BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 30 tháng 8 năm 2011)
CHÍNH SÁCH MỚI........................................................................................1
1. Văn bản sai sót, thủ trưởng bị hạ bậc thi đua............................................1
2. Ưu tiên phát triển một số sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ...........................2
3. Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo.............................3
4. Quảng cáo rượu, bia phải đính kèm… tác hại...........................................4
5. Từ 1/9, tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.................................................5
CHỈ THỊ MỚI..................................................................................................5
6. Không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người được đặc xá...................5
TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI.........................................................................6
7. Bảo vệ môi trường nơng thơn: Nhiều mơ hình cần được nhân rộng ......6
8. Thu hút chất xám kiều bào bằng cách làm mới.........................................8
9. TPHCM; Kết quả thực hiện thủ tục hành chính sẽ là tiêu chí bổ nhiệm10
BÌNH LUẬN..................................................................................................11
10.“Ơm đồm” khơng xuể...............................................................................11
QUẢN LÝ......................................................................................................13
11.“Siết” việc khen thưởng ở cơ quan nhà nước..........................................13
12.Thanh - kiểm tra quá nhiều, doanh nghiệp kêu khổ................................13
13.Đề xuất xoá bỏ hoàn toàn thị trường vàng miếng...................................15
14.Sẽ cấm rượu, bia tại cơ quan? .................................................................17
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH..........................................................................17
15.Bộ Xây dựng cấp phép trực tuyến cho nhà thầu nước ngoài..................17
16.Mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai nộp thuế điện tử...............................18
PHÁP LUẬT..................................................................................................19
17.Hậu Giang: Kỷ luật cán bộ tham ơ tiền chính sách.................................19
18.Quảng Bình: Khởi tố cán bộ ngân hàng huyện.......................................19
CHÍNH SÁCH MỚI
Văn bản sai sót, thủ trưởng bị hạ bậc thi đua
Đây là quy định do Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành. Lý do là thời
gian qua, nhiều văn bản do các đơn vị trực thuộc ban hành có sai sót về thể
thức, nội dung, chính tả, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và văn phịng
phải trả lại.
1
Để nâng cao trách nhiệm ban hành văn bản, phó tổng giám đốc Nguyễn
Minh Thảo yêu cầu văn phòng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập hợp,
thống kê sai sót của từng đơn vị. Trong quý 2-2011, các đơn vị có 10-20%
trên tổng số văn bản ban hành có sai sót, bị trả lại, thủ trưởng đơn vị bị hạ
một bậc thi đua so với bậc đã được xếp. Trường hợp sai sót trên 20% hạ hai
bậc thi đua so với bậc được xếp.
Còn trong quý 3/2011, đơn vị có 5-10% văn bản sai sót thì hạ một bậc thi
đua với thủ trưởng đơn vị. Đơn vị có trên 10% văn bản có sai sót sẽ hạ hai
bậc thi đua của thủ trưởng đơn vị. Các phó thủ trưởng đơn vị và viên chức,
công chức được giao soạn thảo và duyệt văn bản có sai sót cũng bị hạ bậc
thi đua như thủ trưởng đơn vị. (Tuổi Trẻ 29/8)(về đầu trang)
Ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Thủ tướng vừa quyết định ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ ưu tiên phát triển. Trong danh mục này có một số sản phẩm của các
ngành Dệt - May, Da - Giầy, Điện tử - Tin học, Sản xuất lắp ráp ơ tơ, cơ
khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ
cao.
Cụ thể, trong ngành Dệt - May, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu
tiên phát triển gồm: Xơ thiên nhiên (bông, đay, gai, tơ tằm); xơ tổng hợp
(PE, Viscose); Vải (vải kỹ thuật, vải khơng dệt); hóa chất, chất trợ, thuốc
nhuộm phục vụ ngành nhuộm hồn tất vải; phụ liệu ngành may (cúc, mex,
khóa kéo, băng chung).
6 sản phẩm được ưu tiên phát triển của ngành Da - Giầy gồm: Da thuộc, vải
giả da, đế giầy, hóa chất thuộc da, da muối và chỉ may giầy.
Ngành Điện tử - Tin học có các sảm phẩn được ưu tiên phát triển gồm:
Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản (như: Transistor, mạch tích hợp,
cảm biến, điện trở, tụ, điôt, awngten, thyristor); linh kiện thạch anh; vi
mạch điện tử; pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động...
Động cơ và chi tiết động cơ (như thân máy, poston, trục khuỷu, thanh
truyền, bánh răng...); hệ thống lái; hệ thống phanh; bánh xe (lốp xe, vành
bánh xe bằng hợp kim nhôm); linh kiện nhựa cho ơ tơ; hệ thống xử lý khí
2
thải ô tô... là những sản phẩm được ưu tiên phát triển của ngành Sản xuất
lắp ráp ô tô.
Các sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí chế tạo cũng được ưu
tiên phát triển là: Khuôn mẫu, đồ gá (khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia
công, đồ gá kiểm tra); dụng cụ - dao cắt (dao tiện, dao phay, mũi khoan);
thép chế tạo...
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao như: Các
cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng
lượng mới và năng lượng tái tạo; các loại chi tiết nhựa chất lượng cao (các
bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt
và chịu mài mòn bằng nhựa)... cũng là những sản phẩm được ưu tiên phát
triển. (Website Chính Phủ 29/8)(về đầu trang)
Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo
Theo Thông tư 120 Bộ Tài chính vừa ban hành, kể từ 1/10 sẽ miễn, giảm
thuế đất nông nghiệp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Cụ thể, các đối tượng được miễn 100% thuế bao gồm: hộ nghèo; diện tích
đất làm muối; tồn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản
xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hằng năm có ít nhất một vụ lúa
trong năm...
Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hằng năm đối với diện
tích đất nơng nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá
hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình,
cá nhân theo quy định.
Đối với tổ chức kinh tế, đơn vị trực thuộc Nhà nước sẽ giảm 50% số thuế
sử dụng đất nông nghiệp đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Nếu các
tổ chức trên không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho tổ chức, cá nhân khác
nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nơng nghiệp thì thực hiện thu hồi đất
theo quy định của Luật Đất đai. Trong thời gian Nhà nước chưa thu hồi đất
thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. (Thanh Niên 30/8)(về
đầu trang)
3
Quảng cáo rượu, bia phải đính kèm… tác hại
Theo Nghị quyết 88 vừa được Thủ tướng ban hành, nhiều giải pháp "mạnh"
sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo trật tự an tồn giao
thơng.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo, Bộ VH-TT&DL chủ trì phối hợp với Bộ Thông
tin và Truyền thông ban hành quy định quản lý quảng cáo bia, ruợu... Yêu
cầu quảng cáo ruợu, bia phải gắn kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc
lạm dụng các chất kích thích này đối với sức khỏe và nguy cơ xảy ra tai
nạn giao thông khi điều khiển phương tiện.
Bộ KH&CN rà sốt, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy
định kỹ thuật về đo lường trong thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
Bộ Công an tăng cường kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương
tiện sử dụng ruợu bia, tập trung tại khu vực có nhiều lái xe uống ruợu, bia.
Trước tình trạng sản xuất, bn bán và sử dụng tràn lan mũ bảo hiểm kém
chất lượng, Nghị quyết u cầu Bộ Cơng Thương có biện pháp cũ bảo hiểm
cấp bách ngăn chặn việc sản xuất, lưu thông, bn bán m có kiểu dáng
giống mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm không đảm bảo quy chuẩn, chất lượng.
Phối hợp với địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Bộ GĐ&ĐT đưa phương án giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự và an
tồn giao thơng vào chương trình chính khóa trong các cấp học. Tun
truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thơng
trong từng cấp học từ năm học 2012.
Một trong những nội dung quan trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng trong
nghị quyết mới là tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ơ tơ. Theo đó,
Bộ GTVT tăng cường biện pháp quản lý ngay tại bến xe, cương quyết
không cho xuất bến đối với ô tô không đảm bảo các quy định liên quan đến
phương tiện, người điều khiển phương tiện. Chỉ đạo các Sở GTVT tăng
cường giám sát các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thực hiện tốt việc lắp
đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ơ tơ đúng theo quy định.
Nhằm quản lý, giảm thiểu các tai nạn liên quan đến hoạt động tàu du lịch
trên sông, biển. Theo chỉ đạo, 2 Bộ GTVT và VH-TT&DL phải rà soát, ban
hành quy định về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trong hoạt động vận
4
tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa, sớm ban hành trong quý I năm
2012. (Gia Đình & Xã Hội 29/8)(về đầu trang)
Từ 1/9, tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Nhà nước cuối tuần qua vừa ban hành quy định tăng 1% tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng. Quyết định này sẽ
chính thức áp dụng từ 1/9.
Theo nội dung Quyết định 1925 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không
kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng đối với các ngân
hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 7% trên tổng số dư tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc,
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ được
áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 5% trên tổng số dư tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng
9/2011 và thay thế Quyết định số 1209/2011 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước. (Theo Vnmedia 29/8) (về đầu trang)
CHỈ THỊ MỚI
Không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người được đặc xá
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc với chính quyền các
địa phương khi đón người được đặc xá, tha tù trước thời hạn trở về.
5
Trại giam Thanh Xuân là một trong những trại giam đầu tiên trong cả nước
công bố quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá tha tù năm 2011. Theo
Quyết định của Chủ tịch nước, Trại giam Thanh Xuân có 148 phạm nhân
được đặc xá, tha tù trước thời hạn, trong đó có 65 phạm nhân nữ, 83 phạm
nhân nam, 6 phạm nhân là người nước ngoài, phạm nhân cao tuổi nhất sinh
năm 1940.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Quyết
định đặc xá năm 2011 của Chỉ tịch nước tiếp tục khẳng định chính sách
khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta đối với những người phạm tội đã thực
sự hối lỗi, là mở lối về cho những người cải tạo tiến bộ.
Phó Thủ tướng mong muốn các phạm nhân được đặc xá tại Trại Thanh
Xuân nói riêng, những người được đặc xá lần này nói chung cần ra sức rèn
luyện, sớm hịa nhập cộng đồng, đóng góp thiết thực cho xã hội.
Phó Thủ tướng đề nghị chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để các
phạm nhân được được đặc xá hòa nhập cộng đồng, khơng được kỳ thị,
phân biệt đối xử.
