Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2006 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.99 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGÂN HÀNG

MỐI QUAN HỆ
GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006 - 2014

SVTH: PHAN HỮU NGỌC HÂN
MSSV: 1254030107
Ngành: Ngân hàng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên, em xin chân thành tri ân quý Thầy
Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Đào tạo đặc biệt, Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí
Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong
những năm học tập tại trường. Những kiến thức đó không chỉ là nền tảng để em thực hiện
luận văn mà còn là hành trang quý giá để em tiếp tục học ở bậc học cao hơn nhằm bước
vào sự nghiệp trong tương lai một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Thùy Linh - Người Cô
đã hướng dẫn em một cách rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện khóa luận,
đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện luận văn một cách chỉnh chu nhất.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức cũng như
kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất


cảm kích khi nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

PHAN HỮU NGỌC HÂN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên học viên:

Phan Hữu Ngọc Hân

Lớp:

TN12DB03

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Tên đề tài:

Mối quan hệ giữ rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại Việt Nam gian đoạn 2006-2014.

Nhận xét của gíao viên hướng dẫn:
Sinh viên Phan Hữu Ngọc Hân là một sinh viên năng động, nhạy bén, thể hiện khả năng

nghiên cứu độc lập, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và có tinh thần trách nhiệm cao
trong công việc. Sinh viên cũng thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo viên
hướng dẫn.
Đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam phù hợp với yêu cầu đối với khóa
luận tốt nghiệp, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.

Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2016

Giảng viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1

1.2


MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................... 2

1.3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 2

1.4

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ............. 4
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. ....................... 4

2.2

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................... 8

2.3

CƠ SỞ CHỌN MẪU CÁC NHTM ĐẠI DIỆN .............................................. 9

2.4

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................... 9

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI
NHUẬN CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM............................................................... 13

3.1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ............................ 13

3.1.1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM 2011- 2014 ......................................................................................... 13
3.1.2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM 2011- 2014 ................................................................................ 15
3.1.3

TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ............. 16

3.1.4

TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 18

3.1.5 TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT
NAM .................................................................................................................. 20
3.2

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .................................................... 21

3.2.1

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................ 21

3.2.2

PHÂN TÍCH MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN. ................................... 22


3.2.3

KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN .................................... 24

3.2.4

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH .................................. 24

3.2.5

NHẬN XÉT VÀ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................... 26

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA
CÁC NHTM VIỆT NAM .............................................................................................. 36
iv


4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 36
4.2
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI. ............................................................... 37
4.2.1

Giải pháp đối với NHNN ............................................................................. 37

4.2.2

Giải pháp đối với NHTM ............................................................................. 38

4.2.3


Giải pháp đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng ................................................ 39

4.2.4

Chấp hành đúng chế độ và quy trình tín dụng .............................................. 40

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 46

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

2

NHNN


Ngân hàng nhà nước

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

OLS

Ordinary Least Squares

5

RRTD

Rủi ro tín dụng

6

VCSH

Vốn chủ sở hữu

7

CBTD


Cán bộ tín dụng

8

KPI

Phương pháp thẻ điểm cân bằng

9

CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước

10

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương

11

AEC

Cộng đồng kinh tế ASIAN

12


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tóm tắt chiều hướng tác động của các chỉ tiêu đo lường RRTD đến hiệu quả
hoạt động ...................................................................................................................11
Bảng 3.1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành ngân hàng 2007- 2014 ...13
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát ....................................................15
Bảng 3.3 Ma trận hệ số tương quan ............................................................................18
Bảng 3.4 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mô hình (1) với biến phụ thuộc là
ROA ..........................................................................................................................20
Bảng 3.5 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mô hình (2) với biến phụ thuộc là
ROE ...........................................................................................................................21
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại VIF ...................................................22
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy cho mô hình (1) với biến phụ thuộc là ROA ......................23
Bảng 3.8 Kết quả hồi quy cho mô hình (2) với biến phụ thuộc là ROE .......................25
Bảng 3.9 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số tương quan với mô hình (1) có biến phụ thuộc là ROA ..........................................26
Bảng 3.10 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số tương quan với mô hình (2) có biến phụ thuộc là ROE ..........................................27
Bảng 3.11 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số hồi quy với mô hình (1) có biến phụ thuộc là ROA ................................................27
Bảng 3.12 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ
số hồi quy với mô hình (2) có biến phụ thuộc là ROE ................................................30
Danh mục các hình:

Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2013- 2014 ......................14
Hình 3.2 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2013- 2014 ........15
Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và quy mô tín dụng/GDP.................................17
Hình 3.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015 ............18
Hình 3.5 Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2013 và 2014 ...........17
Hình 3.6 Cơ cấu nợ xấu theo khối Ngân hàng năm 2013- 2014P ................................17

vii


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể
trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Việc chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, cam kết thực hiện mậu dịch tự
do Châu Á AFTA và ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là những mốc sự kiện lịch sử
quan trọng trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Theo đà phát triển đó, trong năm
2015, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoại giao các nước thông qua ký kết Hiệp định
Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP; chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC), từ đó Việt Nam ngày càng đẩy mạnh giao thương với các nước, tự do hóa
thương mại và dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng đang là vấn đề có
tính thời sự hiện nay. Việc hội nhập với nền kinh tế khụ vực và thế giới này đã mở ra nhiều
cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam.
Sự xuất hiện của các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài đến
từ các quốc gia có nền tài chính phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông… đã tạo ra nhiều
sức ép cạnh tranh lớn. Do đó, để thích nghi và hoạt động hiệu quả trong môi trường cạnh
tranh toàn diện, ngành ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt

Nam, phải đảm bảo được hiệu quả hoạt động của mình.
Theo báo cáo thường niên của NHNN năm 2014, ngành ngân hàng đang từng bước phát
triển, phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn còn rất chậm và gặp nhiều khó
khăn. Lợi nhuận của các ngân hàng từ năm 2010 đến 2014 nhìn chung vẫn còn giảm và
chưa thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Bên cạnh đó, theo báo cáo của VAMC nợ xấu tăng rất
nhanh trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Mặc dù năm 2014 được xem là một năm tích cực
và chủ động xử lý nợ xấu nhưng tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11%
tổng dư nợ và tăng 23,73% so với năm 2013. Điều này xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô
chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn,
… gây tác động tiêu cực mạnh mẽ đến lợi nhuận của ngân hàng. Sự xuất hiện nợ xấu trong
ngân hàng có nguyên nhân xuất phát từ những rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình
kinh doanh, trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất vì hiện nay thu nhập từ
tín dụng được thống kê là chiếm chiếm trên 70% thu nhập của ngân hàng (theo Báo cáo
ngành ngân hàng của VCBS năm 2014)
Đứng trước tình hình đó, thời gian qua Chính phủ và các NHTM luôn cố gắng phân tích,
tìm hiểu sự tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của NHTM, nhằm nâng
1


cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó hình thành một hệ
thống NHTM năng động, mạnh mẽ, có sức cạnh tranh cao trong thời kỳ quốc tế hội nhập.
Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Mối quan
hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2014”, đồng thời đề tài đề xuất một số giải pháp tương ứng nhằm góp phần
giúp nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn về sự tác động của một số yếu tố thuộc rủi ro tín
dụng đến lợi nhuận của ngân hàng để đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn trong
chính sách quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.

1.2


MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Đề tài này nhằm đạt được mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp
giúp các NHTM quản trị rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lợi trong hoạt động của mình.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu này, các câu hỏi sau cần được giải quyết:
-

Thực trạng lợi nhuận và rủi ro tín dụng của các NHTM như thế nào trong giai đoạn
2006 – 2014?

-

Rủi ro tín dụng sẽ có tác động như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014?

-

Các giải pháp nào để quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích thống kê
mô tả, so sánh và phân tích hồi quy OLS trong các bước nghiên cứu của mình. Thu thập,
tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và mô tả để phân tích thực trạng trạng hoạt động tín
dụng, thực trạng rủi ro tín dụng cũng như tác động của rủi ro đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Sau đó, đề tài sử dụng mô hình hồi quy OLS để xử lý số liệu, đưa ra nhận xét
đánh giá dựa trên kết quả chạy mô hình của dữ liệu.

Nguồn dữ liệu của đề tài được thu thập từ báo cáo thường niên và các báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của các NHTM. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và
Stata.12.

1.4

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu này có kết cấu bao gồm 4 chương. Trong đó:
CHƯƠNG 1 sẽ giới thiệu tổng quan về bài khóa luận bao gồm các nội dung: lý do chọn đề
tài viết khóa luận, mục tiêu cần đạt, phương pháp áp dụng, giới hạn phạm vi và kết cấu của
khóa luận.
2


CHƯƠNG 2 sẽ trình bày tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài dựa trên phân tích lý thuyết
và các bài nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Từ đó xác định quy trình xây dựng mô hình
nghiên cứu, lập giả thiết và tiến hành chạy mô hình, là cơ sở quan trọng để phát triển
chương 3.
CHƯƠNG 3 tiến hành phân tích về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động
của NHTM, sử dụng các số liệu, dữ liệu thu thập được từ các báo cáo hằng năm của một
số NHTM đã chọn làm mẫu, tiến hành tìm hiểu, áp dụng phương pháp hồi quy và nhận xét
dựa trên kết quả thu được. Việc phát triển chương 3 nhằm làm rõ rủi ro tín dụng sẽ tác động
như thế nào đến lợi nhuận của các NHTM.
CHƯƠNG 4 trình bày kết luận của bài luận và đề xuất những các giải pháp phù hợp nhằm
hoàn thiện hơn cho hoạt động tín dụng của các NHTM.

