Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tinh thần đối thoại trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.03 KB, 9 trang )

TINH THẦN ĐỐI THOẠI
TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ
DƯƠNG NGỌC TỐ UN
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: “Truyền kì mạn lục” là “áng thiên cổ kì bút” của nền văn học dân
tộc. Những vấn đề nội dung tư tưởng, giá trị giáo huấn của tác phẩm đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đào sâu, khám phá trên nhiều góc độ
khác nhau. Trong phạm vi bài báo này, chúng tơi sẽ trình bày những nội
dung khơng mới trong tác phẩm bằng một lý thuyết mới của văn học hiện
đại. Trên cơ sở lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chúng ta đi tìm và khám phá
tinh thần đối thoại phức tạp, đa diện giữa các vấn đề thiện – ác và đạo đức –
xúc cảm. Việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề đối thoại trong “Truyền kì mạn
lục” từ một phần của lý thuyết liên văn bản sẽ làm sáng tỏ những vấn đề văn
hóa, xã hội, nhân quyền, nữ quyền được đặt ra trong tác phẩm.
Từ khóa: lý thuyết đối thoại, Truyền kì mạn lục, Bakhftin

1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT ĐỐI THOẠI
Trong triết học nhân bản của Bakhtin, “đối thoại” là phạm trù nền. “Đối thoại là bản
chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người (…) Sống tức là tham gia đối thoại:
hỏi, nghe, trả lời, đồng ý,… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng tồn bộ con
người mình và tồn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, mơi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi.
Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của
cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới” (1). Bản Ngã không chết. Cái
chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy
cịn lại mãi mãi trong cuộc hội thảo không bao giờ kết thúc . Theo lí thuyết đối thoại,
bản chất của bất cứ một phát ngơn nào cũng có mối quan hệ với những phát ngơn trước
đó. Bản chất của sự đối thoại không chỉ dừng lại ở bản thân các lượt lời đối thoại mà
được mở rộng phạm vi thông qua sự phát triển của việc nghiên cứu, phê bình văn học.
Theo đó, Tất thảy những gì có sự giao thoa, tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên
mối quan hệ “liên đới”, mâu thuẫn, phản biện nhau đều có thể đặt chúng trong trạng
thái đối thoại. Hiểu như thế, bản chất của thế giới thực sự là một cuộc đối thoại lớn như


Bahktin quan niệm. “Tồn tại có nghĩa là giao tiếp bằng đối thoại. Khi kết thúc đối thoại
thì mọi sự cũng hết.”(1). Nói cách khác, thơng qua đối thoại, con người thể hiện được sự
tồn tại của mình. Trong tác phẩm nghệ thuật, thơng qua những hình thức đối thoại khác
nhau về diễn ngôn, chủ đề, đề tài, nội dung tư tưởng,… tác giả sẽ đóng dấu được sự tồn
tại của “đứa con tinh thần”, sẽ làm một cuộc đối thoại lớn với bạn đọc.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 69-77


70

DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN

2. SỰ THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
2.1. Đối thoại giữa thiện – ác
Có thể nói, “Truyền kì mạn lục” là những cuộc đối thoại lớn, là sự va chạm của hai
luồng tư tưởng xuyên suốt tác phẩm: thiện – ác. Như rất nhiều người nhận định,
“Truyền kì mạn lục” là tập truyện hướng thiện, khuyến thiện. Nhìn ở góc độ đối thoại
thì sự khuyến thiện xuất phát từ cuộc xung đột giữa thiện – ác. Khảo sát 20 truyện, ta
thấy loại hình nhân vật ma quái chiếm số lượng khá lớn, phong phú, là thế giới đầy màu
sắc. Những câu chuyện u qi kinh dị, đậm màu sắc chí qi có phần hấp dẫn người
đọc bằng cảm giác sợ hãi xen lẫn kích thích. Nhưng đằng sau những nhân vật yêu ma
quỷ quái và những hành động của chúng, tác giả muốn đề cập đến hiện trạng xã hội bấy
giờ. Xã hội nhiễu nhương, rối ren, loạn lạc khiến ma quỷ hồnh hành khắp nơi, cịn
nhiều hơn người và lấn át, tranh giành cuộc sống với người. Ma quỷ, yêu quái có thể
được hiểu là đại diện cho cái ác, các thế lực tàn bạo trong xã hội. Chúng biến hóa, ẩn
dưới “lốt” những cơ gái có dung mạo xinh đẹp, có tài năng văn thơ đàn hát để quyến rũ
người phàm, đó là nàng Nhị Khanh (truyện Cây gạo) quyến rũ gã lái bn Trình Trung
Ngộ; là nàng Đào, nàng Liễu khiến cho người học trò Hà Nhân bỏ bê việc học; là hồn

