Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận triết học trình bày quy luật lượng chất và vận dụng vào vị trí công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------------------------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI : TRÌNH BÀY QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀ
VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO VỊ TRÍ CƠNG VIỆC
THANH TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên học viên
Mã học viên
Lớp
Khóa

:
:
:
:
:

HÀ NAM, NĂM 2021


“Tơi chưa bao giờ vơ tình làm điều gì, cũng như không phát
minh nào của tôi đến từ sự vô tình; chúng đến từ lao động.”
Thomas Edison


LỜI CẢM ƠN


Để thực hiện được đề tài tiểu luận này, trước hết tôi xin trân thành cảm ơn
Thầy/cô……………….đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý giá về môn triết
học nói chung và các quy luật nói riêng, trong đó có quy luật lượng chất. Giúp
tổi hiểu được nội dung và bản chất của quy luật. Đây là cơ sở quan trọng để tôi
ứng dụng quy luật vào công việc của mình.
Sau đó, tơi xin trân cảm ơn bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã đóng góp ý
kiến để giúp tơi hồn thành được bài tiểu luận.
Tơi xin trân thành cảm ơn.
Học viên

Họ và tên học viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên

Họ và tên học viên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT................2
1.1. Khái niệm......................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm “Chất”........................................................................................2
1.1.2. Khái niệm “Lượng”.....................................................................................3

1.2. Nội dung quy luật lượng và chất.................................................................4
1.3. Ý nghĩa của Phương pháp luận...................................................................7
1.3.1. Ý nghĩa trong nhận thức..............................................................................7
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................8
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO VỊ TRÍ
CƠNG VIỆC THANH TRA, KIỂM SỐT THỊ TRƯỜNG...........................9
2.1. Mơ tả vị trí công việc....................................................................................9
2.2. Vận dụng quy luật lượng chất vào vị trí cơng việc của bản thân...........11
2.3. Các định hướng phát triển công việc của bản thân dựa trên quy luật
lượng chất...........................................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................19


1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là phạm trù triết
học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất
hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khơng phải là cái khác. Lượng
là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản
thân sự vật thì hai mặt này luôn tác động qua lại, ở nột mức độ nào đó, làm cho
sự vật phát triển. Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật
chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ. Chỉ trong trường
hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi về chất thì độ
bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một giai đoạn mới, khác hẳn về chất.
Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát triển khơng
ngừng. Việc tích lũy về lượng cũng chính là một trong những cách vận động của

sự vật. Vì thế, dù nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của
sự vật cũng sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn
bản. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất của
sự vật gọi là điểm nút. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước
đó gây ra gọi là bước nhảy..
Vận dụng quy luật này vào thực tế khá phong phú. Bài tiểu luận được
thực hiện nhằm xác định và đánh giá được những vận dụng về quy luật lượng
chất vào thực tiễn cơng việc thanh tra, kiểm sốt thị trường và được kết cấu
thành 2 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quy luật lượng chất
Chương 2. Vận dụng quy luật lượng chất và vị trí cơng việc Thanh tra,
kiểm soát thị trường


2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
1.1.

Khái niệm
Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái

niệm chất, lượng cũng như quan hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc,
trước hết và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết
học hay của các trường phái triết học. Phép biện chứng duy vật đem lại quan
điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó
khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại.
1.1.1. Khái niệm “Chất”
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có

của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ khơng phải là cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên
chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố
cấu thành sự vật,… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra
hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác
động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể biết nhiệt độ
cao hay thấp của khơng khí thơng qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan
xúc giác của chúng ta. Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thơng qua
quan hệ của người đó với những người khác, với mơi trường xung quanh, thơng
qua lời nói và việc làm của người ấy. Như vậy, muốn nhận thức đúng đắn về
những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự
vật đó với bản thân chúng ta hoặc thơng qua quan hệ, mối liên hệ qua lại của nó
với các sự vật khác nhau.


3
Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các
sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc
tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này,
thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ
thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.
Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng
cơng cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cịn những thuộc tính khác
khơng là thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với
nhau thì những thuộc tính của con người về nhân dạng, về dấu vân tay,… lại trở
thành thuộc tính cơ bản.
Chất của sự vật khơng những được quy định bởi chất của những yếu tố

tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là
bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố
như nhau, song chất của chúng lại khác. Ví dụ, kim cương và than chì đều có
cùng thành phần hóa học do các nguyên tố các bon tạo nên, nhưng do phương
thức liên kết giữa các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng
hồn tồn khác nhau. Kim cương rất cứng, cịn than chì lại mềm. Trong một tập
thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó
có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể
biến đổi. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự
thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa
các yếu tố ấy.
1.1.2. Khái niệm “Lượng”
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng
như các thuộc tính của sự vật.