3



CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU.
Trong chương này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cở sở lý thuyết và các
bài nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, từ đó lập giả thuyết nghiên cứu và tiến hành
chạy mô hình, là tiền đề quan trọng để có kết quả được phân tích ở chương tiếp theo

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, là chiếc cầu nối
điều hòa, lưu chuyển những nguồn vốn trong một quốc gia. Tuy nhiên, các cuộc khủng
hoảng kinh tế trên thế giới đều bắt nguồn từ ngành ngân hàng. Minh chứng mạnh mẽ cho
điều này đó là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007-2008. Những năm trước đó,
các tổ chức tài chính có xu hướng cho vay mạo hiểm trong môi trường tín dụng dễ dãi, cho
vay các khoản không đạt tiêu chuẩn; được thế chấp bằng bất động sản thẩm định sai giá, sai
quy cách để đạt được tiêu chuẩn cho vay. Đến giữa năm 2007, khi bong bóng thị trường bất
động sản bị vỡ, dự án kinh doanh nhà ở không còn tốt, dẫn đến các khoản vay đảm bảo
bằng bất động sản đều không còn khả năng trả nợ. Hàng loạt khoản nợ không thể thu hồi,
nhiều ngân hàng bị thua lỗ. Từ đó phát sinh một chuỗi sự kiện khác như suy thoái thị trường
vốn, suy giảm tính thanh khoản, thu hẹp tín dụng, … đã làm rung chuyển toàn cầu, lây lan
ra nhiều nước trên thế giới làm kinh tế suy thoái, nhiều tổ chức tài chính bị phá sản.
Qua đấy thấy được rằng rủi ro tín dụng có tác động rất lớn, tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực
đến ngân hàng, từ đó hàng loạt các bài nghiên cứu về mối quan hệ của rủi ro đến hoạt động
của ngân hàng được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đều mang lại các kết
quả tương tự nhau.
Theo nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trong nước như Phạm Thanh Bình (2005),
Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA (Return On Assets)
là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra rằng khả năng của hội
đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài
chính của ngân hàng, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay

cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược
lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu
tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến
động của nền kinh tế.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH ROE (Return On Equity) là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu
nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ
việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp
4


lý) (Nguyễn Việt Hùng, 2008). Chỉ tiêu này cũng được sử khá phổ biến trong phân tích hiệu
quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng, theo tài liệu của các nghiên cứu trước đây về các chỉ
tiêu có khả năng tác động đến lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm
chỉ tiêu về rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động, quy mô hoạt động cho vay, mức trích lập dự
phòng và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ. Cụ thể:
a. Rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thông thường được đo lường thông qua Tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ NPLR (Non-Performing Loans Ratio). Đây là chỉ tiêu được sử
dụng hầu hết trong các bài nghiên cứu về tác động của rủi ro đến lợi nhuận của ngân hàng
ở các nước trên thế giới. Theo một bài nghiên cứu của tác giả Ramlall (2009) đã tìm thấy
các yếu tố bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Đài
Loan trong giai đoạn nghiên cứu từ 2002 đến 2007. Trong đó, rủi ro tín dụng có tác động
tiêu cực đến tỷ suất sinh lời, cứ 1% tăng lên của rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến việc giảm 94%
tỷ suất sinh lợi. Tác giả Afriyie và Akotey (2013) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị rủi
ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng nông thôn vùng Brong Ahafo ở Ghana. Dữ liệu
được thu thập từ các báo cáo tài chính thường niên của 10 ngân hàng trong vòng 5 năm
(2006 – 2010). Biến đại diện cho lợi nhuận được sử dụng là ROA; biến đo lường tác động
quản lý rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Dữ liệu bảng sau khi hồi quy đã cho thấy một kết
quả trái ngược với lý thuyết: khi nợ xấu cao thì vẫn có thể đạt được lợi nhuận tốt. Điều này

cũng đồng nghĩa nếu ro tín dụng tăng, tỷ suất sinh lời chưa chắc sẽ giảm theo từng đặc điểm
của các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tín dụng,
chỉ số này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Việt Hùng năm 2008. Tỷ lệ này tăng lên tức ngân hàng có thêm khoản nợ tới hạn
nhưng không thu hồi được, làm phát sinh thêm rủi ro tín dụng, mà rủi ro tín dụng có tác
động tiêu cực, làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
Trên cơ sở những thảo luận này, giả thuyết nghiên cứu thứ nhất của đề tài như sau:
Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ quá hạn có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam
b. Hiệu quả hoạt động tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
Hiệu quả hoạt động tín dụng trong các nghiên cứu trước đây được xác định thông qua tỷ lệ
chi phí của hoạt động tín dụng (chi phí lãi và các chi phí tương tự) trên thu nhập của hoạt
động tín dụng (thu nhập lãi và các thu nhập tương tự) ETI (Credit’s Expense To Credit’s
Income). Theo nghiên cứu của tác giả Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2009)
áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và xem xét một số
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các 12 ngân hàng Trung Quốc thời kỳ 2000
đến 2007. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi có tác động
trái chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có nghĩa là tỷ lệ chi phí lãi càng cao thì
5


hoạt động của ngân hàng hiệu quả càng thấp. Còn theo tác giả Abbas và các cộng sự (2014)
đã thực nghiệm nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng (ba biến giải thích là tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) đến lợi nhuận của ngân hàng
ngân hàng (ROA) tại Pakistan trong giai đoạn từ 2006 đến 2011. Kết quả quả hồi quy cho
thấy rủi ro tín dụng hoàn toàn có tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ
thể khi tỷ lệ nợ xấu, tổng chi phí lãi/tổng thu nhập lãi và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng
1% sẽ làm cho ROA giảm lần tương ứng là 1.6%, 3% và 9%. Qua hai nghiên cứu trên cho
thấy, tỷ lệ chi phí lãi đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân
hàng. Trong chỉ tiêu này, tử số thể hiện khoản ngân hàng chi ra trong hoạt động tín dụng

