Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.6 KB, 38 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ LINH TRANG
NGHIÊN CỨU HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ
CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
Mã số: 62 31 80 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2013
Công trình được hoàn thành tại:
Khoa tâm lý học – Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Quốc Thành
Phản biện 1:GS.TS. Trần Hữu Luyến
Phản biện 2: GS.TS. Phạm Thành Nghị
Phản biện 3: GS.TS. Trần Thị Minh Đức
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp học viện tại: Học Viện Khoa học xã hội
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn minh là thước đo cơ bản của một đô thị hiện đại, một đô thị hiện đại, có bề dày lịch sử, trước hết
đô thị ấy phải văn minh. Văn minh đô thị không phải tự nhiên hình thành mà nó được xây dựng từ nỗ lực và
quyết tâm của những người sống trong đô thị đó, được khơi nguồn từ ý thức người dân trong cộng đồng.
Xuất phát từ tính cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh
niên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị, chỉ rõ thực trạng hành vi văn minh đô thị
của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh của họ. Từ đó, đề
xuất một số biện pháp kích thích, cải thiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh


theo hướng tích cực.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Khách thể nghiên cứu: 1120 thanh niên đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh
2
4. Giả thuyết khoa học
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức chưa rõ về hành vi văn minh đô thị, có thái độ chưa tích
cực về việc thực hiện hành vi văn minh đô thị và có động cơ thực hiện hành vi văn minh đô thị chưa mạnh.
Biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trên 3 nhóm: quan hệ giữa thanh
niên với bản thân, quan hệ giữa thanh niên với người khác và quan hệ giữa thanh niên với môi trường ở mức
độ trung bình, trong đó nhóm các hành vi trong mối quan hệ giữa cá nhân với người khác được thể hiện ở
mức rõ hơn so với các nhóm hành vi khác.
Nếu có biện pháp nâng cao nhận thức, xác định rõ giá trị bản thân, hình thành thói quen văn minh đô thị và
cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tại nơi làm việc và nơi công cộng thì thanh niên thành phố Hồ Chí Minh sẽ
thực hiện hành vi văn minh đô thị tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của tâm lý học về hành vi, hành vi văn minh đô thị của thanh
niên.
5.2. Đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí
Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh đô thị của họ.
5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp nhằm giáo dục và rèn luyện hành vi văn minh đô thị của
thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu hành vi văn minh ở đô thị của thanh niên trong mối quan hệ ứng xử với người khác, với
môi trường sống trực tiếp hàng ngày của thanh niên và với chính bản thân thanh niên.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài lựa chọn nghiên cứu thanh niên của 5 quận nội thành: 4 quận đại diện cho các quận cũ của nội đô,

1 quận mới hình thành sau đổi mới và 2 huyện ngoại thành
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể được giới hạn trong độ tuổi đầu thanh niên (16-22). Chọn mẫu tại các quận, huyện. Khách thể
thực nghiệm chọn lớp tập huấn kỹ năng sống tại trường Đoàn Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
7.4. Phương pháp quan sát
7.5. Phương pháp thực nghiệm tác động
7.6. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
4
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về hành vi và hành vi văn minh đô thị của thanh niên với tư cách
là một nhóm xã hội thể hiện trong ứng xử với môi trường sống, với những người xung quanh nơi công cộng
và với chính bản thân mình.
8.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Chỉ ra mức độ thực hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân
của việc chấp hành không tốt các qui tắc ứng xử ở đô thị.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm các biểu hiện hành vi văn minh đô thị của
thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
5

