Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI CTY THUẾ VÀ TƯ VẤN KPMG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 111 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG CƠNG
TÁC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THUẾ VÀ TƯ VẤN
KPMG

Sinh viên thực hiện: TRẦN NGUYỄN TÚC NHI
Lớp: ĐH31KT01
Khóa học: Khóa 31
Giảng viên hướng dẫn: TH.S LÝ HỒNG OANH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện bằng chính kiến
thức mà tơi tích lũy được trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH Thuế
và Tư vấn KPMG cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên ThS Lý Hồng
Oanh. Mọi tham khảo, số liệu dùng trong khóa luận này đều được trích dẫn rõ ràng.
Mọi sao chép khơng hợp lệ hay gian lận tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.


Tác giả

Trần Nguyễn Túc Nhi


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư
vấn KPMG đã tạo điều kiện cho tơi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ tại
công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên Phịng Corporation Tax 3
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, môi trường làm việc thực tế
giúp tơi có thêm những bài học q báu trong cơng việc lẫn trong cuộc sống. Ngồi
ra, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn thực tập sinh đã cùng tơi làm việc tại
Phịng, những người đã chia sẻ và giúp tôi rất nhiều trong công việc.
Và bài khóa luận này sẽ khơng hồn thành một cách hồn thiện nhất nếu
khơng có sự giúp đỡ của cơ ThS Lý Hồng Oanh - Giảng viên hướng dẫn. Cơ đã tận
tình giảng dạy, chia sẻ kiến thức chun mơn trong thời gian qua để tơi có thể hồn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất có thể.
Vì vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên trong khn khổ
của bài khóa luận này sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến quý báu từ q Thầy Cơ khoa Kế tốn – Kiểm tốn để bài
khóa luận được hồn thiện hơn, góp phần giúp tôi nâng cao kiến thức, phục vụ công
tác thực tế sau này.
Cuối cùng tơi xin chúc tồn thể các Thầy cơ khoa Kế tốn – Kiểm tốn
trường Đại học Ngân hàng nhiều sức khỏe, vững bước trên con đường ươm mầm tri
thức. Kính chúc tồn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư
vấn KPMG, và đặc biệt là các anh chị Department Corporation Tax 3 sức khỏe, đạt
được nhiều thành tích xuất sắc trong cơng việc và thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG, CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ
TNDN.
.....................................................................................................................................5
1.1.

1.2.

1.3.

Những vấn đề chung về kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
doanh nghiệp......................................................................................................... 5
1.1.1.

Tiền lương............................................................................................. 5

1.1.2.

Các khoản trích theo lương.................................................................... 7

1.1.3.

Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương................................ 14

Những vấn đề chung về xác định chi phí thuế TNDN...................................... 21

1.2.1.

Khái niệm chi phí thuế TNDN............................................................. 21

1.2.2.

Ngun tắc kế tốn.............................................................................. 22

1.2.3.

Phương pháp và căn cứ tính thuế TNDN............................................. 23

1.2.4.

Kế tốn chi phí thuế TNDN................................................................. 24

Các sai phạm trong kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh
hưởng đến chi phí thuế TNDN.......................................................................... 29
1.3.1.

Các sai phạm do vướng mắc liên quan đến pháp lý.............................29

1.3.2.

Các sai phạm do yếu kém trong xử lý nghiệp vụ................................. 29

1.3.3.

Các sai phạm có mục đích................................................................... 30


1.3.4.

Hậu quả của các sai phạm trong cơng tác kế tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN.................32

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG
CƠNG TÁC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY
KHÁCH HÀNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THUẾ VÀ TƯ VẤN
KPMG 33
2.1.

Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.........33

2.1.1.

Sơ lược về công ty TNHH KPMG....................................................... 33


2.1.2.
2.2.

Về công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG và chi nhánh công ty TNHH
Thuế và Tư vấn KPMG....................................................................... 35

Thực trạng quy trình đánh giá các sai phạm trong cơng tác kế tốn tiền
lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN
tại cơng ty khách hàng của chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn
KPMG. 39


2.2.1.

