Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

đặc điểm nhân cách của satoshi uematsu – người thực hiện hành vi thảm sát trung tâm người tàn tật ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.92 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
ĐỀ BÀI: 11
Đặc điểm nhân cách của Satoshi Uematsu – Người
thực hiện hành vi thảm sát trung tâm người tàn tật ở
Nhật Bản.

Hà Nội, tháng 03 năm 2022.



LỜI MỞ ĐẦU
Tâm lí học tội phạm là ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí, hành vi của tội phạm
hay một nhóm tội phạm; ngun nhân tâm lí của hành vi phạm tội và các biện pháp
phòng ngừa tâm lí tội phạm nhằm góp phần quan trọng trong đẩy mạnh tiến trình
điều tra, nghiên cứu hồ sơ phạm tội của cơ quan chức năng. Nghiên cứu về đặc
điểm nhân cách người phạm tội là một trong những vấn đề tất yếu mang tính quyết
định việc hình thành động cơ phạm tội và thực hiện tội ác của người phạm tội.
Nhận thức được điều này, nhóm 5 chúng em đã chọn đề bài số 11: “Đặc điểm nhân
cách của một người phạm tội cụ thể” cho bài tập nhóm, và đối tượng mà nhóm
chúng em chọn để nghiên cứu là Satoshi Uematsu - Kẻ gây ra thảm sát 19 người
tàn tật và làm hơn 20 người khác bị thương tại Nhật Bản.


I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm nhân cách người phạm tội
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của 1 con người biểu hiện ở bản sắc
và giá trị xã hội của người đó.
Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân


thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích, các quan
hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, ln lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi
phạm tội.
Những khiếm khuyết trong nhân cách của người phạm tội có thể là hậu quả của
q trình chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của q trình tham gia
vào các nhóm, các quan hệ xã hội không lành mạnh, nhưng đồng thời cũng là hệ
quả tất yếu của sự buông lỏng, không chịu rèn luyện bản thân của cá nhân.
2. Cấu trúc nhân cách người phạm tội
2.1. Xu hướng của người phạm tội:
Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách. Theo đó nhân cách phát
triển từ đâu, theo chiều hướng nào. Người phạm tội hướng tới những lợi ích mà
những lợi ích đó đối lập với lợi ích xã hội, xâm phạm tới lợi ích chính đáng và hợp
pháp của người khác.
Xu hướng bao gồm: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin.
Một đặc trưng cơ bản trong nhân cách của người phạm tội thiếu sự cân bằng giữa
các loại nhu cầu và hứng thú. Trong đó nhu cầu và hứng thú vật chất cao hơn,
chiếm ưu thế hơn so với nhu cầu tinh thần và nhu cầu xã hội. Cội nguồn của hành
vi phạm tội không phải ở bản thân nhu cầu mà là ở sự ý thức sai về nhu cầu và con
đường thỏa mãn nhu cầu.
2.2. Năng lực của người phạm tội:
Năng lực của cá nhân phát triển theo chiều hướng để đạt hiệu quả trong hoạt động


tội phạm, cho nên năng lực của người phạm tội phát triển ở cả những lĩnh vực liên
quan tới hoạt động phạm tội. Đối với hoạt động phạm tội thì kỹ năng, kỹ xảo phạm
tội rất phát triển, vì thế những hành vi phạm tội được thực hiện chuẩn xác, mau lẹ,
kín đáo và thuần thục.
Tùy theo từng loại tội phạm cụ thể, ở người phạm tội phát triển các thuộc tính, các
kỹ năng phù hợp, cấu thành năng lực chuyên biệt giúp họ thực hiện các hành động
phạm tội cụ thể.

2.3. Tình cảm và ý chí của người phạm tội:
Tình cảm và ý chí của người phạm tội thường nghèo nàn, các tình cảm cao cấp như
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm trí tuệ kém phát triển. Trong đó,
tình cảm đạo đức bị suy thoái nghiêm trọng, mất chức năng động cơ thúc đẩy các
hành vi xã hội và hoạt động tích cực của con người.
Tuy nhiên trong các hành động phạm tội, ở các đối tượng phạm tội ln thể hiện
tính mục đích cao, tính quyết đốn, sự kiên trì và nỗ lực ý chí lớn.
2.4. Tính cách của người phạm tội:
Tính cách của người phạm tội, nhất là của những đối tượng phạm tội chuyên
nghiệp, tái phạm nguy hiểm thường bao gồm các nét xấu xa, tiêu cực.
Thái độ của người phạm tội đối với xã hội thường là lệch lạc, họ chà đạp lên đạo
đức và dư luận xã hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các mục đích phản xã hội, sống
buông thả, tự do, coi thường đạo đức, coi thường pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên dư
luận, bất chấp lẽ phải, kỷ cương.
2.5. Khí chất của người phạm tội:
Trong quá trình thực hiện phạm tội với những tình huống “căng thẳng” cản trở việc
thực hiện mục đích, nhiều cá nhân phải “điều tiết” liên tục hệ thần kinh, khí chất
vốn có của mình cho phù hợp với hiện thực. Bởi thế có những trường hợp người
phạm tội lại có những hành vi “hình như khác xa với hành vi bản tính” thường
ngày.


