Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm hiểu vai trò của trọng âm trong việc phân định từ tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.32 KB, 7 trang )

TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA TRỌNG ÂM
TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH TỪ TIẾNG VIỆT
NGUYỄN THỊ HẰNG
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Trọng âm là một phương thức ngữ pháp, một hiện tượng ngôn ngữ
quan trọng, ngồi ra nó cịn là một tiêu chí khu biệt tự nhiên nằm ngay trong
vỏ ngữ âm của từ ngữ. Bài báo này tập trung nghiên cứu vai trò ngữ pháp
của trọng âm trong việc phân định từ loại tiếng Việt, phân định tiểu loại từ
ghép, phân định từ ghép chính phụ với kết cấu đề - thuyết, kết cấu vị từ - bổ
ngữ, phân định từ láy và dạng láy.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trọng âm là một hiện tượng ngơn điệu quan trọng của ngơn ngữ. Nó có vai trị đáng kể
trong các ngơn ngữ Châu Âu như tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh,… Trong tiếng Việt
và các ngơn ngữ có thanh điệu, sự xuất hiện của thanh điệu làm hạn chế một phần vai
trò của trọng âm, song khơng thể phủ nhận hồn tồn rằng ở các ngơn ngữ này khơng có
trọng âm hoặc có trọng âm nhưng khơng có tác dụng gì.
Trọng âm là "Sự nhấn mạnh làm nổi bật khi phát âm một âm tiết nào đó trong từ đa tiết,
một tổ hợp từ hoặc trong ngữ lưu, bằng cách tăng cao độ, cường độ, trường độ" [4,
1392]. Trọng âm được xác định bằng bốn tiêu chí ngữ âm: độ vang, độ dài, độ trầm
bổng, đặc tính riêng. Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng
cường trường độ của nguyên âm - trọng âm lượng.
Phương thức ngữ pháp trọng âm "là phương thức biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp bằng cách
nhấn giọng trong phát âm ở một âm tiết nào đó của từ. Trọng âm trong từ thay đổi thì ý
nghĩa ngữ pháp thay đổi, ý nghĩa từ vựng do đó cũng thay đổi theo" [2, 9].
Mỗi nhóm từ phức, mỗi loại ngữ đoạn có những quy luật trọng âm riêng tạo nên sự khác
biệt về vỏ ngữ âm, trở thành một tiêu chí để xác định sự khác biệt về cương vị ngữ pháp
của chúng. Trọng âm trong tiếng Việt không chỉ là một trong các hiện tượng ngôn điệu
quan trọng mà cịn có đầy đủ tư cách của một phương thức ngữ pháp. Trong một số
trường hợp cụ thể, sự thay đổi cách nhấn trọng âm của âm tiết trong một từ hoặc một
ngữ đoạn, một câu có thể làm thay đổi vị trí, vai trị ngữ pháp của các thành tố trong câu


và tạo sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng. Do đó có thể nói rằng:
cùng với các dấu hiệu ngữ pháp khác, trọng âm có vai trị quan trọng trong việc phân
định đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ trong tiếng Việt. Bài viết của chúng tôi hướng đến
mô tả, phân tích vai trị này của trong âm tiếng Việt. Trong q trình mơ tả chúng tơi
dùng số (1) để chỉ trọng âm còn số (0) để chỉ khinh âm.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 139-145


140

NGUYỄN THỊ HẰNG

2. VAI TRÒ CỦA TRỌNG ÂM TRONG PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
2.1. Vai trò của trọng âm trong phân định liên từ
Dựa trên tiêu chí trọng âm của từ (trong các cặp câu tưởng như hoàn toàn đồng âm khi
nhìn vào chữ viết) chúng ta có thể phân định liên từ với các từ loại khác.
2.1.1. Phân định liên từ với danh từ
Ví dụ: so sánh 2 câu sau:
(1) a. Có một cái mà. (1110) và b. Có một cái mà. (1111)
Nhờ sự khác nhau về trọng âm và khinh âm của từ mà, ta có thể phân định được từ mà
(1a) là một liên từ diễn đạt ý đối lập cho ý trước nó cịn từ mà (1b) là một danh từ chỉ
cái hang của loài cua.
2.1.2. Phân định liên từ với vị từ
a. Xét trường hợp sau:
(2) a. Nó là một cái quần.(10101) và b. Nó là một cái quần.( 11101)
Từ là (2a) mang khinh âm là một liên từ mang ý nghĩa chỉ định. Từ là (2b) mang trọng
âm là một vị từ hành động chỉ hoạt động làm thẳng bề mặt vải. Vậy trọng âm cũng có
thể phân định liên từ với vị từ hành động chuyển thái. Tương tự như trong ví dụ:

(3) a. Bưng bát lên và đi. (11101) và (3) b. Bưng bát lên và đi. (11110)
Có thể kết luận: và (3a) mang khinh âm là liên từ biểu hiện mối quan hệ liên hợp hai
hành động bưng bát lên, đi; và (3b) mang trọng âm là một vị từ hành động chuyển vị có
nghĩa là dùng đũa đưa cơm vào miệng (từ và này khá phổ biến ở một số phương ngữ
tiếng Việt).
b. Xét ví dụ:
(4) a. có hay khơng? (101) và b. có hay khơng? (010)
Trong các ví dụ trên, hay (4a) mang khinh âm là liên từ biểu thị quan hệ thay thế, lựa
chọn còn hay (4b) mang trọng âm là vị từ mang ý nghĩa tốt đẹp, đáng khen (tương
đương với từ hay trong hát hay q!).
c. Trọng âm cịn có thể phân định liên từ với vị từ chỉ trạng thái. Ví dụ:
(5) a. Cơ ốm, cịn chú thì vẫn khỏe. (1101001) và b. Sẩy cha còn chú. (1111)
Từ còn (5a) mang khinh âm là một liên từ dùng để nối hai vế câu biểu thị ý trái ngược
nhau (tương tự với nhưng). Từ còn (5b) mang trọng âm là một vị từ tồn tại có nghĩa đối
lập với mất.
2.2. Vai trị của trọng âm trong phân định giới từ
Hiện tượng trọng âm có thể giúp phân định giới từ với các từ loại khác vốn là nguồn
gốc phát sinh của nó hoặc ngẫu nhiên đồng âm với nó.


TÌM HIỀU VAI TRỊ CỦA TRỌNG ÂM TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH TỪ TIẾNG VIỆT

141

2.2.1. Phân định giới từ với danh từ
Xét các ví dụ sau:
(6) a. trên trời (01), dưới đất (01): trên nền trời, trên mặt đất
b. trên trời (11), dưới đất (11): trên thì (có) trời, dưới thì (có) đất
có thể thấy các từ trên, dưới (6a) khơng mang trọng âm là các giới từ chỉ định nơi diễn
ra hoạt động, cịn các từ trên, dưới (6b) có trọng âm được sử dụng như các danh từ.

2.2.2. Phân định giới từ với vị từ
Xét từ ra trong:
(7) a. ra ngoài kho (011) nghĩa là từ trong kho đi ra khỏi kho
b. ra ngoài kho (101) nghĩa là từ nhà đi đến kho
Từ ra (7a) mang khinh âm là giới từ chỉ hướng di chuyển đến một vị trí ở ngồi cịn từ
ra (7b) mang trọng âm là vị từ hành động thể hiện sự di chuyển.
2.3. Vai trò của trọng âm trong phân định ngữ khí từ
Trong câu, các ngữ đoạn được chia tách rõ ràng, “mỗi ngữ đoạn kết thúc bằng một âm
tiết mang trọng âm (nếu chỉ có một từ độc lập làm thành ngữ đoạn thì từ duy nhất đó có
trọng âm), ngoại trừ khi có những tiếng khơng có chức năng cú pháp, khơng làm thành
hay tham gia một ngữ đoạn nào kết thúc câu” [3,139]. Đó là trường hợp của các ngữ khí
từ. Khi đó câu sẽ kết thúc bằng một khinh âm. Hiện tượng này giúp phân biệt một số trợ
từ ngữ khí với những từ đồng âm của nó.
2.3.1. Phân định ngữ khí từ với danh từ:
Xét hai câu sau:
(8) a. Tôi lấy hai cây cơ! (11110) và b. Tôi lấy hai cây cơ (11111)
Từ cơ (8a) mang khinh âm là ngữ khí từ nhấn mạnh sự xác định trong tình huống có sự
chọn lựa. Từ cơ (8b) là một danh từ chỉ tên một loại gậy sử dụng trong môn bi-a.
2.3.2. Phân định ngữ khí từ với vị từ:
Ngồi các trường hợp đã được đề cập trong [4,139] như trọng âm giúp phân biệt ngữ
khí từ với phó từ nghi vấn phiếm định, ngữ khí từ nghi vấn với phó từ phủ định, ở đây
chúng tôi đưa thêm một số trường hợp trong đó trọng âm giúp phân định ngữ khí từ với
các từ loại khác.
a. Xét ví dụ:
(9) a. Anh đi đi! (110) và b. Anh đã đi. (111)
Từ đi (9a) là ngữ khí từ mang sắc thái mệnh lệnh, đặt trong câu cầu khiến, không mang
trọng âm. Từ đi (9b) mang trọng âm là một vị từ hành động, có ý nghĩa trần thuật.


