BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI
NHUẬN NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI
NHUẬN NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi. Kết quả của bài nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Còn số liệu trong bài nghiên cứu đảm bảo tính trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ chí Minh, tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Mỹ Dung
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu ....................................................... 3
1.6 Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................... 3
1.7 Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO NGHIÊN CỨU .................. 5
2.1 Rủi ro tín dụng ................................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 5
2.1.2 Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng ................................................ 6
2.2 Lợi nhuận ngân hàng ......................................................................................... 7
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 7
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận .................................................................. 7
2.2.2.1 Chỉ tiêu tuyệt đối…………………………………...…….…………..7
2.2.2.2 Chỉ tiêu tƣơng đối ………………………………………….…….…..7
2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng ................................ 8
2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận .......................................................... 8
2.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng .......................... 9
2.4 Lƣợc khảo một số nghiên cứu có liên quan về mối quan hệ giữa rủi ro tín
dụng và lợi nhuận ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam .................................... 11
2.4.1 Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng....................................................................................... 12
2.4.2 Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng....................................................................................... 15
2.4.3 Một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận ngân hàng. ................................................................................................ 17
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015 .............. 20
3.1 Thực trạng tình hình tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2006 2015 ....................................................................................................................... 20
3.2 Thực trạng tình hình nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2006 – 2015 ......... 23
3.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2006
– 2015 .................................................................................................................... 27
3.3.1 Tình hình lợi nhuận ròng của các ngân hàng thƣơng mại ......................... 27
3.3.2 Thực trạng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận ngân
hàng .................................................................................................................... 32
CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......... 36
4.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 36
4.2 Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình ................................................... 38
4.2.1 Biến phụ thuộc........................................................................................... 38
4.2.2 Biến đo lƣờng rủi ro tín dụng .................................................................... 39
4.2.3 Các biến kiểm soát trong mô hình ............................................................. 40
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 44
4.4 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 45
4.4.1 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 45
4.4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 46
4.5 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 46
4.5.1 Thống kê mô tả .......................................................................................... 46
4.5.2 Phân tích tƣơng quan ................................................................................. 49
4.5.3 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ........................................................... 50
4.5.4 Kết quả hồi quy mô hình ........................................................................... 51
4.5.4.1 Kết quả hồi quy mô hình (1.a)…………………..……….…………51
4.5.4.2 Kết quả hồi quy mô hình (1.b) …………………………….…….…55
4.5.4.3 Kết quả hồi quy mô hình (2.a) ………………...……….………..…58
4.5.4.4 Kết quả hồi quy mô hình (2.b) ………………………….…….……61
4.5.5 Thảo luận kết quả hồi quy ......................................................................... 63
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 70
5.1 Kết luận chung đề tài nghiên cứu .................................................................... 70
5.2 Đề xuất một số chính sách ............................................................................... 71
5.2.1 Kiểm soát rủi ro tín dụng ........................................................................... 71
5.2.2 Mở rộng quy mô tài sản ngân hàng ........................................................... 73
5.2.3 Tăng cƣờng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao ..................... 74
5.2.4 Tăng cƣờng khả năng quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động ................. 74
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................. 75
5.3.1 Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 75
5.3.2 Gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Ý nghĩa
1
CTI
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
2
ETA
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
3
FEM
Mô hình tác động cố định
4
FGLS
Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi
5
LIQ
Tài sản có tính thanh khoản nhanh trên tổng tài sản
6
LLPR
Tỷ lệ chi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ
7
LTA
Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản
8
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
9
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
10
NHTMCP
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
11
NHTMNN
Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
12
NIM
Thu nhập lãi cận biên
13
NPLR
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ
14
REM
Mô hình tác động ngẫu nhiên
15
ROA
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
16
ROE
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
17
SIZE
