NHỮNG LỖI TRỌNG ÂM NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP
KHI ĐỌC THƠ
N
N
N
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Trọng âm là một phƣơng thức ngữ pháp, một hiện tƣợng ngơn điệu
quan trọng, ngồi ra nó cịn là một tiêu chí khu biệt tự nhiên nằm ngay trong
vỏ ngữ âm của từ ngữ. Bài báo này ứng dụng các thành tựu nghiên cứu lí
thuyết về quy luật cơ bản của trọng âm nói chung, trọng âm ngữ đoạn tiếng
Việt nói riêng vào phân tích những lỗi trọng âm ngƣời Việt thƣờng gặp phải
khi đọc thơ, góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong
tiếng Việt.
Từ khóa: trọng âm, ngữ đoạn, đọc thơ, quy luật trọng âm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Trọng âm là một hiện tƣợng ngôn điệu quan trọng của ngôn ngữ. Nó có vai trị đáng
kể trong các ngơn ngữ Châu Âu nhƣ tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh,… Đối với tiếng
Việt và các ngơn ngữ có thanh điệu, sự xuất hiện của thanh điệu làm hạn chế một phần
vai trị của trọng âm, song khơng thể phủ nhận hồn tồn rằng ở các ngơn ngữ này
khơng có trọng âm hoặc có trọng âm nhƣng khơng có tác dụng gì. Trọng âm đƣợc định
nghĩa là "Sự nhấn mạnh làm nổi bật khi phát âm một âm tiết nào đó trong từ đa tiết, một
tổ hợp từ hoặc trong ngữ lƣu, bằng cách tăng cao độ, cƣờng độ, trƣờng độ" [5, tr.
1.392]. Hiện tƣợng này đƣợc xác định bằng bốn tiêu chí ngữ âm: độ vang, độ dài, độ
trầm bổng, đặc tính riêng. Trong tiếng Việt, trọng âm đƣợc nêu bật chủ yếu bằng cách
tăng cƣờng trƣờng độ của nguyên âm - trọng âm lƣợng.
Các cơng trình nghiên cứu của giới Việt ngữ đến thời điểm hiện tại đã khái quát đƣợc
những đặc điểm cơ bản về trọng âm tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ [2] đã đƣa ra khái niệm
trọng âm, cách thể hiện trọng âm và chức năng của trọng âm nói chung; đồng thời phân
loại trọng âm theo các tiêu chí vị trí trọng âm và tiêu chí ngữ âm. Lê Quang Thêm [6]
nghiên cứu về vị trí, đặc điểm của trọng âm dƣới góc độ đối chiếu ngơn ngữ. Đặc biệt
Cao Xuân Hạo [3] đã khái quát đặc điểm trọng âm trong tiếng Việt, nêu ra những sự
kiện có tính quy luật về trọng âm trong câu, trong các ngữ đoạn và khẳng định trọng âm
là một tiêu chí khu biệt nằm ngay trong vỏ vật chất của ngôn ngữ mà ngôn ngữ học cần
quan tâm nghiên cứu... Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về trọng âm tiếng
Việt, đặc biệt là theo hƣớng phân tích, mơ tả và đối chiếu. Trong q trình mô tả chúng
tôi dùng số (1) để chỉ trọng âm còn số (0) để chỉ khinh âm, đồng thời loại trừ những
trƣờng hợp mang tính chất siêu ngơn ngữ khi khảo sát trọng âm.
1.2. Khái niệm ngữ đoạn tiếng Việt xác định trong bài này là ngữ đoạn (âm vị học) hiểu
theo nghĩa “đơn vị mang trọng âm”, có đặc điểm nhƣ sau: “Mỗi câu nói đều mang một
hay nhiều trọng âm, mỗi trọng âm đều đánh dấu một ngữ đoạn (syntagme): nó đƣợc đặt
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016
Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 140-148
N
N
TR N ÂM N
ĐO N T N V T T Ƣ N
P…
141
vào tiếng (âm tiết) cuối cùng hay duy nhất của ngữ đoạn. Nhƣ vậy, trọng âm có chức
năng phân giới (demarcative) giữa từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế theo sau trong câu.”
