Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.57 KB, 15 trang )

Cấu trúc và cách viết bài viết nghiên
cứu
Trịnh Tấn Đạt
Khoa CNTT - Đại Học Sài Gòn
Email:
Website: />

Nội dung
▪ Cấu trúc bài báo khoa học
▪ Cách viết bài báo khoa học


Cấu trúc bài báo khoa học
1.Title (Tiêu đề): Tiêu đề của bài viết, cần có độ dài vừa đủ và phản ánh đúng
nội dung được nghiên cứu.
2.Authorship, Postal address (Tên tác giả, Địa chỉ thư tín ): Liệt kê tên của
những người thực hiện nghiên cứu và tham gia quá trình viết báo cáo.
3.Abstract/Summary (Tóm tắt): Mơ tả vắn tắt vấn đề và kết quả của bài viết.
4.Keywords (Từ khóa): các từ khóa chính về nội dung/chủ đề của bài viết.
5.Introduction (Đặt vấn đề) và Objective (Mục tiêu nghiên cứu): Cho biết vấn
đề nghiên cứu là gì, giới thiệu các thông số - mục tiêu khi thực hiện nghiên
cứu, tổng quan về các cơng trình nghiên cứu.
6.Materials and Methods (Phương pháp nghiên cứu): Cách nghiên cứu vấn đề,
đối tượng được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu.
7.Results (Kết quả): Trình bày và giải thích số liệu thu được sau khi kết thúc
q trình nghiên cứu.
8.Discussion (Bàn luận): Giải thích, bàn luận, nêu ra ý nghĩa của kết quả.
9.Conclusion (Kết luận) - Tóm lược giả thiết, mục tiêu, kết quả chính, bàn qua
những ưu điểm và khuyết điểm, đề xuất công việc tương lai.
10.Acknowledgements (Lời cảm ơn): Gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp
đỡ cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, quỹ hỗ trợ nghiên cứu.


11.References (Tài liệu tham khảo): Liệt kê thông tin của các tài liệu được
tham khảo và trích dẫn trong bài viết.
12.Appendix (Phụ lục): Những câu hỏi hỏi nghiên cứu, số liệu nghiên cứu sẽ
được trình bày ở phần này


Cách viết bài báo khoa học
1. Title
Một tên đề tài tốt cần:



Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết (tối đa 15 từ).



Nêu rõ được : Chủ đề chính của bài viết + Đối tượng nghiên cứu + Khía cạnh
được khai thác trong chủ đề.



Tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu.



Gồm các từ khóa (keywords) quan trọng


Cách viết bài báo khoa học
2. Authors



Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không nên sử dụng tên viết tắt.



Chỉ ghi tên người có đóng góp vào nghiên cứu.



Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.



Ghi địa chỉ, nơi công tác, email, …



Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp
theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng
dẫn thường đặt ở vị trí sau cùng (corresponding author).



Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi
trong phần cảm tạ.


Cách viết bài báo khoa học
3. Abstract

Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả.



Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tùy vào yêu cầu của nơi xuất bản)



Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết
quả chính



Khơng sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn
hoặc đã được giải thích.



Khơng có các tham chiếu đến hình ảnh, bảng biểu hoặc nguồn tham khảo .


Cách viết bài báo khoa học
4. Keywords


Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 4-5 từ (tùy yêu cầu nơi
xuất bản).




Tất cả các từ khóa phải liên quan nội dung nghiên cứu.


Cách viết bài báo khoa học
5. Introduction


Giới thiệu tổng quan về vấn đề được nghiên cứu (general statement).



Phân tích và đánh giá các cơng trình nghiên cứu liên quan (literature review)



Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu; trình bày những khía
cạnh mà các nghiên cứu trước đó về chủ đề này chưa làm được/chưa được phân
tích. (missing information)



Đưa ra lý do tại sao cần phải thực hiện nghiên cứu này, mục đích của người viết
khi thực hiện nghiên cứu. (thesis statement ), đề xuất hướng tiếp cận.



Định nghĩa các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó
trong tồn bài viết.



Cách viết bài báo khoa học
6. Materials and Methods


Trình bày mơ hình, phương pháp đề xuất cho nghiên cứu (theo từng bước).



Nhấn mạnh làm nổi bật ý tưởng nghiên cứu mới, hướng tiếp cận do tác giả đề
xuất, giải thích thuyết phục, xây dựng các thuật toán liên quan.


Cách viết bài báo khoa học
7. Results


Mô tả tập dữ liệu được sử dụng



Mô tả các thông số thực nghiệm dùng cho các mơ hình thực nghiệm



Trình bày các số liệu theo dạng hình ảnh hoặc bảng biểu (thống kê).



Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.




Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu khơng có ý nghĩa thống kê khơng cần thiết;
các bảng và hình khơng cần thiết;



Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội
dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.


Cách viết bài báo khoa học
8. Discussion
Giải thích ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai.



Phân tích và giải thích kết quả nghiên cứu. (ưu/khuyết điểm của phương pháp)



Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.


Cách viết bài báo khoa học
9. Conclusion


Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết
luận.




Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu.



Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được.


Cách viết bài báo khoa học
10. Acknowledgements


Phần này có thể có hoặc khơng.



Có thể ghi lời cảm ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong
việc thực hiện thí nghiệm.



Cảm ơn nơi cung cấp kinh phí, phịng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện
nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người
giúp đọc và góp ý cho bài báo.


Cách viết bài báo khoa học
11. References



Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn
trong bài viết.



Khơng ghi các tài liệu khơng được trích dẫn.


Một vài lưu ý


Các cơng thức tốn cần đánh số thứ tự (khơng được copy/paste)



Các hình ảnh, bảng biểu phải rõ nét, dễ nhìn, dễ đọc.



Mỗi bảng biểu và hình vẽ phải được đánh số theo thứ tư và cần phải có tên tương
ứng mơ tả chính xác nội dung.



Trong nội dung bài viết, khi tham chiếu đến bảng biểu hay hình vẽ tác giả cần chỉ
rõ bảng biểu hay hình vẽ cụ thể nào (Hình 1 hay Hình 2..). Tác giả cần tránh sử
dụng các cụm từ tham chi.ếu thiếu cụ thể như: “hình trên” hay “bảng dưới đây”.




Các cụm từ được viết tắt là các từ được sử dụng nhiều lần trong bài viết. Các từ
viết tắt chỉ được sử dụng sau khi chúng được tác giả giới thiệu sau cụm từ đầy đủ
ở lần xuất hiện đầu tiên trong bài viết.



Quy định về trình bày trích dẫn và tài liệu tham khảo (theo yêu cầu nơi xuất bản)



×