3. Phân loại nhân cách người phạm tội:
Dựa theo các căn cứ khác nhau có các cách phân loại nhân cách người phạm tội
khác nhau.
– Cách thứ nhất, theo A.I.Dongova, có 3 loại:
+ Loại hình nhân cách phạm pháp có hệ thống: khơng chỉ lợi dụng hồn cảnh mà
cịn tự bản thân tạo ra hoàn cảnh, vượt qua mọi trở ngại để thực hiện âm mưu tội
lỗi. Ở họ, hành vi phạm tội đã trở thành thói quen.
+ Loại hình nhân cách phạm pháp do chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng lẻo.

+ Loại hình nhân cách bối cảnh: hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh xung đột
– Cách thứ hai, căn cứ vào mức độ của những đặc điểm, phẩm chất tâm lý tiêu cực
để phân loại về nội dung:
+ Nhân cách tội phạm tồn thể: có thái độ xấu với xã hội, hành vi phạm tội được
định hình, thường xun gắn liền với tính tốn và hoạt động phạm tội (gọi là tội
phạm chuyên nghiệp)
+ Nhân cách tội phạm cục bộ: có sự phân đơi các phẩm chất, vừa có những phẩm
chất hợp chuẩn, vừa có những phẩm chất không hợp chuẩn (thường thấy ở tội phạm
tham ô, hối lộ, buôn lậu,...)
+ Nhân cách tội phạm tiểu cục bộ: có một số phẩm chất tiêu cực mà trong tình
huống nhất định đã thúc đẩy cá nhân phạm tội (VD: ghen tuông, xúc phạm nhau
dẫn đến phạm tội).
– Cách thứ ba, căn cứ theo khách thể bị xâm hại và đặc điểm hành vi phạm tội:
+ Nhân cách người phạm tội vụ lợi: thể hiện rõ tính vụ lợi trong hoạt động, giao
tiếp, quan hệ, ứng xử hàng ngày.
+ Nhân cách người phạm tội bạo lực: tính ích kỷ cao, khơng có thái độ dung hịa


khi lợi ích cá nhân bị va chạm, tính quyết đoán cao, nhân tâm, tàn bạo, coi thường
người khác, thường sử dụng bạo lực trong giải quyết xung đột, mâu thuẫn.
+ Nhân cách người phạm tội vụ lợi – bạo lực: có sự pha trộn, kết hợp của 2 nhân
cách trên.
– Cách thứ tư, căn cứ vào ý thức trong hoạt động phạm tội:
+ Nhân cách người phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm: coi thường pháp luật, hành
vi phạm tội ln được tiến hành một cách thuần thục; có sự rối loạn, lệch lạc tâm
lý.
+ Nhân cách người phạm tội vơ ý: khơng có động cơ, mục đích phạm tội; tuy
nhiên thiếu tự giác, thiếu tuân thủ kỷ luật, kém kiềm chế dẫn đến sự chủ quan, cẩu
thả, lệ thuộc vào tình huống. Cũng có thể hành động phạm tội trong tình trạng vơ ý,
bất cẩn, hoặc có sự q tải về tâm sinh lý hay cảm xúc tiêu cực.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách người phạm tội
4.1. Yếu tố sinh học:
– Yếu tố bẩm sinh di truyền có vai trị là cơ sở, là tiền đề vật chất cho sự hình thành
và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách người phạm tội nói riêng. Chính
những đặc điểm tâm lý này dưới ảnh hưởng của môi trường xã hội và trong những
điều kiện nhất định có thể nảy sinh thành động cơ và chi phối hành vi phạm tội của
con người.
4.2. Yếu tố môi trường:
- Các yếu tố đến từ môi trường có tầm ảnh hưởng quan trọng đến q trình hình
thành và phát triển nhân cách người phạm tội. Trong môi trường nhỏ hẹp và nhiều
khiếm khuyết, nhân cách người phạm tội khơng nằm ngồi khả năng phát triển sai
lệch với chuẩn mực, lệch lạc và từ đó xuất hiện các phẩm chất tâm lý tiêu cực, phản
xã hội.


