Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.1 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã ngành: 52340201

Đề tài:

MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN
DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 2018
SVTH : Võ Yến Anh
MSSV : 030631150027
GVHD:Ths. Trần Thị Vân Trà

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


TĨM TẮT
Khố luận xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018. Tác giả đã sử dụng phương
pháp tự hồi quy vector bảng (panel VAR) để làm sáng tỏ mối quan hệ rủi ro tín dụng
và rủi ro thanh khoản. Nhưng để phù hợp với mơ hình đưa ra, tác giả sử dụng mơ hình
hồi quy bảng OLS, FEM và REM thơng qua các biến độc lập tác động đến biến giải
thích, cụ thể là biến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để gia tăng thêm tính thuyết
phục sự tồn tại của mối quan hệ này. Kết quả cho thấy cả rủi ro tín dụng và rủi ro


thanh khoản đều tác động qua lại với nhau, các biến trễ của rủi ro thanh khoản và rủi
ro tín dụng đều tác động đến chính rủi ro đó. Bên cạnh đó, các biến kiểm sốt cũng có
tác động đến từng loại rủi ro đặc biệt là biến đa dạng hoá thu nhập, biến quy mơ và
cấu trúc ngân hàng đều có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. Rủi ro tín dụng
chiều tác động dương với các biến quy mơ và biến vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và
âm đối với lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
Với các kết quả đạt được, khoá luận đã đưa ra một số kiến nghị như đa dạng các danh
mục đầu tư để hạn chế tập trung vào hoạt động cho vay, kiểm sốt tình hình nợ xấu,
nâng cao chất lượng tín dụng và tài sản, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản
lý truyền thông tránh mất lòng tin người dân đối với ngân hàng…đối với NHNN nói
chung và NHTM nói riêng để từ đó góp phần vào duy trì sự ổn định và đảm bảo tính
bền vững kinh tế Việt Nam.

2


ABSTRACT
The thesis examines the relationship between credit risk and liquidity risk of
commercial banks in Vietnam in the period of 2009-2018. The author has used the
panel vector auto-regression method (VAR panel) to clarify the relationship of credit
risk and liquidity risk. But to appropriate the model, the author uses OLS, FEM and
REM panel regression model through independent variables affecting explanatory
variables, particularly credit risk and liquidity risk to further persuade on the existence
of this relationship. The results show that both credit risk and liquidity risk interact
with each other, the lag variables of liquidity risk and credit risk affect the risk itself.
In addition, control variables also affect each type of risk, especially income
diversification, size and banking structure that have a positive impact on liquidity risk.
Credit risk has a positive effect on the size and equity variables on total assets and is
negative for after-tax profits on total assets.
With the achieved results, the thesis has proposed a number of recommendations such

as diversifying portfolios to limit focus on lending activities, control bad debt
situation, improve credit quality and finance. and actively coordinating with media
management agencies to avoid distrusting people of the banks ... for the State Bank of
Vietnam in general and commercial banks in particular so that it can contribute to
maintaining stability and ensuring the sustainable economy of Vietnam.


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tơi tên là: Võ Yến Anh
Sinh viên Đại học HQ3-GE01 – Khoa Tài chính- Ngân hàng, Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM
Mã số sinh viên: 030631150027
Cam đoan luận án: Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018.
Khoá luận này chưa từng được trình nộp để lấy học vị cử nhân tại bất cứ trường đại
học nào. Khoá luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong khố luận.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày 16 tháng 01 năm 2020
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân thành cảm ơn và biết ơn đến Ths. Trần Thị Vân Trà vì sự hỗ
trợ tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và đưa ra những lời khuyên bổ ích và quý báu của Cơ
trong suốt qúa trình để tơi thực hiện hồn thành xong khố luận tốt nghiệp này.
Tơi xin trân thành cảm ơn Quý thầy cô của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã

hướng dẫn, giúp đỡ tối trong khoảng thời gian học tập .
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện về
tiền bạc và thời gian, đóng góp ý kiến giúp tơi hồn thành xong nhiệm vụ của mình.

TP.HCM, ngày 16 tháng 01 năm 2020
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ 4
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................ 10
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 10
1.2. Tính cấp thiết đề tài.................................................................................... 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 12
1.4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 13
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 13
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
1.7. Kết cấu bài nghiên cứu............................................................................... 13
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG.................................................................................................................................. 16
Giới thiệu................................................................................................................ 16
2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng........................................ 16
2.1.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro................................................................ 16
2.1.2. Rủi ro tín dụng........................................................................................... 17
2.1.3. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng............................................................ 17
2.1.4. Rủi ro thanh khoản..................................................................................... 19
2.1.5. Các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản..................................................... 20
2.1.6. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi tín dụng................................ 21
2.2. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................... 23

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài........................................................................ 23
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 25
2.3. Tính mới của đề tài......................................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 27
CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................28
3.1. Nguồn dữ liệu.................................................................................................. 28
3.2.1. Mơ hình tự hồi quy vector bảng (panel VAR)............................................ 29
3.2.2. Mơ hình hồi quy gộp (Pooled OLS)........................................................... 29
3.2.3. Mơ hình tác động cố định (FEM)............................................................... 30
3.2.4. Mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM)......................................................... 30
3.2.5. Phương pháp bình phương tối thiểu (GLS – generalized least squares).....31
3.2. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................... 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 39
4.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng....................................... 39
4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng.......................................................................... 39
4.1.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản.................................................................... 40
4.1.3. Mối quan hệ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ở một số ngân hàng.....42
4.2. Thống kê mơ tả............................................................................................... 43
4.2.1. Rủi ro tín dụng........................................................................................... 43
4.2.2. Rủi ro thanh khoản..................................................................................... 44


