Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN


BÀI CÁ NHÂN MÔN HỌC
SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN
ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI

GVHD: PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN
HVTH: NGUYỄN TUYẾT PHƯỢNG
LỚP: CAO HỌC QUẢN LÝ TN & MT

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUN NƯỚC
MẶT SƠNG ĐỒNG NAI .......................................................................................... 3
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu ......................................................................... 3
1.1.1

Khái niệm về BĐKH .............................................................................. 3



1.1.2

Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu ........................................ 3
1.1.2.1 Biến đổi tự nhiên ....................................................................... 3
1.1.2.2 Tác động của con người ............................................................ 4

1.1.3

Tác động biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước ở Việt Nam ................... 9

1.2 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai ............................................. 10
1.2.1

Tổng quan về Đồng Nai ........................................................................ 10

1.2.2

Hiện trạng nguồn nước mặt tại tỉnh Đồng Nai ...................................... 14

1.2.3

Chất lượng nguồn nước mặt và hiện tượng xâm nhập mặn trên sông

Đồng Nai.. ............................................................................................................... 16
1.2.3.1 Chất lượng nguồn nước mặt ................................................... 16
1.2.3.2 Xâm nhập mặn ........................................................................ 20
1.2.4

Lưu lượng nguồn nước mặt trên sông Đồng Nai. ................................. 21


Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUỒN
NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNGNAI ............................................................................. 22
2.1 Kịch bản BĐKH của tỉnh Đồng Nai .............................................................. 22
2.1.1

Kịch bản về nhiệt độ .............................................................................. 23

2.1.2

Kịch bản về lượng mưa ......................................................................... 28

2.1.3

Xâm nhập mặn ....................................................................................... 32

2.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn nước mặt ...................................... 39
2.2.1

Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng nước ......... 39

i


2.2.2
mặn.

Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình xâm nhập
............................................................................................................... 41


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH ĐỐI VỚI NGUỒN
NƯỚC MẶT TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................................43
3.1 Các giải pháp thích ứng về quản lý ................................................................ 43
3.2 Giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng thích ứng đối với biến đổi khí
hậu của tài nguyên nước. ....................................................................................... 45
3.3 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý và cải
thiện chất lượng nguồn nước ................................................................................. 46
Chương 4: KẾT LUẬN ........................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BOD Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh hóa

BQN

Bình qn năm

COD Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học


ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

GTVT

Giao thơng vận tải

KNK

Khí nhà kính

TM&DV

Thương mại và dịch vụ

TNMT

Tài nguyên môi trường

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh, tổng hợp phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000, 2010 ........5
Bảng 1.2: Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 .....................................7
Bảng 1.3: Kết quả kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng năm 2010 .................. 8
Bảng 1.4: Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2011 .................................12
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2011 ............................ 13
Bảng 1.6: Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 - 2011 ....................................14

Bảng 1.7: Tổng hợp trữ lượng nước một số sơng, suối chính tỉnh Đồng Nai ..........15
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình (oC) khu vực tỉnh Đồng Nai theo các kịch bản ........23
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình (mm) theo các kịch bản ở khu vực tỉnh Đồng Nai
.................................................................................................................................. 28
Bảng 2.3: Diện tích (km2) của các nồng độ mặn hiện trạng của tỉnh ...................... 32
Bảng 2.4: Diện tích (km2) của các nồng độ mặn của tỉnh theo kịch bản phát thải cao
.................................................................................................................................. 32
Bảng 2.5: Diện tích (km2) của các nồng độ mặn của tỉnh theo kịch bản phát thải
trung bình ................................................................................................................. 32
Bảng 2.6: Diện tích (km2) của các nồng độ măn của tỉnh theo kịch bản phát thải
thấp ........................................................................................................................... 32
Bảng 2.7: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2020 tại trạm Biên Hòa
.................................................................................................................................. 39
Bảng 2.8: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2030 tại trạm Biên Hòa
.................................................................................................................................. 40
Bảng 2.9: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2050 tại trạm Biên Hòa
.................................................................................................................................. 41

