổng thể và chi tiết
giai đoạn từ 1998-2010 và hiện nay đã được các Công ty cổ phần Du lịch-Thương mại,
Công ty cổ phần cáp treo đầu tư phát triển, hàng năm nơi đây thu hút hơn 3,5 triệu lượt
khách. Nhìn chung, cơng tác đầu tư chưa khai thác hết tiềm năng du lịch và kết quả
thực hiện theo quy hoạch khoảng 50%, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn
khách du lịch ở lại vui chơi giải trí sau hành hương. Hiện nay, Tây Ninh vẫn đang tiếp
tục kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào khu du lịch núi Bà Đen. Năm 2015, khu di tích
lịch sử núi Bà Đen đã đón gần 2,6 triệu lượt khách tham quan du lịch, đạt tổng doanh
thu trên 45 tỉ đồng (Cục thống kê tỉnh Tây Ninh, 2000-2016). Còn tại hội xuân núi Bà
năm 2016, đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, tăng 6,4% so với hội xuân 2015 (Du
lịch Việt Nam, 09/06/2016). Trong cơ cấu khách du lịch đến với núi Bà Đen, chủ yếu
là khách nội địa đến với nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, số khách du lịch nước ngồi khá

ít vì họ đến chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh là chủ yếu chứ không phải là nhu cầu
về tâm linh, lễ hội. (Bảng 2.1)
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Tây Ninh đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du
lịch, góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh ngày càng đi lên và có những bước tiến mới.
Giai đoạn 2017-2019, ngành du lịch địa phương đã đạt được các kết quả khả quan. Số
lượng khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đóng góp
cho GDP tăng dần qua các năm. Dự kiến, năm 2019 số lượng khách du lịch nội địa là
2.930.000 người và khách du lịch quốc tế là 8.790 người; ước tổng doanh thu từ du
lịch đóng góp cho GDP đạt 1.100 tỷ đồng


Bảng 2.1: Số lượng khách đến Tây Ninh và số khách tham quan khu di tích
lịch sử núi Bà Đen giai đoạn 2000 - 2015
Đơn vị: Nghìn lượt khách

Năm
Tổng số lượt khách
Khách tham quan núi Bà

2000

2005

2007

2010

2012

2015


953,4

1.481,

1.710

2.955,

3.34

3.704,5

7

3

5

9

912,2

1.421,

1.644,

2.020

2.19


4

3

Đen

2.580,8

0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tây Ninh, 2000 – 2016

2.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT, KỸ THUẬT
Hiện nay, tại Tây Ninh các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm
khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch phục vụ khách du lịch nằm rải rác khắp tỉnh và các
huyện nhằm giải quyết nhu cầu lưu trú của du khách.
Tại khu du lịch núi Bà Đen, trước đây có nhà nghỉ Thùy Dương (khu di tích lịch
sử núi Bà Đen) với 11 phòng nhưng qua thời gian hoạt động và chuyển đổi cơ chế
quản lý cuối năm 2009 nên nhà nghỉ xuống cấp không thể đưa vào hoạt động. Hiện
nay ban quản lý Núi Bà nâng cấp hệ thống nhà nghỉ để đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, hiện nay để đáp ứng nhu cầu lưu trú cùa du khách khi đến với khu di
tích núi Bà Đen cũng như trong mùa lễ hội thì các cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn
ở quanh khu chân núi và khu vực thị xã đã góp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết
nhu cầu lưu trú của du khách. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển như đườ
ng giao thơng thuận lợi, có bãi giữ xe rộng, hệ thống thủy lợi, lưới điện, cung cấp
nước sạch được đảm bảo. Đặc biệt có hệ thống cáp treo được xây dựng đầu tiên ở Việt
Nam và hệ thống máng trượt giúp việc đi lại dễ dàng, nhanh chóng. Từ những năm
1983 con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa. Sau đó hệ
thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến đỉnh núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích

PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 19


được xây dựng hoàn chỉnh. Đền tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng trang
nghiêm, hoành tráng. Con đường từ chân núi đến Chùa Bà, Chùa Hang được nâng cấp
mở rộng cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt hệ
thống xe cáp treo đưa khách từ chân núi lên Chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử
dụng cuối năm 1997- là phương tiện hiện đại hiện nay đang được sử dụng nhiều ở các
khu du lịch trong nước. Đây là cáp treo đầu tiên trong cả nước để phục vụ du lịch
thuận tiện hơn. Hệ thống đường cáp treo Tây ninh dài 1.340m. Vào mùa lễ hội phục vụ
hết công suất để phục vụ nhu cầu du khách.
Nhiều dịch vụ khác cũng được mở ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi
tới các di tích, hang động trong tồn bộ quần thể di tích. Trong đó phải kể đến hệ
thống máng trượt được nhiều du khách thích thú. Đến núi Bà Đen-Tây Ninh, du
khách- nhất là các bạn trẻ rất thích thú khi chơi máng trượt. Đây là loại hình du ngoạn
lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam, và được đánh giá như một "sản phẩm du lịch"
độc đáo, tạo ấn tượng mạnh đối với khách du lịch, hành hương khi đặt chân đến đây.
Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến
lên) dài 1.190 m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700 m. Hệ thống tuyến kéo được
đặt trên 482 trụ móng, gồm có 102 xe kéo đơi (hai người ngồi cùng một xe), với công
suất phục vụ 500 người/giờ. Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, xe được kéo lên với
vận tốc 1,2m/giây bởi một tổ hợp 3 mơtơ cơng suất 22KW, có bộ phận chống tuột để
bảo đảm xe không bị tuột dốc. Lối lên vượt qua ba đoạn đường ray và ba điểm trung
chuyển mới đến Chùa Bà. (Ảnh 3, 4 phụ lục)

2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH
2.3.1 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch núi Bà Đen khá phong phú với nhiều thắng cảnh đẹp, di tích,

nét văn hóa, tâm linh…Núi Bà Đen nằm trong tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch thị
xã Tây Ninh-Núi Bà Đen-Hồ Dầu Tiếng: đây là tuyến du lịch tâm linh-sinh thái-nghỉ
dưỡng với các điểm du lịch, tham quan chính: Tịa Thánh Tây Ninh, khu du lịch Ma
Thiên Lãnh, khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng. Sản phẩm chính


tập trung vào du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội, tín ngưỡng, nghỉ dưỡng, sinh thái, vui
chơi giải trí.
Ngồi ra, Tây Ninh còn khai thác nhiều tuyến du lịch liên kết núi Bà Đen với
các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng tạo ra sự mới lạ, đa dạng và hấp dẫn cho các
sản phẩm du lịch của mình.

2.3.2 Các điểm du lịch khai thác tại khu di tích núi Bà Đen
Đến với khu du lịch núi Bà Đen, du khách được tận hưởng khơng khí trong
lành của chốn núi rừng, thư giãn khi đến với những quần thể chùa trên núi với Chùa
Bà, Chùa Trung, chùa Hạ, chùa Hoà Đồng và được chiêm ngưỡng tượng Phật Nhập
Niết Bàn trắng toát giữa núi rừng. Dọc đường lên chùa Bà, du khách có thể nhìn thấy
các loại chim rừng, khỉ, sóc…cùng các lồi hoa dại mọc hai bên sườn núi. (Ảnh 5, 6, 7
phụ lục)
Ngồi ra du khách cịn có thể du ngoạn Hang Rồng, một hang động nhân tạo với
truyền thuyết “Thạch Sanh Lý Thông”, với thiết kế độc đáo sẽ làm chuyến đi thêm thú
vị và có phần thám hiểm. Bên cạnh những hang động nhân tạo thì những hang động tự
nhiên được hình thành từ những tảng đá Granit lớn, cách chân núi khoảng 400m
đường bộ là động Kim Quang - nơi đây từng là căn cứ địa cách mạng của Huyện ủy
Tòa thánh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh đó, du khách
sẽ được tham quan Suối Vàng, Động Ba Cô, Động Thanh Long, Động Huyền Môn…ở
lưng chừng núi với phong cảnh thiên nhiên hữu tình. (Ảnh 8, 9 phụ lục)

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA KHU DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN ĐỐI
VỚI TÂY NINH

Nếu như du lịch văn hóa tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tơn
giáo thì ở Việt Nam, du lịch văn hóa tâm linh thường hướng về cội nguồn, về lịch sử
thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có cơng với dân làng, với đất nước. Tây Ninh
đã xác định chọn loại hình du lịch văn hóa tâm linh làm sản phẩm chủ lực, đồng thời là
động lực chính để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Khu du lịch núi Bà Đen chính là
nơi hội tụ những điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử và du
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 21


lịch văn hóa tâm linh của cả khu vực miền Đơng Nam Bộ nói riêng và cả nước nói
chung.
Khu di tích lịch sử núi Bà Đen được quy hoạch là 1 trong 46 khu du lịch quốc gia, là
một trong số những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của cả nước. Là một khu
di tích, tài sản văn hóa phi vật thể, núi Bà Đen đóng vai trị là một điểm đến lí thú thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước. Mang lại nguồn thu nhập về kinh tế cũng như
quảng bá hình ảnh của Tây Ninh trong cả nước. Tạo công ăn việc làm cho người dân ở
Tây Ninh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