ma Thị Nghi dụ dỗ viên quan họ Hoàng (truyện Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Yêu
quái cịn có thể là rắn đầu thai vào vợ Ngụy Nhược Chân khiến bà sinh ra hai đứa trẻ,
chúng lớn lên chờ cơ hội để trả thù hãm hại cả nhà (Chuyện nghiệp oan của Đào thị).
Chúng tác oai tác quái muôn nơi “gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn hoặc đón cơ gái
chơi để kết dun tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thấy hết phép hay,
hồnh hành ở đồng nội khơng biết kiêng sợ gì cả” (2). Chúng quấy rối đến sự sống của
dân lành “Trên bờ sơng ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo rất cổ tương truyền là đã
sống được hơn trăm năm. Linh hồn của hai người bèn nương tựa vào cây gạo ấy làm
yêu làm quái, hễ ai động đến cành lá cây gạo thì dao gẫy rìu mẻ, khơng thể nào đẵn
phạt được” ( Chuyện cây gạo) (2) . Những thế lực ấy luôn đe dọa, làm điều hắc ám, mờ
ám và cần phải bị loại bỏ, trừng trị để mang lại cuộc sống an lành cho nhân dân.
Cuộc đối thoại và chiến đấu giữa thiện – ác là cuộc đấu tranh không khoan nhượng và
vô cùng quyết liệt. Xã hội nhiễu nhương hỗn loạn để yêu ma lấn chiếm gây rối con
người, cái ác đã có lúc sốn ngơi nhưng là một nhà nhân đạo, là kẻ suốt đời hướng
thượng, Nguyễn Dữ đã đòi lại cơng bằng và vị trí cho cái thiện. Nếu như tác giả dùng
yếu tố kì thơng qua những nhân vật ma quái để tượng trưng cho cái ác, cho thực tại thối
nát của xã hội thì ơng cũng dùng chính yếu tố kì ấy để tạo ra hàng loạt loại hình nhân
vật làm nhiệm vụ trừ ác. Đó chính là những vị đạo sĩ, ẩn sĩ. Họ có khả năng nhìn thấu
nhân mạng, bản chất sự vật, có thể nhận ra ma quỷ, yêu quái,… và xuất hiện kịp thời
ngăn chặn, trừ quái. Đạo sĩ giúp nhân dân trừ yêu ma (Chuyện cái chùa hoang ở huyện
Đông Triều, Chuyện cây gạo), đạo sĩ giúp viên quan họ Trịnh tìm lại được người vợ bị
yêu quái bắt đi (Chuyện đối tụng ở Long cung), họ giúp Ngụy Nhược Chân trừ yêu quái
trong nhà (Chuyện nghiệp oan Đào thị). Có những truyện mà cốt truyện chỉ xoay quanh
việc yêu ma quấy rối nhưng sự xuất hiện của đạo sĩ đã gỡ nút và giải trừ cái ác. Rốt
cuộc thì trong những truyện đó, cái kết đều tương đồng nhau: cái ác bị tiêu diệt, nhân


TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

71


vật ở vị trí, thế giới nào thì trở về lại thế giới ấy. Không phủ nhận rằng dù là u ma hay
đạo sĩ thì đều có những nét tính cách gần với con người, Đó cũng là những thông điệp,
tư tưởng mà tác giả gửi gắm.
Đối thoại giữa các nhân vật là dạng đối thoại cơ bản nhất trong văn học. Qua đối thoại,
những tư tưởng, quan điểm, tình cảm của nhân vật dần được bộc lộ ra. Hơn nữa, thông
qua đối thoại, những luồng ý thức trái ngược nhau sẽ được va chạm tiếp xúc và dần bộc
lộ ra ngồi. Trong “Truyền kì mạn lục”, hai luồng thiện- ác được thể hiện rõ qua những
cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Thơng qua hình thức xét xử, những giá trị sẽ được
mang ra minh định như trong truyện “Chuyện đối tụng ở Long cung”, “Chuyện chức
phán xử ở đền Tản Viên” hay “Chuyện Lý tưởng quân”. Người xét xử thường ra Đức
vua, Diêm Vương – những người có uy quyền tối cao, xử phạt nghiêm minh. Ta có thể
nắm được tinh thần đối thoại quyết liệt qua những cuộc đối thoại giữa người xét xử người làm nhiệm vụ và kẻ bị xét xử. Lời nói dứt khoát, từ ngữ mang sắc thái trung lập
nhưng thể hiện thẳng thắn những việc làm tốt hoặc việc làm xấu. Giọng điệu gay gắt,
dứt khốt khơng khoan nhượng. Ta cịn có thể hình dung được cuộc xét xử và cái kết
cho những kẻ làm việc ác thơng qua những hình ảnh rất đáng sợ thể hiện hình phạt.
Điều này thể hiện mơ ước của tác giả về một xã hội cơng bằng mà những người đứng
đầu triều đình, địa phương,… trước hết phải là những người chính nghĩa, minh bạch.
Đối thoại thiện – ác trong tác phẩm còn được thể hiện qua vấn đề nhân – quả, tức những
người phàm trần ăn ở tốt, làm điều thiện, chăm tích đức thì ắt sẽ được báo đền và ngược
lại, những kẻ tàn ác, bạo dâm,… sẽ bị trừng phạt. Ảnh hưởng của folklore, “Truyền kì
mạn lục” có khá nhiều truyện có kết cấu nhân – quả. Nhân vật Dương Đức công trong
“Chuyện gã trà đồng giáng sinh” lúc còn sống làm việc thiện, xét xử công bằng, phân
minh cho dân chúng nên được kéo dài thêm tuổi thọ và được ban cho một đứa con –
Thiên Tích. Ở lớp truyện thứ hai, Hán Anh – vợ của Thiên Tích chính là món q ân
nghĩa mà người mang ơn Dương Đức cơng tặng cho chàng. Phan Lang khi gặp nạn
được Linh phi – người trước đó mang ơn chàng cứu giúp và đưa về nhân gian. Vũ
Nương cũng mang ơn Linh Phi mà nguyện ở lại hầu hạ người ( Chuyện người con gái
Nam Xương). Ngô Tử Văn ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên), Từ Thức ( Chuyện Từ
Thức lấy vợ tiên) hay Văn Dĩ Thành ( Chuyện tướng Dạ xoa) là những nhân vật vì làm

việc tốt mà được báo đền ân huệ. Không chỉ con người đối với nhau bằng tình nghĩa mà
Nguyễn Dữ cịn mượn hình tượng con vật để giúp đỡ, bảo vệ nhau khỏi sự nguy hiểm
của kẻ thù như hai con Cáo và Vượn trong “Bữa tiệc đêm ở Đà giang”.
Thiện – ác, vốn dĩ là hai phạm trù tách bạch, đối lập nhau trong cuộc sống. Nhưng trong
những trường hợp nào đó, đơi khi sự tách biệt giữa chúng là không rõ ràng. Ở phương
diện này chúng là ác nhưng xét phương diện kia thì khơng hồn tồn là ác. Khi tiếp cận
hai luồng tư tưởng thiện – ác trong “Truyền kì mạn lục”, ta nên đặt chúng trong mối
quan hệ tương đối và hoàn cảnh xã hội cụ thể để thấy rõ tính đối thoại giữa chúng. Làn
ranh mong manh giữa thiện và ác khiến cho việc phán xét tính cách các nhân vật trở nên
khó khăn. Xã hội rối ren, mục ruỗng, loạn lạc, những giá trị bị đảo lộn, nhân dân rơi vào
cảnh bần hàn là yếu tố khách quan dẫn đến sự tha hóa trong nhân cách cũng như cơ hội


72

DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN

cho cái ác có đất sống. Trong cuộc đối thoại giữa hai tên yêu ma – hai pho tượng
(“Chuyện chùa hoang ở Đông Triều”), hiện lên đời sống khốn khổ đói kém “Nhưng
hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng
thèm, khơng biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm, chẳng khác chi đức
Khổng Tử ở nước Tề ba tháng không được đụng đến miếng thịt. Song đêm nay, trời rét,
nước lạnh, khó lịng ở lâu chỗ này được, chi bằng lên quách vườn mía mà bắt chước Hổ
đầu tướng quân ngày xưa. Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà
tước mà hít…” (2). Lũ quỷ trong truyện “Chuyện tướng Dạ xoa” cũng vì hồn cảnh mà
quấy rối “Cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, những oan hồn
không chỗ tựa nương, thường họp lại thành từng đàn lũ, hoặc gõ cửa hàng cơm để kiếm
miếng ăn, hoặc đón cơ gái chơi để kết dun tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu
cúng thì thấy hết phép hay, hồnh hành ở đồng nội khơng biết kiêng sợ gì cả…” (2).
Văn Dĩ Thành vốn là kẻ hào hiệp trượng nghĩa, phi ngựa đến tận nơi chấp vấn với lũ

