Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÂM lý học tội PHẠM : hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.08 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
----------*---------ĐỀ BÀI
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
Liên hệ thực tiễn.

- Hà Nội, 2022 -


ĐỀ BÀI (Đề 7)
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
Liên hệ thực tiễn.


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới góc độ tâm lý học, tội phạm được xem là đối tượng nghiên cứu về
cấu trúc tâm lý. Khi nghiên cứu về người phạm tội, điều quan trọng nhất mà các
nhà tâm lý học quan tâm là những yếu tố tác động tới hành vi phạm tội như điều
kiện, động cơ thúc đẩy, diễn biến tâm lý, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.
Trong đó, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội là diễn biến tâm lý cuối cùng của
tội phạm sau khi thực hiện hành vi phạm tội, và là kết quả tâm lý cuối cùng
được hình thành sau quá trình tác động với các yếu tố khách quan, yếu tố chủ
quan, nhu cầu, mục đích và ý đồ phạm tội…. Nhìn chung, việc người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội trong đa số các trường hợp đều nhằm đạt tới kết quả
cuối cùng đã dự định từ trước và sau khi người phạm tội thực hiện hành vi của


mình. Tuy nhiên, kết quả mà thực tế đem lại có thể sẽ không thể đúng như dự
định ban đầu, ở nhiều mức độ khác nhau so với dự kiến của người phạm tội tính
tốn và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi nhất định diễn ra trong tâm lý của họ. Vì
thế, bằng những kiến thức đã được tiếp nhận cùng với những tìm tịi, nghiên cứu
trong q trình học; nhóm sinh viên xin tiến hành đi sâu phân tích hậu quả tâm
lý của hành vi phạm tội cùng với những liên hệ thực tiễn.
NỘI DUNG
I. Lý thuyết

1.

Khái niệm hành vi phạm tội
Khái niệm: Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp

luật hình sự, là hành động có ý thức, có ý chí và được biểu hiện ra bên ngồi
bằng hình thức hành động hoặc không hành động.
Chủ thể thực hiện phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng như phải thoả mãn các dấu hiệu đặc biệt
khác (dấu hiệu chủ thể đặc biệt) nếu cấu thành tội phạm đòi hỏi:
4


Về mặt khách quan, chủ thể phải có hành động hoặc không hành động thỏa
mãn các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm (hành vi, hậu quả, quan hệ
nhân quả, đối tượng tác động…).
Về mặt chủ quan, chủ thể phải có lỗi; cố ý hoặc vơ ý tuỳ từng tội phạm cũng
như chủ thể phải có động cơ, mục đích nhất định.

2.


Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn

tại và phát triển. Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực
thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội.
Nhu cầu của con người rất phong phú đa dạng và khơng có giới hạn, cũng
như khơng bao giờ được hoàn toàn thỏa mãn.
Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn khả
năng hiện có, đó là cơ sở cho sự phát triển, đi lên. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa
nhu cầu và khả năng hiện thực có thể trở thành điều kiện (nhưng không phải là
nguyên nhân) của hành vi phạm tội (khi mức thỏa mãn nhu cầu quá thấp). Nhu
cầu q lớn, lịng tham lam, tính đố kị, ý muốn "hơn người" thường dẫn đến
hành vi tham ô, hối lộ, trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt v.v…1
2.2. Lợi ích
Lợi ích là bậc thang từ nhu cầu đến hành vi, là sự nhận thức nhu cầu và so
sánh nó với những điều kiện và cơng cụ thực hiện đang có. Lợi ích cũng là xu
hướng nhận thức đối tượng có ý nghĩa được cá nhân lựa chọn và có nội dung
phong phú về mặt tình cảm. Lợi ích của con người thể hiện mối quan hệ của con
người với điều kiện hiện tại, với cả ước muốn ở kế hoạch hoạt động sống của họ
trong tương lai. Đơi khi có những dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc
1 Trang 18,19 Bài viết “Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lý học”, Đặng Thanh Nga, Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/1998.