Hệ thống đánh giá được sử dụng......................................................... 39

2.2.2.

Tình huống thực tế tại công ty khách hàng của chi nhánh công ty
TNHH Thuế và Tư vấn KPMG............................................................ 44

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ CÁC SAI PHẠM TRONG CƠNG TÁC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ
TNDN TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
THUẾ VÀ TƯ VẤN KPMG................................................................................. 52
3.1.

Nhận xét chung về quy trình đánh giá các sai phạm trong công tác KTTL và
CKTTL tại công ty khách hàng của chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư
vấn KPMG.......................................................................................................... 52

3.2.

Một số biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL và
CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN của cơng ty................................. 54

3.2.1.

Sự cần thiết phải hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL và CKTTL......
54


3.2.2.

Một số biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong công tác KTTL và CKTTL.
54
KẾT LUẬN................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62
PHỤ LỤC.................................................................................................... 65


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHTNLĐ,BNN

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


CKTTL

Các khoản trích theo lương

CNV

Cơng nhân viên

DN

Doanh nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KPMG

Cơng ty/Chi nhánh cơng ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG

KTTL

Kế tốn tiền lương

NLĐ


Người lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

vi


TSCĐ

Tài sản cố định

TST


Tài sản thừa

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên

Trang

Bảng 1.1

Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2019

10

Bảng 1.2

Mức tiền lương tháng tối thiểu theo vùng năm 2019

11

Bảng 1.3

Mức tiền lương cao nhất để tham gia bảo hiểm năm 2019

12



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trên bước đường phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
Chủ nghĩa ở Việt Nam, xu hướng hội nhập mang lại những cơ hội to lớn, cũng như
những thách thức cho sự phát triển hoạt động SXKD của các DN. Với chức năng là
công cụ quản lý kinh tế, hoạt động của cơng tác kế tốn liên quan trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN. Do vậy, việc hoản thiện
các nội dung của cơng tác kế tốn, trong đó có công tác KTTL và CKTTL là một
trong những nội dung rất quan trọng, gắn liền với việc tập hợp chi phí sản xuất, góp
phần đánh giá và nâng cao hiệu quả SXKD.
Hơn thế nữa, việc hạch toán lương và CKTTL một cách chính xác, kịp thời
cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc kết chuyển chi phí SXKD, là cơ sở để xác định chi
phí tính thuế TNDN của DN. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các văn bản pháp lý về
Thuế và các vấn đề liên quan, DN đơi khi cịn lúng túng và vướng mắc trong q
trình áp dụng vào thực tiễn, dẫn đến việc tính tốn sai các chi phí Thuế được trừ và
khơng được trừ, gây nên các sai lầm khơng đáng có trong việc xác định chi phí thuế
TNDN. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thất thu cho
Ngân sách Nhà nước.
Khi thực tập tại chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG, nhận thấy
đây là một trong những vấn đề thiết yếu cần tìm hiểu, tác giả đã thực hiện bài khóa
luận tốt nghiệp này để góp phần giúp người đọc có thêm các kinh nghiệm từ những
minh chứng thực tiễn trong việc tránh các sai phạm trong q trình hạch tốn lương
và CKTTL. Song song đó là việc cung cấp các kiến nghị, nhận xét dựa trên quy
trình đánh giá sai phạm của cơng ty khách hàng tại KPMG. Từ đó DN có thể tận
dụng tốt các quyền lợi của mình mà vẫn đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật
Thuế Việt Nam hiện hành.