4.2.3. Đa dạng hố thu nhập................................................................................ 44
4.2.4. Quy mơ ngân hàng..................................................................................... 44
4.2.5. Vốn chủ sở trên tổng tài sản....................................................................... 44
4.2.6. Cấu trúc tài trợ........................................................................................... 45
4.2.7. Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản........................................................... 45
4.2.8. Tăng trưởng kinh tế (GDP)........................................................................ 45
4.2.9. Tỷ lệ lạm phát (INF).................................................................................. 45

4.3. Kết quả nghiên cứu theo mơ hình panel VAR.............................................. 45
4.3.1. Kiểm định tính đơn vị (Panel unit root test)............................................... 45
4.3.2. Ước lượng và kiểm định mơ hình panel VAR............................................ 46
4.3.3. Kiểm định nhân quả ( Causality analysis).................................................. 47
4.3.4. Tác động của rủi ro thanh khoản lên rủi ro tín dụng qua phân tích phản ứng
đẩy 47
4.4. Phân tích tƣơng quan mơ hình với các biến................................................. 48
4.5.Ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy theo phƣơng pháp Pooled OLS, FEM, REM 49
4.6. Kiểm định phƣơng sai của sai số thay đổi.................................................... 51
4.7. Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................... 51
4.8. Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi bằng phƣơng pháp GLS......52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4......................................................................................... 54
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 55
5.1. Kết luận........................................................................................................... 55
5.2. Một số kiến nghị............................................................................................. 56
5.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước.................................................................... 56
5.2.2. Đối với công tác quản lý NHTM............................................................... 57
5.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................... 58
5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5......................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 61
PHỤC LỤC................................................................................................................ 64


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
NHNN
NHTM
RRTK (LR)
RRTD (CR)
GLS- Generalized Least Square

FEM – Fixed Effects Model
REM – Random Effects Model
LLR
HHI

SH NET
SH NON

SIZE
ROA ( return on asset)
NPL
EQUITY
DTL (deposit to loan)
L.GROW
VCSH
BCTC

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro tín dụng
Phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất tổng qt
Mơ hình các tác động cố định
Mơ hình các tác động ngẫu nhiên
Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư
nợ cho vay
Chỉ số Herfindahl-Hirshman
Tỷ trọng thu nhập lãi thuần
Tỷ trọng thu nhập ngồi lãi

Quy mơ
Lợi nhuận trên tài sản
Nợ
Vốn
Tiền gửi trên cho vay
Tốc độ tăng trưởng
Vốn chủ sở hữu
Báo cáo tài chính


DANH MỤC BẢNG:
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhóm nợ............................................................................27

Bảng 3.2: Tóm tắt các biến dùng trong mơ hình......................................................32
Bảng 4.1: Thống kê mô tả........................................................................................38
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra đơn vị ( sai phân bậc 1)................................................40
Bảng 4.3: Kiểm định đồng liên kết ( panel Co-integration test)...............................41
Bảng 4.4: Kiểm định nhân quả (Wald test)..............................................................41
Bảng 4.5: Tương quan giữa các biến độc lậo trong mơ hình...................................43
Bảng 4.6: Ước lượng mơ hình hồi quy....................................................................44
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi.........................................46
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến............................................................46
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định theo phương pháp đa cộng tuyến...............................47

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Biến động tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng giai đoạn 2009-2014...............34
Hình 4.2: Biến động rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng giai đoạn 2009-2014.....35
Hình 4.3: Phản ứng đẩy của CR và LR....................................................................47



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Với xu thế ngày càng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nước ngồi thơng
qua các hiệp định song phương lẫn đa phương nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh
cũng như nhận được các lợi ích hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ hay các nước phát
triển mang lại nhiều cơ hội phát triển đầu tư kinh tế, xã hội. Mặt khác, việc hội nhập
lại gây áp lực không nhỏ đến hoạt động kinh tế thị trường trong nước cũng như đối
với ngành ngân hàng. Sự tham gia của ngân hàng thương mại ln đóng vai trò chủ
chốt trong việc luân chuyển vòng chảy tiền tệ và là động lực chính thúc đẩy sự phát
triển của thị trường tiền tệ. Do đó, yêu cầu cần thiết là xây dựng một hệ thống ngân
hàng ổn định và hiệu quả thơng qua các cơng cụ chính sách phù hợp vừa đảm bảo
được lợi nhuận nhưng vẫn hạn chế những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, để gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ khác thì các NHTM
hiện nay buộc phải mở rộng các hình thức tài chính đa dạng khơng chỉ tập trung đến
hoạt động cho vay để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đây đồng thời là nguyên nhân
phát sinh thêm các loại rủi ro kéo theo các hệ luỵ như: giảm uy tín, mất khả năng
thanh khoản tạm thời và cuối cùng có thể đi đến nguy cơ phá sản. Do đó, ngồi tập
trung đảm bảo lợi nhuận, các ngân hàng còn phải quản lý và chấp nhận rủi ro ở mức
vừa phải. Trong đó, hai rủi ro đặc thù của ngành là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh
khoản.
Vì vậy, vai trị quản lý rủi ro là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ở khía
cạnh học thuật, các tác giả thường chỉ tập trung đo lường tác động của từng rủi ro mà
chưa xem xét đến mối liên hệ giữa các loại rủi ro với nhau. Do đó, câu hỏi được đặt ra
là liệu rằng có mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các NHTM
Việt Nam hay không. Để giải đáp câu hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Mối liên hệ giữa
rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam”.