5


lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện xuất phát. Hành vi vu khống, vu oan, đổ lỗi
cho người khác, cãi cọ và thậm chí vi phạm pháp luật thường biểu hiện như hình
thức biến dạng của sự khẳng định và của “tính tích cực xã hội”.2

2.3. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là tất cả những gì bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội.
Động cơ phạm tội thuộc về trạng thái tâm lý của người phạm tội, là động
lực bên trong thôi thúc họ thực hiện tội phạm. Chỉ những tội có lỗi cố ý mới có
động cơ phạm tội. Những tội phạm có lỗi vơ ý khơng có động cơ phạm tội mà
chỉ có thể có động cơ xử sự: Trong thực tế có một số động cơ phạm tội thường
gặp như động cơ vụ lợi, động cơ đê hèn, động cơ cá nhân, động cơ do ghen
tuông, động cơ do căm ghét, trả thù,...
Động cơ phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội; song
không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Động cơ và
hành vi do nó thúc đẩy có thể khơng cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt
cũng có thể dẫn đến việc phạm tội.
2.4. Ý định phạm tội
Ý định phạm tội thể hiện khuynh hướng, ý chí, ý muốn cụ thể của người
phạm tội. Sự xuất hiện ý định phạm tội dựa trên cơ sở những động lực thúc đẩy
và gắn liền với việc quan sát, phân tích, đánh giá hồn cảnh cụ thể. Khi bắt đầu
có ý định phạm tội, người phạm tội đều hướng đến việc đạt được mục đích cụ
thể. Ý định phạm tội khơng mang tính khách quan bên ngồi mà là yếu tố tâm lí
có tính chất chủ quan xuất phát từ chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Trong
pháp luật hình sự, về nguyên tắc biểu lộ ý định phạm tội không phải là một giai
đoạn thực hiện tội phạm cho nên khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính
Trang 19 Bài viết “Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lý học”, Đặng
Thanh Nga, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/1998.
2

6



nguy hiểm cho xã hội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và những trường
hợp đó đã được quy định rõ trong Bộ Luật Hình sự của nước ta. Bên cạnh đó, ý
định phạm tội có quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện tội phạm. Điều kiện
thay đổi có thể làm thay đổi ý định ban đầu của tội phạm.

3.

Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội
Người thực hiện hành vi phạm tội trong đa số các trường hợp đều gắn với

việc nhằm đạt được kết quả đã định trước. Sau khi đạt được kết quả thường có
những thay đổi nhất định diễn ra trong tâm lý người phạm tội.
Quan hệ của người phạm tội với kết quả đã đạt được có thể theo hai xu
hướng chủ yếu đó là: Thái độ ăn năn, hối hận và sự thỏa mãn với kết quả.
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội luôn rơi vào trạng thái tâm lý căng
thẳng và kéo theo hành vi của họ cũng biến đổi:
Thứ nhất, sự xuất hiện của những xúc cảm căng thẳng, những ấn tượng,
ám ảnh ở người phạm tội. Vì trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội,
người phạm tội khơng chỉ hành động mà cịn tri giác về diễn biến và hậu quả
của nó. Ví dụ, người phạm tội thường xuyên nhớ lại, ám ảnh bởi những hành
vi đã thực hiện gây ra những cảm xúc nặng nề như ghê rợn, sợ hãi, căng
thẳng.
Thứ hai, người phạm tội nhận thức dược ý nghĩa và hậu quả của hành vi
phạm tội, họ có thể có những ăn năn, hối hận.
Thứ ba, người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, lo sợ bị phát
hiện và trừng trị.
Thứ tư, sự hoạt động tích cực của tư duy để tìm cách đối phó với cơ quan
điều tra, hòng che dấu hành vi phạm tội: khi thấy hành vi của mình chưa bị lơi
ra ánh sáng, người phạm tội hy vọng rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát
hiện và trừng trị của PL. Cho nên họ tìm mọi cách để che dấu và lẩn trốn, họ

cố gắng lý giải các tình huống nếu bị hỏi đến, ln phán đốn, nhận định về

7


hoạt động của cơ quan điều tra. Điều đó dẫn đến người phạm tội luôn trong
trạng thái căng thẳng.
Thứ năm, hành vi của người phạm tội sẽ mang tính bị động, thiếu suy
nghĩ và bản chất giao tiếp thay đổi (như cởi mở hơn hay ngược lại), họ dễ bị
kích động.
Thứ sáu, người phạm tội có ý định che dấu tâm lý căng thẳng của mình,
thì họ thường có biểu hiện tích cực khơng bình thường, mang tính chất bề
ngồi.
Thứ bảy, dùng các chất kích thích để gạt bỏ trạng thái tâm lý căng thẳng.
Cuối cùng, người phạm tội rơi vào tình thế khơng xác định như: Người
phạm tội thường hay quan tâm đến công việc điều tra của cơ quan điều tra khi
giao tiếp với những người khác nhằm nắm bắt thông tin. Hay trường hợp
người phạm tội quay lại hiện trường nơi gây án để phát hiện những sai sót và
xóa những dấu vết mà họ đã sơ ý để lại.
II. Liên hệ thực tiễn

1.

