Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TRONG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

Tên đề tài:

“THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TRONG
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÚI BÀ ĐEN - TÂY NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TRONG KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ NÚI BÀ ĐEN – TÂY NINH


Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KTS. ĐỖ VĂN TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

2


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

MINISTRY OF EDUCATTION AND TRAINING
HO CHI MINH CITY NONG LAM UNIVERSITY
***********

NGUYEN THI THUY DUYEN

“DESIGN LANDSCAPE THE PARK AT AREA
HISTORICAL MONUMENT BA DEN
MOUNTAIN – TAY NINH PROVINCE”

Landscape And Environmental Horticulture

THE ESSAY GRADUATION


Advisor: DO VAN TAM, Architect
Ho Chi Minh City
JUNE , 2012

3


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi Trường,
Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên - Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập có chất lượng, giúp em có nhiều kiến
thức để chuẩn bị cho đề tài, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Kiến Trúc Sư Đỗ Văn Tâm với
tư cách là giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian và công sức, tận tình giúp
đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện, xây dựng và hoàn chỉnh luận
văn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy trưởng Bộ môn TS Đinh Quang Điệp cùng
tất cả các thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, cũng như các
thầy cô thỉnh giảng đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý giá cho em
trong suốt khóa học.
Em xin cảm ơn Ban Quản Lý khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và du
lịch núi Bà Đen Tây Ninh đã giúp cung cấp các dữ liệu và tạo điều kiện tốt cho em.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè tập thể lớp DH08TK và
DH08CH đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như cuộc sống. Và
Gia đình, một trong những động lực quan trọng về tinh thần cũng như vật chất

giúp em hoàn thành tốt mọi công việc.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Duyên

4


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên trong khu di tích lịch sử núi Bà Đen –
Tây Ninh ” được thực hiện tại Tây Ninh, thời gian thực hiện từ ngày 01
tháng 12 năm 2011 đến ngày 31 tháng 05 năm 2012.
Kết quả sau khi hoàn thành luận văn:
-

Lập danh sách cây thu thập hiện ở Thị Xã Tây Ninh.

-

Bảng cây đề xuất trồng trong công viên.

-

Bản vẽ thiết kế gồm:
 Mặt bằng tổng thể.
 Mặt bằng chi tiết.

 Mặt đứng chính.
 Mặt cắt điển hình.
 Bản vẽ phối cảnh tổng thể.
 Các phối cảnh, tiểu cảnh công viên.

5


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

SUMMARY
The essay “Design landscape the park at area historical monument Ba Den
mountain” has been carried out from December in 2011 year to May in 2012 year at
Tay Ninh Province.
The results of complexed the essay:
-

Made the list trees in Tây Ninh Poets'.

-

Trees table offerred in park.

-

Designing drawer:
 Overall plantdrawing.
 Detail plant drawing.

 Main-stand plant drawing.
 Select typical plant drawing.
 Overall perpestive drawing.



The perpestives, small landscape of park drawing.

6


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................4
TÓM TẮT ...................................................................................................................5
SUMMARY ................................................................................................................6
MỤC LỤC ...................................................................................................................7
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................10
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................11
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................2
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen ..2
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tại quần thể di
tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen. ..........................................................................2
2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................2
2.1.1.2 Văn hóa – tín ngưỡng ...........................................................................3

2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật .....................................................................3
2.1.2. Tính cấp thiết của hoạt độngđẩy mạnh thu hút khách du lịch đến quần thể
di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen (Tây Ninh). ...................................................4
2.1.2.1. Du lịch tại quần thể núi Bà Đen chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng vốn có ......................................................................................................4
2.1.2.2. Hình ảnh điểm đến du lịch núi Bà Đen chưa tạo ấn tượng mạnh mẽ .4
2.1.2.3. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần duy trì và phát
triển bản sắc văn hóa địa phương .....................................................................5
2.1.2.4. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần giải quyết nạn
thất nghiệp tại địa phương................................................................................5
2.1.2.5. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường ở địa phương ......................................................................5