2.5 TÁC ĐỘNG VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA KHU DI TÍCH
NÚI BÀ ĐEN
Đa dạng sinh học
Tác động tích cực: định hướng phát triển du lịch sinh thái đã xác định các hệ
sinh thái rừng của núi Bà Đen có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát tiển khu du
lịch sinh thái núi Bà Đen. Do đó nơi đây sẽ trở thành nơi bảo vệ nguồn gen và tính đa
dạng cho hệ sinh thái rừng phát triển trên núi đá Granit ở Tây Ninh.
Tác động tiêu cực: các hoạt động du lịch có thể sẽ ảnh hưởng tới một số lồi
động vật. Nếu khơng có giải pháp ngăn chặn kịp thời, có thể làm gia tăng các hoạt
động săn bắt thú rừng, săn bắt thằn lằn núi, gia tăng khai thác các dược liệu thuốc nam

để phục vụ du khách…

Cảnh quan sinh thái
Tác động tích cực: khu du lịch núi Bà Đen được xây dựng thành khu du lịch
sinh thái, điều đó có nghĩa nội dung du lịch sinh thái phải đóng vai trị chủ chốt. Bởi lẽ
đó, để phát triển loại hình du lịch sinh thái tất yếu phải bảo vệ và khôi phục lại các hệ
sinh thái tự nhiên, do đó có thêm các nội dung như trồng rừng với các loại cây bản
địa, cây đặc hữu hoặc cây quý hiếm. Như vậy, các hệ sinh thái tự nhiên vốn dĩ đã bị tác
động rất nghiêm trọng sẽ dần dần được phục hồi, trở lại dáng vẻ của tự nhiên, đảm bảo
được tính đa dạng sinh học và lập lại sự cân bằng sinh thái.


Tác động tiêu cực: để phát triển các loại hình du lịch sẽ phải chiếm dụng một
phần diện tích các hệ sinh thái tự nhiên để xây dựng các tuyến đường leo núi, nơi nghỉ
chân, ăn uống, cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí.

Mơi trường
Tác động tích cực: các điểm và khu du lịch sinh thái đi vào hoạt động sẽ cải
thiện về cơ bản cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Các loại hình du
lịch sinh thái ln dựa trên cơ sở bảo tồn và khơi phục tính đa dạng của các hệ sinh
thái tự nhiên. Mặt khác, các hoạt động du lịch sinh thái nếu được tổ chức, quản lý tốt
sẽ cuốn hút đơng đảo du khách trong và ngồi nước và mang lại hiệu quả kinh tế to
lớn, đồng thời giảm thiểu được tối đa mức độ sử dụng tài ngun khơng có khả năng
tái tạo. Tổng thu của khối dịch vụ nâng cao tỷ trọng nền kinh tế quốc dân, đồng thời
cải thiện mức sống của người dân địa phương và tạo ra sự an ninh, ổn định trong môi
trường kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh.
Tác động tiêu cực: sự phát triển các hoạt động du lịch và du lịch sinh thái
không tránh khỏi tác động tiêu cực đến cả môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Vấn
đề ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước mặt, ơ nhiễm khơng khí, các tác động
tiêu cực của các sinh vật, các bệnh dịch ngoại lai, các văn hóa ngoại lai… ln ln

tiềm ẩn và song hành với các hoạt động du lịch.

Văn hóa lịch sử
Tác động tích cực: các loại hình du lịch tín ngưỡng và du lịch về lịch sử cùng
phát triển song hành với du lịch sinh thái, do đó các di tích lịch sử và văn hóa được
nâng cao giá trị và trở thành các điểm du lịch trong các khu, cụm và tuyến du lịch sinh
thái.
Tác động tiêu cực: các di tích lịch sử và tín ngưỡng có thể bị xuống cấp do tác
động của du khách.

Cơ sở hạ tầng

PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 23


Tác động tích cực: để phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch
khác, các cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, hệ thống thông tin, bưu điện, hệ thống
tiêu thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải… sẽ được xây dựng và mở rộng.
Tác động tiêu cực: sự phát triển cơ sở hạ tầng nhiều khi lại tạo điều kiện
thuận lợi cho sự gia tăng các hoạt động khai thác trái phép lâm thổ sản, buôn bán động
vật hoang dã.