1.2. Tính cấp thiết đề tài
Trong hoạt động ngân hàng luôn tồn tại song song các rủi ro tiềm ẩn mà chỉ

cần một sự kiện hoặc một cú sốc kinh tế cũng có thể gây ra ảnh hưởng khơng nhỏ đến
sự duy trì ổn định của nền kinh tế quốc gia. Một ví dụ về cuộc khủng hoảng cho vay
thế chấp dưới chuẩn ở mỹ đã bùng nổ vào giữa năm 2007 tác động mạnh đến cả hệ
thống tài chính lẫn nền kinh tế thực. Vào 8/2007, tỷ lệ trả chậm tăng kỷ lục tới 36% là
dấu hiệu cho rủi ro thanh khoản và cũng trong năm đó tài sản của những người sở hữu
nhà thay đổi từ “thanh toán chậm” sáng “tịch thu tài sản” để thế nợ, các khoản vay thế
chấp dưới chuẩn này chiếm tới 50% các khoản vỡ nợ là dấu hiệu của rủi ro tín dụng.
Theo báo cáo chính thức “Meterial Loss” của FDIC và OCC ban hành 1/1/2010
về lý do ngân hàng thất bại, một trong các nguyên nhân các ngân hàng thương mại
thất bại là do sự xuất hiện chung của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Trong đó,
rủi ro tín dụng có thể làm giảm mức tiêu chuẩn chất lượng tài sản, gia tăng chi phí xử
lý nợ xấu từ đó làm giảm lợi nhuận và rủi ro thanh khoản lại tác động tiêu cực đến
nguồn cung dòng tiền, khơng thể đảm bảo được khả năng thanh tốn khi đến đến hạn.
Theo Imbierowicz & Rauch (2014), các ngân hàng khơng phân biệt giữa tài sản có
tính thanh khoản cao hay thấp so với các nguồn tài trợ tương ứng và do đó cũng bỏ sót
qua rủi ro tín dụng của tài sản tiềm ẩn. Có thể nói, các thành phần tham gia vào kinh tế
thị trường đã có cái nhìn sai lệch về mức độ rủi ro thực tiềm ẩn đang tồn tại để đến khi
rủi ro bùng phát thành khủng hoảng và cũng không kịp phản ứng lại với trường hợp
xảy ra cùng lúc vừa RRTD vừa RRTK trong hệ thống quản lý rủi ro.
Có nhiều các nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa từng loại rủi ro riêng
lẻ với các đặc điểm ngân hàng như quy mơ, cấu trúc ngân hàng,…Trong đó, đối với
rủi ro tín dụng có nghiên cứu của Salas & Saurina (2002) về các yếu tố tác động đến
RRTD trong hai thể chế quản lý ngân hàng thương mại và ngân hàng tiền gửi hay
Laeven & Levine (2009) xem xét mối quan hệ giữa RRTD, cơ cấu sở hữu và quy định
của NH nhà nước và tương tự có các nghiên cứu của Houston và cộng sự (2010),
Berger và Udell (2004)…Các nghiên cứu dựa trên rủi ro thanh khoản được đề cập tới
như Cifuents và cộng sự (2005) có nghiên cứu RRTK trong hệ thống các tổ chức tài
chính liên kết mà chịu sự kiểm soát về khả năng thanh khoản và tài sản trên thị



trường; Diamond & Rajan (2001) xét đến RRTK, khả năng tạo thanh khoản và mỏng
manh tài chính; tương tự có nghiên cứu của Acharya & Viswanathan (2011); Gorton
& Metrick (2012) và gần đây Berger & Bouwman (2012).
Trên thế giới có một vài nghiên cứu về mối quan hệ rủi ro thanh khoản và rủi
ro tín dụng của ngân hàng, có thể nói đến Diamond & Dybig (1983) cho rằng cấu trúc
tài sản và nợ của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là liên quan đến
các khoản vay khơng thể hồn trả và rút tiền đột ngột của khách hàng. Bên cạnh đó,
tuy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và hiện hữu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,
nhưng sự quan tâm về rủi ro thanh khoản vẫn chưa được chú trọng, cụ thể qua chứng
minh của các nghiên cứu như Acharya & Mora (2013) chỉ ra ngân hàng bị mất khả
năng thanh toán đã xảy ra ngay từ thời kì ban đầu trước khi vỡ nợ thực sự bùng nổ và
lan rộng ngay trong giai đoạn đen tối của nền kinh tế hay Brunnermeier & Oehmke
(2013) điều tra thông qua các tổ chức tài chính và nhận thấy rằng tình trạng dễ rơi vào
bẫy rủi ro thanh khoản và tín dụng qua cấu trúc nợ ngắn hạn kéo theo tỷ lệ nợ qua các
năm gia tăng và tương tự như nghiên cứu He & Xiong (2012), Cole & White (2012),
Imbierowicz & Rauch (2014)…
Bên cạnh nhiều bài nghiên cứu phân tích chủ yếu tập trung tác động của các rủi
ro đến sự ổn định ngân hàng nhưng ở Việt Nam vẫn cịn khá ít các nghiên cứu về sự
tương quan giữa các rủi ro, đặc biệt là RRTK và RRTD. Do đó, việc đặt vấn đề này
vào trong bối cạnh nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam sẽ như thế nào và liệu rằng
giữa hai rủi ro có mối quan hệ như thế nào, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù
hợp để kiểm soát vấn đề mất khả năng thanh khoản cũng như cân bằng giữa rủi ro và
lợi nhuận.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1.

Mục tiêu tổng quát

Bài nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh

khoản để từ đó đưa ra các kiến nghị cũng như hướng đi phù hợp cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2.

Mục tiêu cụ thể


-

Kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018.

-

Đưa ra các kiến nghị phù hợp để NHNN và các NHTM Việt Nam có thể điều
chỉnh quản lí nhằm hạn chế của cả hai loại rủi ro.

