Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp - Dương Thị Kim Oanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 196 trang )

TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH

GIÁO TRÌNH

TÂM LÍ HỌC
NGHỀ NGHIỆP


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

TS. DƢƠNG THỊ KIM OANH

GIÁO TRÌNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỜI NĨI ĐẦU
Tâm lí học là khoa học nghiên cứu về các hiện tƣợng tâm lý, về
hành vi và đời sống tinh thần của con ngƣời. Tâm lí học có mối liên hệ
mật thiết với rất nhiều ngành khoa học khác nhƣ sinh lí học, thần kinh
học, nhân học, chính trị học… Những ngành khoa học này thƣờng dựa
trên nền tảng của tâm lí học để đƣa ra các nguyên tắc ứng dụng cụ thể
cho từng chuyên ngành. Bƣớc vào thế kỷ 21, tâm lí học đã trở thành khoa
học xuyên văn hóa, có liên quan tới các ứng xử giống nhau và khác nhau
từ các vùng trên thế giới, nó có những quy tắc thích ứng chung cho nhiều


vấn đề đối với con ngƣời.
Tâm lí học nghề nghiệp là môn học không chỉ cung cấp các kiến
thức nền tảng của khoa học tâm lí, mà cịn đề cập đến các kiến thức
chuyên sâu về lĩnh vực sƣ phạm nghề nghiệp và tổ chức lao động nghề
nghiệp một cách khoa học. Giáo trình đƣợc biên soạn gồm 2 phần, mỗi
phần có 4 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Phần I: Tâm lí học đại cƣơng
- Chƣơng 1: Tâm lí học là một khoa học
- Chƣơng 2: Hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển
tâm lí
- Chƣơng 3: Hoạt động nhận thức
- Chƣơng 4: Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
Phần II: Tâm lí học nghề nghiệp
- Chƣơng 5: Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, sinh viên học
nghề
- Chƣơng 6: Tâm lí học dạy nghề
- Chƣơng 7: Tâm lí học nhân cách ngƣời giáo viên dạy nghề
- Chƣơng 8: Tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo và kế thừa nhiều
tài liệu quý của các Thầy/Cô giáo đã và đang công tác tại trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội, Viện Tâm lí học và của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô giáo và các nhà
nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song trong q trình biên soạn chắc chắn
khơng tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong
3


nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của quý độc giả để giúp cuốn giáo trình
tiếp tục đƣợc hồn thiện hơn.

Trân trọng!
Tác giả

4


MỤC LỤC
Phần I. Tâm lí học đại cương
Chương 1. Tâm lí học là một khoa học
1. Tâm lí học là gì?
1.1. Khái niệm tâm lí
1.2. Khái niệm Tâm lí học
1.3. Đặc điểm của tâm lí học so với các khoa học khác
2. Vài nét về lịch sử hình thành khoa học tâm lí
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học
3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học
4. Bản chất hiện tượng tâm lí người theo quan điểm duy vật
biện chứng
4.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
4.2. Tâm lí người mang tính chủ thể
4.3. Tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử
5. Phân loại hiện tượng tâm lí người
5.1. Hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội
5.2. Hiện tượng tâm lí có ý thức và hiện tượng tâm lí chưa
được ý thức
5.3. Các hiện tượng tâm lí người được phân loại theo thời
gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách
6. Phương pháp nghiên cứu tâm lí
6.1. Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí

6.2. Phương pháp nghiên cứu tâm lí
Chương 2. Hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển
tâm lí
1. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lí
1.1. Khái niệm hoạt động
1.2. Đặc điểm của hoạt động
1.2.1. Tính đối tượng của hoạt động
1.2.2. Tính chủ thể của hoạt động
1.2.3. Tính mục đích của hoạt động
1.2.4. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
1.3. Phân loại hoạt động

11
13
13
13
13
14
15
17
17
17
17
17
18
19
20
20
20
21

22
22
23
31
31
31
31
31
32
32
32
33
5


1.4. Cấu trúc của hoạt động
1.5. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển
tâm lí
2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lí
2.1. Khái niệm giao tiếp
2.2. Chức năng của giao tiếp
2.2.1. Chức năng thông tin liên lạc
2.2.2. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi
2.2.3. Chức năng cảm xúc
2.2.4. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
2.3. Phân loại giao tiếp
2.4. Các phương tiện giao tiếp
2.4.1. Phương tiện ngôn ngữ
2.4.2. Phương tiện phi ngơn ngữ
2.5. Vai trị của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển

tâm lí
Chương 3. Hoạt động nhận thức
1. Khái quát về hoạt động nhận thức
2. Nhận thức cảm tính
2.1. Q trình cảm giác
2.2. Q trình tri giác
3. Nhận thức lí tính
3.1. Q trình tư duy
3.1.1. Khái niệm tư duy
3.1.2. Đặc điểm của tư duy
3.1.3. Vai trò của tư duy
3.1.4. Các giai đoạn của tư duy
3.1.5. Các thao tác tư duy cơ bản
3.1.6. Phân loại tư duy
3.2. Tưởng tượng
3.2.1. Khái niệm tưởng tượng
3.2.2. Quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng
3.2.3. Vai trò của tưởng tượng
3.2.4. Các cách sáng tạo trong tưởng tượng
3.2.5. Phân loại tưởng tượng
4. Trí nhớ
4.1. Khái niệm trí nhớ
6

33
35
35
35
35
35

36
36
36
37
38
38
38
38
42
42
42
43
48
55
55
55
55
57
58
60
61
62
62
63
64
64
66
67
67