Phó Thủ tướng cũng mong các phạm nhân chưa được đặc xá tiếp tục rèn
luyện để sớm được đặc xá và được đoàn tụ với gia đình. (Website Chính
Phủ 29/8)(về đầu trang)
TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI
Bảo vệ môi trường nông thôn: Nhiều mơ hình cần được nhân rộng
Để giảm thiểu tình trạng người dân xả rác, nước thải, chất thải chưa qua xử
lý ra ao, hồ, kênh, mương và nơi công cộng nhiều mơ hình bảo vệ mơi
trường đã được thành phố Hà Nội triển khai.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên
truyền, vận động nông dân nâng cao ý thức giữ gìn mơi trường qua các
phong trào: "Tồn dân khơng vứt, đổ rác ra đường và nơi công cộng",
"Sạch từ nhà ra đường, sạch từ ngõ vào nhà"… Nhiều mơ hình điểm trong
cơng tác Bảo vệ mơi trường nông thôn đã được triển khai tại cơ sở và rất
cần được nhân rộng.
6
Một trong những mơ hình hiệu quả trong cơng tác Bảo vệ mơi trường nơng
thơn là mơ hình "Thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt và làng
nghề" do Hội Nông dân Hà Nội phối hợp với Trung tâm Môi trường nông
thôn (Hội Nông dân Việt Nam) triển khai tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) năm
2010.
Từ một xã có tới 60% lượng rác thải sinh hoạt, làng nghề tồn đọng trong
khu dân cư, người dân tùy tiện vứt, đổ rác ra đường làng, ngõ xóm... đến
nay người dân xã Phương Tú đã được hưởng một môi trường sống trong
lành; 100% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn đã được thu gom về bãi
rác ở các thôn.
Hiện, cả 6 thôn của xã thành lập được tổ thu gom rác với 17 xe chở rác
chuyên dụng, 25 thùng đựng rác. Xã đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất
để các tổ thu gom rác thực hiện tốt nhiệm vụ.
Mơ hình "Thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn" được thực hiện ở xã
Đại Đồng (Thạch Thất) từ năm 2009 đến nay cũng đạt được nhiều kết quả.
Từ khi thực hiện mơ hình, mỗi hộ gia đình được cấp 2 thùng nhựa đựng rác
phân hủy và không phân hủy; người dân thường xuyên được tuyên truyền
nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường; hằng tuần xã tổ chức ra quân tổng vệ
sinh môi trường, thu gom rác về điểm tập kết; đồng thời thành lập tổ thu
gom rác, xây dựng khu chứa rác tạm thời...
Đến nay, toàn bộ lượng rác thải trong dân đã được thu gom, vận chuyển
đến nơi quy định. Người dân có ý thức cao trong việc phân loại rác thải tại
đầu nguồn, đã tái sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, góp
phần giảm lượng rác phải xử lý.
Ngồi ra, mơ hình "Xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng
nghề" đã và đang được triển khai hiệu quả ở các huyện Đan Phượng, Từ
Liêm, Hồi Đức, Ứng Hịa, Phú Xun... thu hút đơng đảo nơng dân tham
gia. Các mơ hình này đã tác động đến nhận thức của người dân, làm thay
đổi hành vi, thói quen ảnh hưởng xấu đến mơi trường. (Hà Nội Mới 29/8)
(về đầu trang)
7
Thu hút chất xám kiều bào bằng cách làm mới
Sau hai năm đi vào hoạt động, Viện Khoa học và Cơng nghệ tính tốn
TP.HCM đã có 15 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế. Để có được
thành quả này, Viện đã áp dụng một cơ chế hoàn toàn khác khi xét duyệt,
nghiệm thu các đề tài khoa học...
Viện Khoa học và Cơng nghệ tính tốn (KH-CNTT) TP.HCM hiện có 12
nhà khoa học là kiều bào đang làm việc tại các nước Mỹ, Canada, Bỉ…
cộng tác. Các nhà khoa học này giữ vai trị là trưởng các nhóm nghiên cứu
tại Viện.
Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học sử dụng kinh phí nhà nước hiện nay
phải thành lập hội đồng xét duyệt, nghiệm thu với cơ chế tài chính rườm rà,
phức tạp, thì Viện KH-CNTT TP.HCM lại có một cơ chế hồn tồn khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM đồng
thời là đồng viện trưởng Viện KH-CNTT TP.HCM cho biết: Một đề tài, dự
án khi đề xuất nghiên cứu sẽ được thẩm định, phản biện bởi ba nhà khoa
học nước ngoài mà không cần phải qua hội đồng xét duyệt như cách làm
hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng không cần phải lập hội đồng để nghiệm
thu, mà sẽ được đánh giá thông qua số lượng bài báo khoa học, hoặc thành
phẩm ứng dụng cụ thể.
Trong hai năm qua, Viện KH-CNTT TP.HCM đã và đang thực hiện 17 đề
tài, dự án và đã có 15 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Kinh phí cấp cho đề tài, dự án nghiên cứu được thực hiện bằng cách khốn
kinh phí cho chủ nhiệm đề tài, nhưng thủ tục thanh quyết toán vẫn theo
theo quy định chung.
Để các hóa đơn chứng từ được hợp lệ theo quy định tài chính chung, một
bộ phận riêng sẽ giúp các nhà khoa học làm điều đó. “Có làm như thế,
chúng ta mới có thể thu hút được chất xám của các nhà khoa học là người
Việt Nam ở nước ngồi”, ơng Tân, nói.
Tiến sĩ Huỳnh Kim Lâm, trước đó đã học và làm việc tại Mỹ, vừa về nước
gần một năm nay, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu về năng lượng tái tạo tại
Viện KH-CNTT TP.HCM chia sẻ: cơ chế nghiên cứu khoa học của viện là
rất thống, mơi trường làm việc chuyên nghiệp.