4.3. Các yếu tố giáo dục:
– Ảnh hưởng của khiếm khuyết trong môi trường giáo dục cũng là một yếu tố quan
trọng tác động đến sự hình thành nhân cách người phạm tội. Giáo dục không chỉ
định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá
nhân mà còn can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển nhân cách. Cá nhân tiếp nhận giáo dục hạn hẹp khơng nằm ngồi
khả năng phát triển nhân cách một cách lệch lạc.
4.4. Các yếu tố xã hội:
– Những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội như chính trị,
kinh tế, văn hóa, mơi trường sống đều là những nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách
người phạm tội. Sự hình thành nhân cách trong môi trường xã hội khiếm khuyết,
nhỏ hẹp sẽ tạo ra các phẩm chất tiêu cực ở người phạm tội.
5. Các giai đoạn hình thành, phát triển nhân cách người phạm tội:
Các giai đoạn hình thành, phát triển nhân cách người phạm tội trải dài suốt cuộc
đời của một người. Gồm các giai đoạn:

- Sơ sinh (từ khi sinh - 3 tuổi): Đây là giai đoạn hình thành quan hệ gắn bó giữa
con cái với cha mẹ. Đồng thời phức cảm Ơ-đíp và đạo đức, lương tâm cũng bắt đầu
xuất hiện.
- Thơ ấu (4-12 tuổi): Những nét cơ bản về nhân cách được hình thành ở giai đoạn
này. Mâu thuẫn giữa tài năng và sự tự ti hay giữa sự chăm chỉ và thấp kém hình
thành.
- Vị thành niên (13-17 tuổi): Xuất hiện khủng hoảng tuổi dậy thì, quan hệ tình cảm
và áp lực trong học tập.
- Thanh niên (18-30 tuổi): Đây là thời kỳ phát triển về quan hệ xã hội, bắt đầu và
kết thúc của quá trình học tập. Các yếu tố mới xuất hiện ở giai đoạn này là công
việc và hôn nhân.


- Trung niên (31-60 tuổi): Thời kỳ tập trung ổn định gia đình và sự nghiệp. Bắt đầu
xuất hiện khủng hoảng giữa đời và khủng hoảng trước tuổi nghỉ hưu.
- Cao tuổi (Trên 60 tuổi): Thời kỳ định đoạt thành công-thất bại của cuộc đời. Đây
cũng là giai đoạn diễn ra khủng hoảng tuổi nghỉ hưu.
II. Vận dụng thực tiễn
1. Tóm tắt vụ án: Satoshi Uematsu (26 tuổi), một cựu nhân viên điều dưỡng đã
đâm chết 19 người tàn tật và làm bị thương 26 người khác tại thành phố
Sagamihara - Nhật Bản 2016.
Rạng sáng ngày 26/07/2016, tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật Tsukui Yamayuri ở
thành phố Sagamihara (Nhật Bản) đã xảy ra một vụ thảm sát kinh hồng. Cuộc tấn
cơng bằng dao khiến 19 người thiệt mạng, 26 người bị thương nặng và 3 người bị
thương nhẹ. Hung thủ được xác định là Satoshi Uematsu, 26 tuổi, từng là cựu nhân
viên điều dưỡng của cơ sở chăm sóc này. Được biết trước đó, Satoshi Uematsu
từng có nhiều tiền án.
Theo cảnh sát địa phương, vào khoảng 2h45 phút sáng ngày 26/7, Satoshi Uematsu
đã cầm dao xông vào trung tâm thẳng tay giết chết 19 người tàn tật trong đó có 9
nam và 10 nữ ở độ tuổi từ 19 đến 70, làm 29 người khác bị thương. Đến khoảng

hơn 3 giờ sáng Satoshi Uematsu đã đầu thú, xác nhận đã thực hiện hành vi giết
người tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật. Đây là vụ giết người hàng loạt ghê gớm
nhất kể từ vụ tương tự vào năm 1938 tại Tsuyama và là một trong những tội ác tồi
tệ nhất trong lịch sử hậu chiến tranh của Nhật Bản.
2. Phân tích đặc điểm nhân cách Satoshi Uematsu.
2.1. Phân tích cấu trúc nhân cách
2.1.1 Xu hướng nhân cách phạm tội của Satoshi:
Trước vụ thảm sát trung tâm Tsukui Yamayuri, Satoshi Uematsu đã thể hiện thế