4
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó,
chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự
vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật.
Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít,
quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,… Trong
thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể
như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước bao
gồm hai nguyên tử hyđrô liên kết với một nguyên tử ôxy,… bên cạnh đó có
những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ
tri thức khoa học của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một cơng
dân,… trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của
sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị

yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành
nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những
lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều
cao của sự vật).
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những
tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ
khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên
học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều
này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số
lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.


5
1.2. Nội dung quy luật lượng và chất
Về quy luật lượng - chất, Ăngghen nêu: “Trong giới tự nhiên, thì những
sự biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp
cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay
vận động (hay là năng lượng như người ta thường nói)”
Ăngghen giải thích như sau: “Tất cả những sự khác nhau về chất trong
giới tự nhiên đều dựa hoặc là trên thành phần hoá học khác nhau, hoặc là trên
những số lượng hay hình thức vận động (năng lượng) khác nhau, hoặc như
trong hầu hết mọi trường hợp, đều dựa trên cả hai cái đó. Như thế là nếu khơng
thêm vào hoặc bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu không thay đổi
một vật thể về mặt số lượng, thì khơng thể thay đổi được chất lượng của vật thể
ấy. Dưới hình thức ấy, luận đề thần bí của Hêghen khơng những đã trở nên
hồn tồn hợp lý mà thậm chí cịn khá hiển nhiên nữa”.
Qua nhiều thí dụ về vật lý học và hố học thời đó, Ăngghen vạch rõ khoa
học tự nhiên luôn luôn chứng thực những sự chuyển hoá lượng thành chất:
“Trong vật lý học, người ta coi các vật thể là những cái gì khơng biến hố hoặc
khơng khác biệt về mặt hố học; ở đây, chúng ta có những sự biến hố của

trạng thái phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của vận động, sự
biến đổi này, trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm
cho các phân tử hoạt động. Ở đây mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành
chất, là kết quả của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất
kỳ dưới hình thức nào - cố hữu của vật thể ấy hoặc được truyền cho vật thể ấy”.
Như đã phân tích ở trên, lượng là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính
quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mơ trình độ của sự vận động và
phát triển cũng như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.
Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ
kích thước dài hoặc ngắn, quy mơ, tổng số hay trình độ. Nhưng đối với các


6
trường hợp phức tạp thì khơng thể chỉ diễn tả bằng những con số địi hỏi sự
chính xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa.
Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự
vật. Tồn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ là tương đối, không có tuyệt đối.
Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là
sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vậy là nó chứ khơng phải
những sự vật khác.
Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính khơng thể đồng nhất với nhau. Bởi
mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc
tính này khơng thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có
những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự vật.
Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật
mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi các thuộc tính khơng cơ bản dù có
thay đổi hay khơng thì cũng khơng làm biến đổi bản chất của sự vật.
Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ ln có mối quan hệ
cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và

phần lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định cịn phần lượng là
phần thường xun có sự biến đổi.
Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự
vật, hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá
vỡ chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới
được hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động
nên nó sẽ khơng đứng n mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó nó
sẽ làm phá vỡ chất hiện tại.
Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và chất tác động với nhau qua hai
mặt: Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi


7
dần dần và tạo nên chất mới, hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo
nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt
tiếp theo.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự
vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản
sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến
đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về
chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng
cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất
thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên
chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều ln có sự tác động
qua lại lẫn nhau.
Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang
tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa

lượng và chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
cơ bản về chất của sự vật đó.
Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng
mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động
này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
1.3. Ý nghĩa của Phương pháp luận
1.3.1. Ý nghĩa trong nhận thức
Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự
vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó
khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái
nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.


8
Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác
định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy. Quá trình vận động và phát triển của sự
vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau
đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định
hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những
bước nhảy vọt.
Trong q trình hoạt động thì con người ln vận dụng linh hoạt các hình
thức khác nhau. Và sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn
những điều kiện khách quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Mặt khác, xã hội loài người đang càng ngày phát triển, đa dạng theo chiều
hướng tích cực do rất nhiều yếu tố tác động thành, từ đó ta cần thực hiện đổi
mới thành công trên từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội để tạo ra các
bước nhảy về chất.
Do đó để có thể thực hiện các bước nhảy vọt thì trước hết phải thực hiện
các bước nhảy cục bộ để làm thay đổi từng yếu tố của chất.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao
gồm độ và điểm nút);
Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Một là, nơn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân khơng kiên trì
và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Hai là, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút
nhưng khơng muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
- Nếu khơng muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm sốt
lượng trong giới hạn độ.
- Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước
nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.