4.2. Vai trị của trí nhớ
4.3. Các q trình cơ bản của trí nhớ
4.3.1. Q trình ghi nhớ
4.3.2. Q trình gìn giữ
4.3.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại
4.4. Phân loại trí nhớ
4.5. Qn và cách chống qn
5. Ngơn ngữ
5.1. Khái niệm ngôn ngữ
5.2. Chức năng của ngôn ngữ
5.2.1. Chức năng chỉ nghĩa
5.2.2. Chức năng thông báo
5.2.3. Chức năng khái qt hố
5.3. Phân loại ngơn ngữ
5.4. Vai trị của ngơn ngữ đối với hoạt động nhận thức
Chương 4. Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
1. Khái niệm về nhân cách
1.1. Khái niệm con người
1.2. Khái niệm nhân cách
1.3. Đặc điểm của nhân cách
1.3.1. Tính thống nhất của nhân cách
1.3.2. Tính tương đối ổn định của nhân cách
1.3.3. Tính tích cực của nhân cách
1.3.4. Tính giao lưu của nhân cách
2. Cấu trúc của nhân cách
3. Các phẩm chất của nhân cách
3.1. Tình cảm
3.1.1. Khái niệm tình cảm
3.1.2. Vai trị của tình cảm

3.1.3. Các quy luật của đời sống tình cảm
3.1.4. Các mức độ của đời sống tình cảm
3.2. Ý chí và hành động ý chí
3.2.1. Ý chí
3.2.2. Hành động ý chí
3.2.3. Hành động tự động hóa
4. Các thuộc tính tâm lí cơ bản của nhân cách

67
68
68
69
70
70
73
74
74
74
74
75
75
75
76
87
87
87
87
88
88
89

89
89
89
91
91
91
92
93
95
96
96
97
98
100
7


4.1. Xu hướng
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Các mặt biểu hiện của xu hướng
4.2. Tính cách
4.3. Khí chất
4.3.1. Khái niệm
4.3.2. Các kiểu khí chất
4.4. Năng lực
4.4.1. Khái niệm năng lực
4.4.2. Phân loại năng lực
4.4.3. Các mức độ của năng lực
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân
cách

5.1. Yếu tố bẩm sinh, di truyền
5.2. Yếu tố môi trường
5.2.1. Môi trường tự nhiên
5.2.2. Môi trường xã hội
5.3. Yếu tố cá nhân
5.3.1. Hoạt động
5.3.2. Giao tiếp
Phần II. Tâm lí học sư phạm nghề nghiệp
Chương 5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, sinh viên học
nghề
1. Các điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí lứa tuổi học
sinh, sinh viên học nghề
1.1. Điều kiện thể chất của sự phát triển
1.2. Điều kiện xã hội của sự phát triển
2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, sinh viên học nghề
2.1. Sự thích nghi của học sinh, sinh viên học nghề với cuộc
sống và hoạt động mới
2.2. Đặc điểm nhận thức của lứa tuối học sinh, sinh viên học
nghề
2.3. Đời sống tình cảm của học sinh, sinh viên học nghề
2.4. Sự phát triển nhân cách của lứa tuổi học sinh, sinh viên
học nghề
Chương 6. Tâm lí học dạy nghề
1. Hoạt động dạy nghề
1.1.Khái niệm hoạt động dạy nghề
8

100
100
100

102
103
103
106
108
108
108
109
110
110
110
110
111
112
112
113
117
119
119
119
120
121
121
122
122
124
125
125
125



1.2. Đặc điểm hoạt động dạy nghề
1.2.1. Mục đích của hoạt động dạy nghề
1.2.2. Đối tượng của hoạt động dạy nghề
1.2.3. Phương tiện của hoạt động dạy nghề
1.3. Các yếu tố tâm lí của hoạt động dạy nghề
2. Hoạt động học nghề
2.1. Khái niệm hoạt động học nghề
2.2. Đặc điểm hoạt động học nghề
2.2.1. Mục đích của hoạt động học nghề
2.2.2. Đối tượng của hoạt động học nghề
2.2.3. Nhiệm vụ của hoạt động học nghề
2.2.4. Phương tiện của hoạt động học nghề
2.3. Hình thành hoạt động học nghề
2.3.1. Hình thành động cơ học nghề
2.3.2. Hình thành nhiệm vụ học tập
2.3.3. Hình thành hành động học nghề
3. Cơ sở tâm lí của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành
động và phương thức tư duy
3.1. Lĩnh hội khái niệm
3.2. Lĩnh hội các phương thức hành động (kĩ năng, kĩ xảo)
3.2.1. Khái quát về lĩnh hội phương thức hành động
3.2.2. Cơ chế tâm lí của sự hình thành kĩ năng
3.2.3. Cơ chế tâm lí của sự hình thành kĩ xảo
3.3. Sự lĩnh hội phương thức tư duy
Chương 7. Tâm lí học nhân cách người giáo viên dạy nghề
1. Vai trò và vị trí của người giáo viên dạy nghề trong xã hội
hiện đại
1.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên dạy
nghề

2. Một số phẩm chất nhân cách của người giáo viên dạy nghề
2.1. Thế giới quan khoa học
2.2. Lí tưởng nghề nghiệp
2.3. Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề
2.4. Đạo đức - lối sống
3. Năng lực của người giáo viên dạy nghề
3.1. Năng lực chuyên môn nghề
3.2. Nhóm năng lực dạy học

126
126
127
127
127
129
129
130
130
130
131
131
131
131
132
132
134
135
136
136
137