quỷ. Cuộc đối thoại giữa chàng và lũ quỷ đã phần nào khắc họa bức tranh xã hội lúc bấy
giờ. Sau khi Nghe Dĩ Thành trách quở, lũ quỷ bùi ngùi nói “Đó là chúng tơi bất đắc dĩ
chứ không phải là muốn như thế. Sống chẳng gặp thời, chết khơng phải số. Đói khơng
có thứ gì cấp dưỡng, lui khơng có chốn nào tựa nương. Trong gò xương trắng, rầu rĩ cỏ
rêu, trên đống cát vàng, lạnh lùng sương gió. Bởi vậy khơng khỏi rủ rê bè bạn, xoay xở
miếng ăn. Phương chi vận sắp đến lúc đổi thay, nhà người sẽ đến cơ tan tác. Bởi vậy
minh ty khơng cấm đốn, lũ tơi đã có lời xin. E rằng sang năm lại cịn tệ hơn năm nay
nữa.” (2) Không chỉ phản ánh thực tại mà nói cịn dự báo cho tương ai của đất nước.
Những nhân vật nữ là yêu quái như Hàn Than, Nhị Khanh (Chuyện Cây gạo), nàng
Liễu nàng Đào, Thị Nghi cũng vì sống uất ức, bị chèn ép mà hồn vẫn chưa siêu thoát,
trở về quyến rũ kết duyên hoặc trả thù.
Dù mang tư tưởng khuyến thiện nhưng mạch truyện trong “Truyền kì mạn lục” khơng
phải lúc nào cũng đi theo một đường thẳng giản đơn. Mà khi đối thoại với nhau, bản
chất của tư tưởng sẽ được bộc lộ trong quá trình “phản bác” và “đáp ứng” lẫn nhau.
Trên hành trình đến với cái thiện, con người khơng tránh khỏi những nghi ngại, hoang
mang bởi chính điều thiện bản thân làm, bởi niềm tin vào nhân – quả có lúc bị lung lạc.
Đó là hiện tượng “bất tín nhận thức” (sự thiếu tin tưởng đối với khả năng nhận thức của
con người về thế giới, sự mất niềm tin đối với những tri thức đã được xem là đã định
hình) đã dẫn đến thái độ hồi nghi, phê phán đối với bản chất các sự vật hiện. Chàng
Thiên Tích khi nghèo khó đã từng độc thoại, băn khoăn “Cha ta thuở trước cứu sống
được cho hàng nghìn người, mà rút lại không cứu sống được một đứa con. Làm thiện
như thế phỏng có ích gì?” Khi thất bại, người ta dễ rơi vào sự khủng hoảng đức tin như
nhân vật Dĩ Thành (Chuyện tướng Dạ xoa) cũng bộc bạch sự lung lạc với Lê Ngộ “Tôi
xưa nay ở đời, vẫn để ý tu lấy âm công, không mưu sự ích lợi riêng mình, khơng gieo sự
nguy bách cho mọi người, dạy học thì tùy tài dụ dịch, tự học thì cực lực dùi mài, khơng
ước sự vẩn vơ, khơng làm điều quá đáng. Vậy mà sao lại phải bốn phương kiếm miếng,
chiếc bóng nhờ người, con khóc lóc đói lịng, vợ than rét cật, về thì thiếu túp lều chắn
gió, đi thì khơng chiếc nón che mưa, hết đơng rồi tây, long đong chạy mãi. Thế mà bè
bạn thì nhiều người đi làm quan cả, so bề tài nghệ cũng chỉ như nhau mà thân danh



TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

73

khác xa nhau lắm; kẻ sướng người khổ như thế là cớ làm sao?” (2) Chàng Phạm Tử Hư
(Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào) cũng từng thắc mắc với thầy về những kẻ làm
điều ác, tham lam, tàn bạo nhưng vẫn chưa thấy báo ứng. Không chỉ có những kẻ sĩ mà
dân chúng cũng thể hiện sự lung lay đối với niềm tin vào nhân quả khi Lý tướng quân –
kẻ tàn ác, bạo dâm,… chết trong nhà “Kẻ làm thiện thường phải chết về đao binh, kẻ
làm ác lại được chết trong nhà cửa, đạo trời để đâu khơng biết!” (2) (Chuyện Lý tướng
qn). Chính sự phức tạp, rối ren của thời cuộc đã thử thách lòng tin vào điều thiện, vào
nhân quả của con người, khiến cho cuộc đối thoại giữa thiện – ác trở nên quyết liệt, khó
phán đốn hơn. Đặt nhân vật đứng giữa làn ranh mỏng manh của thiện- ác, rốt cuộc,
Nguyễn Dữ cũng trấn an, cứu vớt để nhân vật vững tin và tiếp tục làm điều thiện. Điều
này được bộc lộ trực tiếp qua lời bình “Nhưng có âm đức thì tất có dương báo, cũng là
lẽ thường” (2) (Chuyện từ Thức lấy vợ tiên). Đồng thời, tác giả cũng khuyên răn người
đời hướng thiện, qua cuộc đối thoại giữa thầy trò Tử Hư “Người chăm làm thiện, tuy
hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế đình; người hay làm ác, không đợi đến chết, án đã thành
ở Địa phủ… Anh nên cố gắng, đừng gieo cái nghiệp báo ở kiếp sau này.” (Chuyện
Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào). Ngoài ra, nếu để ý, ta sẽ nhận ra sự nhân – quả, thiện –
ác trong tác phẩm đều gắn chặt vào Đạo Trời “Than ơi! đạo trời chí cơng mà vô tư, lưới
trời tuy thưa mà chẳng lọt, cho nên hoặc có người lúc sống khỏi vạ mà lúc chết bị hình.
Song, chịu họa ở lúc sống, người đã không hiểu, phải tội ở lúc chết, người lại không
hay; vì thế mà đời thường có lắm loạn thần tặc tử.” (2). Mối quan hệ giữa âm – dương
được thể hiện rõ nét “Nhưng có âm đức thì tất có dương báo, cũng là lẽ thường”.
Nguyễn Dữ không ngần ngại thể hiện quan điểm về sự cảm ứng giữa Trời – người
“Than ôi, làm thiện là ở người, giáng phúc cho người thiện là ở trời, sự cảm ứng ở giữa
khoảng trời và người, thật là sâu mờ vậy thay!” (2) (Chuyện gã trà đồng giáng sinh).
Điều này cũng có thể lí giải bởi tác giả cũng như nhân dân đã phần nào mất niềm tin

vào đời sống trần thế, vào chính quyền triều đình bấy giờ. Vì chịu sự bất công trong
thực tại mà nhân dân gửi gắm niềm tin vào một thế lực siêu nhiên khác “Trời” – đấng
tối cao, vào thế giới khác “âm phủ” để tự an ủi, xoa dịu. Như vậy, Nguyễn Dữ đã nhắn
nhủ, gửi niềm tin, mơ ước vào sự bất tử của cái thiện.
2.2. Đối thoại giữa đạo đức – xúc cảm
Bên cạnh sự va chạm giữa thiện – ác, “Truyền kì mạn lục” còn là cuộc đối thoại giữa
đạo đức và xúc cảm. Tuy không đối lập như hai phạm trù thiện – ác nhưng đạo đức –
xúc cảm là hai khái niệm rất phức tạp, là một cuộc đối thoại đầy cam go. Đạo đức là
một hình thái ý thức xã hội, một hiện tượng lịch, là những luân thường đạo lí ln được
con người đề cập. Đặc biệt, trong xã hội phong kiến, đạo đức Nho giáo được coi làm
chuẩn mực để giáo huấn, răn dạy con người. Trong xã hội có giai câp và đấu tranh giai
cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh quan hệ giai cấp. Giai cấp tiêu biểu cho
xu thế đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ, cịn các giai cấp phản
động thì đại diện cho một nền đạo đức suy thoái. Được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình,
Nguyễn Dữ ln một lịng coi trọng và tơn thờ tư tưởng đạo đức Nho gia. Trong xã hội
tác giả sinh sống, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp,
các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, đất nước loạn lạc,


74

DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN

đời sống cơ cực. Điều đó khiến những giá trị đạo đức bị lung lay, đảo lộn. Trong
“Truyền kì mạn lục”, bên cạnh hình ảnh con người trí thức ào ạt hăm hở lập áng cơng
danh lại là những kẻ sĩ, người học trò mê say vào chốn hoang lạc, bng thả bản thân,
đắm chìm nhục cảm, quên đi lời dạy thánh nhân. Đó là chàng học trị Hà Nhân (Chuyện
kì ngộ ở trại Tây) mang nhiều “vật dục”, lên kinh đi học nhưng lại mê say hai nàng Đào
Liễu đến bỏ bê đèn sách. Khi được gia đình gọi về lập gia đình thì cố tình viện cớ để
được kéo dài mối tình vụng trộm ấy. Dư Nhuận Chi trong “Chuyện nàng Thúy Tiêu” là