7


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.2 Các điều kiện tự nhiên .......................................................................................6
2.2.1. Khí hậu .......................................................................................................6
2.2.2. Địa hình và vật chất ....................................................................................7
2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan. ..............................................8
2.3.1 Các đặc điểm yêu cầu về mảng xanh công viên ..........................................8
2.3.2 Các dạng bố cục chủ yếu. ............................................................................9
2.3.3 Nguyên tắc bố trí cây xanh. .......................................................................11
2.3.3.1 Sự đơn giản ........................................................................................11
2.3.3.2 Sự thay đổi .........................................................................................11
2.3.3.3 Sự nhấn mạnh.....................................................................................11

2.3.3.4 Sự cân bằng ........................................................................................11
2.3.3.5 Sự liên tục ..........................................................................................11
2.3.3.6 Sự cân đối ...........................................................................................11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........14
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ......................................................................14
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ......................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................16
4.1. Kết quả điều tra hiện trạng khu thiết kế..........................................................16
4.1.1 Kết quả về mặt bằng khu thiết kế .............................................................16
4.1.2 Kết quả khảo sát cây ở Thị Xã tỉnh Tây Ninh. ..........................................19
4.2 Đánh giá và phân tích khu vực thiết kế ...........................................................22
4.3 Phương án thiết kế ...........................................................................................23
4.3.1 Ý tưởng thiết kế .........................................................................................23
4.3.2 Phân khu chức năng ..................................................................................23
4.4 Thuyết minh thiết kế ........................................................................................25
4.4.1 Thuyết minh tổng thể khu thiết kế ............................................................25
4.4.2 Thuyết minh chi tiết các khu .....................................................................27

8


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

4.4.2.1 Khu trung tâm ...................................................................................27
4.4.2.2 Khu thanh niên ...................................................................................30
4.4.2.3 Khu nghỉ tĩnh .....................................................................................31

4.4.2.4 Khu sưu tập hoa kiểng ......................................................................33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................37
5.1. Kết luận ...........................................................................................................37
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................38

9


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Danh mục cây điều tra trong khu di tích núi Bà ................................................. 19 
Bảng 4.2: Cân bằng đất đai khu công viên.......................................................................... 24 
Bảng 4.3: Danh mục các loài cây trồng khu trung tâm ....................................................... 29 
Bảng 4.4: Danh mục cây sử dụng khu thanh thiếu niên ...................................................... 31 
Bảng 4.5: Danh mục cây dùng khu nghỉ tĩnh và khu sưu tập ............................................. 34 

10


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Bản đồ vị trí khu đất thiết kế- Núi Bà- Tây Ninh. .............................................. 16 
Hình 4.2: Góc nhìn về hướng Tây của khu đất. .................................................................. 17 
Hình 4.3: Góc nhìn về hướng Tây Nam của khu đất. ......................................................... 18 
Hình 4.4: Góc nhìn về hướng Nam của khu đất ................................................................. 18 
Hình 4.5: Góc nhìn về hướng Bắc của khu đất. .................................................................. 19 
Hình 4.6: Sơ đồ phân khu thiết kế. ..................................................................................... 24 
Hình 4.7: Sơ đồ giao thông công viên. ............................................................................... 25 
Hình 4.8: Mặt bằng tổng thể công viên.............................................................................. 25 
Hình 4.9: Phối cảnh tổng thể công viên. ............................................................................. 26 
Hình 4.10: Mặt bằng khu trung tâm. ................................................................................... 27 
Hình 4.11: Phối cảnh khu vực trung tâm chính. ................................................................ 27 
Hình 4.12: Mặt bằng khu thanh niên. ................................................................................. 30 
Hình 4.13: Mặt bằng khu nghỉ tĩnh. .................................................................................... 31 
Hình 4.14: Mặt bằng khu sưu tập hoa kiểng ....................................................................... 33 
Hình 4.15: Phối cảnh nhìn từ trung tâm . ............................................................................ 35 
Hình 4.16: Phối cảnh khu sưu tập hoa kiểng. ..................................................................... 35 
Hình 4.17: Tiểu cảnh khu ngoạn cảnh. ............................................................................... 36 
Hình 4.18: Tiểu cảnh mảng hoa. ......................................................................................... 36 