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) các năm 1994, 2000, 2010
của Việt Nam...............................................................................................................6
Hình 1.2: Biểu đồ kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 ........................7
Hình 1.3: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Nai ............................................11
Hình 1.4: Vị trí lưu vực sơng Đồng Nai ...................................................................16
Hình 1.5: Diễn biến DO trên sông Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ......................18
Hình 1.6: Diễn biến BOD5 trên sơng Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ..................18
Hình 1.7: Diễn biến COD trên sơng Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ...................19

Hình 1.8: Biểu đồ diễn biến thông số TSS sông Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 .19
Hình 1.9: Biến trình các đặc trưng mực nước (cm) cực đại, trung bình và cực tiểu
tháng theo các năm của trạm Biên Hịa .....................................................................21
Hình 2.1: Biểu đồ giá trị nhiệt độ trung bình (oC) khu vực tỉnh Đồng Nai theo các
kịch bản…………………………………………………………………………….24
Hình 2.2: Phân bố nhiệt độ tỉnh Đồng Nai theo kịch bản biến đổi khí hậu .............27
Hình 2.3: Lượng mưa trung bình năm (mm) ở khu vực tỉnh Đồng Nai theo các kịch
bản .............................................................................................................................28
Hình 2.4: Phân bố mưa tỉnh Đồng Nai theo kịch bản biến đổi khí hậu ..................31
Hình 2.5: Ranh giới mặn tại tỉnh Đồng Nai vào năm 2010 ......................................33
Hình 2.6: Ranh giới mặn của năm 2020 của các kịch bản .......................................34
Hình 2.7: Ranh giới mặn của năm 2030 của các kịch bản .......................................35
Hình 2.8: Ranh giới mặn của năm 2050 của các kịch bản .......................................36
Hình 2.9: Ranh giới mặn của năm 2070 của các kịch bản .......................................37

v


Hình 2.10: Ranh giới mặn của năm 2100 của các kịch bản .................................... 38
Hình 2.11: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2020 tại trạm Biên Hòa
.................................................................................................................................. 39
Hình 2.12: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2030 tại trạm Biên Hịa
.................................................................................................................................. 40
Hình 2.13: So sánh lưu lượng hiện trạng với lưu lượng năm 2050 tại trạm Biên Hịa
.................................................................................................................................. 41
Hình 3.1: Các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai và
phụ cận ...................................................................................................................... 44

vi



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự
thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu
cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua
các tác động đến mơi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước,
đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con
người cũng như tồn bộ sự sống trên trái đất.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên tồn cầu và mực
nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết
các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình tồn cầu tiếp tục tăng và
đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Theo tính tốn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (MONRE, 2012), ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua,
nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7°C, mực nước biển đã dâng
khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt
Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
ngày càng nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và
mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100.
Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống cịn của nhiều dân
tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nét
nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang nóng lên; hậu quả làm băng tan,
mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc, giông tố gia tăng. Con người đã và đang
phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh,
đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học...
Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc (UNDP) nhận định: Biến đổi khí hậu gây ra cho nhân loại 5 bước thụt lùi: (1)


Trang 1


Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông
nghiệp. Năm 2008, thế giới sẽ có thêm khoảng 600 triệu người bị suy dinh dưỡng.
(2) đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỉ người sống trong tình trạng khan hiếm nước,
đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và Bắc Nam Á. (3) Khoảng 330
triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt nếu nhiệt độ trái đất tăng
thêm 30C - 40C. (4) Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên
khoảng 20C. (5) Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu
người bị bệnh sốt rét.
Tỉnh Đồng Nai và Tp. Biên Hịa nói riêng được xem là một trong tám vùng
kinh tế trọng điểm của phía Nam. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Đồng Nai
cũng góp phần làm gia tăng khí nhà kính dẫn đến BĐKH. BĐKH sẽ làm thay đổi sự
phân bố tài ngun nước, dịng chảy các sơng, chất lượng nước và việc cung cấp
nước Lưu vực sông Đồng Nai là nguồn cấp nước chính và đóng vai trị quyết định
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và 11 tỉnh, thành với hơn 20
triệu dân hiện đang sinh sống trên lưu vực này. Do đó, để quản lý bền vững nguồn
nước mặt tại tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết và cấp bách để đảm bảo cuộc sống của
người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Trang 2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC MẶT SÔNG ĐỒNG NAI
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm về BĐKH
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và