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, một số câu

hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra:
-

Mối quan hệ giữa RRTK và RRTD cùng chiều hay ngược chiều đối với
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018 ?


-

Nhằm hạn chế của cả RRTK và RRTD, NHNN cũng như NHTM cần phải
quản lí như thế nào?

1.5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

trong giai đoạn 2008 đến 2018 dựa trên báo cáo thu nhập thường niên và bảng
cân đối kế toán.
1.5.2.

1.6.

Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi thời gian: 10 năm từ năm 2009 đến 2018

-

Phạm vị không gian: 30 ngân hàng thương mại Việt Nam
Phƣơng pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ
thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng (data panel) và phương pháp panel VAR, kiểm
định các giả thuyết bằng phương pháp quy OLS, FEM, REM kết hợp phương pháp
ước lượng GLS để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng phần mềm Eview, Stata.
1.7.

Kết cấu bài nghiên cứu

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Giới thiệu tổng quan về đề tài, chương này bao gồm các nội dung chính như lý
do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới cua nghuên cứu.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý
thuyết về rủi ro, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng và các yếu tố đặc trưng ảnh
hưởng đến lên cả 2 rủi ro. Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu
trước đây trên thế giới và trong nước về mối quan hệ RRTK và RRTD, đồng thời so
sánh điểm khác của đề tài nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này bao gồm các nội dung chính như trình bày chi tiết phương pháp
nghiên cứu, mơ tả mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, đưa ra các
giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Phần này sẽ giải thích các biến và cách tính
tốn cũng như kỳ vọng dấu của các biến.
CHƢƠNG 4: THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung chủ yếu là trình bày kết quả mơ hình: thống kê mơ tả mẫu nghiên
cứu, phân tích tương quan mơ hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định
hiện tưởng phương sai thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan. Sử dụng phương

pháp bình phương bé nhất tổng quả khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng phương
sai thay đổi và tự tương quan, xác định kết quả cuối cùng của mơ hình.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Dựa vào kết quả ước lượng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng theo mơ hình nghiên
cứu, đưa ra quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa RRTK và RRTD ở thị trường
Việt Nam. Tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng phòng
ngừa rủi ro vỡ nợ ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa RRTK và RRTD trong việc đảm
bảo tính ổn định, đảm bảo khả năng thanh tốn nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008
đến 2018 và cũng như xem xét đến khả năng vỡ nợ của các NHTM thông qua dữ liệu
của 30 ngân hàng tại Việt Nam. Bằng mơ hình nghiên cứu chính là panel VAR và mơ
hình hồi quy dữ liệu bảng OLS, FEM, REM và sử dụng phương pháp bình phương bé
nhất tổng quát GLS để đảm bảo tính hiệu quả của kết quả ước lượng.


CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH
KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
Giới thiệu
Để đánh giá được mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các
NHTM Việt Nam, bài nghiên cứu xem xét đến tác động các yếu tố bên trong cũng như
yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả hai rủi ro trên. Chương 2 trình bày khung lý
thuyết tổng quan về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng thơng qua lược khảo các
nghiên cứu trước thực nghiệm có liên quan nhằm rút ra phương pháp nghiên cứu phù
hợp cho khoá luận.
2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
2.1.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro
Theo điều 4 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam, số 47/2010/QH12 ban

hành ngày 16/6/2010: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp
tác xã”. Trong đó, ngân hàng thương mại được thực hiện toàn bộ các hoạt động của
ngân hàng. Mặc dù, hiện nay có đa dạng các loại hình tổ chức tài chính khác nhau
nhưng ngân hàng thương mại vẫn là loại hình tài chính đặc biệt thơng hoạt động cho
vay và thanh tốn. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thương mại là hệ thống duy nhất
có thể tạo ra lượng bút tệ, có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
Khi tham gia vào các hoạt động tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng,
các nhà quản trị luôn phải đồi mặt song song giữa việc thu lại mức lợi nhuận tối đa và
đối mặt với rủi ro sẽ xảy ra. Theo Phan Thị Cúc (2009) cho rằng rủi ro đối với ngân
hàng là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản,
giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải gia tăng các chi phí để bù đắp sự
thiếu hụt. Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong đó, rủi
ro hoạt động ngân hàng có thể phân theo nguồn gốc thua lỗ, biến động thị trường hay
vỡ nợ (Bessis, 2011) hay theo Phạm Tiến Đạt (2013) lại chia thành hai loại là rủi ro có
nguồn gốc nội tại ( như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro vỡ


nợ) và rủi ro do tác động khách quan bên ngoài ( như rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối
đối, rủi ro chính trị, rủi ro phạm tội).
2.1.2. Rủi ro tín dụng
Theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 đã đưa ra khái niệm về “rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra
đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng
khơng thực hiện, hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoạc toàn bộ nghĩa vụ
của minh theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng là khả năng nguời vay khơng thể hồn trả được nợ hoặc thực
hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Người cho vay cụ thể là ngân hàng có thể khơng nhận