11


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quần thể núi Bà Đen từ lâu đã được biết đến như một trong những điểm du
lịch tâm linh nổi tiếng nhất tỉnh Tây Ninh, được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào ngày 21/1/1989. Trải rộng hơn 24km², quần
thể do ba ngọn núi Heo – núi Phụng – núi Bà Đen hợp thành với cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ, thơ mộng cùng hệ thống hang động, chùa chiền huyền bí gắn liền với
truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương và lịch sử hai cuộc kháng chiến chống
Pháp – Mỹ. Vào dịp đầu xuân hàng năm, quần thể thu hút gần hai triệu lượt khách
trong và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự hội xuân Bà Đen,
một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất Việt Nam.
Quần thể di tích lịch sử Bà Đen sở hữu nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý và văn hóa tâm linh để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, thu hút
nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các thành
quả du lịch đạt được của quần thể núi Bà Đen vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
thực sự. Vì thế cần kêu gọi các nhà đầu tư phải luôn tạo ra được những sản phẩm
du lịch độc đáo, có khả năng thu hút và giữ chân du khách tham quan. Nắm bắt
được định hướng này, tôi đã chọn đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên trong khu
di tích lịch sử núi Bà Đen – Tây Ninh” làm đề tài tốt nghiệp ngành cảnh quan hoa
viên trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

1


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tại quần thể di
tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen.
2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trước hết cần xét về vị trí địa lý của tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh thuộc khu vực
Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có đường biên giới quốc
gia dài 240km Campuchia cùng hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát – cửa
ngõ chính ở Đông Nam Bộ đón khách du lịch từ thị trường Campuchia, Thái Lan
(Nguyễn Ngọc Dũng, 2008).Phía Đông Tây Ninh giáp Bình Phước và Bình Dương,
phía Nam giáp Long An và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh nên tỉnh có điều
kiện sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng như cảng biển, sân bay quốc tế,… hiện
có của Thành phố Hồ Chí Minh cho mục đích phục vụ du lịch.Với vị trí địa lý thuận
lợinhư trên, Tây Ninh có lợi thế rất lớn trong việc thu hút du khách nội địa và quốc
tế cũng như trong việc thông thương, kết nối tour đến các điểm du lịch của tỉnh nói
chung và quần thể núi Bà Đen nói riêng.
Quần thể núi Bà Đen tọa lạc trên địa bàn 3 xã Ninh Sơn, Tân Bình và Thạnh
Tân (thị xã Tây Ninh), cách trung tâm thị xã 11km về hướng Đông Bắc. Quần thể
do 3 ngọn núi – núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen tạo thành, trong đó nổi tiếng hơn
cả là ngọn Bà Đen cao nhất Nam Bộ với độ cao 986m. Đây là một khối núi đá hoa
cương nổi giữa đồng bằng nằm ở khoảng11°21' đến 11°24' độ vĩ bắc và106°09' đến
106°11' độ kinh đông, trong một thế chân kiềng với hướng Tây có ngọn núi Heo
cao 335m, hướng Nam có ngọn núi Phụng cao 600m cùng hồ Dầu Tiếng và những
con sông đan xen, tạo thành quần thể sông núi ngoạn mục (Anh Việt, 2011).
Quá trình hình thành núi Bà Đen tạo nên nhiều hang động thắng cảnh đẹp và
độc đáo như động Kim Quang, động Thanh Long, động Ba Cô, hang Hổ, hang

