Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay nghiên cứu trường hợp tại Trường Giáo dưỡng số 02 Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


CÙ THỊ THANH THỦY

Ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội
của trẻ vị thành niên hiện nay : nghiên cứu trường hợp
tại Trường Giáo dưỡng số 02 Ninh Bình

Luận văn ThS. Xã hội học
Mã số :60 31 30



Nghd. : PGS.TS. Vũ Hào Quang







MỤC LỤC.
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài 1 – 2
Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu 3
Đối tượng – khách thể – phạm vi nghiên cứu 3
Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 4 – 5
Phương pháp nghiên cứu 6


Kết cấu luận văn 6 – 7
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. 8 – 11
1.2: Các khái niệm công cụ. 11 – 23
1.3: Các lý thuyết, quan điểm của các nhà Xã hội học vận dụng nghiên cứu. 23 – 31.
1.4: Quan điểm của Đảng – Nhà nước về giáo dục với trẻ em. 31 – 37
1.5: Nghiên cứu gia đình có trẻ vị thành niên phạm tội dưới góc độ văn hoá. 37 – 41
1.6: Một số nét về tình hình phạm tội và tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay. 41 – 43
1.7: Sơ lược về thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội. 43 – 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÓ TRẺ VTN PHẠM TỘI.
2.1: Một số đặc điểm xã hội của địa bàn khảo sát. 49- 50
2.2: Tình hình trẻ VTN phạm tội ở trường Giáo dưỡng số 02 – Ninh Bình 50 – 53
2.3: Thực trạng công tác giáo dục trong các gia đình có trẻ VTN phạm tội 53 – 75.
2.4: Công tác giáo dục trẻ VTN phạm tội ở trường Giáo dưỡng số 02 75 – 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
+ Kết luận: 86- 87
+ Khuyến nghị: 87- 88

Danh mục tài liệu tham khảo. 89 -90
Phụ lục: Bảng hỏi. 91 -97

NHỮNG TỪ – CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.

VTN: Vị thành niên
TNHS: Trách nhiệm hình sự
UBDSGD &TE: Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em

BVCS&GDTE: Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
BCHTW: Ban chấp hành Trung ương
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối
cao
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
TTĐC: Truyền thông đại chúng
VPPL: Vi phạm pháp luật

Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


1
ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TỚI HÀNH VI PHẠM TỘI
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN HIỆN NAY.
( Nghiên cứu trƣờng hợp tại trƣờng Giáo dƣỡng số 02 – Ninh Bình)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong một vài năm trở lại đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội ngày
càng tăng, tính chất phạm tội ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Chính trong
bối cảnh đất nƣớc đang nỗ lực cố gắng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH -
HĐH, xây dựng đời sống nhân dân ấm no - hạnh phúc thì tình hình phạm tội của
trẻ em lứa tuổi vị thành niên đã gây ra những cản trở rất lớn. Thực trạng này đã
và đang đặt ra những bức xúc, lo lắng không chỉ cho riêng từng gia đình mà còn
đối với toàn xã hội. Nhiều vụ án hình sự mà lực lƣợng công an khám phá gần
đây cho thấy sự hiện diện của nhiều băng nhóm tuổi đời rất nhỏ nhƣng gian
manh không hề thua kém ngƣời lớn. Chỉ tính riêng năm 2000, cả nƣớc có 11.538

em là vị thành niên vi phạm pháp luật (nam chiếm 97.57%) và con số này không
hề giảm trong các năm 2001 - 2002. Từ năm 2000 - 2002 có tới 9.411 vị thành
niên bị đƣa ra xét xử, 16.555 em bị xử lý hành chính.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhƣng có thể nói rằng,
số trẻ vị thành niên phạm tội, hƣ hỏng là có một phần nguyên nhân từ sự giáo
dục của gia đình. Gia đình đƣợc xem là tổ ấm của mỗi con ngƣời, là nơi sẻ chia
tình cảm và nâng đỡ cho mỗi thành viên, gia đình có một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đặt nền tảng cho sự hình thành nhân cách ở mỗi cá nhân. Nhƣng
hiện nay, vấn đề giáo dục trong gia đình đã bị giảm sút. Văn hoá gia đình đang
có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Chúng ta
không phủ nhận tính tích cực của nền kinh tế thị trƣờng trong việc đem lại lợi
nhuận và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhƣng cũng phải thấy mặt trái của nó
không phải là nhỏ. Những quan hệ hàng hoá, tiền bạc cũng nhƣ lối sống tính toán
thực dụng đã len lỏi vào trong mối quan hệ gia đình và làm mai một những giá
trị đạo đức gia đình tốt đẹp, làm giảm đáng kể nền nếp gia phong vốn đã đƣợc
gìn giữ từ bao đời nay. Các bậc phụ huynh vì mải lo làm ăn mà không có nhiều
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


2
thời gian dành để dạy bảo, giáo dục con cái hoặc vì có điều kiện nên đã quá
nuông chiều các em. Các em sống trong những gia đình không hoàn thiện, không
đầy đủ…nhƣ cha mẹ không có hạnh phúc, ly dị hoặc mất cha - mất mẹ…đều
phải chịu những ảnh hƣởng rất lớn.
Giai đoạn vị thành niên là giai đoạn có rất nhiều những biến động cả về
mặt thể chất và tinh thần, chính vì vậy giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên
cần phải đặc biệt coi trọng. Cách giáo dục và nuôi dƣỡng sai lạc có thể đe doạ cả
một đời ngƣời, làm hỏng cả một thế hệ. Giáo dục và nuôi dƣỡng đúng đắn là nền
tảng của hạnh phúc lâu bền.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài " Ảnh hƣởng của giáo

dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay” để nghiên
cứu với mục đích thông qua các kết quả nghiên cứu sẽ mô tả đƣợc những mặt
ảnh hƣởng tiêu cực của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành
niên, từ đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hơn vai trò, vị trí cũng nhƣ
tính tích cực của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ sống có ích và lành mạnh
theo đúng nghĩa "Thanh niên là rƣờng cột của quốc gia".














Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu mặt tác động tiêu cực của giáo dục gia đình tới những biểu hiện
nhân cách lệch lạc của trẻ vị thành viên. Làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi
phạm tội của trẻ vị thành niên dƣới góc độ giáo dục của gia đình từ đó đƣa ra

những khuyến nghị góp phần nâng cao vai trò gia đình đối với việc hình thành
nhân cách cho trẻ vị thành niên trong điều kiện hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Tìm hiểu, làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp
luận nghiên cứu về ảnh hƣởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ
vị thành niên.
+ Nhận diện thực trạng phạm tội ở trẻ vị thành niên.
+ Làm rõ mặt tác động tiêu cực của giáo dục gia đình đối với thực trạng trẻ vị
thành niên phạm tội hiện nay.
+ Nghiên cứu và cung cấp những cơ sở khoa học để góp phần nâng cao vai trò
của gia đình đối với việc giáo dục trẻ vị thành niên.

3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Ảnh hƣởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành
niên.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Trẻ vị thành niên phạm tội đang ở trong trƣờng giáo dƣỡng số 02 - Ninh
Bình.
3.3 Phạm vi nghiên cứu.
- Địa bàn khảo sát: Trƣờng giáo dƣỡng số 02- Ninh Bình.
- Thời điểm: Từ tháng 7 đến tháng 9/2006.

Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


4



4. Giả thuyết nghiên cứu và sơ đồ tƣơng quan giữa các biến.
4.1. Giả thuyết nghiên cứu.
- Môi trƣờng văn hóa – xã hội bị biến đổi bởi tác động tiêu cực của nền kinh tế
thị trƣờng. Môi trƣờng giáo dục gia đình cũng không nằm ngoài sự tác động
đó. Một bộ phận gia đình không có thời gian, điều kiện để quan tâm đến con
cái, họ sao nhãng và phó thác việc nuôi dạy con cái cho các thiết chế xã hội
khác, họ dần đánh mất vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục con
cái. Đó là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật
của trẻ vị thành niên.
- Do hạn chế về mặt nhận thức nên một số gia đình đã không có đƣợc cách
thức, phƣơng pháp giáo dục con cái một cách khoa học và những cách quan
tâm đúng mức, điều này cũng gây ra những phản ứng và hành vi tiêu cực ở
con cái.
4.2. Sơ đồ tƣơng quan giữa các biến.
1. Biến số độc lập.
Đặc điểm gia đình.
 Địa bàn cƣ trú.
 Nghề nghiệp chính của bố mẹ.
 Trình độ học vấn của bố mẹ.
 Tình trạng hôn nhân của bố mẹ.
 Mức sống (thu nhập).
 Số con trong gia đình.
2. Biến phụ thuộc.
Ảnh hƣởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành
niên.
3. Biến trung gian.
- Môi trƣờng Kinh tế.
- Môi trƣờng Văn hoá - xã hội.
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ



5



Khung lý thuyết




























Giáo dục
nhận
thức

Giáo dục
thái
độ



Giáo dục
hành
vi
Ảnh
hưởng
của giáo
dục gia
đình tới
hành vi
phạm tội
của trẻ vị
thành
niên
Đặc điểm gia
đình

- Địa bàn cư trú

- Nghề nghiệp chính
của bố mẹ
- Trình độ học vấn
của bố mẹ
- Tình trạng hôn nhân
cuả bố mẹ
- Mức sống
- Số con trong gia đình


Môi trƣờng Kinh tế - Văn hoá -
Xã hội
Nhận thức của các gia đình
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


6



5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1 Phƣơng pháp luận.
- Vận dụng phƣơng pháp luận Macxit cùng những quan điểm, tƣ tƣởng của Hồ
Chí Minh, của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục trẻ em.
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất, chịu
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố văn hóa – xã hội. Do đó, kết quả của hành vi con
ngƣời cũng là tập hợp của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố đó đóng một
vai trò khác nhau, có nhân tố trực tiếp, nhân tố gián tiếp, có nhân tố là nguyên
nhân chính, có nhân tố là nguyên nhân phụ.
- Vận dụng lý thuyết và tƣ tƣởng của một số nhà Xã hội học nghiên cứu về giáo

dục gia đình, trẻ em.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Phương pháp định lượng.
Thu thập thông tin bằng bảng Anket. Đề tài điều tra trên mẫu 150 trẻ vị
thành niên ở trƣờng giáo dƣỡng số 02 – Ninh Bình theo phƣơng pháp chọn mẫu
điển hình chia theo 02 cấp độ tuổi (dƣới 15 tuổi và từ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi).
Số phiếu hợp lệ thu về là 143 phiếu. Kết quả xử lý bằng SPSS 13.0.
* Phương pháp định tính.
- Phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu trong đó 03 cuộc đối
với giáo viên trƣờng Giáo dƣỡng số 02, 10 đối với trẻ vị thành niên ở trƣờng
giáo dƣỡng, 07 đối với một số gia đình có con em phạm tội đang ở trong trƣờng
Giáo dƣỡng.
- Quan sát: Quan sát thái độ, hành vi của trẻ vị thành niên trong trƣờng Giáo
dƣỡng. Thái độ của phụ huynh khi nhận xét về con cái họ.
- Phân tích - tổng hợp đối với những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
để có đƣợc cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn, so sánh đối chiếu với những thông
tin thu thập đƣợc.

Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


7
6. Kết cấu luận văn.
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung chính.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.2 . Thao tác hoá các khái niệm.
1.3 . Các lý thuyết, quan điểm của các nhà xã hội học vận dụng để nghiên cứu.
1.4 . Quan điểm của Đảng - Nhà nƣớc về giáo dục gia đình với trẻ em.

1.5 . Nghiên cứu gia đình dƣới góc độ văn hoá.
1.6 . Một số nét về tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1.7 . Sơ lƣợc về thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội.
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục trong các gia đình có trẻ
VTN phạm tội.
2.1. Một số đặc điểm xã hội của địa bàn nghiên cứu.
2.1. Tình hình trẻ vị thành niên phạm tội ở trƣờng Giáo dƣỡng số 02 – Ninh
Bình.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục trong các gia đình có trẻ VTN phạm tội.
2.3. Công tác giáo dục trẻ vị thành niên phạm tội ở trƣờng Giáo dƣỡng số 02.
- Kết luận và khuyến nghị.
+ Kết luận.
+ Khuyến nghị.









Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


8

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐỀ TÀI

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Giáo dục trong gia đình là một mảng đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
khai thác từ trƣớc đến nay.
Thứ nhất, xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề giáo dục trong gia đình.
Viết về những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong giáo dục gia đình,
tác phẩm " Nho giáo và gia đình" của Giáo sƣ Vũ Khiêu (1995) đã mô tả đƣợc
những mặt tích cực và tiêu cực của Nho Giáo trong cách giáo dục các thành viên,
hình thành nhân cách cho con trẻ. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến văn hoá trong
gia đình. Công trình nghiên cứu " Gia đình và giáo dục gia đình" ( Trần Đình
Hƣợu) cho thấy tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục con ngƣời, nhất
là với trẻ em. Gia đình chính là nơi nuôi dƣỡng và để lại những ấn tƣợng sâu
đậm nhất trong cuộc đời mỗi ngƣời.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh với nghiên cứu về " Vai trò của gia đình
trong việc giáo dục các giá trị truyền thống cho thanh thiếu niên" đã đặc biệt
nhấn mạnh đến vai trò của gia đình đối với việc giáo dục các giá trị truyền thống.
Trong đó tác giả cũng đã chỉ ra sự biến đổi những chuẩn mực gia đình dƣới sự
biến đổi của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu " Giáo dục gia đình với trẻ
em phạm pháp" (Phạm Thanh Vân ), " Mục tiêu giáo dục của gia đình thành
phố" của Lê Quang Thƣởng, "Giáo dục luật pháp trong gia đình" của Lê Thị
Quý Những tài liệu trên đƣợc xem là dữ liệu vô cùng quý báu giúp ta có đƣợc
những cơ sở bƣớc đầu trong việc so sánh, đối chiếu và tổng hợp.
Thứ hai, xin nêu một số khảo cứu, một số đề tài khoa học Xã hội học về
giáo dục gia đình đối với thanh thiếu niên.
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


9
Theo nghiên cứu của Trần Bạch Đằng về " Thay đổi môi trƣờng nhân

văn trong đô thị hoá Việt Nam hiện nay" cho thấy: tỷ lệ phạm tội ở thanh thiếu
niên rất cao và cơ cấu chủ yếu là ở đô thị. Nguyên nhân của tình trạng này là do
gia đình, hoặc là bỏ mặc hoặc là quá nuông chiều các em. Giáo dục gia đình
đƣợc xem là một quá trình lâu dài và liên tục, trong thời kỳ chuyển đổi giai đoạn
lứa tuổi, con cái rất cần sự uốn nắn của cha mẹ.
Cũng theo nghiên cứu 104 đối tƣợng nghiện ma tuý ở tuổi thanh thiếu niên
của thạc sỹ Phan Mai Hƣơng về " Địa vị gia đình của thanh niên nghiện ma
tuý" thấy rằng sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, quan tâm và thông cảm của
cha mẹ là nguyên nhân làm cho con cái họ ngày càng xa tổ ấm gia đình.
Cuốn sách " Tình hình ngƣời chƣa thành niên ở Hà Nội sử dụng trái
phép ma tuý và nghiện ma tuý. Công tác phòng chống ( 1996 - 1998)" ( NXB
Bộ Công An) dành một phần nói về công tác phòng chống của gia đình. Phần
viết này cho rằng chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em là chức năng
không thể thay thế, nhƣng những thay đổi trong đời sống gia đình hiện nay đã
làm cho chức năng này bị xem nhẹ . Gia đình chính là điểm tựa cho các em
nhƣng đối với một bộ phận trẻ em thì vai trò của những "điểm tựa" này không
còn chắc chắn nữa. Tác giả đi đến kết luận: việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, làm
lành mạnh đời sống xã hội phải xuất phát từ phía gia đình, điều này đòi hỏi ý
thức trách nhiệm của các bậc cha mẹ.
Nghiên cứu về giáo dục thanh niên và trẻ em trong các gia đình, PGS – TS
Vũ Hào Quang có tác phẩm “ Định hƣớng giá trị của sinh viên – con em cán
bộ khoa học” NXB Đại học Quốc gia và bài viết “ Quan hệ giữa lối sống và
cấu trúc của nhóm trẻ em lang thang”. Trong những nghiên cứu này tác giả đã
nêu rõ gia đình là một bình diện không thể thay thế đƣợc trong việc hình thành
nhân cách con ngƣời. Sự chăm sóc, quan tâm của gia đình làm cho đời sống tinh
thần nâng cao. Sự nghèo hoá cuộc sống tình cảm, thiếu hụt sự chăm sóc của gia
đình sẽ dẫn đến tổn thƣơng về mặt tinh thần cho con trẻ.
Luận án tiến sĩ " Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hƣ ở
thành phố ( Qua nghiên cứu ở thành phố Hà nội ) của tác giả Nguyễn Đức Mạnh
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ



10
đã tập trung làm rõ những nguyên nhân từ giáo dục gia đình dẫn đến các thói hƣ
tật xấu của trẻ em. Các gia đình ở thành phố bị cơn lốc của nền kinh tế thị trƣờng
cuốn hút, họ không có điều kiện để quan tâm đến các con, tự đánh mất những giá
trị đích thực của gia đình, một bộ phận dân cƣ không bắt kịp với những tiến bộ
thời đại, không tiếp biến các giá trị văn hoá mới vào gia đình nên đã kìm hãm sự
phát triển của trẻ em, tạo ức chế và dẫn đến phản ứng - hành vi tiêu cực không
phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Trong cuốn tài liệu nghiên cứu về " Công tác xã hội với trẻ em làm trái
pháp luật " (Trần Đức Châm - UBDSGĐ &TEVN - 2004) đã chỉ ra thực trạng
đáng báo động về tội phạm chƣa thành niên, tỉ lệ này có xu hƣớng tăng nhanh và
tăng mạnh ở đô thị. Đề cập đến nguyên nhân của tình trạng trẻ vị thành niên làm
trái pháp luật ở nƣớc ta có nguyên nhân từ phía gia đình. Hiện nay nhiều gia đình
chƣa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với con cái, họ sống thiếu
gƣơng mẫu và phƣơng pháp giáo dục không đúng cách đã làm cho con cái họ
thiếu những phẩm chất đạo đức, xã hội tốt đẹp. Và qua nghiên cứu thực tế số trẻ
vị thành niên làm trái pháp luật ở một số trƣờng giáo dƣỡng cho thấy: phần lớn
những em phạm tội ở đây đều gặp phải những vấn đề trong gia đình nhƣ gia đình
không đầy đủ bố mẹ, gia đình lục đục, có ngƣời nghiện hút, cờ bạc, phạm tội đi
tù, các em hoặc đƣợc nuông chiều quá mức hoặc bị đối xử một cách hà khắc, bị
dì ghẻ, cha dƣợng đánh đập.
Luận án" Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở ngƣời chƣa
thành niên hiện nay" của tác giả Hồ Diệu Thuý đã có một chƣơng nói về những
nhân tố tác động tới hành vi phạm pháp của ngƣời chƣa thành niên, trong đó
nhân tố đƣợc đề cập đến là môi trƣờng giáo dục trong gia đình, sự thiếu hụt về
quản lý, giám sát và nuôi nấng, dạy bảo con cái trong gia đình cũng là nguồn gốc
của việc vi phạm pháp luật ở ngƣời chƣa thành niên.
Luận án Tiến sỹ “ Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay” của tác giả Phạm Đình Chi đã mô tả sâu sắc bức tranh về tình
hình tội phạm ở tuổi vị thành niên, đây là những con số đáng báo động. Tác giả
nhấn mạnh: nguyên nhân và điều kiện của hiện tƣợng tội phạm liên hệ mật thiết
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


11
với các biến cố, sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục với những
khuyết tật làm phát sinh hiện tƣợng tội phạm. Giáo dục trong gia đình có tác
động lớn tới sự hoàn thiện nhân cách của con cái, sự thiếu hụt giáo dục và tình
thƣơng trong môi trƣờng này là nguyên nhân dẫn đến những khuyết tật nhân
cách của các em.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến
vai trò của giáo dục gia đình và tình trạng tội phạm thanh thiếu niên nhƣ " Nuôi
dạy trẻ em trong môi trƣờng xã hội không lành mạnh ", " Bƣớc đầu nhận
xét về thái độ lao động của thanh niên công nhân Thủ đô" (Trần Kim
Xuyến); " Một số ý kiến về nghiên cứu tội phạm" ( Thanh Đam) ;" Ký sự
những vụ án trẻ em phạm pháp" ( Thuỷ Cúc - 2002).
Những nghiên cứu kể ra trên đây đã chỉ ra rất rõ tầm quan trọng của giáo
dục gia đình tới việc hình thành nhân cách cho các em. Tuy nhiên, nó chƣa
nghiên cứu một cách cụ thể ảnh hƣởng của gia đình trong việc giáo dục trẻ vị
thành niên phạm tội, nếu có thì cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đối
tƣợng trẻ em - thanh thiếu niên nói chung mà chƣa quan tâm cụ thể đến lứa tuổi
vị thành niên - lứa tuổi có sự chuyển đổi tâm lý và sinh lý rất lớn, đây đƣợc xem
là giai đoạn quan trọng trong việc định hƣớng giá trị cuộc sống và nhân cách của
mỗi con ngƣời. Lựa chọn đề tài “ Ảnh hƣởng của giáo dục gia đình tới hành vi
phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay" để nghiên cứu với mong muốn góp
phần làm hoàn thiện hơn bức tranh về giáo dục gia đình, nâng cao trách nhiệm
của gia đình trong việc giáo dục trẻ em - đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên.