được tiền gốc và tiền lãi cịn nợ, làm gia tăng thêm chi phí cho việc thu tiền và bù đắp
thiếu hụt. Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối
tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ (Bessis, 2011).
Theo Bùi Diệu Anh, Lê Thị Hiệp Thương (2011) dựa vào đặc trưng của tín
dụng ngân hàng đưa ra rằng rủi ro tín dụng là tính tất yếu và xảy ra nếu có một trong
hai yếu tố là khả năng trả nợ và/hoặc thiện chí trả nợ khơng được hình thành đầy đủ.
Đặc biệt yếu tố thiện chí trả nợ là vơ hình và cảm tính, do đó rủi ro tín dụng là yếu tố
được hình thành dựa trên quan hệ tín dụng và khơng thể loại bỏ triệt tiêu.
2.1.3. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
2.1.3.1. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu là một trong các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của các NHTM.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005) đã chỉ ra nợ xấu được thể hiện thông qua: thời
gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng nghi ngờ. Theo văn bản số 22/VBHN-NHNN
ngày 04/06/2014 về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, các tổ chức tín dụng phân loại
nợ thành năm nhóm chính: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý),
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất
vốn). Trong đó, các khoản vay từ nhóm 3 trở lên được xem là nợ xấu và khả năng xảy
ra rủi ro tín dụng cao; được xác định theo công thức:
NPL =


Nợ

Xau

Tong dư nợ

cho vay


Do đó, nếu chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của hoạt động ngân
hàng kém làm giảm lợi nhuận do tăng trích lập dự phịng rủi ro dẫn đến rủi ro tín dụng
cao.
2.1.3.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay
Dự phịng rủi ro tín dụng được tính theo dự nợ gốc và được hạch tốn vào chi
phí của các tổ chức tín dụng. Dựa theo từng mức độ tổn thất của từng khoản vay và
cam kết ngoại bảng để phân loại theo 5 nhóm nợ khác nhau và trích lập dự dự phịng
chung và cụ thể đối với RRTD.Theo Gizaw & cộng sự (2015) dự phòng rủi ro thơng
thường được trích lập từ lợi nhuận của ngân hàng và xem đây là một công cụ để điều
tiết thu nhập trong việc quản lí rủi ro. Chỉ số này được sử dụng trong nhiều nghiên
cứu như Misman & Ahmad (2011), Karimiyan & cộng sự (2013), …
DPRRTD =

Dự phòng RR tín dụng
Tong dư nợ

Tỷ lệ DPRRTD được sử dụng để kiểm sốt rủi ro tín dụng. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì tỷ
lệ DPRRTD của ngân hàng cũng tăng để có thể bù đắp những rủi ro có thể xảy ra(
Hasan & Wall, 2003). Do đó, các ngân hàng ln phải trích lập ra một khoản dự
phịng rủi ro để có thể hạn chế nguy cơ phá sản mặc dù điều này làm giảm lợi nhuận.
2.1.3.3. Tỷ lệ giữa các tổn thất cho vay ròng trên dự phòng rủi ro tín
dụng năm trước
Theo Võ Xuân Vinh & Phạm Hồng Vy (2015), đây là chỉ số phù hợp thể hiện được
tổng quát được tổn thất của hoạt động tín dụng thơng qua cho vay rịng và dự phịng
khó địi trong kì trước. Trong đó, dự phịng rủi ro tín dụng kì trước có tác động đến tỷ
lệ tín dụng ở hiện tại. Theo Mongkonkiattichai (2012), đa số ở các ngân hàng châu Á
cho thấy DPRR có tính kéo dài, quá khứ trích lập DPRRTD cao dẫn đến tăng tỷ lệ dự
phòng năm hiện tại với độ trễ 1 năm.
LCR=


( nợ đã xư lý− nợ đã xư lý đã thu hoi được)�
dự phịng rǔi ro tín dụng t−1


Từ đó, có thể thấy rằng nếu LCR > 1 thì tổn thất của ngân hàng vượt mức cho phép để
các khoản dự phịng có thể bù đắp được rủi ro tín dụng.
2.1.3.4. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR)
Hệ số an toàn vốn là thước đo phổ biến phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có
với tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM. Trải qua nhiều lần điều chỉnh hệ số CAR
và gần đây là thông tư 41/2016/TT-NHNN ban hành vào tháng 12/2016 quy định về
tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh
để phù hợp với kinh tế Việt Nam hiện nay.
Nếu so sánh giữa hệ số CAR theo từng Basel thì tử số vẫn là vốn chủ sở hữu
trong khi đó mẫu số ở Basel I (ban hành theo quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN
ngày 25/8/1999) chỉ có tài sản có điều chỉnh rủi ro liên quan đến rủi ro tín dụng, cịn
các Basel sau này mở rộng thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Hệ số CAR dựa
trên Basel II so với Basel III vẫn giữ nguyên mức chuẩn 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn
cao hơn do được đưa ra thêm các quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản, u cầu
các ngân hàng nắm giữa tài sản có tính thanh khoản cao và chất lượng hơn để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản khi gặp khủng hoảng.
�o� �ự �ó

CAR= RWA+12,5 (KOR+ KMR)
Tuy nhiên, cho vay vẫn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất của các NHTM; do đó
việc giảm thiểu hệ số rủi ro tín dụng được ưu tiên xem như là chiến lược phù hợp cho
hệ số CAR an toàn, bền vững.
2.1.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro do các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
khơng có khả năng thực hiện các nghĩa vụ khi đến hạn hoặc phải thanh tốn chi phí
cao để bù đắp khả năng thanh tốn. (theo thơng tư 08/2017/TT-NHNN)

Theo Duttweiler (2008) cho rằng rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi
NHTM khơng có khả năng thanh toán tại một thời điểm hoặc phải huy động vốn từ
bên thứ ba với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời hoặc các nguyên
nhân chủ quan khác, từ đó gây ra các hệ quả tiêu cực.