2


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

Rồng, hang Gió,… Quanh sườn núi còn có nhiều con suối nhỏ tạo nên cảnh quan

thiên nhiên thơ mộng. Ngoài ra, nơi tiếp giáp giữa 3 ngọn núi Heo, núi Phụng và
núi Bà Đen còn tạo nên thung lũng Ma Thiên Lãnh với khung cảnh hùng vĩ một bên
là vách núi, một bên là vực sâu cùng khí hậu mát mẻ, trong lành.
Nằm ở vĩ độ thấp, điều kiện bức xạ cao, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi không
khí nóng ẩm ở phía Đông và Nam nên Tây Ninh nói chung và quần thể núi Bà Đen
nói riêng có nhiệt độ quanh năm cao. Tây Ninh có mùa khô và mùa mưa, lượng
mưa trung bình từ 1.800 – 2.200mm/năm và độ ẩm trung bình trong năm vào
khoảng 70-80% (Nguyễn Ngọc Dũng, 2008).
2.1.1.2 Văn hóa – tín ngưỡng
Núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc độc đáo gồm điện, chùa, miếu, tháp,
tượng Phật... phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian. Hệ thống chùa điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa
Hang và một số hang động được các tăng ni phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự, nổi bật
nhất là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (điện Bà) – điểm nhấn của quần thể núi Bà
Đen. Lễ hội văn hóa nổi tiếng nhất tại quần thể núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh
nói chung là Hội Xuân núi Bà với nhiều hoạt động tín ngưỡng độc đáo, trong đó nổi
bật nhất là Lễ vía Bà bắt đầu từ mùng 5 tháng giêng âm lịch(Hồng Ánh, 2010).
Ngoài ra, Tây Ninh còn được biết đến như là cái nôi của đạo Cao Đài – tôn
giáo duy nhất có xuất xứ tại Việt Nam và phát triển nhất từ trước đến nay. Đây còn
là nơi tọa lạc của Trung ương Hội Thánh Cao Đài với gần hai triệu tín đồ theo đạo,
đông nhất cả nước (Ngô Đức Thịnh, 2009). Các dịp lễ lớn theo âm lịch của đạo Cao
đài như Lễ Đấng Chí Tôn (mùng 8, mùng 9 tháng giêng), lễ Phật Mẫu – Hội Yến
Diêu Trì (rằm tháng 8) hàng năm thu hút hàng triệu khách thập phương trực tiếp
đến Tòa thánh Tây Ninh và gián tiếp đến quần thể núi Bà Đen.
2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật
Hệ thống giao thông đường bộ tại Tây Ninh tương đối phát triển với quốc lộ
22 là tuyến đường lưu thông quốc gia và quốc tế nối từ Thành phố Hồ Chí Minh,
qua Tây Ninh và sang Campuchia, nằm trong tuyến đường quốc tế Xuyên Á.

3



Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

Bên cạnh đó, các trục đường tỉnh lộ thông thoáng và rộng khắp giúp việc lưu thông
đến Tây Ninh nói chung và quần thể núi Bà Đen nói riêng thuận tiện, dễ dàng và an
toàn.
Điểm độc đáo về mặt cơ sở hạ tầng ở quần thể núi Bà Đen là hệ thống cáp
treo, máng trượt đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Việt Nam. (Lan Hương, 2009).
Bên cạnh đó, núi Bà Đen còn có hệ thống trạm dừng chân dọc theo đường
lên núi thoáng mát và tiện lợi. Bãi đỗ xe khách du lịch và xe máy hiện đã được quy
hoạch rộng rãi, đáp ứng đủ nhu cầu thuê giữ trong cả những mùa du lịch trọng
điểm. Hệ thống điện chiếu sáng, công trình cấp thoát nước và vệ sinh công cộng
được xây lắp khá đồng bộ từ chân núi lên đến điện Bà, thuận tiện cho du khách khi
du lịch tại quần thể.
2.1.2. Tính cấp thiết của hoạt động đẩy mạnh thu hút khách du lịch đến quần
thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen (Tây Ninh).
2.1.2.1. Du lịch tại quần thể núi Bà Đen chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng vốn có
Quần thể núi Bà Đen dù có nhiều lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình
du lịch vào tất cả các mùa trong năm nhưng nhìn chung lượng khách đến đây chỉ
tập trung đông nhất vào hai mùa Hội Xuân núi Bà và Trung thu. Bên cạnh đó, lượng
khách quốc tế đến quần thể núi Bà Đen không cao, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng
lượt khách trong khi khả năng thu hút đối tượng du lịch này rất lớn nhờ vào những
thuận lợi từ đường biên giới sẵn có.
2.1.2.2. Hình ảnh điểm đến du lịch núi Bà Đen chưa tạo ấn tượng mạnh mẽ
Hình ảnh quần thể núi Bà Đen từ lâu đã được xem như là biểu tượng đầy tự
hào của Tây Ninh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được khai thác. Bên cạnh đó, những

nét nổi bật của quần thể núi Bà Đen như môi trường sinh thái, tín ngưỡng tâm linh
huyền bí, lễ hội văn hóa đậm bản sắc dân tộc.