khơng gian nhất định.
Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi “xu thế chung của thời tiết” do các
hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngoài sự thay đổi khí hậu của tự
nhiên.
1.1.2 Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động
năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường
độ ánh sáng Mặt Trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian
gần đây. Những yếu tố bên ngồi - những yếu tố có thể định hình khí hậu thường
được gọi là các lực khí hậu, chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao
gồm những thay đổi của quỹ đạo Trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục
trái đất), quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như bức
xạ mặt trời) và vị trí của các lục địa.
1.1.2.1 Biến đổi tự nhiên
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của
Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay
đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng
chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi
tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên

Trang 3


hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi
cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển
một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu
khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều
năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản

chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác
dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng
lượng khí Cacbon có trong khí quyển. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các đoàn

địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các hoạt động của con người cịn tạo ra một
khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí được tạo ra do hoạt động
núi lửa.
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống
khí hậu. Dịng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi
trong lưu thơng đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thơng qua sự chuyển động
của CO2 vào trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một
quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay
trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính
đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói khơng ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng
góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay.
Theo các kết quả nghiên cứu và cơng bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì
nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
1.1.2.2 Tác động của con người
Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi trường.
Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó có ảnh hưởng trực tiếp và rõ
ràng đến khí hậu. Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng rằng nhiệt độ

Trang 4


bề mặt Trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt động
của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,
vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, vv và thay đổi mục đích

sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và
nạn phá rừng. Ngồi ra cịn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau
thu hoạch.
Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con
người do Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH cơng bố đã cải thiện qua các năm như
sau:
-

Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt động con người chỉ đóng

góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH
-

Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các

nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 67%
nguyên nhân gây ra BĐKH
-

Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết

quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra BĐKH
-

Và theo bản báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động con

người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công bố
vào năm 2013.
Bảng 1.1: So sánh, tổng hợp phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000, 2010
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương.

Lĩnh vực

1994

2000

2010

Năng lượng

25,64

52,77

141,17

Các quá trình cơng nghiệp

3,81

10,01

21,17

Nơng nghiệp

52,45

65,09


88,35

LULUCF

19,38

15,10

- 19,22

Chất thải

2,57

7,93

15,35

Tổng

103,84

150,90

246,83

Trang 5


(Nguồn: Báo cáo của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi

khí hậu (UNFCCC) năm 2014)
Theo báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thì kết quả kiểm kê
Khí Nhà Kính (KNK) năm 2000 của Việt Nam là khoảng 151 triệu tấn CO2 tương
đương. Trong đó, hai nguồn phát thải nhiều nhất là nông nghiệp 65 triệu tấn
CO2 tương đương chiếm 43%, năng lượng 53 triệu tấn CO2 tương đương chiếm
35% tổng phát thải KNK của Việt Nam. Vì trong giai đoạn này Việt Nam là một đất
nước có tỷ trọng sản xuất Nơng Nghiệp cao.

Hình 1.1: Biểu đồ kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) các năm 1994, 2000,
2010 của Việt Nam
Đến năm 2010, kết quả kiểm kê Khí Nhà Kính của Việt Nam là khoảng 246,8
triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó hai nguồn phát thải nhiều nhất vẫn là nông
nghiệp và năng lượng nhưng năng lượng đã chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà
kính với 141 triệu tấn CO2 tương đương chiếm 57%, nông nghiệp 88 triệu tấn
CO2 tương đương chiếm 36% tổng phát thải KNK của Việt Nam. Vì trong giai đoạn
này, nền công nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh về số lượng.
Từ các số liệu trên cho thấy phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng
tăng rất nhanh, năm 2000 là gần 53 tr.tấn CO2tđ, chiếm trên 30% tổng phát thải
quốc gia, năm 2010 tương ứng là 141 tr.tấn, chiếm 59%. Năm 2020 được dự báo là
381 tr.tấn chiếm 82%; năm 2030 là 648 tr. tấn chiếm 85%.
Như vậy, sự phát triển của nền công nghiệp dẫn đến sử dụng năng lượng tăng
cao và kéo theo là tăng khí phát thải nhà kính.