Quy mô ngân hàng
18
VAMC
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Ký hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 17 NHTM Việt Nam
21
Bảng 3.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ của 17 NHTM giai đoạn 2006 - 2015
25
Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế của 17 NHTM Việt
27
Bảng 3.3 Nam
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro/tổng dƣ nợ (LLPR) của 17
30
Bảng 3.4 NHTM Việt Nam
Bảng 4.1 Mô tả các biến
37
Bảng 4.2 Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
46
Phân tích mô tả dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 2006 -
47
Bảng 4.3 2015
Bảng 4.4 Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
49
Bảng 4.5 Chỉ số VIF mô hình 1 (Với biến NPLR – Rủi ro tín dụng)
50
Bảng 4.6 Chỉ số VIF mô hình 2 (Với biến LLPR – Rủi ro tín dụng)
50
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình (1.a) theo Pooled OLS, FEM, REM
51
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình (1.a) theo phƣơng pháp FGLS
53
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình (1.b) theo Pooled OLS, FEM, REM
55
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình (1.b) theo phƣơng pháp FGLS
57
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình (2.a) theo Pooled OLS, FEM, REM
57
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình (2.a) theo phƣơng pháp FGLS
60
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mô hình (2.b) theo Pooled OLS, FEM, REM
61
Bảng 4.14 Kết quả hồi quy mô hình (2.b) theo phƣơng pháp FGLS
63
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy
63
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Ký hiệu
Tên hình
hình
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Dƣ nợ cho vay của 17 NHTM giai đoạn 2006 – 2015
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ trung bình trung bình giai đoạn
2006 - 2015
Thể hiện xử lý nợ xấu qua VAMC
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dƣ nợ (LLPR)
trung bình giai đoạn 2006 - 2015
Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động trung bình
giai đoạn 2006 - 2015
Thể hiện tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ (NPLR) và (ROA, ROE)
trung bình giai đoạn 2006 - 2015
Thể hiện chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dƣ nợ
(LLPR) và (ROA, ROE) trung bình giai đoạn 2006 - 2015
Trang
20
23
26
29
31
32
33
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tín dụng là một trong những hoạt động chính và là hoạt động mang lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiệp vụ cho
vay thì ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt với một trong số những rủi ro chính là
rủi ro tín dụng. Do đó, việc phân tích, đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng luôn
đƣợc các ngân hàng quan tâm. Bởi vì rủi ro tín dụng có khả năng tác động đến lợi
nhuận của ngân hàng, nếu nhƣ một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao thì rất có khả
năng ngân hàng đó phải đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận do không thu hồi đƣợc
vốn gốc và lãi vay từ khách hàng. Và nếu không kiểm soát đƣợc rủi ro này thì về
lâu dài sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến duy trì hoạt động ngân hàng nói riêng, từ đó tác
động nghiêm trọng đến toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hệ thống ngân
hàng đứng trƣớc rất nhiều khó khăn: một trong số những khó khăn nổi trội trong số
đó cũng phải kể đến đó là vấn đề nợ xấu. Bằng chứng cho thấy có nhiều ngân hàng
trên thế giới công bố những khoản nợ xấu và những khoản thua lỗ lớn, và cũng có
rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã dẫn đến phá sản. Vấn đề đƣợc đặt ra đó là liệu
rằng một trong những rủi ro tín dụng có phải là nguyên nhân làm lợi nhuận các
ngân hàng suy giảm hay không? Và thực sự giữa lợi nhuận ngân hàng và rủi ro tín
dụng có mối quan hệ nhƣ thế nào?
Cho đến nay, trên thế giới có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
đến sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả tìm
thấy có sự không thống nhất giữa các nghiên cứu. Nhƣ Alexiou and Sofoklis
(2009), Hosna et al (2009), Kargi (2011)… đã tìm thấy sự tác động ngƣợc chiều
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, Boahene et al (2012);
Afriyie and Akotey (2013)… lại tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm cho thấy
mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận là cùng chiều. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu đã tìm thấy không có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận nhƣ: Kithiji (2010); Mohammed Bayyoud and Nermeen Sayyad (2015).
2
Mặc dù đã có một số bài viết nghiên cứu có liên quan đến sự tác động rủi ro
tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Việt Nam nhƣng vẫn còn hạn chế
trong những bài nghiên cứu đó trong việc thu thập dữ liệu trong quá khứ và hạn chế
trong việc ứng dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để kiểm chứng mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng.
Do đó, xuất phát từ các vấn đề trên tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên
cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng và đã quyết định lựa chọn
đề tài “MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI NHUẬN NGÂN
HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu đã đƣợc xác định, tác giả xác định mục
tiêu chính của đề tài: Xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các
NHTM Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cần trả lời hai câu hỏi
sau:
Thứ nhất, liệu rằng có hay không tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam?
Thứ hai, nếu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
thì là mối quan hệ đó là cùng chiều hay ngƣợc chiều?
1.4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu này là rủi ro tín
dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Do sự giới hạn trong dữ liệu công bố của ngân hàng, và
đặc biệt là số liệu về nợ xấu của nhiều ngân hàng bị khuyết ở nhiều năm và đồng
thời trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, do đó để đảm
bảo sự đồng nhất số liệu về mặt thời gian, cũng nhƣ đảm bảo tính cỡ mẫu ở mức
tƣơng đối và dữ liệu bảng cân bằng để phục vụ cho bài nghiên cứu thì phạm vi
3
nghiên cứu trong đề tài này sử dụng dữ liệu của 17 ngân hàng thƣơng mại của Việt
Nam trong giai đoạn từ 2006 - 2015.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, đồng thời tác giả còn sử dụng phƣơng pháp định
lƣợng thông qua chạy hồi quy mô hình theo các phƣơng pháp: PooL OLS (POOL),
Mô hình tác động cố định FEM (Fixed effects model) và Mô hình tác động ngẫu
nhiên REM (Random effects model), FGLS (Feasible Generalized Least Squares).
Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp FGLS
(Feasible Generalized Least Squares) để khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan
và/hoặc hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi mà mô hình trong bài nghiên cứu này
nhằm tăng tính hiệu quả cao cho mô hình nghiên cứu.
Để đảm bảo đƣợc dữ liệu nghiên cứu thu thập đƣợc có độ tin cậy cao, đề tài
nghiên cứu sử dụng dữ liệu đƣợc thu thập từ nguồn BVD Bankscope.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận khoa học: Đề tài góp phần giúp củng cố thêm về mặt
lý luận mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Đề tài nghiên cứu
đã cung cấp bằng chứng lý luận dựa trên nhiều quan điểm khác nhau về mối quan
hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng: đó không chỉ là mối quan hệ cùng
chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng (tức là có sự đánh đổi giữa rủi ro
tín dụng và lợi nhuận ngân hàng), mà còn đƣa ra những quan điểm, cùng với những
lý lẽ kèm theo để giải thích rằng vẫn có sự tồn tại mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi
ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả thực nghiệm nghiên cứu về mối quan
hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cho thấy rằng rủi ro
tín dụng có tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng và tác động ngƣợc chiều.
Điều này giúp cho các nhà quản lý, các nhà chính sách, nhà đầu tƣ… thấy đƣợc ảnh
hƣởng thực sự rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng - đó là một sự tác động
ngƣợc chiều nghĩa là rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao thì lợi nhuận ngân
4
hàng sẽ giảm đi. Qua đó, giúp cho các nhà quản lý, cũng nhƣ những nhà làm chính
sách có thể đƣa ra những giải pháp quản trị thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
nhằm cải thiện và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, cũng nhƣ đảm bảo sự an toàn
và bền vững trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế. Còn đối với các nhà đầu tƣ có thể đƣa ra chiến lƣợc đầu tƣ
phù hợp để có thể đem lại mức lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất có thể
sau khi cân đối giữa mức rủi ro và lợi nhuận khi đầu tƣ vào bất kỳ dự án hay tài sản
sinh lời nào.
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và lƣợc khảo nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng về tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2006 - 2015.
Chƣơng 4: Mô hình, phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 trình bày mục tiêu của đề tài nghiên cứu và đƣa câu hỏi nghiên
cứu cụ thể để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đƣa ra. Đồng thời, tác giả trình bày
đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tóm tắt phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu mà tác
giả đã sử dụng trong đề tài nghiên cứu này.
5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Sau đó, tác giả tiếp tục lƣợc khảo
những nghiên cứu trƣớc đây có liên quan, từ đó làm cơ sở để đƣa ra giả thuyết
nghiên cứu cụ thể khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận
ngân hàng.
2.1 Rủi ro tín dụng
2.1.1 Khái niệm
Hoạt động ngân hàng có vai trò sống còn đối với hoạt động kinh tế, bởi vì
ngân hàng tái phân bổ tiền từ ngƣời tiết kiệm - những ngƣời có thặng dƣ tiền tạm
thời, tới ngƣời đi vay - những ngƣời có thể sử dụng tiền một cách tốt hơn. Ngân
hàng thƣơng mại là nơi chu chuyển vốn cho nền kinh tế, điều tiết hoạt động kinh
doanh của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thƣơng mại, tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống, chủ yếu và
là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho các NHTM. Ngân hàng cho vay
dựa chủ yếu từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi huy động từ các cá nhân, tổ chức trong nền
kinh tế. Do đó, nguyên tắc đầu tiên quan trọng của hoạt động này là vốn vay phải
đƣợc hoàn trả cả gốc lẫn lãi để ngân hàng sử dụng nguồn tiền này và hoàn trả lại
tiền gửi và lãi cho ngƣời gửi tiền khi đến hạn. Nếu ngƣời vay không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn để có thể tiếp tục duy trì hoạt động
kinh doanh của mình. Cho nên có thể nói, đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhập
chính cho ngân hàng nhƣng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Và cho đến nay, đã có nhiều cách tiếp cận về khái niệm rủi ro tín dụng. Tuy
nhiên, rủi ro tín dụng có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy
ra khi người đi vay không thanh toán hoặc thanh toán trễ hẹn (bao gồm vốn gốc
và/hoặc lãi phát sinh), hay nói cách khác là không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, và có thể dẫn đến thất thoát tài sản của
ngân hàng (Koch, 1995; Fitch, 1997; Coyle, 2000; Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN).
6
2.1.2 Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng
Bảng 2.1: Các hình thức của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Không thu
đƣợc lãi đúng
hạn
Không thu
đƣợc lãi đúng
Không thu
đƣợc lãi đúng
Không thu
đƣợc lãi đúng
hạn
Lãi treo
phát sinh
Lãi treo
phát sinh
Lãi treo
phát sinh
Lãi treo
phát sinh
Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010)
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra 4 trƣờng hợp đối với nợ lãi và nợ gốc: Đó là
việc không thu hồi đƣợc lãi đúng hạn hoặc không thu hồi đủ lãi, không thu hồi đƣợc
vốn đúng hạn hoặc không thu hồi đủ vốn.