[4, tr. 138]
Quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt là cố định nhƣng vẫn có hiện tƣợng khi nói
và khi đọc, đặc biệt là đọc thơ thì trọng âm có những khác biệt nhất định do có sự biến
đổi. Những biến đổi này chủ yếu là sự thay đổi trƣờng độ của âm tiết. Do những yếu tố
tác động, có những trƣờng hợp biến đổi tạo ra những lệch chuẩn, những lỗi trọng âm
trong thực tế khi đọc thơ. Mô tả những trƣờng hợp này, chúng tôi hƣớng đến làm rõ
thêm biểu hiện trọng âm ở những đối tƣợng ngữ lƣu khác nhau trong thực tế, từ đó góp
phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt.
Những khảo sát ngữ âm thực nghiệm chúng tơi thực hiện có đối tƣợng là ngƣời đọc có
trình độ (sinh viên Bắc, Trung, Nam chuyên ngành Ngữ Văn hoặc Báo chí), ngữ liệu
khảo sát là thơ Tố Hữu, Truyện Kiều, thơ Trần Đăng Khoa, thơ Nguyễn Bính,…
2. NH NG L I TR N ÂM T Ƣ NG G P TRONG THỰC T Đ C T Ơ V T
Với quan điểm ngữ đoạn âm vị học đã xác định trên, ranh giới của từng ngữ đoạn với
ngữ đoạn kế theo sau trong ngữ lƣu đƣợc xác định bằng một tiếng có trọng âm. Một âm
tiết trong thơ khi đọc lên thƣờng có sự kéo dài về trƣờng độ hơn một âm tiết tƣơng ứng
trong cách nói bình thƣờng (theo số liệu các bản ghi bằng PRAAT thì gấp khoảng từ
1.132 đến 2.858 lần). Điều này dẫn đến một hệ quả là một số âm tiết vốn khơng có trọng
âm có thể đƣợc phát âm gần bằng một âm tiết có trọng âm khi đọc thơ ở nhịp chậm.
Ngoại trừ tƣờng hợp cố ý ngắt dòng phá bỏ quy tắc trong thơ tân hình thức, một nhịp
thơ (có thể gồm nhiều ngữ đoạn) thƣờng kết thúc đồng thời với ngữ đoạn cuối cùng
(hay duy nhất) của nhịp thơ đó. Những quy luật về trọng âm trong một số sách ngữ pháp
xây dựng trên giả thuyết khoa học: “ngữ đoạn (đƣợc định nghĩa bằng những thuật ngữ
ngữ âm học) có thể trùng với một đơn vị có chức năng cú pháp” [4, tr. 156].
Điều này đúng với ngữ đoạn trong ngữ lƣu bình thƣờng nhƣng khi khảo sát thực tế đọc
thơ của ngƣời Việt thì có sự biến lệch. Thực tế có một số trƣờng hợp phát âm lệch với
quy chuẩn trọng âm ngữ đoạn đã nêu. Cụ thể chúng ta thƣờng gặp hai hiện tƣợng lỗi
trọng âm ngữ đoạn khi đọc thơ Việt: đặt trọng âm vào cuối nhịp thơ (trong khi xác định
nhịp thơ theo thói quen chủ quan) mà bất kể cấu trúc cú đoạn và tác động ý nghĩa của
câu thơ có thể thay đổi; hoặc là đọc đều tất cả các âm tiết giống nhƣ có trọng âm bất kể
đặc trƣng cú đoạn. Những lỗi đọc này phá vỡ tƣơng quan chặt chẽ giữa ý nghĩa, cấu trúc
ngữ pháp và cách phát âm của ngữ đoạn do những thành tố vốn thuộc một ngữ đoạn bị
tách ra thành hai thành tố liền kề nhau nhƣng thuộc hai ngữ đoạn khác nhau. Khi đó,
ngữ đoạn vốn cố định về thành tố cấu tạo lệch ra khỏi quy luật phát âm chung của ngữ
đoạn đó. Nhiều trƣờng hợp, hiện tƣợng này có ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận ý nghĩa
câu thơ.
