Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng quan công trình nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.53 KB, 13 trang )

Tổng quan cơng trình nghiên cứu
Trịnh Tấn Đạt
Khoa CNTT - Đại Học Sài Gòn
Email:
Website: />

Nội dung
▪ Giới thiệu
▪ Các bước thực hiện


Giới thiệu


Tổng quan các cơng trình nghiên cứu (literature review): là sự tóm tắt, khảo sát
các nguồn tài liệu của một chủ đề nghiên cứu. Cung cấp một các nhìn tổng quan
của các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, giúp xác định được các phương
pháp đã được sử dụng, kết quả đạt được, ưu và khuyết điểm của các phương pháp.



Là một trong những phần quan trọng của các cơng trình nghiên cứu khoa học của
chủ đề nghiên cứu.



Một bài tổng quan tài liệu tốt khơng chỉ tóm tắt các nguồn mà nó phân tích, tổng
hợp và đánh giá một cách nghiêm túc để đưa ra một bức tranh rõ ràng về tình trạng
nghiên cứu của vấn đề.




Thơng qua phần tình hình nghiên cứu đề tài, người đọc sẽ biết rõ về mục đích,
nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp mà các bạn sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.


Giới thiệu


Mục đích:
- Nhận biết được các phương pháp đã được đề xuất trong các cơng trình nghiên cứu trước đó.
- Biết được phần ý tưởng chính, những điểm nổi bật, giá trị của các cơng trình nghiên cứu.
- Thảo luận về các điểm mạnh và khuyết điểm của các cơng trình nghiên cứu.
- Xác định các hạn chế, các phần chưa làm được.
- Giúp phát triển ý tưởng và giả thuyết nghiên cứu mới.


Các bước thực hiện


Viết phần tổng quan liên quan đến việc tìm các cơng trình nghiên cứu liên quan,
phân tích và giải thích những ý tưởng kết quả trong đó. Có năm bước chính:
- Tìm kiếm tài liệu liên quan (Search for relevant literature)
- Đánh giá các nguồn tài liệu (Evaluate sources)
- Xác định chủ đề, thảo luận và hạn chế (Identify themes, debates and gaps)
- Phác thảo cấu trúc (Outline the structure)

- Viết phần tổng quan (Write your literature review)



B1: Tìm kiếm tài liệu liên quan


Xác định chủ đề /bài tốn nghiên cứu dựa vào đó tìm các tài liệu liên quan

Ví dụ: Nhận dạng khn mặt dựa trên mơ hình FaceNet và SVM.



Xác định các từ khóa liên quan đến đề tài (keywords): các từ khóa về khái niệm,
từ đồng nghĩa, thuật ngữ liên quan.

Ví dụ: Các từ khóa cho đề tài trên: face recognition, face identification, face detection,
CNN, FaceNet model, SVM, face recognition using FaceNet, …


B1: Tìm kiếm tài liệu liên quan


Các nguồn tài liệu:

- Sách giáo khoa chuyên ngành (textbooks) và các bài báo tổng quan (review
articles) : các ấn phẩm này mang tính kỹ thuật cao, nên bắt đầu bằng các ấn phẩm với
chủ đề tổng quát hay các ấn phẩm không dành cho giới hàn lâm (non-academic
public)
- Các bài báo hàn lâm (academic papers). Các bài báo này đề cập đến các lý
thuyết và phương pháp khoa học khi giả định rắng người đọc đã am tường chúng.
(khó đọc hiểu đối với những đối tượng mới).



B1: Tìm kiếm tài liệu liên quan


Các nguồn để tìm các tài liệu (database):
- Google/ Google scholar

- Các database/nhà xuất bản nổi tiếng: IEEE Xplore, Springer, Elsevier, ACM
Digital Library, …
- Phần tài liệu tham khảo trong các bài báo khoa học.
-…



Đọc phần tiêu đề và tóm tắt để xác định tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu hay không.


B2: Đánh giá các nguồn tài liệu


Làm sao viết một tài liệu là đáng tin cậy:
- Nhìn vào số lượt trích dẫn của bài báo để đánh giá chất lượng của nó.

- Tên nhà xuất bản, tên journal, tên hội nghị.
- Tên các tác giả (các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan), nơi làm việc.
- Đọc sơ qua tài liệu và xác định các điểm quan trọng sau:
+ Ý tưởng chính, phương pháp đề xuất là gì?
+ Kết quả và kết luận của nghiên cứu là gì?
+ Điểm mạnh/ yếu của nghiên cứu đó.



B3: Xác định chủ đề, thảo luận và hạn chế


Cần hiểu mối quan hệ giữ các nguồn tài liệu trước khi phát thảo lên cấu trúc để
viết.
- Xu hướng : phương pháp mới/hấp dẫn/phổ biến.
- Chủ đề: các câu hỏi/ khái niệm lặp lại trên các tài liệu.
- Thảo luận, tranh luận: giống và khác nhau trong các tài liệu.
- Hạn chế: những điều còn thiếu trong nghiên cứu và các điểm yếu.


B4: Phác thảo cấu trúc


Phát triển cấu trúc của phần tổng quan.

- Phát thảo theo thời gian (Chronological): đơn giản, theo dõi sự phát triển của
chủ đề theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn chọn chiến lược này, hãy cẩn thận tránh chỉ
liệt kê và tóm tắt các nguồn theo thứ tự. Cố gắng phân tích các mơ hình, bước ngoặt
và các thảo luận chính đã định hình hướng đi. Cung cấp cách giải thích của bạn về
cách thức và lý do tại sao một cải tiến xảy ra.
- Phát thảo dựa vào chuyên đề (Thematic): sắp xếp các tài liệu liên quan đến
các khí cạnh khác nhau của chủ đề.
- Phát thảo dựa vào phương pháp (Methodological): các phương pháp nghiên
cứu có thể gom chung theo cùng hướng tiếp cận.


B5: Viết phần tổng quan



Viết bản nháp. ( giới thiệu, phần chính và kết luận)



Đọc lại, điều chỉnh và hồn thiện.



Liệt kê các tài liệu tham khảo sử dụng và trích dẫn chúng để tránh lỗi đạo văn.


Những điều nên tránh


Đừng trích dẫn bất cứ thứ gì mà bạn khơng đọc hoặc khơng hiểu chúng.



Trích dẫn các nghiên cứu tốt nhất và rõ ràng nhất, chứ không phải chỉ chú ý hoàn
toàn vào số lượng (sheer quantity) các trích dẫn.



Sử dụng các nguồn tài liệu kém chất lượng.



×