9
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và
thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hồn
cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả khơng đáng có như khơng đạt được sự
thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu..


10

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO VỊ
TRÍ CƠNG VIỆC THANH TRA, KIỂM SỐT THỊ TRƯỜNG
2.1. Mơ tả vị trí cơng việc
Hiện tại Học viên đang thực hiện cơng việc Thanh tra, kiểm sốt thị
trường tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam. Với các công việc thực hiện chủ
yếu như sau:
- Được giao trách nhiệm kiểm tra; kiểm soát việc thi hành pháp luật trong

hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân
thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường; chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình.
– Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì cơng chức làm cơng tác kiểm sốt thị
trường được quyền:
+ Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu; tài liệu
cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
+ Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật
vi phạm.
+ Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật,
phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là
hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ
chức, cá nhân;
+ Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng; hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định;
xử lý vi phạm theo thẩm quyền; hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để xử lý các vi; phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
– Được trang bị; sử dụng vũ khí; cơng cụ hỗ trợ; và các phương tiện
chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô; xe mô tô phân khối
lớn; thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra


11
Để thực hiện được vị trí cơng việc này, địi hỏi phải đáp ứng được các yêu
cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc cụ thể như sau:
* Về kiến thức
- Có sự hiểu biết về pháp luật liên quan đến lĩnh vực thị trường, chất
lượng hàng hóa, an tồn thực phẩm…
- Có đầy đủ kiến thức về thanh tra, kiểm sốt
- Có đầy đủ kiến thức về kiểm định chất lượng hàng hóa

- Có kiến thức thức về quy luật thị trường, giá cả.
- Có kiến thức ngoại ngữ và tin học cơ bản.
- Các kiến thức khác.
* Về kỹ năng:
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Có kỹ năng thuyết trình trước đám đơng, tổ chức các cuộc họp
- Thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo; thuần thục trong thực
hiện các biện pháp nghiệp vụ;
- Nhuần nhuyễn trong thực hiện quy trình, nội dung kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành;
- Phát hiện và xử lý các tình huống phát sinh trong tổ chức, triển khai hoạt
động quản lý thị trường…
* Thái độ đối với công việc:
- Tuân thủ mọi nội quy trong công việc
- Thái độ cư xử hòa nhã với mọi người trong cơ quan và doanh nghiệp, cơ
sở. cá nhân… được thanh tra.
- Thanh liêm, chính trực và giữ vững đạo đức trong nghề nghiệp
Qua việc mơ tả vị trí cơng việc cho thấy, cơng việc Thanh tra, kiểm sốt
thị trường là một vị trí rất quan trọng trong Cơ quan quản lý thị trường. Đây là
vị trí đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ bản là thanh tra, kiểm soát vầ xử lý v phạm về
kinh doanh, thương mại nên yêu cầu cao về trình độ chun mơn, am hiểu về


12
chính sách pháp luật, có kỹ năng nghề nghiệp khắc phục những hạn chế và yếu
kém trong hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ
và nhân dân giao phó.. Để thực hiện được vị trí cơng việc này địi hỏi cán bộ
nhân viên phải kiến thức, trình độ chun mơn, kinh nghiệm, kỹ năng và luôn
luôn phải học tập để đáp ứng kịp với những biến đổi của nền kinh tế.
2.2. Vận dụng quy luật lượng chất vào vị trí cơng việc của bản thân