Vụ án bác sĩ giám đốc bệnh viện Nhi giết vợ


Tóm tắt vụ án
Trần Hữu Chính được biết đến là một trong những bác sĩ giỏi của bệnh viện

Nhi trung ương những năm đầu thập niên 60. Nổi tiếng với học thức chuyên

sâu, kinh nghiệm tốt và khả năng vượt trội, Chính đã thành công đảm nhiệm
chức vụ giám đốc của bệnh viện Nhi lúc bấy giờ, trong thời gian làm việc tại
bệnh viện, Bác sĩ Chính có gặp gỡ và làm quen với cô y tá tên là Thu - một hoa
khôi của ngành y Hà Nội lúc bấy giờ. Qua một thời gian tìm hiểu và yêu đương,
hai người quyết định đi đến hôn nhân. Cuộc sống hôn nhân viên mãn tưởng
chừng cứ thế trôi qua trong hạnh phúc nhưng ngày y tá thu hạ sinh đứa con đầu
lịng thì cũng là lúc bi kich xuất hiện. Chẳng hiểu vì lí do gì sau thời gian sinh
con ba ngày, y tá Thu bất ngờ mắc bệnh tiêu chảy, tưởng chừng đây chỉ là căn
bệnh bình thường cùng với việc có chồng là bác sĩ hàng đầu thì bệnh tình của cơ
8


y tá sẽ thuyên giảm, nhưng điều kì lạ là sức khỏe của Thu khơng tiến triển thậm
chí là chuyển biến nặng hơn với cơ thể mất sức và gầy dọc nhanh chóng, Chỉ
chưa đầy 20 ngày sau khi sinh con y tá Thu đã đột ngột qua đời. Qúa nghi ngờ
trước cái chết bất ngờ của sản phụ, lực lượng công an đã tiến hành điều tra và
vén mà bí mật cái chết đầy khuất tất của nạn nhân đến từ người quen thuộc nhất
đó là Bác sĩ Nguyễn Hữu Chính - chủ mưu đầu độc giết vợ mình. Nguyên nhân
dẫn đến Chính giết vợ xuất phát từ lục đục gia đình, khi hai vợ chồng y liên tục
xảy ra những mẫu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng giữa Chính và Thu ln trong tình
trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Chính khai rằng, có những lần vợ
chồng y cãi nhau, khi y đi về nhà lúc nửa đêm Thu đã không mở cửa cho vào và
bắt y phải ngủ ngồi hè ngay khi giữa trời đêm đơng. Và y nghĩ sẽ giết chết Thu
vì cơ đã đối xử tệ với y.3
Trong vụ án này, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội diễn ra khá rõ ràng ở
Chính, thể hiện cụ thể qua từng giai đoạn sau:
Thứ nhất, là tâm lý căng thẳng, lo lắng sau khi có ý định thực hiện hành vi
phạm tội của mình, điều này đã được Chính thừa nhận. Hơm y tá Thu vào viện
sinh nở, tâm trạng Chính vơ cùng rối bời. Đó là khi người phạm tội có nhận thức
được hành vi của mình là sai trái, hậu quả phải nhận là chịu trách nghiệm trước

pháp luật. Tuy nhiên vì động cơ rõ ràng lấn át nên cuối cùng Chính đã thực hiện
hành vi phạm tội của mình.
Thứ hai, sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, để che giấu hành vi
phạm tội, Chính đã thể hiện nhiều hành vi tích cực khơng bình thường. Trong
tang lễ của vợ, bác sĩ Chính ln tỏ ra đau đớn, vật vã, khóc lóc, ơm lấy thi thể
của vợ. Kể từ ngày vợ mất, Chính ngày đêm thăm mộ vợ, lúc nào cũng đứng rất
lâu như thể đang trò chuyện với người vợ quá cố. Trước sự ra đi đột ngột của vợ
mà một người trên tâm thế là bác sĩ lại khơng có mong muốn kiểm tra, tìm hiểu
3 Bài viết “Vụ án Giám đốc bệnh viện Nhi mưu giết vợ chấn động Hà Nội:
Chân dung vị bác sĩ tài giỏi”, Nhật Lâm, Báo Pháp Luật Plus.
/>9