như trả lãi tiền gửi, trả lãi các khoản ngân hàng đi vay để có được nguồn vốn đầu vào, còn
mẫu số là các khoản thu của ngân hàng trong hoạt động tín dụng như thu lãi của các khoản
cho vay, thu lãi tiền ngân hàng đi gửi, … thể hiện kết quả của đầu ra. Nó cho biết ngân hàng
có đang sử dụng đầu vào để tạo đầu ra một cách có hiệu quả hay không. Nếu chỉ tiêu này
càng cao, tức khoản thu nhập ở mẫu số bị giảm đi trong khi khoản chi phí là tử số thì không
đổi hoặc tăng lên, cũng cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng kém chất lượng, dễ bị
phát sinh rủi ro tín dụng. Do đó chỉ tiêu này có kỳ vọng sẽ tác động ngược chiều với lợi
nhuận ngân hàng. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ hai của đề tài được phát triển như
sau.
Giả thuyết H2: Hiệu quả hoạt động tín dụng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
c. Quy mô hoạt động cho vay và lợi nhuận ngân hàng
Quy mô hoạt động cho vay được xác định theo tỷ lệ doanh số cho vay trên tổng tài sản
LTA. Do các khoản vay ngân hàng là tương đối kém thanh khoản và chịu rủi ro vỡ nợ cao
hơn so với tài sản của ngân hàng khác, ngụ ý một sự tiềm tàng phát sinh rủi ro tín dụng
(U.S. Business Reporter, 2015). Bài nghiên cứu của tác giả Fitch Ratings năm 2009 đã chỉ
ra rằng tỷ lệ này càng lớn sẽ có tác động làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy
nhiên theo nghiên cứu của tác giả Võ Bảo Mai Trâm (2013) đã phân tích yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận tám ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam từ 2007 đến 2012. Từ mô hình
hồi quy, Võ Bảo Mai Trâm thu được kết quả là chỉ tiêu tổng dự nợ/tổng tài sản không có ý
nghĩa thống kê, đồng nghĩa với việc nó không có tác động đến ROA. Tuy nhiên, khi tỷ số
này càng cao cho thấy ngân hàng đang thực hiện mở rộng doanh số cho vay, nhưng với
doanh số cho vay lớn nếu không được hoàn trả đúng hạn, ngân hàng có khả năng hứng chịu
mức độ thiệt hại từ rủi ro tín dụng cao hơn, làm giảm lợi nhuận, hay nói cách khác có tác
động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng có ít sức đối phó hơn
với nguy cơ rút tiền gửi ồ ạt bất ngờ khi rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó tác gỉa đặt giả thuyết
H3 đối với chỉ tiêu này là:
Giả thuyết H3: Quy mô hoạt động cho vay có tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.
6



d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ RTL (Non-performing loan’s Reserves To
gross Loans) theo một nghiên cứu của tác giả Gizaw và các cộng sự (2015) nghiên cứu tác
động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại ở Ethiopia, dữ liệu
nghiên cứu thu thập từ tám ngân hàng thương mại Ethiopia trong 10 năm từ 2003 đến 2012.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của ngân hàng, còn tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến lợi nhuận
ngân hàng. Theo một bài nghiên cứu khác của Oke và các cộng sự (2012) thực hiện lại
nghiên cứu này tại quốc gia Nigeria. Họ sử dụng dữ liệu thu thập từ 5 ngân hàng được chọn
trong khoảng thời gian 11 năm (từ 2000 đến 2010). Kết quả hồi quy cho thấy khi tỷ lệ nợ
xấu và tổng dự nợ/tổng tiền gửi tăng 100% sẽ làm ROA giảm tương ứng là 6.2% và 0.65%.
Trong khi đó tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lại tác động tích cực đến ROA khi tỷ lệ này tăng
100% sẽ làm ROA tăng 9.6%. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Norman và các cộng sự
(2015) đã tiến hành đo lường tác động của rủi ro tín dụng lên lợi nhuận của 18 ngân hàng
ở Bangladesh từ 2003 đến 2013. Kết quả thu được sau khi hồi quy dữ liệu bằng mô hình
tác động ngẫu nhiên REM, GLS và GMM là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
luôn tác động nghịch chiều với ROA, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo Fitch ratings
(2009), tỷ lệ này phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng, chỉ ra có bao nhiêu
phần trăm trong tổng doanh số đã cho vay mà không còn tạo lợi nhuận được nữa. Tỷ lệ này
càng cao, chất lượng khoản vay càng kém và do đó rủi ro tín dụng càng cao, làm giảm lợi
nhuận thu về của tác giả. Do đó tác giả đặt giả thuyết là
Giả thuyết H4: Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận
của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
e. Tỷ lệ thu nhập lãi và lợi nhuận ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ ITL (Credit’s Income To gross Loans) được nghiên cứu
trong mô hình hồi quy của tác giả Ravy (2012) đã nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng
đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Nigeria với mẫu dữ liệu được lấy trong khoảng thời
gian từ 2004 đến 2008 từ các báo cáo thường niên. Bằng phương pháp hồi quy, kết quả cho

thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đều có tác động tiêu
cực đến lợi nhuận của ngân hàng (ROA), còn tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ có tác động
cùng chiều với ROA. Một nghiên cứu khac của các tác giả Alper và Anbar cũng tiến hành
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 10 ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ kỳ
trong chín năm từ 2002 đến 2010 thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định
FEM. Trong số các kết quả thu được sau cùng cũng cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư
nợ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh
lời của các khoản vay. Tỷ lệ này càng cao cho thấy các khoản vay càng có chất lượng tốt,
rủi ro tín dụng đối với ngân hàng càng thấp, do đó giả thuyết đặt ra với chỉ tiêu này là
Giả thuyết H5: Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ có tác động biến động cùng chiều đến lợi
7


nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2.2 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Trình tự thực hiện nghiên cứu của tác giả bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Đặt giả thuyết nghiên cứu
Bước 2: Xác định cơ sở chọn mẫu nghiên cứu
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu
Bước 4: Tiến hành chạy mô hình, thu thập kết quả
Bước 5: Phân tích thống kê mô tả
Bước 6: Phân tích ma trận hệ số tương quan.
Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa tất cả
các biến cần nghiên cứu, cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE), tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi (ETI),
tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tổng dư nợ (NPLR), tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (LTA), tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (RTL) và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ
(ITL). Các biến này sẽ được nói đến rõ hơn ở những phần sau.
Bước 7: Thực hiện ước lượng hồi quy.

Bước 8: Đánh giá độ phù hợp của mô hình.
Hệ số xác định R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa
vào mô hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. Tuy nhiên điều này
cũng được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp
hơn với dữ liệu. Như vậy R-squared có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước
đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong
mô hình. Tuy nhiên để đánh giá độ phù hợp của mô hình một cách an toàn hơn, ta còn xét
đến hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R-squared) từ R2 để phản ảnh sát hơn mức độ phù hợp
của mô hình bởi R2 điều chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến được thêm vào
phương trình và không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó tránh không thổi
phồng mức độ phù hợp của mô hình.
Bước 9: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
Vấn đề đa cộng tuyến xảy ra khi các biến (nhân tố) độc lập có tương quan tuyến tính khá
mạnh với nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan
tuyến tính hiện hữu giữa 2 biến độc lập trở lên trong mô hình. Khi đó sẽ dẫn đến các vấn đề
như hạn chế giá trị của r bình phương; làm sai lệch hoặc đổi dấu các hệ số hồi quy
Việc kiểm định đa cộng tuyến có nhiều cách, tuy nhiên có hai cách phổ biến được tác giả
Damodar N. Gujarati (2004) đề cập đến đó là dựa vào ma trận các hệ số tương quan từng
8


đôi giữa các biến hồi quy độc lập và kiểm tra nhân tử phóng đại VIF (variance-inflating
factor) như sau: hệ số tương quan từng đôi giữa các biến hồi quy độc lập: nếu hệ số tương
quan từng đôi giữa hai biến hồi quy độc lập cao hơn 0,8, thì đa cộng tuyến trở thành một
vấn đề nghiêm trọng. Đối với nhân tử phóng đại VIF, quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là
dấu hiệu của đa cộng tuyến.

2.3 CƠ SỞ CHỌN MẪU CÁC NHTM ĐẠI DIỆN
Theo số liệu thống kê của NHNN, hiện nay nước ta có hơn 35 ngân hàng NHTM. Dựa trên
số liệu có thể thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tác giả chọn ra 33 ngân hàng

để nghiên cứu và phân tích, đây là những NHTM có sự tương đồng về quy mô, đại diện cho
các hình thức sở hữu khác nhau, ngày càng chiếm thị phần chủ yếu, có thể đại diện cho hệ
thống các NHTM tại Việt Nam. Đó là các các NHTM nhà nước có quy mô và thị phần tín
dụng lớn, các ngân NHTM tư nhân đã niêm yết và các ngân hàng liên doanh với nước ngoài
giai đoạn từ năm 2006 đến 2014.
Sau khi đã chọn được mẫu nghiên cứu, ta sẽ xác định các biến cho mô hình nghiên cứu. Các
biến được chọn là những chỉ tiêu phản ánh, đo lường rủi ro tín dụng cũng như lợi nhuận của
các NHTM, đồng thời dự đoán chiều hướng tác động của các biến giải thích lên biến phụ
thuộc.