Kể từ khi vào làm việc tại tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam, tôi đã
trải qua nhiều thay đổi về kiến thức và năng lực để có những bước thăng tiến
trong cơng việc của mình. Đây là sự nỗ lực cố gắng của tôi trong việc không
ngừng nâng cao tích lũy kiến thức, nghiệp vụ chun mơn và kỹ năng sống.
Chính điều này đã giúp tơi có những thay đổi trong sự nghiệp công việc.
Khi mới bắt đầu vào Đơn vị, tôi mới chỉ được ở vị trí tập sự với thời hạn
thử việc trong 6 tháng. Sau 6 tháng, tôi đã được chuyển lên nhân viên chính thức
và ở chức vụ chuyên viên tổ chức hành chính. Sau 3 năm hồn thành nhiệm vụ,
tơi đã được điều chuyển về vị trí cán bộ thanh tra, kiểm soát tại đội Quản lý thị
trường số 1.
Như vậy, với kinh nghiệm và nỗ lực phần đấu trong công việc hiện tại tơi
đã có 2 bước chuyển vị trí cơng việc từ một nhân viên tập sự lên chuyên viên
chính thức sau đó đến vị trí cán bộ thanh tra, kiểm sốt thị trường hiện tại.
Q trình phát triển sự nghiệp của bản thẩn tơi chính là q trình biến đổi
về chất khi tơi đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Ở đây để làm
rõ hơn quy luật chất lượng vào vị trí cơng việc của bản thân, tôi sẽ chia ra từng
các giai đoạn của sự nghiệp để đánh giá những thay đổi về lượng (kiến thức, kỹ
năng, nhân thức…) như thế nào dẫn đến những thay đổi về chất (Sự thăng tiến
lên các vị trí cơng việc khác nhau).
Bước 1: Giai đoạn từ nhân viên tập sự lên chuyên viên chính thức:
Khi được tuyển dụng bổ nhiệm ở thì chức vụ, vị trí của tôi (chất) chỉ là
nhân viên tập sự thử việc. Sau 6 tháng tập sự thử việc, tơi đã tích lũy những kiến


13
thức thực tế liến quan đến công việc tổ chức hành chính tại Cục Quản lý thị
trường tỉnh Hà Nam bao gồm: kiến thức và kinh nghiêm thực tiễn về cơng việc
hành chính tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam bao gồm công tác cán bộ, xử
lý thông tin hành chính và thơng tin quyết định thanh tra, kiểm sốt thị trường.
Trong sáu tháng, tơi đã làm thành thạo được các nghiệp vụ ban đầu về quản lý

hành chính và tích lỹ thêm các kiến thức cơ bản về thanh tra, kiểm soát và xử lý
thủ tục liên quan đến quản lý thị trường. Đây chính là “lượng” mà tơi đã tích lũy
được trong giai đoạn 6 tháng. Khi “lượng” về kiến thức, kinh nghiệm đã đủ thì
lúc này “chất” trong công việc của tôi đã thay đổi lên một vị trí mới là chuyên
viên chính thức.
Ngược lại, khi đã chuyển sang chun viên chính thức thì lúc này địi hỏi
tơi phải tiếp tục tích lũy kiến thức mới (lượng thay đổi phù hợp với chất). Trước
tôi chỉ cần làm thành thạo các nghiệp vụ liên quan quản lý, tổ chức hành chính
tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam. Thì cho đến nay khi chuyển sang
chuyên viên chính thức tơi phải ln ln cập nhật những văn bản luật liên quan
đến chính sách, chế độ về thanh tra, kiểm soát và xử lý thủ tục liên quan đến
quản lý thị trường để phục vụ tốt cho cơng việc. Bên cạnh đó, tơi phải nâng cao
trình độ chuyên môn, các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp.
Khi tơi hồn thành tốt cơng việc, nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo Cục
Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam đã ghi nhận và cử tơi học khóa đào tạo bồi
dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm soát thị trường. Đây là giai đoạn chuyển về “chất”
từ nhân viên tổ chức hành chính lên cán bộ tổ chức hành chính.
Để thực hiện được giai đoạn này tôi cần “độ” là 2 năm. Đây là khoảng
thời gian tơi tích lũy đủ lượng để có sự biến đổi về chất. “Lượng” tơi tích lũy ở
đây là nâng cao trình độ chun mơn về nghiệp vụ đang làm. Đồng thời, tơi tìm
hiểu thêm các kiến thức chuyên sâu về tổ chức hành chính, nâng cao kiến thức
nghiệp vụ được bồi dưỡng đào tạo về thanh tra kiểm sốt thị trường, nâng cao
trình độ lý luận chính trị. Để tích lũy được “lượng” này, tơi đã tham gia vào các