8
Đặc biệt, sự giao lưu với cộng đồng khoa học quốc tế rất cao nên Viện
thường xuyên được cập nhật thông tin hướng nghiên cứu mới của thế giới
và phối hợp với các nhà khoa học nước ngoài để nghiên cứu. TS Lâm cho
biết, nhóm nghiên cứu năng lượng tái tạo được thành lập gần một năm nay,
nhưng đã có một bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế, một bài đã nhận
được trả lời đồng ý đăng và ba báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế.
Một đề tài khoa học thường có khoản kinh phí riêng cho chủ nhiệm đề tài.
Tại Viện KH-CNTT, các chủ nhiệm sử dụng khoản tiền này vào việc đào
tạo, hỗ trợ các nghiên cứu viên mới. Đây là các sinh viên tốt nghiệp loại
giỏi, khá ở các trường đại học.
Những sinh viên này được nhận về làm việc với các nhóm để thực tập
nghiên cứu trong mơi trường thực tế. Nhận xét về các bạn trẻ này, Tiến sĩ
Lâm nói: “Nếu được thế hệ đàn anh hướng dẫn, những nghiên cứu viên trẻ
này sẽ gặt hái được nhiều thành tựu khoa học trong tương lai”.
Các nhà khoa học kiều bào tại Viện KH-CNTT được hưởng mức hỗ trợ từ
10 - 17 triệu đồng/tháng. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Minh Tân giải thích:
“Đây chỉ là tiền hỗ trợ vé máy bay, khách sạn cho các nhà khoa học này khi
về làm việc tại viện. Mỗi năm, các nhà khoa học chỉ về làm việc tại Việt
Nam vài tháng, còn lại là làm việc qua mạng”.
“Đến năm 2015, đây sẽ là một viện có uy tín ở khu vực Đơng Nam Á và
đến năm 2020 sẽ là viện có sức ảnh hưởng, lan tỏa khoa học ở châu Á”,
Giáo sư - Tiến sĩ Trương Nguyện Thành, đồng viện trưởng của Viện KHCNTT đã báo cáo về hướng phát triển của viện với Phó thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân như trên trong một cuộc gặp vào giữa tháng 7 vừa rồi. Đây
không phải là ý kiến lạc quan thiếu cơ sở...
Các công trình nghiên cứu ở Viện tập trung vào nhiều lĩnh vực, nghiên cứu
không gian, chinh phục biển, môi trường, máy tính ứng dụng trong y học…
“Thơng qua phép tính tốn của máy tính để mơ phỏng, thử nghiệm các ứng
dụng cần chi phí cao hoặc khơng thể tiến hành trong thực tế”, ơngThành
nói về hoạt động của Viện.
9
Nhiều đề tài do Viện nghiên cứu hoặc hợp tác với các đơn trong nước để
nghiên cứu như chế tạo thuốc đặc trị H5N1, H1N1; tiểu đường loại hai; chế
tạo tàu ngầm nhỏ phục vụ du lịch, nghiên cứu vũ trụ; mơ hình số cho ơ
nhiễm nguồn thải các lưu vực sông đã cho được kết quả rất khả quan. (Đất
Việt 25/8)(về đầu trang)
TPHCM; Kết quả thực hiện thủ tục hành chính sẽ là tiêu chí bổ nhiệm
UBND TP HCM vừa yêu cầu các sở ngành và quận huyện niêm yết cơng
khai thơng tin thủ tục hành chính, trong đó nhấn mạnh kết quả thực hiện
thủ tục hành chính là tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan.
Tại những nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
cho người dân, các sở ban ngành và UBND các quận, huyện phải niêm yết
thơng tin về thủ tục hành chính cơng khai, đầy đủ và rõ ràng. Đồng thời,
phải nhanh chóng tiếp nhận, xử lý các phản ánh và kiến nghị của người
dân.
Các sở ban ngành và quận huyện phải thường xuyên rà sốt quy định về thủ
tục hành chính, kịp thời đề xuất với UBND thành phố để sửa đổi, bổ sung
nhằm hạn chế sơ hở dẫn đến nảy sinh tiêu cực gây bức xúc cho người dân.
Để thực hiện mục tiêu làm hài lòng người dân, UBND thành phố cũng yêu
cầu các sở ban ngành và quận huyện chú trọng đào tạo cán bộ nhằm nâng
cao năng lực, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ người đến làm thủ
tục hành chính.
Sở Nội vụ được giao nhiệm vụ cùng với Văn phịng UBND thành phố bổ
sung tiêu chí xác định kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính để đề
bạt, bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan. Đây cũng là tiêu chí xét thi đua
khen thưởng hàng năm của thành phố. Trái lại, thành phố sẽ xử lý những
cán bộ, viên chức... có thái độ phục vụ khơng tốt với người dân.
Trước đó, UBND quận 1 cũng đã thực hiện thí điểm gắn máy điện tử để lấy
ý kiến về mức độ hài lòng của người dân khi đến giải quyết thủ tục hành
chính. Thời gian thí điểm loại thiết bị này sẽ kéo dài đến 20/9 và sau đó sẽ
được triển khai về các phường trên địa bàn quận.
10
Sau hơn 2 tháng áp dụng đã có hơn 5.000 lượt người góp ý, trong đó đa số
người dân đánh giá hài lòng về thời gian giải quyết hồ sơ (đúng hẹn hay trễ
hẹn), quy trình thủ tục hành chính (rõ ràng hay chưa rõ ràng).... Tuy nhiên,
cũng có một số ý kiến cho rằng chưa hài lòng về thái độ phục vụ của nhân
viên và thủ tục còn quá rườm rà, khó hiểu.