2.4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mặc dù vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở trong nước đã
được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này đều tiếp cận theo phương
pháp phân tích định tính truyền thống và phạm vi nghiên cứu chỉ bó hẹp trong phân tích
cho một hoặc một vài ngân hàng thương mại nhà nước, hoặc chỉ trong phạm vi các ngân
hàng thương mại được niêm yết. Trong khi đó các nghiên cứu định lượng còn ít và hạn chế
nhiều về phương pháp tiếp cận.
Ở nước ngoài, phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nhiều trong một số các
nghiên cứu như bài nghiên cứu các ngân hàng thuộc quốc gia Nigeria của Hamisu (2014)
cũng đã chứng minh được tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận. Tác giả sử
dụng mô hình hồi quy OLS trên phương trình như sau:
ROA = α0 + α1NPL/LA+ α2LA/TD + е
Trong đó, biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và các biến độc
lập là các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng gồm tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ (NPL/LA),
tỷ lệ doanh số cho vay trên doanh số tiền gửi (LA/TD) đã có được kết quả như sau:
ROA = 1,634046 - 0,515976 NPL/LA – 2,519801 LA/TD + e
Các hệ số gắn với các biến độc lập mang giá trị âm cho thấy tác động nghịch chiều. Cụ thể
tỷ lệ NPL/LA tăng 1% thì ROA sẽ giảm đi gần 51,6%, tỷ lệ LA/TD tăng 1% thì ROA sẽ
giảm đi khoảng 251,98%.
Trong khi đó, cũng nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận, sử dụng các

9


biến về lợi nhuận và rủi ro tín dụng như trên nhưng Olawale (2014) sử dụng mô hình hồi
quy đơn, và có được kết quả như sau:
ROA = 0,022 - 0,094LA/TD - 0,463NPL/LA + e
Mặc dù Olawale (2014) tách ra phân tích riêng sự tác động của từng biến rủi ro đến ROA,
nhưng các kết quả vẫn đưa đến sự giảm đi của ROA khi có sự tăng lên của LA/TD hoặc
NPL/LA.
Cũng thực hiện nghiên cứu này nhưng tại các ngân hàng thương mại ở Nepal, Ravi (2012)
sử dụng mô hình với biến độc lập khác hai nghiên cứu trên, cụ thể như sau:
ROA = β0 + β1DR + β2CLA+ β3CAR+ e
Trong đó, DR (Default rate) là tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ, CLA (Cost per loan asset) là tỷ lệ
chi phí hoạt động trên tổng nợ, CAR (Capital Adequacy Ratio) là tỷ lệ an toàn vốn. Ravi
(2012) tìm thấy kết quả là một sự tăng lên 1% của các chỉ tiêu DR, CLA, CAR sẽ làm giảm
chỉ tiêu ROA lần lượt là 56%, 4,8%, 25,2%.
Tương tự, các bài nghiên cứu về sự tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động tại
một số quốc gia khác như tại Pakistan của Asad Abbas và các tác giả (2014), tại Kenya của
Danson và Adano (2011) và tại Ethiopia của Million và các tác giả (2015) cũng đều thể
hiện ảnh hưởng tiêu cực mặc dù các mô hình đều có nét khác biệt riêng.
Như vậy, tác động của rủi ro tín dụng lên lợi nhuận của các ngân hàng ở Việt Nam liệu rằng
sẽ có cùng kết quả như các quốc gia khác hay không, để làm rõ được vấn đề này tác giả sẽ
tiến hành thực hiện nghiên cứu sự tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam
Ở bài nghiên cứu này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng bao gồm
thống kê mô tả, phân tích ma trận hệ số tương quan, phân tích hồi quy để nghiên cứu tác
động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động tạo lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam
dựa trên một số NHTM mẫu có tính đại diện. Như vậy, biến phụ thuộc là các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả hoạt động, biến độc lập là các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Dựa vào nội
dung ở phần 2.1, các chỉ tiêu sẽ được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm lợi

nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên VCSH, các chỉ tiêu được dùng để
đo lường rủi ro tín dụng bao gồm tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ
và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ.
Mô hình có dạng như sau:
ROA = β0 + β1 ETI + β2 NPLR+ β3 LTA + β4 RTL + β5 ITL + е (1)
ROE = β’0 + β’1 ETI + β’2 NPLR+ β’3 LTA + β’4 RTL + β’5 ITL + е (2)
Trong đó:
ROA (Return On Assets) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.
ROE (Return On Equity) là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
10


ETI (Credit’s Expense To Credit’s Income) là tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi.
NPLR (Non-Performing Loans Ratio) là tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ.
LTA (Gross Loans To total Assets) là tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản.
RTL (Non-performing loan’s Reserves To gross Loans) là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
trên tổng dư nợ.
ITL (Credit’s Income To gross Loans) là tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ.
βi là các hệ số thể hiện sự mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. e là sai số.
Mô hình nghiên cứu này được tác giả phát triển dựa trên mô hình của Hamisu (2014) như
sau:
ROA = α0 + α1NPL/LA+ α2LA/TD + е
Tuy nhiên tác giả xây dựng mô hình này không hoàn toàn giống với mô hình của Hamisu,
biến đo lường rủi ro tín dụng bằng tỷ lệ doanh số tiền gửi trên tổng dư nợ cho vay (LA/TD)
trong mô hình của Hamisu đã không được giữ lại do biến này có tính thiên về đo lường khả
năng thanh khoản nhiều hơn (theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam). Bên cạnh đó, dựa trên
một số bài nghiên cứu khác về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động, tác giả bổ sung
thêm một số biến đo lường rủi ro tín dụng khác vào mô hình. Từ mô hình của tác giả Nguyễn
Việt Hùng (2008), Fitch Ratings (2009), tác giả bổ sung biến LTA và RTL. Dựa vào mô

hình của tác giả Ravi (2012), tác giả đã bổ sung biến tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ (ITL).
Ngoài ra, dựa theo bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008), định nghĩa hiệu
quả hoạt động cũng cho thấy dấu hiệu tác động của biến ETI.
Từ các biến được đề cập và phân tích, tác giả lập bảng kỳ vọng chiều hướng tác động của
các biến đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như dưới bảng 2.1 như sau
Bảng 2.1 Tóm tắt chiều hướng tác động của các chỉ tiêu đo lường RRTD đến
lợi nhuận của các NHTM
Biến quan sát

