Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.66 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
--------------------------------------

NGUYỄN HOÀNG HÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN
TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Daklak- 2019
1


ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
--------------------------------------

NGUYỄN HỒNG HÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN
TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chuyên ngành: Mơi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S NGÔ BẢO AN


Daklak- 2019
2


Danh mục các bảng, sơ đồ.
Stt

Tên bảng

Trang

Sơ đồ 1.1

Cấu trúc Du lịch Sinh thái

10

Bảng 1.1

Số lượng khách tham quan VQG YOK ĐƠN 2010 - 2019

23

Bảng 3.1

Các thơng số khí hậu – khí tượng từ các trạm

36

Bảng 3.2


Tổng lượng nước chảy mùa lũ và mùa kiệt

38

Bảng 3.3

Thành phần hệ thực vật VQG Yok Đôn

56

Bảng 3.4

Thành phần hệ động vật VQG Yok Đơn

57

Bảng 3.5

Số lồi động vật q hiếm ở VQG Yok Đơn

63

Bảng 3.6

Phân tích SWOT

68,69,70

Danh mục bản đồ.

STT

Tên bản đồ

Trang

1

Bản đồ vị trí, địa lý VQG Yok Đơn

30

2

Bản đồ địa hình VQG Yok Đôn

33

3

Bản đồ hiện trạng rừng VQG Yok Đôn

49

4

Bản đồ tuyến du lịch sinh thái VQG Yok Đôn

78,81



Danh mục các từ viết tắt

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

NN & PTNTNông nghiệp & Phát triển nông thôn
VQG

Vườn Quốc gia

SWOT

Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Đe dọa

UBND

Ủy ban nhân dân

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

DLST


Du lịch sinh thái

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

ĐDSH

Đa dạng sinh học

UBND

Uỷ ban nhân dân

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

NGO

Tổ chức phi Chính Phủ
6


WWF

Quĩ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

IUCN


Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

GDMT

Giáo dục Môi trường

VCF

Quỹ bảo tồn Việt nam

JICA

Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản

7


Mục lục
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................15
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................16
4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI...............................................................16
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................16
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN...................................................................................16
Chương 1.................................................................................................................17
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI.............................................................17
1.1. Khái niệm về DLST, nguyên tắc và quan điểm phát triển DLST ở các vườn quốc
gia............................................................................................................................ 17
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................17
1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển Du Lịch Sinh Thái...........................................21

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái...........................................................22
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái.............................................23
1.1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia...........................................24
1.1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái..........................................................25
a. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới.............................................25
b. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mơ hình Du lịch Sinh thái ở các VQG
trên thế giới.............................................................................................................29
c. Thực trạng Du lịch sinh thái ở các VQG của Việt Nam.......................................30
d. Thực trạng du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Yok Đôn .....................................33
Chương 2.................................................................................................................35

8


ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 35
2.1. Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 35
2.1.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu ......................................................................

35

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu......................................................

35

2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 35
2.3. Quan điểm nghiên cứu. ...................................................................................... 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 36
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
............................................................................ 38

Chương 3 .................................................................................................................. 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................

40

3.1. Tiềm năng hiện trạng phục vụ DLST ................................................................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên VQG YOK
ĐƠN .................................................................

40

a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích............................................................................

40

c. Địa chất và thổ nhưỡng .........................................................................................

45

3.1.2. Khí hậu thuỷ văn .............................................................................................

46

40

3.2. Dân sinh kinh tế ................................................................................................. 49
3.2.1. Kinh tế hộ gia đình .......................................................................................... 49
3.2.2. Kinh tế trang trại .............................................................................................

50


3.2.3. Kinh tế hợp tác xã ...........................................................................................

52

3.3. Vai trị VQG YOK ĐƠN đối với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường
vùng đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam ....................................................................... 53
3.3.1. Vườn quốc gia YOK ĐÔN trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc
Bộ53
3.3.2. Vai trị của VQG YOK ĐƠN đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh
học. ........ 54


3.3.3. Vai trị đối với mơi trường ..............................................................................

55

3.5. Hệ thực vật ......................................................................................................... 66
Hệ động vật Vườn quốc gia YOK
3.6. ĐÔN ...............................................................
68
3.6.1. Tính đa dạng lồi của hệ động vật YOK
ĐƠN ..................................................
69
3.6.2. Động vật đặc hữu và quý hiếm .......................................................................

71

3.9. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Yok Đôn . ......................


78

Chương 4 ..................................................................................................................