Trong trƣờng hợp, ngân hàng không thu đƣợc lãi đúng hạn, ngân hàng đang
đối mặt với nguy cơ rủi ro ở mức thấp và chỉ cần đƣa vào mục lãi treo phát sinh.
Tuy nhiên, nếu ngân hàng không thể thu hồi đủ lãi thì lúc này ngân hàng sẽ phát
sinh khoản mục lãi treo đóng băng, trừ trƣờng hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho
khách hàng (Trần Huy Hoàng, 2010).
Khi ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn đúng hạn, lúc này ngân hàng sẽ phát
sinh khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chƣa thể xem khoản nợ quá hạn
này là khoản mất mát hoàn toàn bởi vì có thể vì lý do nào đó mà khách hàng chậm
trả nợ gốc và sẽ trả nợ sau so với thời hạn đã cam kết trong hợp đồng. Nếu nhƣ
trong trƣờng hợp, ngân hàng vẫn không thể thu hồi đƣợc các khoản nợ này từ khách
hàng thì lúc này ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng ở mức độ cao vì đã phát
sinh khoản nợ không có khả năng thu hổi. Và ngân hàng có thể xem xét để xóa nợ
cho khách hàng nếu nhƣ khách hàng hội đủ các điều kiện để đƣợc xóa nợ theo quy
định (Trần Huy Hoàng, 2010).
7
Rủi ro tín dụng biểu hiện dƣới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển
biến cho nhau, trong đó mức độ cuối cùng và cũng là mức độ rủi ro cao nhất là nợ
không có khả năng thu hồi.
2.2 Lợi nhuận ngân hàng
2.2.1 Khái niệm
Lợi nhuận ngân hàng là khoản chênh lệch đƣợc xác định bằng tổng doanh
thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ (Trần
Huy Hoàng, 2010).
Lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: lợi nhuận từ các hoạt động nghiệp vụ và
lợi nhuận từ các hoạt động khác.
2.2.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận
2.2.2.1 Chỉ tiêu tuyệt đối
Lợi nhuận tuyệt đối của ngân hàng có thể đƣợc đo lƣờng thông qua hai chỉ
tiêu: lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trƣớc thuế đƣợc tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí.
Lợi nhuận sau thuế bằng tổng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi thuế thu nhập
doanh nghiệp.
2.2.2.2 Chỉ tiêu tƣơng đối
Chỉ tiêu tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua tỷ suất sinh lời. Để đánh giá tỷ
suất sinh lời của ngân hàng thông thƣờng sử dụng các chỉ số sau đây (Taha, 1999):
-
ROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE =
ốn chủ sở hữu
ROE đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ đông thƣờng.
-
ROA: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA =
ROA đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng.
8
2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Một điều tất cả chúng ta ai cũng thừa nhận rằng, rủi ro tồn tại ở khắp mọi
nơi, và trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là điều
không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, rủi ro và lợi nhuận
là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, rủi ro và
lợi nhuận có tác động qua lại với nhau và cũng đã có nhiều quan điểm trái chiều
nhau xoay quanh mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận:
Có nhiều quan điểm cho rằng rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ có mối
quan hệ cùng chiều nhau. Lý thuyết đánh đổi cho rằng giữa rủi ro và lợi nhuận luôn
tồn tại sự đánh đổi, có nghĩa là rủi ro cao thì đi kèm với đó là mức lợi nhuận cao
tƣơng ứng, và ngƣợc lại rủi ro thấp thì mang lại lợi nhuận thấp. Theo nhƣ lý thuyết
này, hầu hết mọi ngƣời đều có tâm lý ngại rủi ro, cho nên khi nhà đầu tƣ chấp nhận
mức rủi ro cao hơn thì cũng đồng thời đòi hỏi mức lợi nhuận nhận đƣợc cao tƣơng
ứng để bù đắp cho rủi ro tăng thêm mà nhà đầu tƣ có thể gánh chịu. Chính vì vậy
luôn tồn tại sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, tức là rủi ro và lợi nhuận có mối
quan hệ cùng chiều nhau (Fisher and Hall, 1969; Kouch, 2014). Và cũng có rất
nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và lợi
nhuận (Bettis, 1981; Aaker and Jacobson, 1987; Nwude, 2012).
