Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài thuyết trình đạt nhất cấp tỉnh. Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.83 KB, 6 trang )

BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI GIÁO DỤC MẦM NON CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020- 2021
Họ và tên: Lê Thị Hải Anh
Trường: Mầm non TT Thổ Tang – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Kính thưa quý vị Đại biểu, Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi!
Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết giáo dục học phải hiểu con
người về mọi mặt”. Giáo dục có nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo sự phát triển toàn
diện, chuẩn bị những hành trang vững chắc cho trẻ bước vào cuộc sống. Giáo dục
thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là sự hình thành và phát triển nhân cách cho
trẻ. Giúp trẻ tự tin, thích ứng với môi trường, chống chọi bệnh tật. Trẻ sẽ lĩnh hội
đầy đủ về chuẩn mực hành vi đẹp và văn minh. Vì vậy mà tơi ln trăn trở mình
phải làm gì, để rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ được tốt nhất.
Năm học vừa qua tôi được Nhà trường phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6
tuổi trong q trình giảng dạy tơi gặp:
Thuận lợi:
- Trường của chúng tơi nói chung và lớp học của tơi nói riêng được đầu tư cơ
sở vật chất khang trang, tiện nghi. BGH thường xuyên quan tâm và kịp thời hỗ trợ
những khó khăn trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Đa số phụ huynh ủng hộ các hoạt động của trường, của lớp.
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, 100% các cháu ăn bán trú tại trường.
Khó khăn:
- Phụ huynh cịn chưa quan tâm đến việc rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn
minh cho trẻ.
- Do các gia đình bây giờ sinh ít con nên trẻ được cha mẹ nuông chiều, làm thay
những việc mà lẽ ra là trẻ phải tự làm. Tạo cho trẻ thói quen ỉ lại, khơng tự lập....
Bảng khảo sát đầu năm học
Tổng
số trẻ
30



Kết quả đánh giá
Đạt
Chưa đạt

Nội dung khảo sát

Số trẻ Tỉ lệ %
Thói quen vệ sinh thân thể
Thói quen ăn uống có văn hóa
vệ sinh
Thói quen hoạt động có văn
hóa vệ sinh

Số trẻ

Tỉ lệ %

17

56

13

44

15

50


15

50

13

43

17

57
1


Thói quen giao tiếp có văn hóa

16

53

14

47

Trước tình hình thực tế nêu trên và yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ năm
học tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đạt kết quả tốt. Tôi xin chia sẻ
với quý vị “ Một số biện pháp rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
Biện pháp 1: Xác định nội dung rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn
minh cho trẻ từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể.

Dựa mục tiêu giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi tơi xây dựng những nội dung rèn
thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ bao gồm:
ND1: Rèn thói quen vệ sinh thân thể:
- Thói quen rửa tay
- Thói quen rửa mặt
- Thói quen đánh răng
- Thói quen chải tóc
- Thói quen mặc quần áo sạch sẽ
ND2: Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh
- Văn hóa vệ sinh trước khi ăn
- Văn hóa vệ sinh trong khi ăn
- Văn hóa vệ sinh sau khi ăn
ND3: Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh
- Giữ gìn ngăn nắp nơi học tập, nơi chơi, nơi lao động và nơi sinh hoạt.
- Biết sắp xếp, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, sách vở của bản thân.
ND4: Thói quen giao tiếp có văn hóa
- Trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và chia tay
- Trẻ biết đề nghị khi có nhu cầu, thể hiện sự quan tâm khi mọi người xung
quanh cần và đáp lại sự quan tâm của người khác.
- Trẻ biết nhận lỗi, biết sửa lỗi và biết cư xử đúng mực với mọi người.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động
* Môi trường vật chất:
Trong lớp học tơi sắp xếp, trang trí đồ dùng, đồ chơi khoa học, đẹp mắt phù
hợp với chế độ sinh hoạt và học tập của trẻ. Ngoài các đồ dùng đồ chơi được cấp tôi
chuẩn bị và làm thêm các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu khác nhau,
đặc biệt là các vật liệu tái chế để phục vụ các hoạt động mang tính mới mà tơi đã
xây dựng.
2



