Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Địa 10 BAC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.16 KB, 11 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TỈNH BẮC GIANG

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
MƠN ĐỊA LÍ - KHỐI 10
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 07 câu; gồm 02 trang)

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1 (3,0 điểm) Trái Đất
1. Tại sao mùa đông ở bán cầu Nam dài hơn ở bán cầu Bắc?
2. Phân biệt tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành
địa hình Trái Đất. Lực nào đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành địa
hình Trái Đất?
Câu 2 (2,0 điểm). Khí quyển
1. Giải thích sự hình thành các vành đai khí áp do động lực trên Trái Đất.
2. Giải thích tại sao ngay cả những nơi diễn ra gió Mậu dịch là loại gió
ổn định nhất, vẫn có gió mùa và các loại gió địa phương hoạt động.
Câu 3 (2,0 điểm). Thổ nhưỡng quyển
Phân tích tác động của địa hình tới phân bố đất trên Trái Đất.
Câu 4 (2,0 điểm) Thuỷ quyển
So sánh sự khác biệt giữa sông ngịi ở miền núi và sơng ngịi ở miền đồng
bằng. Tại sao tốc độ dịng chảy của sơng ngịi có sự khác nhau?
Câu 5 (3,0 điểm) Địa lí dân cư
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng cơ giới của dân cư.
2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét qui mô dân số đô thị của nước
ta. Tại sao nói đơ thị hóa đang có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế


xã hội của nông thôn nước ta.
Câu 6 (5,0 điểm). Địa lí các ngành kinh tế (4,0). Mơi trường và PTBV (1,0)
1. Nêu vai trị của ngành chăn ni. Tại sao nói việc đưa chăn ni lên
thành ngành chính ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện?
2. Tại sao công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm phân bố rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển?
1


3. Nêu biểu hiện và nguyên nhân của vấn đề mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường.
Câu 7 (3,0 điểm) Biểu đồ
Cho bảng số liệu:
Một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 - 2010
Năm
Lúa mì (triệu tấn)
Ni trồng thủy sản (triệu tấn)
Diện tích rừng (triệu ha)

1990
592,3
16,8
3440

1995
542,6
25,6
3455

2000

2010
585,1
653,4
45,7
59,9
3869
4033
(Nguồn: FAO)

a. Xử lí số liệu và chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng
trưởng một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 2010.
b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông lâm - ngư nghiệp của thế giới trong thời kì trên.
---------- HẾT---------* Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục),
không được sử dụng các tài liệu khác.
Giáo viên ra đề

Lê Phương Linh
(ĐT: 0868.090.963)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10

Thời gian làm bài 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

(HDC gồm 06 trang)

2


Nội lực
Khái niệm
Là lực sinh ra ở bên
trong lòng Trái Đất.
Nguyên nhân Chủ yếu do các chất
phóng xạ, sự chuyển
dịch và sắp xếp lại vật
chất cấu tạo Trái Đất
theo trọng lực, sự ma sát
vật chất…
Tác động – tăng tính gồ ghề, nặng
tạo ra các về mặt hình thành ĐH,
dạng ĐH
kiến trúc lên những
dạng ĐH lớn…
ĐH kiến tạo

Ngoại lực
Là những lực được sinh ra ở bên
ngoài, trên bề mặt Trái Đất (diễn giải)
Chủ yếu là do nguồn năng lượng bức
xạ Mặt Trời.