Rủi ro thanh khoản là khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi
kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc khơng có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của
các hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh toán khiến ngân hàng phải huy động vốn lãi
suất cao hơn lãi suất cho vay dẫn đến suy giảm lợi nhuận và tình trạng thiếu hụt thanh
khoản với mức độ lớn trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân
hàng ( Phan Thị Cúc, 2009).
2.1.5. Các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản
2.1.5.1. Tỷ lệ giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản
Hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất và là hoạt động chính của các NHTM. Đây
cũng là một trong những chỉ số đo lường năng lực cho vay đối với các ngân hàng. Có
nhiều nghiên cứu cũng dựa vào chỉ số này để đo lường rủi ro thanh khoản như
Lucchetta (2007), Bunda & Desquilbet (2008), Bonfin & Kim (2014), Ferrouhi (2014)

LR

=Dư nơ cho vay
Tong tài sǎn

Tỷ số này càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng giảm dẫn đến rủi ro thanh
khoản của ngân hàng càng cao do ngân hàng tập trung quá nhiều vào hoạt động tín
dụng.
2.1.5.2. Chỉ số đo lường khả năng thanh khoản tức thời
Rủi ro thanh khoản được tính dựa trên các loại tài sản khó chuyển đổi thành
tiền mặt trừ đi các loại tài sản dễ thanh khoản và với chi phí thấp để có thể hồn thành

nghĩa vụ trả nợ số tiền nếu khách hàng muốn rút đột ngột. Đây là cách tính cho thấy
mức độ ngân hàng sử dụng tài sản thanh khoản linh hoạt để xử lý nhu cầu thanh khoản
tức thời. Các nghiên cứu sử dụng để đo lường rủi ro thanh khoản như: Dick (2006),
Imbierowicz & Rauch (2014), Võ Xuân Vinh & Phạm Hồng Vy (2017).
LR = [( tiền gửi khơng kì hạn + cam kết cho vay chưa sử dụng) – (tiền mặt và tiền gửi
tại các tổ chức khác + chứng khoán kinh doanh + thương phiếu + chứng khoáng sẵn
sàng để bán + cho vay liên ngân hàng + chứng khốn phái sinh rịng )] / Tổng tài sản

Nếu chỉ số mang giá trị âm thì ngân hàng có khả năng thanh tốn tức thời các khoản
nợ ngắn hạn thông qua tài sản lưu động. Ngược lại, ngân hàng phải sử dụng thêm các


nguồn tài sản ngắn hạn khác để hoàn thanh nghĩa vụ thanh toán dẫn đến tiềm ẩn rủi ro
thanh khoản rất cao.
2.1.5.3. Chỉ số đo lường khe hở tài trợ
Khe hở tài trợ được đo lường dựa trên chênh lệch giữa hoạt động cho vay và
huy động vốn trên tổng tài sản được dựa trên nghiên cứu của Saunders & Cornet năm
2006. Đây là một trong các chỉ số đo lường khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản trong
tương lai. Kế thừa sau đó cịn có nhiều nghiên cứu khác sử dụng chỉ số này như:
Bunda & Desquilbet (2008), Shen & cộng sự (2009), Ferrouhi (2014),…
Dư nơ cho vay− huy đ®ng von
Tong tài sǎn
FGAP =
Nếu ngân hàng tập trung quá nhiều vào hoạt động cho vay khi đó ngân hàng phải
giảm đi một khối lượng tiền và các tài sản thanh khoản cao hoặc phải đi vay thêm
thông qua thị trường liên ngân hàng để đáp ứng khả năng thanh khoản kịp thời kéo
theo rủi ro thanh khoản tăng.
2.1.6. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi tín dụng
2.1.6.2. Lý thuyết tài chính trung gian cổ điển
Theo lý thuyết tài chính trung gian cổ điển đã chỉ ra rằng ngân hàng đóng vai

trị trung gian nhằm kết nối giữa các chủ thể thăng dư và các chủ thể thiếu hụt về
nguồn vốn với một lượng tiền măt sẵn có, từ đó tăng cường phúc lợi kinh tế và trở
thành lá chắn rủi ro thanh khoản của nền kinh tế. Trong đó, đại diện cho lý thuyết này
là Bryant (1980) và Diamond & Dybig (1983) đều đưa ra quan điểm về tài sản của
ngân hàng và cấu trúc nợ có liên quan chặt chẽ; mặt khác, cịn tập trung phân tích rút
tiền đột ngột và bảo đảm tiền gửi xét trong thời điểm khủng hoảng.
Diamond & Dybig (1983) cho rằng việc rút tiền đột ngột gây ra vấn đề kinh tế
thực sự bởi vì ngay cả các ngân hàng “khoẻ mạnh” cũng có thể thất bại trong việc thu
hồi các khoản vay. Trong thời kì khủng hoảng, người gửi tiền cảm giác lo sợ và muốn
đổ xô đi rút tiền trước khi ngân hàng thanh lý toàn bộ tài sản của mình, ngay cả khi
khơng phải tất cả người gửi tiền đều rút tiền nhưng vì tài sản thanh lý bị lỗ. Do đó, rút
tiền đột ngột có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản và giảm phúc lợi xã hội
bằng cách gián đoạn sản xuất của các cơng ty ảnh hưởng ngân hàng khó có thể thu hồi
được vốn dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng.