Trước việc thí điểm gắn máy điện tử để đánh giá cán bộ của UBND quận 1,
ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ thưởng Bộ Nội vụ, thành viên hội đồng
giải thưởng công nghệ thông tin Đông Nam Á đã đề nghị TP HCM cần
tổng kết mơ hình "Dân đánh giá cán bộ qua máy điện tử" mà quận 1 đang
thí điểm để nhân rộng tại các cơ quan.
Ông Phúc đánh giá cao cách làm này của UBND quận 1 và cho biết sẽ đề
cử giải thưởng Lãnh đạo công nghệ thông tin năm 2011 đối với lãnh đạo
UBND quận 1 với mơ hình này. (Theo vnexpress 29/8)(về đầu trang)
BÌNH LUẬN
“Ơm đồm” khơng xuể
Nhìn lại những bước đột phá trong hơn 20 năm đổi mới của nước ta, theo
nhận định của Trưởng ban Thể chế kinh tế thuộc Viên Nghiên cứu Quản lý
kinh tế Trung ương, có thể nói đột phá đều gắn chặt với những quyết định
thu hẹp phạm vi, vai trò của Nhà nước.
Một nghiên cứu về đổi mới Chính phủ đã được Viện này phác thảo cho
thấy, công cuộc cải cách ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, cần
phải xác định những “khuyết tật” của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho cơ
chế thị trường vận hành sn sẻ.
Ít ai biết rằng, khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc cịn làm Chủ nhiệm
Văn phịng Chính phủ, ơng đã mời một nhóm chun gia của dự án “Sáng
kiến Cạnh tranh Việt Nam” do Hoa Kỳ tài trợ đến ở hẳn Văn phịng Chính
phủ, cùng làm việc với các nhân viên Văn phòng để giúp rà sốt lại những
thủ tục hành chính trong Đề án 30.
Nhờ đó, Đề án 30 đã hồn thành chuẩn hóa được thủ tục hành chính cấp
huyện, cấp xã theo hướng rút gọn từ 10.000 bộ thủ tục hành chính cấp xã
và 700 bộ thủ tục hành chính cấp huyện xuống còn 63 bộ mỗi cấp.
11
Cục trưởng Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính Văn phịng Chính phủ ước
tính, tổng kinh phí mà Nhà nước và xã hội tiết kiệm được lên tới gần
30.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ Đề án đó. Trưởng ban Thể chế kinh tế, phụ
trách cơng trình nghiên cứu về đổi mới Chính phủ đã “mổ xẻ” chức năng,
nhiệm vụ của các bộ, ngành.
Thực tế cho thấy, mỗi bộ đều có nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức. Từ mỗi gạch đầu dịng trong nghị định đó, ông bộ trưởng lại
ký quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các vụ. Rồi các vụ lại
soạn thảo tiếp cho các phịng, ban. Tóm lại, mỗi gạch đầu dòng của bộ
trưởng hay vụ trưởng lại mở ra hàng chục đầu việc khác nhau. Chỉ riêng ở
cấp bộ, ước tính có khoảng vài chục nghìn đầu việc mà nhà nước phải làm.
Vì thế, nhiều bộ vẫn đang duy trì một số nhiệm vụ không cần thiết đối với
công việc quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn cấp
loại giấy phép kinh doanh, giấy phép con chẳng những khơng phải là
nhiệm vụ cần thiết mà cịn làm khó cho sản xuất kinh doanh.
Tương tự, hầu hết các bộ đều có chức năng “đại diện chủ sở hữu các doanh
nghiệp nhà nước trong lĩnh vực liên quan” và chức năng “hoạch định chính
sách”. Thực tế này đã được dư luận lên tiếng là “vừa đá bóng, vừa làm
trọng tài”. Chính vì khơng phân định rạch rịi chức năng hoạch định chính
sách, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ nên cơ
cấu tổ chức các bộ không rõ ràng.
Trưởng ban Thể chế kinh tế nhận xét, sau khi tiến hành rà soát thì phát hiện
ra có rất nhiều việc mà các bộ không cần làm, thế nhưng vẫn phải ghi trong
quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của bộ đó.
Những việc cụ thể đó phải được ghi rõ trong nghị định vì chúng gắn với
Luật Tổ chức Chính phủ. Luật nêu rõ, Chính phủ phải làm việc này, việc
kia. Trên cơ sở đó sẽ thiết kế bộ máy của Chính phủ tinh giản và gọn nhẹ
hơn. Khi đó, việc tách hoặc nhập bộ này, bộ kia sẽ dựa trên cơ sở khoa học.
Hơn thế, việc giảm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan công quyền đồng
nghĩa với việc giảm quyền lợi của họ đối với xã hội. Điều này quả thực
không phải dễ chấp nhận.
12
Đổi mới Chính phủ là đổi mới vai trị của nhà nước, của Chính phủ. Suy
cho cùng, muốn có một nhà nước mạnh thì bản thân các bộ khơng thể ôm
đồm quá nhiều việc khiến nhà nước phải tiêu phí quá nhiều nguồn lực vào
những mục tiêu không cần thiết. (An Ninh Thủ Đô 29/8)(về đầu trang)
QUẢN LÝ
“Siết” việc khen thưởng ở cơ quan nhà nước
Chiều 29/8, tại Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Trung ương đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ
tịch Hội đồng.