NGUYỄN THỊ HẰNG


142

b. Trong các câu (10) a. Hạt này chắc? (110) và b. Hạt này chắc. (101 hoặc 111) thì
câu (10a) có nghĩa nửa tin nửa ngờ khơng biết có phải hạt này khơng, chắc là trợ từ ngữ
khí. Cịn câu (10b) có nghĩa khẳng định hạt này khơng bị lép, chắc (10b) là một vị từ
chỉ tính chất sự vật.
Như vậy trong nhiều trường hợp trọng âm trong tiếng Việt có khả năng giúp phân định
các ngữ khí từ với các danh từ, các vị từ.
2.4. Vai trò của trọng âm trong phân định thán từ
Trọng âm còn có thể phân định các thán từ trong một số trường hợp.
a. Ví dụ như: (11) a. lấy một cái a! (1110) và

b. lấy một cái a. (1111)

Trong các câu trên, a (11a) là một thán từ bộc lộ thái độ ngạc nhiên, không mang trọng
âm, a (11b) khác về trọng âm lại là một danh từ chỉ đồ vật dùng như một lưỡi hái khi
thu hoạch nông sản (tương tự như câu lấy một cái dao).
b. Ví dụ: (12) Từ này khi là một thán từ gọi đáp thì khơng có trọng âm, phân biệt với
đại từ chỉ định khi trả lời một ai đó:
a. Bác này! Tơi có chuyện muốn nói.
b. (Ai là người đến đây đầu tiên thế?)
Bác này! (11)
Khi xét trọng âm của một thán từ với một từ thuộc từ loại khác, chúng ta thấy rõ ràng
đặc điểm trọng âm lượng của tiếng Việt. Trọng âm lúc này phân biệt rõ ràng bằng cách
kéo dài thời gian phát âm còn cao độ lúc này chịu ảnh hưởng của quy luật âm điệu lên
giọng cuối câu cảm thán. Điều này làm cho cao độ của một khinh âm có thể bằng hay
cao hơn cả một trọng âm.
2.5. Trọng âm giúp phân định một số nhóm từ đồng âm khác
2.5.1. Tiêu chí trọng âm cịn có thể dùng để phân định các quán từ hay những tiếng có

vẻ như gần nghĩa và cùng loại với các từ đó như lượng từ, số từ vào một nhóm từ, và
phân biệt nó với các danh từ chỉ tập hợp lượng tính.
a. Các số từ gồm một hay nhiều tiếng bao giờ cũng làm thành một ngữ đoạn, tiếng cuối
cùng (hay duy nhất) ln có trọng âm. Ví dụ:
(13) Ba (1), Mười tám (01), Hai trăm bảy mươi hai (11101)…
Nhờ đặc điểm này ta có thể phân biệt các trường hợp như qn từ một mang khinh âm
chỉ tính khơng xác định của một danh từ trong khi số từ một mang trọng âm chỉ một số
lượng cụ thể. So sánh hai trường hợp:
(14) Một ít cơm (011), một số người (011): quán từ
Một giỏ táo (111), một lượt người (111): số từ


TÌM HIỀU VAI TRỊ CỦA TRỌNG ÂM TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH TỪ TIẾNG VIỆT

143

b. Nhóm các từ cặp, đơi, chục, tá chỉ có trọng âm khi nó kết thúc một ngữ đoạn danh từ.
Điều này xác định nó đang ở cương vị danh từ hay lượng từ.
Ví dụ: (15) a. một cặp hồn hảo (0111), có đơi có cặp (0101) và
b. một cặp vịt (101), có một đơi đũa (1101)
c. Nhóm các từ trăm, nghìn, vạn, triệu, tỉ chỉ mất trọng âm khi đặt trước rưỡi hoặc số từ
chỉ số lẻ (một phần mười của nó). Khi đó trọng âm đặt vào rưỡi hoặc số lẻ ấy.
(Ví dụ: (16) hai trăm rưỡi đồng (1011), hai nghìn mốt tấn (1011), ba vạn rưỡi năm
(1011)…). Trong khi đó các từ này ln có trọng âm khi đặt trước danh từ được nó
lượng hóa, đây là nét khác nhau để ta xếp các từ này vào nhóm các danh từ chỉ tập hợp
lượng tính.
2.5.2. Xét ví dụ từ khơng trong:
(17) a. Đơi chân không nhúng xuống nước (010101 hoặc 010001).
(nghĩa là Đối tượng không nhúng chân xuống nước.)
b. Đôi chân không nhúng xuống nước (001001).