san bằng, phá vỡ ĐH do nội lực tạo
nên =>tạo ra những dạng ĐH mới =>

nghiêng về mặt phá vỡ ĐH
ĐH bóc mịn - bồi tụ

Câu
Nội dung
Điểm
1
Kiến thức Trái Đất
+ thạch quyển
3,0 điểm

1. Tại sao mùa đông ở bán cầu Nam dài hơn ở bán cầu Bắc?
1,5 đ
- Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quĩ đạo hình elip, nên có nơi
gần Mặt Trời và có nơi xa Mặt Trời. Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thường vào ngày
3 – 1 (điểm cận nhật) và ở xa Mặt Trời nhất thường vào ngày 5-7 (điểm viễn nhật).
0,5
- Từ ngày 21/3 đến 23/9 (mùa hè ở bán cầu Bắc, mùa đông của bán cầu Nam): Trái
đất chuyển động trên nửa quĩ đạo có điểm viễn nhật, lực hút của Mặt Trời nhỏ, làm
cho Trái Đất chuyển động với tốc độ nhỏ, kéo dài 187 ngày.
0,5
- Từ ngày 23/9 đến 21/3 (mùa hè ở bán cầu Nam, mùa đông của bán cầu Bắc): Trái
đất chuyển động trên nửa quĩ đạo có điểm cận nhật, lực hút của Mặt Trời lớn, làm cho
Trái Đất chuyển động với tốc độ lớn, chỉ kéo dài 179 ngày.
0,5
2. Phân biệt tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa
hình Trái Đất. Lực nào đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành địa
hình Trái Đất?
1,5 đ


1,0

Lực nào đóng vai trị quan trọng hơn trong q trình hình thành địa hình
Trái Đất?
Khơng có lực nào có vai trị hơn đối với sự hình thành các dạng địa hình trên
Trái đất, vì chúng phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc hình thành địa hình.
3


Nội lực có xu hướng làm gồ ghề bề mặt Trái Đất, ngoại lực có xu hướng san
bằng. Vì vậy, đối với mỗi kiểu địa hình khác nhau, mỗi lực có vai trị khác nhau
(ví dụ).
0,5
2
Khí quyển
2,0 điểm

1. Giải thích sự hình thành các vành đai khí áp do động lực trên Trái Đất.
1,0 đ
- Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp do động lực:
+ Khơng khí nóng ở xích đạo bị đẩy lên cao thì chuyển động theo hướng kinh tuyến,
nhưng do tác động của lực Côriôlit nên bị lệch hướng. Tới vĩ độ 30 -350 thì đã chuyển
thành hướng kinh tuyến. Ở trên cao gặp lạnh, khơng khí co lại, tỉ trọng khơng khí tăng
nên giáng xuống tạo thành đai áp cao chí tuyến.
0,5
+ Khơng khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ơn đới. Tại
đây, nó gặp khối khơng khí từ chí tuyến đi lên. Hai luồng khơng khí này gặp nhau (vĩ
độ khoảng 600- 650) thì đẩy lên cao làm cho khơng khí ở đây lỗng ra, tỉ trọng giảm
nên trở thành đai áp thấp ôn đới.
0,5

2. Giải thích tại sao ngay cả những nơi diễn ra gió Mậu dịch là loại gió ổn định
nhất, vẫn có gió mùa và các loại gió địa phương hoạt động.
1,0 đ
- Gió Mậu dịch (gió tín phong): gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.
Do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương, nên khi các đai khi áp trên Trái Đất
không liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.
0,5

- Sự khác nhau về địa hình, tính chất của bề mặt đệm giữa các địa phương trong cùng
một đới khí hậu... đã làm xuất hiện các áp cao và áp thấp theo mùa, theo ngày,
đêm...tạo thành các loại gió địa phương và gió mùa. Ngồi ra, sự dịch chuyển của các
khu khí áp cao và thấp thường xuyên trên Trái Đất theo chuyển động biểu kiến của
Mặt Trời.

4


0,5
3
Thổ nhưỡng quyển
2,0 điểm

Phân tích tác động của địa hình tới phân bố đất trên Trái Đất.

- Địa hình là nhân tố tác động gián tiếp tới sự hình thành đất thơng qua yếu tố khí hậu
và sinh vật, các tác động của ngoại lực theo độ cao, độ dốc hướng sườn. Từ đó ảnh
hưởng tới chiều hướng và cường độ hình thành đất.
0,5
- Độ cao: độ cao địa hình làm thay đổi điều kiện khí hậu, sinh vật -> hình thành vành
đai đất theo độ cao. Càng lên cao, nhiệt độ thấp, q trình phong hóa chậm -> q

trình hình thành đất yếu, tầng đất mỏng.
0,5
- Độ dốc: độ dốc làm tăng cường q trình xâm thực, xói mịn, đặc biệt khi lớp phủ
thực vật bị phá hủy -> lớp đất mỏng, bạc màu.
0,25
- Nơi bằng phẳng: quá trình bồi tụ là chủ yếu -> tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
0,25
- Hướng sườn: hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau -> sự
phát triển của thực vật cũng khác nhau -> hình thành các vành đai đất theo độ cao
khác nhau (sườn đón nắng có giới hạn các vành đai đất được đẩy lên cao hơn so với
sườn khuất nắng).
0,5
4
Thuỷ quyển
2,0 điểm

1. So sánh sự khác biệt giữa sơng ngịi ở miền núi và sơng ngịi ở miền đồng
bằng.
1,0 đ
* Sơng ngịi ở miền núi:

5


- Lịng sơng hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh hơn
- Nước sông lên xuống nhanh hơn
- Q trình xâm thực xảy ra mạnh
0,5
* Sơng ngịi ở miền đồng bằng:
- Lịng sơng rộng và độ dốc nhỏ hơn, uốn khúc quanh co và nước chảy chậm hơn.

- Nước sơng lên xuống chậm hơn
- Q trình bồi tụ xảy ra mạnh.
0,5
2. Tại sao tốc độ dòng chảy của sơng ngịi có sự khác nhau?
1,0 đ
Do tốc độ dịng chảy của sơng ngịi chịu tác động của các nhân tố khác nhau; mỗi
nhân tố này lại khác nhau ở các sơng trên Trái Đất.
0,5
- Độ dốc dịng sơng (độ chênh của mặt nước): độ chênh của mặt nước càng nhiều thì
tốc độ dịng chảy càng lớn.
0,25
- Chiều rộng lịng sơng (bề ngang của lịng sơng): Ở khúc sơng rộng, nước chảy chậm;
đến khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn.
0,25
5
Địa lí dân cư
3,0 điểm
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng cơ giới của dân cư.
1,5đ
Có những nơi xuất cư, có nơi nhập cư là do ”lực hút và lực đẩy” tại các vùng xuất,
nhập cư và các nguyên nhân khác:
+ Những nơi nhập cư là do các lực hút như điều kiện đất đai màu mỡ, tài ngun
phong phú, khí hậu ơn hồ, mơi trường sống thuận lợi; dễ kiếm việc làm, thu nhập
cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường xã hội tốt
hơn…
0,5

6



+ Những nơi xuất cư là do các lực đẩy đẩy dân cư ra khỏi vùng cư trú như điều kiện
sống quá khó khăn, thu nhập thấpm khó kiếm việc làm; đất đai canh tác q ít, bạc
màu, khơng có tiền vốn và kĩ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống…
0,5
+ Các nguyên nhân khác: Chính sách di dân, tập qn cư trú, tơn giáo, hợp lí hóa gia
đình, nơi ở bị giải tỏa, chiến tranh, dịch bệnh…
0,5
2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét qui mô dân số đô thị của nước ta. Tại
sao nói đơ thị hóa đang có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội
của nông thôn nước ta.
1,5 đ
a. Nhận xét qui mô dân số đô thị của nước ta
0,5 đ
- Qui mô dân số đô thị nước ta tăng nhưng vẫn nhỏ hơn dân số nơng thơn (d/c)
- Phần lớn các đơ thị có qui mô dân số nhỏ, khác nhau giữa các đô thị: (d/c theo từng
cấp qui mô và tên đô thị), giữa các vùng (d/c)

b. Đơ thị hóa đang có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của
nơng thơn nước ta.
1,0 đ
- Cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn.
0,25
- Thu hút lao động từ nông thôn tới đô thị, tạo việc làm, tăng thu nhập nhưng đồng
thời cũng làm cho khu vực nơng thơn có nguy cơ thiếu hụt lao động...
0,25
- Là thị trường tiêu thụ lớn nông sản của nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
hàng hóa…
0,25
- Thay đổi cơ cấu kinh tế, lao động, nghề nghiệp, lối sống ở nông thôn…
0,25


7


6
Địa lí ngành kinh tế. Mơi trường và PTBV
5,0 điểm
1. Nêu vai trị của ngành chăn ni. Tại sao nói việc đưa chăn ni lên thành
ngành chính ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện?
2,0 đ

a. Ngành chăn ni có vai trị quan trọng đối với đời sống và sản xuất:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động
vật như: thịt, sữa, trứng,…
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm,
lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp) và dược liệu.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.Tận dụng phụ phẩm
của trồng trọt.
- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
1,0
b. Đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển khơng dễ
thực hiện vì:
- Ở các nước đang phát triển, dân số đơng nên vấn đề lương thực được quan tâm
hàng đầu. Vì vậy, trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn ni cịn lạc hậu.
- Dịch vụ thú y, con giống còn hạn chế nên chất lượng chăn ni chưa cao, khó
cạnh tranh.
- Cơng nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

- Vốn đầu tư cho chăn nuôi lớn. Các nước đang phát triển thiếu vốn.
1,0
2. Công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển vì:
2,0 đ
- Cơng nghiệp dệt may và cơng nghiệp thực phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp
nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày của con người như: vải sợi,
lương thực qua chế biến, sữa -có thị trường tiêu thụ rộng rãi đáp ứng nhu cầu hàng
ngày về ăn, uống và các nhu cầu khác cho con người.
0,5

8


- Có điều kiện để phát triển : sử dụng nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải ít hơn. Nguồn
nguyêu liệu phong phú từ nhiều ngành kinh tế khác nhau. Sử dụng nguồn nguyên liệu
phong phú từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp, từ các vật liệu nhân tạo và tổng hợp.
0,5
- Sử dụng nhiều lao động, phân bố linh hoạt, có mặt ở mọi quốc gia, phụ thuộc vào
tính chất của nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
0,5
- Đặc biệt là ở các nước đang phát triển do: Phần lớn các nước đang phát triển đều
tiến hành cơng nghiệp hố nên thiếu vốn, thiếu cơng nghệ. Vì vậy với các ngành mà
địi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn quy trình sản xuất đơn giản
thu được lợi nhuận tương đối dễ, thu hồi vốn nhanh, có khả năng XK lớn, cần nhiều
lao động và khơng địi hỏi trình độ lao động cao sẽ phân bố và phát triển mạnh ở các
nước này (giúp tích luỹ vốn, hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh đến các ngành
kinh tế khác).
0,5


3. Nêu biểu hiện và nguyên nhân của vấn đề mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường.
1,0 đ
- Mất cân bằng sinh thái môi trường:
+ Biểu hiện: Sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời
tiết, khí hậu.
0.25
+ Nguyên nhân: Do sự khai thác hoặc tác động quá mức vào các thành phần tự nhiên.
0.25
- Ơ nhiễm mơi trường:
+ Biểu hiện: Chất lượng môi trường bị biến đổi và gây tác hại xấu đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật,…
0,25

9


+ Nguyên nhân: Do lượng chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con
người xả thải vào mơi trường khơng qua xử lí. Các chất thải ở nhiều dạng khác nhau:
lỏng, khí, rắn (chất thải rắn) chứa hố chất…
0.25
7
Biểu đồ
3,0 điểm
1. Xử lí số liệu và chọn biểu đồ thích hợp
1,0 đ
a. Xử lí số liệu và chọn biểu đồ:
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp
của thế giới, thời kì 1990 - 2010 (Đơn vị: %)

Năm
1990
1995
2000
Lúa mì
100
91,6
98,8
Ni trồng thủy sản
100
152,4
272,0
Diện tích rừng
100
100,4
112,5
- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường tốc độ
0,5

2010
110,3
356,5
117,2

0,5

2. Nhận xét và giải thích
2,0 đ
a. Nhận xét:
- Nhìn chung một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 –

2010 có xu hướng tăng (dẫn chứng).
0,5
- Tuy nhiên, tốc độ tăng có sự khác nhau:

10


+ Sản lượng ni trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (dẫn chứng)..
+ Sản lượng lúa mì và diện tích rừng có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (dẫn chứng)...
0,5

b. Giải thích:
- Nhìn chung một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới có xu hướng tăng
là nhu cầu thị trường ngày càng lớn, có điều kiện phát triển...
0,5
- Tốc độ tăng có sự khác nhau là do nhu cầu và điều kiện phát triển khác nhau:
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất do có vai trị quan
trọng, nhu cầu thị trường lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển (diễn giải).
+ Lúa mì tăng chậm hơn do tình hình canh tác của các nước phụ thuộc nhiều vào
biến động của thiên tai như lũ lụt hạn hán, sâu bệnh....; Diện tích rừng tăng do các
nước đẩy mạnh trồng rừng, song tăng chậm do nạn phá rừng, cháy rừng...
0,5

Tổng điểm: Câu 1 + Câu 2+ Câu 3+ Câu 4 + Câu 5+ Câu 6 +Câu 7
20
điểm
* Nếu thí sinh làm khơng theo đáp án, nhưng đúng thì vẫn cho điểm. Nhưng điểm tối đa
tồn bài không quá 20 điểm.

11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×