Bryant (1980) đặt thêm giả thuyết là tài sản trung gian rủi ro, thông tin bất cân
xứng. Việc rút tiền đột ngột là sự cùng tồn tại của những người khơng có bảo hiểm rủi
ro và thơng tin bất cân xứng của tài sản mang lại vấn đề thanh khoản đối với ngân
hàng. Người gửi tiền trước các tin đồn tiêu cực của ngân hàng không được xác minh
và lo sợ số vốn sẽ bị mất muốn nhanh chóng rút hết tiền gây ra rủi ro thanh khoản gia
tăng. Các khoản vay xấu khó thu hồi đồng thời xảy ra, mặc dù đơn giản có thể đóng
băng tài khoản nhưng điều này gây khó khăn đối với những người gửi tiền có thể
khơng thể nhận được gì từ tiền gửi của họ và cả ngân hàng không thể chi trả đủ các
khoản lãi tiền gửi cho khách hàng.
2.1.6.2.Mở rộng lý thuyết trung gian cổ điển bằng cách tiếp cận mô hình
tổ chức cơng nghiệp
Cách tiếp mơ hình tổ chức cơng nghiệp đối với ngân hàng là những người thực
hiện giá tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cho vay và tiền gửi độc quyền. Đối với
thị trường tiền gửi đường cầu có độ dốc lên; ngược lại, đường cầu dốc xuống cho

khoản vay đối với lãi suất tăng. Khi ngân hàng tăng lãi suất huy động lên cao sẽ thu
hút được một lượng người có vốn nhàn rỗi lớn, từ đó sẽ tạo áp lực chi phí trả lãi cao
buộc ngân hàng phải tăng mức lãi suất tín dụng cao để bù đắp. Về mặt tài sản, ngân
hàng sẽ tạo ra lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay; cịn phía bên nợ ngân hàng phải
chịu chi phí thơng qua lãi suất huy động. Nếu người vay thua lỗ và rút tiền đột ngột
cùng xảy ra sẽ có thể làm giảm lợi nhuận ngân hàng và vỡ nợ cho vay gia tăng xem
như rủi ro tín dụng tăng kéo theo rủi ro thanh khoản tăng do dòng tiền mặt giảm và
buộc ngân hàng thanh lý nhiều tài sản với giá thấp.
Prisman, Slovin & Sushka (1986) cho rằng các khoản vay vỡ nợ và việc rút tiền
đột ngột đều là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bởi vì các ngân
hàng tối đa hố lợi nhuận bằng cách tối đa hoá chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho
vay, nếu các khoản vay vỡ nợ không thể thu hồi được và đồng thời khách hàng trở nên
lo ngại đến khả năng thanh toán của ngân hàng muốn rút tiền ngay thì ngân hàng bị
suy giảm lợi nhuận và nguy cơ dẫn đến phá sản. Tương tự Dermine (1986), rủi ro
thanh khoản xem như chi phí giảm lợi nhuận, các khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro
thanh khoản do dòng tiền giảm và khấu hao mà nó gây ra.


Nghiên cứu của Diamond & Rajan (2005) được xây dựng dựa trên tiên đề rằng
các ngân hàng nhận tiền từ người gửi tiền thiếu kĩ năng được dùng để cho vay. Nhiều
dự án kinh tế được ngân hàng hỗ trợ tài chính bằng các khoản vay nhưng khơng mang
lại lợi suất vay ( hoặc thậm chí vỡ nợ) và ngân hàng không giữ nhiều tiền mặt cũng
như không thể lập tức thu hồi các khoản vay của mình. Kết quả của sự suy giảm tài
sản này, nhiều người gửi tiền đến đòi lại tiền của họ dẫn đến ngân hàng buộc thu về tất
cả các khoản vay và làm giảm toàn bộ thanh khoản trên thị trường.
Theo Gorton & Metrick (2011) nghiên cứu trong trường hợp cuộc khủng hoảng
xảy ra mới đây, rủi ro tín dụng xuất hiện dưới hình thức cho vay thế chấp dưới chuẩn
điển hình ở Mỹ giữa năm 2007 khiến cả tỷ lệ tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu (haircut) tăng đáng kể trong thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng chịu thiệt hại
nghiêm trọng trong việc mất kiểm soát thanh khoản do sự e ngại của các nhà đầu tư
khi thị trường tài trợ ngắn hạn cạn kiệt vì lãi suất repo và khối lượng tiền mặt giảm.

Lý thuyết này chứng minh vấn đề quan trọng khi ngân hàng gặp khó khăn
trong việc thu hồi các khoản cho vay và khơng cịn nắm giữ nhiều tiền mặt cùng với
sự mất lòng tin của người dân vào khả năng thanh toán của ngân hàng gây ra việc rút
tiền đột ngột (bank runs) thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm sốt thanh
khoản thực sự và thậm chí phải tuyên bố phá sản góp phần chung cho sự bất ổn nền
kinh tế. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có mối quan hệ với
nhau. Bên cạnh đó, mối quan hệ này khơng chỉ xảy ra trong hệ thống ngân hàng
truyền thống được thúc đẩy bởi việc rút tiền gửi mà cịn có thể diễn ra trong hoạt động
được chứng khoán hoá được thúc đẩy bởi rút các hợp đồng mua lại ( hồi repo).
2.2. Tổng quan nghiên cứu
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Imbierowicz & Rauch (2014) dựa vào NHTM Mỹ trong giai đoạn 1998 đến 2010
(chia thành 2 khoảng thời gian là trước khủng hoảng và sau khủng hoảng) nghiên cứu
mối liên hệ giữa RRTK và RRTD và liệu rằng nó có ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ
của ngân hàng hay không? Sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến, bên cạnh đó,
hạn chế của bài nghiên cứu chưa xem xét đến các biến vĩ mơ và thiếu nhìn tổng quan
trong tồn bộ giai đoạn ổn định. Kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tương