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm lại đƣa ra nhận định cho rằng mối quan
hệ giữa rủi ro và lợi nhuận là ngƣợc chiều nhau: Quan điểm này vẫn thừa nhận rằng
rủi ro cao hơn cho chúng ta khả năng lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên điều này là
không có gì để đảm bảo. Có nghĩa là rủi ro cao hơn cũng đồng nghĩa với việc khả
năng xảy ra tổn thất rất cao, và trong trƣờng hợp này thì mức lợi nhuận cao không
đủ bù đắp phần tổn thất đã mất đi, làm lợi nhuận sụt giảm. Và có nhiều bằng chứng
thực nghiệm cho thấy rằng, giữa rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ ngƣợc nhiều
nhau: bằng chứng thực nghiệm tìm thấy rằng có những công ty có chính sách quản
lý tốt có thể tăng lợi nhuận của họ và đồng thời giảm thiểu rủi ro; cũng có những
công ty có rủi ro cao nhƣng lợi nhuận thấp và một nhóm các công ty có rủi ro thấp
9
nhƣng lợi nhuận cao (Bowman, 1980; Fiegenbaum and Thomas, 1986; Cool and
Dierickx, 1987; Mukherji et al, 2008; Frantz Maurer, 2008).
Nhƣ vậy, dựa trên những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa rủi ro và
lợi nhuận cho thấy rằng giữa rủi ro và lợi nhuận không chỉ đơn giản mối quan hệ
cùng chiều tức là không hẳn là tổ chức nào chấp nhập mức rủi ro hơn thì cũng sẽ tạo
ra lợi nhuận lớn hơn nhiều so với một tổ chức gặp ít rủi ro. Mà thực tế, có những
bằng chứng cho thấy có những tổ chức mặc dù chấp nhận rủi ro cao hơn nhƣng
cũng chỉ tạo ra một lợi nhuận trung bình hoặc dƣới mức trung bình tức là việc chấp
nhận mức rủi ro cao hơn thì không phải lúc nào cũng thu đƣợc lợi nhuận cao hơn từ
việc đánh đổi này; hay cũng có những tổ chức có rủi ro thấp hơn nhƣng không phải
luôn luôn mang về khoản lợi nhuận thấp hơn.
2.3.2 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là một hoạt động chủ yếu
và thƣờng xuyên của các ngân hàng thƣơng mại, và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng tài sản của ngân hàng thƣơng mại. Đây là hoạt động mang lại thu
nhập lớn và chủ yếu cho các ngân hàng, nhƣng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
và gây ra hậu quả nặng nề cho ngân hàng. Quy mô và mức độ thiệt hại mà rủi ro tín
dụng gây ra nghiêm trọng hơn cả và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng,
cũng nhƣ hệ thống ngân hàng (Chijoriga, 1997; Boahene et al, 2012).
Rủi ro và lợi nhuận là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Do vậy, khi xem
xét tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng, chúng ta cần xem xét sự
tác động đến cả 2 chiều: cùng chiều và ngƣợc chiều nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi
nhuận ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao làm lợi nhuận của
ngân hàng giảm xuống và ngƣợc lại. Điều này có thể đƣợc giải thích: Khi ngân
hàng cho những đối tƣợng khách hàng có mức độ rủi ro kinh doanh cao, cho vay dự
án có độ rủi ro cao hoặc không kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, lúc này ngân hàng đối
mặt xác suất ngân hàng không thu hồi vốn và lãi từ khách hàng vay càng cao, dẫn
đến thất thoát về tài sản, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Achou và Tenguh,
10
2008; Alexiou and Sofoklis, 2009). Hơn nữa, rủi ro tín dụng càng tăng cao thì buộc
ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao. Chính những khoản
chi phí dự phòng rủi ro này làm tăng chi phí của ngân hàng. Do vậy, làm bào mòn
lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou et al, 2008; Trujillo-Ponce, 2013).
Quan điểm thứ hai lại cho rằng, rủi ro tín dụng và lợi nhuận có mối quan hệ
cùng chiều với nhau: Theo thuyết đánh đổi rủi ro – lợi nhuận, ngân hàng nào chấp
nhận mức rủi ro cao thì cùng với đó là mức lợi nhuận cao, ngƣợc lại, rủi ro thấp thì
lợi nhuận thấp. Bởi vì những ngân hàng chấp nhận rủi ro cao thì họ cũng yêu cầu
một mức lãi suất cho vay cao hơn cho những rủi ro đó. Hoạt động tín dụng mặc dù
chứa đựng rất nhiều rủi ro nhƣ vậy nhƣng xét ở một khía cạnh khác thì đây lại là
hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Do vậy, hầu hết các ngân
hàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó vì mong muốn có mức lợi nhuận cao
tƣơng ứng với rủi ro mà hoạt động tín dụng mang lại. Và khi các ngân hàng chấp
nhận mức rủi ro tín dụng cao thì đồng thời cũng đƣa ra mức lãi sƣất cho vay cao
hơn tƣơng xứng để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu, vì thế
có thể dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng (Maudos and Fernández de
Guevara, 2004; Boahene et al, 2012). Hơn nữa, mặc dù rủi ro tín dụng cao nhƣng
nếu các ngân hàng có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tốt thì có thể tìm thấy mức
lợi nhuận cao nhƣng đồng thời hạn cũng hạn chế những tổn thất do rủi ro tín dụng
gây ra. Do vậy, các ngân hàng cũng có đƣợc nhiều cơ hội hơn để tăng năng suất tài
sản, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đồng thời có thể kiểm soát rủi ro tín dụng
(Cooper et al, 2003; Tandelilin et al 2007).