An ninh trật tự
Tác động tích cực: nguồn lợi do hoạt động du lịch sinh thái mang lại sẽ tạo
nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân địa phương, góp phần tạo ra
phát triển kinh tế xã hội và tác động tích cực đến sự ổn định, an ninh trong cộng đồng
dân cư địa phương.
Tác động tiêu cực: Nếu không tổ chức, quản lý tốt sẽ làm gia tăng sự mất ổn

định trong an ninh, trật tự và làm phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội như trộm cắp,
lừa đảo, cướp giật, nghiện hút, mê tín dị đoan.

2.6 NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA
KHU DI TÍCH NÚI BÀ ĐEN
Trong thời gian qua tình hình phát triển du lịch Núi Bà Đen tuy đã có nhiều tăng
trưởng và phát triển mạnh mẽ, song thực sự vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện trạng của khu
du lịch cho thấy mức độ xuống cấp nghiêm trọng cần phải có các giải pháp tháo gỡ,
đầu tư, tôn tạo. Nhưng việc xây mới, trùng tu, tơn tạo khu di tích đang nhận được
những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người cho rằng việc đầu tư, xây mới khiến các
di tích mất đi vẻ cổ kính, hoang sơ trước đó. Vấn đề q tải khách du lịch vào mỗi dịp
lế hội cũng đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu di tích. Cơ sở hạ
tầng Tây Ninh cịn nhiều hạn chế. Hệ thống giao thông chưa tốt, các tuyến xe chất
lượng cao cịn ít. Hệ thống khách sạn nhà hàng đạt chuẩn còn yếu kém. Các cơ sở lưu
trú trong khu du lịch đang xuống cấp không thể đưa vào hoạt động nên chưa thu hút
khách lưu trú dài ngày. Có thể so sánh thời gian lưu trú của khách du lịch đến núi Bà
Đen so với những điểm du lịch khác ở bảng dưới đây: Sản phẩm du lịch tuy mới lạ


nhưng chưa nhiều, sản phẩm hiện có chưa đủ sức thu hút khách du lịch quốc tế và
khách ở lại Tây Ninh dài ngày hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động của các ngành công
nghiệp (khai thác đá), làm ảnh hưởng đến mơi trường cảnh quan, khu di tích lịch sử
văn hóa Núi Bà Đen. Mặt khác, việc săn bắt động vật quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ cạn
kiệt bò sát đặc hữu ở Núi Bà Đen. Nguồn lao động có trình độ kỹ thuật phục vụ cho
phát triển du lịch cũng chưa cao, đội ngủ cán bộ công nhân viên cịn hạn chế. Vấn đề
quảng bá hình ảnh du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng cịn hạn chế, chưa
được Tổng cục du lịch và chính sách nhà nước hỗ trợ nhiều. Hoạt động du lịch ở Tây
Ninh còn đơn điệu và chỉ diễn ra theo mùa chưa gây được sự chú ý của các công ty lữ
hành, cũng như du khách trong nước và trên thế giới. Công tác quản lý của ngành du
lịc h Tây Ninh chưa chặt chẽ, còn nhiều các tệ nạn xảy ra như trộm cắp, móc túi, giá

“cắt cổ”, lừa đảo, mê tín.

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU DI TÍCH NÚI BÀ
ĐEN
3.1 GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ
Khu Di Tích Núi Bà Đen cần đầu tư vào các dự án quy hoạch để phát triển nhằm tạo
được sức hút riêng cạnh tranh với các địa điểm du lịch khác trong cả nước. Để phát
triển du lịch, vấn đề đầu tư là một trong những yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Tuy
nhiên đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải để phát huy hiệu quả đầu tư.
Trong tương lai khu du lịch núi Bà Đen cần phải có sự đầu tư tốt và hợp lý về các mặt
như nâng cấp cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, phát triển các loại hình du lịch và vui
chơi giải trí, tuyên truyền quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch,…để khai thác
tài nguyên du lịch có hiệu quả tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có giá trị cao, độc đáo
vừa đảm bảo kinh tế vừa đảm bảo nguồn tài nguyên một cách bền vững. Bên cạnh đó,
núi Bà Đen nên xây dựng chính sách cơ chế tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt
động đầu tư. Ngoài ra, ở đây cũng cần xây dựng và ban hành danh mục các dự án đầu

PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 25


tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch tỉnh làm cơ sở xây dựng và thực
hiện chính sách thúc đẩy đầu tư.
Các dự án kêu gọi đầu tư ở khu du lịch núi Bà Đen:
- Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Ma Thiên Lãnh-Núi Bà Đen.(Ảnh 10 phụ
lục)
+ Tên dự án: đầu tư xây dựng khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Đen.
+ Mục tiêu: xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, thể

thao, du lịch cộng đồng.
Địa điểm: thị xã Tây Ninh (xã Ninh Sơn và Ninh Thạnh) Diện tích: 96 ha.
Vốn đầu tư: 13,5 triệu USD
- Dự án khu du lịch núi Bà Đen.
Tên dự án: Khu du lịch núi Bà Đen
Mục tiêu: Xây dựng, nâng cấp khu du lịch núi Bà Đen
Vốn đầu tư: 100 triệu USD.
Hình thức đầu tư: Đầu tư trong nước, liên doanh hoặc cổ phần hóa.

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT
Khu du lịch núi Bà Đen cũng cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống thoát
nước, xử lý rác thải,…xây dựng và nâng cấp các cơ sở vật chất - kỹ thuật để gia tăng
thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách. Núi Bà Đen Tây Ninh cần đánh giá tổng hợp
và lựa chọn đất xây dựng đô thị; xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực,
tồn đơ thị và các trục giao thơng chính đơ thị; xác định mạng lưới giao thông đối
ngoại, giao thông đơ thị, vị trí và quy mơ các cơng trình đầu mối giao thông như: cảng
hàng không, cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông, thuỷ lợi.

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM


Dịch vụ du lịch đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu, khám phá và
đi du lịch của con người ngày càng cao, các đơn vị kinh doanh du lịch ngày nay cạnh
tranh ngày càng cao trên thị trường và chủ yếu là chất lượng. Định hướng nâng cao
chất lượng sản phẩm - dịch vụ là một trong những định hướng quan trọng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động du lịch đối với du khách. Núi Bà Đen là một khu di tích lịch sử
văn hóa nằm trong cụm du lịch trọng điểm của tỉnh: Núi Bà Đen–Tòa Thánh–Hồ Dầu
Tiếng và vùng phụ cận. Ranh giới khu vực bao gồm thị xã Tây Ninh, huyện Hòa
Thành và Hồ Dầu Tiếng thuộc huyện Dương Minh Châu. Đây sẽ là khu vực có tiềm
năng du lịch lớn của tỉnh. Khu vực này sẽ kết hợp khai thác du lịch tâm linh - lễ hội

với du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp, du lịch cuối tuần… hoạt
động du lịch sinh thái ở Hồ Dầu Tiếng sẽ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch
sinh thái hỗ trợ cho các hoạt động tâm linh, lễ hội ở khu vực núi Bà Đen. Với tiềm
năng và vị trí của mình, khu du lịch núi Bà Đen cần xác định các loại hình du lịch là
thế mạnh và có điều kiện thuận lợi của mình để ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt
nhu cầu của du khách. Khu du lịch núi Bà Đen cần nâng cao chất lượng sản phẩm hiện
có và tạo ra sản phẩm mới để tăng sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, khu du lịch nên đa dạng
hóa sản phẩm và tạo ra các sản phẩm mang nét đặc trưng riêng. Khu du lịch cũng nên
duy trì và phát triển loại hình du lịch văn hóa lễ hội và tơn giáo.
Ngồi ra, nơi đây với nhiều hang động như Động Kim Quang, Động Thanh Long,
Động Ơng Tà,...cùng Hang Rồng, Hang Gió thật sự có tiềm năng để phát triển loại
hình du lịch khám phá hang động. Núi Bà Đen nên khai thác về các sản phẩm thủ cơng
mỹ nghệ, hàng hóa lưu niệm như: các sản phẩm làm từ đá như là móc khóa, nón, áo
khăn có logo núi Bà Đen hay những đôi dép cao su… Đồng thời, khu du lịch núi Bà
Đen nên khai thác về văn hóa ẩm thực. Khu vực chân núi Bà Đen có thể phục vụ các
quán ăn đặc sản với những món chay, mặn để phù hợp với nhiều du khách nhưng
mang nét đặc trưng riêng như: bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng, ốc núi,
thằn lằn núi… Với những nghệ thuật ẩm thực ấy sẽ nhẹ nhàng giữ chân du khách. Các
sản phẩm chính của khu du lịch núi Bà Đen kết hợp với khu vực lân cận của tỉnh.

Du lịch văn hóa với các sản phẩm du lịch chính:
PHẠM KIM NHUNG 2193859

pg. 27


×