nguyên nhân cái chết mà thay vào đó bác sĩ chính chỉ viện cớ và thể hiện sự
đau thương ra bên ngoài, hành động này của bác sĩ khiến người ngồi xót
thương và đồng cảm, tuy nhiên tất cả những hành động này đều có chủ đích.
Việc ngày ngày ra thăm mộ vợ được hiểu đó là do tâm trạng lo âu, căng thẳng,
sợ bị mọi người phát hiện nguyên nhân cái chết nên mới luôn ra trông coi mộ để
khơng ai lại gần. Khơng hề có một sự thương tiếc nào mà chỉ là một màn kịch
của hung thủ dựng lên nhằm che mắt mọi người, che mắt cơ quan cơng an và
cũng có thể là một cách gián tiếp để cản trở công tác điều tra. Sau khi bị điều đi
cơng tác dài ngày Chính vội vã chạy ra mộ vợ sau khi bị điều đi công tác dài
ngày và hỏi người cai mộ xem có ai vào đây khi mình ra ngồi khơng cũng có
thể hiểu rõ là trạng thái căng thẳng , lo sợ bất an khi sợ có người phát giác ra
hành vi bất chính của mình với vợ.
Thứ ba, sau khi thực hiện hành vi giết vợ, Chính đã rơi vào tình trạng căng
thẳng lo sợ nhưng dần trở nên yên tâm sau nhiều ngày khơng có động tĩnh gì từ
cơ quan điều tra. Nhưng khi bắt đầu bị cảnh sát nghi ngờ và phát hiện việc mình
mua 3 gram thạch tín từ Bệnh viện Y Hà Nội Chính đã có trạng thái lo lắng và
suy nghĩ dùng đủ mọi cách để hợp pháp hóa 3gram thạch tín mà khơng bị nghi

ngờ đó là đi xin nhiều nơi dung dịch liqueur fowler bởi vì liqueur fowler là một
dung dịch được điều chế từ thạch tín và có thể chữa các bệnh như hen suyễn và
tắc máu. Nên để hợp pháp hóa 3 gram thạch tín kia, Chính đã mở bữa tiệc mời
bạn bè là các bác sĩ có trình độ chun mơn cao nhờ giúp đỡ. Chính đã đi xin
dung dịch liqueur fowler từ nhiều nơi khác nhau với lí do là kê đơn cho bệnh
nhân từ nhiều vùng khác nhau nhưng kế hoạch bị hỏng vì có rất nhiều sự phản
hồi từ bệnh nhân về việc bác sĩ Chính kê đơn thuốc này xong rồi lại thu hồi với
lí do khơng cần thiết. Việc làm này của bác sĩ Chính là là nhằm che đậy đi trạng
thái tâm lý bồn chồn, lo âu , sợ bị phát hiện hành vi độc ác mà mình gây ra.. Tuy
nhiên , những hành vi che đậy, thủ đoạn tinh vi của Chính khơng thể tránh khỏi
sự điều tra của cơ quan cảnh sát , Chính bị bắt và buộc phải thừa nhận mọi hành
vi của mình gây ra.
10


Như vậy, quá trình diễn biến tâm lý của bác sĩ Chính sau khi thực hiện
hành vi phạm tội giết vợ mình, từ việc bối rối, lo lắng khi nhận thức được hậu
quả phải gánh chịu khi thực hiện hành vi phạm tội cho đến sự thỏa mãn, yên tâm
tạm thời khi hồn thành được mục đích. Sau đó lại rơi vào tình trạng tâm lý căng
thẳng, lo sợ bị phát giác khi cơ quan điều tra vào cuộc, dùng mọi cách để che
giấu hành vi phạm tội của mình. Quá trình tâm lý diễn ra phức tạp do tâm lý của
người phạm tội còn bị tác động bởi yếu tố bên ngồi và khơng phải là một tâm
lý cố định.

2.

Thảm sát tại Bình Phước


Tóm tắt vụ án:

Nguyễn Hải Dương sinh năm 1991 tại tỉnh An Giang, tốt nghiệp phổ thơng

rồi rời q, tới huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh để học nghề, Dương
bỏ học một năm sau và đi làm công nhân chế biến gỗ tại một doanh nghiệp ở
đây. Trong thời gian này Dương có quan hệ tình cảm và là người yêu Lê Thị
Ánh Linh. Tháng 4 năm 2014, Dương được Linh đưa về nhà giới thiệu với gia
đình, được biết gia đình Linh làm chủ doanh nghiệp kinh doanh gỗ, sống trong
biệt thự, có điều kiện khá giả, và cả hai được bố mẹ đồng ý cho phép yêu nhau.
Trong thời gian đó Dương quen biết và thường xuyên tiếp xúc với gia đình Linh.
Đến năm 2015 mẹ Linh ngăn cấm quan hệ tình cảm của hai người, Linh nghe lời
mẹ, quen người khác và chia tay Dương. Nên Dương đã sinh ra hận thù và nảy
ra ý định giết cả nhà Linh trả thù và cướp tài sản. Để thực hiện âm mưu của
mình Dương đã chuẩn bị cơng cụ gây án gồm súng bắn bi, súng điện, dao bấm,
găng tay,... Mặc dù chia tay nhưng Dương vẫn giữ quan hệ với em họ Linh.
Khoảng 2h ngày 07.7.2015 Dương và Tiến đi xe máy đến cổng nhà ông Mỹ và
nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng. Khi Vỹ ra mở cổng Dương và Tiến đã khống chế
Vỹ và giết ngay ở sân gần cổng ra vào. Sau khi giết xong Vỹ bọn chúng đã đột
nhập lên lầu 1 bắt trói Linh và Như, dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói
vào cửa sổ rồi xuống tầng trệt bắt trói ơng Mỹ và Quốc Anh (con ông Mỹ),
11


khống chế bà Nga yêu cầu chỉ nơi cất dấu tiền và tài sản. Bà Nga đã tự mở két
sắt nhưng khơng có tiền và tài sản q. Bọn chúng đã lục sốt trong phịng và
cướp được hơn 4 triệu đồng và một số đơla. Sau đó, bọn chúng trói bà Nga lại và
dẫn Quốc Anh sang phòng bên cạnh để tra khảo tiền và tài sản. Cháu Quốc Anh
trả lời khơng biết thì liền bị bọn chúng giết. Sau khi giết cháu Quốc Anh, bọn
chúng quay trở lại phòng ông Mỹ giết bà Nga và ông Mỹ. Sau đó bọn chúng tiếp
tục lên lầu 1 tra khảo Linh và Như về tiền và tài sản nhưng khơng có nên bọn
chúng giết chết Như và Linh. Tài sản của các nạn nhân chúng lấy đi gồm 5 điện

thoại, 1 iPad. Trước khi rời hiện trường để che giấu hành vi phạm tội của mình,
bọn chúng đã xuống tầng trệt lấy quần của ơng Mỹ mặc và tẩu thốt. Khi về đến
phòng trọ của Tiến bọn chúng đã kiểm tra lại tài sản vừa cướp được cùng những
quần áo phương tiện gây án như dao, súng, giầy dép cho vào balô giao cho Tiến
quản lý. Sau khi gây án, Dương ở lại Chơn Thành, quay lại hiện trường nhiều
lần và luôn tỏ ra đau khổ, khóc lóc trước người thân của gia đình nạn nhân, hành
động với mục đích để khơng bị nghi ngờ.4
Trong vụ án này, hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội diễn ra khá rõ ràng ở
Dương:
Trước hết là tâm lý căng thẳng, lo sợ khi có ý định thực hiện thực hiện
hành vi phạm tội của mình, Dương đã chuẩn bị trước chứng cứ ngoại phạm cho
mình làm mọi việc trước camera rồi đi ngủ. Có thể thấy người phạm tội có nhận
thức được hành vi của mình là sai trái, hậu quả phải nhận là chịu trách nghiệm
trước pháp luật, lúc này tâm lý của Dương sẽ trở nên lo lắng, bồn chồn, bối rối.
Tuy nhiên vì động cơ rõ ràng lấn át nên cuối cùng Dương đã thực hiện hành vi
phạm tội của mình, Dương đã thừa nhận rằng mình giết người để trả thù chuyện
bị cấm cản u Linh là chính, cịn y muốn cướp tiền để trả công cho Tiến.