14
khóa đào tạo cụ thể như sau: Tham gia đầy đủ vào các lớp đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ do Đơn vị tổ chức; Tham gia vào lớp học trung cấp lý luận chính trị
tại trường học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tham gia vào các lớp nâng
cao trình độ nghiệp vụ về thanh tra, kiểm sốt thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn

ngày; Tham gia vào chương tìrnh đào tạo bồi dưỡng kiếm thức và nghiệp vụ
chun ngành thanh tra, kiểm sốt, xử lý hành chính về thị trường do cơ quan cữ
đi học; Tơi tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình. Những tình
huống khó đều được tơi ghi lại và rút kinh nghiệm.
Bên cạnh những kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thì “lượng” về các kỹ
năng, các mối quan hệ là rất cần thiết cho tơi để tơi có một bước nhảy về “chất”.
Các kỹ năng tôi phải thường xuyên trau dồi, nâng cấp hơn như kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tạo mối quan hệ, kỹ năng giải quyết các tình huống xảy ra…
Từ những “lượng” thông qua các kỹ năng, kiến thức đã được tơi tích lũy
trong 2 năm qua đã giúp cho tơi có một bước nhảy về chất rất quan trọng trong
sự nghiệp của tôi. Lúc này từ một nhân viên tơi đã dần đủ trình độ, kiến thức để
trở thành một cán bộ thanh tra, kiểm soát thị trường thực sự.
Bước 2: Giai đoạn từ chuyên viên tổ chức hành chính chuyển sang vị trí
cán bộ thanh tra, kiểm sốt thị trường
Cơng việc của tơi thay đổi từ chuyên viên tổ chức hành chính chuyển sang
vị trí cán bộ thanh tra, kiểm soát thị trường đồng nghĩa việc thay đổi cả “lượng”
và “chất” và việc lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam cử tôi học khóa
đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm soát thị trường là giai đoạn chuyển tiếp
thay đổi “lượng” để đảm bảo phù hợp với sự thay đổi “chất” (vị trí cơng việc).
Với “chất” mới này, ngồi các kiến thức và kỹ năng phải học hỏi tiếp thu
và được đào tạo nâng cao ra địi hỏi tơi lại phải tiếp tục có đảm bảo lượng phù
hợp. Thời gian làm việc của tôi nhiều hơn, áp lực công việc của tôi cao hơn và
tôi phải bổ sung thêm nhiều kiến thức mới để có thể đảm đương được cơng việc
mình đang thực hiện. Điều này đã khiến cho tôi ngày càng thấy áp lực trong


15
cơng việc của mình. Tơi phải chăm chỉ hơn trong cơng việc mình đang làm để
theo kịp vị trí mới ; tôi phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong công việc. Cùng
với đó, kỹ năng ứng xử của tơi cũng phải được ngày càng hoàn thiện hơn; kiến

thức và sự hiểu biết của tôi cũng phải bao quát hơn để tơi có thể xử lý chuẩn xác
việc thanh tra kiểm soát các doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân trong thị trường
mà cơ quan tôi làm việc quản lý. Đặc biệt, tôi phải bổ sung thêm các kiến thức
về quản lý nhà nước, sự vận động phát triển của thị trường và phân biệt hàng
hóa để đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Đây là một ví dụ minh chứng điển
hình cho đánh giá tác động ngược lại của “chất” đến lượng”. Khi “Chất” thay
đổi thì địi hỏi “lượng cũng phải thay đổi tương xứng”.
Trong sự nghiệp của tôi cũng đã xảy ra tình trạng khi “lượng” chưa tích
lũy đủ thì sẽ thất bại trong việc nhảy bước, chuyển trạn thái công việc. Cụ thể
trong giai đoạn chuyển đổi từ “Chất” (chuyên viên tổ chức hành chính) sang
“Cán bộ thanh tra, kiểm sốt thị trường” khi đó thời gian học tập bồi dưỡng bổ
sung kiến thức mới được 2 năm, lại chuyển sang công việc mớt, kiến thức, kinh
nghiệm và các mối quan hệ còn yếu, khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ khi
chuyển sang cơng tác mới có nhiều sai sót và chưa hồn thiện nên chưa thể đảm
nhiệm vị trí mới ngay mà phải dần thích nghi mới có thể được bổ nhiệm chính
thức . Đây chính ví dụ giải thích cụ thể cho việc khi lượng chưa tích lũy đủ thì
khơng thể xảy ra bước nhảy đối với chất.
Như vậy, quy luật lượng chất đã được thể hiện rất trong q trình thực
hiện cơng việc của tơi. Và điều này cho tôi thấy rằng, chất và lượng luôn song
hành cùng với nhau và cùng biến đổi để cho phù hợp với lượng hoặc chất mới.
Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi
luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới
thay thế chất cũ, nó quy định quy mơ và tốc độ phát triển của lượng mới trong
một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó khơng tồn tại một cách thụ động, mà có sự


