Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

BAN TIN CS T03.2022 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 29 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ
KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
BẢN TIN

CHỌN LỌC
PHỤC VỤ CƠ SỞ

SỐ 03
1
XUẤT BẢN MỖI THÁNG 01 SỐ

2022


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN
LÝ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ

01

NĂM 2030, 90% NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI
LAO ĐỘNG BIẾT CÁC DỊCH VỤ SỐ THIẾT
YẾU

RA KỊCH BẢN ỨNG PHÓ HẠN, MẶN Ở MỨC
02 CAO
NHẤT

03


KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT
NAM: NHỮNG BÀI TOÁN LỚN CHỜ NGƯỜI
RA ĐỀ

CHUYỂN ĐỔI SỐ: RÀO CẢN LỚN NHẤT LÀ
04 TƯ
DUY VÀ THỂ CHẾ

KHOA HỌC KỸ THUẬT PHỤC VỤ
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
SĨ CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO Ô NHIỄM
05 TIẾN
TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CHÔM CHÔM Ủ PHÂN HỮU CƠ, LỢI ĐÔI
06 VỎ
ĐƯỜNG

07

SINH VIÊN CHẾ TẠO MÁY LÀM CHÍN
TRÁI CÂY

GIẢI ĐÁP KHOA HỌC - GIỚI THIỆU
KỸ THUẬT MỚI

08 BỆNH HÉO RŨ VÀNG LÁ CHUỐI
09
10

KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC CHO

BÒ NUÔI THỊT, VỖ BÉO BẰNG CHẾ PHẨM
EMUNIV
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI
SINH BẰNG PHỤ PHẨM TỪ CÁ, SỬ DỤNG
BÁNH DẦU HOẶC BÃ ĐẬU NÀNH KẾT
HỢP ENZYME

THUẬT LỰA CHỌN VÀ CHĂN NUÔI
11 KỸ
HEO ĐEN (HEO MỌI)

Trung tâm Thông tin và Thống kê
KH&CN
Trụ sở: 339B - Tân Xuân - Tân Ngãi - Thành
phố Vĩnh Long, T. Vĩnh Long
Số điện thoại: 02703.827.682
Fax: 02703.862.339
Website: skhcn.vinhlong.gov.vn
Email:


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ

NĂM 2030, 90% NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO
ĐỘNG BIẾT CÁC DỊCH VỤ SỐ THIẾT YẾU
(Nhân dân điện tử)Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, có 90% số người dân trong độ
tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ cơng trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác
trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử
dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
gày 28/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt

Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và giao Bộ Thơng tin và Truyền thơng
chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Với quan điểm nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng
vai trị quyết định trong chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận
kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch
vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện. Phát triển nguồn nhân
lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục
tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Đề án là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động
của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số;
phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực,
từng địa phương.
Mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch
vụ cơng trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du
lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu; hồn thiện và mở rộng triển
khai mơ hình "Giáo dục đại học số" tới tối thiểu 50% các trường đại học cơng lập trong tồn quốc.
Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ
số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số. 80% cơ sở giáo dục
các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thơng có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ
năng số.
Đề án tập trung triển khai 3 nhóm nhiệm vụ gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về
chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phát
triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm nổi bật là:
Xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) về kỹ năng số cho phép người dân truy
cập miễn phí để tự học các kỹ năng số; tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn
hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động làm việc trong các cơ quan từ trung ương đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và
cơ quan thơng tấn, báo chí.

Lựa chọn tối thiểu 1.000 cán bộ từ các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương và một số
tập đồn, tổng cơng ty nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, cơng nghệ số, kỹ
năng tổng hợp, phân tích dữ liệu số để hỗ trợ ra quyết định phù hợp theo chun mơn, ngành nghề,
lĩnh vực. Hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở liên kết 1.000 chuyên
gia chuyển đổi số với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực
chuyển đổi số, công nghệ số để gắn kết sức mạnh tri thức, thúc đẩy chuyển đổi số.

N

Trang 1


Ảnh minh họa

Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mơ hình "Giáo dục đại học số" tại một số
trường đại học phù hợp; xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục
đại học. Đề án còn đặt mục tiêu đến năm 2025 đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân thực hành chất
lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về
chuyển đổi số. Chỉ tiêu này đến năm 2030 là 20.000 kỹ sư, cử nhân.
Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thơng với lộ
trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và
một số địa phương trước khi nhân rộng quy mơ tồn quốc,…
Việc triển khai thực hiện Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp thống nhất nhận thức trong
tồn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số và tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ, rộng khắp ở các cấp, các ngành,
lĩnh vực.
Ngày 17/2, Bộ Thông tin và Truyền thơng đã có Văn bản số 489/BTTTT-THH gửi các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương về việc triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, đề nghị các bộ ngành và địa phương phổ biến, quán triệt các nội dung tại Quyết định

số 146/QĐ-TTg cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng
và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 146/QĐ-TTg cho
cả giai đoạn và kế hoạch hằng năm, bảo đảm đồng bộ các nội dung của kế hoạch với chương trình,
kế hoạch phát triển chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của cơ quan; phối hợp chặt chẽ
với Bộ Thông tin và Truyền thơng để triển khai từng nhóm nhiệm vụ cụ thể của Đề án.
Nguồn: nhandan.vn

Trang 2


RA KỊCH BẢN ỨNG PHÓ HẠN, MẶN Ở MỨC
CAO NHẤT
Vĩnh Long đã ban hành kế hoạch phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 kịch bản, trong
đó lấy kịch bản tương đương với mùa khô 2019- 2020 để xây dựng giải pháp.

iện nay, ĐBSCL đang bước vào mùa khô, mặn tại các cửa sông đã bắt đầu xâm nhập
sâu. Nhiều địa phương đang tích cực các giải pháp ứng phó. Tại Vĩnh Long, địa phương
được dự báo có khả năng sẽ bị nước mặn xâm nhập, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch
phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2021 - 2022
trên địa bàn tỉnh.

H

Sở NN-PTNT Vĩnh Long đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành duy tu sửa chửa, vận hành các cơng
trình thuỷ lợi để tích cực ứng phó đợt hạn mặn sắp tới. Ảnh: Minh Đảm.

3 kịch bản ứng phó
Theo kế hoạch, có 3 kịch bản xâm nhập mặn xảy ra. Trong đó, tỉnh chọn kịch bản 3 (mặn xâm
nhập rất sâu, độ mặn lên rất cao như xảy ra trong mùa khô năm 2019 - 2020) để đề ra các biện pháp
công trình và phi cơng trình ứng phó.

Với kịch bản này, dự báo trên sông Hậu, ranh giới mặn 4‰ lấn sâu vào khoảng 60km. Trên sông
Cổ Chiên, ranh mặn 4‰ ảnh hưởng tới xã Mỹ Phước (Mang Thít), cách cửa biển 70km. Phía sơng
Tiền, ranh giới mặn trên 4‰ xuất hiện tại xã Bình Hịa Phước (Long Hồ), cách cửa biển khoảng
Trang 3


90km. Xâm nhập mặn dự báo kéo dài đến tận tháng 5. Số huyện bị ảnh hưởng là 6 huyện, thị. Diện
tích tự nhiên bị nhiễm mặn gần 67.300 ha, diện tích cây trồng bị hạn, thiếu nước gần 95.000 ha. Bên
cạnh đó, có khả năng có hơn 75.700 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, 51 trạm cấp nước sạch có thời đoạn
đã sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn và 55 xã có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt...
Về giải pháp cơng trình ứng phó xâm nhập mặn xảy ra với kịch bản 3, kế hoạch dự kiến triển
khai thực hiện 26 cơng trình, dự án thủy lợi, cấp nước sạch, mơ hình sản xuất nơng nghiệp thích ứng
hạn, mặn và hỗ trợ nước tưới cho vườn cây ăn trái; hỗ trợ nhiên liệu, phương tiện huy động cấp nước
ngọt cho sản xuất và sinh hoạt với kinh phí cần đầu tư trên 1.150 tỷ đồng.

Vĩnh Long tích cực các giải pháp đảm bảo đời sống dân sinh cũng như đảm bảo ổn định sản xuất nông
nghiệp trong mùa khô 2021 - 2022. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, nhờ Bộ
NN-PTNT kết hợp với vốn đối ứng của địa phương, một số cống lớn có diện tích phục vụ từ vài ngàn
đến vài chục ngàn ha, trữ được lượng nước khá lớn đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, phần
lớn tập trung ở vùng Nam Măng Thít.
Tuy nhiên, việc trữ nước của các cống lớn này cũng chưa kín, vì một số đầu kinh đối diện cịn
chưa có cống. Vùng Nam sơng Măng Thít vẫn còn hở, nên nước mặn vẫn còn thâm nhập vào nội
vùng. Hiện tại, việc trữ nước trên địa bàn tỉnh chỉ nhờ vào những kinh, rạch nội đồng trong vùng ô đê
bao, kinh nhỏ nên lượng nước ngọt trữ rất hạn chế…

Trang 4



Ông Văn Hữu Huệ đề nghị Bộ NN-PTNT sớm triển khai dự án Cơng trình
thủy lợi vùng Nam Măng Thít (thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh). Đồng
thời xem xét hỗ trợ tỉnh 1.096 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương để thực
hiện 5 dự án thủy lợi tạo nguồn cấp nước tưới phục vụ phịng chống hạn,
mặn, 4 cơng trình nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước và xây dựng 2 mơ hình
sản xuất nơng nghiệp thích ứng với hạn mặn tại kế hoạch phòng, chống
hạn, mặn của tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt.
Nhằm chủ động ứng phó với mùa hạn, mặn năm 2022, từ cuối năm 2021, Sở NN-PTNT tỉnh
Vĩnh Long đã sớm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn
hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm nay. Tỉnh cũng chú trọng công tác thông tin, truyền
thông hỗ trợ các địa phương, người dân và chỉ đạo vận hành cơng trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước
phục vụ sản xuất nơng nghiệp và dân sinh.
Ơng Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Vĩnh Long cho hay: Theo
kế hoạch, Chi cục sẽ tổ chức các cuộc tuyên truyền và tập huấn tại các huyện có nguy cơ cao chịu ảnh
hưởng hạn, mặn như Vũng Liêm, Trà Ơn, Mang Thít, Long Hồ và Thị xã Bình Minh về chuyển đổi
cơ cấu cây trồng thích ứng hạn, mặn. Bên cạnh đó, in ấn tờ bướm tuyên truyền về quản lý dịch hại và
phòng chống thiệt hại do thiên tai trên cây trồng.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phịng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường
xuyên thông báo về mực nước, độ mặn hàng ngày qua hệ thống tin nhắn SMS đến 204 đầu số tới các
cán bộ lãnh đạo, quản lý của sở, ngành tỉnh và các huyện, thị, thành phố.
Bên cạnh đó, UBND huyện, thị xã, thành phố dự kiến đầu tư thực hiện 53 cơng trình thủy lợi
với chiều dài gần 120.000m, kinh phí trên 24 tỷ đồng, phục vụ cho 6.230 ha đất canh tác. Ngoài ra,
khi cần thiết các huyện sẽ huy động số máy bơm, trạm bơm tưới hiện có, gồm: 5 trạm bơm điện tưới,
165 máy bơm dầu và trên 24.000 máy bơm nhỏ trong dân để bơm tát chống hạn, thiếu nước.

Có phương án cấp đủ nước sinh hoạt
Ông Nguyễn Tấn Phát, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Vĩnh Long cho biết: Từ cuối
năm 2021, Công ty đã xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sinh hoạt trong mùa
khơ, phịng chống xâm nhập mặn cho khách hàng tại các chi nhánh cấp nước, đặc biệt là khách hàng
ở các huyện bị mặn như Vũng Liêm, Trà Ơn, Tam Bình.


Tại huyện Mang Thít, ơng Nguyễn Chí Quyết, Phó Chủ tịch UBND huyện
cho hay: Huyện đã ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập
mặn bảo vệ sản xuất và dân sinh trong mùa khô năm 2021-2022 trên địa
bàn huyện. Huyện dự kiến sử dụng nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí
năm 2022 để đầu tư 8 cơng trình thủy lợi với tổng chiều dài trên 15.000m,
kinh phí gần 4 tỷ đồng.

Trang 5


Nhiều cơng trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt đã được đầu tư thời gian qua tại Vĩnh Long. Ảnh: NNVN.

Ơng Phát cho biết thêm, để ứng phó với xâm nhập mặn xảy ra theo kịch bản tương đương hay
vượt mùa khô năm 2019 - 2020, khi độ mặn sông, rạch vượt 3‰, Công ty sẽ cung cấp nước đảm bảo
sinh hoạt cho người dân trong vùng phục vụ với lượng nước 1.000 m3/ngày. Đồng thời dự kiến thuê
xà lan, xe bồn để chở nước ngọt cấp cho các chi nhánh cấp nước Vũng Liêm, Trà Ơn, Tam Bình và
Cái Ngang trong vòng 10 - 15 ngày.
Đơn vị cấp nước sạch nông thôn của Vĩnh Long là Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh cũng đang tập trung vận hành 94 trạm, liên trạm cấp nước nông thôn và phân tuyến
cấp nước trên 27 trạm cấp nước theo giờ nhằm đảm bảo cấp nước trong thời gian bị hạn, mặn.
Nguồn: nongnghiep.vn

Trang 6


KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT
NAM: NHỮNG BÀI TOÁN LỚN CHỜ NGƯỜI
RA ĐỀ
Mỗi năm, Pasona – một tập đoàn của Nhật chuyên cung cấp các dịch vụ về nhân sự lại lựa

chọn khoảng 30 tài năng từ khắp nơi trên thế giới tới hòn đảo Awaji nằm gần tỉnh Kobe.
hững người này sẽ cùng nhau hình thành các nhóm startup, đề xuất, triển khai và thử
nghiệm các giải pháp để giải quyết vấn đề của vùng đất xinh đẹp nhưng đang vật lộn
để bảo tồn những không gian truyền thống và thu hút du lịch.
Chương trình này có tên gọi là Awaji Youth Federation - AYF (tạm dịch là Liên đoàn thanh
niên Awaji). Gần đây, thành viên của chương trình này đã làm sống lại các shōtengai – những con
phố mua sắm cổ đang lụi tàn vì giới trẻ khơng cịn mặn mà đến chơi, cịn các cửa hàng gia truyền nổi
tiếng trên phố thì đang liêu xiêu sau đợt dịch COVID-19. AYF là một ví dụ cho đổi mới sáng tạo mở
ở khối doanh nghiệp, tập đoàn lớn và ở khu vực công. Hãy thử tưởng tượng nếu đảo Phú Quốc của
Việt Nam có một chương trình như vậy!
Chúng ta vẫn thường được nghe rằng, “sứ mệnh” của startup là giải quyết những bài toán nhức
nhối của một cộng đồng. Nhưng bài tốn đó đến từ đâu? Nhiều khi nó là những khó khăn và bất tiện
hiển hiện mà ai cũng gặp trong cuộc sống hằng ngày. Cũng thường xun, đó cịn là những vấn đề
khó thấy hơn xuất phát từ “đặt hàng” của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đồn lớn và từ phía
nhà nước.

N

Doanh nghiệp lớn, nhà nước và hệ sinh thái khởi nghiệp
Trong một thế giới mà ngày càng nhiều tri thức, dữ liệu, cơng cụ đáng tin cậy và miễn phí về
khoa học, cơng nghệ, văn hóa – nghệ thuật đều sẵn sàng để tiếp cận qua internet cho tất cả mọi người
dù ở bất cứ điều kiện kinh tế nào hay ở bất kì nơi đâu, sẽ là khơng đủ và khơng thể nếu các tổ chức
chỉ hồn tồn dựa vào nguồn lực bên trong để nghiên cứu phát triển. Họ cần phải đổi mới sáng tạo
mở. Họ cần tìm kiếm, ni dưỡng, hợp tác và có thể là mua lại những ý tưởng, giải pháp cho những
vấn đề của mình từ những startup, nhà khoa học, nhóm nghiên cứu ở bên ngồi đơn vị.
Đổi mới sáng tạo mở có thể được thực hiện thông qua hai hướng. Thứ nhất là các tổ chức sẽ xây
dựng những vườn ươm (incubation) hoặc khóa tăng tốc khởi nghiệp trong nội bộ của mình để đầu tư
và hỗ trợ các ý tưởng, cơng nghệ, sản phẩm mới. Các ý tưởng và công nghệ mới này không nhất thiết
phải liên quan mật thiết đến ngành nghề, lĩnh vực của tập đoàn hay của cơ quan nhà nước. Hơn nữa
những chủ startup này hoàn toàn có thể là nhân viên tập đồn, nhưng họ được nghỉ/dừng công việc

hiện tại để theo đuổi ý tưởng mới. Vườn ươm nhân viên Grow của tập đoàn Bosch và Ingenius của
Nestlé là hai ví dụ cho hướng đổi mới sáng tạo mở như vậy. Kể từ năm 2012, Grow đã tạo ra hơn 400
dự án, trong đó có sáu dự án đã thối vốn thơng qua việc trở thành một công ty spin-off độc lập, bán
lại cho một quỹ đầu tư khác, hoặc trở thành một mảng kinh doanh mới của Bosch. Hay Ingenius của
Nestlé, kể từ năm 2014 đã có hàng chục dự án ra đời, được ứng dụng và tiết kiệm hàng triệu USD cho
tập đoàn này.
Hướng thứ hai là các tổ chức hay cơ quan nhà nước sẽ cơng bố những vấn đề của mình và “đặt
hàng” cộng đồng giải quyết. Chẳng hạn như London FreightLab (TfL) của chính quyền London, Anh
– một sáng kiến tìm kiếm và thử nghiệm các giải pháp để thành phố sạch hơn, an toàn hơn và hoạt
Trang 7


động hiệu quả hơn. Mỗi năm, TfL sẽ đưa ra một vấn đề lớn nhức nhối cần giải quyết, cung cấp một
khoản tài trợ và địa chỉ để ứng dụng giải pháp cho các nhóm startup. Một số các giải pháp khơng chỉ
có tiềm năng ứng dụng ở London mà cịn có khả năng nhân rộng ra cả nước hay các quốc gia khác
như Appway, một nền tảng sử dụng cảm biến và các dữ liệu cũ để dự đoán mức độ đầy - vơi của các
bãi đỗ xe trong thành phố hay Humanising Autonomy - một ý tưởng sử dụng camera gắn vào biển số
xe để xác định những điểm nóng, dễ xảy ra tai nạn, va chạm.
Startup được ủng hộ bởi các tập đồn lớn hay chính phủ sẽ có tốc độ thử nghiệm ý tưởng nhanh
chóng. Các tập đoàn nắm những lợi thế mà các startup tự đi một mình, dù cho văn hóa có linh hoạt
đến đâu cũng khơng dễ có được: đó là hiểu biết sâu sắc về cách vận hành của thị trường và nguồn tài
chính đáng kể. Trên thực tế, nhiều sáng kiến của các nhóm khởi nghiệp trong Nestlé chỉ cần vài tuần
là được ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ tập đồn và tồn cầu. Cịn với khối dịch vụ cơng, khi nhà
nước trở thành người ứng dụng và thử nghiệm cơng nghệ đầu tiên thì cịn gì là bảo chứng tốt hơn đối
với năng lực và tính khả thi của công nghệ startup?
Nếu startup thường được tạm chia thành ba dạng: Cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối (B2C
- Business to Customer), Cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp (B2B – Business to Business) và Cung
cấp dịch vụ cho chính phủ (B2G – Business to government) thì ở Việt Nam, các startup ở hai hình
thức cuối đang phát triển rất khó khăn. Một phần lí do là doanh nghiệp lớn và chính phủ hầu như bỏ
qua vị trí của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Ai đó có thể hỏi ngược lại, tại sao tôi phải “lo” cho

các công ty khởi nghiệp, tôi vẫn cứ tiếp tục cách làm cũ, liệu điều đó có làm sao khơng? Thì câu trả
lời là có.
“Chuyển đổi số” là một từ khóa được nhắc đi nhắc lại trên phương tiện truyền thông trong hai
năm trở lại đây. Bản thân Việt Nam cũng vừa ban hành chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Khái
niệm này không chỉ dừng lại ở ứng dụng cơng nghệ để tự động hóa một vài hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số là đưa công nghệ từ một địn bẩy xoay chuyển mơ hình kinh doanh và rồi trở thành
xương sống, thành cốt lõi của hoạt động toàn bộ tổ chức. Các quyết định và sản phẩm của tổ chức sẽ
sinh ra dữ liệu và được vận hành dựa trên dữ liệu. Chuyển đổi số chính là đổi mới sáng tạo. Các tổ
chức sẽ khó lịng làm được điều này nếu thiếu các ý tưởng và công ty khởi nghiệp. Nếu không chuyển
đổi số, các công ty sẽ bị xóa sổ khi cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư diễn ra.

Doanh nghiệp còn ngại
Ở Việt Nam hiện nay, rất khó để tìm ra các tập đồn, cơng ty lớn chủ động thành lập các quỹ
đầu tư hay các vườn ươm, khóa tăng tốc khởi nghiệp. Nếu có thì đa số của những cơng ty có vốn nước
ngồi, chẳng hạn như Shinhan Future Labs của ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc) tài trợ và ươm tạo cho
các ý tưởng và công ty khởi nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực hay Unilever (công ty hàng tiêu dùng
của Anh – Đan Mạch) tài trợ cho các giải pháp bền vững bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe
cộng đồng và cơng bằng xã hội. Cịn với các tập đồn khác, nếu thật sự tồn tại các quỹ đầu tư và
chương trình ươm tạo, cũng khơng mấy ai nắm rõ chúng hoạt động ra sao. Khi tư vấn cho nhiều công
ty lớn, chúng tôi cảm thấy dường như đổi mới sáng tạo đối với họ không phải là vấn đề cấp thiết. Họ
cảm thấy an toàn và vững vàng với vị trí hiện tại. Dường như họ khơng nghĩ ra được bài tốn để đặt
hàng. Nếu có bài tốn, họ cũng khơng muốn cơng khai rộng rãi vì nghĩ sẽ ảnh hưởng đến uy tín hoặc
họ cho rằng họ có thể tự giải quyết vấn đề của mình mà khơng cần đến startup.
Thực tế đã chỉ ra rằng khơng có doanh nghiệp nào là “quá lớn để thất bại”, nhất là khi công nghệ
đang phát triển như vũ bão và tương lai còn quá nhiều bất định sau đại dịch COVID-19 vừa qua. Các
tập đồn lớn có lẽ cần phải có một cách nhìn khiêm nhường và trân trọng hơn với các startup cịn non
trẻ. Nếu các tập đồn e ngại nói ra hoặc chưa rõ vấn đề cụ thể của mình thì có thể đưa ra bài tốn rộng
hơn, xây dựng vườn ươm hỗ trợ đa dạng các startup ở lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đừng nên coi
Trang 8



như đây là một cuộc “dạo chơi”, một cuộc thử nghiệm và càng không nên coi đây là một cách đầu tư
kiếm lời sau khi các startup trưởng thành và thối vốn. Hãy nghiêm túc rằng, q trình làm việc với
startup chính là q trình học hỏi cơng nghệ mới, tìm kiếm ý tưởng để đổi mới sáng tạo hoạt động
kinh doanh của chính mình.
Chúng tơi hiểu ngơn ngữ giữa startup, nhà khoa học và tập đồn khơng dễ gì có điểm chung,
nhưng ươm tạo cơng nghệ khơng có cách nào khác là phải tìm ra một con đường đồng hành với nhau
trong khoảng thời gian dài kiên trì từ ý tưởng tới thị trường. Đúng là có nhiều dự án của Nestlé chỉ
cần vài tuần là đi vào thực tế nhưng cũng có vơ số dự án của Bosch cần nhiều năm và thậm chí có
những dự án đã đi được nhiều năm, có những phản hồi tích cực từ báo chí và người dùng nhưng cuối
cùng phải đóng lại vì khơng “khớp” với con đường phát triển của tập đồn.

Nhà nước cịn loay hoay
So với nhà nước, tập đồn ít có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi bản thân để hỗ trợ startup.
Tuy nhiên nhà nước có khả năng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn nếu thực hành sáng tạo mở. Nhất là khi
ở Việt Nam, chiến lược chuyển đổi số được xác định bắt nguồn từ khu vực cơng. Điều này sẽ địi hỏi
những thay đổi lớn cả về tư duy chấp nhận cái mới cũng như cơ chế cho phép nhà nước đặt hàng
startup hay một nhóm các nhà nghiên cứu – những người có ý tưởng sáng tạo, đột phá nhưng cơng
nghệ chưa hoàn thiện. Từ trước đến nay, cơ chế đấu thầu hay tài trợ nghiên cứu ứng dụng của Việt
Nam được thực hiện theo hướng: bài tốn đặt ra khơng có gì đột phá; ưu tiên các cơng ty lớn; chỉ hỗ
trợ/tài trợ cho những giải pháp gần như chắc chắn thành cơng, tn thủ chính xác 100% đề cương đã
định sẵn từ gói hóa chất đến bulong đinh ốc. Đó khơng phải là cách phù hợp để thúc đẩy những ý
tưởng sáng tạo và giải quyết những bài toán lớn.
Nhưng kể cả thay đổi cách thức tài trợ và có một tâm thế cởi mở làm việc với doanh nghiệp,
điều đó có thể chưa đủ. Chúng ta biết rằng, trường hợp một số cơ quan và thành phố đã rất cởi mở
trong việc tìm kiếm giải pháp dự báo tình hình dịch bệnh, truy vết các ca lây nhiễm, quản lý tiêm
chủng, hỗ trợ những người có hồn cảnh khó khăn trong đợt COVID-19 vừa qua có thể coi như một
cách thực hành sáng tạo mở chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên nó cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học
quý giá để có thể làm tốt hơn. Cách nào để thống nhất các ứng dụng khai báo y tế ngay từ đầu? Làm
thế nào để các ứng dụng đó đều mở và ai cũng đóng góp được? Các dữ liệu về khai báo y tế, tiêm

chủng, đi lại liệu có thể luân chuyển, trao đổi nhịp nhàng giữa các bộ, ngành và các địa phương hay
không?...
Cách thức nhà nước bắt tay với các nhóm nghiên cứu và startup để giải quyết các bài toán trong
đại dịch rất đáng để nhân rộng về sau này trong các vấn đề giao thông, môi trường đô thị đang nhức
nhối. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm cái mới sẽ địi hỏi thay đổi và sửa chữa khơng chỉ một
mà một loạt các chính sách, động chạm đến nhiều tổ chức, cá nhân liên quan. Nó sẽ địi hỏi các cơ
quan nhà nước phải tháo gỡ, thay đổi và biết cách hợp tác với nhau. Đổi mới sáng tạo mở địi hỏi
chính bản thân nhà nước cũng phải tính đổi mới sáng tạo cái đã. Khu vực công cũng cần tinh thần
chấp nhận thất bại, cần một tư duy thiết kế, thử nghiệm từ nhỏ đến lớn. Mà bước đầu tiên có thể làm
là tạo ra các sandbox – các luật khung để cho phép một số công ty thử nghiệm các ý tưởng, công nghệ
mới trong một phạm vi nhất định với ít rào cản pháp lí nhất có thể. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn lựa chọn công
ty, công nghệ cũng như mục đích và kết quả thử nghiệm phải rõ ràng và minh bạch.

Trang 9


Trong mắt chúng tôi, bức tranh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn sơ khai.
Chỉ khi nào có các tập đồn lớn và nhà nước tham gia một cách thực chất, sẵn sàng đón nhận startup
giải quyết vấn đề của mình thì khi đó hệ sinh thái mới thật sự sôi động.
Đổi mới sáng tạo mở có thể được thực hiện thơng qua hai hướng. Thứ nhất là các tổ chức sẽ xây
dựng những vườn ươm (incubation) hoặc khóa tăng tốc khởi nghiệp trong nội bộ của mình để
đầu tư và hỗ trợ các ý tưởng, công nghệ, sản phẩm mới.

Chuyển đổi số là đưa công nghệ từ một địn bẩy xoay chuyển mơ hình kinh doanh và rồi trở
thành xương sống, thành cốt lõi của hoạt động tồn bộ tổ chức.
Chuyển đổi số chính là đổi mới sáng tạo. Các tổ chức sẽ khó lịng làm được điều này nếu
thiếu các ý tưởng và công ty khởi nghiệp.
Hiện nay, những chính sách ở Việt Nam chưa thuận lợi cho thực hiện ĐMST như: thiếu
nền tảng cơ bản về chuẩn mực công nghiệp trong hoạt động sản xuất; thực thi pháp luật và ý
thức về sở hữu trí tuệ chưa tốt; cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn

chế; thiếu sự phối hợp và cơ chế điều chỉnh trong hoạch định chính sách ĐMST; thiếu cơ chế
ứng xử hữu hiệu với những vấn đề mới; thiếu lòng tin, đặc biệt là giữa các đối tác kinh doanh
như doanh nghiệp; môi trường cạnh tranh không phù hợp; thông tin không đầy đủ và không
đáng tin cậy.
Với những hạn chế nêu trên, Nhà nước cần đóng vai trị xây dựng nền tảng cho hệ thống
ĐMST, cụ thể là thực hiện tốt các vấn đề sau:
 Xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho ĐMST như: tạo sức ép cạnh tranh lên doanh
nghiệp; chính sách, pháp luật phản ánh lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân; xây
dựng cơ chế hợp tác phù hợp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau (cịn gọi là hợp tác cơng –
cơng, public-public partnership).
 Xây dựng nền tảng tri thức, chuẩn mực, năng lực công nghệ bao gồm: xây dựng kho tri
thức công nghệ có sẵn theo hướng thân thiện với người sử dụng; tài liệu hóa tri thức kinh
nghiệm, tri thức truyền thống; cân đối giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học; xây dựng nền
tảng chuẩn mực cơ bản tạo tiền đề để xây dựng lòng tin; phát triển tinh thần doanh nghiệp hay
tinh thần dám nghĩ, dám làm.
 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ kỹ thuật, công nghệ như: xây dựng chương trình
đối tác khuyến cơng nghệ; dịch vụ NC&PT hướng tới phục vụ doanh nghiệp.
 Hỗ trợ doanh nghiệp học hỏi thông qua các kết nối như: trang bị cho doanh nghiệp các
thực hành chuẩn về quản lý chất lượng và sở hữu trí tuệ; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham
quan khảo sát ở nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
 Ươm tạo và đảm bảo tài chính cho ĐMST bao gồm: các hình thức ươm tạo doanh nghiệp
khác nhau; tài chính cho ĐMST, tập trung vào những giải pháp tài chính cho các dự án ĐMST
của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
PGS.TS Trần Ngọc Ca, Học viện KH&CN và ĐMST

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Trang 10



CHUYỂN ĐỔI SỐ: RÀO CẢN LỚN NHẤT LÀ
TƯ DUY VÀ THỂ CHẾ
Nếu khơng đổi mới thể chế chính sách, thay đổi tư duy thì chuyển đổi số “như tên lửa
nổ to, khói lớn, nhưng khơng phóng vụt lên trời được”.

Đừng để “con cá vàng mang vây cá mập”
huyển đổi số đã được khởi xướng từ năm 2019, nhưng theo số liệu mà ông Nguyễn
Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông)
cung cấp tại Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực cơng nghệ năm
2022”, thì dù Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ với mục tiêu mỗi
năm tối thiểu thúc đẩy 30.000 doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số, nhưng trong năm 2021,
mới chỉ có 16.000 doanh nghiệp tiếp cận được, một con số quá nhỏ so với 800.000 doanh nghiệp Việt
Nam.
Ông Đường cho rằng, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cách sống, cách làm việc dựa trên
công nghệ số, không phải chỉ là ứng dụng công nghệ thơng tin. Chính vì vậy, vai trị của người đứng
đầu, lãnh đạo doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình định hướng, quyết định, là người chịu trách
nhiệm với chuyển đổi số của một cơ quan, doanh nghiệp.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng,
mục tiêu 30.000 doanh nghiệp chuyển đổi số mỗi năm so với 800.000 doanh nghiệp đã ít, con số đạt
được là 16.000 doanh nghiệp lại càng hạn chế. Trong đó, 1.000 doanh nghiệp lớn cơng nghệ số cịn
q xa vời, do đó, Việt Nam vẫn là nước trung bình về chuyển đổi số trong khối ASEAN.

C

Chuyển đổi số - Ảnh minh họa

“Để chuyển đổi số tốt, cần mấy yếu tố. Một là tư duy nhận thức là vai trò của người đứng đầu.
Hai là cuộc cách mạng về thể chế. Ba là nguồn nhân lực. Bốn là hạ tầng. Năm là tinh thần doanh
Trang 11



nghiệp sáng tạo. Hiện nay, chỉ 30-40% doanh nghiệp chuyển đổi số thành cơng. Do vậy, để thành
cơng, q trình chuyển đổi số phải gắn với chiến lược kinh doanh thực, tiếp đến là phải nghĩ lớn,
nhưng làm từng bước nhỏ và phải có ý nghĩa lan tỏa, kết nối đối tác với khách hàng và sản phẩm.
Cuối cùng là vai trò người đứng đầu. Những doanh nghiệp tốt thường có những giám đốc cơng nghệ
- CTO”, ơng Thành nhận định.
Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
vừa và nhỏ rất muốn chuyển đổi số, nhưng khơng thể làm được vì khơng có điều kiện để chuyển đổi,
khác với doanh nghiệp lớn có điều kiện thực hiện chuyển đổi số. Như vậy, 92% doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ là câu chuyện của Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, giúp đỡ họ tự chuyển đổi số, chứ
không phải đưa khuyến nghị để họ tự làm được.

Các bộ, ngành quyết liệt vào cuộc
Bên cạnh việc tự thân doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nhận thức, hành động quyết liệt, thì
vai trị của các bộ, ngành trong thúc đẩy chuyển đổi số là vô cùng quan trọng. Bởi doanh nghiệp hiện
đang bị ảnh hưởng lớn của Covid-19. Bản thân họ, quá trình chuyển đổi số đang gặp phải nhiều rào
cản như: thiếu thông tin; mất nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn; thiếu nguồn lực hỗ trợ kinh tế…
“Chuyển đổi số vẫn là một q trình khơng hề dễ dàng với các doanh nghiệp khi gặp những
thách thức như khả năng tiếp cận các thông tin, tài liệu, chuyên gia hỗ trợ; khả năng kết nối với các
giải pháp trên thị trường; khả năng tiếp cận các nguồn vốn; môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn
khiêm tốn; các chỉ số về thanh toán điện tử, tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số tại Việt Nam còn thấp… Đặc
biệt, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều quy định liên quan đến chuyển đổi
số đang được xây dựng, hình thành (tiêu chuẩn cơng nghệ, giao dịch thương mại điện tử, chứng thực
số, thuế, hải quan…”, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư) nhìn nhận.
Bà Thủy cho biết, năm 2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt Chương trình Hỗ
trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Trong đó, 100% doanh nghiệp tiếp cận thơng
tin từ chương trình và nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ
trợ từ chương trình (sử dụng cơng cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư
vấn, kết nối giải pháp)…

Trong năm 2022, chương trình sẽ triển khai 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số: Start
Digital dành cho doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới bắt đầu chuyển đổi số - hỗ trợ lựa chọn các giải pháp
chuyển đổi số đơn giản và phù hợp nhất để bắt đầu thực hiện; Gói Grow Digital (dành cho doanh
nghiệp đang tăng trưởng - hỗ trợ tăng tốc phát triển dựa trên việc ứng dụng các giải pháp chuyển đổi
số; Go Digital - Go Global (dành cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thơng qua các nền
tảng số - hỗ trợ doanh nghiệp làm chủ quy trình, cơng nghệ số, phát triển thương hiệu và sản phẩm
trên thị trường quốc tế).
Cịn Bộ Thơng tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Luật Công
nghiệp, công nghệ số, dự kiến trình Quốc hội kế hoạch năm 2023.
“Luật sẽ định nghĩa lại thế nào là công nghiệp công nghệ số và các hoạt động liên quan cơng
nghệ số. Ngồi ra, Luật sẽ liên quan đến quản lý, các điều kiện thúc đẩy phát triển, Luật sẽ định nghĩa
tài sản số, tài sản ảo. Những giao dịch hiện giờ như tiền số có giao dịch lớn, nếu khơng cơng nhận tài
sản thì không thể đánh thuế, giải quyết được”, ông Nguyễn Thanh Tun, Phó vụ trưởng Vụ Cơng
nghệ thơng tin (Bộ Thơng tin và Truyền thông) cho biết.
Nguồn: baodautu.vn
Trang 12


KHOA HỌC KỸ THUẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

TIẾN SĨ CHẾ TẠO CẢM BIẾN ĐO Ô NHIỄM
TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Cảm biến chỉ cần cắm vào đất, đo độ dẫn điện có thể xác định hàm lượng ion trong đất, từ đó
xác định đất có bị "ngộ độc" hay khơng để có phương án cải tạo.
ệ thống sensor điện hóa đo độ dẫn điện xác định ơ nhiễm của đất nơng nghiệp do dư
lượng phân bón do PGS.TS Phạm Hồng Phong, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam vừa chế tạo thành công.
TS Phong cho biết, hệ đo gồm 12 điện cực ở các độ sâu khác nhau, mỗi sensor có bốn điện cực.
Các điện cực được thiết kế gắn với sensor đặt ở ba độ sâu khác nhau (sát mặt đất, vùng rễ cây và vùng
dưới rễ). Mục đích xác định sự dịch chuyển của phân bón từ lúc được đưa xuống đất cho đến lúc rửa

trơi.
Các cảm biến có thể xác định được khoảng thời gian nào phân bón sẽ xuống đến rễ, thời điểm
nào cây sẽ hấp thu lượng phân bón, hấp thu bao nhiêu, còn lại bao nhiêu bị rửa trôi.
Để xác định được các thông số, chỉ cần cắm các sensor xuống đất xung quanh cây trồng. Độ sâu
của sensor tùy thuộc vào mục đích đo. Mỗi sensor chỉ đo được tại vị trí đặt, đối với diện tích rộng lớn,
sẽ cần đến nhiều sensor.

H

Thử nghiệm trên ruộng lúa tại Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: NVCC

Trang 13


Theo TS Phong, hiện người nông dân sử dụng phân bón cho cây trồng theo kinh nghiệm mà
khơng theo cơng thức chuẩn. Do đó tình trạng lạm dụng phân bón diễn ra ở nhiều nơi. Họ không biết
rằng trên thực tế, cây chỉ hấp thụ khoảng 10-15% lượng phân bón, số cịn lại 70-79% bị rửa trơi.
Lượng phân bón dư thừa sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Đạm dư thừa trong đất sẽ chuyển
thành dạng nitrat (NO3-) hoặc nitrit (NO2-), là những dạng gây độc trực tiếp cho động vật thủy sinh
và gây hại cho sức khỏe con người thông qua việc sử dụng nguồn nước hay các sản phẩm trồng trọt.
Thiết bị của nhóm nghiên cứu khơng chỉ giúp việc xác định độ dẫn điện của đất diễn ra ở nhiều
tầng sâu khác nhau và các điểm bón phân khác nhau. "Đây là một kỹ thuật đo mới. Trên thị trường
chưa có thiết bị đo độ dẫn điện nào có khả năng đo đồng thời độ dẫn điện của đất", TS Phong nói và
cho biết, từ việc đánh giá mức độ dư thừa của phân bón trong đất, có thể dự báo được khả năng sử
dụng hiệu quả phân bón đối với các loại đất và cây trồng khác nhau.
Thiết bi đã được thử nghiệm tại vùng trồng lúa ở Đông Anh (Hà Nội), Hải Dương và vườn cây
trong khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Kết quả cho thấy, sensor đọc
chính xác các thông số đặt ra theo yêu cầu trước và sau khi bón phân cho cây lúa. Từ thử nghiệm này,
nhóm thấy rằng q trình chuyển hóa của phân bón ở các loại đất là khác nhau. Điều này đồng nghĩa,
khả năng hấp thụ phân bón của cây cũng khác nhau theo loại đất, loại cây trồng, thời tiết mùa vụ...

Ơng Phong cho biết, từ nghiên cứu này, có thể tính ra những cơng thức tối ưu trong sử dụng
phân bón cho từng vùng, từng cây trồng. Khơng chỉ ứng dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp, các sensor
này cịn có thể sử dụng để đo hệ nước, kiểm sốt các chỉ số xâm nhập mặn của Đồng bằng sông Cửu
Long, đánh giá các vùng hồn ngun trong khai khống mỏ... Thời gian tới, nhóm tiếp tục hồn thiện
sản phẩm như có thể đo ở nhiều loại đất khác nhau (kể cả đất cứng, đất vùng đối núi...) và phát triển
nhiều kênh hơn để đo trên diện tích rộng hơn.

Hình ảnh sensor đo đạc tại Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: NVCC

Trang 14


TS Lê Tất Khương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, Bộ Khoa học và
Công nghệ cho biết, hiện nay để xác định các thành tố có trong đất, phải lấy mẫu đưa vào phịng thí
nghiệm, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phân tích.
Ở những vùng canh tác nông nghiệp sau một thời gian nhất định (có thể một hoặc hai, ba năm)
phải đánh giá chất lượng đất. Mục đích để xác định các khả năng ngộ độc của đất do sử dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, xem tồn dư kim loại nặng là bao nhiêu, các cảnh báo nào cần đưa
ra.

Thử nghiệm đo chất lượng đất vườn cây ăn quả tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ảnh: NVCC

Theo TS Khương, việc sáng tạo ra sensor đo ô nhiễm trong đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu
hiện nay. Đây là một phương pháp mới tại Việt Nam. Khi đưa sensor xuống đất có thể biết ngay các
chỉ số mà khơng cần phải quy trình lấy mẫu về phịng thí nghiệm. Đây là một cải tiến rất hữu ích, tiết
kiệm rất nhiều so với phương pháp cũ, không tốn nhân lực, phịng thí nghiệm, hóa chất... để phân
tích. "Hy vọng nhóm sẽ có những đánh giá cụ thể để triển khai rộng rãi", ơng Khương nói.
Nguồn: vnexpress.net


Trang 15


VỎ CHÔM CHÔM Ủ PHÂN HỮU CƠ, LỢI ĐÔI
ĐƯỜNG
Việc tận dụng vỏ quả chôm chôm ủ phân hữu cơ đã góp phần đáng kể giảm tác động ơ nhiễm
mơi trường và tận dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này.
iện nay, cây chôm chôm là một trong những cây trồng chủ lực của ĐBSCL với tổng
diện tích trên 7.400ha. Theo Cục Trồng trọt, năm 2021, diện tích cho sản phẩm trên
6.700ha, tổng sản lượng ước trên 117 nghìn tấn, tập trung tại các tỉnh như Bến Tre, Tiền
Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh.

H

ĐBSCL có trên 7.400ha cây chơm chơm. Ảnh: Minh Đảm.

Trong đó, tỉnh Bến Tre có khoảng 5.300ha chơm chơm, chiếm khoảng 70% diện tích chơm chơm
của cả vùng ĐBSCL. Ngoại trừ đợt bị ảnh hưởng của hạn mặn 2019 - 2020, hàng năm, cây chôm
chôm Bến Tre năng suất khoảng 21,9 tấn/ha.
Quả chơm chơm ngồi việc đưa đi xuất khẩu và tiêu thụ ở nhiều nơi, các cơ sở sản xuất tại tỉnh
Bến Tre còn dùng để chế biến thành mứt chơm chơm. Q trình đó, vỏ quả được loại bỏ, trước đây
thường được đổ thải trực tiếp ra môi trường.
Tại cơ sở sản xuất mứt chôm chôm Cô Chín (ở ấp Phú Ninh, xã Phú Đức, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre), chị Trần Thị Thu Hồng, chủ cơ sở cho hay: “Số lượng vỏ thải ra hàng ngày của cơ sở
dao động 500 - 600kg, tương ứng lượng chôm chôm tiêu thụ khoảng 2 tấn và tập trung vào các tháng
6 đến 8, tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Trong các tháng còn lại lượng vỏ thải ra hàng ngày thấp hơn
do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo thực phẩm giảm. Qua mỗi mùa tết, lượng vỏ quả bỏ đi phải
đến vài chục tấn”.

Trang 16



Hiện tại tỉnh Bến Tre có nhiều cơ sở sản xuất mứt chôm chôm nên lượng phế thải này tương đối
lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức phần thải này có thể trở thành nguồn gây ơ nhiễm nguồn
nước và môi trường sống xung quanh, tệ hơn là tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người. Do đó,
việc tận dụng tốt nguồn vỏ chôm chôm để phục vụ trở lại cho sản xuất nông nghiệp của người dân có
ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và mơi trường.

Xay nhuyễn vỏ chôm chôm để làm phân hữu cơ. Ảnh: TL.

Trước thực trạng trên, bà Lương Thị Hồng Nguyên, cơng tác tại Dự án ĐBSCL thích ứng với
biến đổi khí hậu (AMD) Bến Tre cho biết: Theo nghiên cứu, vỏ chôm chôm là nguyên liệu giàu
phospho (lân) và kali, và một số thành phần khống khác có lợi cho cây trồng. Cuối năm 2018, AMD
Bến Tre đã phối hợp với cơ sở sản xuất mứt chơm chơm Cơ Chín và nhóm giảng viên Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng quy trình
xử lý vỏ chơm chơm kết hợp phế phẩm nông nghiệp như mụn dừa, mụn cưa… thành phần hữu cơ đã
được triển khai thành công ở cơ sở sản xuất mứt chôm chôm ở huyện Châu Thành.
Theo thạc sỹ Nguyễn Thành Nho, chủ nhiệm dự án, các giá trị dinh dưỡng như phospho và kali
được cố định tốt trong sản phẩm, đặc biệt với hàm lượng khá cao, góp phần làm tăng giá trị của phân
hữu cơ được sản xuất. Ngoài ra, để tăng thêm giá trị trong sản xuất nơng nghiệp, chúng tơi kiến nghị
có thể bổ sung một lượng phân vô cơ như urê vào đống ủ để tăng lượng đạm cho cây trồng đồng thời
góp phần cung cấp dinh dưỡng cho men vi sinh phát triển trong suốt thời gian thực hiện quy trình sản
xuất phân hữu cơ. Như vậy, chúng ta có thể thu được loại phân bán hữu cơ với giá trị dinh dưỡng cao.
Qua triển khai cho thấy vấn đề môi trường xung quanh cơ sở được giải quyết, không cịn mùi
do vỏ chơm chơm bị phân hủy gây ra, lượng phân bón làm ra mang bón trở lại cho vườn làm cho đất
tơi xốp hơn, cây phát triển bình thường so với việc bón phân hóa học trước đây, cơ sở đã tiết kiệm
được một lượng phân bón đáng kể từ việc ủ phân từ vỏ chôm chôm thành phân hữu cơ sinh học.
Trang 17



Phân hữu cơ được ủ trong phịng thí nghiệm. Ảnh: TL.
Chị Trần Thị Thu Hồng thông tin: Khi áp dụng quy trình ủ vỏ chơm chơm thấy rút ngắn được
thời gian phân hủy của vỏ quả. Thay vì để phân hủy tự nhiên phải mất ít nhất 9 tháng, qua xử lý theo
quy trình trên thấy rút ngắn cịn từ 1 - 3 tháng. Từ đó, giảm được ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó,
gia đình cũng sử dụng phân bón từ vỏ quả chơm chơm để bón cho bưởi, chơm chơm, giúp tiết kiệm
được tiền phân bón. Qua sử dụng thấy đất tơi xốp, cây khoẻ và năng suất tốt hơn.
Bà Lương Thị Hồng Nguyên cho biết thêm, AMD Bến Tre và hộ gia đình phối hợp nghiên cứu
sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của cây và tài liệu hóa hoạt động ủ phân này để giúp cho các hộ dân
nhân rộng trong thời gian tới.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm
Bước 1: Chuẩn bị ngun liệu
Vỏ chơm chơm được băm nhỏ đến kích thước cạnh dưới 1cm.
Mụn dừa nguyên liệu từ hộ gia đình đã được xay nhỏ.
Men vi sinh Trichoderma sau khi được tăng sinh khối.
Bước 2: Q trình ủ
Tồn bộ khoảng 500kg vỏ chôm chôm sau khi xay nhuyễn được trộn với 150kg mụn dừa.
Lấy 0.5 lít dung dịch Trichoderma (Chuẩn bị 1kg men nền cám + 0,5kg rỉ đường + 20 lít
nước, ủ trong 3 ngày, khi thấy dung dịch sủi bọt khí và dung dịch có màu vàng đồng là có thể
sử dụng) + 20 lít nước và phun lên đống hỗn hợp vỏ chôm chôm + mụn dừa.
Điều chỉnh lượng nước đảm bảo độ ẩm của hỗn hợp khoảng 50 - 55% (bóp mạnh tay thấy
vừa ứa nước hoặc rơi 1 đến 2 giọt).
Bước 3: Kiểm tra độ chín và chất lượng của đống ủ
Đống ủ được đảo trộn bằng xẻng sau mỗi 5 - 7 ngày để tăng lượng oxy cho vi sinh phát triển
và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh học. Trong trường hợp mùa nắng, nhiệt độ cao thì quá
trình khuấy trộn cần được thực hiện thường xuyên hơn sau mỗi 3 đến 4 ngày. Kiểm tra độ ẩm
và cần thiết phải bổ sung thêm nước để độ ẩm đạt 50 - 55% đảm bảo phân có được chất lượng
tốt và hạn chế quá trình thất thốt chất dinh dưỡng do phân huỷ nhiệt.
Mẫu ủ được kiểm tra độ chín bằng cách kiểm tra độ tơi của đống ủ. Sau 28 ngày khi độ tơi
của phân đạt yêu cầu (nhiệt độ ổn định từ 30 đến 40oC, sờ không thấy cảm giác bỏng rát, phân
ủ tơi có màu đen thì đống ủ chín) có thể mang ra sử dụng.

Nguồn: nongnghiep.vn
Trang 18


SINH VIÊN CHẾ TẠO MÁY LÀM CHÍN TRÁI
CÂY
Nhóm sinh viên Đại hoc Quốc gia TPHCM chế tạo thiết bị phản ứng xúc tác dehydrate tạo
etylen làm trái cây chín đều, an toàn cho sức khỏe.
ộ phản ứng xúc tác dehydrate tạo etylene sử dụng làm chín trái cây do nhóm sinh viên
Lưu Trung Thiện, Trần Quốc Duy và Nguyễn Tấn Luôn, Trường Đại học Bách khoa,
Đại học Quốc gia TP HCM chế tạo.
Nguyễn Tấn Ln, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, trái cây chín là do tác động của khí
etylen. Trong q trình chín tự nhiên, trái cây tự sản sinh ra khí etylen. Dựa trên nguyên lý này, nhóm
nghĩ đến chế tạo máy sản xuất khí etylen để thúc đẩy q trình chín.
Thiết bị phản ứng xúc tác dehydrate (tách nước) tạo etylen gồm hai bộ phận chính là hóa hơi và
phản ứng nơi chứa xúc tác zeolite (vật liệu được nhóm nghiên cứu và biến tính để có thể chuyển hóa
ethanol (cồn) thành etylen).

B

Nhóm tác giả bên thiết bị phản ứng xúc tác dehydrate tạo etylene làm chín trái cây. Ảnh:
NVCC

Từ bình cồn ethanol sẽ được dẫn vào hệ thống phản ứng bơm nhập liệu. Tại bộ phận phản ứng,
cồn sẽ được chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi. Bộ phận phản ứng chứa vật liệu zeolite sẽ biến
ethanol thành etylen. Khí etylen sau đó được dẫn vào bộ phẩn tách lỏng khí. Phần eytlen chưa được
phản ứng hết sẽ được giữ lại trong nước, chỉ có etylen tinh khiết được thoát ra để dẫn vào buồng ủ
chín trái cây.
Hệ thống bơm hoạt hóa sẽ liên tục hoạt động để đưa khơng khí vào buồng xúc tác. Cùng với
nhiệt độ khoảng 300 độ C, khơng khí giúp đốt cháy các muội than sinh ra trong quá trình Zeolite hoạt

động, biến thành dạng khí thốt ra ngồi. Quy trình này giúp cải thiện độ tinh khiết của dịng khí
etylen sinh ra.
Theo nhóm nghiên cứu, điểm khác biệt là bộ xúc tác có khả năng chuyển hóa etylen đạt hiệu
suất 72,5% ở nồng độ cồn 20%. Trong khi đó các sản phẩm máy tạo etylen nhập khẩu trên thị trường
hiện nay, yêu cầu cồn lỏng đầu vào phải đạt độ tinh khiết đến 99,99%. Sản phẩm máy thương mại
Trang 19


nhập khẩu hiện nay có giá từ 20-30 triệu đồng/chiếc, trong khi sản phẩm do nhóm thiết kế chế tạo có
giá thành ban đầu chỉ 2,5 triệu đồng/chiếc.
"Việc có thể sử dụng cồn 20% giúp
tận dụng được cồn sản xuất trong nước,
giá thành giảm nhiều giúp giảm chi phí
làm chín trái cây", Nguyễn Tấn Ln
nói.
Thử nghiệm ủ cà chua bằng khí
etylen trong vịng một giờ, kết quả cho
thấy sau một ngày, cà chua bắt đầu
chuyển màu, trong khi cà chua đối chứng
khơng thay đổi màu sắc. Sau ba ngày thì
cà chua chín mọng, đều, sản phẩm đối
chứng có độ chín xanh khơng đều nhau.
Sau năm ngày, khi cà chua có thể tự sản
sinh etylen để chín thì sự khác biệt giữa
hai nhóm khơng nhiều.
PGS.TS Nguyễn Quang Long, Đại
học Bách khoa TP HCM nhận xét, đây là
một sản phẩm có tính sáng tạo cao và
tiềm năng rất lớn để ứng dụng trực tiếp
Cấu tạo thiết bị tạo etylene làm chín trái cây.

vào đời sống, bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng. Đến nay chưa có chứng cứ khoa
học nào chỉ ra trái cây xử lý bằng etylen gây nguy hại cho sức khỏe con người. Sản phẩm tạo ra tiền
đề để tiếp tục phát triển trong tương lai, phục vụ cho nền nơng nghiệp theo chuỗi giá trị an tồn.
Hiện ở Việt Nam chưa có sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Nhóm nghiên cứu hy vọng
có thể tiếp tục đầu tư, phát triển, hồn thiện các tính năng của sản phẩm để tiến tới phục vụ thị trường
bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Kết quả làm chín cà chua bằng máy tạo etylen (trái) so với nhóm đối
chứng (phải). Ảnh: NVCC

Nghiên cứu này của nhóm sinh viên đã đạt giải nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học
- EURÉKA lần thứ 23 năm 2021.
Nguồn: vnexpress.net
Trang 20


GIẢI ĐÁP KHOA HỌC – GIỚI THIỆU KỸ THUẬT MỚI

BỆNH HÉO RŨ VÀNG LÁ CHUỐI
Bệnh héo rũ vàng lá chuối thường xuất hiện và gây hại tập trung tại vùng trồng chuối
ba năm tuổi trở lên. Các vùng trồng chuối chuyên canh hầu như tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao.
Chuối bị nhiễm bệnh gây mất mật độ, giảm năng suất rõ rệt.
Tên khoa học: Bệnh héo rũ Panama

Biểu hiện của bệnh héo rũ vàng lá chuối

1. Nguyên nhân gây bệnh héo rũ vàng lá chuối
Bệnh héo rũ vàng lá chuối là do nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense gây ra. Nấm Fusarium
oxysporum có thể gây hại trên các cây trồng khác nhau như khoai lang, đậu, bắp cải, cà chua, …


2. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo rũ vàng lá chuối
- Nấm Fusarium oxysporum phát triển mạnh khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Phổ nhiệt độ
sinh trưởng của nấm rộng, có thể phát triển ở nhiệt độ thấp 5oC, hoặc nhiệt độ cao 35oC, nhưng tối
thích là 20 – 28oC.
- Phương thức lây lan bệnh chủ yếu qua ba con đường: Lây qua vật liệu trồng; Lây qua đất; Lây
qua nước. Nấm có thể lây lan mạnh qua cây giống không sạch bệnh. Hoặc bào tử nấm tồn tại trong
đất lên đến 3 – 5 năm để có thể gây bệnh. Có thể phát tán theo dòng nước chảy đến các nơi khác nhau
để gây bệnh cho vùng trồng mới.

3. Triệu trứng bệnh héo rũ vàng lá chuối
- Bệnh héo rũ vàng lá chuối xuất hiện hầu hết bốn mùa trong năm. Nấm gây hại trực tiếp trong
mạch dẫn của cây, do nấm phát tán chủ yếu trong đất. Đầu tiên gây hại phần rễ của cây qua vết thương

Trang 21


cơ giới, sau đó phát triển đi lên theo mạch dẫn gây hại phần thân và lá cây. Tức khi cây có biểu hiện
bệnh thì cây đã nhiễm bệnh từ rễ, bên trong thân rất khó có thể xử lý bệnh.
- Cây nhiễm bệnh khi biểu hiện ra
bên ngoài làm cho lá bị héo vàng từ dưới
lên trên, làm cho cây chuối chết dần.
Những cây, bụi chuối bị nhiễm bệnh thì
khơng thể để lưu gốc cho vụ sau hoặc
dùng để lấy giống. Cây bị bệnh hầu như
không cho thu hoạch. Tỷ lệ các vùng
trồng chuối chuyên canh nhiễm bệnh lên
đến 80%.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh

héo rũ vàng lá chuối
* Biện pháp canh tác
- Dọn sạch cỏ dại quanh gốc, phát
Triệu trứng cây chuối bị nhiễm bệnh héo vàng lá chuối
quan bụi dậm xung quanh để vườn chuối
thơng thống đón nắng nhiều nhất.
- Mật độ trồng cây phải đúng kỹ thuật, khơng trồng dày. Kỹ thuật chăm sóc như bón phân cân
đối tăng khả năng chống chịu của cây; Tưới nước đúng kỹ thuật tốt nhất nên sử dụng biện pháp tưới
nhỏ giọt là tốt nhất.
- Thường xuyên thu dọn các lá già, héo để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm Fusarium
oxysporum gây hại chủ yếu qua viết thương nên tránh làm tổn thương cây đặc biệt là làm tổn thương
bộ rễ của cây.
* Sử dụng giống chống chịu với bệnh hoặc cây con sạch bệnh
- Tốt nhất nên sử dụng các giống chuối nuôi cây mô, do tỷ lệ sạch bệnh là cao nhất.
- Những vườn trồng chuối nhiễm bệnh nặng có thể chuyển sang cây trồng khác hoặc sử dụng
giống có khả năng chống bệnh là tốt nhất.
* Biện pháp sinh học
- Sử dụng các chế phẩm chứa nấm đối khàng Trichoderma trong suốt quá trình trồng chăm sóc
để phịng chống sự gây hại của nấm gây bệnh héo vàng lá chuối.
* Biện pháp hóa học
- Có thể kết hợp các dịng thuốc đặc trị tuyến trùng kết hợp với đặc trị nấm để đồng phòng điều
trị bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sử dụng ở Việt
Nam có một số hoạt chất như Zineb, Propiconazole, … Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất
Carbonsulfan đặc trị tuyến trùng.
* Quản lý nguồn bệnh, tiêu hủy, khử trùng
- Đối với các vườn chuối bị bệnh cần tiến hành khử trùng toàn bộ vật dụng sử dụng trong canh
tác để ngăn ngừa bệnh gây nhiễm ra vùng mới.
- Cần tiến hành đánh giá mức độ gây hại của bệnh trong từng giai đoạn phát triển của cây chuối
để có thể đưa ra biện pháp xử lý hợp lý. Mức độ gây hại trên 50% tiến hành tiêu hủy tại chỗ. Tuyệt

đối không vận chuyển, buôn bán sản phẩm vườn chuối bị bệnh. Tiến hành tiêu hủy theo đúng kỹ thuật
tiêu hủy dịch bệnh tránh gây nhiễm ra ngoài.
- Sau khi thu hoạch hoặc tiến hành tiêu hủy thì diện tích vườn nên chuyển đổi sang trồng cây
trồng khác hoặc trồng các giống có khả năng chống chịu bệnh.
Nguồn: camnangcaytrong.com
Trang 22


KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LĨT SINH HỌC CHO
BÒ NI THỊT, VỖ BÉO BẰNG CHẾ PHẨM
EMUNIV
Sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV làm đệm lót sinh học cho chuồng bị ni lấy thịt vừa
đáp ứng yêu cầu làm đệm lót, vừa có hiệu quả khử mùi tại khu vực chuồng trại.

Chuẩn bị làm đệm lót sinh học cho bị ni thịt hoặc vỗ béo

I. Chuẩn bị chuồng trại
Diện tích chuồng ni: Với bị ni thịt, vỗ béo, diện tích chuồng ni tối thiểu để làm đệm lót
sinh học là 2,4 m2/con (chiều dài chỗ đứng ≥ 1,6m, chiều rộng chỗ đứng ≥ 1,1m).
Nền chuồng: Nền chuồng được xây bằng xi măng, gạch đá hoặc đúc nhiều tấm xi măng rồi ghép
lại (không để nền cát hoặc đất như đối với làm đệm lót sinh học cho lợn, gà, vịt...), có độ dốc về phía
sau từ 1,2-1,5% giúp nước chảy về hướng đó tránh gây ứ đọng làm hỏng đệm lót (do lượng nước tiểu
của bị lớn nên đệm lót sinh học khơng thể xử lý hết được, trong q trình sử dụng vẫn có một lượng
nước tiểu ngấm qua nền đệm lót chảy về rãnh nước thải).
Trang 23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×