một nho sinh có tài, “nổi tiếng thơ hay”, sau khi được tặng cho một ả xướng ca, chàng
quyến luyến không rời “ Sinh sắm sửa hành trang lên kinh; không nỡ rời nhau, nên đem
theo cả nàng cùng đi”. Thúy Tiêu bị quan trụ họ Quốc bắt về làm vợ, “Sinh đau buồn
lắm bèn chẳng thiết gì thi cử nữa”. Một người nổi danh đất Bắt kì lại mải mê một ả
xướng ca khơng đoan chính đến cả qn cả tính mạng mình. Trong truyện “Chuyện yêu
quái ở Xương Giang”, viên quan họ Hồng vì lịng khơng kiên định mà bị oan hồn của
Thị Nghi hóa thành cơ gái gạ gẫm, khiến cho sinh bệnh. Tương tự, người lái bn Trình
Trung Ngộ vì mê đắm nhục dục, bị oan hồn Nhị Khanh dụ dỗ, quyễn rũ dẫn đến bỏ
mạng, biến thành hồn ma quấy nhiễu dương gian. Có thể thừa nhận rằng, với những
trường hợp như vậy, Nguyễn Dữ thể hiện rất rõ thái độ,cách đánh giá, đối với nhân vật
ngay trong lời bình. Tác giả lên án, phê phán kẻ đèn sách nhưng lại không kiên định,
không chuyên tâm áng cơng danh mà lại bị cuốn vào những khối cảm thể xác, vào tình
u nam nữ khơng đoan chính, để phần “con” lấn át phần Người. “Vậy mà lại khinh
thường sự đi sự đến, nhẫn nhục tới ở với người, sờ đầu cọp, vuốt râu cọp, st nữa thì
khơng thốt miệng cọp. Như chàng Nhuận Chi, thật là một người ngu vậy.” (2)
Trong tác phẩm của mình, ơng đã bắt đầu đề cập, quan tâm đến những giá trị chân chính
của con người đang bị cầm tù, ngăn cản. Đó là tình cảm, xúc cảm, là tình yêu, hạnh
phúc lứa đôi, là thân phận con người (đặc biệt là người phụ nữ). Nếu ở phần lời bình
cuối mỗi truyện nêu trên, tác giả thẳng thắn, lên án gay gắt thói ham mê sắc dục thì khi
lội ngược tìm về mạch chảy của truyện, ta không khỏi ngạc nhiên và băn khoăn bởi
những điều mâu thuẫn. Người đọc sẽ không tránh khỏi những giây phút thăng hoa trong
cảm xúc khi chứng kiến những mối tình, những cuộc ái ân của các nhân vật. Làm sao
quên được cuộc hẹn hò, gặp gỡ lãng mạn và những cuộc ân ái hòa hợp về tinh thần lẫn
những thỏa mãn về thể xác của Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh (“Chuyện cây gạo”). Dư
Nhuận Chi và Thúy Tiêu (Chuyện nàng Thúy Tiêu), Sinh và Lệ Nương (Chuyện nàng
Lệ Nương), Hàn Than và Trương Vô Kị (Nghiệp oan của Đào thị), viên quan họ Hoàng
và Thị Nghi ( Chuyện yêu quái ở Xương Giang) cũng khiến cho đọc giả như đang phiêu
lưu vào những cuộc yêu đương mặn nồng, ân ái tự do. Có thể khẳng định điều đó bởi
Nguyễn Dữ thật sự đã dành một dung lượng rất lớn, dồn bút lực, cũng như cảm xúc để
miêu tả từ lúc họ gặp gỡ, hẹn hò, yêu đương và đỉnh điểm là sự thăng hoa trong những

cuộc ái ân. Khơng những vậy, tác giả cịn rất “dạn” khi bàn đến mối tình tay ba giữa Hà
Nhân với hai nàng Liễu, Hồng (Chuyện cây gạo) một cách táo bạo, say sưa tự do luyến
ái. Đọc trong giọng điệu, luận trong từ ngữ thì sẽ nhận ra sự ưu ái và có phần “xúi” cho
những xúc cảm, dục cảm của con người được thỏa sức vẫy đập giữa bầu trời phong kiến
khắt khe. Nguyễn Dữ còn dành sự cảm thơng, có phần xót thương cho những đơi un


TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

75

ương, cặp vợ chồng bị chia cắt bởi thế lực tàn ác, bởi lễ giáo phong kiến khắt nghiệt.
Những đoạn miêu tả tỉ mỉ sự chia li, cách trở, những nhung nhớ, thương tiếc và khao
khát đoàn tụ như những cơn mưa nước mắt của các nhân vật nữ. Có lúc sự thương cảm
lấn lướt, tràn xuống những lời bình “Như chàng họ Lý kia, vì mối ân tình, giữ bền ước
cũ, lưu ly hoạn nạn, vẫn chẳng quên lời, tình thật đáng thương, mà lẽ phải thì chưa
được ổn. Bởi sao? Cảm tình mà đi tìm thì nên, liều chết mà đi tìm thì khơng nên, liều
chết để đi tìm đã khơng nên, huống nữa lại thơi khơng lấy vợ, để đứt dịng giống của
tiên nhân phỏng có nên không?”(Chuyện nàng Lệ Nương). Rõ ràng, xuyên suốt những
câu chuyện, Nguyễn Dữ không ngần ngại dành sự ưu ái cho những giá trị chính đáng,
lắng nghe và nhìn thấu những ham muốn, khao khát của con người: tình yêu, hạnh phúc
lứa đơi, hơn nhân, sự hịa hợp về thể xác lẫn tinh thần. Hơn thế nữa, ở thế kỉ 16 lại có
một trang quân tử thấu hiểu, yêu thương và quan tâm đến thân phận cũng như những nỗi
lòng, những mong ước thầm kín mà mãnh liệt của người phụ nữ. Nguyễn Dữ thực là
một nhà nhân đạo và rất đỗi tiến bộ trong tư tưởng. Điều này chứng tỏ trong cuộc đối
thoại, trong trận chiến giữa đạo đức – xúc cảm, đã có lúc vị thế áp đảo thuộc về xúc
cảm, về những giá trị chính đáng của con người. Tuy nhiên, cuối cùng, ở phần lời bình,
tác giả vẫn vờ như đang lạc khỏi mạch truyện, quay trở về phê phán những xúc cảm,
nhục dục để răn dạy, giáo huấn người quân tử phải bản lĩnh, vững vàng giữ cốt cách,
đạo đức Nho gia. Sự mâu thuẫn này chính là cách Nguyễn Dữ gói rào cảm xúc, tư tưởng

của mình. Bởi những quy chuẩn, hạn chế khách quan của chế độ, của xã hội. Và cũng
bởi dù thế nào thì trước sau Nguyễn Dữ vẫn cũng là nhà Nho chân chính, thấm nhuần
đạo đức Nho gia. Ơng viết “Truyền kì mạn lục” dù có lên án, phê phán những thói xấu
của quân tử, thối nát của xã hội thì đích đến vẫn là hướng con người đến cái Đạo tốt đẹp
của Nho gia và là mong ước khắc khoải dù là mỏng manh của ông đối với thời hoàng
kim của chế độ phong kiến đã qua.
Nguyễn Dữ không cổ xúy sự chối bỏ những nhu cầu, quay lưng với cảm xúc nhưng ông
mong người đời đừng để phần con chiếm lấn phần Người. Ông muốn khuyên con người
đi từ chỗ dục nhiều đến dục ít, “than ơi, thanh lịng khơng bằng ít dục, dục nếu n lặng
thì lịng rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lý sẽ thắng, tà quỷ còn đến
quấy nhiễu làm sao được. Chàng họ Hà lịng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia mới
thừa cơ quyến rũ. Nếu khơng thì những giống nguyệt qi hoa u, mê hoặc sao được
mà chẳng phải thu hình nép bóng ở trước Lương cơng là một bậc chính nhân. Kẻ sĩ
gánh cặp đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về học nghiệp, tuy không dám
mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm!”
(Chuyện kì ngộ ở trại Tây) (2).
2.3. Tính đối thoại trong diễn ngôn nghệ thuật
“Mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hội đều có những hình thức diễn ngơn riêng trong giao tiếp
tư tưởng và xã hội” (M. Bakhtin). Theo Trần Đình Sử “Diễn ngơn là cách nói năng,
phương thức biểu đạt về con người, thế giới,về các sự việc trong đời sống. Diễn ngơn
biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn
thuyết, diễn đạt thành khía niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù,


76

DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN

các từ then chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến trong xã hội. Do
đó nghiên cứu diễn ngơn là nghiên cứu ngơn ngữ. Nhưng diễn ngơn khơng phải là cách

nói thế nào trong tương quan với nói cái gì, khơng phải là hình thức. Diễn ngơn là hiện
tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản
thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngơn. Ngồi diễn ngơn, tư tưởng
khơng tồn tại.” (4)
Khi nói đến diễn ngơn nghệ thuật, ta phải xét đến cơ chế vận hành, bối cảnh ra đời và
tiếp nhận của nó. M.Bakhtin, trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu của mình, đã đưa
ra một quan niệm mới xem sự kiện văn học như một hành vi giao tiếp trong đó cái
được nói ra và hành động nói ra, văn bản và bối cảnh khơng thể tách rời. Vậy cho nên
có thể nói diễn ngơn văn học là một đơn vị văn học được xem xét dưới góc độ vận hành
trong mối quan hệ của nó với văn cảnh. Đơn vị văn học ở đây có thể là một văn bản văn
học, có thể là một trích đoạn tác phẩm, một tác phẩm hồn chỉnh nhưng cũng có thể là
một tập hợp các tác phẩm. Do vậy, phân tích diễn ngơn văn học là phân tích q trình
vận hành của một đối tượng văn học cụ thể trong một hoàn cảnh giao tiếp văn học cụ
thể dưới sự tác động của một hệ thống các yếu tố ngoài văn học. Tư duy đối thoại trong
nghệ thuật kể chuyện ở “Truyền kì mạn lục” được thể hiện ở tính liên văn bản với cách
đan xen hình thức ngôn ngữ giữa thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có
đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan
điểm của tác giả. Tác giả kết hợp một cách tài tình giữa những phương thức tự sự, trữ
tình và cả kịch.
Sự giao tiếp giữa người kể chuyện và độc giả là yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm. Người đọc tiếp cận tác phẩm là tiến hành một cuộc đối thoại lớn với thế
giới nghệ thuật của tác phẩm. Thông thường, cuộc đối thoại được diễn ra giữa người kể
chuyện hàm ẩn và người đọc, người nghe hàm ẩn. Nhà văn tương tác với người đọc
thơng qua một “thơng điệp” mã hóa, một diễn ngôn được diễn đạt thông qua một văn
bản văn học. Thông điệp mà nhà văn muốn chuyển đến người đọc là thông điệp nghệ
thuật hoặc (và tư tưởng). Còn “mã” văn học là hệ thống các ký hiệu văn học có vai trị
biểu trưng và chuyển tải thơng điệp giữa nhà văn và người đọc. “Thông điệp” và “mã”
có thể được xem như nội dung và hình thức của văn bản văn học. Trong giao tiếp văn
học, văn bản là một khái niệm động (3). Nó có mối quan hệ khá phức tạp với người sản
sinh ra nó, với người tiếp nhận nó, với ngữ cảnh, với các văn bản khác... Tính động của

diễn ngơn văn học cịn được thể hiện ở sự tương tác của chính nó và các diễn ngơn
khác. Để giải thích hiện tượng này, M.Bakhtin đưa ra đối thoại luận để khẳng định tính
đa thanh, đa nghĩa của văn bản, xem văn bản là nơi hội tụ của nhiều thành tố ngôn ngữ,
văn phong và văn hóa. Sau này, Julia Kristeva đã phát triển quan niệm này thành tính
liên văn bản (intertextualité). Bà cho rằng “bất cứ văn bản nào cũng đều được xây dựng
như một bức tranh ghép từ những đoạn trích dẫn; bất cứ văn bản nào cũng đều là sự
hấp thụ và chuyển hóa những văn bản khác ”. Các truyện trong “Truyền kì mạn lục” đều
là những truyện được ghi chép tại những truyện cổ, truyện trong dân gian. Nguyễn Dữ
đã vay mượn cốt truyện từ truyện cổ tích, chẳng hạn truyện “Chuyện người con gái ở
Nam Xương” được sáng tạo trên tinh thần cốt truyện từ truyện cổ tích “Vợ chàng


TINH THẦN ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

77

Trương”. Thử hỏi khơng có những câu truyện cổ đó thì làm gì có cứ liệu để Nguyễn Dữ
sáng tạo nên “áng thiên cổ kì bút”. Văn bản truyện Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự
tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngơn
từ... tái tạo thành những thiên truyện mới.
3. KẾT LUẬN
Như vậy, “Truyền kì mạn lục” đích thực là một cuộc đối thoại ngầm nhưng đầy cam go
và thử thách giữa đạo đức - xúc cảm. Đạo đức lên án gay gắt những xúc cảm khiến con
người đi chệch khỏi quỹ đạo của khuôn thước Nho giả. Ngược lại, cảm xúc cơng kích
đạo đức kìm nén, vùi dập tiếng nói cá nhân, chà đạp những nhu cầu mong ước chính
đáng của con người. Một bên là nâng đỡ, thỏa sức cho tiếng nói trái tim, cho sự địi hỏi
thể xác cịn một bên như níu giữ con người là đúng Người. Như vậy, cuộc đối thoại giữa
đạo đức – cảm xúc thực chất là những mâu thuẫn phức tạp, mang tính thời đại khách
quan lẫn màu sắc chủ quan tác giả. Theo Triết học, mâu thuẫn chính là động lực của sự
phát triển. Sự mâu thuẫn giữa tư tưởng, quan điểm đậm chất Nho gia và những cảm xúc,

tình cảm trong thế giới quan của tác giả đã phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong
kiến trong tầng lớp Nho sĩ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]

Mikhail Bakhtin (1998). Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trần Nghĩa (1997). Tổng tập tiểu thuyết Việt Nam, tập 2, NXB Thế giới, Hà Nội.
/>%3Amikhail-mikhailovich-bakhtin-mbakhtin-vi-ly-lun-tiu-thuyt-phm-vnhc&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=7197&lang=vi&site=30
/>
DƯƠNG NGỌC TỐ UYÊN
SV lớp Văn 3A, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×