4 Bài viết “Vụ án Nguyễn Hải Dương, Vụ án hình sự ở Việt Nam”, Wikipedia.
EfxVzpJgpM8K51mKQ45UY
12


Thứ hai sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình, để che giấu hành vi
phạm tội bọn chúng đã xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc vào và tẩu
thoát. Dương đã thể hiện nhiều hành vi tích cực khơng bình thường, cụ thể như
Dương đã quay lại hiện trường nhiều lần và luôn tỏ ra đau khổ, khóc lóc trước
người thân của gia đình nạn nhân nên người nhà khơng nghi ngờ gì. Tuy nhiên,
với hành vi quay lại hiện trường nhiều lần khóc lóc có thể hiểu được theo các
hướng như do tâm lý luôn ở trạng thái căng thẳng, lo sợ hành vi của mình bị bại

lộ nên đã thường xuyên quay lại hiện trường nên mới liên tục quay lại hiện
trường để dò la.
Thứ ba, sau khi biết được mình khơng thốt được tội. Dương đã rơi vào
tình trạng căng thẳng, lo âu sợ bị trừng phạt bởi pháp luật vì hành vi của mình.
Dương đã nghĩ đến việc kết thúc cuộc sống bằng việc tự sát để giải tỏa tâm lý
căng thẳng lo sợ của mình (nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt). Nguyễn Hải
Dương - kẻ chủ mưu đã chuẩn bị sẵn thuốc ngủ và dự định tử tự ngay sau đám
tang các nạn nhân. Theo đó, Dương nhờ Vũ Văn Tiến mua một hộp thuốc ngủ,
nhưng do nhà thuốc chỉ bán số lượng giới hạn nên Tiến mới mua được 10 viên,
cả hai liên lạc định mua đủ 30 viên thì Dương sẽ tự tử ngay sau đám tang của
các nạn nhân. Điều này cho thấy, tâm lý của Nguyễn Hải Dương lúc bấy giờ
nghĩ đến cách tự tử có lẽ để “trốn tránh” khỏi việc phải gánh chịu hậu quả từ tội
ác do mình gây ra. Nhưng cuối cùng, sau tất cả hành vi của mình gây ra, Dương
đã bị cơ quan điều tra tìm ra sự thật và chịu sự trừng phạt trước pháp luật tương
xứng với hành vi đã gây ra cho gia đình nạn nhân.
Như vậy, có thể tóm tắt q trình diễn biến tâm lý của Dương trước khi
thực hiện hành vi phạm tội của mình, từ việc lo sợ, bối rối khi nhận thấy trước
được hậu quả, sau đó là sự thỏa mãn khi hồn thành được mục tiêu của mình.
Nhưng lại tiếp tục rơi tâm lý căng thẳng, lo sợ khi cơ quan điều tra có thể phát
hiện ra hành vi vi phạm của mình, nên đã có ý định tử tử. Quá trình tâm lý diễn
ra phức tạp do tâm lý của người phạm tội còn bị tác động bởi yếu tố bên ngồi
và khơng phải là một tâm lý cố định.
13


KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy rằng, tâm lý của người phạm tội
sau khi thực hiện hành vi phạm tội của mình là một trong những quá trình diễn
biến tâm lý cuối cùng của người phạm tội. Nhìn chung, quá trình diễn biến tâm
lý này diễn ra khá phức tạp với những biểu hiện về trạng thái, hành vi tâm lý ở

mỗi người phạm tội là khác nhau; nhưng dưới góc độ nghiên cứu tâm lý học tội
phạm thì vẫn có những đặc điểm chung của hậu tâm lý sau khi phạm tội. Những
đặc điểm chung này sẽ chính là những căn cứ, cơ sở để có thể giúp cho các nhà
nghiên cứu, cơ quan điều tra phân tích rồi tiến tới phát hiện, xử lý hành vi phạm
tội một cách nhanh chóng và chính xác.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài viết “Hành vi phạm tội nhìn từ góc độ tâm lý học”, Đặng Thanh
Nga, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 4/1998.
2. Bài viết “Vụ án Giám đốc bệnh viện Nhi mưu giết vợ chấn động Hà
Nội: Chân dung vị bác sĩ tài giỏi”, Nhật Lâm, Báo Pháp Luật Plus.
/>3. Bài viết “Vụ án Nguyễn Hải Dương, Vụ án hình sự ở Việt Nam”,
Wikipedia.
EfxVzpJgpM8K51mKQ45UY
4. Bài viết “Chun gia tội phạm học nói gì về vụ thảm sát ở Bình
Phước?”, Kim Anh, VOV.VN, Báo thuộc đài phát thanh truyền hình
Kontum.
/>5. Bài viết “Nguyễn Hải Dương cố tạo chứng cứ ngoại phạm trước khi ra
tay”, Gia Minh, Báo Tuổi trẻ.
/>6. Bài viết “Hung thủ Nguyễn Hải Dương bị ‘hạ gục’ như thế nào?”, Thu
Hoà – Quỳnh Vinh, Báo Công an nhân dân.
/>
15




×