140
144
148
148
148
148
148
149
150
150
151
151
151
9


3.2.1. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
3.2.2. Năng lực chế biến tài liệu học tập
3.2.3. Nắm vững kĩ thuật dạy học
3.2.4. Năng lực ngơn ngữ
3.3. Nhóm năng lực giáo dục
3.3.1. Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
3.3.2. Năng lực giao tiếp sư phạm
3.3.3. Năng lực cảm hoá học sinh
3.3.4. Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
3.4. Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
4. Uy tín của người giáo viên dạy nghề
Chương 8. Tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học
1. Chọn nghề và công tác hướng nghiệp
2. Vấn đề đào tạo nghề

2.1. Khái niệm đào tạo nghề
2.2. Dạy nghề
3. Các yếu tố tác động tới lao động nghề nghiệp
3.1. Sức làm việc
3.2. Sự mệt mỏi
3.3. Màu sắc trong lao động
3.4. Tiếng ồn
3.5. Điều kiện chiếu sáng
3.6. Tác động của nhiệt độ
3.7. Bầu khơng khí tâm lí trong nhóm và tập thể lao động
4. Một số cách thức tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học
4.1. Định mức lao động hợp lí
4.2. Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí
4.3. Xây dựng bầu khơng khí tâm lí tích cực trong nhóm và
tập thể lao động
Tài liệu tham khảo

10

151
151
151
151
152
152
152
152
152
153
153

166
166
168
168
170
172
172
174
176
180
181
182
183
185
185
187
191
193


Phần I
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƢƠNG

11


12


Chƣơng 1

TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Từ khi lồi ngƣời sinh ra, trên trái đất đã xuất hiện một hiện tƣợng
hồn tồn mới mẻ - hiện tƣợng tâm lí ngƣời mà nền văn minh cổ đại gọi
là linh hồn. Khoa học nghiên cứu hiện tƣợng này là tâm lí học.
Từ những tƣ tƣởng đầu tiên, sơ khai về hiện tƣợng tâm lí, tâm lí
học đã hình thành, phát triển không ngừng lớn mạnh. Bƣớc sang thế kỷ
21, khoa học tâm lí ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các
khoa học về con ngƣời. Đây là một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc
phát huy nhân tố con ngƣời trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1. Tâm lí học là gì?
1.1. Khái niệm tâm lí
Theo nghĩa đời thường trong tiếng Việt, chữ tâm đƣợc đúc kết ra từ
các cụm từ nhƣ yên tâm, chủ tâm, từ tâm, ác tâm, nhẫn tâm, tâm hồn, tâm
địa, tâm đắc, tâm sự … và thƣờng có nghĩa giống với chữ lịng, thiên về
tình cảm. Chữ hồn diễn đạt tƣ tƣởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con
ngƣời. Tâm hồn, tâm lí ln gắn liền với thể xác.
Theo từ điển tiếng Việt (1988), tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, tâm tƣ,
nguyện vọng, ý chí, thái độ, sở thích … làm thành đời sống nội tâm, thế
giới bên trong của con ngƣời.
Chữ tâm lí trong khoa học tâm lí vừa chứa đựng chữ tâm nhƣ theo
nghĩa đời thƣờng, vừa bao hàm cả những hiện tƣợng tinh thần bên trong
con ngƣời. Vì vậy, tâm lí là tất cả những hiện tƣợng tinh thần xảy ra
trong đầu óc của con ngƣời, gắn liền và điều hành mọi hành động và hoạt
động của con ngƣời. Các hiện tƣợng tâm lí, các hiện tƣợng tinh thần
đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống của con ngƣời, trong
quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và của cả xã hội lồi ngƣời.
1.2. Khái niệm Tâm lí học
Thuật ngữ “tâm lí học” ra đời từ trong lịch sử xa xƣa của nhân loại.
Trong tiếng Latinh, từ Psycho có nghĩa là tinh thần, linh hồn, tâm hồn …;
Logos là khoa học, là học thuyết. Vì vậy, “Psychologos” có nghĩa là

“khoa học về tâm hồn”.
Tâm lí học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí, trong đó
đặc biệt là nghiên cứu tâm lí ngƣời. Khoa học tâm lí giúp con ngƣời có
cách nhìn tổng qt và sâu sắc về những vấn đề đã đƣợc khám phá liên
quan tới hoạt động của não bộ, của trí tuệ và của hành vi, từ đó vận dụng
13


các tri thức này để thay đổi hành vi ứng xử của bản thân và ngƣời khác
theo chiều hƣớng tốt hơn. Vì vậy, khái qt lại, tâm lí học là khoa học
nghiên cứu về các hiện tượng tâm lí, về hành vi và đời sống tinh thần của
con người.
Tâm lí học có liên quan tới nhiều ngành khoa học khác nhƣ sinh lí
học, thần kinh học, nhân học, chính trị học … Nhiều ngành khoa học
hành vi, khoa học xã hội đã dựa vào tri thức tâm lí học để đƣa ra các
nguyên tắc ứng dụng của họ. Bƣớc vào thế kỷ 21, tâm lí học đã trở thành
khoa học xuyên văn hóa, có liên quan tới các ứng xử giống nhau và khác
nhau từ các vùng trên thế giới, nó có những quy tắc thích ứng chung cho
nhiều vấn đề đối với con ngƣời.
1.3. Đặc điểm của tâm lí học so với các khoa học khác
So với các khoa học khác nghiên cứu về con ngƣời, tâm lí học vừa
có những đặc điểm chung, vừa có những đặc điểm riêng. Các đặc điểm
riêng của tâm lí học gồm :
1.3.1. Tâm lí học nghiên cứu các hiện tượng tâm lí vừa gần gũi, cụ thể, gắn
bó với con người, vừa rất phức tạp, trừu tượng
Từ lúc sinh ra, lớn lên, trƣởng thành cho đến khi vĩnh biệt cõi đời,
đời sống tâm lí con ngƣời ln gắn bó, gần gũi với mỗi ngƣời. Những
hiện tƣợng cảm giác đầu tiên, nghe, nhìn, tri giác về thế giới, trí nhớ, tƣ
duy, tƣởng tƣợng, ngơn ngữ đến tình cảm, ý thức, nhân cách … đều
thƣờng trực, vừa tiềm tàng, vừa sống động muôn màu, muôn vẻ ở mỗi