1.2. Các khái niệm công cụ.
1.2.1. Trẻ vị thành niên.
Trẻ vị thành niên là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Đây là
giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ con sang ngƣời lớn xét cả về mặt tâm lý
xã hội và nhận thức.
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


12
Tuỳ thuộc vào đặc điểm lãnh thổ quốc gia, từng giai đoạn lịch sử và cách
tiếp cận của mỗi ngành nghiên cứu mà khái niệm trẻ vị thành niên có những cách
định nghĩa, phân chia không giống nhau.
ERIK ERICKSON trong lý thuyết tâm lý xã hội của mình đã xếp vị thành
niên là giai đoạn thứ 5 trong số 8 giai đoạn phát triển nhân cách con ngƣời. Ông
cho rằng giai đoạn này đƣợc tính từ khi trẻ dậy thì đến 20 tuổi, “ Sự phát triển cơ
thể và sự chín muồi giới tính nhanh chóng đã tạo ra một cuộc cách mạng sinh
lý” trong các em, tựa nhƣ chúng đang đứng bên bờ của tuổi ngƣời lớn, chúng tìm
kiếm một cảm giác về bản sắc riêng của mình, một tính liên tục và đồng nhất với
bản thân nó, đồng thời tránh sự rối nhiễu vai trò có thể hình thành trong con
ngƣời trẻ tuổi – một con ngƣời không chịu học hỏi để thành ngƣời” [3, tr 21,22].
Theo định nghĩa chính thức của Liên hợp Quốc thì trẻ vị thành niên là
những ngƣời từ 10 đến 19 tuổi. Định nghĩa này cũng giống với định nghĩa của tổ
chức Y tế thế giới (WHO).
Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Trẻ vị thành niên là ngƣời chƣa đến tuổi
trƣởng thành, chƣa đƣợc pháp luật công nhận là công dân” [4, tr1261].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì trẻ vị thành niên là khái niệm đƣợc dùng
để chỉ ngƣời “ chƣa đủ tuổi để đƣợc pháp luật công nhận là công dân” [5,
tr1814].
Theo công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định: “ Trong
phạm vi công ƣớc này, trẻ em có nghĩa là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật

pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [6, tr13].
Còn trong điều 11, phần II Những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp
quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do nêu rõ “ Những ngƣời
chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi” [6, tr13].
Ở Việt nam, trẻ vị thành niên là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu khá nhiều,
khái niệm này đƣợc đề cập nhiều nhất trong các Bộ luật. Trong những quy định
của pháp luật Việt Nam có sự thống nhất về độ tuổi vị thành niên với pháp luật
quốc tế. Theo quy định của Bộ luật dân sự về “ Năng lực pháp luật dân sự, năng
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


13
lực hành vi dân sự của cá nhân thì tại điều 18, chƣơng III, mục 1 quy định“
Ngƣời chƣa đủ 18 tuổi là ngƣời chƣa thành niên”.
Về đặc điểm của trẻ vị thành niên, ở vào giai đoạn này trẻ có sự biến đổi
về mặt tâm sinh lý, bắt đầu có những suy nghĩ và hành động mong muốn đƣợc là
ngƣời lớn. Có ngƣời nhận xét rằng lúc này trẻ vị thành niên có những nghi ngờ
về mọi cách giải quyết trƣớc đây của chúng trƣớc các vấn đề lòng tin, sự tự chủ
và khả năng lao động, khởi sự công việc. “ Những ngƣời thành niên là ngƣời
chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý. Hoàn cảnh và mức độ phát
triển của từng ngƣời là khác nhau. Nhƣng nói chung đây là thời kỳ chuyển tiếp
từ lứa tuổi trẻ em sang lứa tuổi ngƣời lớn, ngƣời chƣa thành niên không còn thoả
mãn với vai trò thụ động của ngƣời đƣợc giáo dục, dạy dỗ mà bắt đầu hình thành
ý thức độc lập trong việc quyết định cuộc sống riêng của mình”[8, tr 458].
Khi ở vào giai đoạn này, các em luôn thể hiện sự tò mò, muốn khám phá
bản thân và thế giới bên ngoài để chứng tỏ sự trƣởng thành của mình với mọi
ngƣời xung quanh. Nếu nhƣ trƣớc đây, các em luôn cần có bố mẹ ở bên cạnh,
luôn muốn nhận sự chăm sóc, giúp đỡ của bố mẹ thì ở giai đoạn này các em có
xu hƣớng thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình, đôi khi sự chăm sóc một cách quá
tỉ mỉ của ngƣời thân lại gây cho các em sự ức chế. Giai đoạn vị thành niên cũng

là giai đoạn hay xảy ra khủng hoảng về mặt tâm lý, rối nhiễu hành vi. Ở tuổi này
rất cần có sự uốn nắn, định hƣớng và quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã
hội bởi những tính cách của tuổi mới lớn nhƣ tính hung hăng, cáu giận và nhất
là những cảm xúc giới tính phát triển rất dễ đẩy các em đến những hành động
tiêu cực, phạm pháp.
Mặc dù có rất nhiều cách phân biệt, phân chia các giai đoạn phát triển của
trẻ vị thành niên nhƣng nhìn chung: trẻ vị thành niên là những ngƣời chƣa đến
tuổi trƣởng thành và có độ tuổi dƣới 18 tuổi.
1.2.2. Khái niệm “ Tội phạm”.
Trong lịch sử xã hội loài ngƣời, tội phạm xuất hiện với tƣ cách là một hiện
tƣợng xã hội tiêu cực, ảnh hƣởng xấu đến đời sống văn hoá xã hội và an ninh
quốc gia. Tội phạm mang tính lịch sử và giai cấp. Khi xã hội càng phát triển thì
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