quan RRTK và RRTD tại các NHTM ở Mỹ. Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng cả hai rủi ro
này có tác động cộng hưởng làm gia tăng hoặc giảm khả năng vỡ nợ của ngân hàng.
Dermine (1986) nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất huy động, lãi suất cho vay và
mức tối ưu của vốn ngân hàng thông qua mơ hình Klein Monti (K-M). Tác giả chỉ ra
rằng các khoản vay khơng thể hồn trả là ngun nhân làm giảm dòng tiền và cả khấu
hao dẫn đến rủi ro tín dụng tăng kéo theo làm tăng rủi ro thanh khoản nếu xảy ra biến
động kinh tế và lợi nhuận thu được nhỏ hơn chi phí. Do đó, RRTK và RRTD có sự
tương quan dương.
Iyer & Puri (2008) nghiên cứu về sự hiệu quả của bảo hiểm tiền gửi, vai trò liên kết
xã hội với người gửi tiền ảnh hưởng đến xu hướng hành vi trong cuộc khủng hoảng
bằng mơ hình prohit và mơ hình cox. Sử dụng dữ liệu được thu thập từ tất cả các giao

dịch của người gửi tiền trong giai đoạn 1/2000 đến 1/2002, do đó có thể bị thiếu thơng
tin cá nhân nên chưa đảm bảo được tính chính xác. Ngồi ra thêm một hạn chế của
nghiên cứu là chỉ tập trung vào một ngân hàng và chưa xét đến các chỉ số kinh tế vĩ
mô khác. Kết quả cho thấy sự giảm sút thanh khoản đến từ tài sản mang nhiều rủi ro
như chứng khoán, bất động sản… và nhu cầu thanh khoản không ổn định được xem
xét trên sự hành vi bộc phát của người gửi tiền gây ra hiện tượng rút tiền đột ngột. Do
đó, RRTK có quan hệ đồng biến với RRTD và đều cùng gây sự mất cân bằng đối với
hoạt động ngân hàng.
Diamond & Rajan (2001) nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và sự khủng hoảng tài
chính đã cho thấy các ngân hàng thực hiện các khoản vay cho người khó khăn, thanh
khoản kém để tăng cường dịng tín dụng. Mặc dù ngân hàng có thể chuyển đổi tài sản
thanh khoản thành tiền gửi khơng kì hạn nhưng khơng có sự tương quan cơ bản giữa
nhu cầu đối với thanh khoản của người gửi tiền có thể đến vào thời điểm khủng hoảng
và buộc phải thanh lý, bán tháo tài sản kém thanh khoản. Kết quả cho thấy nhu cầu
thanh khoản của người cho vay sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản cho người có nhu cầu sử
dụng vốn nếu họ đột nhiên rút tiền cho mục đích thanh khoản khác.
Nikomaram, Taghavi, Diman (2013) nghiên cứu mối quan hệ RRTK và RRTD ở
các ngân hàng Iran bao gồm tất cả ngân hàng tư nhân và chính phủ trong giai đoạn
2005-2012. Có thể nói, bài nghiên cứu chỉ có 3 biến phụ thuộc và chỉ sử dụng mơ hình
OLS nên chưa có tính thuyết phục. Kết quả mối tương quan Pearson đã đưa ra quan hệ


tích cực và có ý nghĩa giữa RRTK & RRTD, trong đó quy mơ cũng có tác động đến cả
hai rủi ro nhưng chúng khơng có mối quan hệ giữa sự hỗ loạn tài chính và loại hình sở
hữu với nhân tố rủi ro. Do đó, khi RRTK gia tăng cũng sẽ làm gia tăng RRTD và
khơng có chịu tác động của khủng hoảng tài chính và cấu trúc sở hữu.
Foos và cộng sự (2010) sử dụng data từ Bankscope từ hơn 10,000 ngân hàng tư nhân
trong giai đoạn 1997-2005 để xem xét tăng trưởng cho vay ảnh hưởng đến rủi ro ngân
hàng thông qua ba giả thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay trong qua khứ
và tổn thất cho vay, lợi nhuận ngân hàng và khả năng thanh toán. Tác giả đưa ra rằng

khi hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển mạnh sẽ kéo theo thiệt hại tín dụng
trong tương lai gần, cũng như tác động đến thu nhập từ lãi và tỉ lệ vốn bị giảm. Từ đó,
những tổn thất được tích luỹ phát sinh ra rủi ro, đặc biệt là tình trạng thanh khoản.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập trung vào 14 nước lớn và dễ phục hồi sau khủng hồng
nên khơng có cái nhìn tồn diện của nền kinh tế và giai đoạn nghiên cứu khá ngắn.
Acharya và cộng sự (2009) tập trung nghiên cứu vào ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính đối với ngân hàng khi lựa chọn nắm giữ tài sản lưu động. Khi khủng hoảng xảy
ra, một lượng ngân hàng thất bại nắm giữ những tài sản rủi ro với khả năng cầm cố tài
hạn chế và bán ra thị trường với mức giá thấp. Trong khi đó, các ngân hàng tồn tại
nắm giữ nhiều tiền làm gia tăng khả năng thanh khoản nhưng lại dùng cho việc mua
các tài sản rủi ro trên dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong thị trường tín dụng. Do đó, có
thể thấy được RRTK và RRTD có mối quan hệ trái ngược nhau.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017) đã sử dụng các phương pháp hồi quy OLS,
FEM, REM cho dữ liệu bảng bao gồm 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015 để
nghiên cứu sở hữu nước ngồi đến rủi ro thanh khoản.Theo đó, giai đoạn nghiên cứu
khá ngắn so với các nước phát triển có hệ thống tài chính và số quan sát khá ít nếu
chia nhỏ theo quy mô. Kết quả được đưa ra rủi ro thanh khoản giảm khi sở hữu nước
ngoài càng cao, bên cạnh đó, RRTK và RRTD năm trước có quan hệ cùng chiều với
RRTK năm hiện tại. Trong bối cạnh Việt Nam, hoạt động tín dụng là chủ yếu nên có
tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm lợi nhuận, các ngân hàng buộc giảm bớt tài sản thanh khoản
và vay nhiều hơn từ đó, rủi ro thanh khoản cũng sẽ tăng lên.


×