giới gian lệch lạc thông qua sự thù hằn vô cớ đối với người khuyết tật. Đồng thời,
trong suốt quá trình phát triển nhân cách, đối tượng đã nhiều lần thể hiện lý tưởng
của bản thân là “xóa sổ người tàn tật” thơng qua các hành động, lời nói bạo lực. Xu
hướng phát triển méo mó, đi ngược với xã hội lâu dài này đã định hình nhân cách
tiêu cực ở Satoshi, ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi phạm tội của hắn.
2.1.2 Năng lực người phạm tội:
Ngày 19-2, Satoshi Uematsu đã đăng một dịng trạng thái: “Tơi có thể bị bắt” thể
hiện đối tượng hồn tồn có khả năng nhận thức việc mình làm là trái pháp luật và
trái đạo đức, tuy nhiên hắn vẫn thực hiện. Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ trên
mạng xã hội, hắn cịn nói chuyện này với các đồng nghiệp và phát tờ rơi. Satoshi đã
chuẩn bị trước về tinh thần và cả hung khí, bao gồm việc viết bức thư thảm sát gửi
đến cơ quan chính phủ Nhật Bản. Sau đó, vì biết rõ về trung tâm mình từng làm
việc, đối tượng đã lựa chọn thời gian gây án là khoảng rạng sáng để lợi dụng lỗ
hổng an ninh. Hành vi của Satoshi có thể đánh giá là vơ cùng tinh vi và chuẩn xác.
2.1.3. Tình cảm và ý chí của người phạm tội.
Satoshi Uematsu nghèo nàn về tình cảm, đạo đức kém lệch lạc khi khơng có tình
thương và niềm cảm thơng với những người khuyết tật. Thẩm mỹ thì lệch lạc, cho
rằng, một thế giới tốt đẹp là một thế giới khơng có người khuyết tật. Trong đó, tình
cảm đạo đức bị suy thoái nghiêm trọng, mất chức năng động cơ thúc đẩy các hành
vi xã hội và hoạt động tích cực của con người là yêu mến đồng loại, cảm thơng với

số phận người khác.
Bên cạnh đó, Uematsu trong hành động phạm tội của mình, đã thể hiện tính mục
đích cao là tạo ra thế giới hồ bình, Nhật Bản tươi đẹp. Hắn có tính quyết đốn, sự
kiên trì và nỗ lực ý chí lớn khi ln lặp đi lặp lại khai báo trước vụ thảm sát của
mình.
2.1.4. Tính cách của người phạm tội.
Một là, Satoshi Uematsu là người có tâm lý phản xã hội. Hắn có một suy nghĩ lệch


lạc với quan điểm của xã hội “Tốt hơn hết là tất cả người khuyết tật đều chết hết
đi”. Uematsu cũng đăng tải một dòng trạng thái trên tài khoản Twitter vào 2h50
sáng, ngay sau cuộc thảm sát: "Cầu mong thế giới hịa bình. Nhật Bản tươi đẹp!".
Mà thế giới hồ bình, Nhật Bản tươi đẹp theo quan điểm của hắn hắn là một thế
giới mà ở đó những người tàn tật gặp khó khăn lớn trong hội nhập xã hội cũng như
gặp khó khăn lớn trong gia đình sẽ được phép chết nhân đạo một cách hịa bình.
Đối tượng nhận ra rằng hành động của mình rất tàn bạo nhưng hắn vẫn thực hiện và
vẫn khẳng với cảnh sát rằng hắn muốn "cứu" những người bị khuyết tật" và "khơng
hối hận" về hành động thảm sát này.
Bên cạnh đó, hắn đã công khai báo trước hành động tàn bạo của mình. Satoshi đã
gửi cho Hạ viện Tokyo một bức thư nói rằng "Hắn có thể giết chết tổng cộng 470
người khuyết tật". Khi đó, cảnh sát địa phương đã thẩm vấn Satoshi và trong quá
trình thẩm vấn đối tượng cũng nhắc lại lời đe dọa tiến hành thảm sát. Việc hắn nhắc
đi nhắc lại việc thảm sát mà mình sắp thực hiện như một lời thách thức với toàn bộ
xã hội, hoặc có lẽ, hắn mong ai đó có thể ngăn mình lại.
Hai là, Satoshi Uematsu là người tàn bạo và máu lạnh khi chỉ trong vòng 2-3h, hắn
đã lái xe từ nhà đến trung tâm Tsukui Yamayuri, dùng búa phá cửa và giết chết 19
người, trong đó có những người bị cứa vào họng, và làm bị thương 25 người khác
rồi đến đồn cảnh sát gần nhất đầu thú. Hành động của Satoshi là điển hình cho kiểu
người mang hận thù và tìm cách trả thù, bởi hắn đã lên kế hoạch tấn cơng và nộp
mình cho cảnh sát.