Tôi rất quan tâm đến khu vực nhà vệ sinh, tơi và đồng nghiệp đã tiến hành
trang trí khu vực vệ sinh đẹp mắt với đầy đủ các đồ dùng phục vụ vệ sinh: Xà phòng
rửa tay, giấy vệ sinh, khăn lau tay, lược chải đầu... và luôn được dọn dẹp sạch sẽ.
* Môi trường xã hội
Tôi xây dựng môi trường xã hội tại lớp học với các tiêu chí: Lời nói văn
minh, hành động văn minh và giao tiếp ứng xử văn minh.
Ngôn ngữ giao tiếp với trẻ rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Luôn lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của trẻ, dạy trẻ lắng nghe mọi người xung quanh nói. Đối xử cơng bằng
với tất cả các trẻ. Trong một ngày làm việc đơi lúc có sự mệt mỏi và căng thẳng
nhưng tơi ln nhẹ nhàng, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề với trẻ một cách văn
minh, khoa học và mang tính giáo dục tốt nhất.
Biện pháp 3: Rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi
lúc mọi nơi thông qua các hoạt động của trẻ.
* Hoạt động đón, trả trẻ
Tơi tạo cho trẻ thói quen chào hỏi: cơ giáo, bố mẹ, bạn bè ....khi đến lớp và
trước khi ra về, khi muốn ra ngồi biết xin phép cơ giáo. Trẻ biết tự làm các công
việc: Cất dép, ba lô, mũ, áo....đúng nơi quy định.
* Hoạt động học có chủ đích
Trong hoạt động LQVVH khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Gấu con bị sâu
răng” tơi tích hợp nội dung giáo dục trẻ ăn ít đồ ngọt vào buổi tối và đánh răng
trước khi đi ngủ để không bị sâu răng. Dạy thơ “Thương ông”, “Làm anh”, “Quạt
cho bà ngủ” tôi giáo dục trẻ lễ phép với ông bà, bố mẹ, anh chị em….giúp đỡ những
người thân yêu công việc vừa sức: quạt mát cho bà, chơi cùng với em, biết đỡ ông
lên bậc thềm khi ông bị đau chân….
Trong hoạt động KPKH ở chủ đề bản thân sau khi được tìm hiểu về các bộ
phận trên cơ thể, trẻ biết được lợi ích của chúng thì tơi đưa ra bài học giáo dục vệ
sinh, chăm sóc các bộ phận đó như thế nào: Vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc quần áo
sạch đẹp và phù hợp với thời tiết. Và kết hợp với việc cho trẻ thực hành mô phỏng
các thao tác chăm sóc, bảo vệ: rửa tay, rửa mặt, đánh răng....
Hoạt động âm nhạc là hoạt động sôi nổi và ln lơi cuốn được trẻ vì vậy mà

việc rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ qua các bài hát trẻ sẽ lĩnh hội
các nội dung một cách nhẹ nhàng và thoải mái:
VD: Dạy trẻ hát “Đi học về”, “Lễ phép” thông qua bài hát tôi giáo dục trẻ
biết chào hỏi lễ phép với những người thân yêu trong gia đình khi đi học về.
*Hoạt động vui chơi ở các góc

3


Đối vơi trẻ ở lứa tuổi này trẻ học qua chơi. Trong giờ vui chơi trẻ được thực
hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến
hành lồng hành vi văn minh vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào
hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng 2 tay, tôi theo dõi quan sát, lắng
nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình
thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
VD: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ
nào? Đau ra sao?
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận
thuốc, nhận đơn thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn cơ y tá, bác sĩ
VD: qua trị chơi đóng vai “Đầu bếp” trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi
bắt tay vào sơ chế các món ăn, biết rửa thức ăn dưới vòi nước sạch và biết bỏ rác
thải vào thùng đựng rác.
Ngồi việc rèn thói quen giao tiếp có văn hóa thì sau khi trẻ chơi tơi rèn cho
trẻ thói quen cất xếp đồ dùng đồ chơi gọn gang sau khi chơi và lau rọn các góc chơi.
*Hoạt động ăn trưa và ăn phụ chiều
Tôi rèn cho trẻ thói quen ăn uống văn hóa có vệ sinh và thói quen giao tiếp có
văn hóa trong ăn uống. Đó là trước khi ăn phải đi rửa tay, ngồi đúng tổ, xếp hàng
khi lên lấy đồ ăn, nói lời “Con cảm ơn cô” khi nhận đồ ăn và mời cô và mời các bạn
trước khi ăn. Trong quá trình ăn thì tạo cho trẻ thói quen: Ngồi ngay ngắn, khơng

nói chuyện, nhai kĩ trước khi nuốt, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, không bỏ dở suất ăn…
Sau khi ăn biết cất bát, thìa đúng nơi quy định, lau mặt, lau tay và lau dọn bàn ghế
giúp cô.
* Hoạt động chiều
Tôi dành nhiều thời gian cho việc dạy trẻ kĩ năng, thói quen: Rửa tay, rửa
mặt, gấp quần áo; biết xin lỗi khi làm sai, mạnh dạn chỗ đông người, dạy trẻ giữ lời
hứa, gõ cửa trước khi vào, nhường nhịn em, xếp hàng nơi công cộng, bỏ rác đúng
nơi quy định…. Qua đó giúp trẻ ơn luyện, củng cố các kĩ năng, thói quen hành vi
văn minh chính xác hơn.
Biện pháp 4: Nêu gương, khen thưởng
Đối với trẻ em giữa việc nhận được lời động viên khen ngợi và chưa được
động viên khen ngợi thì đa số tâm lý trẻ đều thích được khen. Nắm được đặc điểm
tâm lý đó của trẻ nên tôi sử dụng biện pháp này ở hầu hết các hoạt động trong ngày.
Tôi chú ý quan sát trẻ phát hiện hành vi, cử chỉ, việc làm tốt để động viên, tuyên
dương trẻ kịp thời. Có thể bằng hình thức khen ngợi, thưởng sao, ticker và ghi vào
số nhật kí để cuối tuần bình bầu ngơi sao bé ngoan.
4