2.1. Trong lí thuyết trọng âm, ngữ đoạn đẳng lập gồm hai tiếng cấu thành có mơ hình
trọng âm (11) cân bằng nhƣng xét một số ví dụ có thể thấy sự sai khác:
N U
142
[1]
[2]
NT
N
“Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
hương chồng con lại thương mình xót xa” (Mẹ Suốt – Tố Hữu)
“Buồng khơng lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Theo cứ liệu khảo sát của chúng tơi, hai dịng thơ trong ví dụ [1] có các ngữ đoạn đẳng
lập mẹ cha, chồng con bị tách hai thành tố vào hai nhịp thơ trƣớc, sau (đọc sai thành
nhịp đơi đều đặn theo qn tính đọc lục bát thông thƣờng). Âm tiết thứ nhất trọng âm
đƣợc nhấn mạnh trong khi âm tiết thứ hai trọng âm giảm nhẹ. Tƣơng tự, trong câu bát ở
ví dụ [2], ngữ xe ngựa (ý nghĩa chỉ chung các phƣơng tiện đi lại thời trƣớc) vốn có mơ
hình trọng âm (11) thì có 94% số ngƣời đƣợc khảo sát đọc thành (1/0) do tồn câu đọc
theo mơ hình (01010101). Tỉ lệ đọc lệch cao nhƣ vậy là bởi vì trƣờng hợp này đọc theo
cách ấy tạo nên sự hòa phối về ngữ âm cho câu thơ.
Quan sát 4 cứ liệu khảo sát ngữ âm tiêu biểu cho ví dụ ngữ “xe ngựa” [2], chúng ta có
thể thấy rõ sự khác biệt:
(2a) xe ngựa đọc đúng mơ hình trọng âm (11)
xe (L= 0.208997, P=182.42, I= 73.64); ngựa (L= 0.449682, P= 210.3, I= 75.1 )
[2b], xe ngựa đọc lệch thành mơ hình trọng âm (1 0) giọng Bắc
N
N
TR N ÂM N
ĐO N T N V T T Ƣ N
P…
xe (L= 0.376083, P=103.6, I= 60.51); ngựa (L= 0.136422, P= 464.9, I= 64.08 )
[2c], xe ngựa đọc lệch thành mơ hình trọng âm (1 0) giọng Trung
xe (L=0.309118 , P=290.3 , I= 86.91); ngựa (L= 0.275876, P= 156.9, I=79.86)
[2d], xe ngựa đọc lệch thành mơ hình trọng âm (1 0) giọng Nam
143
N U
144
NT
N
xe (L= 0.366085, P= 316.9, I= 62.82); ngựa (L= 0.276795, P= 514.2, I= 68.32)
[Quy ƣớc: (length) trƣờng độ, đơn vị giây; P (pitch) cao độ, đơn vị Hz; I (intensity)
cƣờng độ, đơn vị dB.]
xe [2 b,c,d] ngắn hơn so với xe [2a] từ 1.51 – 1.799 lần; ngựa [2 b,c,d] dài hơn ngựa
[2a] từ 1,46 – 3.3 lần (trong khi một tiếng có trọng âm dài hơn tiếng tƣơng đƣơng mang
khinh âm từ 1.5-4 lần). Vậy có thể nhận thấy sự biến đổi trọng âm một cách rõ ràng
trong ngữ xe ngựa đã nói trên.
Tất cả các ngữ đoạn nhắc đến trong bài báo này đƣợc khảo sát, xử lí theo cách thức tƣơng
tự nhƣ trên, song do điều kiện dung lƣợng chúng tơi chỉ dẫn ra một ví dụ tiêu biểu.
2.2. Nhóm ngữ đoạn chính phụ có sự phân hóa các quy luật trọng âm phức tạp hơn:
Nhóm ngữ danh từ có cấu trúc danh từ + định ngữ chỉ loại; danh từ + định ngữ hạn định
mang mơ hình trọng âm (01) có những biến đổi khi khảo sát đọc thơ thực tế:
[3]
[4]
“Có người khách ở viễn phương
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” (Việt Bắc – Tố Hữu)
Câu lục trong ví dụ [3] có đến 78% đọc theo mơ hình trọng âm (010111), ngữ người
khách đƣợc đọc thành (10) do ngƣời đọc ngắt nhịp tách đôi ngữ đoạn. Tƣơng tự, câu lục
trong ví dụ [4] có đến 62 % đọc theo mơ hình trọng âm (110111), ngữ người mẹ đƣợc
đọc thành (10).
Hay những trƣờng hợp khá thú vị sau:
[5]
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao” (Cây dừa – Trần Đăng Khoa)
N
[6]
N
TR N ÂM N
ĐO N T N V T T Ƣ N
P…
145
“Một mình âm ỷ đêm chầy
Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ở ví dụ [5], câu bát mang ý nghĩa: những quả dừa nhìn giống nhƣ đàn lợn con đang nằm
trên cao. Theo đúng quy luật trọng âm ngữ đoạn đã nghiên cứu, câu này sẽ đƣợc đọc
theo mơ hình (01101101). Nhƣng thực tế (trong phạm vi khảo sát) 100% không đọc
theo cách này, trong đó 88% đọc (01010101) cịn lại 12% đọc gần nhƣ đều đặn
(11111111). Khi đó, lợn con vốn (01) bị đọc thành (10) một cách tự nhiên. Và rõ ràng
những cách đọc “lệch chuẩn” này lại tạo đƣợc sự hòa phối ngữ âm mềm mại hơn cho
câu thơ trong khi cách đọc “chuẩn” khơng làm đƣợc.