2.1.5. Khí chất của người phạm tội.
Trước vụ án, Satoshi Uematsu là người bình thản. Trong mắt những người hàng
xóm ở thành phố Sagamihara, Satoshi Uematsu luôn là một người lịch thiệp, hịa
đồng, thích cho mèo hoang ăn, giúp hàng xóm dọn cỏ trong vườn và dọn tuyết trên
lối đi. Từ vụ thảm sát ở Trung tâm Tsukui Yamayuri, có thể thấy Satoshi đã bộc lộ
kiểu khí chất mạnh, hành động quyết đốn. Từ một người hàng xóm dễ mến, hắn đã


thẳng tay đâm chết và cứa cổ 19 người tàn tật, làm hơn 20 người bị thương trong
đêm theo đúng như kế hoạch đã đặt ra của mình.
2.2. Phân loại nhân cách
Căn cứ vào mức độ của những đặc điểm, phẩm chất tâm lý tiêu cực để phân loại về
nội dung có thể thấy:
Trước đó, Uematsu được đào tạo để trở thành một giáo viên và các đồng nghiệp cũ
của anh ta cũng nhận xét Uematsu là một người rất thân thiện và yêu quý trẻ con.
Theo lời hàng xóm và đồng nghiệp, trước khi vụ án xảy ra, Satoshi khơng có biểu
hiện gì kỳ lạ. Có thể thấy được Satoshi là một người có nhân thân tốt, đối xử với
mọi người xung quanh ơn hịa, chưa từng xích mích với bất cứ ai, đặc biệt ấn tượng
của anh ta trong mắt mọi người là một người tốt yêu quý trẻ con, là một người con
ngoan; phạm tội lần đầu, khơng có tiền án, tiền sự.
Nhưng những phẩm chất tiêu cực chiếm phần lớn cộng thêm việc anh ta bị đuổi
việc “Satoshi từng làm việc tại trung tâm dành cho người khuyết tật từ năm 2012,
đến tháng 2/2016 thì nghỉ việc. Theo đài truyền hình NTV Nhật Bản, Satoshi khơng
tự nghỉ làm mà thực chất là bị đuổi việc nên tâm trạng khi đó rất buồn rầu." ; cùng
với đó là hoàn cảnh thuận lợi (đêm khuya vào đúng giấc mọi người đi ngủ “khoảng
2h00 sáng ngày 26/7 (theo giờ địa phương)”; việc quản lý lỏng lẻo ở trung tâm
“Vào đêm xảy ra vụ thảm sát chỉ có 9 nhân viên làm việc, trong đó, chỉ có duy nhất
1 bảo vệ..” ; …). Thêm vào đó đạo đức của Satoshi rất lệch lạc (Khi thẩm vấn,
Uematsu cịn khai mình buộc phải ra tay với những người tàn tật đó, để “giải
thốt” họ khỏi cuộc sống khổ đau. Satoshi cịn nói “sẽ tốt hơn nếu người khuyết tật

biến mất”. Satoshi nói hắn cịn ra tay với cả “những người khơng thể giao tiếp
tốt”.) khiến cho những phẩm chất tiêu cực lấn chiếm, thúc đẩy Satoshi thực hiện
hành vi giết người một cách man rợ, không ghê tay.
=> Như vậy, Uematsu là loại nhân cách người phạm tội cục bộ.