Nhƣ vậy cho đến nay đã có có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng: có quan điểm cho rằng giữa rủi ro tín
dụng và lợi nhuận ngân hàng luôn có sự đánh đổi nghĩa là có mối quan hệ cùng
chiều với nhau, tức rủi ro tín dụng cao thì đồng thời mang đến cho ngân hàng khoản
lợi nhuận cao hơn; nhƣng cũng đã có nhiều quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa
rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng là ngƣợc chiều nhau. Cho nên để có thể đƣa
ra bằng chứng xác thực rằng liệu trên thực tế liệu rằng có hay không sự tồn tại mối
11
quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng và nếu có thì rủi ro tín dụng tác
động nhƣ thế nào đến lợi nhuận ngân hàng thì trong phần tiếp theo của bài nghiên
cứu này sẽ lƣợc khảo một cách chi tiết những nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây
nhằm củng cố thêm phần lý thuyết đã nghiên cứu.
2.4 Lƣợc khảo một số nghiên cứu có liên quan về mối quan hệ giữa rủi ro tín
dụng và lợi nhuận ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của
các ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc sự quan tâm của nhiều nghiên cứu. Rất nhiều
nghiên cứu kể cả lý thuyết lẫn thực nghiệm đã đƣợc tiến hành để xem xét mối quan
hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Và đƣa ra bằng chứng chứng minh
rằng rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hƣởng đến lợi nhuận của
các ngân hàng thƣơng mại (Achou and Tenguh 2008; Hosna et al, 2009; Mekasha,
2011; Tefera, 2011; Boahene et al, 2012; Kolapo et al, 2012; Poudel, 2012;
Musyoki and Kadubo, 2012 ...). Chẳng hạn nhƣ, khi thực hiện nghiên cứu về mối
quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại hoạt động
tại Ethiopia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động đáng kể
đến lợi nhuận ngân hàng và có ý nghĩa thống kê (Gizaw et al, 2015). Tƣơng tự, một
nghiên cứu thực nghiệm khác đƣợc tiến hành tại Kenya, bằng cách sử dụng mô hình
hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân
hàng ở Kenya và kết quả cũng tìm thấy có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng (Aduda and Gitonga, 2011). Tuy nhiên, kết quả của các
nghiên cứu lại không thể hiện sự thống nhất: có rất nhiều nghiên cứu tìm thấy mối
quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, nhƣng cũng có
những nghiên cứu thực nghiệm đƣa ra bằng chứng cho thấy giữa rủi ro tín dụng và
lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều. Bên cạnh đó, cũng có một số
nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận
ngân hàng. Trong phần tiếp theo, sẽ lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan nhằm
đƣa ra những bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận
ngân hàng và cũng từ cơ sở đó đƣa ra kỳ vọng cho giả thuyết nghiên cứu.
12
2.4.1 Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng.
Tại Hy Lạp, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân
hàng của Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 đã tìm thấy rằng rủi ro tín dụng tác
động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này đƣợc giải thích là bởi vì
khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có rủi ro tín dụng cao
hơn, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng đang tích tụ ngày càng nhiều những
khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc, hay mức độ tổn thất đối với những
khoản vay này là rất lớn và điều này dẫn đến làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng những ngƣời quản lý hệ thống ngân hàng Hy
Lạp dƣờng nhƣ đang cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận, do vậy đã áp dụng một chiến
lƣợc phòng ngừa rủi ro, chủ yếu thông qua các chính sách cải thiện kiểm soát và
giám sát rủi ro tín dụng (Athanasoglou et al, 2008). Một nghiên cứu khác khi tiến
hành xem xét các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Hy Lạp
nhƣng trong giai đoạn 2000 – 2007 cũng đã tìm thấy kết quả tƣơng tự. Nghiên cứu
cũng cho rằng việc các ngân hàng tiếp cận với những khoản vay có rủi ro tín dụng
cao sẽ làm khả năng thất thoát vốn từ việc không thanh toán của khách hàng là rất
cao và gây ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng. Do vậy, các hệ thống giám sát
của các ngân hàng tại Hy lạp đã nâng cao các kỹ thuật quản lý rủi ro, cùng với đƣa
ra chính sách cho vay nghiêm ngặt hơn để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng và cải
thiện lợi nhuận của ngân hàng (Alexiou and Sofoklis, 2009).
Một nghiên cứu có khác khi xem xét sự tác động của quản lý rủi ro tín dụng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Qatar. Kết quả cũng đã cho thấy rằng
rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng (Achou and
Tenguh, 2008).