VỀ HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về hành vi của thanh niên và những hệ quả của các hành vi lệch chuẩn.
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về hành vi văn minh của con người nói chung và của thanh niên nói riêng
1.1.1.3. Hướng nghiên cứu về hành vi của con người trong đô thị ngày nay.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Hướng nghiên cứu về hành vi
1.1.2.2. Những nghiên cứu về hành vi văn minh đô thị
- Khuynh hướng nghiên cứu về việc điều chỉnh chính sách quản lý đô thị trong tình hình mới.
- Khuynh hướng đề cập đến những vấn đề nhận thức về một thành phố phát triển năng động, đông dân
với những nhận định về hiện trạng và hướng phát triển trong tương lai của TPHCM.
- Khuynh hướng nói đến sự chuyển động đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ cùng những việc chỉnh trang qui
hoạch đô thị ngày càng dồn dập trong giai đoạn phát triển đô thị hiện nay của TPHCM
Đề tài “Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh” sẽ cụ thể hóa vấn đề
chủ yếu trên bình diện tâm lý học.
1.2. Hành vi và hành vi văn minh
6
1.2.1. Hành vi
Hành vi của con người là ứng xử của chủ thể đối với môi
trường, đối với bản thân họ và đối với người khác do ý thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh.
1.2.2. Văn minh
Văn minh là khái niệm phản ánh sự hiện đại, sự hợp lý, sự tiến bộ, sự hợp thời Văn minh thể hiện qua
những cách thức thích ứng phù hợp các giá trị đương đại của con người.
Hành vi văn minh: Là sự ứng xử mang tính ý thức cao, tự giác cao, phù hợp với chuẩn mực xã hội của chủ
thể đối với công việc, người khác, với bản thân và đối với môi trường.
1.3. Văn minh đô thị và hành vi văn minh đô thị
1.3.1. Văn minh đô thị: là khái niệm phản ánh sự hiện đại, sự hợp lý, sự tiến bộ, sự hợp thời của cuộc sống
đô thị. Văn minh đô thị thể hiện qua những cách thức thích ứng phù hợp các giá trị đương đại của người dân
đô thị.

1.3.2. Hành vi văn minh đô thị: là những ứng xử của chủ thể đối với môi trường, với người khác và đối với
bản thân thể hiện qua những hành động cụ thể phù hợp với các tiêu chuẩn văn minh, phù hợp với giá trị tiến
bộ của xã hội đô thị hiện đại.
1.4. Hành vi văn minh đô thị của thanh niên
1.4.1. Khái niệm hành vi văn minh đô thị của thanh niên
7
Hành vi văn minh đô thị (HVVMĐT) của thanh niên là sự ứng xử mang
tính ý thức cao, tự giác cao, phù hợp với chuẩn mực xã hội của thanh niên đối với người khác, với bản thân
và đối với môi trường đô thị.
1.4.2. Cơ sở xác định các hành vi văn minh đô thị của thanh niên
1.4.3. Một số hành vi văn minh đô thị cụ thể của thanh niên
* Hành vi thể hiện trong quan hệ với người khác nơi công cộng
- Xếp hàng khi thực hiện các dịch vụ tại nơi công cộng
- Giữ yên lặng ở cộng đồng sau 22h
- Tôn trọng ý kiến người khác
- Giúp đỡ người lớn tuổi hoặc người tàn tật
- Cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ
- Xin lỗi khi làm phiền lòng người khác
* Hành vi thể hiện trong quan hệ giữa bản thân với chính mình.
- Để xe đúng nơi qui định.
- Xuống xe khi ra vào cơ quan, trường học
- Chấp hành luật giao thông đường bộ
- Làm việc đúng giờ
8
- Trang phục lịch sự nơi công cộng
- Giờ nào việc đó.
* Hành vi liên quan đến ứng xử giữa con người với môi trường
- Bỏ rác đúng nơi qui định
- Bảo vệ mỹ quan công sở, đường phố
- Giữ vệ sinh nơi công cộng

- Bảo vệ cây xanh
- Bảo vệ không trong lành.
- Tiết kiệm điện, nước
1.4.4. Các mặt biểu hiện của hành vi văn minh đô thị
1.4.4.1. Nhận thức
1.4.4.2. Thái độ
1.4.4.3. Động cơ thực hiện
1.4.4.4. Hành động bên ngoài
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi văn minh đô thị
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
1.5.2. Các yếu tố khách quan
9
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được tổ chức nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn.
2.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến hành vi, hành vi
văn minhh đô thị của thanh niên và thanh niên thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến các khái niệm: hành vi, hành vi văn minh đô thị,
hành vi văn minh đô thị của thanh niên.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hành vi,
HVVMĐT, HVVMĐT của thanh niên TPHCM, xác định những ý tưởng, luận điểm có thể kế thừa và chỉ ra
những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.
- Phân tích cấu trúc HVVMĐT của thanh niên và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến HVVMĐT của
thanh niên.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.1.3.1. Các cách tiếp cận
10