1



2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
Ý nghĩa khoa học
Bài khóa luận ra đời nhằm nghiên cứu một số sai phạm thường gặp trong
công tác KTTL và CKTTL thông qua ví dụ thực tiễn. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế các sai phạm, tránh gây ảnh hưởng đến việc xác định chi phí thuế
TNDN của các công ty.
Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu KTTL và CKTTL của cơng ty khách hàng, cùng
với quy trình đánh giá sai phạm và các kiến nghị của chi nhánh cơng ty TNHH Thuế
và Tư vấn KPMG, bài khóa luận mang lại các giải pháp nhằm hạn chế việc xác định
sai chi phí thuế TNDN có liên quan đến chi phí tiền lương và CKTTL.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu quy trình KTTL, CKTTL và các sai phạm
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, dẫn đến sai phạm trong việc xác định chi phí
thuế TNDN phải nộp. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế các sai phạm
trên.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu quy trình KTTL và CKTTL tại cơng ty khách hàng. Cùng với đó
là quy trình đánh giá sai phạm trong việc xác định chi phí thuế TNDN của các công
ty trên tại chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.
Đề xuất những giải pháp nhằm phòng tránh và sửa chữa những sai phạm
trong công tác KTTL và CKTTL, từ đó hạn chế những sai phạm trong việc tính tốn
chi phí thuế TNDN phải nộp tại cơng ty khách hàng.

1
0



4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu quy trình KTTL và CKTTL của công ty TNHH Cự Thành và
công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (gọi tắt là
“công ty khách hàng”) của chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc KTTL và CKTTL, các sai phạm
và ảnh hưởng của nó đến chi phí thuế TNDN tại cơng ty khách hàng.
Bên cạnh đó, bài khóa luận nghiên cứu quy trình phát hiện và đánh giá các
sai phạm trong công tác KTTL, CKTTL và các kiến nghị đề xuất của chi nhánh
công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Về không gian nghiên cứu
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động kinh tế tại Việt Nam đều phải
chịu sự chi phối của Luật Thuế, Luật Kế toán, Chuẩn mực kế tốn tại Việt Nam.
Trong bài khóa luận này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu trong “Các sai phạm
trong cơng tác KTTL và CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN” tại hai công ty
khách hàng của chi nhánh công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG là công ty TNHH
Cự Thành và công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa.
Về thời gian nghiên cứu
Để đảm bảo nghiên cứu mang đầy đủ tính hợp lý về mặt tiếp cận pháp luật,
nghiên cứu được thực hiện trong vòng 16 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01/2018 đến
ngày 30/04/2019.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để phân tích các văn bản pháp luật
đang có hiệu lực liên quan đến việc xác định chi phí thuế TNDN tại Việt Nam, cùng
với các chuẩn mực kế toán hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến KTTL và CKTTL. Từ những phân tích cụ thể để đưa ra nhận định khái
quát các vấn đề cần nghiên cứu.



Phương pháp so sánh dùng để so sánh các quy định, văn bản pháp luật hiện
hành với thực trạng tại công ty khách hàng của chi nhánh công ty TNHH Thuế và
Tư vấn KPMG, để có thể đánh giá những sai phạm, bất cập, từ đó đề xuất kiến nghị
khắc phục.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng thêm là phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp tập hợp và phân tích thơng tin dữ liệu của cơng ty khách hàng để xác
định các sai phạm trong công tác KTTL và CKTTL. Từ đó, tác giả có thể đưa ra
những nhận định để khắc phục các sai phạm trên.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG, CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THUẾ
TNDN.
1.1. Những vấn đề chung về kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
tại doanh nghiệp.
1.1.1. Tiền lương.
1.1.1.1.

Khái niệm.

Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì “Tiền lương là biểu hiện bằng
tiền của giá trị sức lao động.” 1
Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, tiền lương được hiểu là một bộ phận thu
nhập quốc dân, dùng để bù đắp hao phí lao động tất yếu, do Nhà nước phân phối
cho công nhân viên chức bằng hình thức tiền tệ.
Hiện nay, theo Điều 90, chương VI, Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13
ban hành năm 2012 thì “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả
cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận.” 2
Dưới góc độ kế tốn, Giáo trình kế tốn tài chính (2011, trang 165) nêu khái

niệm tiền lương, tiền công “Là số tiền DN trả cho NLĐ căn cứ vào số lượng, chất
lượng lao động mà họ đã đóng góp.” 3
Vậy, tiền lương là khoản thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho
NLĐ dựa trên kết quả hồn thành cơng việc hay theo thỏa thuận giữa NLĐ và người
sử dụng lao động. Đối với DN, tiền lương phải trả cho NLĐ là một bộ phận của chi
phí SXKD. Do đó, các DN phải xác định chi phí tiền lương một cách chính xác và
kịp thời.
1

truy cập ngày 04/04/2019;
Theo Điều 90, chương VI, Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18/06/2012;
3
Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Quỳnh Hoa (2011), “Giáo trình kế tốn tài chính”, NXB Thống kê,
TP.HCM;
2


1.1.1.2.