con ngƣời. So với các hiện tƣợng vật chất khác, các hiện tƣợng tâm lí
vừa cụ thể, vừa trừu tƣợng, đan xen hịa quyện vào nhau khó tách bạch,
khó cân đo đong đếm một cách rạch rịi. Tuy vậy, xét đến cùng, dù các
hiện tƣợng tâm lí có trừu tƣợng đến đâu cũng sẽ bộc lộ phong phú, đa
dạng qua hành vi, cử chỉ, cách nói năng.
1.3.2. Tâm lí học là nơi hội tụ nhiều khoa học nghiên cứu đời sống tâm lí
con người
Là khoa học trung gian giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
triết học và khoa học kĩ thuật, công nghệ, khoa học tâm lí có đối tƣợng
nghiên cứu là những hiện tƣợng tinh thần nhƣng nó khơng tồn tại một
cách trừu tƣợng, phi vật chất, phi hiện thực mà gắn chặt với cơ sở sinh lí
thần kinh, các q trình sinh lí, sinh hóa trên vỏ não, thể hiện qua hệ
thống hành vi, hoạt động của con ngƣời. Mặt khác, tâm lí của con ngƣời
có nội dung, có bản chất xã hội, bị chế ƣớc bởi các điều kiện kinh tế - xã
hội và mang tính lịch sử. Điều này cho thấy tâm lí học là nơi hội tụ, giao
thoa nhiều khoa học nghiên cứu đời sống tâm lí con ngƣời. Vì vậy, trong
thành tựu của tâm lí học cũng nhƣ trong các phƣơng pháp nghiên cứu của
14


mình, tâm lí học kế thừa và tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu và
phƣơng pháp nghiên cứu của các khoa học khác có liên quan.
1.3.3. Tâm lí học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa
học về con người, đồng thời nó là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các
khoa học tham gia vào việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con
người nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng
Các thành tựu của khoa học tâm lí khơng chỉ đƣợc sử dụng trong
công tác đào tạo giáo viên mà tri thức của khoa học tâm lí cịn đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống nhƣ quân sự, pháp lí,
kinh doanh, ngoại giao, du lịch … Ngồi ra, tâm lí học cịn có vai trị đặc

biệt quan trọng trong cơng tác tƣ tƣởng chính trị, hoạt động quản lí cá
nhân, tập thể và xã hội, trong việc giáo dục ở gia đình cũng nhƣ tự giáo
dục, tự tu dƣỡng, tự rèn luyện của mỗi cá nhân
2. Vài nét về lịch sử hình thành khoa học tâm lí
Từ xa xƣa, loài ngƣời đã quan tâm tới các hiện tƣợng tâm lí và có
những ý tƣởng tiền khoa học về tâm lí. Trong các di chỉ của ngƣời
nguyên thủy đã thấy những bằng cứ chứng tỏ có quan niệm về cuộc sống
của hồn, phách sau cái chết của thể xác. Khi văn tự xuất hiện, trong các
bản văn đầu tiên nhƣ “Bài ca ngƣời đánh thụ cầm”, “ Đối thoại giữa chủ
nô và nô lệ” ở Babilon (khoảng 5000 năm trƣớc), “ Hội thoại” ở Ai Cập
cổ … hay trong các kinh Vêđa, Upanisat, anh hùng ca Mahapharat … ở
Ấn Độ 3000 năm trƣớc đã có những nhận xét về tính chất của hồn, đã có
cuộc đấu tranh quan điểm về bản chất của “tâm” …
Khổng Tử (551 đến 479 TCN) ở Trung Quốc đã có những nhận xét
sâu sắc về mối quan hệ giữa trí nhớ và tƣ duy. Gần 1 thế kỷ sau đó, nhà
hiền triết Hi lạp cổ đại Xôcrat (469 - 399 TCN) đã tuyên bố câu châm
ngơn nổi tiếng “Hãy tự biết mình đã !”. Đây đƣợc xem là một định hƣớng
tự giác đầu tiên về tâm lí học trong triết học.
Aritxtơt (384 - 322 TCN) là ngƣời đầu tiên bàn về tâm hồn qua
cuốn sách “Bàn về hồn”. Ông là một trong những ngƣời có quan điểm
duy vật về tâm hồn con ngƣời khi cho rằng tâm hồn gắn với thể xác.
Trong cuốn sách này, ông phân biệt 3 loại hồn: hồn dinh dƣỡng (hồn thực
vật) có chung ở cả ngƣời và động vật làm chức năng dinh dƣỡng; hồn
cảm giác (hồn động vật) có chung ở cả ngƣời và động vật làm chức năng
cảm giác, vận động; hồn suy nghĩ chỉ có ở con ngƣời.
Quan điểm của Aritxtôt đối lập với quan điểm của nhà triết học duy
tâm cổ đại Platôn (428 - 348 TCN). Platôn cho rằng, tâm hồn là cái có
trƣớc, thực tại có sau, tâm hồn do Thƣợng đế sinh ra, tâm hồn trí tuệ nằm
15



ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nơ, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và
chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quan điểm
của các nhà triết học duy vật nhƣ Talet (khoảng 624 - 546 TCN), Hêraclit
(khoảng 535 - 475 TCN)) … Họ cho rằng, tâm lí, tâm hồn cũng nhƣ vạn
vật đƣợc cấu tạo từ vật chất nhƣ nƣớc, lửa, khơng khí, đất. Theo
Đêmôcrit (460 - 370 TCN), tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó
nguyên tử lửa là nhân tố tạo nên tâm lí.
Nhƣ vậy, những tƣ tƣởng tiền khoa học về tâm lí đã xuất hiện từ
thời cổ đại. Trong thời kì này, các quan điểm duy tâm và duy vật luôn
đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần,
tâm lí và vật chất.
Trong suốt thời kì Trung cổ, tâm lí học mang tính chất thần bí - bản
thể huyền bí. Nghiên cứu về cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các
nhiệm vụ thần học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm
hồn con ngƣời sẽ phải đƣa tới xứ sở của sự hƣng thịnh nhƣ thế nào?
Nhiều thế kỷ sau, tâm lí học vẫn gắn liền với triết học và chƣa có
tên gọi riêng. Sang thế kỷ XVIII, tên gọi tâm lí học mới xuất hiện trong
tác phẩm “Tâm lí học kinh nghiệm” (1732) và trong tác phẩm “Tâm lí
học lí trí” (1734) của Wolf - nhà triết học Đức.
Suốt thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, mặc dù có tên gọi nhƣng tâm lí
học vẫn gắn liền với triết học. Năm 1879, nhà tâm lí học ngƣời Đức
Wundt lần đầu tiên thành lập ở Leipzip (Đức) một phịng thí nghiệm tâm
lí học (thực chất là phịng thí nghiệm sinh lí - tâm lí). Lúc này, tâm lí học
đƣợc coi là một khoa học độc lập có đối tƣợng, nhiệm vụ, chức năng,
phƣơng pháp nghiên cứu riêng.
Vào đầu thế kỷ XX, ba dịng phái tâm lí học khách quan là tâm lí
học hành vi, phân tâm học và tâm lí học Gestal ra đời. Trong thế kỷ XX,
các dịng phái tâm lí học nhân văn, tâm lí học nhân thức xuất hiện có vai

trị nhất định trong lịch sử phát triển của tâm lí học hiện đại.
Vào khoảng năm 1925, dịng phái tâm lí học hoạt động do các nhà
tâm lí học Xơ viết sáng lập nhƣ L.X.Vƣgơtxki, X.L.Rubinstêin,
A.N.Lêônchiep… đã vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử vào tâm lí học. Lúc này, tâm lí học mới xác định đƣợc đối
tƣợng nghiên cứu một cách đúng đắn. Điều này đã cho thấy, sự ra đời
của dịng phái tâm lí học hoạt động đã đem lại những bƣớc ngoặt lịch sử
đáng kể trong khoa học tâm lí.

16


3. Đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học
3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học
Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lí học là các hiện tƣợng tâm lí với
tƣ cách là một hiện tƣợng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào
não con ngƣời sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học
nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm
lí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học
Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất của hoạt
động tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến
và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ của các hiện tƣợng tâm lí.
Tâm lí học có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
-

Nghiên cứu những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lí
ngƣời.

-


Nghiên cứu cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.

-

Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lƣợng và
chất lƣợng.

-

Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lí.

-

Tìm ra cơ chế của các hiện tƣợng tâm lí.

-

Nghiên cứu chức năng, vai trị của tâm lí đối với hoạt động của
con ngƣời.

Trên cơ sở nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể trên, tâm lí học đƣa ra
các biện pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí.
4. Bản chất hiện tƣợng tâm lí ngƣời theo quan điểm duy vật biện
chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lí ngƣời là sự
phản ánh hiện thực khách quan của não, tâm lí ngƣời mang tính chủ thể
và tâm lí ngƣời mang bản chất xã hội - lịch sử.
4.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
Đây là luận điểm quan trọng để phân định tâm lí học duy vật và

tâm lí học duy tâm. Luận điểm này khẳng định có hai yếu tố quyết định
sự hình thành tâm lí ngƣời là hoạt động bình thƣờng của não bộ và hiện
thực khách quan.
Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính khơng gian, thời
gian và ln vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện
17


tƣợng đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác
động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác. Kết quả của sự phản
ánh là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ
thống chịu sự tác động.
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn
nhau, từ phản ánh cơ, vật lí, hóa học đến phản ánh sinh vật và phản ánh
xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí - một loại phản ánh đặc biệt.
Phản ánh tâm lí là sự tác động của hiện thực khách quan vào con
ngƣời, vào hệ thần kinh, bộ não ngƣời - tổ chức cao nhất của vật chất.
Tất cả các quá trình tâm lí từ đơn giản đến phức tạp đều xuất hiện trên
cơ sở hoạt động bình thƣờng của não bộ. Khơng có hoạt động bình
thƣờng của não bộ thì khơng có hiện tƣợng tâm lí ngƣời. Chỉ có hệ
thần kinh và bộ não ngƣời mới có khả năng nhận tác động của hiện
thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tinh thần (tâm lí) chứa đựng
trong vật chất, đó là các q trình sinh lí, sinh hóa ở trong hệ thần
kinh và não bộ.
Phản ánh tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới. Hình ảnh tâm lí
là kết quả của q trình phản ánh thế giới khách quan vào não, mang tính
sinh động, sáng tạo và đậm màu sắc cá nhân. Điều này có nghĩa là các
hiện tƣợng tâm lí ngƣời có nguồn gốc là thế giới khách quan. Nội dung
của hiện tƣợng tâm lí ngƣời do hiện thực khách quan quyết định.
Nhƣ vậy, hoạt động bình thƣờng của bộ não và hiện thực khách