Thủ tướng yêu cầu phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” cần đi vào chống lãng phí một cách thiết thực ở các cơ
quan, đơn vị bởi hiện tượng chi tiêu lãng phí ở các nơi này là rất lớn. Bên
cạnh đó, việc khen thưởng trong hệ thống bộ máy Nhà nước cần phải chặt
chẽ hơn.
Cần rà soát lại quy định khen thưởng, đưa thêm các tiêu chí để làm sao lựa
chọn được những người thực sự tiêu biểu. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương,
cho rằng cần thắt chặt hơn nữa việc tặng thưởng danh hiệu anh hùng và các
phần thưởng từ khâu xét duyệt đến khi bỏ phiếu.
Đồng thời, nâng tiêu chuẩn xét tặng huân chương, danh hiệu anh hùng,
quản lý chặt chẽ các phong trào thi đua và tặng thưởng. Từ nay đến cuối
năm, tập trung vào khen thưởng người lao động trực tiếp, tránh việc toàn
khen cán bộ. (Pháp Luật TPHCM 30/8)(về đầu trang)
Thanh - kiểm tra quá nhiều, doanh nghiệp kêu khổ
Câu chuyện doanh nghiệp bị quá nhiều đoàn thanh tra mơi trường kiểm tra,
xử phạt có lẽ khơng mới. Nhiều doanh nghiệp vì quá bức bối đã gửi đơn
kiến nghị đến các cơ quan chức năng yêu cầu được trả lời rõ về quy định
thanh kiểm tra môi trường. Thế nhưng, bất chấp, doanh nghiệp nào càng
phản kháng mạnh thì càng bị kiểm tra nhiều hơn.
Đại diện một cơng ty tại huyện Củ Chi bức xúc, chỉ tính từ đầu năm 2011
đến nay, công ty đã phải tiếp hơn chục đồn thanh kiểm tra mơi trường. Cụ
thể, đồn kiểm tra môi trường của Tổng cục Bảo vệ môi trường, Cục Cảnh
13
sát Phịng chống tội phạm về mơi trường, Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi
trường, Phịng Cảnh sát Phịng chống tội phạm mơi trường. Đó là chưa kể
cơng ty cịn phải chịu kiểm tra, giám sát của phòng tài nguyên và mơi
trường huyện, cảnh sát mơi trường huyện…
Có những đồn thanh kiểm tra khi đến kiểm tra chỉ để hỏi là quận hay sở
đã có kiểm tra trước đó chưa. Nếu có, họ chỉ xem xét qua loa rồi về. Còn
nếu chưa kiểm tra hoặc kiểm tra vài tháng trước, họ tổ chức kiểm tra lại.
Điều này chứng tỏ giữa các đồn thanh kiểm tra mơi trường khơng phối
hợp hoặc chia sẻ thơng tin với nhau. Chính yếu tố này khiến doanh nghiệp
rất khổ sở khi cùng một nội dung nhưng phải báo cáo với q nhiều đồn
thanh tra. Khơng dừng lại đó, có những doanh nghiệp ở tỉnh này nhưng lại
bị thanh tra môi trường tỉnh khác đến kiểm tra. Đại diện nhiều doanh
nghiệp khác cho rằng nếu càng ý kiến lại càng bị kiểm tra nhiều hơn. Do
đó, cách tốt nhất, thôi đành phải sắp xếp thời gian tiếp cho xong.
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM khẳng định đó là bất cập đang tồn
tại trong cơng tác thanh kiểm tra môi trường. Bản thân sở đã nhận được
khơng ít phản ánh của doanh nghiệp về vấn đề trên. Hiện sở đang chỉ đạo
các phòng chức năng tổ chức lại việc thanh kiểm tra mơi trường. Theo đó,
sở đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch kiểm tra doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố.
Sau đó, thanh tra sở cũng như các cơ quan chức năng trên địa bàn thành
phố sẽ cùng phối hợp với đoàn thanh tra của bộ để tổ chức kiểm tra một
lần. Đảm bảo tần suất kiểm tra định kỳ 2 lần/năm và chỉ kiểm tra đột xuất
khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu lén lút vi phạm mơi trường.
Có thể nói, việc hình thành nhiều cơ quan chức năng quản lý về môi trường
là cần thiết nhằm cải thiện chất lượng môi trường vốn đang bị hủy hoại
nghiêm trọng. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này, ngành ngành, người
người đều có chức năng kiểm tra mơi trường đã dẫn đến thực trạng chồng
chéo trong công tác thanh kiểm tra, khiến các doanh nghiệp “ăn không
ngon, ngủ không yên”, không biết “bao giờ mới đến tháng mười” để tập
trung phát triển sản xuất, kinh doanh. (Sài Gịn Giải Phóng 29/8)(về đầu
trang)
14
Đề xuất xố bỏ hồn tồn thị trường vàng miếng
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa đề xuất với Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) nên cấm hoàn toàn việc mua bán vàng miếng, thay vì vẫn
cho phép một số tổ chức lớn mua bán vàng miếng như dự kiến.
Theo nội dung kiến nghị cuối tuần qua của VAFI, những cố gắng của
NHNN trong việc bình ổn thị trường vàng đã bị vơ hiệu hóa và tốn kém
(cho nhập 10 tấn vàng, cơng bố thơng điệp chính sách mới về quản lý thị
trường vàng )….
VAFI cho rằng các biện pháp sắp được NHNN áp dụng như là chỉ cho phép
một số tổ chức kinh doanh vàng miếng, huy động vàng trong dân... là
khơng xố bỏ được những tiêu cực của thị trường vàng.