14
loại hình và tính chất của tội phạm càng phức tạp và đa dạng hơn. Tuỳ vào mỗi
giai đoạn lịch sử và luật lệ mỗi quốc gia mà khái niệm về “ tội phạm” có sự khác
nhau.
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt nam tại điều 8 - chƣơng III ghi rõ
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự,
do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.”.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đƣợc quy
định trong Bộ luật này, tội phạm đƣợc phân thành: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm

trọng.
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc bịêt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình. [10, tr 19,20].
Tội phạm là hành vi trái với pháp luật, đó là hành vi do ngƣời có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện “ Ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự là ngƣời
mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, ở
trong trạng thái bình thƣờng và hoàn toàn có khả năng nhận thức đƣợc đầy đủ
tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng nhƣ
khả năng điều khiển đƣợc đầy đủ hành vi đó. [9, tr 26].
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


15
Một hành vi đƣợc coi là tội phạm khi nó đƣợc thể hiện dƣới dạng hành vi,
hành động và do ngƣời có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định trong Bộ
luật Hình sự: “ Ngƣời chƣa đủ 14 tuổi thì trong mọi trƣờng hợp đều không phải
chịu TNHS. Chỉ ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 16 tuổi, ngƣời thực hiện hành
vi cũng chỉ có thể phải chịu TNHS nếu họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc
tội rất nghiêm trọng do cố ý. Còn đối với tội phạm khác nghĩa là tội ít nghiêm
trọng và tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng do vô ý, ngƣời thực hiện hành vi
chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vào thời điểm thực hiện hành vi
ngƣời đó đủ 16 tuổi trở lên”.[11, tr162, 163].
1.2.3. Trẻ vị thành niên phạm tội.

Thực trạng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên đang là vấn đề bức xúc của
xã hội và của các nhà quản lý. Trong các Bộ luật quốc tế cũng nhƣ của mỗi quốc
gia, khi ban hành đều có những quy định cụ thể về những hình thức áp dụng,
cách giáo dục đối với trẻ vị thành niên phạm tội.
Ở mỗi nƣớc có những quy định khác nhau về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự . Ví dụ: “ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở Bănglađét là 7 tuổi, ở Ấn Độ là 7
tuổi, ở Myanma là 7 tuổi, ở Nigenia là 7 tuổi, ở Pakixtan là 7 tuổi, ở Nam phi là
7 tuổi, ở Xuđăng là 7 tuổi, ở Thái Lan là 7 tuổi, ở Mỹ là 7 tuổi, ở Inđônêxia là 8
tuổi, ở Kenya là 8 tuổi, ở Scottlen là 8 tuổi, ở Etiopia là 9 tuổi, ở Iran là 9 tuổi, ở
Philippin là 9 tuổi, ở Nepan là 9 tuổi, ở Anh là 10 tuổi, ở Ucraina là 10 tuổi, Thổ
Nhĩ Kỳ là 11 tuổi, ở Hàn Quốc là 12 tuổi, ở Maroc là 12 tuổi, ở Uganda là 12
tuổi, ở Angieri là 13 tuổi, ở Pháp 13 tuổi, ở Ba lan 13 tuổi, ở Udơbêkixtan là 13
tuổi, Trung Quốc là 14 tuổi, ở Đức 14 tuổi, Italia là 14 tuổi, Nhật Bản 14 tuổi,
Nga 14 tuổi, Ai cập 15 tuổi, Argentina 16 tuổi, Brazil 18 tuổi, Colombia 18 tuổi,
Peru 18 tuổi”.[9, tr 34].
Còn ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự:
“1. Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


16
2. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.[10, T21].
Trách nhiệm hình sự của ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc quy định
theo luật hình sự, đó là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi thỏa mãn các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm đƣợc luật hình sự quy định. Nói cách khác,
ngƣời chƣa thành niên phạm tội là ngƣời đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm nhƣng chƣa đủ

18 tuổi: “ Vị thành niên phạm tội là ngƣời từ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm một
tội trong những tội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự” [3, tr 47 ].
Nhƣ vậy, với những em phạm tội mà vào tại thời điểm phạm tội chƣa đủ
14 tuổi thì đều không bị coi là tội phạm, ví dụ nhƣ em Nguyễn Văn A phạm tội
cƣớp của giết ngƣời khi mới 13 tuổi, theo quy định của pháp luật thì hành vi đó
của em A không bị coi là tội phạm.
Khi trẻ vị thành niên phạm tội, do đặc điểm tâm lý và nhận thức còn hạn
chế nên việc xử lý chủ yếu mang tính chất giáo dục, phòng ngừa. Cụ thể trong
Bộ luật Hình sự của nƣớc ta quy định rõ:
“ 1. Việc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích
cho xã hội.
Trong mọi trƣờng hợp điều tra, truy tố xét xử hành vi phạm tội của ngƣời
chƣa thành niên, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải xác định khả năng
nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Ngƣời chƣa thành niên phạm tội có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự,
nếu ngƣời đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn,
có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đƣợc gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám
sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời chƣa thành niên phạm tội và
áp dụng hình phạt đối với họ đƣợc thực hiện chỉ trong trƣờng hợp cần thiết và
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