quan là hai điều kiện cần và đủ để hình thành nên các hiện tƣợng tâm lí
ngƣời. Thiếu một trong hai điều kiện này, hiện tƣợng tâm lí ngƣời sẽ
khơng xảy ra. Vì các hiện tƣợng tâm lí ngƣời có nguồn gốc là thế giới
khách quan nên khi nghiên cứu cũng nhƣ hình thành, cải tạo tâm lí
ngƣời, phải nghiên cứu hồn cảnh trong đó con ngƣời sống và hoạt động.
4.2. Tâm lí người mang tính chủ thể
Khi phản ánh cùng một sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách
quan, mỗi cá nhân đều có các hình ảnh tâm lí khác nhau. Mỗi chủ thể,
trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới, đã đƣa vốn tri thức, kinh
nghiệm, nét riêng của bản thân (nhu cầu, xu hƣớng, tính cách, khí chất,
năng lực ...) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ
quan. Điều này có nghĩa là, hình ảnh tâm lí ln mang tính chủ thể, mang
đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm ngƣời) chứa đựng hình ảnh tâm lí đó.
Nói cách khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về thế giới khách
quan. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện nhƣ sau:

18


-

Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách
quan nhƣng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh
tâm lí với mức độ và sắc thái khác nhau.

-

Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy
nhất nhƣng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn
cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác

nhau, có thể cho ta mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí
khác nhau. Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là ngƣời cảm
nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ nhất.

-

Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau, mỗi chủ thể
tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Tâm lí ngƣời này khác tâm lí ngƣời kia là do mỗi ngƣời có đặc
điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ, có hồn cảnh
sống, điều kiện giáo dục và thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực
giao lƣu khác nhau.
Tâm lí ngƣời mang tính chủ thể, vì vậy trong dạy học - giáo dục
cũng nhƣ trong quan hệ ứng xử phải chú ý tới nguyên tắc đối xử cá biệt.
4.3. Tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử
Tâm lí ngƣời là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng
của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi
ngƣời. Tâm lí con ngƣời khác xa tâm lí của một số lồi động vật cao cấp
ở chỗ: tâm lí ngƣời có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
4.3.1. Bản chất xã hội của hiện tượng tâm lí người
Bản chất xã hội của hiện tƣợng tâm lí ngƣời đƣợc thể hiện ở chỗ tâm
lí ngƣời có nguồn gốc xã hội và nội dung xã hội.
Tâm lí người có nguồn gốc xã hội:
Thế giới khách quan gồm thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó phần
tự nhiên có ảnh hƣởng tới tâm lí cịn phần xã hội trong thế giới (các quan
hệ kinh tế, quan hệ xã hội, đạo đức, pháp quyền, quan hệ con ngƣời - con
ngƣời) có ý nghĩa quyết định tâm lí ngƣời. Trên thực tế, con ngƣời thoát
li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ ngƣời - ngƣời đều làm cho tâm lí mất
bản tính ngƣời1.


1

Khoảng hơn 100 trở lại đây, trên thế giới ngƣời ta đã thống kê đƣợc 10 trƣờng hợp
điển hình trẻ em đƣợc thú vật ni từ nhỏ nhƣ Dina Sanichar (cậu bé ngƣời sói ở Ấn
Độ), Kamala và Amala (hai cô gái ở Midnapore), John Ssebunya (cậu bé ngƣời khỉ ở
Uganda)… Khi lớn lên tâm lí của các em này khơng hơn hẳn tâm lí lồi vật.
19


Tâm lí người có nội dung xã hội:
Tâm lí ngƣời là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con ngƣời
trong các mối quan hệ xã hội. Con ngƣời là một thực thể tự nhiên và
điều chủ yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con ngƣời gồm đặc
điểm cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não bộ đƣợc xã hội hóa ở mức cao
nhất. Với tƣ cách là một thực thể xã hội, con ngƣời là chủ thể của nhận
thức, chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Vì vậy, tâm lí ngƣời mang đầy
đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con ngƣời.
Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu
vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội và biến thành cái riêng của
mỗi ngƣời thông qua hoạt động, giao tiếp của con ngƣời trong các mối
quan hệ xã hội.
4.3.2. Tâm lí người có bản chất lịch sử
Tâm lí của mỗi ngƣời hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự
phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của
mỗi ngƣời chịu sự chế ƣớc bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
Tóm lại, tâm lí ngƣời có bản chất xã hội và mang tính lịch sử nên
khi nghiên cứu hiện tƣợng tâm lí ngƣời cần chú ý nghiên cứu mơi trƣờng
xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con ngƣời sống
và hoạt động.

5. Phân loại hiện tƣợng tâm lí ngƣời
Có rất nhiều cách phân loại hiện tƣợng tâm lí.
5.1. Hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội
Tâm lí cá nhân điều hành hành động và hoạt động của cá nhân
ngƣời có tâm lí đó thì chỉ phản ánh hiện thực khách quan trong hoạt động
của ngƣời đó mà thơi. Nhƣng một hoạt động thƣờng có nhiều ngƣời cùng
tham gia, từ một nhóm nhỏ cho đến những cộng đồng xã hội rộng lớn với
nhiều kích thƣớc khác nhau. Hiện tƣợng tâm lí nảy sinh trong trƣờng hợp
đó sẽ điều hành những hành động, hoạt động tƣơng đối giống nhau của
cả cộng đồng ngƣời ấy và cũng phản ánh hiện thực khách quan bao hàm
trong hoạt động này một cách tƣơng đối giống nhau. Đó là những hiện
tƣợng tâm lí xã hội nhƣ phong tục, tập quán, hiện tƣợng mốt, tin đồn.
5.2. Hiện tượng tâm lí có ý thức và hiện tượng tâm lí chưa được ý thức
Nói hiện tƣợng tâm lí nảy sinh trong đầu óc, trong chủ quan ta
không có nghĩa là ta biết tất cả các hiện tƣợng đó. Các hiện tƣợng tâm lí
đƣợc con ngƣời nhận biết nhiều là các hiện tƣợng tâm lí có ý thức (đƣợc
nhận thức hay tự giác).
20