Ví dụ [6], câu bát có sự cách tân mới mẻ về nhịp thơ so với lục bát truyền thống.
Nguyễn Du biến nhịp câu thơ thành 3/3/2 để khắc họa nỗi giằng xé, đau khổ trong tâm
trạng Thúy Kiều. Theo quy luật trọng âm, đúng ra câu thơ có mơ hình (01011111). Có
67% đọc đúng mơ hình này, nhƣng vẫn có 33% cịn lại đọc thành (01011111). Ngữ
nước mắt (01) bị biến đổi thành (11) làm câu thơ trở nên tối nghĩa: đĩa dầu vơi
nước/mắt đầy năm canh.
Khi định ngữ hạn định của ngữ đoạn là một từ chỉ xuất, trong ngữ lƣu bình thƣờng trọng
âm luôn rơi vào định ngữ. Nhƣng trong thực tế đọc thơ có thể bị biến đổi. Ví dụ:
[7]
[8]
“Thiện căn tại ở lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Cùng nhau nương cửa bồ đề
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ở nhóm này, trƣờng hợp lỗi ít xảy ra hơn, ở ví dụ [7] là 46% và [8] là 23% số ngƣời đọc
theo xu hƣớng mất trọng âm ở định ngữ hạn định chỉ xuất.
Nhóm ngữ danh từ cấu trúc danh từ + định ngữ miêu tả có nét khác là mang mơ hình
trọng âm (11) trong ngữ lƣu bình thƣờng. Khi đọc thơ, hầu hết ngƣời đọc đƣợc thử
nghiệm tuân thủ qui luật trọng âm này song vẫn có một số trƣờng hợp đọc sai:
[9]
“Cỏ non xanh tận chận trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Tryện Kiều – Nguyễn Du)
[10]
“Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im không một tiếng gà gáy trưa” (Bà má Hậu Giang – Tố Hữu)
Trong những trƣờng hợp này, tỉ lệ đọc hai ngữ lê trắng và vùng trắng có sự biến đổi
ngữ âm theo xu hƣớng tăng trọng âm âm tiết đầu, giảm trọng âm âm tiết thứ hai theo
thứ tự chiếm 83% và 54%, trong đó có 78% (với trƣờng hợp lê trắng), 38% (với trƣờng
hợp vùng trắng) đọc lệch hồn tồn thành mơ hình trọng âm (10).
Ngữ vị từ có quy luật trọng âm (01) khi bổ ngữ không xác định và là (11) khi bổ ngữ
xác định. Chẳng hạn trong những câu thơ sau:
[11]
“Để chăn gối nằm yên chỗ cũ
Hãy lịm người trong thú đau thương” (Thú đau thƣơng - ƣu Trọng ƣ)
N U
146
NT
N
Với quy luật trên ta có các ngữ nằm n, lịm người đƣợc đọc với mơ hình trọng âm (11).
Hay trong ví dụ:
[12]
“Cái ngày cơ chửa có chồng
Nhà gần tơi cứ đi vịng cho xa” (Qua nhà - Nguyễn Bính)
thì ngữ đi vịng đƣợc đọc theo mơ hình (01).
Nhƣng bên cạnh những câu thơ mang ngữ vị từ luôn đƣợc đọc đúng trọng âm nhƣ trên
vẫn xuất hiện những câu thơ thƣờng xuyên bị đọc sai trọng âm ngữ đoạn này:
[13]
“Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng” (Sáng tháng năm – Tố Hữu )
Câu lục ở đây cũng là một trƣờng hợp cách tân nhịp thơ (3/3) và chắc chắn 100% ngƣời
đọc đều hiểu đúng nghĩa câu này là bàn tay của con nắm lấy bàn tay của cha (nắm là
động từ). Song vẫn có 3% bỏ qua sự cách tân và quy luật tƣơng ứng giữa ngữ nghĩa –
ngữ âm trên và đọc ngữ nắm tay trọng âm nhấn mạnh ở âm tiết thứ nhất và giảm nhẹ âm
tiết thứ hai để đọc câu đều đặn theo mơ hình (010101).