(nghĩa là đối tượng nhúng đôi chân trần xuống nước.)
Hai từ không này chỉ khác nhau về trọng âm, sự kiện này phân biệt từ không (17a) là
một vị từ tình thái có ý nghĩa phủ định cịn khơng (17b) là một vị từ trạng thái.
2.5.3. Nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc hay ngôi thứ như bố, mẹ, cơ, dì, con, em, chú, bác,
cháu, thầy, bạn, v.v... có trọng âm khi nằm trong cấu trúc đề - thuyết (hai tiếng) là một
tiêu chí hình thức để phân biệt các từ này ở cương vị danh từ. Nếu phần đề là danh từ,
mơ hình trọng âm sẽ là (11), nếu phần đề là đại từ, mơ hình trọng âm là (01).
Xét các ví dụ: (18) Bố buồn, mẹ vui, anh đánh, chị thương, thầy khun, dì bảo,...
Khi có mơ hình trọng âm (11), các từ đang xét đều là danh từ, các kết hợp chứa nó
mang ý nghĩa chỉ đặc điểm, hoạt động của đối tượng do người khác nói. Nhưng khi có
mơ hình trọng âm (01), phát ngơn là sản phẩm do tự đối tượng bố, mẹ, anh, chị, thầy, dì
nói ra và các từ đang xét đều giữ cương vị là đại từ.
3. VAI TRÒ CỦA TRỌNG ÂM TRONG PHÂN ĐỊNH TỪ PHỨC
3.1. Phân định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc thì từ ghép bao gồm: từ ghép chính phụ và từ ghép
đẳng lập. Hai loại từ ghép này có quy luật trọng âm khi phát âm khác nhau.
Các từ ghép đẳng lập gồm hai tiếng cùng từ loại ln có mơ hình trọng âm (11).
Ví dụ: (19) quần áo, giày dép, sách vở, ăn mặc, đi đứng, mâu thuẫn, đăm chiêu,...
Đây là tiêu chí hình thức khá quan trọng để phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính
phụ, đặc biệt là phân biệt cương vị, quan hệ ngữ pháp của các từ có thành phần đồng


NGUYỄN THỊ HẰNG

144

nhất. Xét các ví dụ: (20) bút mực (11) và bút mực (01); con cái (11) và con cái (01); hoa
hịe (11) và hoa hịe (01). Mơ hình trọng âm (11) thể hiện mối quan hệ đẳng lập, ở đây
nhóm từ này mang ý nghĩa tập hợp (các loại bút, những đứa con, các loại hoa). Đây là
những từ ghép đẳng lập. Mơ hình trọng âm (01) thể hiện mối quan hệ hạn định loại (bút

mực chứ không phải bút chì, con cái chứ khơng phải con đực, hoa hịe chứ khơng phải
hoa mai, hoa đào). Đây là những từ ghép chính phụ.
Tình hình cũng tương tự khi xét các từ: thóc nếp, thuyền ghe, cá mú, em út, dao rựa,
cửa ngõ, xe ngựa, cây cỏ...
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo rằng từ tiếng Việt nhất loạt là
từ đơn tiết thì sự phân định trên là sự phân định giữa ngữ đẳng lập với ngữ chính phụ.
3.2. Phân định từ ghép chính phụ với kết cấu đề - thuyết (hai tiếng)
Vị trí của trọng âm trong kết cấu đề - thuyết ngoài vai trị phân định đặc điểm từ loại
của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc đã nói ở phần 3.5.3 cịn là một tiêu chí để phân định
kết cấu này với một số từ ghép chính phụ. Sự phân định này xuất hiện khi so sánh kết
cấu đề - thuyết có tiếng đề là danh từ, tiếng thuyết là vị từ với từ ghép chính phụ có hình
thức tương đương.
3.2.1. So sánh:
(21) a. Xe lăn (01): a. Nó phải ngồi xe lăn. Với
b. Xe lăn (11): Chiếc xe lăn nhanh trên đường.
(22) a. Máy quay (01): Đạo diễn hướng máy quay sang phải. Với
b. Máy quay (11): Máy quay thêm vài vịng.
Các từ ghép chính phụ có trọng âm (01) trong đó yếu tố sau mang ý nghĩa như một yếu tố
hạn định loại. Mang trọng âm (11) là cấu trúc gồm một danh từ + một vị từ hành động.
3.3.2. Lại xét:
(23) a. Cá cháy (01): một loài cá biển cùng họ với cá trích nhưng lớn hơn nhiều… với
b. Cá cháy (11): trong Cá cháy mất rồi.
(24) a. Áo dài (01): trong Áo dài may đâu mà đẹp thế. Với
b. Áo dài (11): trong Áo dài q!
Mơ hình trọng âm (01) phân biệt các từ ghép chính phụ với cấu trúc đề - thuyết gồm
một danh từ + một vị từ trạng thái.
3.3. Phân định từ ghép chính phụ với kết cấu vị từ - bổ ngữ (hai tiếng)
Tương tự như kết cấu đề - thuyết, kết cấu vị từ - bổ ngữ cũng có quy luật trọng âm riêng
phân biệt với từ ghép chính phụ. Xét các ví dụ:
(25) Từ nắm tay trong: a. Quả cam to bằng nắm tay. (01) Và b. Nắm tay (11) nhau đi.



TÌM HIỀU VAI TRỊ CỦA TRỌNG ÂM TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH TỪ TIẾNG VIỆT

145

(26) Từ mang cá trong: a. Nhìn mang cá (01) là thấy tươi rồi! Và b. Mang cá (11) ra
chợ bán.
Các kết cấu vị từ hành động - bổ ngữ ln có mơ hình trọng âm (11) để phân biệt các từ
ghép chính phụ (01) đồng dạng với nó. Tình hình cũng tương tự đối với các trường hợp
như làm gương, cầm đồ, lấy lòng, mang ghe, đánh bạn...
3.4. Phân định từ láy với dạng láy
Từ láy có sự hịa phối ngữ âm, khác với dạng láy là những kết hợp mà các tiếng trong
chúng chỉ là sự lặp lại y ngun tiếng đã có, khơng có sự biến đổi về mặt ngữ âm, ít
nhất là trọng âm. Vai trò phân định từ láy với dạng láy của trọng âm thể hiện rõ nhất khi
xét dạng láy với các từ láy toàn bộ gồm hai âm tiết giống nhau cả phụ âm đầu, vần và
thanh điệu. Ví dụ: đẹp đẹp, chiều chiều, hay hay, xưa xưa, đen đen, được được... có
trọng âm (01) đều là các từ láy có sắc thái ý nghĩa giảm bớt; chiều chiều, ngày ngày,
tháng tháng, nhà nhà, người người, đêm đêm, nói nói, cười cười... có cấu trúc tương
đương nhưng với mơ hình trọng âm (11) là dạng láy chỉ ý số nhiều đều đặn.
4. KẾT LUẬN
Như vậy trọng âm có thể được sử dụng như một phương tiện dùng để biểu đạt các mối
quan hệ ngữ pháp tiếng Việt bên cạnh các phương tiện như trật tự từ, hư từ. Cùng với
các tiêu chí ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, vai trò cú pháp, việc nhận diện và phân
định từ ngữ tiếng Việt cịn có thể dựa vào tiêu chí trọng âm. Đây là tiêu chí hình thức
thể hiện tự nhiên ngay trong vỏ ngữ âm của từ ngữ song hiện vẫn cịn ít được xét đến
khi bàn về các vấn đề ngữ pháp tiếng Việt.
Tiêu chí trọng âm có thể dùng để phân định các nhóm từ loại mà từ thuộc từ loại này
đồng âm với từ thuộc từ loại khác, phân định các nhóm từ vẫn được gọi là từ phụ gia
như: liên từ, giới từ, trợ từ, ngữ khí từ, thán từ, số từ với những từ thuộc các nhóm từ

nịng cốt, xác định một số tiểu loại trong các nhóm này. Điều này có thể xóa bỏ sự nhập
nhằng từ loại, nhóm từ mà tiêu chí kết hợp xác định cịn hạn chế. Ngồi ra, trọng âm
còn giúp phân định tiểu loại từ ghép, phân định từ ghép chính phụ với kết cấu đề thuyết, kết cấu vị từ - bổ ngữ, phân định từ láy và dạng láy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2011). Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
Cao Xuân Hạo (2007). Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, NXB
Giáo dục.
Hoàng Phê (chủ biên) (2010). Từ điển tiếng Việt, Viện ngơn ngữ học.
Hồng Trọng Phiến (2008). Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, NXB Tri thức.
Đỗ Thanh (2003). Từ điển từ công cụ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

NGUYỄN THỊ HẰNG
SV khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×