4


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.1.2.3. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần duy trì và phát
triển bản sắc văn hóa địa phương
Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen, đặc biệt là hoạt động du lịch quốc
tế mang tính giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể hoặc tập thể với những cộng đồng có
phong tục tập quán, văn hóa khác nhau, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Nhờ
đó, cuộc sống của các cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện
hòa nhập với nhau làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của con người trở nên phong
phú hơn, kích thích sự phát triển của văn hóa địa phương, rút ngắn khoảng cách
trình độ cả về phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cũng như nhận thức của người dân.
Ngoài ra, hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen còn tạo ra nguồn tài chính từ sự
đóng góp của khách du lịch, là yếu tố vật chất không thể thiếu cho sự duy trì và phát
triển truyền thống văn hóa của địa phương và của dân tộc.
2.1.2.4. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp tại địa phương
Nếu như nhiều ngành sản xuất, dịch vụ khác có thể cơ giới hóa, tự động hóa
để giải phóng sức lao động thì phục vụ khách du lịch lại chủ yếu sử dụng lao động
trực tiếp. Do vậy, phát triển dịch vụ du lịch tại quần thể núi Bà Đen sẽ thu hút được
một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho
một bộ phận người dân Tây Ninh.Bên cạnh đó, du lịch tại quần thể núi Bà Đen phát
triển sẽ tạo động lực phát triển các ngành như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp,

thủ công mỹ nghệ… và các ngành dịch vụ khác như ngân hàng, vận tải, bưu chính
viễn thông…cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động du lịch, do đó thu hút rất
nhiều lao động vào các lĩnh vực này.
2.1.2.5. Hoạt động du lịch tại quần thể núi Bà Đen góp phần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường ở địa phương
Hoạt động du lịch làm cho con người hiểu biết hơn về môi trường, từ đó
nhận thức được giá trị của môi trường đối với đời sống con người mà mỗi cộng
đồng, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm gìn giữ. Nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tham
quan tại những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp như quần thể núi Bà Đen sẽ

5


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

kích thích người dân Tây Ninh bảo vệ và tôn tạo môi trường nhằm phát triển du lịch
theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch có khả năng tạo ra nguồn tài
chính từ sự đóng góp của khách du lịch để đầu tư bảo vệ, tôn tạo lại môi trường.
2.2 Các điều kiện tự nhiên
2.2.1. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới, ở những vĩ độ thấp, chịu sự ảnh hưởng của gió
mùa nên khu vực Thị Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên nền nhiệt độ, có mùa
mưa và khô rõ rệt.
 Chế độ nhiệt: Nhiệt độ cao và điều hòa quanh năm.
 Lượng mưa: Trung bình năm khá cao (dao động trong khoảng từ
(1900mm – 2300mm), tập trung chủ yếu vào mùa mưa(tháng 6, 7, 8,
9, 10) chiếm 90% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày
mưa nhiều nhất. Ngược lại mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm

khoảng 10% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 2 có số ngày mưa ít
nhất. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 116 ngày.
 Độ ẩm không khí: nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo
mùa, cao nhất vào tháng 8 (mùa mưa) lên đến 82%, thấp nhất vào
tháng 2 mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa
khoảng 10%.
 Gió: có 2 loại.
o Gió mùa mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): khoảng tháng 11 đến
tháng 2 do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh cực đới phía Bắc, hướng
gió chủ yếu trong tháng này là Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc khoảng
tháng 2 đến tháng 4 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Thái
Bình Dương và biển tạo nên thời tiết nóng ẩm, và hướng gió chủ yếu
là Đông Nam và Nam.
o Gió mùa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): chịu ảnh hưởng của
khối không khí nóng ẩm Tây Nam. Tháng 5 gió mùa Tây Nam mới