Trước hết, với việc chỉ cho phép một số tổ chức kinh doanh vàng miếng,
VAFI cho rằng điều này chỉ làm lợi cho các tổ chức kinh doanh lớn mà
khơng chấm dứt được tình trạng đầu cơ vàng, gây bất ổn trên thị trường
tiền tệ mỗi khi giá vàng thế giới biến động.
Về đề xuất đang được ủng hộ gần đây rằng Nhà nước sẽ là tổ chức duy
nhất đứng ra để huy động vàng trong dân, “giữ hộ vàng cho dân” và chuyển
số vàng huy động này thành dự trữ ngoại hối, chuyển hóa sang ngoại tệ,
VND, thế chấp vay vốn trên thị trường thế giới…, VAFI cũng lên tiếng
phản đối với các lý do:
Thứ nhất, để thực hiện điều này NHNN sẽ thuê các ngân hàng thương mại
huy động vàng trong dân, có thể thuê họ lưu giữ và hoàn trả lại cho người
dân khi có u cầu. NHNN phải trả phí cho các NHTM về phí huy động,
chuyên chở, bảo quản và thậm chí có thể trả cho dân một khoản lợi tức
hàng năm .
Thứ hai, NHNN sẽ sử dụng số vàng huy động để tăng dự trữ quốc gia, để
hoán đổi một phần sang ngoại tệ và có thể cho các NHTM vay lại, dùng
một phần số vàng huy động được để bình ổn thị trường. Nhìn vào phương
thức hoạt động thì thấy rằng, số vàng huy động từ dân không phải của
NHNN mà nó là khoản nợ khơng kỳ hạn (Người dân sẽ không chấp nhận
15
gửi vàng có kỳ hạn nếu họ khơng nhận được mức lãi suất cao và có cạnh
tranh ) ;
Nếu khoản nợ này được chuyển một phần sang USD thì sẽ có những rủi ro
như: biến động giá vàng, giá USD.
Thứ ba, NHNN sẽ xử lý ra sao khi người dân ồ ạt rút vàng để bán khi họ
thấy có lời (giá thế giới lên rất cao ). Rất có thể số vàng tương đương hàng
tỷ đô la sẽ được rút ra.
Cuối cùng, VAFI khẳng định rằng kết thúc vàng hóa là rất dễ dàng và đơn
giản nếu làm kiên quyết và khơng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. VAFI
cho rằng chống vàng hóa tức là xóa bỏ hồn toàn thị trường kinh doanh
vàng miếng theo như Dự thảo cũ về quản lý thị trường vàng đã nêu. Như
vậy sẽ khóa ngay mọi dịng vốn đổ vào mua vàng miếng, tức là cấm mua
vàng miếng.
Về lượng vàng còn trong dân, theo VAFI, NHNN sẽ tổ chức thu mua vàng
miếng trong dân theo giá quốc tế để tăng dự trữ ngoại hối dưới dạng vàng
vật chất, chuyển đổi sang ngoại tệ mạnh
Và một khi đã cơng khai tun bố xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng thì
lượng người mua vàng sẽ giảm đi 90%, thị trường mất thanh khỏan hoàn
toàn thì khơng cịn có đầu cơ, coq quan quản lý khơng cịn lo đối phó với
những cơn sốt vàng
VAFI khẳng định rằng việc cấm người dân mua vàng miếng là một quyết
sách kinh tế lớn bởi vàng là ngoại tệ, chính sách quản lý vàng phải như
chính sách quản lý ngoại tệ thì mới bịt được những lỗ hổng trong chính
sách quản lý ngoại hối, nhằm kết thúc tình trạng vàng hóa, đơ la hóa đang
diễn ra trầm trọng trong nền kinh tế. Việc mua vàng, sở hữu vàng còn nguy
hại hơn so với ngoại tệ vì dịng vốn đầu tư, đầu cơ vào vàng là dòng vốn
chết.
Nếu còn để thị trường vàng tồn tại dưới dạng kinh doanh vàng miếng như
hiện nay hoặc dưới dạng “cải lương“ như khôi phục lại sàn vàng, thì sẽ
khơng mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế mà ngược lại là nguồn gốc cho
16
bất ổn kinh tế vỹ mơ và chẳng có giải pháp nào để ngăn chặn được những
nguy hiểm mà “vàng hóa" đã gây ra. (Theo Vnmedia 29/8)(về đầu trang)
Sẽ cấm rượu, bia tại cơ quan?
Bộ GTVT và Uỷ ban An tồn giao thơng quốc gia đang lấy ý kiến các bộ,
ngành để sớm hoàn thiện nghị quyết thay thế Nghị quyết 32 về các giải
pháp kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông trong thời gian tới.
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo lần này là nghiêm cấm
sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc và khi tham gia giao thông. Cụ thể, tại
các cơ quan, đơn vị có thể sẽ ra quy chế cấm tiệt việc sử dụng rượu, bia kể
cả khi liên hoan, tiếp khách trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa.
Bộ VH-TT&DL chủ trì phối hợp với Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu ban hành
quy định khơng quảng cáo rượu, bia trên truyền hình, truyền thanh, báo chí
và panơ ngay trong q III/2011. (Đại Đồn Kết 29/8)(về đầu trang)
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Bộ Xây dựng cấp phép trực tuyến cho nhà thầu nước ngoài
Năm 2012, Bộ Xây dựng sẽ thử nghiệm 1 dịch vụ công trực tuyến ở mức
độ 3 là cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngồi nhận các gói thầu tại
Việt Nam.