Các hình thức trả lương.

Các hình thức trả lương mà các DN thường sử dụng gồm: Trả lương theo thời
gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương khốn.
• Hình thức trả lương theo thời gian
Theo đó, tiền lương trả cho NLĐ được tính dựa vào thời gian làm việc thực tế,
trình độ chun mơn, kỹ thuật của NLĐ thể hiện qua cấp bậc và thang lương.
- Lương tháng: Thường dùng để tính lương cho NLĐ làm cơng tác quản lý. Cơng
thức tính tiền lương tháng như sau:
Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp)
- Lương ngày: Thường được áp dụng để trả lương cho ngưởi lao động trực tiếp

hưởng lương theo thời gian hoặc để tính lương cho NLĐ trong những ngày học tập,
hội họp…và làm căn cứ tính BHXH.
Mức lương ngày = Mức lương tháng / Số ngày làm việc theo chế độ
- Lương giờ: Áp dụng cho NLĐ trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm. Mức
lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ
• Hình thức trả lương theo sản phẩm
Theo đó, tiền lương của NLĐ được tính dựa trên số lượng, chất lượng sản
phẩm mà họ hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.
- Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Thường áp dụng với công nhân sản
xuất trực tiếp. Đơn giá tiền lương không thay đổi trong trường hợp vượt định mức
lao động.
Tiền lương sản phẩm trực tiếp = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất mà
lao động của những công nhân này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, như vận
chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị…


Tiền lương của những công nhân này căn cứ vào kết quả lao động của công
nhân trực tiếp sản xuất mà họ phục vụ để tính lương.
- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Áp dụng khi sản xuất khẩn trương hoặc ở
những công đoạn quan trọng, những công việc có tính chất đột xuất.
Đơn giá tiền lương tăng lũy tiến theo mức độ hoàn thành định mức lao động.
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Theo đó, ngồi số tiền lương tính trên sản
phẩm, NLĐ cịn được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định trong Thỏa ước
lao động tập thể hay trong Điều lệ của cơng ty.
• Trả lương khốn khối lượng hoặc khốn cơng việc
Áp dụng cho công việc mà xét thấy giao từng việc chi tiết khơng có lợi về
mặt kinh tế, nên dùng hình thức giao khốn cả khối lượng cơng việc hoặc tổng các
cơng việc cần hồn thành trong thời gian nhất định với số tiền lương được ấn định
trước.

1.1.2. Các khoản trích theo lương.
1.1.2.1.

Khái niệm.

Đi cùng với tiền lương trong nghiệp vụ kế toán lương phải trả cho NLĐ là
CKTTL, gồm BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ, BNN; KPCĐ.
• Bảo hiểm xã hội
BHXH “Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. 4
Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số
quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực…) của NLĐ thực tế phát
sinh trong tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp NLĐ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH
quản lý.


4

Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014;


• Bảo hiểm y tế
BHYT “Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng
theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do
Nhà nước tổ chức thực hiện.” 5
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc
chữa bệnh, viện phí…cho NLĐ trong thời gian ốm đau, thai sản….Tương tự như
Quỹ BHXH, Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng

số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của NLĐ thực tế phát sinh trong tháng.
• Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN “Là chế độ bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm,
hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ
BHTN”. 6
• Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
BHTNLĐ, BNN là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo Điều 41, Luật An toàn, vệ sinh lao động: “Quỹ BHTNLĐ, BNN là quỹ
thành phần của quỹ BHXH”. 7
• Kinh phí Cơng đồn
KPCĐ là khoản tiền nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ,
đồng thời duy trì hoạt của Cơng đồn tại DN. Hàng tháng, DN trích 2% KPCĐ trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính vào chi phí của DN 8.
Tồn bộ số KPCĐ trích được một phần nộp lên cơ quan Cơng đồn cấp trên, một
phần để lại DN để chi tiêu cho hoạt động Cơng đồn tại DN.