6


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

thiết lập nên tần suất gió Đông Nam vẫn còn chiếm đáng kể. Từ tháng
6 trở đi hướng gió thịnh theo hướng Tây Nam.
Tóm lại, với nền nhiệt độ cao quanh năm, giàu ánh sáng và ôn hòa.
2.2.2. Địa hình và vật chất
Độ cao địa hình thay đổi trong phạm vi từ 15m đến 25m và đỉnh núi Bà Đen
là vị trí cao nhất 986m.
Cơ cấu đất Thị Xã cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói chung là đất

xám phát triển trên phù sa cổ, lớp phủ thổ nhưỡng không đa dạng. Bao gồm 5 nhóm
đất chính:
 Nhóm đất xám: chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên. Tập trung
nhiều ở phía Tây và Bắc ở TX. Tây Ninh. Đặc điểm của loại đất này
là: nhẹ, dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém.
Gồm có đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lỗ, đất xám giây và
đất xám đọng mùn giây.
 Nhóm đất phèn: chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất
chua, nhiều độc tố nên trở ngại nhiều cho việc trồng cây hay sản xuất
nông nghiệp. Bao gồm đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động.
 Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 6,34% diện tích đất tự nhiên. Tập trung chủ
yếu quanh chân núi Bà Đen. Có 3 loại:
o Đất đỏ nâu bazan rất giàu chất dinh dưỡng
o Đất vàng đỏ granit nghèo chất dinh dưỡng
o Đất đỏ vàng trên đá phiến
 Nhóm đất than bùn:chiếm rất ít diện tích đất tự nhiên, tập trung ở ven
sông, ven rạch.
 Nhóm đất phù sa: cũng rất ít, tập trung chủ yếu tại vùng ven giáp
Châu Thành.

7


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan.
2.3.1 Các đặc điểm yêu cầu về mảng xanh công viên
Định nghĩa mảng xanh công viên:

Mảng xanh công viên là toàn bộ diện tích xanh có trong đó bao gồm cả hoa
kiểng, thảm cỏ nhằm phục vụ lợi ích công cộng của đời sống đô thị như du lịch,
nghỉ ngơi, giải trí, thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử. (Trần Viết Mỹ
(2009), Giáo trình Quy hoạch cảnh quan đô thị ).
Yêu cầu sinh thái và hình thái cây trồng công viên:
 Đặc điểm đáng chú ý nhất ở nhóm cây này liên quan đến yếu tố thẩm
mỹ, như cây phải có dáng đẹp, tán lá cân đối, hoa lá trái có màu sắc
đẹp. Kế đến là đặc điểm cây liên quan đến môi trường, như hoa trái
không có mùi, không có mủ độc; cây không có cành nhánh dòn, dễ
gãy, không có gai nhọn. Ngoài ra, các đặc điểm về kích thước, hình
dáng lá, mức độ rụng lá là hết sức uyển chuyển, cây có thể có lá nhỏ
hoặc lớn hơn, rụng lá hoặc xanh quanh năm. Cuối cùng, cây có thể
thuộc loài tăng trưởng nhanh hoặc chậm vì đối với công viên việc
phối kết nhiều cây có kích thước, tăng trưởng khác nhau nhằm tạo nên
giá trị thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc được quan tâm.
 Bố trí cây trồng trong công viên
Để thành phần mảng xanh công viên có thể phát triển không những về số
lượng mà về cả chất lượng cần chú ý một số giải pháp kỹ thuật liên quan:
 Chuyển hóa dần các loài cây không có bóng mát, bằng cách thay thế
các loài cây phù hợp.
 Chú trọng khía cạnh thẩm mỹ và bố cục cảnh quan trong việc xây
dựng các công trình kiến trúc ở các công viên. Không xây dựng các
công trình làm phá vỡ bố cục cảnh quan thiên nhiên, tận dụng không
gian xanh và diện tích để tăng thêm diện tích xanh bằng cách phối trí
các loài cây gỗ lớn, trung bình, nhỏ với cây bụi, hoa, thảm cỏ, kết hợp