Những hiện tƣợng tâm lí thuộc loại khác gọi là hiện tƣợng tâm lí
chƣa đƣợc ý thức hay dƣới ý thức. Với các hiện tƣợng tâm lí này, nhìn
chung con ngƣời khơng ý thức về nó song chúng vẫn diễn ra và tham gia
điều hành mọi hoạt động của ta. Một số nhà nghiên cứu chia hiện tƣợng
tâm lí này thành hai mức là vô thức và tiềm thức.
Vô thức là những hiện tƣợng tâm lí nằm ngồi ý thức. Ví dụ:
một số bản năng vơ thức, một số hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ
mơ, mộng du ...
Tiềm thức là những hiện tƣợng tâm lí bình thƣờng nằm sâu trong ý
thức, thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể đƣợc ý thức

đề cập tới.
5.3. Các hiện tượng tâm lí người được phân loại theo thời gian tồn tại
và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách
Theo cách phân loại này, các hiện tƣợng tâm lí có ba loại chính là
các q trình tâm lí, các trạng thái tâm lí và các thuộc tính tâm lí.
Các q trình tâm lí là những hiện tƣợng tâm lí diễn ra trong thời
gian tƣơng đối ngắn (vài giây đến vài giờ), có mở đầu, diễn biến và
kết thúc tƣơng đối rõ ràng. Ngƣời ta thƣờng phân thành ba quá trình
tâm lí sau :
-

Các q trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy,
tƣởng tƣợng, ngơn ngữ.

-

Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu
hay khó chịu, yêu thƣơng, khinh bỉ, căm thù …

-

Các q trình hành động ý chí.

Các trạng thái tâm lí là những hiện tƣợng tâm lí diễn ra trong thời
gian tƣơng đối dài (vài mƣơi phút đến hàng tháng), việc mở đầu và kết
thúc không rõ ràng, thƣờng ít biến động nhƣng lại chi phối một cách căn
bản các q trình tâm lí đi kèm với nó. Ví dụ: chú ý, tâm trạng, sự ganh
đua…
Các thuộc tính tâm lí là những hiện tƣợng tâm lí tƣơng đối ổn định,
khó hình thành và khó mất đi, tạo thành nét riêng của nhân cách. Ví dụ:

tính nết, thói quen, hứng thú, lí tƣởng sống…
Mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lí ngƣời đƣợc biểu diễn bằng
sơ đồ sau :

21


Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí người
Tóm lại, thế giới tâm lí của con ngƣời vô cùng phong phú, đa
dạng và phức tạp. Các hiện tƣợng tâm lí của con ngƣời có nhiều mức độ,
cấp độ khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu tâm lí
6.1. Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí
6.1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này khẳng định, các hiện tƣợng tâm lí ngƣời có nguồn
gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não thông qua “lăng kính chủ
quan” của mỗi ngƣời và mang bản chất xã hội - lịch sử. Nguyên tắc này
không phủ nhận vai trò điều kiện của các yếu tố sinh học (tƣ chất, hoạt
động thần kinh cấp cao …) và khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của
hoạt động chủ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lí ngƣời,
cần thấm nhuần nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.
6.1.2. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức với hoạt động
Nguyên tắc này khẳng định tâm lí, ý thức khơng tách rời khỏi hoạt
động, tâm lí đƣợc hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động, đồng
thời điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Vì vậy, khi nghiên cứu tâm lí phải
thơng qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động.
6.1.3. Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong sự liên hệ giữa chúng với
nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác
Các hiện tƣợng tâm lí ngƣời khơng tồn tại một cách biệt lập mà có
quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau đồng

thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tƣợng khác. Vì
vậy, khi nghiên cứu hiện tƣợng tâm lí ngƣời cần đặt chúng trong mối
liên hệ và quan hệ với các hiện tƣợng tâm lí khác trong nhân cách và giữa
22


hiện tƣợng tâm lí với các hiện tƣợng khác nhằm chỉ ra những ảnh hƣởng
lẫn nhau, các quan hệ phụ thuộc nhân quả, những quy luật tác động qua
lại giữa chúng.
6.1.4. Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong sự vận động và phát triển
Các hiện tƣợng tâm lí ln có sự nảy sinh, vận động và phát triển.
Sự phát triển các hiện tƣợng tâm lí là q trình liên tục tạo ra các nét tâm
lí mới, đặc trƣng cho các giai đoạn phát triển tâm lí nhất định. Vì vậy, khi
nghiên cứu tâm lí phải thấy sự biến đổi chứ không cố định, bất biến và
chỉ ra những nét tâm lí mới đặc trƣng cho mỗi giai đoạn phát triển tâm lí.
6.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lí là
phải lấy chính các hiện tƣợng tâm lí làm đối tƣợng nghiên cứu. Nghiên
cứu các hiện tƣợng tâm lí trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đảm
bảo tính trung thực, khơng tự ý thêm bớt trong q trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu tâm lí
6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là theo dõi, thu thập hành động và hoạt động của đối
tƣợng trong điều kiện tự nhiên để phán đoán, nhận xét về yếu tố tâm lí đã
chi phối chúng, từ đó rút ra các quy luật, cơ chế của chúng.
Phƣơng pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập đƣợc các tài liệu
cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con ngƣời song
phƣơng pháp này cũng tốn nhiều công sức, mất nhiều thời gian và mang
tính bị động.
Để phƣơng pháp quan sát đạt hiệu quả cao, cần chú ý các yêu cầu sau:

-

Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.