Khi tuyên dương trẻ tôi dùng lời lẽ vui vẻ mang tính tự hào, ca ngợi để trẻ
tiếp tục duy trì hành vi tốt. Đối với hành vi, việc làm chưa tốt tôi nhắc nhở với thái
độ gần gũi yêu thương, thân mật để trẻ tiến bộ hơn.
Biện pháp 5. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo
và phụ huynh.
Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mầm non môi trường xã hội tiếp xúc chưa
mở rộng, chủ yếu là gia đình và lớp học. Vì vậy mà giáo viên và những người thân
trong gia đình có ý nghĩa vơ cùng quan trọng tác động trực tiếp đến trẻ. Chính vì
vậy mà cơ giáo và gia đinh phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau để giáo dục trẻ toàn
diện và hiệu quả nhất.
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học và thông qua hoạt động đón, trả trẻ

hằng ngày tơi đã trao đổi, chia sẻ những kiến thức cũng như vai trò của việc rèn thói
quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ với phụ huynh. Từ đó đưa ra mong muốn
về việc tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ từ phía gia đình. Cơ giáo và những
người thân trong gia đình hãy là tấm gương đẹp cho trẻ học tập và noi theo.
VD: Khi trẻ chào cơ thì cơ phải đáp lại “Cô chào con!” khi trẻ mời cơm cơ
“Chúng con mời cơ ăn cơm” thì cơ đáp lại “Cô chúc các con ăn ngon miệng”, khi
trẻ làm giúp cơ việc gì thì cơ phải cảm ơn trẻ….Trang phục của cô khi đến lớp gọn
gàng, sạch đẹp. Ngôn ngữ giao tiếp với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh chuẩn mực thể
hiện sự văn minh, lịch sự, thân thiện và gần gũi.
VD: Cha mẹ giao tiếp với nhau và giao tiếp với trẻ đúng mực, yêu thương tôn
trọng trẻ, động viên khích lệ trẻ làm những cơng việc vừa sức: Dọn đồ chơi, lau bàn
ghế, gấp quần áo, chuẩn bị đồ dùng trước khi đi học.... Dạy trẻ chào hỏi lễ phép với
mọi người và rèn thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ.
Kết quả khi áp dụng các biện pháp
Qua thực hiện, ứng dụng đề tài một năm học tôi nhận thấy:
Trẻ đã có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh: Trang phục sạch sẽ
khi đến trường, tự cất đồ dùng cá nhân của mình, chủ động chào hỏi cô giáo, lễ
phép, ý thực về vệ sinh thân thể và nhiều kĩ năng khác phù hợp với lứa tuổi.
Phụ huynh đã nhận thức rõ hơn về vai trị, lợi ích của việc rèn thới quen vệ
sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Nhận thấy được sự tiến bộ rõ rệt của con em mình
nên phụ huynh khá hài lòng và yên tâm khi gửi con cho chúng tôi.
Nề nếp học sinh lớp tôi được nhà trường đánh giá tốt, chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ được nâng cao bởi vì trẻ tự giác ở hầu hết các hoạt động.
Sau đây là bảng so sánh kết quả khảo sát đầu năm và kết quả đánh giá cuối
năm sau khi áp dụng sáng kiến:
5


Nhóm đối chứng
Số trẻ/tỉ lệ %


Nội dung khảo sát
Thói quen vệ sinh
Tổng thân thể
số trẻ Thói quen ăn uống
30
có văn hóa vệ sinh
Thói quen hoạt động
có văn hóa vệ sinh
Thói quen giao tiếp
có văn hóa

Nhóm thực nghiệm
Số trẻ/tỉ lệ %

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa
đạt

17/30 = 56%

13/30 = 44%

29/30 = 97%


1/30= 3%

15/30 = 50%

15/30 = 50%

30/30= 100%

0%

13/30 = 43%

17/30 = 57%

30/30= 100%

0%

16/30 = 53%

14/30 = 47%

29/30= 97%

1/30= 3%

Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tại
lớp, tôi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm:
Rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là cả một q trình chứ
khơng phải một sớm một chiều mà hình thành được. Vì vậy mà giáo viên và gia

đình phải nghiêm túc và kiên trì thực hiện.
Cần linh hoạt, sáng tạo, tận dụng những điều kiện có sẵn để tổ hoạt động giáo
dục phù hợp với trẻ.
Với riêng cá nhân tơi ln học hỏi, tìm hiểu và tự rèn luyện để nâng cao năng
lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh để
trở thành tấm gương sáng cho trẻ học tập là noi theo.
Kính thưa tồn thể hội thi!
Phần thuyết trình của tơi xin được khép lại tại đây. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của BGK và các bạn đồng nghiệp, để tôi tiếp tục áp dục sáng kiến
này có hiệu quả tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Xin chân thành ơn sự chú ý
lắng nghe và theo dõi của quý vị./.
Vĩnh Tường, ngày 27 tháng 11 năm 2020
Người viết

Lê Thị Hải Anh

6



×