Tiếp cận họat động – nhân cách
Tiếp cận hệ thống
Tip cn giá tr
Tip cn liên ngành
2.1.3.2. Các ph  ng pháp c th: phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu văn bản. Phương
pháp này được thực hiện theo các trình tự: Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến hành
vi, HVVMĐT, HVVMĐT của thanh niên.Việc nghiên cứu lý luận còn sử dụng phương pháp chuyên gia
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra (phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn sâu, phiếu
quan sát)
2.2.1.1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu sâu , phân tích cụ thể cấu trúc hành vi văn minh đô thị của thanh niên
và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi văn minh đô thị của thanh niên.
2.2.1.2. Giai đoạn 2: Thiết kế công cụ điều tra gồm phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu quan sát, phiếu
phỏng vấn sâu.
2.2.2. Bước điều tra thử
- Mục đích: Xác định độ tin cậy và và độ giá trị của phiếu trưng cầu ý kiến
11
- Phương pháp: Điều tra cụ thể đối với các khách thể bằng phiếu trưng cầu ý kiến
- Khách thể nghiên cứu: 70 thanh niên là HS, SV và thanh niên ở khu dân cư
- Nội dung: Tiến hành khảo sát thử bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý độ tin cậy, độ giá trị của công cụ
điều tra.
- Xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 16.0.
Phân tích hệ số alpha để xác định độ tin cậy của bảng trưng cầu ý kiến. Để đánh giá độ tin cậy
của công cụ điều tra, luận án sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach.
Phân tích độ hiệu lực
Việc phân tích độ hiệu lực cho phép người nghiên cứu xác định các nội dung của phiếu trưng cầu ý kiến có
được thiết kế để đo đúng nội dung và mức độ của vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm hay không. Với
mục đích này, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (factor analysis) để đánh giá tính đồng nhất về nội
dung nghiên cứu.

2.2.3. Bước điều tra chính thức
2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Bảng 2.2: Mô tả mẫu nghiên cứu
Thành phần Số lượng Tỉ lệ % Ghi chú
Học sinh 373 33.30
12
Sinh viên 372 33.21
Thanh niên khu dân cư 375 33.30
Nam 610 54.46
Nữ 510 45.54
Hộ khẩu thường trú 525 46.87
Tạm trú dài hạn 595 53.13
2.2.3.2. Phương pháp quan sát
2.2.4. Bước xử lý kết quả
2.2.4.1. Phân tích số liệu điều tra từ phiếu trưng cầu ý kiến
+ Phân tích thống kê mô tả
+ Phân tích thống kê suy luận
+ Cách thức tính điểm số trong phiếu trưng cầu ý kiến
Điểm được cho theo 5 mức, cách thức cho điểm ở bảng sau
Bảng 2.3 : Cách cho điểm các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến
Câu 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Hoàn toàn
không rõ
Không
rõ lắm
Bình
thường
Rõ Rất rõ
2 Hoàn toàn
không rõ

Không
rõ lắm
Bình
thường
Rõ Rất rõ
13
3 Hoàn toàn
không hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng Rất hài lòng
4 Hoàn toàn
đồng tình
Đồng
tình
Bình
thường
Không
đồng
tình
Rất không
đồng tình
5 Hoàn toàn
đồng ý
Đồng ý Bình
thường
Không
đồng ý

Rất không
đồng ý
6 Rất mạnh mẽ Mạnh
mẽ
Bình
thường
Không
mạnh
mẽ
Rất không
mạnh mẽ
7 Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Bình
thường
Thỉnh
thoảng
Không
thường
xuyên
Như vậy, thang đo của phiếu trưng cầu ý kiến có điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 5.
2.2.4.2. Xử lý số liệu điều tra định tính
2.2.5. Bước phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp điển hình
2.2.6. Tổ chức thực nghiệm
2.2.6.2. Khách thể thực nghiệm
Khách thể được chọn là 30 học viên lớp kỹ năng sống và 32 học viên lớp nhận thức về Đoàn.
2.2.6.3. Địa bàn thực nghiệm
14

Trường Đoàn Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh
2.2.6.4. Giả thuyết thực nghiệm:
- Khi tổ chức giáo dục, tác động với những biện pháp trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành HVVMĐT
cho thanh niên thì sẽ hình thành xu hướng hành vi văn minh đô thị tích cực.
- Nếu trang bị cơ sở vật chất phù hợp và có sự quản lý, kiểm tra, động viên kịp thời, thanh niên sẽ thực hiện
HVVMĐT một cách cụ thể.
2.2.6.4. Nội dung và cách thức tổ chức thực nghiệm
- Vòng 1: Kiểm chứng sự thay đổi nhận thức, xu hướng hành vi của thanh niên sau những tác động chủ quan.
- Vòng 2: Kiểm chứng sự hình thành hành vi văn minh đô thị của thanh niên trong điều kiện cơ sở vật chất
đầy đủ hoặc không đầy đủ.
Thực nghiệm vòng 1:
Tổ chức giảng dạy, tập huấn nội dung, kỹ năng thực hiện hành vi văn minh đô thị gồm lý thuyết và thực hành
trong vòng 30 tiết, thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011.
Thực nghiệm vòng 2
Quan sát hành vi “để xe đúng nơi qui định” được thực hiện từ 7h đến 7h30 trong ngày.
Quan sát hành vi “Bỏ rác vào thùng” từ 6h30 đến 7h30, từ 16h30 đến 20h30 và từ 22h đến 23h mỗi ngày.
Quan sát hành vi “giữ yên lặng sau 22h” từ 22h đến 23h mỗi ngày.
15
Thực nghiệm vòng 2 được tiến hành thông qua các bước sau:
+ Tập huấn cho đội ngũ quan sát viên.
+ Thống kê các hành vi văn minh đô thị (tần suất thực hiện) bằng hình thức quan sát khách quan
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA
THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG
3.1. Thực trạng biểu hiện HVVMĐT của thanh niên TPHCM
3.1.1. Nhận thức của thanh niên TP HCM về văn minh đô thị
3.1.1.2. Nhận thức của thanh niên TPHCM về các HVVMĐT theo từng nhóm hành vi
16
Bảng 3.1: Nhận thức về HVVMĐT trong mối quan hệ với người khác
Các hành vi Mức độ nhận thức ( % ) TB

5 4 3 2 1
Xếp hàng 25.89 18.39 29.91 14.64 11.16 3.33
Giữ yên lặng sau
22h
20.53 17.50 35.98 14.10 11.87 3.20
Tôn trọng ý kiến
người khác
16.60 09.10 48.21 14.46 11.60 3.04
Giúp đỡ người
khác khi cần
09.37 08.39 56.07 11.60 14.55 2.86
Cảm ơn 08.21 07.67 54.91 12.85 16.33 2.78
Xin lỗi 07.67 08.03 60.80 13.39 10.08 2.89
Chung 14.71 11.51 47.64 13.51 12.60 3.01
Bảng 3.2. Nhận thức về HVVMĐT trong quan hệ với bản thân
Mức độ nhận thức ( % ) TB
5 4 3 2 1
Để xe đúng nơi
qui định
07.85 10.80 53.12 16.60 11.60 2.86
Xuống xe khi ra
vào cơ quan
25.62 19.64 35.53 10.80 08.39 3.43
Làm việc đúng giờ 02.85 08.57 49.37 19.37 19.82 2.55
Giờ nào việc đó 02.23 08.03 50.00 19.55 20.17 2.52
17
Chấp hành luật
giao thông
04.91 18.75 53.03 16.07 07.23 2.98
Trang phục lịch sự 26.51 12.85 46.51 06.78 07.32 3.08

Chung 11.66 13.10 47.76 14.86 12.42 2.90
Bảng 3.3. Nhận thức về HVVMĐT trong quan hệ với môi trường
Các hành vi Mức độ nhận thức ( % ) TB
5 4 3 2 1
Bỏ rác đúng nơi
qui định
26.07 11.60 47.50 10.71 04.10 3.44
Bảo vệ mỹ quan
công sở
04.46 13.75 51.17 14.73 11.87 2.84
Giữ vệ sinh nơi
công cộng
03.92 18.21 48.39 11.96 17.50 2.60
Bảo vệ cây xanh 04.91 04.01 52.85 17.58 20.62 2.55
Bảo vệ không gian
trong lành
02.50 05.35 44.46 19.55 28.12 2.34
Tiết kiệm điện,
nước
09.01 25.26 52.23 17.41 05.00 3.42
Chung 08.47 13.03 49.43 15.32 14.53 2.86
3.1.2. Thái độ của thanh niên TPHCM về văn minh đô thị
Bảng 3.4: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với người khác
18
Các hành vi
Thái độ ( % ) TB
5 4 3 2 1
Xếp hàng
09.19 11.51 51.42 20.08 07.76 2.94
Giữ yên lặng

sau 22h
15.17 12.67 45.53 18.48 08.12 3.08
Tôn trọng ý
kiến người khác
16.07 10.80 49.01 18.12 05.98 3.12
Giúp đỡ người
khác khi cần
17.85 09.64 54.37 15.53 02.58 3.24
Cảm ơn
17.58 10.98 45.62 18.83 06.96 3.13
Xin lỗi
20.08 10.53 44.46 14.73 10.17 3.15
Chung 15.99 11.02 48.40 17.63 06.93 3.11
Bảng 3.5: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với bản thân
Các hành vi Thái độ ( % ) TB
5 4 3 2 1
Để xe đúng nơi 14.10 24.28 40.26 13.12 08.21 3.22
19
qui định
Xuống xe khi ra
vào cơ quan
13.66 22.32 40.00 12.41 11.51 3.13
Làm việc đúng giờ 14.55 20.44 44.73 10.98 09.28 3.20
Giờ nào việc đó 16.69 21.16 44.28 09.37 08.48 3.28
Chấp hành luật
giao thông
17.85 25.08 43.57 09.01 02.67 3.41
Trang phục lịch sự 19.64 19.37 36.25 12.05 12.67 3.48
Chung 10.93 18.98 41.51 14.13 14.40 3.28
Bảng 3.6: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với môi trường

Các hành vi Thái độ ( % ) TB
5 4 3 2 1
Bỏ rác đúng nơi
qui định
21.07 22.41 40.35 09.46 06.69 3.41
Bảo vệ mỹ quan
công sở
08.66 18.12 41.69 21.96 09.55 2.94
Giữ vệ sinh nơi
công cộng
21.07 17.32 41.33 11.51 08.75 3.30
Bảo vệ cây xanh 20.00 16.87 44.73 08.57 09.01 3.27
Bảo vệ không gian
trong lành
06.51 21.69 44.91 09.10 17.76 2.90
Tiết kiệm điện, 17.50 19.01 44.46 07.94 11.07 3.23
20
nước
Chung 15.80 19.23 42.91 11.42 10.48 3.17
3.1.3. Động cơ thực hiện hành vi văn minh đô thị
Bảng 3.7: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với người khác
Các hành vi Động cơ TB
5 4 3 2 1
Xếp hàng 04.46 04.82 60.98 10.17 19.55 2.64
Giữ yên lặng sau
22h
02.32 05.35 53.30 17.94 21.07 2.49
Tôn trọng ý kiến
người khác
03.57 04.10 45.64 16.87 20.80 2.52

Giúp đỡ người
khác khi cần
05.00 05.62 53.66 17.94 17.67 2.62
Cảm ơn khi được
giúp đỡ
03.48 06.33 52.32 20.62 17.23 2.58
Xin lỗi khi thấy
có lỗi
06.42 05.44 52.58 17.67 17.85 2.64
Chung 04.20 05.27 53.08 16.86 19.02 2.58
Bảng 3.8: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với bản thân
Các hành vi Động cơ TB
5 4 3 2 1
Để xe đúng nơi qui 04.82 03.83 59.28 19.10 12.94 2.68
21
định
Xuống xe khi ra
vào cơ quan
02.85 04.46 59.91 17.94 14.82 2.59
Làm việc đúng giờ 01.96 04.64 51.51 27.85 14.01 2.52
Giờ nào việc đó 06.16 05.98 53.83 23.83 10.17 2.74
Chấp hành luật giao
thông
07.41 05.44 55.53 20.80 10.80 2.77
Trang phục lịch sự 07.05 06.07 54.55 19.73 12.58 2.75
Chung 05.04 5.07 55.76 21.54 12.55 2.67
Bảng 3.9: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với môi trường
Các hành vi Động cơ TB
5 4 3 2 1
Bỏ rác đúng nơi

qui định
07.23 09.10 54.10 17.67 11.87 2.82
Bảo vệ mỹ quan
công sở
05.26 08.83 54.82 18.21 12.85 2.51
Giữ vệ sinh nơi
công cộng
17.41 08.12 55.89 17.85 13.57 2.72
Bảo vệ cây xanh 03.57 08.92 57.50 15.98 14.01 2.72
Bảo vệ không gian
trong lành
04.28 08.75 57.05 16.07 13.83 2.73
Tiết kiệm điện, 04.46 09.01 55.53 17.05 13.92 2.73

×