Tại Ethiopia, cũng đã từng có một số nghiên cứu tiến hành xem xét ảnh
hƣởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng
mại ở nƣớc này, thông qua sử dụng cả số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo
hàng năm của các ngân hàng thƣơng mại và khảo sát các dữ liệu sơ cấp từ các nhà
13
quản lý ngân hàng và nhân viên của ngân hàng. Kết quả tƣơng tự, cũng cho thấy
rằng có một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân
hàng thƣơng mại ở Ethiopia (Tefera, 2011; Mekasha, 2011).
Tại Nigeria, khi đánh giá các tác động của rủi ro tín dụng vào lợi nhuận của
các ngân hàng Nigeria giai đoạn 2004-2008 thì kết quả nghiên cứu cũng đã phát
hiện rằng việc quản lý rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các
ngân hàng Nigeria và cũng đƣa ra kết luận rằng rủi ro tín dụng ảnh hƣởng nghịch
chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Kargı (2011). Sau này, cũng có một số
nghiên cứu khác cũng đƣợc thực hiện tại Nigeria trong giai đoạn 2000 - 2010, và
kết quả cũng tƣơng tự nhƣ kết quả đã tìm thấy trƣớc đó, rằng có mối quan hệ ngƣợc
chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận (Kolapo et al, 2012).
Tại Nepal, nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại ở Nepal trong giai đoạn 2001-2012 cũng đã cho thấy có một
mối quan hệ nghịch đáng kể giữa lợi nhuận của ngân hàng và rủi ro tín dụng
(Poudel, 2012).
Hay một nghiên cứu khác khi tiến hành kiểm tra hiệu quả hoạt động của
ngân hàng dƣới sự hiện diện của rủi ro đối với các ngân hàng ở Costa-Rica trong
1998-2007. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận
ngân hàng (Epure and Lafuente, 2012).
Còn tại Thụy Điển, khi nghiên cứu về ảnh hƣởng quản lý rủi ro tín dụng đến
lợi nhuận của các ngân hàng Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008.
Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ở các
ngân hàng là khác nhau nhƣng kết quả đều cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngƣợc
chiều đến lợi nhuận của ngân hàng (Hosna et al, 2009).
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại các nƣớc
đang phát triển. Nhƣ một nghiên cứu tại Indonesia, khi điều tra các tác dụng chung
của các rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trên lợi nhuận của các ngân hàng lớn
của Indonesia, kết quả cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến
lợi nhuận của các ngân hàng ở Indonesia (Ruziqa, 2013). Hay nghiên cứu khác
14
đƣợc thực hiện tại Philippin trong khoảng thời gian 1990 – 2005, kết quả cho thấy
ngân hàng Philippin đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn có xu hƣớng nhận đƣợc
mức lợi nhuận thấp hơn. Kết quả thực nghiệm hàm ý rằng ngân hàng ở Philippin
nên tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro tín dụng đồng thời phải cải thiện tính
minh bạch của hệ thống tài chính, từ đó sẽ giúp các tổ chức tài chính đánh giá rủi ro
tín dụng có hiệu quả hơn, và tránh đƣợc một số trƣờng hợp có nguy cơ rủi ro tín
dụng cao xảy ra (Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali Chong, 2008).
Và cho đến nay, thực tế tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm có đề cập đến ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng đƣợc
thực hiện, và hầu hết các kết quả đều cho thấy giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận
ngân hàng có mối quan hệ ngƣợc chiều nhau. Cụ thể, trong nghiên cứu các yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 -2012
dựa trên bộ dữ liệu gồm số liệu đƣợc thu thập từ 39 NHTM Việt Nam, thông qua sử
dụng mô hình hồi quy Tobit. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng càng cao thì tỷ suất
lợi nhuận ngân hàng càng giảm, hay nói cách khác rủi ro tín dụng tác động ngƣợc
chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu còn kết luận rằng khi nợ xấu tăng cao
đồng nghĩa với rủi ro tín dụng các ngân hàng tăng cao thì khả năng không thu hồi
vốn và lãi từ khách hàng là rất cao, chi phí giám sát và mức độ tổn thất từ những
khoản tín dụng này là rất lớn, do đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Kết quả
tƣơng tự cũng đã tìm thấy, khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng
sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cũng trong giai đoạn 2006 – 2012,
thông qua sử dụng dữ liệu hàng năm của 22 ngân hàng, đƣợc lấy từ nguồn cơ sở dữ
liệu BVD Bankscope và một số dữ liệu đƣợc bổ sung từ báo cáo thƣờng niên của
các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng kết luận rằng, rủi ro tín dụng là một trong
những nhân tố có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng và tác động này là
ngƣợc chiều. Hơn nữa, nghiên cứu cho rằng, rủi ro tín dụng càng cao thì buộc các
ngân hàng tốn nhiều chi phí dự phòng tổn thất từ rủi ro tín dụng tăng cao này, do đó
làm sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Trần Việt Dũng, 2014). Hay trong
nghiên cứu khác khi xem xét trực tiếp về các tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ
15
suất lợi nhuận tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ
2004 – 2014, dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 9 ngân hàng TMCP niêm yết đƣợc thu
thập từ nguồn báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính đƣợc công bố trên website của
các ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy rằng, rủi ro tín dụng cũng có tác động đáng
kể và ngƣợc chiều đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng với độ tin cậy rất cao trên 95%
(Nguyễn Hữu Quỳnh Nhƣ, 2015). Bên cạnh đó, còn rất nhiều nghiên cứu khác đƣợc
thực hiện tại Việt Nam cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự là giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận ngân hàng có mối quan hệ ngƣợc chiểu nhau nhƣ: nghiên cứu Phạm Hữu
Hồng Thái (2013), Võ Bảo Mai Trâm (2013).
Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu thực nghiệm có liên quan khác đƣợc tiến
hành ở nhiều quốc gia khác nhau cũng đã cho thấy rằng rủi ro tín dụng tác động
ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng nhƣ: Felix and Claudine (2008), Musyoki
and Kadubo (2012).
2.4.2 Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng.
Cũng có một vài nghiên cứu thực nghiệm đƣa ra bằng chứng cho rằng có mối
tƣơng quan cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Đầu tiên phải
kể đến là nghiên cứu đƣợc tiến hành tại một số ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn
từ 2005 – 2009. Kết quả tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều và ý nghĩa thống kê
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu đã đƣa ra bằng chứng cho
thấy rằng các ngân hàng thƣơng mại Ghana đƣợc hƣởng lợi nhuận cao trong thời
gian khi mà rủi ro tín dụng ở mức cao. Cũng chính vì trong thời gian này ngân hàng
phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ từ những khách hàng vay tăng lên, tức đối mặt với
rủi ro tín dụng tăng cao cho nên các ngân hàng Ghana đã tính toán và đƣa ra mức lãi
suất cho vay, lệ phí và hoa hồng cao hơn để bù đắp rủi ro mà các ngân hàng phải
gánh chịu. Và kết quả cuối cùng, nhờ vào chính sách lãi suất cao hơn này mà các
ngân hàng tại Ghana đã có nhiều cơ hội hơn để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, mặc
dù rủi ro tín dụng cao. Nói cách khác, sự hiện diện của rủi ro tín dụng cao hơn cho
phép các ngân hàng tính lãi suất cao hơn và giúp cho các ngân hàng tại Ghana
16
hƣởng đƣợc khoản lợi nhuận cao hơn (Boahene et al, 2012). Một nghiên cứu khác
cũng đƣợc thực hiện tại Ghana thông qua mẫu quan sát gồm các ngân hàng nông
thôn đƣợc lựa chọn ở Ghana. Nghiên cứu cũng ủng hộ cho cho kết quả là tồn tại
mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên
cứu cũng đã cho thấy rằng các ngân hàng cho vay trong điều kiện rủi ro tín dụng
cao hơn vẫn có thể tìm thấy lợi nhuận, điều này đƣợc lý giải là do có chính sách phù
hợp để quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng và một trong những chính sách
đƣợc đƣa ra để đối phó với việc khách hàng có rủi ro tín dụng cao là áp dụng mức
lãi suất cao hơn trên các khoản cho vay này (Afriyie and Akotey, 2013). Kết quả
của các nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đó của Buchs
and Mathisen (2005), khi kết quả cũng cho thấy mặc dù các ngân hàng ở Ghana tốn
chi phí cao và trích lập dự phòng khá lớn, do nợ xấu tăng cao (rủi ro tín dụng tăng
cao), nhƣng lợi nhuận của các ngân hàng Ghana cao nhất trong các vùng SubSaharan của Châu Phi.
Một nghiên cứu khác có liên quan khi đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro
cụ thể của ngân hàng, và môi trƣờng ngân hàng nói chung đến hiệu quả hoạt động
của 43 ngân hàng thƣơng mại hoạt động ở 6 trong số các nƣớc Hội đồng Hợp tác
vùng Vịnh (GCC) trong giai đoạn 1998-2008. Thông qua việc sử dụng phân tích hồi
quy theo mô hình tác động cố định (FEM), kết quả cũng ủng hộ trƣờng phái cho
rằng tồn tại mối tƣơng quan dƣơng giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Và
để giải thích cho kết quả này thì nghiên cứu cũng kết luận rằng mối tƣơng quan
dƣơng này là hoàn toàn có thể theo đúng nhƣ thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi
nhuận, tức là khi ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng cao thì cũng đồng thời nhận
đƣợc mức lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho phần rủi ro phải gánh chịu và ngƣợc lại
(Al-Khouri, 2011).
Tƣơng tự nhƣ kết quả trên, khi tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
đến lợi nhuận các ngân hàng thƣơng mại tại Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong
giai 1989-2005, kết quả cũng đã tìm thấy rủi ro tín dụng có tác động tích cực và
đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng (Ben-Naceur and Omran, 2008).