17
phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân
thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với
ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì: Toà án áp dụng một trong các biện pháp tƣ

pháp đƣợc quy định tại điều 60 của Bộ luật này ( nhƣ: giáo dục tại xã, phƣờng,
thị trấn, đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng ). Và các hình thức này không bị xem xét là
án tích.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội. Khi xử phạt thì có thời hạn, toà án cho ngƣời chƣa thành niên
phạm tội đƣợc hƣởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với ngƣời đã thành
niên phạm tội tƣơng ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở độ
tuổi từ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi chƣa đủ 16 tuổi
thì không tính đến để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.[10, tr 52,
54].
Nhƣ vậy, tội phạm tuổi vị thành niên là một hiện tƣợng, hành vi nguy
hiểm của xã hội. Điều này cho thấy việc cần thiết của sự giáo dục nhân cách và
định hƣớng hành vi cho các em nhằm hạn chế một cách tối đa số các em thực
hiện hành vi phạm tội.
1.2.4: Khái niệm “ Chuẩn mực xã hội” và “ Hành vi lệch chuẩn”.
Ở trong bất kỳ một xã hội nào cũng tồn tại một hệ thống các quy tắc, quy
định mang tính chất ràng buộc xã hội lớn. Hệ thống các quy tắc, quy định này có
thể tồn tại dƣới dạng thành văn hoặc bất thành văn nhằm mục đích kiểm soát xã
hội, điều chỉnh hành vi của các cá nhân, các nhóm xã hội để giữ đƣợc sự ổn định
đời sống xã hội. Đó đƣợc gọi là những chuẩn mực. Chuẩn mực thành văn là
những chuẩn mực đã đƣợc ghi chép dƣới dạng văn bản ví dụ nhƣ các điều luật.
Chuẩn mực bất thành văn là những chuẩn mực tồn tại dƣới dạng phong tục, tập
quán, đạo đức, lối sống
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


18

Theo Từ điển xã hội học: “ Chuẩn mực nhƣ là cơ hội của việc đánh giá
hành động – cả trên phƣơng diện tính phù hợp và sự sai lệch – bắt nguồn từ các
giá trị xếp bậc cao hơn. Một chuẩn mực là một quy tắc hành vi có giá trị phổ
biến, mà việc tuân thủ nó đƣợc những thành viên khác của xã hội trông đợi và
thừa nhận”.[12,tr71, 72].
Trong cuốn xã hội học Nhập môn, tác giả đƣa ra khái niệm về chuẩn mực
văn hoá(tiêu chuẩn, quy tắc), đó là các “Tiêu chuẩn hành vi đƣợc thiết lập dựa
trên những gì mà một nhóm ngƣời hay một cộng đồng ngƣời mong đợi (hoặc tán
đồng) trong suy nghĩ và tƣ cách đạo đức. Những sự mong đợi này và những hành
vi là kết quả của sự mong đợi có sự biến thể ở nền văn hoá này so với nền văn
hoá khác”.[13, tr 47].
Chuẩn mực xã hội gồm có 4 hình thức thể hiện nhƣ sau:
- Các giá trị: là những tình cảm tiềm ẩn sâu sắc trong cộng đồng chi phối hành
vi chung của cả cộng đồng.
- Phong tục: là những tập tục, tục lệ mong muốn mọi thành viên trong cộng
đồng làm theo.
- Đạo đức: Biểu thị sự đúng và sai trong hành vi.
- Luật pháp: Biểu thị sự cƣỡng chế và đe doạ hay trừng phạt đối với hành vi
lệch lạc. [13, tr 83, 84].
Chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng, điều
chỉnh, kiểm soát hành vi xã hội. Nhờ có chuẩn mực xã hội mà các cá nhân khi
hành động phải xem xét hành vi của mình có đúng với chuẩn mực hay chƣa, có
phù hợp với xã hội hay không. Chính vì thế mà hạn chế đƣợc những hành vi xấu,
hành vi phạm pháp.
Các chuẩn mực và các quy tắc xã hội định rõ những hành vi nào của cá nhân,
của nhóm là phù hợp và đƣợc mong đợi, hành vi nào sẽ bị lên án. Nhƣng để cho
các thành viên làm theo các chuẩn mực đó thì cần phải có sự kiểm soát xã hội.
Có 2 hình thức kiểm soát xã hội:
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ



19
- Kiểm soát xã hội từ bên ngoài: Dùng để bảo vệ trật tự khi mà quá trình xã hội
hoá không thành công, cá nhân không thể hoặc không muốn nội tâm hoá các giá
trị, chuẩn mực và quy tắc xã hội.
- Kiểm soát nội tâm: nhằm giữ gìn trạng thái thăng bằng của các tổ chức xã hội
và ổn định trật tự của xã hội. Nhằm mục tiêu là các hành vi phải đƣợc theo
những khuôn khổ xã hội chấp nhận. Để thực hiện một cách trọn vẹn các mục
đích đó, tất cả các thành viên của xã hội đó sẽ phải hành động trong một xã hội
mà các hoạt động đó đƣợc chấp nhận”.[13, tr 87].
Nhà xã hội học Travis Hirschi đã đƣa ra khái niệm “ Ràng buộc xã hội”
trong tác phẩm “ Các nguyên nhân của tội phạm”, ông cho rằng khi các cá nhân
tin tƣởng các giá trị và theo đuổi các mục tiêu nhằm đạt đƣợc sự thành đạt mà xã
hội thừa nhận thì họ sẽ ít phạm phải những hành động tội lỗi.
Từ khái niệm về chuẩn mực, ta có thể hiểu hành vi lệch chuẩn là những
hành vi không thực hiện theo các quy tắc đã đƣợc định sẵn, đi ngƣợc lại và làm
trái với chuẩn mực xã hội.
“ Lệch” có nghĩa là không phù hợp với sự mong đợi của xã hội hoặc một
nhóm xã hội.
Merton là ngƣời nghiên cứu rất sâu về các hành động sai lệch, ông cho
rằng “Hành động sai lệch nhƣ một dấu hiệu của việc tách rời giữa những mục
tiêu văn hoá đã định trƣớc với những biện pháp mang cấu trúc xã hội nhằm thực
hiện những mục tiêu này”.[14, tr 279].
Khi xem xét tính chất và mức độ lệch chuẩn của các hành vi phải đặt vào
hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong các quy tắc sống tồn tại bởi vì một hành vi đƣợc
thừa nhận đúng đắn và đúng chuẩn mực trong thể chế này nhƣng rất có thể lệch
chuẩn và không đƣợc thừa nhận ở thể chế xã hội khác. Có 2 cấp độ lệch lạc:
- Sự lệch lạc cá nhân: Khi một cá nhân hành động lệch lạc một cách đơn độc
ra khỏi các quy tắc xã hội đã đƣợc xác lập và trong thực tế bác bỏ các quy tắc
đó.

Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


20
- Sự lệch lạc nhóm: các thành viên của nhóm hành động trái ngƣợc với quy tắc
đƣợc xã hội quy ƣớc đƣợc gọi là lệch lạc của nhóm. Các hành vi đó thƣờng
thì thuộc loại văn hoá cấp thấp của riêng một nhóm.
Không phải hành vi lệch chuẩn nào cũng là hành vi xấu. Căn cứ vào tính
chất, nội dung của hành vi lệch chuẩn mà ta có thể chia thành hai loại:
+ Hành vi lệch chuẩn mang tính chất tích cực: Tính tích cực thể hiện ở việc
những hành vi này đƣợc tiến hành nhằm phản đối, phá bỏ những quy tắc, chuẩn
mực đã lỗi thời, cổ hủ nhằm tiến tới xác định những giá trị chuẩn mực mang tính
chất tích cực, phù hợp với xã hội hiện tại.
+ Hành vi lệch chuẩn mang tính tiêu cực: Đây là những hành vi gây nguy hại cho
xã hội, nó phá vỡ những giá trị chuẩn mực vốn đang đƣợc phổ biến rộng rãi và
phù hợp với tiến bộ xã hội. Những hành vi này thƣờng bị lên án và pháp luật
trừng trị. Ví dụ nhƣ hành vi giết nguời, buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ - trẻ
em
Sơ đồ mô tả quan hệ giữa chuẩn và lệch lạc.
Xa Khu vực lệch lạc Gần
Khu vực
chuẩn
Gần Khu vực lệch lạc Xa
Phạm pháp
Phạm pháp

1.2.5: Khái niệm “ Hành động xã hội”.
Khái niệm này đƣợc rất nhiều nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu và họ
đều coi “ Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con ngƣời và xã hội,
đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con ngƣời.”[9, tr 23].

Mác Werber định nghĩa “ Hành động có nghĩa là một thái độ của con
ngƣời (tự có), hành động bên trong hoặc bên ngoài, không đƣợc phép hoặc đƣợc
phép, khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan.
Còn hành động xã hội lại là hành vi có định hƣớng ý nghĩa theo thái độ của
những ngƣời khác”.[14, tr157]. Nhƣ vậy ông nhấn mạnh đến động cơ bên trong
chủ thể nhƣ là nguyên nhân của hành động. Theo đó trong hành động xã hội bao
giờ cũng phải có sự tham gia của yếu tố ý thức.
Luận văn cao học xã hội học Cù Thị Thanh Thuỷ


21
Không phải tất cả mọi hành động của con ngƣời đều đƣợc xếp là loại hành
vi, nó chỉ là hành vi khi ngƣời thực hiện hành động đó gắn với một ý nghĩa chủ
quan, tức là có sự tham gia của ý thức .
1.2.6: Khái niệm “ Gia đình”.
Gia đình đƣợc xem là tế bào của xã hội, là đơn vị cơ bản của xã hội và gia
đình là sản phẩm của lịch sử. Với tƣ cách là tế bào của xã hội, gia đình tác động
tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội. “ Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại
hạnh phúc cho mỗi con ngƣời. Trong gia đình các cá nhân đƣợc bao bọc về mặt
vật chất và giáo dục về tâm hồn”.[16, tr 420].
Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm “ Gia đình”.
Trƣớc hết, theo quan điểm của Spencer thì “ Gia đình là một thiết chế xã
hội, thiết chế này không những đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội mà còn phải
thoả mãn nhu cầu kiểm soát hoạt động duy trì nòi giống, quan hệ giữa phụ nữ và
nam giới và nhu cầu di truyền xã hội, nuôi dạy con cái và chăm sóc các thành
viên của gia đình”.[15, tr 111].
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội. Nhiều
thông tin về xã hội tác động đến con ngƣời thông qua gia đình.
Trải qua các chế độ xã hội và các giai đoạn phát triển khác nhau mà gia
đình có những nét đặc thù khác nhau.

Đơn vị gia đình đƣợc phân biệt với các đơn vị xã hội khác bởi tiêu thức là
quan hệ hôn nhân - huyết thống – thân tộc. Đơn vị xã hội gia đình phải có ít
nhất là hai thành viên. Họ có quyền và trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ với nhau
trong việc duy trì cuộc sống gia đình, thực hiện những chức năng để thoả mãn
nhu cầu cá nhân và xã hội.
Theo Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển của Liên Hợp quốc thì
” Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trƣờng cho sự phát triển và
hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em”.[17,tr 6].
Ở nƣớc ta, theo quan niệm xƣa “ Gia đình là một cộng đồng bao gồm
những ngƣời xây dựng cuộc sống chung theo tục lệ hôn nhân giá thú, gắn bó với
nhau bằng quan hệ máu mủ ruột rà, cùng sống với nhau trong một nhà (gia), có

×