2.3. Trƣờng hợp phía trƣớc ngữ danh từ là các giới từ nhƣ: bởi, tại, vì, từ, ở, ngồi,
trong, đến, tới, vào, lên, xuống, ra, cho, bằng, với, của…thì trong ngữ lƣu các giới từ
này khơng có trọng âm. Do đó các kết cấu giới từ + ngữ danh từ vốn có mơ hình trọng
âm (01). Xét một ví dụ:
[14 ]
“Con đi con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con” (Bầm ơi! – Tố Hữu)
Câu bát trên nêu phân tích theo đúng quy luật sẽ đƣợc đọc theo mơ hình trọng âm
(01101111), nhƣng cũng lại có 82% số ngƣời đọc theo mơ hình (01010111) trong đó ở
nhà bị tách ngữ đoạn và đƣợc đọc là (10).
2.4. Nhóm các ngữ ở các dạng: láy toàn bộ, mang sắc thái tăng cƣờng ý nghĩa (ví dụ:
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu); láy tồn bộ, chỉ số nhiều đều đặn (ví dụ: ngƣời
ngƣời, tháng tháng,...) thƣờng giữ ngun mơ hình trọng âm (11) khơng biến đổi. Ví
nhƣ nhớ nhớ, mong mong, mãi mãi trong hai câu sau:
[15 ]
“Gieo thoi gieo thoi lại gieo thoi
Nhớ nhớ mong mong mãi mãi rồi” (Nhớ - Nguyễn Bính)
Dạng láy mang sắc thái giảm nhẹ ý nghĩa theo quy luật vốn có trọng âm (01) có sự biến
đổi linh hoạt hơn. Trƣờng hợp lệch chuẩn cũng thƣờng xuất hiện ở nhóm này. Ví dụ xét
hai câu Kiều dƣới đây:
[16]
“Buồng không lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”
[17]
“ hương mình gân cốt hao mịn
Nào hay ngày tháng cứ vùn vụt đi”
N
N
TR N ÂM N
ĐO N T N V T T Ƣ N
P…
147
Hai âm tiết lờ và vùn nằm ở cuối nhịp thứ ba của câu bát, do đó theo quán tính phát âm
thì cả hai đều mang trọng âm. Mơ hình (01) bị phá vỡ.
2.5. Một nhóm nữa là các từ cổ (ví dụ: đồi mồi, bù nhìn, thằn lằn, bồ câu, bồ hóng,...),
thƣờng có quy luật nhấn trọng âm vào âm tiết sau và chỉ có một âm tiết mang trọng âm.
Nhóm từ này khi đi vào thực tế đọc thơ cũng có thể có những biến đổi nhất định. Ví dụ:
[18]
[19]
“Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ cơng văn” (Sáng tháng năm – Tố Hữu)
“ iọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu” (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Bồ câu và mồ hôi vốn đều có mơ hình trọng âm (01) nhƣng khi khảo sát thực tế trọng
âm của chúng có sự biến đổi theo hai cách: thứ nhất đọc thành trọng âm (11), thứ hai
đọc thành trọng âm (10). Đặc biệt trong hai trƣờng hợp trên tỉ lệ đọc nguyên (01) đều
bằng 0%.
2.6. Dạng lỗi trọng âm thứ hai thƣờng mắc phải nhƣ đã nhắc đến từ đầu là dạng đọc đều
có trọng âm các tiếng của câu thơ. Lỗi này làm giảm đáng kể cái hay về mặt hòa phối
ngữ âm của thơ. Cách đọc này hoặc do mâu thuẫn nhiều cách đọc mà chọn biện pháp an
toàn hơn hoặc do không hề hiểu thơ mà vẫn đọc. Trƣờng hợp một ta có thể xét ở ví dụ
[5] với tỉ lệ là 12% nhƣ đã nói (cịn trƣờng hợp khơng hề hiểu thơ thiết nghĩ không cần
bàn đến).
2.7. Không chỉ những trƣờng hợp trên, thống kê trong Truyện Kiều có 61/3.254 (chiếm
1,875%) dịng thơ có những ngữ đoạn mà khi đọc lên có thể mắc phải những hiện tƣợng
lệch chuẩn, những lỗi trọng âm tƣơng tự. Tỉ lệ này khi khảo sát 436 câu thơ lục bát của
Tố Hữu là 18 câu (chiếm 4,13%).
