Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

giáo án tâm lý học tội phạm: phân tích hành vi phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.61 KB, 27 trang )


Chào các bạn

Chương 3
Phân tích tâm lý hành vi
phạm tội
Th.s. Dương Thị Loan
Khoa pháp luật hình sự

NỘI DUNG CHƯƠNG 3
2.1 Nguyên nhân tâm lý xã hội của
hành vi phạm tội
2.2.Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm
tội
2.3.Hậu quả tâm lý của hành vi phạm
tội

2.1 Nguyên nhân tâm lý xã hội của
hành vi phạm tội
2.1.1 Khái niệm hành vi phạm tội
2.1.2 Khái niệm nguyên nhân tâm lý
của hành vi phạm tội
2.1.3. Các nguyên nhân làm hình thành
đặc điểm tâm lý tiêu cực trong tâm lý
nhân cách

2.1.1 Khái niệm hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội là một hành động có
ý thức của một con người cụ thể xâm
hại đến các quy định chung mà pháp
luật nghiêm cấm được thể hiện rõ


trong Bộ Luật Hình Sự nước CHCHCN
Việt

2.1.1 Khái niệm nguyên nhân tâm lý
của hành vi phạm tội
Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi
phạm tội là tập hợp các đặc điểm tâm lý
tiêu cực, hình thành và phát triển do hậu
qủa của những điều kiện xã hội không
thuận lợi trong quá trình xã hội hoá cá
nhân. Các đặc điểm tâm lý tiêu cực này
trong sự tác động qua lại với những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể là nguyên nhân
đưa con người đến chỗ phạm tội.

1. Quá trình thực hiện vai trò xã hội
2. Quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội
3. Hệ thống giao tiếp
4. Quá trình kiểm tra xã hội
5 Quá trình thích nghi xã hội
2.1.2. Các nguyên nhân làm hình
thành đặc điểm tâm lý tiêu cực trong
tâm lý nhân cách

1. Quá trình thực hiện vai trò xã hội
Nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong tâm lý của
cá nhân.
+ Cá nhân không có đủ các phẩm chất tâm - sinh lý
mà vai trò xã hội của họ đòi hỏi. Từ đó, hình thành ở
anh ta những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: chán nản,

chây lười, thụ động trong công việc.
+ Cá nhân có thái độ tiêu cực đối với vai trò xã hội
của bản thân. Chẳng hạn, một người làm nghề y,
nhưng anh ta lại không có được thái độ y đức cần
thiết. Hệ quả là anh ta đã lợi dụng nghề nghiệp để lừa
đảo, hoặc có thái độ vô trách nhiệm đối với người
bệnh đó chính là những biểu hiện lệch lạc trong tâm
lý cá nhân.

2.Quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội
Nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong
tâm lý của cá nhân.
+ Cá nhân không tích cực, không tự giác tiếp
thu kinh nghiệm xã hội. Chính sự thiêú hụt kiến
thức sẽ dẫn đến những lệch lạc trong nhận
thức, thái độ và hình thành những đặc điểm
tâm lý tiêu cực ở cá nhân.
+ Trong các kinh nghiệm mà cá nhân tiếp thu
có những khiếm khuyết, lệch lạc nhất định.
+ Cá nhân chỉ quan tâm tiếp thu những kinh
nghiệm mà nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu
của bản thân

3. Hệ thống giao tiếp
Nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong tâm lý của
cá nhân.
+ Các quan hệ giao tiếp cơ bản trong đời sống và hoạt động của
cá nhân không thực hiện được đầy đủ chức năng của mình.
+ Cá nhân tham gia vào các quan hệ giao tiếp ở những nhóm
không chuẩn mực, có hoạt động không lành mạnh, có mục đích

chống đối xã hội. Ví dụ: một số trẻ em do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi
kéo trở nên hư hỏng và đi vào con đường phạm tội.
Những nguyên nhân nói trên trong hệ thống giao tiếp sẽ làm
hình thành ở cá nhân những lệch lạc trong chuẩn mực đạo đức
đức và hành vi, làm hình thành những quan điểm sống và định
hướng giá trị tiêu cực

4.Quá trình kiểm tra xã hội
Nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong
tâm lý của cá nhân.
+ Nguyên nhân khách quan là những yếu tố,
những sự kiện xảy ra trong đời sống của xã
hội, ngoài ý muốn chủ quan của cá nhân như:
thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh làm cho nhà
nước và xã hội không thể duy trì chế độ kiểm
tra ở mức độ bình thường.
+ Nguyên nhân chủ quan tồn tại trong nhận
thức, đánh giá của cá nhân.

4.Quá trình thích nghi xã hội
Sự thích nghi xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Mức độ biến đổi của môi trường xã hội (nhanh
hay chậm, rộng hay hẹp )
+ Đặc điểm tâm lý của cá nhân (khí chất, tính
cách, xu hướng, thói quen, năng lực, tình cảm )
+ Nhận thức và thái độ của cá nhân đối với sự
thay đổi của môi trường xã hội.
Trong trường hợp cá nhân không thích nghi được với
sự thay đổi của môi trường xã hội thì sẽ làm xuất hiện
ở họ những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: Sự mâu

thuẫn, bất đồng với xã hội, làm giảm ý thức pháp luật
của các nhân

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1.Theo thống kê của Công an Q.1 (TP.HCM) cho thấy năm 2012 cơ quan
này bắt giữ 92 đối tượng cướp giật. Qua kiểm tra đã xác định 16 đối tượng
trong số này nghiện ma túy, chiếm hơn 17% tổng số đối tượng cướp giật bị
bắt. Trong 83 người bị bắt về hành vi trộm cắp tài sản có mười người
nghiện ma túy. Đây là hai hành vi có số người nghiện gây ra cao nhất trong
tất cả các vụ phạm pháp hình sự
2. Cuồng sát cô giáo và bạn bè
Ngày 2/2/1996, Barry Loukaitis, 14 tuổi, mặc quần áo như một tay cao bồi
miền Tây với chiếc mũ to chùm kín đầu rồi đi vào lớp đại số ở Moses Lake,
Washington. Rút trong người 2 khẩu súng ngắn với 78 viên đạn, Barry lạnh
lùng giờ lên rồi bóp cò. Nạn nhân đầu tiên là bé Manuel Vela, 14 tuổi. Phát
đạn trúng đầu và khiến cậu bé tử vong ngay lập tức. Không hề run sợ trước
cảnh bạn mình chết trong vũng máu, Loukaitis tiếp tục quay súng sang cô
“bạn gái” cũ của mình. Bé gái 13 tuổi này cũng “hưởng trọn” phát đạn và tử
vong. Loukaitis cuối cùng nhằm thẳng giáo viên môn đại số Leona Caaires
và… bóp cò , và liên tục lặp đi lặp lại: “Dành cho môn đại số quái quỷ này”.
Sau khi giết hại 3 người và sát thương 7 bạn bè, Loukaitis đổ lỗi rằng "tâm
trạng của mình không tốt". Một bạn cùng lớp cho rằng Loukaitis nghĩ rằng
em sẽ được "vui vẻ" khi tạo được 1 seri giết người như vậy.



3. Sau khi nghi phạm hiếp, giết nữ sinh lớp 12 Lê Tuấn Anh bị bắt giữ, tại
cơ quan điều tra, ngoài việc hồn nhiên nhận là họ hàng của Lê Văn
Luyện, chân dung về hung thủ cũng khiến không ít người rùng mình.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bản tính tên này cũng hay có thói chấp vặt

và thù dai, cứ hễ có ai mà nói động đến y là y lại tìm cách trả thù. Nếu
không may nhà nào có cây ăn quả hay con gà, con vịt mà bị y “công” đi,
nếu biết mà im lặng thì thôi chứ nếu mà chửi mắng thì y rằng nhà trồng
cây gì, hay lúa ngoài đồng sẽ bị tàn phá…
Được biết, trước thời điểm Lê Tuấn Anh hạ sát nữ sinh N., bố đẻ cháu
cũng đã có lần đôi co với tên này, vì có lần y lẩn vào vườn phá phách.
Nhà hai bên gia đình cách nhau cũng không hề xa, chỉ tầm 300m.
Theo anninhthudo.vn, điều khiến nhiều người kinh hãi hơn, là thông tin
do nhiều người dân sống gần nhà tên sát thủ Lê Tuấn Anh khẳng định
tên này đã từng giao cấu với cả động vật, trộm đồ lót phụ nữ ngửi và
nhai, nhiều người còn tố rằng bị y đục lỗ ở nhà tắm để nhìn trộm khi đang
tắm…
Hãy tìm hiểu nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm
tội trong các tình huông nêu trên




- Ma túy làm mất tính người
Thượng tá Nguyễn Hoàng Thắng (trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy Công an TP.HCM): Người nghiện ma túy thường có nhu cầu sử dụng ngày
càng nhiều hơn, trong khi khả năng kiếm ra tiền một cách chân chính của những
người này sẽ ngày càng giảm. Cung - cầu trái ngược nhau sẽ phát sinh những
vấn đề nguy hiểm. Người nghiện phải bằng mọi giá kiếm được tiền để thỏa mãn
cơn nghiện, khi đó chuyện trộm cắp, cướp giật hay làm chuyện gì khác là không
thể tiên đoán được. Thêm vào đó, những người sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là
hàng đá sẽ gây ảo giác mạnh, mất lý trí, nỗi sợ hãi. Ma túy tổng hợp có thể khiến
những người hiền lành nhút nhát trở thành những người máu lạnh.
- Bố mẹ ly dị, bạn bè bắt nạt đã khiến cậu bé trở thành tên cuồng
sát tại trường. bố mẹ Loukaitis luôn sống trong tình trạng căng thẳng vì mâu

thuẫn và cuối cùng ly dị vào năm 1996 vì bố hắn ngoại tình. Mẹ y, Jo Ann Phillips,
cũng là một người phụ nữ độc đoán, sau khi ly dị càng trở nên cay nghiệt, luôn
đay nghiến cậu con trai. Hắn cũng có ảnh hưởng một chút từ bệnh tâm thần “gia
truyền”, vốn đã kéo dài 3 thế hệ nhà Loukaitis.
Thêm vào đó, đến trường còn là một cực hình với cậu nhóc sát nhân điên loạn
này vì luôn bị các “đại ca” trong trường bắt nạt. Các bạn cùng lớp cho biết cậu
thường bị các đàn anh đánh đập, có lần còn bị vùi đầu vào bồn vệ sinh. Còn có
lần, cậu còn bị đón ngã xuống sàn và lột hết quần áo.

2.2.Cấu trúc tâm lý của
hành vi phạm tội
1. Nhu cầu
2 .Động cơ phạm tội
3 .Mục đích phạm tội
4 .Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
5. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội
6 .Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội

1. Nhu cầu
. Nhu cầu của người phạm tội có nhiều điểm
khác biệt so với nhu cầu của những người bình
thường chung có những nét đặc trưng sau:
+ Tính nghèo nàn, hạn hẹp của hệ thống nhu
cầu.
+ Sự đòi hỏi quá cao của các nhu cầu thuộc
cấp độ thấp (các nhu cầu sinh lý, các nhu cầu
vật chất)
+ Tính suy đồi và thiếu lành mạnh.

2 .Động cơ phạm tội

+ Động cơ phạm tội (động cơ của hành vi
phạm tội) là các yếu tố tâm lý bên trong thúc
đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm,
mongmuốn, những hình ảnh tâm lý
+ Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong
trực tiếp đưa con người đến quyết định thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ
phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi và của nhân cách người phạm
tội.


3 .Mục đích phạm tội
+Mục đích phạm tội (mục đích của hành vi phạm
tội ) là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt
được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội.
+Mục đích được xác định trên cơ sở của động cơ.
Do động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình
những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức
năng nhận thức đối tượng và khách thể của hành
vi, định hướng và điều khiển hành vi
+Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội.


4 . Quyết định thực hiện hành
vi phạm tội
+ Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa
chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích,

phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý
trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi
phạm tội và hậu quả của nó.
+ Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể được
đưa ra trong chốc lát dưới tác động trực tiếp của tình
huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành
động đã có trong quá khứ, hoặc là kết quả của một
quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn. Quyết
định thực hiện hành vi phạm tội có thể là quyết định có
cơ sở, hợp lý, tối ưu hoặc là quyết định nông nổi,
manh động, thiếu cơ sở


5. Phương thức thực hiện
hành vi phạm tội.
Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là dấu
hiệu cơ bản để đánh giá về tội phạm. Làm rõ
phương thức thực hiện hành vi phạm tội cho
thấy tội phạm được thực hiện do cố ý, được
chuẩn bị trước hay bất ngờ, cái gì được sử
dụng, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành


6.Điều kiện,hoàn cảnh phạm tội

+ Mỗi hành vi phạm tội luôn được thực hiện
trong một tình huống nhất định với những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian
và những sự kiện có liên quan xảy ra trong tình
huống đó

+Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể
hiện ở chỗ: chúng là những yếu tố hoặc kích
thích hoặc cản trở con người thực hiện hành vi
phạm tội. Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh
bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người
phạm tội và làm xuất hiện ý đồ mới.


2.3.Hậu quả tâm lý của hành vi
phạm tội

2.3.1. Trạng thái tâm lý
2.3.2. Hành vi


2.3.1. Trạng thái tâm lý

Sau khi thực hiện tội phạm, trạng thái tâm
lý của người phạm tội thường có xu
hướng trở nên căng thẳng và phức tạp.
Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau, có thể kể đến một số nguyên
nhân thường gặp như sau:
-
Sự xuất hiện của những xúc cảm căng
thẳng, những ấn tượng, ám ảnh ở người
phạm tội.




Người phạm tội nhận thức được ý nghĩa
và hậu quả của hành vi phạm tội, họ có
thể có những ăn năn, hối hận.
-
Người phạm tội lo lắng cho sự an toàn
của bản thân, lo sợ bị phát hiện và trừng
trị.
-
Sự hoạt động tích cực của tư duy để
tìm cách đối phó với cơ quan điều tra,
hòng che dấu hành vi phạm tội.

×