Theo đó, nhà thầu nước ngồi hoạt động xây dựng tại Việt Nam sẽ nộp hồ
sơ, bổ sung hồ sơ, theo dõi tiến trình xin cấp phép... trên Internet qua Cổng
Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Dịch vụ công nêu trên là một module trong Hệ thống thông tin quản lý nhà
thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Việc xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin này trong năm tới sẽ được
thực hiện qua nhiều đầu việc như chuẩn hóa quy trình quản lý, cấp giấy
phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; xây
dựng cơ sở dữ liệu tập trung về các nhà thầu nước ngoài, hệ thống báo cáo
định kỳ, đột xuất trợ giúp công tác điều hành ra quyết định; chia sẻ thông
tin, báo cáo giữa các sở, toàn ngành Xây dựng về nhà thầu nước ngoài hoạt
động xây dựng; trợ giúp các đơn vị, chuyên viên làm công tác quản lý, thực
17
hiện cấp giấy phép, thu hồi giấy phép nhà thầu nước ngoài hoạt động xây
dựng có những công cụ quản lý, theo dõi trực tuyến trên Internet.
Cùng với Hệ thống thơng tin quản lý nhà thầu nước ngồi hoạt động xây
dựng tại Việt Nam, theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng CNTT
trong hoạt động của Bộ Xây dựng năm 2012 vừa được phê duyệt, Bộ này
sẽ triển khai nhiều hệ thống thơng tin khác nhằm tăng tính thuận tiện, hiệu
quả cho người dân và doanh nghiệp.
Đáng lưu ý là các hệ thống thông tin quản lý công tác phát triển nhà ở và
công sở; quản lý về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất
động sản; thông tin về xây dựng và phát triển đô thị; quản lý khiếu nại, tố
cáo và công tác thanh tra xây dựng… (Theo ICTNews 29/8) (về đầu trang)
Mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai nộp thuế điện tử
Theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành thuế vừa được Bộ Tài
chính phê duyệt, đến năm 2015, 80% doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ
ke khai thuế điện tử, 50% doanh nghiệp có thể nộp thuế điện tử.
Để thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn 2011-2015, ngành sẽ tập trung
phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thơng tin có khả năng đáp ứng tự
động hóa 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế. Ngành sẽ cung cấp
thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế 24/24 giờ
theo hướng nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả. Hệ thống cơng
nghệ thông tin của ngành sẽ kết nối và tiến tới tích hợp thơng tin liên quan
với các bộ, ngành.
Trong năm 2011, ngành thuế sẽ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp
ứng yêu cầu sửa đổi Luật Quản lý thuế và cung cấp dịch vụ thuế điện tử.
Năm 2012, sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thuế cho người nộp thuế, nâng
cao năng lực của hệ thống ứng dụng công nghệ thơng tin ngành. Năm 2013
triển khai và duy trì hệ thống ứng dụng hiện hành. Năm 2014-2015 chuẩn
bị triển khai hệ thống tihues tích hợp. (Hà Nội Mới 29/8)(về đầu trang)
18
PHÁP LUẬT
Hậu Giang: Kỷ luật cán bộ tham ô tiền chính sách
Xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ vừa tiến hành kiểm điểm và buộc thôi việc
đối với bà Phan Thanh Nhãn cán bộ phụ trách Thương binh- Xã hội của xã
do ăn chặn tiền trợ cấp cho các gia đình chính sách và bảo trợ xã hội.
Theo lãnh đạo xã Vĩnh Viễn, bà Nhãn đã lợi dụng những kẻ hở trong qui
trình cấp phát tiền trợ cấp để thực hiện các hành vi như không cấp, cấp
không đầy đủ và ký khống để lấy tiền chế độ chính sách, chế độ bảo trợ xã
hội mà Nhà nước cấp cho dân, với tổng số tiền lên đến 54 triệu đồng.
Sau khi bị phát giác, chính quyền địa phương đã yêu cầu bà Nhãn nộp lại
đầy đủ số tiền, đồng thời tiến hành xử lý kỷ luật, buột bà Nhãn thôi việc.
(Theo VOVNews 29/8)(về đầu trang)
Quảng Bình: Khởi tố cán bộ ngân hàng huyện
VKSND tỉnh vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với Võ Như Vũ (SN 1985), cán bộ ngân hàng chính sách huyện Lệ Thủy về
hành vi "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo hồ sơ điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra Cơng an Quảng Bình, bị
can Võ Như Vũ là tổ trưởng cán bộ tín dụng thuộc Phịng Giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, phụ trách địa bàn 5 xã tại huyện Lệ
Thủy, hiện có dư nợ khoảng 40 tỉ đồng.
Từ ngày 26/7 đến nay Vũ không rời khỏi địa phương và không đến trụ sở
cơ quan làm việc. Sau khi hoàn tất tài liệu điều tra bước đầu, cơ quan điều
tra đang hoàn tất việc xác minh để ra quyết định truy nã đối với Vũ.
Trước đó, TAND huyện Bố Trạch cũng đã đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Thị
Hoa (nguyên cán bộ tín dụng Phịng giao dịch Lý Hịa-Ngân hàng
NN&PTNT huyện Bố Trạch) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tuyên
phạt bị cáo Hoa 26 tháng tù. (Người Lao Động 29/8)(về đầu trang) ./.
Biên tập viên: Thanh Hồng
19