Căn cứ theo khách thể bị xâm hại và đặc điểm hành vi phạm tội:
Cụ thể: Satoshi Uematsu đã tìm đến trung tâm chăm sóc người khuyết tật, Đối
tượng bắt đầu đâm những người đầu tiên nhìn thấy và khi bị nhân viên trung tâm
phát hiện chặn lại, Satoshi Uematsu đã khống chế, trói họ lại. Uematsu dùng dao
vung liên tiếp vào bất cứ người nào bắt gặp. Từ thời điểm đó, đối tượng đi từng
phịng đâm và rạch cổ các nạn nhân.Vụ việc khiến 19 người thiệt mạng, trong đó,
có 10 nạn nhân nữ và 9 nạn nhân nam. Các nạn nhân có độ tuổi từ 18 đến 70.
Ngồi ra còn khoảng 50 người bị thương.
=> Khách thể bị xâm hại ở đây là tính mạng, sức khỏe của con người. Satoshi thực
hiện hành vi cố ý giết người một cách dã man, nhẫn tâm, coi thường tính mạng của
người khác.
Ngoài ra, Satoshi đã dùng búa đập vỡ cửa kính, đột nhập vào trung tâm. Khách thể
bị xâm hại ở đây là xâm phạm sở hữu (Cố ý làm hư hỏng tài sản), xâm phạm quyền
tự do của con người, quyền tự do, dân chủ chủ của công dân.
Đặc điểm về hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội của Satoshi thực hiện bằng hành
động của cá nhân thiệt hại nghiêm trọng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
những người khuyết tật, gây rối loạn trật tự xã hội “Số nạn nhân thiệt mạng trong
vụ việc này cao thứ hai trong số các vụ giết người hàng loạt do một cá nhân gây ra
ở Nhật Bản trong vòng 100 năm qua”
=> Như vậy, đây là trường hợp thuộc nhân cách phạm tội bạo lực.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
3.1. Yếu tố sinh học:
Khi bị sa thải, Satoshi đã gửi đơn cho Hạ viện Nhật Bản và trình bày về kế hoạch
giết 470 người khuyết tật. Sau khi gửi thư cho Hạ viện, Satoshi tự nguyện nhập



viện. Đối tượng bị chẩn đoán mắc chứng hoang tưởng và sử dụng cần sa nhưng
nhanh chóng được cho xuất viện khoảng 2 tuần sau đó vì các bác sĩ tin rằng tình
trạng của bệnh nhân đã cải thiện. Khi đã lọt lưới pháp luật, Satoshi bị chẩn đoán
mắc chứng rối loạn nhân cách. Đồng thời, đoàn luật sư bào chữa cho Satoshi khẳng
định hắn giết người do ảnh hưởng của cần sa, bằng chứng là kết quả kiểm tra cho
thấy hắn dương tính với ma túy ở thời điểm bị bắt. Tuy nhiên ngoại trừ các yếu tố
bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng đến nhân cách đối tượng tại thời điểm vụ án xảy ra,
khơng có bằng chứng di truyền học nào cho thấy Satoshi khơng có khả năng kiểm
sốt hành vi của mình.
3.2. Yếu tố mơi trường
Thứ nhất, trong khoảng thời gian còn là học sinh, Satoshi đã khám phá ra văn học
và triết học và bắt đầu quan tâm đến lịch sử, một giáo sư đã giới thiệu cho hắn
những tác phẩm của Francis Galton, nhà ý thuyết đầu tiên của thuyết ưu sinh.
Satoshi đã bị cuốn hút bời lịch sử vĩ đại của đế chế Nhật Bản và các cuộc chinh
phục mới trong khi nghĩ về q khứ huy hồng vào cuối thời kỳ của nó. Có lẽ, ngay
từ lúc này, Satoshi đã dần hình thành suy nghĩ về một xã hội mà hắn cho là “hoàn
hảo”.
Thứ hai, sau khi trải qua một quãng thời gian làm việc tại trung tâm chăm sóc
người khuyết tật, Satoshi thấy rằng những người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn
trong việc hội nhập xã hội cũng như cho rằng việc chăm sóc họ sẽ tiêu tốn rất nhiều
chi phí và nhân lực. Trong bức thư gửi đến Hạ viện Nhật Bản, Satoshi cho thấy cái
nhìn sai lệch của hắn:“...cứ nghĩ về gương mặt mệt mỏi của những người bảo vệ,
những đôi mắt lờ đờ của các nhân viên chăm sóc đang làm việc tại trung tâm, tơi
lại khơng thể dằn lịng, và tơi đã quyết định phải hành động hơm nay vì lợi ích của
nước Nhật và thế giới.”.