5
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ban hành ngày
13/06/2014;
6
Theo khoản 4, Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ban hành ngày 16/11/2013


7
8

Theo Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015
Theo Khoản 2, Điểu 26, Chương IV Luật Cơng đồn số 12/2012/QH13 ban hành ngày 20/06/2012



1.1.2.2.

Tỷ lệ các khoản trích theo lương. 9

• Tiền lương tháng đóng BHXH
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ
sung khác theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
- Đối với mức lương: Ghi mức lương tính theo thời gian của cơng việc hoặc chức
danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy
định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với NLĐ hưởng lương
theo sản phẩm hoặc lương khốn thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định
đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Đối với phụ cấp lương: Ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa
thuận:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất
phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương
thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện
công việc của NLĐ. Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH được quy định tại Điểm
a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH bao gồm: Phụ cấp chức vụ,
chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp
thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có
tính chất tương tự.
- Đối với các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH: Ghi các khoản bổ sung mà hai
bên đã thỏa thuận, hay cụ thể là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể
cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả
lương.

9


Theo Quyết định 595 Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017


Đến năm 2019, tỷ lệ đóng CKTTL đối với người sử dụng lao động và NLĐ
được xác định dựa trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ như sau:
Các khoản trích theo Tỷ lệ trích vào chi phí
lương

SXKD của doanh

Tỷ lệ trích trừ vào

Tổng

lương NLĐ

cộng

nghiệp
BHXH

17%

8%

25%

BHYT


3%

1,5%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

0,5%

0%

0,5%

KPCĐ

2%

TỔNG CỘNG

23,5%


10,5%

34%

Bảng 1.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2019
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối
thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở. Riêng BHTN tối đa bằng 20
lần mức lương tối thiểu vùng.
- Theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm
2019 đã có sự thay đổi so với năm 201810. Cụ thể:

10
Theo Điều 3, Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ số
157/2018/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2018

20


DOANH
NGHIỆP
THUỘC
VÙNG
Vùng I

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG NĂM 2019
Đối với lao động chưa qua học

Đối với lao động đã qua học

nghề


nghề (cộng thêm 7%)

4.180.000 đồng/tháng (tăng

4.472.600 đồng/tháng

200.000 đồng so với năm 2018)
Vùng II

3.710.000 đồng/tháng (tăng

3.969.700 đồng/tháng

180.000 đồng so với năm 2018)
Vùng III

3.250.000 đồng/tháng (tăng

3.477.500 đồng/tháng

160.000 đồng so với năm 2018)
Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng (tăng

3.124.400 đồng/tháng

160.000 đồng so với năm 2018)
Bảng 1.2: Mức tiền lương tháng tối thiểu theo vùng năm 2019

- Sau khi Nghị quyết 70/2018/QH14 về việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ
1.390.0 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/07/2019 được Quốc hội thơng
qua11, mức tiền lương đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của NLĐ phải đáp ứng được
yêu cầu:

11

Theo Khoản 8, Điều 4, Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 số 70/2018/QH14
ban hành ngày 09/11/2018

21


Tiền

Quy định mức

lương

Áp dụng từ

Áp dụng từ

01/01/2019

01/7/2019

đóng
BHXH


Tối đa bằng 20 lần

≤ 27.800.000 đồng

≤ 29.800.000 đồng

≤ 27.800.000 đồng

≤ 29.800.000 đồng

mức lương cơ sở
BHYT

Tối đa bằng 20 lần
mức lương cơ sở

BHTN

Tối đa bằng 20 lần ≤ (20 x Mức lương tối ≤ (20 x Mức lương tối
mức lương tối thiểu thiểu từng vùng tương thiểu từng vùng tương
vùng

ứng)