16
tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một
lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy

định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của
lượng..
2.3. Các định hướng phát triển công việc của bản thân dựa trên quy luật
lượng chất
Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
thể hiện ở chỗ: bản thân tích lũy lượng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho
mình bằng học tập, bồi dưỡng và thực hành công việc… thành quả của q trình
tích lũy đó được đánh giá qua kết quả thực heienj cơng việc và vị trí thắng tiến
trong cơng việc.
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, bản thân sẽ được chuyển sang
công việc, vị trí mới cao hơn. Như vậy, q trình học tập, tích lũy kiến thức, kỹ
năng là độ, kết quả thực hiện công việc là điểm nút và việc bản thân được sang
cơng việc, vị trí cao hơn là bước nhảy.
Trong tương lai tơi mong muốn có tiếp tục sự thăng tiến trong sự nghiệp,
đây là một sự thay đổi về chất mới. Điều này địi hỏi tơi phải tích lũy đủ “lượng”
để tạo ra bước nhảy về chất. Đối với tơi việc khơng ngừng nâng cao trình độ
chun mơn, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ trong bối cảnh hiện tại là
những giải pháp rất cần thiết để tôi thực hiện được định hướng trong cơng việc
của mình. Các giải pháp cụ thể như sau:
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng
diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực
hiện bước nhảy để chuyển về chất và trong công việc cũng vậy, trong q trình
làm việc tơi cần phải có những bước tích lũy cần thiết và đầy đủ về kiến thức
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và mở rộng mối quan hệ xã hội để từ đó làm
biến đổi vê chất (sự thăng tiến trong nghề nghiệp) theo quy luật.
Để làm được điều này, tôi cần thực hiện cụ thể như sau:


17
- Tôi cần tiếp tục cố gắng nâng cao kiến thức về quản lý, thanh tra kiểm

sốt và hàng hóa thị trường. Để nâng cao được kiến thức có thể học tại các
trường lớp, thông qua các trải nghiệm thực tế tại công việc, tự đúc rút kinh
nghiệm để thực hiện tốt hơn trong những tình huống sau.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là
thanh tra kiểm sốt thị trường thơng qua các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại
các trường Đại học Chính Quy.
- Cài thiện các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên. Điều
này đòi hỏi tôi phải nỗ lực giao tiếp với các đồng nghiệp xung quanh. Biết lắng
nghe, thấu hiểu đối với các cán bộ nhân viên, đồng nghiệp, hiểu và quan tâm đến
những nỗ lo của lãnh đạo.
Trong quá trình trình chuyển đổi chất (sự thăng tiến trong nghề nghiệp)
cần những bước nhảy dần dần, tránh nóng vội. Việc tích lũy kiến thức, trình độ
chun mơn, kinh nghiệm của bản thân cần phải được thực hiện một cách từ từ,
đầy đủ để đảm bảo quá trình thăng tiến được thực hiện một cách chắc chắn, bền
vững.


18

KẾT LUẬN
Việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trị to lớn trong việc
học tập và rèn luyện cũng như phát triển công việc của mỗi con người. Lượng và
chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích
lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận
thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời
phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín
muồi để biến đổi về chất. Mỗi người phải ln tích cực tích lũy kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm làm việc để kết quả làm việc tốt hơn và vị trí cơng việc
thăng tiễn ổn định, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích lũy về

kiến thức (lượng).
Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều chịu sự tác động của
quy luật lượng và chất, có sự chuyển đổi rất tích cực, có những biến đổi lại theo
chiều hướng có hại cho tự nhiên và đời sống của con người. Nắm rõ quy luật
lượng vàc hất chúng ta sẽ có cái nhìn tỉnh táo và chính xác hơn trước những biến
đổi đang diễn ra từng ngày trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống. Tất cả
luôn vận động không ngừng và chịu sự tác động qua lại của nhau.. Từ những
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Trong mối quan hệ giữa chất và
lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận
động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến
trạng thái tồn tại của sự vật. So với lượng thì chất thay đổi chậm hơn. Chỉ khi
nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi
về chất, sự vật khơng cịn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó.
Từ việc vận dụng quy luật lượng chất trong công việc thực tiễn đã cho tôi
nhiều bài học quý giá và thay đổi nhận thức của tơi trong cơng việc. Chỉ có sự
cố gắng, phấn đấu trong công việc và không ngừng học hỏi sẽ tạo ra những
thăng tiến trong sự nghiệp của mình.



×