Như vậy, từ những tác động trên, Satoshi đã nhận định những người tàn tật là

những người gây cản trở tiến trình phát triển của xã hội, là những người vơ dụng,
khơng có lợi ích và là những người bị bỏ rơi. Chính vì vậy, hắn đã tự tạo ra “đạo
luật nhân đạo” ghê rợn của mình.
3.4. Yếu tố giáo dục
Theo những nghiên cứu và điều tra, Satoshi có một cuộc sống khá yên bình. Bố mẹ
Satoshi thuộc giai cấp tư sản Tokyo, mẹ là tác giả truyện tranh và bố là giáo viên
mỹ thuật. Thời thơ ấu của hắn rất hạnh phúc và được bồi dưỡng bằng tình yêu của
cha mẹ.
Satoshi được các bạn cùng lớp và thầy cô đánh giá rất cao. Sau khi vượt qua kỳ thi
tuyển sinh trung học, hắn được nhận vào một cơ sở tư nhân có uy tín ở Tokyo.
Điều này cho thấy, Satoshi từ nhỏ sống trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ và
được tiếp nhận sự giáo dục đúng đắn từ cha mẹ; lớn lên đạt nhiều thành tích tốt, có
nhiều biểu hiện tích cực ở trường và được giáo viên, bạn bè u thích, đánh giá cao.
Có thể nói, yếu tố này không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với quá trình hình
thành nhân cách của Satoshi.
3.3 Yếu tố xã hội
Thứ nhất, cảnh sát Tokyo đã được cảnh báo về trường hợp của Satoshi ngay sau
khi hắn gửi thư đe dọa. Tuy nhiên. do Satoshi đã "tự nguyện" nhập viện vào ngày
19/2 sau khi gửi thư nên Hạ viện Nhật Bản và cảnh sát lúc đó đã có phần lơ là trong
việc giám sát đối tượng. Satoshi đã rời khỏi sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức
năng trong thời gian ở trong bệnh viện khi được chẩn đoán mắc chứng hoang
tưởng, bị lệ thuộc vào ma túy. Sự dè chừng và chưa nghiêm khắc của cơ quan điều
tra, cơ quan có thẩm quyền đã tạo lỗ hổng để Satoshi lợi dụng để thực hiện hành vi


phạm tội của mình. Sự chồng chéo, chưa hồn thiện của pháp luật làm cho Satoshi
coi thường pháp luật.
Thứ hai, có thể những định kiến đối với người khuyết tật ở Nhật Bản đã thúc đẩy
suy nghĩ phạm tội của hắn. Nhiều người tàn tật phải đối mặt với sự phân biệt đối xử
và bị xua đuổi ở Nhật Bản và nhiều gia đình nạn nhân của vụ thảm sát này không

muốn người thân của họ nêu tên. Theo giáo sư Motoaki Fujita, một chuyên gia tại
Đại học Nihon Fukushi nói. “Cách mà xã hội Nhật Bản đánh giá con người là dựa
trên tính hiệu quả cũng như khả năng đóng góp vào việc tạo ra giá trị kinh tế của
mỗi cá nhân".
Có thể thấy, khoảng cách giữa những chính sách và cách xã hội nhìn nhận cũng
như đối xử với người khuyết tật cũng đã tạo ra những ảnh hưởng tác động dến suy
nghĩ của Satoshi, khiến hắn cho rằng người khuyết tật là vô dụng và cần được loại
bỏ để xã hội Nhật Bản phát triển hơn.
5. Quá trình hình thành nhân cách tội phạm của Satoshi Uematsu
Vào thời điểm thực hiện tội ác của mình, Satoshi là một người đàn ông 26 tuổi
khỏe mạnh và minh mẫn. Hành vi của gã này được xác định là xuất phát từ thái độ
thù hằn, ghét bỏ cực độ đối với người khuyết tật. Các nhà tâm lí học chưa xác định
được nguyên nhân khiến hắn nảy sinh những cảm xúc tiêu cực này với các đối
tượng dễ bị tổn thương như người tàn tật, cho nên có thể nói các mốc thời gian
trong cuộc đời không quá ảnh hưởng đến nhân cách của Satoshi. Tuy nhiên trước
vụ thảm sát, thủ phạm từng có nhiều hành vi bạo lực đối với người tàn tật.
- Sơ sinh (từ khi sinh - 3 tuổi): Satoshi Uematsu sinh ngày 20/01/1990 trong một
gia đình có bố là giáo viên mĩ thuật, mẹ là tác giả truyện tranh. Năm hắn ta 1 tuổi,
gia đình chuyển tới định cư ở thành phố Sagamihara - nơi xảy ra vụ thảm sát 25
năm sau.