Tác động theo kỳ vọng

Tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi (ETI)

-

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPLR)

-

Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (LTA)

-

Tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ (RTL)

-

Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ (ITL)

+


Ghi chú:
(-): tác động ngược chiều (+): tác động cùng chiều
Sau khi mô hình đã được xác định, ta sẽ tiến hành đưa số liệu để được thu thập từ 33 ngân
11


hàng mẫu đã được chọn ở mục 2.4 trong khoảng thời gian từ năm 2006- 2014 vào để chạy
mô hình và bắt đầu phân tích các kết quả ở chương tiếp theo.
Kết luận chương 2:
Như vậy, kết thúc chương 2, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận, lập trình tự nghiên cứu để
thực hiện bài nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học. Tác giả đã thực hiện và xây dựng
được mô hình nghiên cứu, từ đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm stata và cho ra
các kết quả làm cơ sở phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân
hàng ở chương tiếp theo sau đây.

12


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC
NHTM TẠI VIỆT NAM
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đã đề ra ở chương 1, sau khi thu thập và xử lý
số liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, việc phân tích chặt chẽ các kết quả của mô hình là
vô cùng quan trọng.

3.1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2006- 2014.


3.1.1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tài sản tại các NHTM trong thời gian qua có sự tăng trưởng rõ rệt, được thể hiện theo nhóm
ngân hàng trong biểu đồ 3.1 như sau
Biểu đồ 3.1. Tình hình tài sản các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng.
3000000

2500000

2000000

1500000

1000000

500000

0
NHNN

NHTMCP
2011

2012

2013

NNNg
2014


Ghi chú:
NHTMNN: NHTM nhà nước
NHTMCP: NHTM cổ phần
NHNNg: NHTM nước ngoài
Qua biểu đồ 3.1 ta thấy rằng NHNN và NHTMCP là 2 nhóm ngân hàng có tổng tài sản cao
nhất, chiếm hơn 2/3 giá trị tổng tài sản của ngành ngân hàng qua các năm. Giai đoạn từ năm
13


2012 các NHTM cổ phần rõ ràng tăng trưởng nhanh hơn các NHTM nhà nước.
Ngoài ra, tuy chỉ có 5 NHNN nhưng giá trị tổng tài sản của nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng
rất cao và ngày càng tăng trưởng. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tại thời điểm
năm 2014, tổng tài sản của Vietinbank đang dẫn đầu hệ thống với hơn 597 nghìn tỷ đồng,
theo sau là BIDV với 579 nghìn tỷ và Vietcombank hơn 504 nghìn tỷ đồng. (số liệu được
đính kèm trong phần phụ lục 1). Các ngân hàng này cũng bỏ khá xa tài sản của các ngân
hàng cổ phần nhóm sau với quy mô gấp hơn 2 lần. Tổng tài sản của MDBank hiện đang
nhỏ nhất hệ thống khi đạt chưa đầy 7 nghìn tỷ đồng. Cùng với SaiGonBank thì đây là 2
ngân hàng duy nhất có tổng tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng.
Tình hình cơ cấu tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam được thể hiện qua hình 2.1sau
đây:
Hình 3.1 Cơ cấu tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2013- 2014
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của KPMG
Hình 3.1 cho ta thấy được cơ cấu tài sản của các NHTM qua hai năm gần đây. Nhìn chung,
dư nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản của các ngân hàng. Đây là
nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là thành phần chứa đựng rủi ro
lớn nhất mà ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm và quản lý chặt chẽ. Khoản mục lớn thứ
hai đó là tiền gửi và cho vay với các tổ chức tín dụng khác, hay nói cách khác là các khoản

giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng có mối liên hệ với nhau
rất lớn, nên nếu một ngân hàng hoạt động thất bại thua lỗ thì cũng sẽ có khả năng làm lây
lan ảnh hưởng tiêu cực các ngân hàng khác, cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 là một
14


minh chứng. Chứng khoán đầu tư chiếm tỷ trọng lớn thứ ba và cuối cùng là các một số
khoản mục tài sản khác.
3.1.2 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM 2011- 2014
Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng vốn điều lệ theo nhóm của các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng.
200
180
160
140
120

