Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dàn ý phân tích đọc thơ tiếp theo trong bài thơ việt bắc của tác gia tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.28 KB, 3 trang )

Sharing the value

Phân tích đọc thơ tiếp theo trong bài thơ Việt Bắc của tác gia Tố
Hữu.
"Mình đi có nhớ những ngày
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?"
I. Mở bài
1. Giới thiệu tác giả (các em xem lại bài đăng hôm trước nhé)
2. Giới thiệu tác phẩm (trình bày tương tự bài trước)
3. Giới thiệu đoạn trích
Khung cảnh chia tay bịn rịn, xúc động không nói nên lời ở đoạn thơ đầu được tiếp nối
bằng những kỉ niệm Việt Bắc gợi về qua lời người ở lại.
II. Thân bài
1. Khái quát
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, mở ra một trang cho
lịch sử dân tộc. Tháng 10-1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến
khu về Hà Nội sau mười lăm năm gắn bó cùng đất và người nơi đây. Trong không khí
lịch sử và tâm trạng khi chia tay ấy, Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ Việt Bắc.
Đoạn thơ là lời người dân Việt Bắc nhắc nhớ những kỉ niệm trong suốt mười lăm năm
trường kì kháng chiến, từ đó tô đậm tình quân dân gắn bó, nồng nàn.
2. Phân tích
a, Kỉ niệm gắn với những tháng ngày gian khổ hi sinh:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai?”
- Các câu hỏi tu từ “ Mình đi có nhớ…”, “Mình về có nhớ…” được đặt cạnh nhau, như
tiếng lòng người ở lại nhắn nhủ người ra đi hãy luôn nhớ về đất và người Việt Bắc.
- Những vế tiểu đối:



Sharing the value
+“mưa nguồn – suối lũ”, “những mây – cùng mù”: gợi không gian hùng vĩ mà khắc
nghiệt của vùng rừng núi thượng nguồn – đặc trưng của Việt Bắc
+ “miếng cơm chấm muối” - “ mối thù nặng vai”: những vất vả hi sinh của con người
trước thiên nhiên khắc nghiệt đối lập với quyết tâm tiêu diệt quân thù, trả lại món nợ
“vong quốc nô” bấy lâu nay dân ta phải gánh chịu; qua đó nhấn mạnh tinh thần xung
phong, chung vai gánh vác vận mệnh đất nước của toàn dân.
b, Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
+ “Rừng núi” hình ảnh ẩn dụ cho những người dân chiến khu nghĩa tình
+ Cách hiểu thứ nhất: “Trám”, “măng” là những đặc sản bình dị của núi rừng, bản thân,
“trám bùi”, “măng mai” lại càng ngon, càng chỉ dành để tặng những người ta trân trọng,
quý mến. Xưa kia , Bá Nha hủy đàn vì mất người tri âm Tử Kỳ, nay người cán bộ về
xuôi, những đặc sản kia biết gửi trao ai, chỉ ngậm ngùi “để rụng”, “để già” mà thôi.
+Cách hiểu thứ hai: “trám bùi để rụng măng mai để già” là cách nói ẩn dụ pha chút hờn
dỗi của người ở lại, xuất phát từ chính tình cảm gắn bó, không muốn cách rời giữa hai
bên đi - ở.
+Cách hiểu thứ ba: Trám, bùi là những lương thực chủ yếu của bộ đội khi còn ở chiến
khu, nay người đi rồi trám bùi không ai thu hái, đành để già để rụng Thiên nhiên cũng
mang nỗi buồn thiếu vắng, không chỉ người tiễn đưa mà cảnh cũng nặng tình, nặng nghĩa
với người sắp ra đi.
c, Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Câu thơ gợi hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ, nghèo khổ, hắt hiu lau xám của những
người dân chiến khu Việt Bắc thiếu thốn vật chất.
Hình ảnh đối lập “hắt hiu…/đậm đà…” nhấn mạnh sự trung thành, nghĩa tình đồng bào
thủy chung son sắt với CM của nhân dân Việt Bắc.
d, Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

+Liệt kê những sự kiện lịch sử nổi bật trong những ngày đầu thành lập: phong trào kháng
Nhật năm 1940, phong trào Việt Minh năm 1941.
Nhắc nhở về thời kì đầu đấu tranh đầy những gian khổ, đồng thời gợi ra thời gian lịch sử
của cuộc kháng chiến trường kì cũng chính là thời gian gắn bó dài lâu giữa quân và dân
Việt Bắc


Sharing the value
e, Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
+ Mình đi mình có nhớ mình: có hai cách hiểu:
- Thứ nhất, tác giả sử dụng đại từ mình cho cả hai nhân vật người đi và người ở lại, hai
mình trước là người ra đi, mình cuối câu là người ở lại. Như vậy, Tố Hữu đã vận dụng
đại từ mình cho cả hai nhân vật trữ tình, cho thấy sự gần gũi, gắn bó như một của hai chủ
thể trên tinh tế, sáng tạo
- Thứ hai, mình ở đây hoàn toàn dùng để chỉ người ra đi. Liên hệ với câu thơ “Khi ta đi
đất đã hóa tâm hồn” của Chế Lan Viên, ta hình dung câu thơ như lời nhắc nhở: mình đi
nhưng hãy nhớ mảnh tâm hồn ở nơi chiến khu, nhớ mình của những ngày kháng chiến
gian khó mà vinh quang, ân nghĩa.
+Phép liệt kê những địa danh lịch sử gắn liền với thời kì chiến đấu anh hùng: cây đa Tân
Trào là nơi diễn ra lễ xuất quân cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày
22.12.1944; mái đình Hồng Thái gợi nhắc những cuộc họp quan trọng mang tầm chiến
lược. những biểu tượng thiêng liêng, đáng tự hào của Việt Bắc, của cách mạng trong thời
kì kháng chiến.
3. Hợp:
- Nội dung: Mượn tiếng lòng của người dân Việt Bắc gửi các chú bộ đội Cụ Hồ trong
phút chia tay lịch sử, đoạn thơ khơi gợi những kỉ niệm thân thương đậm tình quân dân
trong kháng chiến, đồng thời ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của nhân dân chiến
khu Việt Bắc, khẳng định nghĩa tình cách mạng thủy chung son sắt.
- Nghệ thuật:

+Thể thơ lục bát ngọt ngào, đậm đà bản sắc dân tộc
+Câu thơ điệp cấu trúc: tạo nên những đợt sóng cảm xúc liên tiếp dâng trong lòng người,
giúp ta cảm nhận sâu sắc tình cảm thắm thiết người dân dành cho các chiến sĩ cách mạng.
+Điệp từ “nhớ”
+ Cách sử dụng đại từ “mình – ta” theo lối giao duyên đối đáp
+ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
III. Kết bài



×