83

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG YOK ĐÔN ..................
4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG YOK
ĐÔN ......................................

83

4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Yok Đôn . ...............................................

84

4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST ....................................................

85

4.2.2. Định hướng về thị trường ................................................................................

86

83

4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH.
................................................................................................................................... 92
4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến khích người dân tham gia ....................... 95
4.3. Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn .......................... 96

4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đến cộng đồng địa phương .................... 96
4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu ........................................................ 98
10


4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn....................................................100
4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện............................................................................101
4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.................................101
4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Yok Đôn ..............................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................106

11


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giá trị Đa dạng sinh học là không thể thay thế được đối với sự tồn tại và phát
triển của Thế giới sinh học trong đó đặc biệt là con người. Do vậy Bảo tồn đa dạng sinh
học đang ngày càng trở nên cấp thiết và có thể nói là vấn đề quan tâm của toàn xã hội
và đặc biệt đối với các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên, vì đây là nơi trực
tiếp tham gia thực hiện công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả nhất.
Việt Nam là một quốc gia được các nhà khoa học đánh giá có tính đa dạng sinh
học cao. Nhưng hiện nay với tốc độ phát triển của mọi ngành nghề, cùng với nền kinh
tế thị trường đang làm cho đất nước ngày một giàu mạnh, mức sống mỗi người ngày
được nâng cao dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng cao. Tuy nhiên, các hoạt
động phát triển này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam
nói chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng.
Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn
đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại đại hội các Vườn Quốc gia

thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và ngoài
khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị
quan trọng của Khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí
và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh
thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng bản địa... [6].
Trong những năm gần đây trong cuộc phát triển chung của xã hội, lĩnh vực du
lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Quan
trọng nhất là việc du lịch sinh thái khơng cịn chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề
tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành hướng phát triển mang tính thời sự trên
12


toàn cầu. Hơn lúc nào hết khi vấn đề phát triển kinh tế xã hội hiện nay đang được đặt ra
trên quan điểm phát triển bền vững, thì việc phát triển du lịch sinh thái được xem là
một công cụ hiệu quả đáp ứng được mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát
triển bền vững. Ở CốstaRica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn nuôi đã
bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến
những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự
nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuado sử dụng
khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp duy trì tồn bộ mạng lưới
Vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để
nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này, ngày càng
tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái; Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực
khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với những chính sách rõ ràng, thành lập các
đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm duy trì và phát triển nghành Du lịch hướng tới
thiên nhiên để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia.
Theo Báo cáo về Xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông

Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa
thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2
là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân
cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây[9].
Tại Úc và Niu zi lân, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng du
lịch sinh thái. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả
hai nước. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sơi nổi. Việt Nam
có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế cho sự phát triển du lịch
phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở
13


thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi như
là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Việt Nam là
đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Khách
nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta. Hàng loạt các địa danh
có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều điểm vẫn cịn chưa được khai
thác. Thật khó mà liệt kê hết tất cả những điểm có sức thu hút khách. Cùng với sự phát
triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Việt Nam cũng
phát triển nhanh chóng. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
sinh thái, xong cho đến nay thì chúng ta vẫn chưa khai thác được nhiều những tiềm
năng này và du lịch sinh thái chưa được phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có và
đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
Vườn quốc gia Yok Don nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn
Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và xã Ea Pô huyện Cư
Jút (tỉnh Đăk Nông); vườn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc.
Vườn quốc gia Yok Don được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng
10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ
sinh thái rừng khộp đất thấp. Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định
301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Don trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia

Yok Don được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′30″ kinh đông. Quy
mơ diện tích: Được mở rộng với diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính
là 4.172 ha. Vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia.
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông
Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Don cũng là vườn quốc
gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
Ranh giới của vườn quốc gia này như sau:





Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến
biên giới Việt Nam-Campuchia.
Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.
Phía đơng theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đơn, ngược dịng sơng
Serepơk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút.
Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến
suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.


Đa dạng sinh học
Nơi đây có 89 lồi động vật có vú, 305 lồi chim, 48 lồi bị sát, 16 loài lưỡng cư, 858
loài thực vật, hàng trăm loài cá nước ngọt và hàng ngàn lồi cơn trùng. Vườn có voi
rừng, trâu rừng và bị tót, báo gấm, báo hoa mai, lợn rừng,...
Đây là nơi trú ngụ của một số lồi động vật nguy cấp mang tính tồn cầu như: bị xám (Bos
sauveli), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), nai cà tơng (Cervus eldi), bò

banteng (Bos javanicus), voi châu Á (Elephas maximus), hổ (Panthera tigris), sói đỏ (Cuon
alpinus) và chà vá chân đen (Pygathris nigripes). Công tác điều tra vẫn đang tiếp tục, nhưng
các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn quốc gia Yok Đơn là một trong những nơi có khu hệ
chim phong phú nhất Đông Dương[cần dẫn nguồn].
Các vấn đề
Ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp và ban quản lý vườn quốc gia Yok Don có nhiều nỗ
lực trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của vườn nhưng vẫn phải đối mặt với trạng săn
bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, xung quanh vườn còn tồn tại nhiều
khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai thác gỗ thương phẩm do các lâm
trường quốc doanh quản lý.
Kế hoạch Hành động khẩn cấp bảo tồn voi rừng




Do ngày càng trầm trọng, nên ngày 14-12-2016, Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên
(WWF) tại Việt Nam và Vườn quốc gia Yok Don khởi động kế hoạch Hành động khẩn
cấp bảo tồn voi rừng Yok Don giai đoạn 2016-2020, nhằm hạn chế nguy cơ tuyệt chủng
một số lồi có trong danh sách đỏ trong nước, đặc biệt là loài voi rừng Tây Nguyên. Số
liệu quan sát cho thấy Tây nguyên hiện có đàn voi rừng lớn nhất với khoảng 70 con,
trong tổng số khoảng 100 con trên cả nước. Từ năm 2009 đến nay có ít nhất 23 cá thể,
chủ yếu là voi con dưới một tuổi, ở Đắk Lắk bị chết. Trong khi đó tình trạng săn bắn voi
để lấy ngà, phá rừng làm rẫy đe dọa trực tiếp đến không gian sinh sống, dẫn tới nguy cơ
tuyệt chủng của đàn voi rừng tại đây.
Do vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ rừng Yok đơn và các mn lồi ở đó.
14


Đây chính là những tiềm năng to lớn để phục vụ cho du lịch sinh thái mà ít nơi có
được, xong cho đến nay Vườn quốc gia YOK ĐÔN vẫn chưa có quy hoạch du lịch sinh

thái cụ thể, mặc dù đã có trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
nhưng trung tâm này vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng về du lịch sinh thái của
Vườn, do vậy du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia YOK ĐƠN cịn nhiều hạn chế, chưa
thu hút được nhiều khách đến tham quan, nghỉ mát và đóng góp cho cơng tác bảo tồn
đa dạng sinh học của Vườn. Chính vì những lý do trên, Tơi đã quyết định chọn đề tài
nguyên cứu: “ Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia YOK ĐÔN trong bảo tồn
đa dạng sinh học”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, xây dựng giải pháp phát triển du lịch sinh thái nhằm
phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư thuộc các xã vùng đệm Vườn
quốc gia Yok Đôn .
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan một số vấn đề về du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam.
- Đánh giá tài nguyên Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Yok Đôn .
- Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia
Yok Đôn .
- Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa du lịch sinh thái với bảo tồn đa
dạng sinh học ở Vườn quốc gia Yok Đôn .
15


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực VQG Yok Đôn .
- Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên (đa dạng
sinh học, cảnh quan), văn hóa lịch sử ở VQG YOK ĐÔN và điều kiện kinh tế, xã hội
vùng đệm. Từ đó đề xuất định hướng phát triển DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn đa
dạng sinh học.
4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất được định hướng phát triển DLST nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn

đa dạng sinh học ở VQG Yok Đôn .
- Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa DLST, bảo tồn đa dạng sinh học
và cộng đồng dân cư vùng đệm của VQG Yok Đôn , từ đó nêu lên các vấn đề cần quan
tâm khi phát triển DLST ở VQG Yok Đôn .
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a.Ý nghĩa khoa học:
+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về Du lịch sinh thái ở VQG Yok Đôn .
+ Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển du lịch sinh thái ở VQG
YOK ĐÔN nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa được mâu thuẫn của người dân và công
tác bảo tồn.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn có khả năng áp dụng
triển khai phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Yok Đôn .
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, mục đích, ý nghĩa, phạm vi
nghiên cứu, tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề xuất phát triển du
16


lịch sinh thái ở VQG Yok Đôn , tài liệu tham khảo và phụ lục. Cấu trúc chính của luận
văn được trình bày trong 4 chương cụ thể như sau: Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Đề xuất phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Yok Đôn
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Khái niệm về DLST, nguyên tắc và quan điểm phát triển DLST ở các vườn
quốc gia.
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã
có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và
chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế
giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này,
điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái,
định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt:
nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã,
17


cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những
khu vực này" (trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn)[16].
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có
liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền
vững về mặt sinh thái”[10].
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ ( 1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự
nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến
đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [16].
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại
và với quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó
trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó
khuyến khích tơn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”[6].
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc

gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và mơi trường có tác
động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về
tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[6].
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái "là một loại
hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những
khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu
về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh
tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên
truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”
[10].
18


Luật du lịch (2005), định nghĩa “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm
phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nơng nghiệp và PTNT ban hành năm
2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu “ là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương
nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [6]
Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và Vườn quốc
gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch
sinh thái.
Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc
hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng
vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện tự

nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng
đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ
giữa du lịch và các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia.
Ở Việt Nam nói chung và ở Vườn quốc gia nói riêng, một yếu tố gây hấp dẫn cho
khách du lịch đó là những thơng tin về Đa dạng sinh học, những phát hiện mới về các
loài động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải khẳng định
rằng các khách đến với các khu bảo tồn và Vườn quốc gia không hẳn là khách Du lịch
sinh thái, mà họ chỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ lưu
lại những khu vực này với thời gian rất ngắn, họ khơng muốn có những trải nghiệm
thực sự với thiên nhiên. Nhưng không là quan trọng miễn là chúng ta có cách quản lý
19


tốt, họ cũng là những nguồn thu lợi hiệu quả góp phần vào cho việc bảo tồn và cải
thiện sinh kế cho người dân ở đây như một giải pháp trước mắt, nhưng đó khơng phải
là đối tượng chính của hoạt động du lịch sinh thái. Mà các hoạt động du lịch sinh thái ở
đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng
phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến Vườn quốc gia và tăng nguồn thu
nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh
thái.
Hiện nay DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên
nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các khu bảo
tồn thiên nhiên là: [6]
- Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một điều
kiện quan trọng.
- Phát triển Du lịch phải hỗ trợ tài chính cho cơng tác bảo tồn ở các khu BTTN và
VQG.
- Tạo thu nhập cho người dân địa phương.
- Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồn thiên
nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế.

Du lịch sinh thái là cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các
KBTTN & VQG. Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền
vững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du
lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng
trong quản lý các KBTTN & VQG. Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảo được phát
triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Với rất nhiều khái niệm khác nhau song chúng ta có thể biểu diễn DLST bằng sơ
đồ sau:
20


DU LỊCH HỖ TRỢ
BẢO
TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN

DU LỊCH
TỰ
NHIÊN

BỀN VỮNG
DU LỊCH

DLS
T

DU LỊCH ĐƯỢC
QUẢN LÝ BỀN
VỮNG


DU LỊCH CĨ
GIÁO DỤC
MƠI TRƯỜNG
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc Du lịch Sinh thái

[16]

Như vậy DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của
cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao. Nhằm mang
lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó phát huy
sự tham gia của cộng đồng địa phương.
1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển Du Lịch Sinh Thái
Những nguyên tắc đảm bảo trong du lịch sinh thái không chỉ cho các nhà quy
hoạch, quản lý tổ chức, điều hành du lịch mà cho cảc hướng dẫn vi ên, cộng đồng dân
địa phương.[15]
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và
con người. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở


các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn nói chung. Cụ thể là DLST phải
21


được tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi
nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng
đồng dân địa phương, những người có quyền làm chủ cho sự phát triển và trong công
tác hoạch định du lịch.
Xuất phát từ những khái niệm về DLST ở trên chúng ta có thể thấy để phát triển

DLST cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trên. Nếu các hoạt động du lịch mà
khơng đáp ứng được các tiêu chí trên thì không thể xem là DLST.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Các hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch khác ở các đặc trưng chủ
yếu sau: [16]
* Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên: Đối tượng của DLST là những khu vực
hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và kể cả những
nét văn hoá bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên cịn tương đối ngun sơ, ít
bị tác động lớn bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy, hoạt động DLST
thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các Vườn quốc gia và các khu Bảo tồn tự
nhiên.
* Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: Thách thức đối với DLST
trong bất kỳ một quốc gia hay một khu vực nào là khai thác hợp lý tiềm năng cho du
lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà lại khơng gây tác động có hại ngược trở lại mơi
trường. DLST có thể tạo ra nguồn thu cho việc quản lý bảo tồn nguồn tài nguyên ngoài
những lợi ích về văn hố-xã hội. Sự đóng góp về tài chính với một phần chi phí trong
chuyến đi của du khách có thể giúp chi trả cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học.

22


* DLST gắn liền với giáo dục môi trường: Đặc điểm GDMT trong DLST là một
yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên khác. Giải thích và GDMT
là những cơng cụ quan trọng trong việc tăng thêm những kinh nghiệm du lịch thú vị và
nâng cao kiến thức và sự trân trọng môi trường cho du khách, dẫn đến hành động tích
cực đối với bảo tồn, góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của hoạt động DLST trong
những khu tự nhiên.
* Mang lại lợi ích cho địa phương: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích
cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương chỉ có

thể tham gia vào những cơng việc vận hành DLST, trên phương diện cung cấp về kiến
thức, những kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, các trang thiết bị và các sản phẩm phục
vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải "nặng ký" hơn sự trả giá về mơi trường và
văn hố-xã hội nảy sinh từ du lịch mà cộng đồng địa phương phải gánh chịu.
* Thoả mãn nhu cầu về trải nghiệm du lịch cho du khách: Việc thoả mãn những
mong muốn của khách tham quan với những kinh nghiệm du lịch lý thú là cần thiết đối
với sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST, trong đó có một phần quan trọng là sự
an toàn cho du khách và phải thoả mãn hoặc vượt quá sự mong đợi của du khách.
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái.
Theo Drumm (2002) ( được trích trong Cẩm nang quản lý và phát triển DLST cục
kiểm lâm năm 2004), thì những yếu tố dưới đây có vai trị quyết định đối với việc tổ
chức thành cơng hoạt động DLST: [6]
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG.
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ.
- Tơn trọng văn hóa truyền thống địa phương.

23


- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
- Tạo nguồn tài chính cho cơng tác bảo tồn của KBTTN.
- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
1.1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia
Khái niệm Vườn Quốc gia
Vườn quốc gia là một khái niệm đã rất phổ biến trong hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học, hiện nay đang có nhiều khái niện khác nhau như: Tổ chức IUCN đã đưa
ra một định nghĩa về VQG [18].
Vườn Quốc gia là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:

- Ở đó có một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai khác hay
chiếm lĩnh của con người. Các loài thực vật - động vật, các đặc điểm sinh thái, địa mạo
và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan
tâm cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí.
- Ở đó ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng nhanh
càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tơn trọng những đặc trưng về
sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
- Ở đó cho phép các hoạt động khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện
đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, giải trí và lòng ngưỡng mộ.
Vườn quốc gia ở việt nam được hiểu theo khoản 1 điều 13 quy chế quản lý rừng
ban hành theo quyết định 186/2006 của thủ tướng chính phủ. [3]
Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải
đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng

24


hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn các loài
sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và
hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
Như vậy ở các Vườn quốc gia chính là mảnh đất màu mở cho các hoạt động du
lịch sinh thái.
1.1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái
a. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng,
nguồn gốc của nó giống như sự tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. Những du khách
lũ lượt kéo đến Vườn quốc gia Yellowstone và Yasemite cách đây hàng mấy thế kỷ
chính là những khách du lịch sinh thái đầu tiên. Đến thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay
đổi đầy kịch tính và liên tục của lữ hành thiên nhiên; với những trò chơi gây được sự

quan tâm như: Săn Thú, Câu Cá... cho đến thời đoạn ngày nay khách du lịch sinh thái
thực sự đã có những hiểu biết hơn và phát triển ở mức cao hơn. [8] Hiện nay nhiều
quốc gia phát triển Du lịch sinh thái trở thành một nghành công nghiệp chính đem lại
nguồn thu quan trọng cho đất nước điển hình như: Một số nước châu phi; Nam Phi,
Tanzania,.. và một số quốc gia khác như; Nê Pan, Úc, Thái Lan, ...
Kinh nghiệm hoạt động DLST ở các Vườn Quốc gia.
* DLST ở VQG Galapagos [12]
Vườn Quốc gia Galapagos ở Equado khơng chỉ là một VQG mà cịn là một di
sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giờ đây còn là một khu dự trữ sinh thái
biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, Có mơi trường phù hợp
cho các lồi sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ Đà, Chim Sẻ, Xương Rồng khổng lồ và
họ hàng hướng dương, Chim cốc khơng bay, Chim bói cá và cịn rất nhiều giống động
25


×