ứng)

Bảng 1.3: Mức tiền lương cao nhất để tham gia bảo hiểm năm 2019
• Bảo hiểm xã hội
Theo Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 6, Chương II Quyết định số 595/QĐ-BHXH
ban hành ngày 14/04/2017: “Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH

bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các
khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số
47/2015/TT-BLĐTBXH”. Nói cách khác, tính từ năm 2018, tiền lương hàng tháng
đóng BHXH được tạo nên từ 3 thành phần: Mức lương (bắt buộc), phụ cấp lương và
các khoản bổ sung khác (phụ thuộc vào từng trường hợp và cách các DN ghi nhận
tiền lương trong HĐLĐ).
Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động là 17% mức tiền lương tháng,
trong đó 14% thuộc về quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản. Đối
với NLĐ, mức đóng này là 8%, vào quỹ hưu trí và tử tuất.

22


• Bảo hiểm y tế
Dựa vào Khoản 1, Điều 18, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày
14/04/2017 thì người sử dụng lao động và NLĐ có tổng mức đóng BHYT bằng
4.5% mức tiền lương tháng. Trong đó người sử dụng lao động chịu 3% và NLĐ
đóng 1.5%.
• Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 14, Quyết định 595/QĐ-BHXH, tổng mức
đóng BHTN dành cho NLĐ và người sử dụng lao động là 2%, trong đó mỗi bên
phải đóng 1%.
• Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo Điều 22, Quyết định 595/QĐ-BHXH, từ ngày 01/06/2017, người
sử dụng lao động hằng tháng đóng số tiền bằng 0.5% trên quỹ tiền lương đóng
BHXH của NLĐ quy đinh tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định này. Trường hợp người
sử dụng lao động là DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể…trả lương theo sản phẩm
hoặc khốn thì được kê khai và nộp bảo hiểm theo phương thức hằng tháng, 3 tháng
hoặc 6 tháng một lần.
Theo Khoản 7, Điều 4 Thơng tư 26/2017/TT-BLĐTBXH


12

: “Tiền lương

đóng bảo hiểm vào quỹ BHTNLĐ, BNN làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ
BHTNLĐ, BNN của công việc đã làm mà cơng việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối
với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc khơng cịn làm việc trong
các nghề, cơng việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp NLĐ bị tai nạn
lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ BHTNLĐ, BNN hoặc bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau
thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt HĐLĐ thì bằng tiền lương đóng vào quỹ
BHTNLĐ, BNN của chính tháng đó. Trường hợp NLĐ bắt đầu tham gia BHXH
trước ngày


12

Theo Khoản 7, Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ
BHTNLĐ, BNN bắt buộc ban hành ngày 20/09/2017


01/01/2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và
phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.
Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao
động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm vào quỹ BHTNLĐ, BNN của tất cả các HĐLĐ tại tháng liền kề

trước tháng bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng
không q 20 tháng lương cơ sở.”
• Kinh phí cơng đồn
Theo Điều 5, Chương 2 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP: “Mức đóng KPCĐ
bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Quỹ tiền lương này là
tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy
định của pháp luật”.13
1.1.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.1.3.1.

Nhiệm vụ của kế tốn tiền lương.

Tổ chức thu thập, ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, đúng đắn
các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, thời gian, kết quả lao động theo từng NLĐ,
từng đơn vị lao động. Để thực hiện nhiệm vụ này, DN cần nghiên cứu, vận dụng hệ
thống chứng từ KTTL do Nhà nước ban hành trên tinh thần phù hợp với yêu cầu
quản lý và trả lương cho từng loại lao động ở DN.
Tính đúng, đủ, kịp thời tiền lương và CKTTL theo đúng chế độ Nhà nước,
phù hợp với các quy định quản lý của DN. Tuân thủ trích nộp BHXH; BHYT;
BHTN; BHTNLĐ, BNN; KPCĐ đúng chế độ quy định.

13

Theo Nghị định quy định chi tiết về tài chính cơng đồn số 191/2013/NĐ-CP ban hành ngày
21/11/2013.

25



×