Trang 6


Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm:
Bảng 1.2: Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương.

Lĩnh vực

CO2

CH4

N2 O

Tổng

Tỷ lệ

Năng lượng

124,8

16,0

0,4

141,1

53,05

Q trình cơng nghiệp

21,2

-


-

21,2

7,97

-

57,9

30,4

88,3

33,20

LULUCF

-20,3

1,0

0,1

-19,2

-

Chất thải


0,07

13,4

1,8

15,4

5,78

Tổng phát thải (khơng bao gồm
LULUCF)

146,0

87,3

32,7

266,0

100

Tổng phát thải (bao gồm LULUCF)

125,7

88,3

32,8


246,8

Nơng nghiệp

Hình 1.2: Biểu đồ kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010
- Tự nhiên: CO2, hơi nước, CH4, O3 và NO2
- Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, CH4, NO2 đã gia
tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC’s- chất làm lạnh, dung môi, thuốc
xịt, … Một phần tử CFC có thể hấp thụ các tia hồng ngoại gấp 12000-16000 lần so
với CO2.
Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính:

Trang 7


- Q trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
- Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2.
- Sản phẩm phụ của q trình đốt cháy nylon.
Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%),
hơi nước (3%); ngồi ra cịn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi. Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, clo… làm số lượng tia cực tím
UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu
ứng nhà kính.
Bảng 1.3: Kết quả kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực năng lượng năm 2010
Đơn vị tính: triệu tấn CO2 tương đương
Nguồn phát thải

Tổng


Tỷ lệ (%)

- Đốt nhiên liệu

124,28

88,03

- Công nghiệp NL

41,06

29,08

- CNSX&XD

38,08

26,97

- GTVT

31,82

22,54

- TM&DV

3,31


2,35

- Dân dụng

7,10

5.03

- NN-LN-Thủy sản

1,63

1,16

- Các ngành khác không sử dụng năng lượng

1,28

0,91

- Phát tán

16,90

11,97

- Nhiên liệu rắn

2,24


1,59

- Dầu và khí

14,65

10,38

Tổng cộng

141,17

100

(Nguồn: Bùi Huy Phùng)
Trong giai đoạn 1994-2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
(bao gồm LULUFCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh
vực năng lượng tăng nhanh nhất từ 25,6 triệu tấn CO2 tương đương lên 141,1 triệu

Trang 8


tấn CO2 tương đương và cũng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất năm 2010. Trong lĩnh
vực năng lượng thì nguồn đốt nhiên liệu là nguồn phát thải khí nhà kính nhiều nhất
với 124,28 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 88,03% tổng nguồn phát thải khí nhà
kính từ nguồn năng lượng.
1.1.3 Tác động biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước ở Việt Nam
BĐKH gây nên nhiều biến động đến hệ thống thủy văn của các nước trên thế
giới và Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64
tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong

chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống
con người, đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với một quốc gia có nền kinh tế
phụ thuộc vào biển và hai đồng bằng rộng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sơng Cửu Long) thì tác động này thật sự là một mối đe dọa khi mực nước biển dâng
cao. Khi đó, các vùng ven biển Việt Nam sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ do tác động của
BĐKH như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn,… Đó cũng là các nguyên
nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ lệ nghèo đói và làm giảm khả
năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam có tổng lượng dịng chảy năm vào khoảng 847 tỷ m3, lượng nước
chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507 tỷ m3, chiếm đến 60%, phân bố chủ yếu trên hai
hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Trong khoảng 2360 con sơng
có chiều dài lớn hơn 10 km thì có 10/13 lưu vực sơng chính và nhánh có diện tích
lớn hơn 10.000 km2 có quan hệ với các nước láng giềng tạo ra nhiều ràng buộc và
khó khăn trong cơng tác quản lý cũng như sử dụng.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong
điều kiện BĐKH lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ
lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay
gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa tồn năm có tăng nhưng lượng nước tổn thất do bốc
thoát hơi trên lưu vực tăng nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dịng chảy khơng
tăng mạnh.

Trang 9


Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng
chảy, tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt; Vấn đề chất
lượng nước có thể tăng lên, nơi có ít dịng chảy tăng nguy cơ ơ nhiễm từ các nguồn
tự nhiên và con người.
Theo báo cáo của Bộ TNMT ngày 29/10/2008 thì trong vịng 5 năm qua,
lượng nước mùa kiệt của cả nước đã giảm đến 50 – 60% so với trước. Trong mùa

khô, nguồn thủy sản bổ sung từ thượng nguồn đã giảm đi nhiều. Do BĐKH, các
trận lũ ngày càng tăng ở các đồng bằng sông Hồng, sông Mêkông và các đồng bằng
ven biển. Ở các vùng núi và cao nguyên có rất nhiều lũ quét, lũ ống, sạt lỡ do mưa
nhiều ở những thời điểm bất ngờ.
Theo Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, BĐKH
và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng
nước nói riêng của Việt Nam. Cịn trong ngắn hạn, Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước
và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng
nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gịn
tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển, với tốc độ tăng dân số ngày càng cao
nên nhu cầu sử dụng nước cũng ngày một tăng lên. Trong khi đó, chất lượng và trữ
lượng nước ngày càng giảm một phần phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các
quốc gia ở láng giềng và sự suy giảm chất lượng nguồn nước do các hoạt động sinh
hoạt và công nghiệp trong nước. Do đó, cơng tác quản lý tài ngun nước trở thành
một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay của Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung.
1.2 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai
1.2.1 Tổng quan về Đồng Nai
• Vị trí địa lý:

Trang 10


Hình 1.3: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên: 590.723,63 ha và vị trí được xác định như
sau:
-

Phía Đơng: giáp tỉnh Bình Thuận;


-

Phía Bắc và Đơng: giáp tỉnh Lâm Đồng;

-

Phía Bắc và Tây Bắc: giáp tỉnh Bình Dương;

-

Phía Đơng và Đơng Nam: giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

-

Phía Tây và Tây Nam: giáp thành phố Hồ Chí Minh.

Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế - xã hội. Đồng Nai là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa
các tỉnh Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và cả nước
nhờ các tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và đường sắt Bắc
Nam). Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai có vai trị trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh – quốc phòng của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam.
• Đặc điểm khí tượng
✓ Nhiệt độ
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa
tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc

Trang 11



tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6
– 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Nhiệt độ khơng khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7oC. Mức độ chênh nhau
giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh
nhất là 4,2oC.
Nhiệt độ trung bình mùa khơ từ 25,4 – 26,7oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất
và tháng thấp nhất là 4,8oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,8oC. So với
mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8oC.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình 26,40C
- Nhiệt độ cao nhất 29,20C
- Nhiệt độ thấp nhất 23,40C
- Nhiệt độ khơng khí cao thường ghi nhận vào khoảng thời gian giữa mùa
khô và mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5).
- Nhiệt độ không khí trên 290C thường xãy ra khơng q 13 – 20
ngày/tháng.
Bảng 1.4: Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2011
Tháng 1
năm

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

BQN

2006

26,4 27,9 28,3 29,2 28,8 28,0 27,3 27,2 27,0 27,2 27,9 26,6 27,7

2007

25,6 25,6 27,2 28,4 27,1 26,8 25,9 25,9 25,9 25,6 25,0 25,2 26,2

2008

25,0 25,0 26,2 28,0 26,2 26,4 26,4 25,7 25,7 26,0 25,2 24,7 25,9

2009

23,4 25,7 26,9 27,2 26,6 26,5 25,9 26,6 25,7 25.7 25,9 25,1 25,9


2010

25,3 26,6 27,6 28,7 29,3 27,0 26,2 26,0 26,2 25,6 25,3 24,9 26,6

2011

24,3 25,3 26,2 27,1 27,2 26,3 25,9 26,3 25,3 25,9 26,0 24,8 25,9

✓ Lượng mưa
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Địa bàn huyện
Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất, trên

Trang 12


2.500mm/năm. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 14%
lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88%
lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và
từ giữa ra hai phía Đơng và Tây của Đồng Nai.
Có thể tóm tắt chế độ mưa như sau:
- Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa
khô thường từ tháng 11 đến tháng 4.
- Lượng mưa trung bình năm 2.078 mm.
- Lượng mưa cao nhất hàng năm là 2.301mm và thấp nhất là 1.690 mm và
thời gian mưa hàng năm là 162 ngày/năm.
- Mùa mưa chiếm 80 -85% tổng lượng mưa.
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2011
Tháng
1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

BQN

2006

0,4

1,4


9,2

65,9

177,4 250,2 230,2 345,0 307,1 257,9 22,5

2007

2,9

0,0

76,8

17,0

278,8 264,5 366,1 344,4 445,9 258,7 205,3 1,7

2008

8,1

8,4

12,5

72,9

382,3 162,1 336,9 266,7 433,8 211,0 160,0 25,4 2.080,1


2009

0,6

91,2 102,6 137,7 240,8 238,9 265,3 367,1 489,2 269,1 43,3

2010

27,2 0,0

72,0

2011

25,7 0,0

710,0 32,3

năm

29,8

60,1

23,6 1.690,8
2244,1

19,8 2.301,6

237,5 307,5 262,0 474,2 612,0 420,4 5,6


2.507,8

425,4 309,6 347,0 354,9 557,7 216,0 154,8 21,0 2.515,4

✓ Chế độ gió
Gió ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát tán các chất ơ nhiễm vào trong
khơng khí. Tốc dộ gió càng nhỏ thì mức độ ơ nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm
càng lớn. Gió chịu ảnh hưởng cảu chế độ gió mùa.
Tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Các hướng gió chính của khu vực
như sau:

Trang 13


- Từ tháng XI tới tháng IV năm sau là mùa khơ với lượng gió thịnh hành là
Nam – Đơng Nam.
- Từ tháng V tới tháng X là mùa mưa với hướng gió thịnh hành là gió Tây –
Tây Nam, vận tốc gió trung bình 1,03 m/s, tốc độ gió trung bình 1,13 m/s, trung
bình lớn nhất 8,8 m/s, tung bình lớn nhất 9,9 m/s.
✓ Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí cũng như nhiệt độ khơng khí là những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến các q trình chuyển hóa và phát tán các chất ơ nhiễm trong khí quyển,
đến q trình trao đổi nhiệt của cơ thểvà sức khỏe người lao động. Chế độ độ ẩm
được tóm tắt như sau:
- Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình 81 -82%.
- Độ ẩm khơng khí tương đối cao nhất 89 (tháng 9).
- Độ ẩm khơng khí thấp nhất vào khoảng 68% (tháng 2).
Bảng 1.6: Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 - 2011
Tháng

năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

BQN

2006


78

72

74

75

81

85

88

88

88

87

80

79

81

2007

71


68

74

72

84

86

88

87

88

88

83

78

81

2008

76

71


71

75

86

86

85

87

88

87

85

81

82

2009

75

75

77


81

85

87

87

86

89

88

81

78

82

2010

75

72

71

72


77

86

88

89

88

89

88

82

81

2011

78

71

75

75

83


87

88

86

89

88

84

81

82

1.2.2 Hiện trạng nguồn nước mặt tại tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sơng suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối
không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sơng Đồng Nai về
hướng Tây Nam. Nguồn nước mặt tỉnh Đồng Nai được cung cấp bởi các sông lớn
thuộc hệ thống sơng Đồng Nai gồm các dịng sơng chính: sơng Đồng Nai, sơng La
Ngà, sơng Bé. Bên cạnh những dịng sơng chính này, tỉnh Đồng Nai cịn có các

Trang 14


nhánh sông lớn đáng kể như: sông Lá Buông, sông Thị Vải, sông Ray, sông Dinh.
Tổng lượng nước mặt hàng năm tỉnh Đồng Nai nhận được từ hệ thống sông Đồng
Nai và các sông suối nhỏ khác là 26,545 tỷ m3. Tổng hợp trữ lượng nước một số
sơng, suối chính tỉnh Đồng Nai được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.7: Tổng hợp trữ lượng nước một số sơng, suối chính tỉnh Đồng Nai
Tổng diện
Stt

Tên lưu vực

tích lưu vực
(km2)

Diện tích

Lưu

Trữ

thuộc tỉnh

lượng-

lượng-W

Đồng Nai

Qtb

(triệu

(km2 )

(m3/s)


m3)

Các sông lớn
1

Sông Đồng Nai tại Tà Lài

8850

449,03

346,86

10938,68

2

Sông Đồng Nai tại Trị An

14800

1269,11

590,81

18631,88

3


Sông La Ngà (cửa sông)

4100

1032,75

186

5865,55

4

Sông Bé (cửa sơng)

7650

537,46

255,47

8056,5

22425

-

770,65

24303,22


5

Sơng Đồng Nai tại Biên
Hịa

Các sơng suối nhỏ khác
6
7

Sơng Lá Buông
Suối Nước Trong – Bưng
Môn

48,07

473,86

473,86

11,31

356,67

232,55

232,55

4,66

146,96


-

436,53

11,79

371,69

1250

545,07

14,41

454,43

8

Suối Cả (Sông Thị Vải)

9

Sông Ray

10

Suối Gia Ui – Sông Dinh

-


208,04

5,90

186,06

11

Các sông, suối nhỏ khác

-

710,33

23,04

726,68

Tổng trữ lượng dòng chảy qua tỉnh Đồng Nai

26.545,72

Nguồn: [7].

Trang 15


Hình 1.4: Vị trí lưu vực sơng Đồng Nai
1.2.3 Chất lượng nguồn nước mặt và hiện tượng xâm nhập mặn trên sông

Đồng Nai
1.2.3.1 Chất lượng nguồn nước mặt
Căn cứ đặc thù, mục đích sử dụng nước theo Quyết định số
16/2010/QĐ.UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng
mơi trường tiếp nhận nước thải và khí thải cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
có thể đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai theo từng đoạn sông như sau:
Đoạn 1: Từ bến đò Nam Cát Tiên đến bến phà 107, xã Phú Ngọc, huyện Định
Quán;
Đoạn 2: Từ dưới hồ Trị An ngã ba sông Bé - sông Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu
đến cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hịa;
Đoạn 3: Từ cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hịa đến cầu Đồng Nai phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hịa;
Đoạn 4: Từ dưới cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hịa đến
ngã 3 sơng Cái Mép - sơng Gị Gia - xã Phước An, huyện Nhơn Trạch.

Trang 16


Chất lượng nước sông Đồng Nai cũng được đánh giá qua các đoạn như sau:
• Chất lượng nước sơng Đồng Nai - Đoạn 1 & Đoạn 2
Từ năm 2006 - 2010, nhìn chung chất lượng nước sơng Đồng Nai đoạn 1 và
đoạn 2 còn tương đối tốt và đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy
nhiên, một số thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ. Vào
mùa mưa hàng năm, lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng nước
sông bị đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn môi
trường quy định [8].
• Diễn biến chất lượng nước sơng Đồng Nai - Đoạn 3
Đoạn sông này chảy qua thành phố Biên Hòa do chịu tác động bởi các nguồn
thải từ khu vực dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc
thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An - Bình Dương nên chất lượng nước mặt có một
số thơng số chưa đạt u cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt (ơ nhiễm chủ yếu do

chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn), cụ thể:
- Đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Rạch Cát, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cấp
nước nhưng vào một số thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu
cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.
- Đoạn đầu từ cầu Rạch Cát đến hợp lưu sông Cái - sông Đồng Nai (gần công
ty Ajinomoto) chất lượng nước qua các năm vẫn đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp
nước. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tình trạng ơ nhiễm do các chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng và vi khuẩn từ nước thải sinh hoạt, nước thải cơng nghiệp trên địa bàn thành
phố Biên Hịa đổ vào. Chất lượng nước đoạn sông này kém hơn so với các đoạn tại
thượng lưu.
Chất lượng nước đoạn 3 bị ô nhiễm do chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi
khuẩn, đặc trưng là hàm lượng TSS, NH4+, E.Coli và Coliform trong nước vượt so
với quy chuẩn môi trường quy định.
• Diễn biến chất lượng nước sơng Đồng Nai - Đoạn 4
Từ năm 2006 - 2010, chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn này dao động
không đáng kể, đạt yêu cầu cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông đường thủy.

Trang 17


×