2011

100

2012
2013

80

2014


60
40
20
0
NHTMNN

NHTMCP

NHNNG

Nguồn: Tổng hợp BCTC của các NHTM
Ghi chú:
NHTMNN: NHTM nhà nước
NHTMCP: NHTM cổ phần
NHNNg: NHTM nước ngoài
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại quốc doanh có lượng vốn điều lệ khá cao so với các
NHTMCP khác. Năm 2012, dựa vào biểu đồ 3.2, ta thấy nhóm các NHTM nhà nước bao
gồm 5 ngân hàng nhưng có vốn điều lệ gần 120 tỷ đồng, chiếm 36% vốn của toàn hệ thống,
trong khi nhóm NHTM cổ phần là gần 180 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 40% vốn của toàn hệ
thống.
Đến năm 2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng
2,21% so với cuối 2013. Trong đó nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều
lệ 130.634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của
toàn hệ thống. Phụ lục 1 cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn
điều lệ với hơn 37,200 tỷ đồng, cao hơn trên dưới chục nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí
tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank. Trong hệ thống, vẫn có 12 ngân hàng vốn
15


điều lệ dưới 4,000 tỷ, trong đó có 6 ngân hàng vốn tròn 3,000 tỷ - tối thiểu theo quy định

của NHNN – đó là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank
và VietBank.
Về cơ cấu nợ phải trả được thể hiện trong hình 2.2 như sau
Hình 3.2 Cơ cấu nợ phải trả của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2013- 2014
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của KPMG.
Hình 3.2 cho ta thấy được cơ cấu nợ phải trả của các NHTM giai đoạn 2013- 2014. Tiền
gửi của khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống NHTM. Đây là
nguồn đầu vào chủ yếu của các NHTM cho hoạt động tín dụng, ngân hàng sử dụng các
nguồn vốn nhàn rỗi huy động được là những khoản tiền gửi này và sau đó cung cấp cho
các chủ thể cần vốn. Khoản mục này là lớn nhất vì vậy tạo nên áp lực phải trả chủ yếu của
các NHTM. Quan trọng hơn khi sử dụng chúng để hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải
hết sức thận trọng trong việc phê duyệt cho vay bởi nếu rủi ro tín dụng xảy ra cho lượng
lớn các khoản vay thì ngân hàng không những chỉ bị mất thu nhập lãi mà còn mất thanh
khoản, không đủ vốn để trả cho các khoản tiền gửi đến hạn dễ dẫn đến sụp đổ, phá sản
như những cuộc khủng hoảng đã xảy ra trước đây. Khoản mục tiền gửi và vay các tổ chức
tín dụng khác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nợ phải trả của các ngân hàng. Như
đã nói ở phần tài sản thì hiện nay các NHTM Việt Nam đều đang có mối liên hệ với nhau
trên thị trường liên ngân hàng rất sôi nổi.
3.1.3 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Hệ thống ngân hàng Việt Nam được thành lập 1990 và có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ.
16


Kể năm 2007 đến nay tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành là 19.47% và đây là mức
tăng trưởng cao hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2007- 2014
của nền kinh tế Việt Nam (theo báo cáo ngành ngân hàng của MBS). Doanh thu cụ thể của
ngành tín dụng giai đoạn 2007- 2014 được thống kê trong bảng dưới đây.
Bảng 3.1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành ngân hàng 2007- 2014.

Năm
Doanh thu
Tăng trưởng
doanh thu

2007
26746.36

2008
36971.06

2009
40451.14

2010
59225.04

2011
84462.41

2012
85247.01

38.23

9.41

46.41

42.61


0.93

2013
2014
85951.15 92903.25
0.83

8.09

Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Tín dụng là hình thức kinh doanh chủ chốt của tất cả các NHTM. Cùng với sự tác động của
nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều chịu
nhiều ảnh hưởng và có những biến động trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ sau
năm 2007.
Quy mô và tầm quan trọng của ngành ngân hàng so với nền kinh tế cũng tăng theo thời
gian, và cũng từ năm 2007, quy mô tín dụng trên tổng GDP nền kinh tế luôn ở mức cao hơn
80%, cụ thể qua đồ thị trong hình dưới đây
Hình 3.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và quy mô tín dụng/GDP
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của MBS
Hình 3.3 cho thấy được các ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng trong
tín dụng từ năm 2001, đạt điểm cao nhất vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng là
53,9%. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014, tăng trưởng tín dụng của ngành giảm mạnh
và chỉ còn 13% vào năm 2014. Tuy nhiên, từ sau năm 2007, đóng góp của ngành ngân
17


hàng vào GDP chiếm tỉ lệ càng cao, càng thể hiện tầm quan trọng của ngành ngân hàng

trong nền kinh tế hiện nay.
3.1.4 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Giai đoạn những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng nợ xấu
tăng liên tục như hình 3.4 như sau
Hình 3.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015.
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của VCBS.
Thông qua hình 3.4, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng đều
qua các năm theo báo cáo của các ngân hàng.
Dựa vào số liệu tổng hợp, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007, đến năm 2010, tỷ
lệ nợ xấu của hệ thống NHTM theo báo cáo của NHNN chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ
2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc
dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa
được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ
lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 27,65% (hình 3.3...Và các
NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định
hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.
Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85,000 tỷ đồng, chiếm 3.3% tổng dư nợ.
Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động
kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và
có phần thắt chặt, nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát và tình trạng doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng
thương mại, làm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu;
18


×