- Thơ ấu (4-12 tuổi): giai đoạn này khơng có sự kiện tiêu cực nào tác động đến tâm
lí của Satoshi, trái lại các hồ sơ đều chỉ ra rằng hắn ta có một tuổi thơ đầy hạnh
phúc với tình thương và giáo dục đúng đắn từ cha mẹ.
- Vị thành niên (13-17 tuổi): trong khoảng thời gian học tại trường phổ thông,
Satoshi được biết đến là một người thu hút, hịa đồng và ln khiến những người
xung quanh cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên cũng vào khoảng thời gian này, những lời
nhận xét và điểm số có cánh ở trường của Satoshi lại song hành với các hành vi
không chuẩn mực của hắn ta. Tên này từng bị bắt quả tang khi nhiều lần đi trộm tại

các cửa hàng với bạn bè và cố ý phá hoại tài sản khi đang say rượu. Hành vi vi
phạm pháp luật đỉnh điểm nhất của Satoshi xảy ra vào năm 2007 khi tên này (17
tuổi) bị cáo buộc đã xô đẩy và đánh một người khuyết tật mà hắn cho là đang chắn
đường mình ở trường học.
=> Đây chính là lần đầu tiên Satoshi Uematsu trực tiếp thể hiện thái độ thù ghét và
thậm chí cịn ra tay với người tàn tật, cũng là mốc thời gian khởi đầu cho những
hành động thể hiện lí lẽ và định kiến vơ lý đối với nhóm người trên của hắn ta.
- Thanh niên (18-30 tuổi): Vào khoảng thời gian này, vợ chồng Uematsu đột ngột
chuyển đi nơi khác sống mà nguyên nhân được cho là những cuộc cãi vã xoay
quanh hình xăm phủ kín lưng của đứa con trai - thứ mà từ xa xưa người Nhật đã coi
là biểu hiện của những kẻ có thể phạm tội nghiêm trọng.


Sau khi tốt nghiệp đại học, mục tiêu của Satoshi chuyển hướng thành làm
một thợ xăm tồn thời gian và ni trồng trái phép cây cần sa. Tuy nhiên gã
đã thất bại ở cả hai.



Cuối năm 2012, Satoshi bắt đầu làm việc bán thời gian ở trung tâm cứu trợ
dành cho người khuyết tật Tsukui Yamayuri sau khi vượt qua bài phỏng vấn
nhờ việc nói rằng mình cảm thấy người tàn tật rất dễ thương.



Vào năm 2014 và 2015, tên này từng bị tra hỏi rất nhiều lần bởi nhân viên
của trung tâm về hành động đánh đập những người tàn tật ở đây.





Tháng 2 năm 2016, Satoshi Uematsu đã gửi một bức thư tay tới Hạ viện
Nhật Bản để yêu cầu một đạo luật cho phép người khuyết tật được chết, đồng
thời đe dọa sẽ giết 470 người với mục đích "làm cho người khuyết tật biến
mất", thậm chí mơ tả cách thức thực hiện việc đó một cách chi tiết.

=> Đây là hồi chuông cảnh báo cho hành vi man rợ của gã sau này mà cơ quan
chức năng và các bác sĩ tâm lý đã thất bại trong việc nắm bắt để ngăn chặn nguy
cơ.


Tháng 7 năm 2016, như để chứng minh cho lời nói và quan điểm của bản
thân, Satoshi đã ra tay thực hiện tội ác của mình.
KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu và phân tích đánh giá đặc điểm nhân cách đối tượng cụ thể, ta có thể
thấy được việc nghiên cứu về nhân cách người phạm tội là vấn đề có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với quá trình nghiên cứu tâm lý học tội phạm. Những phẩm chất
tâm lý tiêu cực bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và mang những nét đặc
trưng nhất định sẽ dẫn cá nhân đến chỗ thực hiện hành vi phạm tội xâm hại đến sự
phát triển của xã hội, tới lợi ích của nhà nước và cộng đồng. Do vậy, việc tạo ra
một môi trường đảm bảo cho nhân cách con người có sự phát triển hài hịa trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ
cần thiết của nhà nước cũng như mỗi cá nhân đang sinh sống, học tập và làm việc
tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2018.
2. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học



Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2016, 2019
3. 3443009.html
4. />5. />6. Japan's Dark Secret | The Disturbing Case Of Satoshi Uematsu | Sagamihara
Massacre, Coffeehouse Crime.
7. />


×