8


Đồ án tốt nghiệp


Môi trường và tài nguyên

loài ưa sáng, chịu bóng thích hợp, tạo ra các tiểu cảnh với không gian
xanh nhiều tầng.
Khi phối kết cây cần chú ý:
 Tuổi thọ của cây trong nhóm phải phù hợp nhau.
 Không dùng quá 3 loài trong một nhóm phối kết.
 Cây có hoa được bố trí tỉ lệ phù hợp với các yếu tố xung quanh.
 Quan trọng là đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể.
Chú ý đến các cấu tạo bên ngoài, sự cân đối về hình dáng, sự giống nhau và
cách sắp xếp, màu sắc của cây.
Chú trọng phát triển các tiểu cảnh, các bộ sưu tập thực vật của các vùng khác
nhau sẽ tạo nét độc đáo và tăng giá trị thẩm mỹ của công viên.
(Trần Viết Mỹ (2009), Giáo trình Quy hoạch cảnh quan đô thị ).
2.3.2 Các dạng bố cục chủ yếu.
-

Bố cục đối xứng.
 Tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ
thống trục bố cục (đối xứng một trục hoặc đối xứng hai trục).
 Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phẳng, các yếu tố tạo
cảnh quan có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong
quá trình sinh trưởng hay được cắt xén tạo hình.

-

Bố cục tự do.
 Tổ chức khộng gian tự do, các yếu tố hình khối không đối xứng
nhưng cân bằng qua trục bố cục. Cảnh quan theo bố cục tự do thường

được xây dựng tận dụng triệt để điển hình, kết hợp giữa cảnh quan
nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên hoặc được mô phỏng từ cảnh quan
thiên nhiên.

-

Bố cục kết hợp đối xứng và tự do.
 Tổ chức không gian theo dạng hình học đối xứng, vừa theo dạng tự
do. Dạng bố cục này thường được xử lý cân đối trên trục chính và bao

9


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

cảnh theo bố cục tự do. Các cảnh quan theo bố cục này thường theo
nguyên tắc cận cảnh đối xứng, viễn cảnh tự do.
 Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
 Trong một tác phẩm kiến trúc cảnh quan, một số công trình có chức
năng quan trọng hay có giá trị thẩm mỹ cao được bố trí tập trung và
chi phối cách tạo cảnh toàn bộ phong cảnh chung quanh được gọi là
trung tâm bố cục.
 Các trung tâm và yếu tố hình khối tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau
thông qua hệ thống trục bố cục. Hệ thống trục bố cục có thể trùng với
đường hoặc có thể là trục ảo, bao gồm trục bố cục chính và phụ. Trục
bố cục có thể cong hay thẳng, chính hay phụ tùy thuộc vào chủ đề, tư
tưởng và đặc điểm của hình. Trục bố cục thường là trục chính của
trung tâm chính cảnh quan, các công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ,

hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính hình tượng cao.
 Trục bố cục chính thường ảnh hưởng đến quyết định đến vị trí và hình
khối các yếu tố tạo cảnh quan.

10


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.3.3 Nguyên tắc bố trí cây xanh.
Trong các thành phần của kiến trúc cảnh quan bao gồm các yếu tố thiên
nhiên và yếu tố nhân tạo thì yếu tố không thể thiếu đó là cây xanh. Cây xanh không
chỉ có tác dụng về mặt cải thiện khí hậu, giải quyết các vấn đề khoa học môi sinh
mà nó còn có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc.Khác với những thành
phần còn lại, cây xanh là thành phần có thể thay đổi được, từ đó làm kiến trúc cảnh
quan thường xuyên thay đổi, tăng thêm phần sống động. Để có thể tạo được một
thiết kế đẹp, về cơ bản bài thiết kế cần nắm bắt được các yêu cầu sau:
2.3.3.1 Sự đơn giản
Sự đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, sự lặp lại về hình dạng, kết cấu màu
sắc. Sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.
2.3.3.2 Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được
sự buồn tẻ và kích thích người xem.
2.3.3.3 Sự nhấn mạnh
Đó là một cách hoạt định chú ý đối với các đặc trưng quan trọng tạo các
điểm nhấn của công trình.
2.3.3.4 Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng

không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng quy luật cân bằng mang lại
cảm giác tự nhiên hơn.
2.3.3.5 Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc. Và
cũng có thể được tạo từ những tổ hợp của mỗi loại.
2.3.3.6 Sự cân đối
Gồm có tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối. Được sử dụng tối đa giá trị nghệ
thuật và các tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và
cần phải đảm bảo các nguyên tắc tạo bố cục cây xanh.
(Trần Viết Mỹ (2009), Giáo trình Quy hoạch cảnh quan đô thị ).

11


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.3.4 Các nguyên tắc chọn và phối kết cây
Chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu
Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh
Sử dụng cây xanh tổ chức lối vào bằng cách trồng thành hàng tạo sức hút về
phối cảnh.
Sau khi chọn loại cây phù hợp thì việc phối kết cây xanh là rất quan trọng.
2.3.4.1 Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối dáng dấp đặc trưng và màu sắc đẹp, thường
được bố trí độc lập.
Cây độc lập có vai trò riêng trong không gian của vườn công viên, để có thể
cảm thụ hết giá trị trang trí của cây độc lập phải chọn loại cây có tán đẹp, hoặc màu
sắc hoa lá rực rỡ, tương phản với những cây xung quanh.

2.3.4.2 Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục hoàn chỉnh. Thành
phần khóm cây có thể là thân gỗ, cây bụi hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi. Cây
trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc bố trí và tạo
hình khóm cây rất đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại
hay tạo cảm giác sinh động bằng cách tổ chức trong khóm cây có màu sắc và cấu
trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để
duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
2.3.4.3 Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng
mát, gồm có trồng theo hàng cây thưa và hàng cây dày.
2.3.4.4 Rừng nhỏ
Đây là thành phần mảng khối lớn tạo không gian đóng trong khu vực. Cây
được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên.

12


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

2.3.4.5 Dây leo
Giàn dây leo là kiểu trang trí góp phần thay đổi và có giá trị thoáng mát.
Giàn leo có vai trò đóng mở có tính chất trang trí lối đi và tạo sự chuyển tiếp không
gian từ khu vực này sang khu vực khác.
2.3.4.6 Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh quan đẹp và thu hút sự chú ý lớn do
tính chất trang trí của chúng, màu sắc rực rỡ của chúng cuốn hút người tham quan.
2.3.4.7 Cỏ

Thảm cỏ là yếu tố thiết yếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền tạo
nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh quan.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa để tạo nên giá trị cảnh quan
cho khu du lịch.

13


Đồ án tốt nghiệp

Môi trường và tài nguyên

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là dựa vào tình hình hiện trạng mảnh xanh của
Khu Du lịch, nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch nên thiết kế cảnh quan công viên
ngay chân Núi Bà Đen – Tây Ninh.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công viên nằm trong khu di tích lịch sử Núi Bà Đen- Thị Xã- Tây Ninh.
Khu đất dưới chân núi Bà với diện tích nghiên cứu: 3,5ha.
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Điều tra khảo sát hiện trạng:
Xác định mặt bằng hiện trạng: địa hình, địa vật.
Khảo sát chụp hình hiện trạng khu đất và xung quanh.
Điều tra khảo sát danh mục cây, hoa kiểng ở khu vực Thị Xã tỉnh Tây Ninh .
Khảo sát điều kiện tự nhiên: nhiệt độ, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và các
công trình xung quanh.
Khảo sát các loài cây được trồng trong khu vực để chọn ra loài cây phù hợp

đưa vào thiết kế.
Xây dựng phương án thiết kế:
 Phân khu chức năng từng khu vực cảnh quan.
 Đề xuất giải pháp thiết kế.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tham khảo:
 Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực thiết kế cảnh quan.
 Xác định tiểu vùng khí hậu, thành phần loại đất của khu vực .

14


×