-

Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

-

Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống.

-

Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực.

6.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phƣơng pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện
tƣợng tâm lí cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và
loại trừ các yếu tố ngẫu nghiên.
Phƣơng pháp thực nghiệm có nhiều loại, bao gồm thực nghiệm tự
nhiên và thực nghiệm trong phịng thí nghiệm.
23


Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm đƣợc tiến hành trong
điều kiện bình thƣờng của cuộc sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự
nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát, nhà nghiên cứu chỉ
thay đổi những yếu tố riêng rẽ của hồn cảnh cịn trong thực nghiệm tự
nhiên nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra những biểu hiện và diễn

biến tâm lí bằng cách khống chế một số nhân tố không cần thiết cho việc
nghiên cứu, làm nổi bật những yếu tố cần thiết trong hồn cảnh, giúp cho
việc khai thác, tìm hiểu các hiện tƣợng tâm lí cần nghiên cứu bằng thực
nghiệm.
Thực nghiệm trong phịng thí nghiệm: là loại thực nghiệm đƣợc
tiến hành trong phịng thí nghiệm ở điều kiện khống chế một cách
nghiêm khắc các ảnh hƣởng bên ngoài tác động đến hiện tƣợng tâm lí
đƣợc nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thƣờng đƣợc sử dụng nhiều để
nghiên cứu các quá trình tâm lí, ít dùng để nghiên cứu các thuộc tính tâm
lí ngƣời và, đặc biệt, mang tính chủ động cao hơn thực nghiệm tự nhiên.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lí có thể bao gồm thực nghiệm điều
tra và thực nghiệm hình thành.
Thực nghiệm điều tra: là loại thực nghiệm nhằm dựng nên một bức
tranh về thực trạng hiện tƣợng tâm lí đƣợc nghiên cứu ở một thời điểm cụ
thể.
Thực nghiệm hình thành (thực nghiệm giáo dục): là loại thực
nghiệm nhằm khẳng định ảnh hƣởng của tác động giáo dục đến sự hình
thành, phát triển hiện tƣợng tâm lí nào đó ở con ngƣời.
Thực nghiệm hình thành thƣờng gồm ba giai đoạn: đầu tiên là đo
hiện trạng hiện tƣợng tâm lí trƣớc thực nghiệm, sau đó thiết kế các biện
pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời
gian tác động, đo lại sự biến đổi của hiện tƣợng tâm lí, từ đó khẳng định
vai trò, ảnh hƣởng, mối quan hệ của biện pháp tác động giáo dục đó đến
sự hình thành và phát triển của hiện tƣợng tâm lí cần nghiên cứu.
Thực nghiệm tâm lí dù là loại hình thức thực nghiệm nào cũng khó
có thể khống chế hồn tồn ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan của
ngƣời bị thực nghiệm. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm
trong nghiên cứu tâm lí, cần chú ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự kết
hợp giữa phƣơng pháp thực nghiệm với các phƣơng pháp nghiên cứu tâm
lí khác.


24


6.2.3. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
Khảo sát bằng phiếu hỏi là phƣơng pháp nghiên cứu tâm lí sử dụng
phiếu trƣng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã đƣợc soạn sẵn nhằm
thu thập những thông tin cần thiết về hiện tƣợng tâm lí cần nghiên cứu.
Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu
hỏi gồm câu hỏi đóng - loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và câu
hỏi mở - loại câu hỏi khơng có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời.
Ƣu điểm của phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi là trong một thời
gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa
bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phƣơng pháp này là nhiều khi
kết quả trả lời khơng đảm bảo tính khách quan vì đánh giá hiện tƣợng tâm lí
theo câu trả lời của cá nhân dễ xảy ra hiện tƣợng nghĩ một đằng, nói một nẻo.
6.2.4. Phương pháp trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm tâm lí là một cơng cụ đã đƣợc tiêu chuẩn hóa dùng để
đo lƣờng một cách khách quan một hay một số mặt tâm lí, nhân cách
thơng qua những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc bằng
các hành vi khác.
Tiêu chuẩn của một trắc nghiệm tâm lí gồm:
-

Có độ tin cậy cao: Kết quả đo bằng trắc nghiệm cùng một nghiệm
thể, đối tƣợng ở nhiều lần đo khác nhau đều cho kết quả giống
nhau.

-


Có tính hiệu lực (ứng nghiệm): Trắc nghiệm phải đo đƣợc chính
hiện tƣợng tâm lí cần đo, đúng với mục đích của trắc nghiệm.

-

Cách thức tiến hành và xử lí kết quả phải theo một tiêu chuẩn xác
định và có quy chuẩn theo một nhóm chuẩn.

Test trọn bộ thƣờng gồm bốn phần: văn bản Test, hƣớng dẫn quy
trình tiến hành, hƣớng dẫn đánh giá và bảng chuẩn hố.
Sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm có một số ƣu điểm cơ bản là
tính chất ngắn gọn, tính tiêu chuẩn hóa, đơn giản về thiết bị và kĩ thuật,
định lƣợng đƣợc kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng phƣơng pháp
trắc nghiệm cũng có những khó khăn, hạn chế:
-

Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.

-

Trắc nghiệm chỉ quan tâm đến kết quả thống kê cuối cùng, khơng
chú ý đến q trình dẫn đến kết quả.

-

Khơng tính đến các nhân tố đa dạng có thể ảnh hƣởng đến kết quả
trắc nghiệm.
25



×