Những lỗi trọng âm đã nói ở trên thƣờng gặp khi đọc các thể thơ lục bát (kể cả những
cặp lục bát xen trong thể song thất lục bát) hoặc thơ 4 chữ. Bởi vì hai thể thơ này có
nhịp chẵn đặc trƣng. Thơ lục bát Việt Nam đã có nhiều cách tân nhịp điệu trong ý đồ
của ngƣời viết nhƣng do thói quen đã định hình của ngƣời đọc theo cách đọc truyền
thống nên nhịp chẵn vẫn luôn đƣợc coi trọng. Thơ bốn chữ thƣờng mang âm hƣởng
đồng dao dân gian nên nhịp nhàng, đều đặn lại càng khó thay đổi. Do áp lực của nhịp
thơ này, thƣờng những ngữ đoạn có vị trí vắt giữa hai nhịp (kết thúc ở âm tiết lẻ) sẽ chịu
tác động biến đổi trọng âm mạnh nhất. Trong khi các thể thơ tự do, 5 chữ, 7 chữ, 8
chữ,... luôn linh hoạt thay đổi về nhịp điệu do đó ít gặp phải hiện tƣợng này.
Đây là những trƣờng hợp ngƣời đọc (đôi khi cả ngƣời sáng tác) chấp nhận cách đọc
nhấn trọng âm để hịa phối nhịp điệu mà có thể bỏ qua tính chặt chẽ về cấu trúc ngữ
đoạn và quan hệ của nó với ngữ âm. Trong khi những cấu trúc này có liên quan trực tiếp
đến quy luật trọng âm chung. Điều này dẫn đến sự lệch chuẩn quy luật hay lỗi sai trọng
âm ngữ đoạn.
Có thể thấy hiện tƣợng trên có thể rơi vào nhiều kiểu cấu trúc ngữ đoạn. Đây là một
trong những hiện tƣợng thay đổi phức tạp của ngữ âm tiếng Việt. Có những trƣờng hợp
N U
148
NT
N
tỉ lệ đọc lệch trọng âm rất cao (thậm chí khơng ai đọc đúng quy luật chung). Việc đọc
lệch trọng âm dẫn đến phá vỡ cấu trúc ngữ đoạn nhƣ trên cho thấy những quy luật trọng
âm ngữ đoạn đƣợc xác lập về mặt lý thuyết là có tính phổ quát.
3. K T LUẬN
Trọng âm là một hiện tƣợng ngơn điệu thú vị. Trọng âm tiếng Việt có những quy luật
khá ổn định, đồng thời sự phân bố ngữ âm trong ngữ đoạn có liên quan trực tiếp với các
thành tố cấu tạo nên ngữ đoạn đó. Trọng âm trong ngữ lƣu bình thƣờng có những khác
biệt so với trong khi đọc thơ. Khảo sát việc đọc thơ của ngƣời Việt trong thực tế có
những trƣờng hợp ngữ đoạn đƣợc đọc không theo quy luật chung của trọng âm ngữ
đoạn tiếng Việt. Những trƣờng hợp này thƣờng xuất hiện khi đọc thơ lục bát và thơ bốn
chữ dƣới hai dạng chủ yếu: (1) đọc đều trọng âm toàn bộ các tiếng trong câu thơ, (2)
phá vỡ mơ hình trọng âm chuẩn ở những ngữ đoạn kết thúc là âm tiết lẻ. Tuy không
theo quy luật và tỉ lệ xuất hiện không cao nhƣng những lỗi trọng âm này cho chúng ta
thấy thêm một hiện tƣợng biến đổi thú vị về phƣơng diện ngữ âm trong ngôn ngữ Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp tiếng Việt, NXB iáo dục, à Nội.
Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2011). Nhập môn ngôn ngữ học, NXB iáo dục, à Nội.
Cao Xuân ạo (2005). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 2) – Ngữ đoạn và từ
loại, NXB iáo dục, à Nội.
Cao Xuân ạo (2007). iếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, NXB
iáo dục, TP. ồ Chí Minh.
ồng Phê (chủ biên) (2010). ừ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, à Nội.
Lê Quang Thêm (2004). Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học quốc gia
à Nội.
Phan Diễm Phƣơng (1998). Lục bát và song thất lục bát, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
N U NT
N
SV lớp Văn 4B, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế
ĐT: 0987 249 133, Email: