Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng sách của Amazon.com và gợi ý cho các nhà bán lẻ sách tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.48 KB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SÁCH CỦA AMAZON.COM VÀ GỢI Ý
CHO CÁC NHÀ BÁN LẺ SÁCH TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Phan Anh, TS. Chử Bá Quyết
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm sách - một dòng sản phẩm trong
hàng triệu sản phẩm đang được bán trên Amazon.com. Amazon.com đã vươn lên vị trí số 1
trong lĩnh vực kinh doanh sách từ một doanh nghiệp khởi nghiệp theo mơ hình “dot com”
từ những năm 90 của thế kỷ trước, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp “dot com” đã phá
sản cùng thời. Bài báo tổng quan các nghiên cứu sự thành công của Amazon, và phân tích
chuỗi cung ứng sách để làm rõ thêm các nguyên nhân dẫn đến sự thành công của
Amazon.com trong mảng kinh doanh sách. Các bài học thành công được chỉ ra là: tầm
nhìn dài hạn; sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và chuỗi cung ứng, và đáp ứng tối ưu các
nhu cầu khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi mua sách tại
Amazon.com. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý cho các nhà bán lẻ sách tại Việt Nam có
thể tham khảo, nhất là kinh doanh sách trực tuyến.
Từ khóa: Chuỗi cung ứng sách, Amazon.com, nhà bán lẻ sách, Việt Nam.
A RESEARCH AMAZON.COM' BOOKS SUPPLY CHAIN AND SUGGESTIONS
FOR RETAILERS OF BOOKS IN VIETNAM
Abstract: The article researches the supply chain of book products - a product line among
millions of products being sold on Amazon.com. Amazon.com has risen to the No. 1
position in the business of books from a start-up "dot com" model from the 90s of the last
century, while many "dot com" businesses had bankrupted at the same time. The article
reviews Amazon's success studies and analyzes the book supply chain to show the reasons
for Amazon.com's success in the business of books. The successful lessons are long-term
vision; key invest in technology and supply chain, satisfy customer needs and increase
customer satisfaction when they are buying books at Amazon.com. The article also gives
some suggestions for book retailers in Vietnamand especially online book business too.
Keywords: Book supply chain, Amazon.com, retailers of books, Vietnam

1. Đặt vấn đề
Amazon.com là doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới về bán lẻ trực tuyến hàng hóa,


trong đó khơng thể khơng đề cập đến sản phẩm sách. Có thể nói, Amazon.com đã cách
mạng hóa chuỗi cung ứng thị trường sách tại Hoa Kỳ nói riêng và nhiều quốc gia khác trên
thế giới theo cách là nhà bán lẻ trực tuyến sản phẩm sách tiên phong tại Hoa Kỳ từ năm
1994 đến nay. Theo Thad McIlroy (2021), Amazon.com chiếm khoảng 19% thị phần sách
bán lẻ tại nước Hoa Kỳ với khoảng 15,6 triệu sách in và khoảng 22 triệu sách điện tử định
dạng Kindle năm 2020. Cũng theo Andria Cheng (2018 và Thad McIlroy (2021), thị phần
688


doanh số của Amazon.com trong phân phối sách trực tuyến (sách in và sách điện tử) chiếm
trên 50%, và riêng sách điện tử chiếm 83,6% tại Hoa Kỳ (Jay Yarow, 2010). Trên
Amazon.com hiện đang bán hàng chục triệu đầu sách dưới các hình thức/phiên bản: sách
bìa cứng, sách bìa mềm, sách sàn điện tử Kindle, và sách nói (audio books). Để đạt được
thành công này, Amazon.com đã đổi mới quá trình phân phối sách liên tục nhằm giảm chi
phí, giảm thời gian giao hàng, gia tăng tỷ lệ giao đúng thời gian đối với các cuốn sách in.
Amazon.com cũng liên tục cập nhật cơng nghệ, thuật tốn, phần mềm để quản lý kho hàng
tốt hơn, giảm chi phí lưu kho, giảm thời gian lưu kho, tối ưu chi phí lưu kho tốt nhất cho
mình và những người bán sách khác trên Amazon.com. Trong khi rất nhiều công ty khởi
nghiệp theo phong trào “dot com” từ những năm 90 của thế kỷ trước đã phá sản, nhưng
Amazon.com đã vươn lên trở thành nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất nước Hoa Kỳ và cũng là
nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất trên toàn thế giới hiện nay. Ban đầu cũng chỉ là một nhà bán
lẻ sách trực tuyến đơn thuần, Amazon.com đã trở thành trung tâm xuất bản và là nhà khai
thác bản quyền sách (phiên bản sách điện tử Kindle và sách nói) lớn nhất thế giới.
Sự thành cơng của Amazon.com trong phân phối sách đến từ nhiều nguyên nhân,
trong đó phải kể đến mơ hình quản lý chuỗi cung ứng đầu vào, quản trị lưu kho và quản trị
chuỗi cung ứng đầu ra. Trong bài viết này, nhóm tác giả tổng quan những nghiên cứu về
nguyên nhân thành công trong chuỗi cung ứng sách của Amazon.com, phân tích những ưu
điểm và hạn chế của mơ hình kinh doanh này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho nhà
bán lẻ sách tại Việt Nam tham khảo.
2. Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào những năm cuối của thập niên
80 và nhanh chóng trở nên phổ biến ở thập niên 90 của thế kỷ XX. Thuật ngữ chuỗi cung
ứng được hình thành từ khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động kinh doanh
có hiệu quả. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất, mà cịn các cơng ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ
một chuỗi cung ứng bao gồm các doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu thô khai thác từ
thiên nhiên, như quặng kim loại, dầu thô, than đá, gỗ tự nhiên và bán chúng cho các doanh
nghiệp chế biến, sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến hoặc sản xuất đóng vai trò như
người mua nguyên liệu và sau khi nhận các yêu cầu chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất
linh kiện, sẽ chuyển hóa nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu dùng được cho các
khách hàng (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm có thể tiêu
dùng được). Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của
họ (nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng) tiến hành sản xuất và bán linh kiện, chi tiết trung
gian (dây điện, vải, các chi tiết hàn, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối
cùng (các cơng ty sản xuất xe hơi, máy tính, đồ dùng văn phịng...) lắp ráp sản phẩm hồn
chỉnh và bán chúng cho người bán buôn hoặc nhà phân phối và sau đó họ sẽ bán chúng lại
cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu
dùng mua sản phẩm trên cơ sở giá bán niêm yết, mẫu mã, thiết kế, công nghệ, bao bì, nhãn
mác, chất lượng, và uy tín thương hiệu và hy vọng rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ đó thỏa
mãn yêu cầu của họ. Cuối cùng người tiêu dùng có thể sẽ phải trả lại sản phẩm (do không
689


vừa ý, lỗi sản xuất) hoặc các chi tiết cần sửa chữa hoặc tái chế. Các hoạt động hậu cần
ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
Theo Douglas M Lambert et al. (1998), chuỗi cung ứng là sự liên kết của các cơng
ty nhằm đưa sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ vào thị trường. Theo Ganesham et al. (2018),
chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp,

mà còn nhà vận chuyển, kho hàng, người bán lẻ và khách hàng. Theo Sunil et al. (2014),
chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các
chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm
và phân phối chúng cho khách hàng. Chuỗi cung ứng là một tập hợp nhiều cá nhân, tổ chức
trực tiếp tham gia vào dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, tài chính. Nó là mạng lưới của
nhiều bên liên kết với nhau nhằm mục đích chính là để cung cấp, sử dụng và chuyển hóa
nguồn lực để cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, chuỗi
cung ứng được hiểu là các dịng vận chuyển của ngun liệu, thơng tin, tài chính, dịch vụ
từ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đến các nhà máy, kho dự trữ/kho hàng và đến khách
hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình tạo ra và phân phối
sản phẩm, thông tin, và các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ chuỗi cung ứng
sản phẩm sách được mơ tả trong hình 1 dưới đây.
Chuỗi cung ứng thuận
Chuỗi cung ứng ngược

Nhà xuất bản

Kho hàng
của NXB

Nhà bán
buôn sách

Chuỗi cửa
hàng bán
sách

Trung tâm
phân phối
trực tuyến


Cửa hàng
bán sách
độc lập

Chuỗi cửa
hàng bán
sách

Thư viện

Website bán
sách mới,
sách cũ

Khách
hàng mua
sách cũ

Khách hàng

Cửa hàng
bán sách
mới, sách cũ

Hình 1. Chuỗi cung ứng sản phẩm sách
Nguồn: Sunil et al. (2014).
Tùy vào quy mô kinh doanh, lĩnh vực sản xuất, một doanh nghiệp có thể tham gia
vào chuỗi cung ứng trên một số giai đoạn: cung cấp một hoặc một số dịch vụ, ví dụ cung
cấp dịch vụ giao hàng, cung cấp dịch vụ đóng gói, hoặc cung cấp dịch vụ thanh toán. Xét

trong một doanh nghiệp bất kỳ, doanh nghiệp thường phải tham gia vào các hoạt động mua
690


hàng, dự trữ hoặc sản xuất bổ sung, bán và giao hàng. Ba nhóm hoạt động này gắn kết mắt
xích với nhau hình thành chuỗi cung ứng doanh nghiệp và được chia thành chuỗi cung ứng
đầu vào, chuỗi cung ứng nội bộ và chuỗi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng đầu vào của doanh nghiệp: thành phần đầu vào của chuỗi cung
ứng bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp với các nhà cung ứng của nó. Trong chuỗi
cung ứng đầu vào, hoạt động chủ yếu là mua sắm của doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp: thành phần bên trong của chuỗi cung ứng
bao gồm các quá trình nội bộ, tiếp nhận đầu vào từ nhà cung ứng chuyển đổi thành đầu ra
của doanh nghiệp. Giai đoạn này của chuỗi cung ứng, điều quan tâm chủ yếu là quản trị
sản xuất, tổ chức sản xuất và kiểm sốt mức/khối lượng hàng hóa dự trữ. Những hoạt động
dọc chuỗi cung ứng bên trong được xem như là chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Mục đích
cơ bản của chuỗi giá trị là sự gia tăng giá trị dọc theo chuỗi cung ứng bên trong.
Chuỗi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp: thành phần đầu ra của chuỗi cung ứng
bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng đầu ra tập trung vào hoạt động phân phối, dự trữ, vận chuyển, và dịch vụ
sau bán. Ví dụ, chuỗi cung ứng đơn giản của doanh nghiệp bán lẻ, bao gồm các doanh
nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng mua hàng
hóa, được sơ đồ hóa như hình 2.
Người tiêu dùng

Doanh nghiệp bán buôn

Nhà sản xuất

Doanh
nghiệp

bán lẻ

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Nhà phân phối

Hình 2. Chuỗi cung ứng đơn giản của doanh nghiệp bán lẻ
Nguồn: Nhóm tác giả
Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, có thể có một số chủ thể tham
gia vào chuỗi cung ứng, họ có thể đóng vai trị trung gian giữa người tiêu dùng và nhà sản
xuất, hoặc họ chỉ cung cấp một số dịch vụ, khác với vai trò của nhà bán lẻ truyền thống
(hình 3). Trong hình 3, có mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh
nghiệp bán lẻ điện tử, doanh nghiệp bán lẻ điện tử và người tiêu dung, còn mối quan hệ
giữa doanh nghiệp sản xuất với người tiêu dùng là quan hệ gián tiếp. Doanh nghiệp bán lẻ
điện tử nhận đơn đặt hàng từ người tiêu dùng, xử lý đơn hàng, còn doanh nghiệp sản xuất
chuyển hàng trực tiếp tới người tiêu dùng.

691


Doanh nghiệp
sản xuất

Doanh nghiệp
bán lẻ điện tử

Người tiêu
dùng

Hình 3. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bán lẻ có vai trị trung gian
Nguồn: Nhóm tác giả
3. Chuỗi ung ứng đầu ra của Amazon.com và quản lý phân phối sách
3.1. Chuỗi cung ứng đầu ra của Amazon.com
Amazon.com là nhà bán lẻ trực tuyến, bán hàng qua các cửa hàng trực tuyến (gồm
Amazon.com và các website liên kết) mà khơng có các cửa hàng bán lẻ vật lý. Để đảm bảo
có sẵn hàng hóa đã đăng trên website và giao hàng cho khách hàng theo kế hoạch, Amazon
phải thực hiện nhiều giải pháp, từ xây dựng chuỗi cung ứng đầu vào, xây dựng kho hàng
và xử lý đơn hàng, và quản lý thực hiện đơn hàng... Với khoảng 560 triệu sản phẩm được
đăng tải trên Amazon.com, con số khổng lồ về các mặt hàng được bán qua trực tuyến,
Amazon.com đã xây dựng hệ thống các trung tâm phân phối hàng hóa (DC) và kết hợp với
nhiều giải pháp khác để thực hiện hàng triệu đơn hàng mỗi ngày. Có thể mơ tả chuỗi cung
ứng của Amazon.com bao gồm các trung tâm phân phối hàng, trung tâm giao nhận hàng,
và điểm giao hàng. Về cơ bản, chuỗi cung ứng đầu ra của Amazon.com đề cập đến tồn bộ
quy trình quản lý và xử lý đơn hàng tại kho hàng của Amazon, và giao hàng cho khách
hàng. Amazon.com đã tối ưu hóa từng yếu tố, quy trình để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt
động trơn tru và hiệu quả tối đa.
Quản lý và xử lý đơn hàng tại các kho hàng - các trung tâm phân phối (DC): Các
trung tâm phân phối, trước đây là các kho hàng được xây dựng từ khi Amazon bắt đầu bán
hàng trực tuyến. Thời gian đầu, các kho hàng được Amazon.com sử dụng như văn phòng
giao dịch. Sau trên 20 năm phát triển, Amazon.com hiện có 110 DC hoạt động tại Hoa Kỳ
và 185 DC trên toàn cầu (Jean-Paul Rodrigue, 2020). Mạng lưới rộng lớn các DC cho phép
Amazon.com giao hàng cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể. Mỗi DC có diện
tích mặt bằng trung bình vào khoảng 50.000 mét vuông. Địa điểm của các DC được đặt ở
vị trí thuận tiện cho việc giao hàng (Jean-Paul Rodrigue, 2020, Chử Bá Quyết & ctg,
2021). Các DC vừa là các kho hàng, vừa đóng vai trị là trung tâm phân phối, nơi các công
việc như nhặt hàng, đóng gói và vận chuyển đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các DC được hiện đại hóa theo hướng ứng dụng các công nghệ mới nhất để quản lý kho,
quản lý logistics nội bộ, xử lý đơn hàng với robot người máy, máy quét và hệ thống phần
mềm và siêu máy tính... Nhờ các kho hàng với cơng nghệ hiện đại, Amazon.com có thể xử

lý và thực hiện hàng triệu đơn hàng mỗi ngày. Amazon.com cũng xây dựng và vận hành
các trung tâm phân loại, nơi các gói hàng được phân loại dựa trên vị trí và tốc độ giao

692


hàng, các trung tâm đặc biệt được thiết kế cho các danh mục mặt hàng cụ thể hoặc để sử
dụng theo mùa và các trung tâm nhận hàng cho các mặt hàng phổ biến được phân phối trên
toàn mạng (Chử Bá Quyết & ctg, 2021). Việc phân chia các cơ sở theo chức năng cho phép
Amazon.com đáp ứng các đơn đặt hàng cho các sản phẩm lớn như một chiếc ca nơ hoặc
bồn tắm nước nóng, hoặc sản phẩm nhỏ bé theo nhu cầu khách hàng. Cách thức hoạt động
của các DC của Amazon.com như sau:
Bước 1: Nhận sản phẩm: Tại DC, các sản phẩm được đưa ra khỏi xe kéo bằng xe
nâng hoặc đóng thành pallet (là một cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng
được nâng lên bởi một xe hay tời nâng hoặc các thiết bị vận chuyển khác) theo cách thủ
công. Việc phân tách cước vận chuyển xảy ra giữa hàng hóa đến từ một cơ sở của Amazon
và hàng hóa từ các nhà cung cấp bên thứ ba sử dụng dịch vụ thực hiện đơn hàng của
Amazon (FBA). Khoảng 50% số mặt hàng hiện đang được bán trên Amazon.com là của
bên bán thứ ba (các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân kinh doanh trên sàn).
Bước 2: Lưu trữ các mặt hàng: Không giống như các nhà kho khác lưu trữ các mặt
hàng theo loại, Amazon lưu trữ các mặt hàng trong DC một cách ngẫu nhiên. Amazon có
các thùng phân tầng màu vàng với các mặt hàng ngẫu nhiên - tất cả đều được theo dõi bằng
máy tính. Sau đó, những thùng này được chuyển đến các đối tác của Amazon dựa trên kích
thước sản phẩm.
Bước 3: Chọn đơn hàng: Khi khách hàng đặt mua qua Amazon.com, đơn hàng
được xử lý, robot sẽ chuyển đầy đủ các mặt hàng đến các nhân viên của Amazon đang xử
lí đơn hàng tại các trạm lấy hàng. Nhân viên nhặt hàng sẽ đọc màn hình, lấy mặt hàng và
cho vào hộp nhựa màu vàng - hay còn gọi là hộp đựng sản phẩm.
Bước 4: Đảm bảo chất lượng: Để robot và con người có thể làm việc gắn kết với
nhau, cần có rất nhiều quy trình và quy định đảm bảo chất lượng. Cần phải đảm bảo rằng

vị trí thực của mặt hàng khớp với những gì trong máy tính và robot hoạt động chính xác.
Hoạt động điều chỉnh và tối ưu diễn ra liên tục, hàng ngày trong tồn bộ q trình vì đổi
mới công nghệ là yếu tố quan trọng trong một doanh nghiệp chuỗi cung ứng quy mơ lớn
như Amazon.com.
Bước 5: Đóng gói đơn hàng: Cuối cùng, các mặt hàng thuộc các lô hàng khác
nhau đều được sắp xếp và quét kiểm tra trước khi được gửi đến trạm đóng gói. Tại đó,
hệ thống sẽ đề xuất các kích thước hộp cho các nhân viên đóng gói của Amazon và đo
lượng băng dính cần thiết. Đối với các mặt hàng của nhà cung cấp bên thứ ba được vận
chuyển trong hộp nguyên bản, Amazon làm việc với các nhà cung cấp bên thứ ba để
giảm bớt việc đóng gói.
Amazon xây dựng mạng lưới các DC và các trung tâm giao nhận hàng (TH): Thay
vì giao một gói hàng đến nhà riêng hoặc địa chỉ người mua hàng, người mua có thể chọn
một TH của Amazon, sau đó nhận gói hàng của mình vào thời điểm phù hợp. Mục đích của
những địa điểm TH là tiết kiệm chi phí vận chuyển cả cho Amazon và khách hàng. Quá
trình này diễn ra từ việc tổng hợp các đơn đặt hàng tại các DC và Amazon ký hợp đồng ít
hơn với các nhà cung cấp vận chuyển bằng xe tải lớn hơn để vận chuyển hàng hóa đến các

693


TH. Tại đây, hàng hóa được dỡ xuống, được sắp xếp theo thứ tự cho các đối tác vận
chuyển phù hợp hơn, như UPS, hoặc USPS. Ý tưởng của Amazon là tổng chi phí vận
chuyển thấp hơn do chi phí trả cho vận chuyển bằng xe tải lớn hơn thường thấp hơn so với
xe tải nhỏ hơn và thấp hơn chi phí trả cho UPS hoặc USPS. Vì vậy, vận chuyển bằng xe tải
lớn thường được sử dụng cho vận chuyển đường dài và vận chuyển bưu kiện được sử dụng
cho giao hàng chặng cuối.
Mặc dù nhân tố then chốt để đáp ứng các đơn đặt hàng kịp thới là khả năng quản lý
kho hàng hiện đại và thông minh, Amazon.com còn xây dựng đội ngũ xe/phương tiện giao
hàng hiện đại thuộc sở hữu của chính mình. Mỗi xe tải chở hàng của Amazon có khả năng
vận chuyển khoảng 2.000 hộp hàng mỗi ngày từ các trung tâm đóng gói hàng hóa đến các

trung tâm phân loại hàng hóa. Tại đây, hàng hóa được phân loại theo vị trí và yêu cầu tốc
độ giao hàng nhanh hay chậm. Sau đó, công ty lựa chọn phương thức vận chuyển hiệu quả
nhất để vận chuyển các kiện hàng này. Amazon có một đội máy bay hỗ trợ việc giao hàng.
Những chiếc máy bay này bay từ hơn 20 sân bay trên khắp nước Hoa Kỳ và có thể chở
khoảng 30 container trở lên. Ngồi ra, Amazon cịn sử dụng xe tải cỡ lớn, xe tải nhỏ, xe
chuyên chở, xe đạp, robot, và các máy bay không người lái để giao hàng đến các địa điểm
gần DC hoặc TH (Chử Bá Quyết & ctg, 2021).
Ngoài quản lý vận hành chuỗi cung ứng hàng hóa tại các DC và TH, Amazon.com
cịn khai thác năng lực của các đối tác trong chuỗi cung ứng của mình để giao đơn hàng
trực tiếp cho người mua theo hình thức giao hàng khơng qua khâu dự trữ (Drop shipping).
Các gói hàng được giao khơng qua các DC của Amazon.com, như trường hợp khách đặt
mua trực tuyến và mặt hàng hiện khơng có trong các DC, Amazon.com sẽ chuyển yêu cầu
đặt hàng tới nhà phân phối sản phẩm/nhà sản xuất của mình, tại đây nhà phân phối sẽ xử lí
đơn hàng và đóng gói trong hộp của Amazon và vận chuyển đến cho khách hàng.
3.2. Chuỗi cung ứng sách của Amazon.com
Với sự đa dạng hình thức/phiên bản sách, chuỗi cung ứng sách của Amazon.com
được xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm của loại sách, nhu cầu thị trường, khả năng liên kết
với đối tác... Với phân phối sách điện tử, hoạt động giao hàng diễn ra vô cùng đơn giản,
khách hàng chỉ việc thanh toán trả tiền mua sách và bấm nút tải sách về phần mềm Kindle
hoặc thông qua tài khoản người mua hàng của Amazon, người mua tải sách về thiết bị cá
nhân rất nhanh chóng. Đối với phân phối sách in, Amazon đã xây dựng chuỗi cung ứng
đầu ra giống như phân phối các hàng hóa, sản phẩm hữu hình. Nói chung, quản trị chuỗi
cung ứng sách in (đầu vào, lưu kho và đầu ra) phức tạp hơn so với sách điện tử. Mơ hình
chuỗi cung ứng sách của Amazon được sơ đồ hóa như hình 4 dưới đây.

694


Nhà
cung

cấp

Giao hàng
tiêu chuẩn

Sách in
Kho hàng vật lý
(sách in)

Nhà
xuất
bản
Tự
xuất
bản

Chuỗi cung ứng đầu ra sách

Chuỗi cung ứng đầu vào sách

Lưu trữ
đám mây
(sách điện tử)

Giao hàng
Trả hàng

Giao hàng
trong ngày


Sách điện tử
(Sách kindle,
sách audio)

Bên mua trực tuyến

Khách hàng

Giao hàng
Prime Now
Tải sách
Bên bán trực tuyến

Hình 4: Mơ hình chuỗi cung ứng sách của Amazon.com
Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu
Quản trị cung ứng sách đầu vào và kho hàng: Các nhà cung cấp sách, nhà xuất bản
và sách do chính Amazon tự xuất bản sẽ được phân loại và chuyển tới các DC của
Amazon.com. Số lượng các loại sách in được chuyển đến các DC trong toàn hệ thống
mạng lưới phân phối dựa trên lịch sử và dữ liệu mua sách bản in của khách hàng. Amazon
sẽ lưu kho và phân bổ số lượng lưu kho phù hợp với từng kho hàng và khu vực.
Quản lý thực hiện giao hàng: Khi khách hàng đặt mua sách qua Amazon.com, tùy
thuộc vào loại sách và địa chỉ của khách hàng, gói dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng,
Amazon sẽ thực hiện các nghiệp vụ giao hàng phù hợp. Việc giao hàng sẽ thực hiện theo
quy trình của Amazon, dựa vào việc việc phân loại địa chỉ giao hàng, tình trạng sẵn có của
sách tại các DC, phần mềm quản lý kho hàng của Amazon sẽ gợi ý và chỉ dẫn đơn hàng đó
nên lấy hàng từ kho hàng nào, giá kệ nào và sau đó tiến hành đóng gói hàng hóa theo tiêu
chuẩn của Amazon trước khi giao hàng, giao cho khách hàng theo phương thức nào (ví dụ
như giao hàng tại nhà, giao hàng tại tủ giao hàng...). Amazon có ba tiêu chuẩn giao hàng và
có hàng chục giải pháp giao hàng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu về thời gian, chính
xác, tiết kiệm chi phí (xem bảng 1).

Bảng 1: Hoạt động của chuỗi cung ứng đầu ra của Amazon.com
đối với từng loại yêu cầu về thời gian giao hàng
STT

1

Tiêu chuẩn
giao hàng

Giao hàng Đơn
tiêu chuẩn
hàng

Quy trình giao hàng

Trung tâm
thực hiện
đơn hàng
ở xa

Th ngồi
dịch
vụ
giao hàng
(Ví dụ: Bưu
điện Hoa
Kỳ)

695


Khách
hàng


2

Giao hàng Đơn
trong ngày
hàng

Trung tâm Trung tâm
thực hiện phân loại
đơn hàng
ở gần

3

Gói dịch vụ Đơn
đăng
ký hàng
dành
cho
khách hàng
(Prime
Now)

Trung tâm
thực hiện
đơn hàng
ở gần


Các điểm
nhận hàng
của
Amazon
(điểm nhận
hàng,
tủ
nhận hàng,
giao hàng
tại nhà)

Dịch
vụ
giao hàng
của
Amazon
hoặc thuê
ngoài dịch
vụ
giao
hàng
Thuê ngồi
dịch
vụ
giao hàng
thơng qua
ứng dụng
"giao hàng
chia

sẻ"
viết riêng

Khách
hàng

Các điểm Khách
nhận hàng hàng
của
Amazon
(điểm nhận
hàng,
tủ
nhận hàng,
giao hàng
tại nhà..)

Nguồn: Amazon.com
Các phương tiện sử dụng giao sách in: Để phục vụ cho việc giao sách in và giao
các sản phẩm được nhanh nhất về thời gian, tiết kiệm nhất về chi phí, chính xác nhất về lựa
chọn và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, Amazon đã sử dụng nhiều phương tiện: Giao
hàng bằng máy bay chở hàng cỡ lớn, giao hàng bằng xe ô tô tải và ô tô chở hàng tải trọng
nhỏ, giao hàng bằng máy bay không người lái, giao hàng tại tủ khóa thơng minh (Amazon
Lockers), giao hàng tại nhà khách hàng bằng ổ khóa thơng minh (Amazon Keys), giao
hàng tại gara của khách hàng (In-garage Delivery), giao hàng tại xe hơi của khách hàng
(In-car Delivery), giao hàng thơng qua chương trình liên kết với đối tác giao hàng
(Amazon Flex) và giao hàng bằng dịch vụ thuê ngoài.
3.3. Các nguyên nhân thành cơng chuỗi cung ứng sách của Amazon.com
Amazon có tầm nhìn chiến lược dài hạn: Có thể nhận định, sự thành cơng của
Amazon.com trong thương mại điện tử nói chung và bán sách trực tuyến đến từ nhiều

nguyên nhân. Theo Jay Yarow (2010) và Robert Tucker (2018), nguyên nhân thành công
quan trọng hàng đầu là Amazon có tầm nhìn chiến lược dài hạn. Là nhà tiên phong trong
lĩnh vực bán sách trực tuyến từ năm 1994, Amazon lựa chọn sách là sản phẩm bán trực
tuyến khi bắt đầu khởi nghiệp và thành lập trang thương mại điện tử với một lý do sách là
một sản phẩm người mua không quá khắt khe, khơng q khó tính khi mua trên mạng
Internet. Thời kỳ đầu của quá trình khởi nghiệp bán sách trực tuyến cũng gặp rất nhiều khó
khăn và trở ngại như nhu cầu đọc sách và mua sách còn hạn chế, nhưng Amazon vẫn tin
rằng sách là sản phẩm có tầm nhìn chiến lược dài hạn (Zana Majed Sadq et al, 2018). Và
đế chế kinh doanh của Amazon sẽ không chỉ dừng lại ở sách mà là hàng trăm triệu sản
phẩm khác có thể được bán trên website Amazon.com. Hơn nữa, Amazon cũng tiên phong
cho ra đời định dạng sách điện tử của riêng mình và thu được thành cơng rất lớn.
Amazon đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại:
Thành công của Amazon trong lĩnh vực kinh doanh sách phải kể đến chuỗi cung ứng khép
696


kín từ khâu sản xuất sách (Amazon tự xuất bản sách), quy mô kho hàng cực lớn lên tới
hàng triệu m2 diện tích trải dài trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Amazon
đầu tư vào công nghệ, bao gồm các công nghệ phần mềm, công nghệ phần cứng, thiết bị
điện tử, đầu tư trọng điểm vào các trung tâm phân phối, trung tâm phân loại sản phẩm, các
loại robot tự động, cơ khí hóa, tự động hóa trong hệ thống nhà kho... Theo Robert Tucker
(2018), việc đầu tư vào cơng nghệ, giúp Amazon có khả năng phân tích dữ liệu và tối ưu
dữ liệu để tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh với đối thủ,
làm thỏa mãn và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Amazon.com đã công nghệ hóa
chuỗi cung ứng, xây dựng kho hàng thơng minh. Khơng giống như các tập đồn bán lẻ
truyền thống đầu tư vào phát triển hệ thống cửa hàng, Amazon.com xây dựng hệ thống
thông tin xử lý đơn hàng và thực hiện đơn hàng, hai hệ thống trực tuyến và vật lý kết nối
với nhau rất hữu hiệu (Jean-Paul Rodrigue, 2020). Hệ thống DC, TH ln được cơng nghệ
hóa và tự động hóa bằng các ý tưởng, giải pháp phần cứng, phần mềm, robot lấy hàng và
giao hàng, máy bay giao hàng khơng người lái..., FBA ngày càng hồn chỉnh. Cơng nghệ

giúp cho Amazon có lợi thế cạnh tranh lớn, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, gia tăng
sự tiện lợi và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, khiến khách hàng ln thích thú mỗi
khi mua sách tại Amazon, đặc biệt là các sách điện tử Kindle vừa tiện lợi, vừa rẻ.
Lợi ích khách hàng được ưu tiên hàng đầu: Ngồi ngun nhân có tầm nhìn dài hạn
và sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và chuỗi cung ứng, Amazon.com là doanh nghiệp
kinh doanh đã rất hiểu sự sống cịn phụ thuộc vào khách hàng. Do đó, mọi cải tiến đều
hướng tới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Làm được điều này chính là nguyên nhân dẫn tới
thành công của Amazon.com. Với sự đa dạng các đầu sách, sự đa dạng hình thức sách, sự
đa dạng về giá cả một đầu sách đã mang lại cho khách hàng các sự lựa chọn chưa từng có
(Richard Murphy and Vince Narkiewicz 2010). Nhờ đi đúng chiến lược và không ngừng
nghiên cứu, phát triển các giải pháp giao hàng hiện đại, tiên phong, Amazon đã đem đến
các trải nghiệm mới cho khách hàng trong việc giao hàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi
phí cho khách hàng, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phi giao hàng cho khách hàng, gia
tăng sự hài lòng của khách hàng khi mua sách tại Amazon.com.
Ngồi ra, một số ngun nhân khác có thể kể đến là Amazon.com có lợi thế người
đi đầu, đã bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến từ rất sớm tại Hoa Kỳ. Amazon.com cũng
không ngừng học tập kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp bán lẻ truyền thống như vận
dụng chiến lược “giá rẻ mỗi ngày”, hoặc lợi thế quy mô kinh doanh lớn của nhà bán lẻ
Wal-Mart, chính vì vậy, trong mảng kinh doanh sách nói riêng và hàng triệu sản phẩm
khác trên website Amazon.com của mình, Amazon ln cố gắng cắt giảm chi phí và giảm
giá thành tới mức thấp nhất để thu hút nhiều hơn nữa số lượng khách hàng và gia tăng sản
lượng bán.
4. Bài học gợi ý cho nhà bán lẻ sách tại Việt Nam
Thành công của Amazon đến từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến chiến
lược và tầm nhìn dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của nó. Điều này là gợi ý quan
trọng đối với các nhà bán lẻ điện tử Việt Nam phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài
hạn, bởi nếu muốn đi xa, phải chuẩn bị tốt ngay từ đầu. Các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cần
phải có chiến lược và tầm nhìn dài hạn, mở rộng quy mô đầu tư, mở rộng danh mục sản
697



phẩm được bày bán trên website để có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô lớn trong dài hạn.
Hiện nay có một số nhà bán lẻ điện tử lớn đã và đang đi theo mơ hình kinh doanh này và
đạt được một số thành công nhất định trên thị trường ví dụ như Tiki.vn, Shopee.vn và
Lazada.vn .
Amazon vận hành theo mơ hình nhà bán lẻ trực tuyến thuần túy, khơng duy trì cửa
hàng, có thể giảm được nhiều chi phí nhân viên bán hàng, thuê cửa hàng. Tuy nhiên,
Amazon phải đầu tư rất lớn vào quản trị kho hàng, hiện đại hóa các kho hàng - trung tâm
thực hiện đơn hàng DC, các điểm giao hàng TH, mấu chốt là quản trị tốt chuỗi cung ứng
đầu ra FBA. Amazon đã hiện đại hóa, cơng nghệ hóa, robot hóa, tự động hóa kho hàng,
xây dựng kho hàng ngày càng thơng minh hơn. Bài học này rất có giá trị tham khảo cho
các doanh nghiệp bán lẻ sách tại Việt Nam. Hiện nay, một số nhà bán lẻ tại Việt Nam như
Tiki, Lazada... đã triển khai mơ hình kinh doanh thương mại điện tử thuần túy của Amazon
nhằm giảm chi phí, tăng khả năng phục vụ khách hàng trên thị trường toàn quốc hoặc từng
bước xâm nhập thị trường quốc tế (Chử Bá Quyết & ctg, 2021). Tuy nhiên, đối với các nhà
sách bán lẻ tại Việt Nam vẫn ưu tiên đầu tư và phát triển các cửa hàng vật lý và chưa đầu
tư vào các giải pháp công nghệ, công nghệ hóa, robot hóa, tự động hóa và tối ưu hóa cho
các kho hàng và dịch vụ giao hàng cho khách hàng. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp
bán lẻ sách tại Việt Nam cần ưu tiên hơn cho kênh bán sách trực tuyến, đầu tư xây dựng
chuỗi cung ứng điện tử sản phẩm sách, giải quyết quy trình và công nghệ để giao hàng
nhanh nhất cho khách hàng về thời gian, tiết kiệm nhất về chi phí, hài lịng nhất về dịch vụ,
nâng cao trải nghiệm khách hàng trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Cuối cùng, các nhà bán lẻ sách tại Việt Nam cũng cần chú ý tới nhu cầu khách
hàng. Nhiều nhà bán lẻ thực hiện các chiến lược marketing rất bài bản và chi ngân sách lớn
để gia tăng lượng đơn hàng trực tuyến, nhưng lại chưa thấu hiểu bản chất và mong muốn
của khách hàng. Điều mà khách hàng luôn mong muốn khi mua hàng trực tuyến là giá rẻ,
giao hàng nhanh, hàng hóa có chất lượng tương xứng với giá thành là đủ. Vì vậy các nhà
bán lẻ phải tìm cách tối ưu chi phí và giảm giá sản phẩm, giao hàng nhanh, đúng hẹn,
chính xác, như cách mà Amazon đã mang lại cho khách hàng của họ.
5. Kết luận

Amazon là một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đã và đang
rất thành cơng tại Hoa Kỳ và trên tồn thế giới. Amazon là một hình mẫu kinh doanh lý
tưởng cho các nhà bán lẻ tại thị trường Việt Nam để học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm
quản trị kinh doanh, ý tưởng sản xuất kinh doanh, giải pháp cơng nghệ phục vụ khách
hàng. Vì lý do các nhà bán lẻ điện tử tại Việt Nam đi sau so với Amazon, đặc biệt khả năng
tài chính cịn hạn chế, kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng còn non trẻ, việc học tập
Amazon.com là hoàn toàn thiết yếu. Amazon.com đã xây dựng thành công chuỗi cung ứng
thông minh, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng, có giá thành rẻ là một trong những
lợi thế cạnh tranh lớn của các nhà bán lẻ điện tử. Bài viết tổng hợp kinh nghiệm trong bán
lẻ của Amazon.com, tiếp cận từ triển khai chuỗi cung ứng sách khá thành công của
Amazon là bài học đáng tham khảo cho các nhà bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt nhà bán lẻ
sách trực tuyến trong giai đoạn Việt Nam và thế giới đang tiến bước vào thời kỳ của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
698


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andria Cheng (2018), Why Walmart Is Pushing Into E-Books, A Business On The
Decline, truy cập ngày 5/11/2021 />2. Douglas M Lambert, James R Stock, Lisa M Elram (1998), Fundamentals of logistics
management, Irwin/McGraw-Hill.
3. Ganesham, Ran and Terry P.Harrision (2018), An introduction to supply chain
management, nhà xuất bản Pearson.
4. Jay Yarow (2010), Business Insider, How Many Kindle Books Has Amazon Sold?
About
22
Million
This
Year,
truy
cập

ngày
7/11/2021< />5. Jean-Paul Rodrigue (2020), The Distribution Network of Amazon and the Footprint of
Freight Digitalization, Journal of Transport Geography, Vol, 88, October 2020
6. Richard Murphy and Vince Narkiewicz (2010), Electronic Commerce and the Value
Proposition, The Journal of Human Resource and Adult Learning, Vol. 6, Num. 1,
June 2010.
7. Robert Tucker (2018), How Does Amazon Do It? Five Critical Factors That Explain
Amazon's Incredible Success, truy cập tại />8.

Chử Bá Quyết, Lê Duy Hải, Trần Thị Huyền Trang, Vũ Thị Hải Lý, Nguyễn Phan
Anh, Vũ Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hoài (2021), Giáo trình Quản trị Thương mại điện tử
1, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

9. Sunil, Chopra, Peter Meindl (2014), Supply Chain Management: Strategy, Planning,
and Operation, Pearson Publisher.
10. Thad McIlroy (2021), The Future of Publishing: reengineering the book publishing
supply
chain
truy
cập
ngày
7/11/2021,
/>11. Zana Majed Sadq, Hawre Nuraddin Sabir, Vian Sulaiman Hama Saeed (2018),
Analysing the Amazon success strategies, Journal of Process Management - New
Technologies, International Vol. 6, No 4, 2018.

699




×